Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

bảo hộ lao động phần tiếng ồn và ảnh hưởng của tiếng ồn đến người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 27 trang )

Môn: KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Chủ đề:

Tiếng ồn. ảnh hưởng của tiếng ồn


NỘI DUNG


I. Tiếng ồn. Phân loại tiếng ồn:
1.Khái niệm chung về tiếng ồn:
Định nghĩa:
- Âm thanh là dao động cơ học, được dao động
dưới hình thức sóng trong mô trường đàn hồi và
được thính giác của người tiếp thu. Trong không
khí tốc độ âm thanh là 343m/s, còn trong nước là
1450m/s
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường
độ và tần số khác nhau, hỗn loạn gây cảm giác
khó chịu cho người nghe, có ảnh hưởng xấu tới
làm việc và nghỉ ngơi của con người


b. Các đặc trưng của âm thanh:
Tần số (f).
Tần số của âm thanh được đo bằng Hz, là
dao động trong 1 giây. Tai người có thể cảm
nhận được tần số từ 16Hz đến 20000Hz
Những sóng âm ngoài giới hạn nêu trên con
người không nghe thấy được:
Hạ âm: f < 16 Hz ;


Siêu âm: f > 20000 Hz ;
Mỗi âm thanh được đặc trung bởi một tần số
dao động nhất định của sóng âm.


Cường độ âm thanh: dB (deciben)
Cường độ âm thanh là số năng lượng sóng âm truyền
qua diện tích 1cm2 vuông góc với phương truyền
sóng trong một giây. Mức cường độ âm được đo
bằng đơn vị decibel
L= 10log
Trong đó:
I: cường độ âm
I0 : cường độ âm ở mức nghe được, gọi là mức âm
“Mức âm” là mức không âm I0 tối thiểu mà tai người
cảm giác nhận được


2. Phân loại tiếng ồn :


Phân loại theo nguồn tiếng ồn
Phân loại

Nguồn tiếng ồn

Điển hình

Mức ồn (dB)


Tiếng ồn
cơ học

Sinh ra do sự chuyển
động của các chi tiết
máy hay bộ phận máy
móc có khối lượng
không cân bằng

Máy phay…

Máy tiện:
93-96
Máy bào: 97

Tiếng ồn
va
chạm

Sinh ra do một số quy
trình công nghệ.

Rèn, tán…

Xưởng rèn: 98
Xưởng đúc: 112
Gò, tán:113-117

Tiếng ồn
khí động


Sinh ra khi hơi chuyển
động với vận tốc cao.

động cơ phản Môtô: 105 tuarbin
phản lực:135
lực, máy nén
khí, ...

Tiếng nổ / Sinh ra khi động cơ đốt
xungđộng
trong hoạt động.

. Tiếng nổ /
xungđộng


Theo môi trường truyền âm:

- Tiếng ồn kết cấu: là khi vật thể dao động tiếp
xúc trực tiếp với các kết cấu như máy, đường
ống, nền nhà,…
- Tiếng ồn lan truyền hay tiếng ồn không khí: là
nguồn âm không có liên hệ với một kết cấu
nào cả.
Theo dải tần số
- Tiếng ồn tần cao khi f > 1000 Hz
- Tiếng ồn tần số trung bình: f = 300-1000 Hz
- Tiếng ồn tần số thấp: f < 300 Hz



3. Phổ của tiếng ồn
Cũng giống như các âm phức tạp, tiếng ồn có thể chia ra
thành các tông thành phần đơn gian theo quan hệ cường
độ và tần số. cách biểu diễn biểu đồ các thành phần của
tiếng ồn gọi là phổ, và nó là đặc tính quan trọng của âm
thanh
Phân loại:
 Phổ thưa: biểu diễn bằng các tông đứng riêng rẽ, gặp
trong các máy điện cơ như tiếng còi, tiếng máy phát..
 Phổ liên tục: biểu diễn bằng các tông đứng liền và cách
đều nhau
 Phổ hỗn hợp: thường do tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn va
chạm.


3. Phổ của tiếng ồn
Theo phổ tiếng ồn có thể xác định được
phần năng lượng âm lớn nhất nằm ở phạm
vi tần số nào.
Khi đo tiếng ồn, người ta tiến hành theo các
dải tần số
Chiều rộng của phổ bằng f1 –f2
Trong đó: f1: giới hạn dưới của tiếng ồn
f2: giới hạn trên của phổ


II. Ảnh hưởng của tiếng ồn
Tiếng ồn trong sản xuất và sinh hoạt có tác hại đến cơ
thể và làm giảm năng suất lao động

Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể phụ thuộc vào
các yếu tố sau:
- Những tính chất vật lý của tiếng ồn như cường độ
(mức ồn), tần số, ẩm phổ. Khó chịu nhất là khi tiếng
ồn thay đổi cả về tần suất và cường độ.
- Hướng và lượng của năng lượng âm tới, thời gian
tác dụng của tiếng ồn trong một ngày làm việc, quá
trình làm việc lâu dài trong môi trường tiếng ồn.
- Đặc tính riêng của từng người như độ nhạy cảm, lứa
tuổi, giới tính, trạng thái cơ thể.


II. Ảnh hưởng của tiếng ồn
1.Tiếng ồn ảnh hưởng đến cơ quan thính giác
• Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm
thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên.
• Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần,
hiện tượng mệt mỏi thính giác không có khả
năng phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình
thường. sau một thời gian dài sẽ phát triển
thành các bệnh nặng tai và bệnh điếc. đối với
âm tần số 2000-4000Hz, tác dụng mệt mỏi sẽ
bắt đầu từ 80 dB, đối với âm 5000-6000Hz từ
60dB.


• Giảm thính của tai tỷ lệ thuận với thời gian làm việc trong
tiếng ồn. mức ồn càng cao tốc độ giảm thính càng nhanh. Tuy
nhiên điều này còn phụ thuộc vào độ nhạy cảm riêng của từng
người.

•Giải phẫu cảu tai:
•Giải phẫu của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong


II. . Ảnh hưởng của tiếng ồn
• Mức tiếng ồn cao sẽ hủy hoại tế bào lông trong tai
trong và suy giảm khả năng của tai “nghe” được
âm thanh và truyền thông tin tới não bộ. Một khi
các tế bào lông trong tai trong đã bị hư hỏng, thì
không có cách nào sửa được hư hại đó - mất khả
năng nghe là vĩnh viễn.


II. Ảnh hưởng của tiếng ồn
2.Tiếng ồn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
• Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích
thích mạnh đến hệ thống thần kinh trung ương, sau
1 thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động
của dầu não thể hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác
sợ hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần không ổn
định, trí nhớ giảm sút...


• II. Ảnh hưởng của tiếng ồn
• Tiếng ồn, ngay cả khi không đáng kể ( ở mức 5070dB) cũng tạo ra một tải trọng đáng kể lên hệ
thống thần kinh, đặc biệt là người lao động trí óc.
• Tiếng ồn còn có thể làm suy yếu về thể lực, suy
nhược thần kinh và làm giảm hiệu quả làm việc đối
với một số người.



• Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có
thể dần dần bị mệt mỏi, ăn uống sút kém và
không ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ
dẫn đến bệnh suy nhược thân kinh và cơ thể
• Tại nơi làm việc, tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức
khỏe, gây khó khăn cho sự đối thoại, giảm tập
trung vào công việc và giảm sản xuất, tăng tại
nạn thương tích.


II. Ảnh hưởng của tiếng ồn
3.Tiếng ồn ảnh hưởng đến tim mạch
Tiếng ồn cũng gây
ra lực bình thường
những thay đổi
trong hệ thống tim
mạch kèm theo sự
rối loạn trương ng
của mạch máu và
rối loạn nhịp tim


II. Ảnh hưởng của tiếng ồn
4. Tiếng ồn ảnh hưởng đến các chức năng khác
• Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến
co bóp bình thường của dạ dày.
• Đối với phụ nữ mang thai: nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra rằng nếu người mẹ mang thai tiếp
xúc với môi trường có nhiều tiếng ồn thì sẽ

gây nhiều ảnh hưởng đến thai nhi, khiến thai
nhi phát triển không tốt, có thể gây ra tình
trạng đẻ non, thai nhi dị tật bẩm sinh hoặc trẻ
sinh ra thiếu cân, trí lực giảm,….


Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây
ra bệnh cao huyết áp.
Làm giảm năng suất công việc
• Tiếng nói dùng để trao đổi thông tin trong phòng làm việc,
trong các nhà máy, giữa những người lao động với nhau hay
những nơi công cộng. Nhiều khi tiếng ồn quá mức làm xảy
ra hiện tượng che lấp tiếng nói, làm mờ các tín hiệu âm
thanh, sự trao đổi thông tin khó khăn ảnh hưởng đến sản
xuất và lao động.


III.Biện pháp phòng chống tiếng ồn
1. Biện pháp chung:
Khi lập tổng mặt bằng nhà máy cần nghiên cứu các biện
pháp quy hoạch xây dựng chống tiếng ồn và rung động.
Giữa các khu nhà ở và nhà sản xuất, giữa các khu nhà sản
xuất có tiếng ồn cần có khoảng cách tối thiểu và trồng các
dải cây xanh để tiếng ồn không vượt mức cho phép.
Bố trí mặt bằng nhà máy cần chú ý tới hướng gió mùa chính
trong năm nhất là mùa hè. Các xưởng gây ồn nên bố trí
cuối hướng gió và không nên tập trung vào một nơi.
Cần phải xây các buồng làm việc cách âm với nguồn tạo ồn,
xây tường chắn âm, hoặc điều khiển từ xa các thiết bị quá
ồn...



Trung tâm Bảo vệ sức khỏe và Môi trường TP Cần Thơ
đo, kiểm tra tiếng ồn trong một phân xưởng sản xuất.


2. Loại trừ và làm giảm nguồn phát sinh ra
tiếng ồn:
- Lắp ráp có chất lượng cao các máy móc và
động cơ, sữa chữa kịp thời các máy móc thiết
bị, không nên sử dụng các thiết bị đã cũ, lạc
hậu...
- Giảm tiếng ồn tại nơi phát sinh có thể thực hiện
theo các biện pháp sau:
* Hiện đại hóa thiết bị, hoàn thiện quá trình
công nghệ bằng cách:
+ Tự động hóa quá trình công nghệ và áp
dụng hệ thống điều khiển từ xa.
+ Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các
bộ phận máy móc


+ Thay thép bằng chất dẻo, tecxtolit, fibrolit...
mạ crôm hoặc quét mặt các chi tiết bằng sơn,
hoặc các hợp kim ít vang hơn khi va chạm.
* Quy hoạch thời gian làm việc các xưởng
hợp lý:
+ Bố trí các xưởng ồn làm việc vào những
buổi ít người làm việc...
+ Lập đồ thị làm việc cho công nhân để họ

có thời gian nghi ngơi hợp lý, làm giảm thời gian
có mặt của họ ở những nơi có mức ồn cao.


3. Cách ly tiếng ồn và hút âm
- Chon vật liệu cách âm để làm nhà cửa. Làm nền nhà
băng cao su, cát, nền nhà phải đào sâu, xung quanh
nền đào rãnh cách âm rộng 6-10cm.
- Lắp đặt các thiết bị giảm tiếng động của máy.
- Bao phủ chất hấp thụ sự rung động của các bề mặt
rung động phát ra tiếng ồn bằng vật liệu có ma sát
trong lớn;
- Lắp đặt bộ phận tiêu âm.


×