Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Nghiên cứu ứng dụng ảnh Landsat thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 48 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2015
Tác giả đồ án

Trần Thanh Tùng

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân em luôn nhận được sự quan tâm
giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý đất đai - Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cùng các phòng, ban của nhà trường và
địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành báo cáo khóa luận tốt
nghiệp này.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói chung, các thầy, cô giáo trong khoa
Quản lý đất đai nói riêng đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo ân cần trong suốt thời gian em học
tập tại trường; trong đó đặc biệt là thầy giáo - TS.Dương Đăng Khôi người đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại
và Địa chính Đất Việt đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian
nghiên cứu làm đề tài tại công ty. Cuối cùng từ đáy lòng mình, em xin kính chúc
các thầy, cô giáo và các cô, chú mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống.
Em xin trân trọng cảm ơn!



2


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Quản lý nhà nước đối với đất đai là một hoạt động không thể thiếu được với
mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đất đai được sử dụng vào
các mục đích khác nhau như : sản xuất kinh doanh, an ninh quốc phòng, sản xuất
nông lâm nghiệp, làm nhà ở… Việc gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh làm
cho quỹ đất quốc gia bị biến động. Vậy làm thế nào để quản lý đất đai hiệu quả và
chặt chẽ nhất nhằm bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước về đất đai? Đây là câu hỏi
đặt ra cho các cấp chính quyền mà trực tiếp là các nhà quản lý đất đai.
Trong nhưng năm trước đây công tác quản lý đất đai của nước ta chưa được
chú trọng , mặt khác trong cơ chế thị trường mấy năm gần đây sự tồn tại khách quan
của nhiều thành phần kinh tế kéo theo sự thay đổi nhanh chóng của các mối quan
hệ trong quản lý và sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập ra nhằm mục đích thể hiện kết quả
thống kê, kiểm kê đất đai lên bản vẽ, xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ quản lý lãnh
thổ, quản lý đất đai đồng thời là tài liệu phục vụ xây dựng quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đất đã được phê duyệt ở các địa
phương và các ngành kinh tế.
Ngày này với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi các thông tin phải
nhanh chóng chính xác và kịp thời nên việc ứng dụng các phương pháp làm bản đồ
truyền thống không còn phù hợp nữa. Để giải quyết thực tiễn nói trên chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng ảnh Landsat thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” . Với nhiều ưu điểm như: dễ dàng cập
nhật, nhanh chóng, chính xác, giá thành rẻ, dễ dàng thực hiện cho các khu vực vùng
núi, vùng cao, hải đảo hoặc vùng hạn chế về giao thông, đáp ứng kịp thời những
yêu cầu của các nhà quản lý đất đai.


3


2.Mục đích nghiên cứu
-Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tại địa bàn Huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1: 50000.
-Do hạn chế về thời gian, nguồn dữ liệu và kinh nghiệm nên đề tài chỉ thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm dưới dạng bản đồ thực phủ của Huyện Yên
Thế trong năm 2014.
3.Yêu cầu
-Nguồn dữ liệu: Ảnh vệ tinh Landsat thể hiện khu vực huyện Yên Thế, ảnh
điều tra thực địa, báo cáo quy hoạch thuyết minh quy hoạch sử dụng đến 2020 của
Huyện Yên Thế.
-Công cụ: Phần mềm ArcGIS Desktop 10.2

4


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về bản đồ hiện trạng
1.1.1.Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản đồ HTSDĐ) là tài liệu phản ánh thực tế sử
dụng đất ở thời điểm kiểm kê quỹ đất của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh
(gọi tắt là đơn vị hành chính các cấp), các vùng kinh tế và toàn quốc phải được lập
trên cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước.
1.1.2.Mục đích và yêu cầu
a.Mục đích
- Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định

kỳ hàng năm và 5 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất.
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý
đất đai.
- Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt.
- Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt những ngành
sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp,…
b.Yêu cầu
- Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01/01 hàng năm;
- Đạt được độ chính xác cao;
- Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên (xã,
huyện, tỉnh, cả nước), trong đó bản đồ HTSDĐ cấp xã, phường, thị trấn là tài liệu
cơ bản để tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cấp huyện, tỉnh, bản đồ HTSDĐ cấp
tỉnh, các tài liệu ảnh viễn thám và bản đồ HTSDĐ các năm trước là tài liệu để tổng
hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cả nước;
- Đáp ứng toàn bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm kê đất
đai và quy hoạch sử dụng đất.

5


1.2. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng
1.2.1.Phương pháp đo vẽ trực tiếp
Đây là phương pháp đo mới hoàn toàn và chỉ áp dụng để xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ lớn(>1/10 000). Ở những vùng có địa hình tương đối
bằng phẳng, địa vật không quá phức tạp và chưa có tài liệu bản đồ đã đo vẽ hoặc
bản đồ đã đo vẽ trước đây không đảm bảo yêu cầu và chất lượng khi xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất mới.
Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở lưới đo

vẽ chi tiết được chêm dày từ lưới khống chế trắc địa nhà nước và lưới địa chính các
cấp theo hệ thống tọa độ giả định độc lập. Các yếu tố mà bản đồ hiện trạng sử dụng
đất cần thể hiện có thể sử dụng công cụ đo vẽ truyền thống: toàn đạc, bàn đạc và
chuyển kết quả đo lên giấy theo phương pháp thủ công. Cũng có thể sử dụng công
nghệ hiện đại với các thiết bị đo đạc điện tử tự động có bộ phận ghi và xử lý số liệu
đo. Các số liệu đo được đưa vào máy tính, bản vẽ được tạo thành trên máy tính và
có thể xuất ra giấy ở bất kỳ tỷ lệ nào. Lúc này độ chính xác của bản đồ chỉ phụ
thuộc vào độ chính xác đo ngắm trên thực địa mà không bị ảnh hưởng của sai số
chuyển vẽ, can vẽ.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập theo phương pháp này cho độ
chính xác cao, nhưng yêu cầu đầu tư trang thiết bị đo đạc, máy tính, thiết bị ngoại
vi, tốn nhiều công sức thời gian, trình độ chuyên môn phải cao nên giá thành sản
phẩm khá cao. Trên thực tế ít chọn phương pháp này khi xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
1.2.2.Phương pháp sử dụng ảnh máy bay và ảnh vệ tinh
Phương pháp này thường được sử dụng khi thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất ở một quy mô lãnh thổ lớn và tỷ lệ bản đồ nhỏ: Cấp huyện, tỉnh, cả nước.
Ảnh máy bay (vệ tinh) phản ánh rất trung thực các thông tin trên mặt đất. Ta có thể
sử dụng các tư liệu: ảnh đơn, ảnh nắn, bình đồ ảnh để điệu vẽ trong phòng, có thể
đo vẽ bổ sung ngoài thực địa các yếu tố nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Ảnh sau khi nắn và qua điều vẽ được đưa vào máy tính bằng bàn số hóa hoặc máy

6


quét (Scaner). Chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất chỉ phụ thuộc vào các yếu
tố đầu vào (độ chính xác các số liệu điều vẽ và chất lượng của ảnh).
Ưu điểm của phương pháp sử dụng ảnh máy bay và ảnh vệ tinh là cho phép
thể hiện đầy đủ và chính xác, chi tiết các nội dung của bản đồ. Đặc biệt, ở những
vùng địa hình, địa vật quá phức tạp, việc vận dụng triệt để các tư liệu ảnh hiện có để

thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, giảm chi phí
và thời gian so với phương pháp đo vẽ trực tiếp. Tuy nhiên nhược điểm của phương
pháp này là việc đầu tư công nghệ ảnh đòi hỏi nguồn kinh phí cao, đặc biệt là công
nghệ ảnh vệ tinh.
1.2.3.Phương pháp đo vẽ và chỉnh lý tài liệu hiện co
Ở nước ta các tài liệu trắc địa, bản đồ và thông tin về đất đai còn lưu giữ rất đa
dạng. Các bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ và trung bình từ 1/50 000 đến 1/1 000 000 gần
như bao trùm toàn bộ lãnh thổ. Ngoài ra còn có các bản đồ giải thửa thành lập theo
chỉ thị 299/TTG (phủ gần 80% số xã) và hơn 20% số xã trong cả nước đã đo vẽ
xong bản đồ địa chính. Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất trước đây, bản đồ quy
hoạch sử dụng đất của thời kỳ trước đã thực hiện, tất cả các tài liệu này được đối
chiếu với thực địa nhằm xác định khối lượng công việc, lựa chọn phương pháp đo
vẽ chỉnh lý và bổ sung các yếu tố địa vật theo nội dung chuyên môn của bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
Việc sử dụng các tài liệu bản đồ đã xây dựng trước đây là phương pháp mang
lại hiệu quả cao và nhanh nhất. Nó cho phép kế thừa những thành quả đã có, tiết
kiệm chi phí vật tư, không đòi hỏi nhiều về trang thiết bị đo đạc, đỡ tốn công sức.
Bên cạnh đó nó cũng có những hạn chế như: chất lượng bản đồ phụ thuộc vào
những tài liệu bản đồ được lựa chọn sử dụng, phương thức xử lý tài liệu và tổng
hợp tài liệu.
1.2.4.Ứng dụng công nghệ bản đồ sô
Hiện nay, cùng với sự phát triển của máy tính điện tử, công nghệ xây dựng
bản đồ số đang phát triển mạnh trong những năm gần đây, mở ra khả năng xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên máy tính. Dùng phương tiện và kỹ thuật thích

7


hợp để số hóa các thông tin không gian và nhập các thông tin thuộc tính từ các
nguồn tư liệu bản đồ (địa chính, địa hình, ảnh hàng không...). Sau đó tiến hành xử

lý, hiệu chỉnh, tổng hợp nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Tổ chức các lớp
thông tin phù hợp với nội dung bản đồ cần biên tập. Thông tin được lưu giữ trên
máy tính hoặc có thể in ra theo tỷ lệ và số lượng như mong muốn. Phương pháp này
rất thuận lợi cho việc làm mới bản đồ hiện trạng sử dụng đất các giai đoạn sau.
Phương pháp này có ưu điểm hoàn thành công việc nhanh; độ chính xác cao; giảm
các công việc nội nghiệp như tạo bản đồ gốc, thanh vẽ; có thể cập nhật, chỉnh sửa
các thông tin dễ dàng, thuận tiện.
1.3. Phương pháp ứng dụng ảnh viễn thám kết hợp công nghệ bản đồ số trong thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ tin học, công nghệ viễn thám
đã có những bước phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao về chất lượng, thời
gian trong lĩnh vực hiệu chỉnh, cập nhập và thành lập các loại bản đồ chuyên ngành
khác nhau, trong đó có bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Kết hợp với các phần mềm giải đoán ảnh tự động mạnh mẽ hiện nay, ảnh
viễn thám sau khi được xử lý chất lượng hình ảnh, nắn, chỉnh sẽ được giải đoán tự
động dựa trên các khóa giải đoán đã được nhân viên kỹ thuật quy ước. Sau đó bản
đồ sẽ được so sánh, chỉnh sửa dựa trên các kết quả điều tra thực địa nhằm tăng
cường độ chính xác.
Phương pháp này kết hợp được ưu điểm của hai phương pháp “Sử dụng ảnh
máy bay và ảnh vệ tinh” và “Ứng dụng công nghệ bản đồ sô”: bản đồ được xây
dựng dựa trên ảnh viễn thám cho phép thể hiện đầy đủ và chính xác, chi tiết các nội
dung của bản đồ, đặc biệt ở những vùng địa hình, địa vật quá phức tạp, khó khăn
trong việc đo đạc. Bản đồ làm ra được lưu trữ dưới dạng số, dễ dạng chỉnh sửa cũng
như cập nhật thông tin khi cần thiết, có thể in ra bản đồ giấy dưới nhiều tỉ lệ khác
nhau phục vụ cho nhiều mục đích, giảm thiểu nhiều công đoạn nội nghiệp.

8


1.4. Một số vệ tinh viễn thám

1.4.1. Vệ tinh viễn thám MODIS
Bộ cảm MODIS (Moderate Resolution Spectrotadiometer) đặt trên vệ tinh
Terra và Aqua (gọi tắt là vệ tinh MODIS). Vệ tinh Terra được phóng vào quỹ đạo
tháng 12 năm 1999 và vệ tinh Aqua được phóng vào quỹ đạo tháng 5 năm 2002 với
mục đích quan trắc, theo dõi các thông tin về mặt đất, đại dương và khí quyển trên
phạm vi toàn cầu. Các ứng dụng tiêu biểu có thể kể đến là nghiên cứu khí quyển,
mây, thời tiết, lớp phủ thực vật, biến động về nông nghiệp và lâm nghiệp… Trong
khoảng thời gian một ngày đêm, các đầu đo của các vệ tinh này sẽ quét gần hết Trái
Đất trừ một số giải hẹp ở vùng xích đạo. Trong thiết kế, các dữ liệu MODIS được
sử dụng để nghiên cứu cac biến động toàn cầu cũng như các hiện tượng xảy ra trên
mặt đất, trong lòng đại dương và ở tầng thấp của khí quyển. Các dữ liệu MODIS
cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mô hình tương tác đứng
đắn cho các hiện tượng xảy ra trên toàn bộ Trái đất.
1.4.2. Vệ tinh viễn thám SPOT
Vào đầu năm 1978 chính phủ Pháp quyết định phát triển chương trình SPOT
(Système Pour l'Observation de la Terre) với sự tham gia của Bỉ và Thụy Điển. Hệ
thống vệ tinh viễn thám SPOT do Trung tâm Nghiên cứu Không gian của Pháp chế
tạo và phát triển. Vệ tinh đầu tiên SPOT-1 được phóng lên quỹ đạo năm 1986, tiếp
theo là SPOT-2, SPOT-3, SPOT- 4 và SPOT-5 lần lượt vào các năm 1990, 1993,
1998 và 2002 trên đó mang hệ thống quét CCD (Centre National d'Etudes Spatiales
- CNES).
Vệ tinh SPOT bay ở độ cao 832 km, góc nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo là
98.70, thời điểm bay qua xích đạo là 10h30' sáng và chu kỳ lặp 26 ngày. Các thế hệ
vệ tinh SPOT 1, 2, 3 có bộ cảm HRV (High Resolution Visible) với kênh toàn sắc
(0,51 - 0,73mm) độ phân giải 10m; ba kênh đa phổ có độ phân giải 20m, phân bố
trong vùng sóng nhìn thấy gồm lục (0,50 - 0,59mm), đỏ (0,61 - 0,68mm), cận hồng
ngoại (0,79 - 0,89mm). Mỗi cảnh có độ bao phủ mặt đất là 60km x 60km. Vệ tinh
SPOT 4 với kênh toàn sắc (0,49 - 0,73mm); ba kênh đa phổ của HRV tương đương

9



với 3 kênh phổ truyền thống HRV; thêm kênh hồng ngoại (1,58 - 1,75mm) có độ
phân giải 20m. Khả năng chụp nghiêng của SPOT cho phép tạo cặp ảnh lập thể từ
hai ảnh chụp vào hai thời điểm với các góc chụp nghiêng khác nhau.
Ảnh SPOT được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực đo vẽ mới và hiệu chỉnh
bản đồ địa hình, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và theo dõi biến động môi
trường như mất rừng, xói mòn, phát triển đô thị…Từ thế hệ ảnh SPOT 5 có độ phân
giải cao, đặc biệt ảnh độ phân giải 2,5m(SPOT 5) 1,5m(SPOT 6, SPOT 7) mở ra
nhiều triển vọng của nhiều ứng dụng mà trước đây chỉ có thể thực hiện với ảnh
hàng không như thành lập bản đồ tỉ lệ lớn, quy hoạch đô thị, quản lý hiểm họa và
thiên tai,…

Ảnh 1.1: Ảnh thu nhận đầu tiên của SPOT 6 sau 3 ngày phóng lên quĩ đạo
(Bora Bora, French Polynésia)

10


1.4.3. Vệ tinh viễn thám Landsat
Vệ tinh Landsat là tên gọi chung cho hệ thống các vệ tinh chuyên dùng vào
mục đích thăm do tài nguyên trên Trái đất.Đầu tiên nó mang tên ERTS (Earth
Resource Technology Sattellite) – vệ tinh kỹ thuật thăm dò Trái đất. Hệ thống vệ
tinh Landsat cho tới nay có thể nói là hệ thống vệ tinh mang tính chất quốc tế. Có 8
thế hệ vệ tinh trong chương trình này (Vệ tinh Landsat đầu tiên được phong vào
ngày 23/07/1972 và đã ngừng hoạt động vào năm 1978).
Trong nội dung của đề tài đã sử dụng các ảnh vệ tinh Landsat 8 năm 2014 để
làm tư liệu chính phục vụ nghiên cứu và giải đoán.
Vệ tinh thế hệ thứ 8 - Landsat 8 đã được Mỹ phóng thành công lên quỹ đạo
vào ngày 11/02/2013 với tên gọi gốc Landsat Data Continuity Mission (LDCM).

Đây là dự án hợp tác giữa NASA và cơ quan Đo đạc Địa chất Mỹ. Landsat sẽ tiếp
tục cung cấp các ảnh có độ phân giải trung bình (từ 15 - 100 mét), phủ kín ở các
vùng cực cũng như những vùng địa hình khác nhau trên trái đất. Nhiệm vụ của
Landsat 8 là cung cấp những thông tin quan trọng trong nhiều lĩnh vực như quản lý
năng lượng và nước, theo dõi rừng, giám sát tài nguyên môi trường, quy hoạch đô
thị, khắc phục thảm họa và lĩnh vực nông nghiệp.

Ảnh 1.2: Vệ tinh LDCM (Landsat 8)

11


Landsat 8 (LDCM) mang theo 2 bộ cảm: bộ thu nhận ảnh mặt đất (OLI Operational Land Imager) và bộ cảm biến hồng ngoại nhiệt (TIRS - Thermal
Infrared Sensor). Những bộ cảm này được thiết kế để cải thiện hiệu suất và độ tin
cậy cao hơn so với các bộ cảm Landsat thế hệ trước. Landsat 8 thu nhận ảnh với
tổng số 11 kênh phổ, bao gồm 9 kênh sóng ngắn và 2 kênh nhiệt sóng dài xem chi
tiết ở Bảng 1.1. Hai bộ cảm này sẽ cung cấp chi tiết bề mặt Trái Đất theo mùa ở độ
phân giải không gian 30 mét (ở các kênh nhìn thấy, cận hồng ngoại, và hồng ngoại
song ngắn); 100 mét ở kênh nhiệt và 15 mét đối với kênh toàn sắc. Dải quét của
LDCM giới hạn trong khoảng 185 km x 180 km. Độ cao vệ tinh đạt 705 km so với
bề mặt trái đất. Bộ cảm OLI cung cấp hai kênh phổ mới, Kênh 1 dùng để quan trắc
biến động chất lượng nước vùng ven bờ và Kênh 9 dùng để phát hiện các mật độ
dày, mỏng của đám mây ti (co ý nghĩa đôi với khí tượng học), trong khi đó bộ cảm
TIRS sẽ thu thập dữ liệu ở hai kênh hồng ngoại nhiệt sóng dài (kênh 10 và 11) dùng
để đo tốc độ bốc hơi nước, nhiệt độ bề mặt. Bộ cảm OLI và TIRS đã được thiết kế
cải tiến để giảm thiểu tối đa nhiễu khí quyển (SNR), cho phép lượng tử hóa dữ liệu
là 12 bit nên chất lượng hình ảnh tăng lên so với phiên bản trước.
Bảng 1.1: Đặc trưng Bộ cảm của ảnh vệ tinh Landsat 8 (LDCM)
Vệ tinh


Bước
sóng
(micrometers)
0.433 – 0.453
0.450 – 0.515
0.525 – 0.600
0.630 – 0.680
0.845– 0.885
1.560 – 1.660
2.100 – 2.300
0.500 – 0.680
1.360 – 1.390

Kênh

Độ phân giải
(meters)
30
30
30
30
30
30
30
15
30

Band 1 – Coastal aerosol
Band 2 - Blue
Band 3 – Green

Band 4 – Red
Band 5 – Near Infared (NIR)
LDCM

Band 6 – SWIR 1
Landsat 8 (bộ
Band 7 – SWIR 2
cảm OLI và
Band 8 – Panchromatic
TIRs)
Band 9 – Cirrus
Band 10 – Thermal Infared (TIR)
10.3 – 11.3
100
1
Band 11 – Thermal Infared (TIR)
11.5 – 12.5
100
2
(Nguồn: ledaingoc.blogspot.com)

12


Ảnh Landsat được ứng dụng trong nghiên cứu của nhiều lĩnh vực từ nghiên
cứu hiện trạng đến giám sát biến động và được dùng phổ biến nhất, với giá thành
thấp.
1.5. Một số phần mềm xử lý ảnh vệ tinh
1.5.1.ENVI
ENVI (được thiết kế bởi Research System Inc, Mỹ) là một trong những phần

mềm hàng đầu trong việc xử lý, thu nhận thông tin từ dữ liệu ảnh một cách nhanh
chóng, dễ dàng và chính xác.
Cùng với sự gia tăng về độ chính xác của dữ liệu ảnh thì vai trò của quá trình
thu nhận và xử lý ảnh cũng tăng lên. Các phần mềm xử lý ảnh sẽ giúp việc thu
nhận, chiết xuất ra các thông tin cần thiết một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính
xác.
Phần mềm ENVI cung cấp các công cụ hữu dụng và cao cấp để đọc, khám
phá, thao tác, phân tích và chia sẻ các thông tin thu nhận từ dữ liệu ảnh.
ENVI được phát triển bới các chuyên hàng đầu về hiển thị và xứ lý ảnh. Đồng
thời, ENVI cũng được xây dựng trên nền tảng mở nên cho phép người dùng dễ dàng
mở rộng và tùy biến các ứng dụng. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng ENVI trên
các môi trường khác nhau như Windows, Macintosh, Linux hay Unix.
1.5.2.ERDAS IMAGINE
ERDAS IMAGINE là phần mềm xử lý ảnh raster dễ sử dụng, được thiết kế
chuyên dùng cho việc chiết tách các thông tin từ ảnh. Bộ phần mềm ERDAS
IMAGINE hiện tại bao gồm 3 cấu hình (IMAGINE Essentials , IMAGINE
Advantage, IMAGINE Professional) và các ứng dụng mở rộng nhằm giải quyết các
bài toán chuyên biệt trong xử lý ảnh số.
1.5.3.Phần mềm GRASS
GRASS là phần mềm nguồn mở với kiến trúc mở và có cung cấp mã nguồn
kèm theo. Các chức năng GIS (hệ thống thông tin địa lý) cũng như xử lý ảnh viễn
thám của GRASS được hình thành từ các modun chương trình. Chúng liên kết với
nhau thông qua các tệp lưu trữ theo khu vực trên đĩa, dòng lệnh và các biến môi

13


trường. Nhiều chức năng cơ bản của xử lý ảnh viễn thám như biến đổi ảnh, nhập
xuất ảnh theo khuôn mẫu khác nhau được xây dựng trên cơ sở các thuật toán chuẩn
và cơ sở dữ liệu chuẩn.

1.5.4.Các phần mềm khác
- Global Mapper
- Google Earth
- Surfer
- PCI GEOMATICA
- NASA World Wind
- ..vv
1.6. Phần mềm ArcGIS
1.6.1. ArcGIS
ArcGIS là phần mềm hệ thống thông tin địa lý của Hãng ESRI rất nổi tiếng và
đang được tin dùng trên toàn thế giới. ArcGIS là một hệ thống phần mềm cung cấp
một giải pháp tổng thể về hệ thống thông tin địa lý, bao gồm nhiều modul khác
nhau, đáp ứng nhu cầu cho mọi tổ chức, từ những người sử dụng đơn lẻ cho đến hệ
thống có tính toàn cầu như: Desktop (ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server),
các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống thiết bị di động
(ArcPAD)...
Dòng phần mềm ArcGIS du nhập vào Việt Nam từ những năm 90, sau các
phần mềm GIS khác như MapInfo hay Geomedia. Tuy nhiên, do tính năng mạnh
mẽ và nhiều công cụ hỗ trợ nên ArcGIS được bắt đầu sử dụng nhiều ở Việt Nam,
đặc biệt với các hệ thống GIS lớn.
ArcGIS hỗ trợ nhiều phần mở rộng gọi là các Extension, mỗi Extension hỗ trợ
một số chức năng chuyên biệt như: phân tích không gian (spatial analyst), phân tích
3D (3D analyst), phân tích mạng (Network analyst), xử lý dữ liệu, thống kê không
gian...
ArcGIS hỗ trợ đọc được nhiều định dạng dữ liệu khác nhau (khoảng 300 định
dạng) như shapefile, geodatabase, AutoCad, Raster, Coverage,...

14



Ngày nay ArcGIS được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng trong Hệ thống
thông tin địa lý như quản lý Môi trường, Đất đai, Xã hội, Kinh tế...
1.6.2. ArcGIS Desktop
ArcGIS Desktop bao gồm những công cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân
tích thông tin và xuất bản tạo nên một hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh,
cho phép:
Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu
thuộc tính) - cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả
những dữ liệu lấy từ Internet;
Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng
nhiều cách khác nhau;
Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính;
Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên nghiệp.
ArcGIS Desktop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog,
ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe. Khi sử dụng các ứng dụng này
đồng thời, người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng GIS bất kỳ,
từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa
và biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu. Phần mềm ArcGIS
Desktop được cung cấp cho người dùng ở 1 trong 3 cấp bậc với mức độ chuyên sâu
khác nhau là ArcView, ArcEditor, ArcInfo.

15


CHƯƠNG II:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng phạm vi nghiên cứu
2.1.1.Về không gian
Phạm vi mà đề tài thực hiện là địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
2.1.2.Về Thời gian

Thời gian lấy mẫu thực địa từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2015.
Ảnh Landsat 8 độ phân giải 15-100m được dùng làm dữ liệu giải đoán được
thu nhận vào ngày 19/01/2014.
2.2.Nội dung nghiên cứu
2.2.1.Phần mềm xử lý
Trong nội dung đề tài này sẽ sử dụng ArcGIS Desktop phiên bản 10.2
2.2.2.Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được lấy từ 4 nguồn chính là:
-Dữ liệu viễn thám (Ảnh vệ tinh Landsat 8).
-Dữ liệu GIS (dữ liệu hành chính).
-Dữ liệu điều tra thực địa (thực hiện lấy mẫu bằng ảnh chụp và hệ thống GPS
qua điện thoại và khảo sát thực địa).
-Dữ liệu thống kê (báo cáo thông kê từ Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang).
Trong đó dữ liệu viễn thám là nguồn dữ liệu quan trọng nhất, dựa trên dữ liệu
ảnh vệ tinh Landsat được thu nhận trong năm 2014 dùng để giải đoán, phân loại,
thành lập bản đồ. Khi thu thập ảnh viễn thám cần chọn ra ảnh có chất lượng tốt nhất
với tỷ lệ bóng mây thấp nhất đặc biệt trong khu vực nghiên cứu, đồng thời phải cắt
chọn vùng nghiên cứu cần quan tâm.
Trong phạm vi đề tài, dữ liệu ảnh sử dụng là Landsat 8: LC81270452014019
LGN00, thời gian chụp: 3 giờ 24 phút sáng - ngày 19/01/2014, độ phân giải từ 15-100m
được tải miễn phí từ trang web , Path/Row: 127/45.

16


Quá trình giải đoán ảnh dựa trên sự kết hợp giữa dữ liệu ảnh vệ tinh và kết quả
khảo sát thực địa nhằm đưa bộ mẫu huấn luyện chính xác nhất, góp phần nâng cao
kết quả phân loại ảnh. Sau khi phân loại ảnh, thực hiện xử lý phân loại (phân tích
đa số/thiểu số, gộp lớp..) và thống kê kết quả.

Kết quả nhận được sau khi giải đoán

được phân tích, so sánh, đối chiếu

một lần nữa với các báo cáo, thống kê từ các cơ quan chuyên môn có liên quan để
gia tăng độ tin cậy.
2.3.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài gồm 3 giai đoạn chính là xác định đề tài, thu thập dữ liệu; phân tích, xử
lý dữ liệu, tiến hành giải đoán; thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014,
tổng kết thống kê đánh giá kết quả.
2.3.1. Khảo sát thực địa
Việc khảo sát được thực hiện từ 12/02 đến 13/04/2015 với tổng cộng 178 điểm
mẫu, được chia thành 6 loại thực phủ khác nhau là đất xây dựng, cây hàng năm, mặt
nước, đất rừng, cây lâu năm và đất trống.
2.3.2. Hệ thông phân loại thực phủ cho khu vực nghiên cứu
Hệ thống phân loại thực phủ là một danh sách các lớp phủ mặt đất có mặt bên
trong khu vực nghiên cứu mà có thể nhận diện hoàn toàn và đầy đủ từ ảnh vệ tinh.
Việc phân loại các lớp phủ mặt đất có thành công hay không phụ thuộc vào tính hợp
lý của hệ thống phân loại. Muốn vậy hệ thống này cần dễ hiểu và bao gồm tất cả các
lớp phủ mặt đất có bên trong khu vực nghiên cứu. Tất cả các lớp trong hệ thống
phân loại cần được định nghĩa rõ ràng để tránh nhầm lẫn và được nhóm theo cấp
bậc để thuận tiện cho thành lập bản đồ. Có nhiều hệ thống phân loại lớp phủ mặt đất
được sử dụng. Một trong số những hệ thống phổ biến nhất là Hệ thống phân loại
Thực phủ và sử dụng đất Hoa Kì (U.S.Geological Survey Land Use/Cover System),
với 4 cấp bậc (I,II,III,IV). Hệ thống này được thiết kế cho việc sử dụng dữ liệu viễn
thám và có thể ứng dụng cho toàn cầu. Đối với dữ liệu có độ phân giải không gian
trung bình như Landsat, sử dụng hệ thống này có thể thành lập bản đồ thực phủ ở
mức độ chi tiết cấp II.

17



Dựa vào đặc điểm của khu vực nghiên cứu và mục tiêu của đề tài, một hệ
thống phân loại lớp phủ mặt đất cho huyện Yên Thế được thành lập, dựa trên Hệ
thống. Phân loại thực phủ và sử dụng đất Hoa Kì có kèm theo những biến đổi phù
hợp với khu vực nghiên cứu:
Bảng 2.1: Bảng phân loại thực phủ

Đất ở, phi nông nghiệp

Loại hình sử dụng đất trải dài từ vùng có mật độ cao, đặc
trưng bởi các cấu trúc đa đơn vị của vùng lõi đô thị, cho
đến nơi có mật độ thấp, vùng ngoại vi đô thị.
Đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,…

Đất rừng

Đất có mật độ che phủ 10% trở lên, gồm các cây có khả
năng lấy gỗ hoặc các sản phẩm khác, có ảnh hưởng đến
chế độ nước, khí hậu

Cây hàng năm

Đất sử dụng cho mục đích sản xuất lương thực

Mặt nước

Là đất liên tục được bao phủ bởi nước

Cây lâu năm


Đất trồng các loại cây ăn quả hoặc lấy các sản phẩm khác

Đất trống

Là vùng đất có dưới 1/3 diện tích được bao phủ bởi thực
vật, đất bỏ hoang, cằn cỗi, bãi rác,…
(Nguồn: ledaingoc.blogspot.com)

18


Ảnh 2.1: Phương pháp nghiên cứu

19


2.3.3. Lựa chọn phương pháp phân loại ảnh
Phân loại gần đúng nhất (Maximum Likelihood Classifier –MLC) được áp
dụng khá phổ biến và được xem như thuật toán chuẩn để so sánh với các thuật toán
khác được sử dụng trong xử lý ảnh viễn thám, phương pháp này được các nhà phân
loại sử dụng nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu thảm phủ. Mỗi pixel được
tính thuộc xác suất vào một loại nào đó và nó được chỉ định gán tên loại mà xác
suất thuộc loại đó là lớn nhất .
Phương pháp phân loại gần đúng nhất được xây dựng trên cơ sở giả thiết hàm
mật độ xác suất tuân theo quy luật phân bố chuẩn , do đó hàm phân bố của dữ liệu
ảnh phải tuân theo luật phân bố chuẩn Gauss.
2.3.4. Xử lý dữ liệu ảnh
- Tổ hợp màu: Dữ liệu ảnh thu được bao gồm các kênh phổ riêng lẻ, không thể
sử dụng để phục vụ giải đoán. Do đó ta cần phải tiến hành gom nhóm kênh ảnh. Đối

với ảnh Landsat 8 tùy thuộc đối tượng cần quan tâm ta có thể lựa chọn ra phương
pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải đoán.
Bảng 2.2: Các phương pháp tổng hợp màu
STT

1

Phương
pháp tổ
hợp màu

Màu tự
nhiên

Gán kênh
phổ
R-G-B

432

2

Màu giả
(Đô thị)

764

3

Hồng


543

Đặc tả kỹ thuật
Tạo ra ảnh có màu sắc tự nhiên khá gần gũi với
cảm nhận của mắt người. Với tổ hợp này có thể
nhận biết ở mức khái quát hệ thống thuỷ văn có
qui mô lớn, các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ,
các điểm dân cư đô thị. Tuy nhiên khi giải đoán
chi tiết các đối tượng như ao hồ, kênh mương nhỏ,
các trục đường giao thông nhánh, các yếu tố thực
phủ thì rất khó phân biệt và dễ nhầm lẫn. Phương
pháp tổ hợp này chủ yếu được sử dụng in ấn hoặc
tạo lớp nền ảnh tự nhiên khi xây dựng CSDL bản
đồ chuyên đề.
Làm nổi bật các khu vực đô thị, khu đông dân cư
với tông màu vàng sẫm hoặc có gam màu ánh
hồng. Các yếu tố thủy văn nhận biết rất rõ với màu
đen hoặc màu xanh nước biển (blue).
Dùng để nhận biết và khoanh chính xác các vùng

20


ngoại
(Thực vật)

4

Nông

nghiệp

652

5

Thẩm thấu
khí quyển

765

6

Sức khỏe
thực vật

562

7

Đất/Nước

564

8

9

10


Màu tự
nhiênvới
sự thâm
nhập khí
quyển
Hồng
ngoại sóng
ngắn

Phân tích
thực vật

753

754

654

thực vật. Thảm thực vật có tông màu từ đỏ nhạt
(gạch non) đến đỏ sẫm (đỏ gạch cua). Với màu đỏ
sẫm đăc trưng cho vùng thực vật có lá già, còn
màu đỏ tươi là vùng thực vật có lá non.
Dùng để nhận biết các vùng đất canh tác nông
nghiệp. Đất trống, đất trồng màu, đất trồng lúa có
tông màu nâu. Khu vực đô thị có màu ánh tím.
Thực vật có màu xanh lá cây. Thủy văn có màu
đen và màu xanh nước biển.
Dùng trong trường hợp ảnh chụp bị lớp sương mù,
khó nhận biết chi tiết đối tượng. Ở tổ hợp màu
này, các yếu tố thủy văn có màu đen và thể hiện

rất rõ trên ảnh.
Dùng để nhận biết tình trạng sức khỏe của thực vật
bằng dải tông màu vàng nhạt đến vàng nâu sẫm.
Tổ hợp này khá gần gũi với tổ hợp (5 6 2) dùng để
phân biệt rõ giữa yếu tố đất và nước bằng màu
vàng nâu và màu xanh nước biển.
Dùng để loại tối đa ảnh hưởng nhiễu môi trường
khí quyển. Phương pháp này gần giống với tổ hợp
(6 5 4). Với tổ hợp (7 5 3) màu của yếu tố thực vật
có màu xanh lá cây, còn tổ hợp (6 5 4) thực vật sẽ
có màu xanh ngả vàng.
Phương pháp này khá tương đồng với tổ hợp (7 5
3) và không có sự khác biệt nếu chỉ quan sát bằng
mắt thường.
Phương pháp này cho kết quả màu sắc đẹp, rõ nét
làm nổi bật được 2 nhóm lớp thuỷ hệ và thực vật;
có thể nhận biết chính xác yếu tố mặt nước bằng
màu xanh nước biển hoặc đen; phân biệt rõ được
ranh giới các vùng rừng già, rừng non mới trồng,
vùng đất trồng lúa, trồng màu bằng màu xanh lá
cây đậm và nhạt; các vùng đất trống hay khu đô
thị có màu hồng và màu tím. So với tổ hợp màu
hồng ngoại, phương pháp này có hiệu quả hơn
trong việc giải đoán các đối tượng thuộc nhóm lớp
thuỷ hệ và thực vật bởi vì màu sắc khá tương đồng
với cảm nhận của mắt người.
(Nguồn: ledaingoc.blogspot.com)

Như vậy, ngoài phương pháp tổ hợp màu tự nhiên còn có rất nhiều phương
pháp tổ hợp màu khác nhau để có thể nhận biết chính xác các đối tượng bằng mắt

thường. Thực tế sản xuất chỉnh lý, hiện chỉnh bản đồ bằng ảnh vệ tinh vẫn đang áp
21


dụng duy nhất phương pháp tổ hợp màu tự nhiên (4-3-2) phục vụ công tác giải
đoán. Điều này gây không ít khó khăn cho các tác nghiệp viên và đã dẫn đến một số
kết quả giải đoán nhầm lẫn chẳng hạn: kênh mương thành đường, ao hồ thành thảm
thực vật... Như vậy, theo cách làm hiện nay, chúng ta đã bỏ qua rất nhiều các kênh
phổ hữu ích khác của ảnh vệ tinh. Với các phương pháp tổ hợp màu giới thiệu ở
trên, chúng ta cần thay đổi nhận thức, chủ động áp dụng phương pháp bổ trợ bằng
các dạng tổ hợp màu khác nhau nhằm nâng cao chất lượng công tác giải đoán ảnh.

Ảnh 2.2: Ảnh sau khi đã tổ hợp theo phương pháp tổ hợp màu tự nhiên(4-3-2)
-Chuyển đổi về hệ tọa độ VN-2000:
Ảnh Landsat 8 miễn phí đều đã được xử lý ở mức trực ảnh (tương đương mức
3 đối với ảnh SPOT) nghĩa là đã cải chính biến dạng bởi chênh cao địa hình và
được đăng ký trong hệ tọa độ WGS-84. Khi sử dụng để chỉnh lý, hiện chỉnh bản đồ
địa hình sẽ không cần phải nắn ảnh mà chỉ cần tính chuyển đổi về hệ tọa độ VN2000.
-Cắt ảnh:
Do khu vực nghiên cứu chỉ là một phần của tờ ảnh nên cần phải tiến hành cắt
ảnh. Một shapefile chứa ranh giới khu vực huyện Yên Thế được sử dụng để cắt khu
vực nghiên cứu.

22


Ảnh 2.3: Ảnh sau khi đã cắt theo shapefile chứa ranh giới huyện Yên Thế
2.3.5. Chỉ sô thực vật NDVI
Chỉ số thực vật hay chỉ số thực vật được chuẩn hóa sự khác biệt (NDVI –
Normalized Difference Vegetation Index) là một đại lượng thay thế về số lượng

thực vật và điều kiện sống. Chỉ số này liên kết với đặc điểm độ che phủ của thực vật
như là sinh khối, chỉ số diện tích là và phần trăm thực phủ.
Chỉ số thực vật NDVI được xác định dựa trên sự phản xạ khác nhau của thực
vật thể hiện giữa kênh phổ khả kiến và kênh phổ cận hồng ngoại, dùng để biểu thị
mức độ tập trung của thực vật trên mặt đất.
Công thức tính toán chỉ số thực vật:

Trong đó:
NDVI là chỉ số thực vật.
là kênh hồng ngoại
23


là kênh màu đỏ
Giá trị của chỉ số thực vật là dãy số từ -1 đến +1.Giá trị NDVI càng cao thì
khu vực đó có độ phủ thực vật tốt, ngược lại nếu giá trị thấp thì khu vực đó có độ
che phủ thấp. NDVI âm cho thấy khu vực không có thực vật.
2.3.6. Giải đoán ảnh
Ta cần xây dựng khóa giải đoán cho từng lớp phủ, giúp cho việc thiết lập, lựa
chọn mẫu phân loại sau này được chính xác. Trong đề tài này, khóa giải đoán được
xây dựng cho 6 loại lớp phủ mặt đất tại khu vực huyện Yên Thế dựa trên các tổ hợp
màu được phát triển.
Thiết lập vùng quan tâm hay còn gọi là mẫu phân loại để tiến hành giải đoán
ảnh. Việc đánh giá sự tương quan của các mẫu phân loại là vô cùng quan trọng, vì
chúng cho thấy khả năng trùng lặp, gây sai số trong giai đoạn phân lớp đối tượng.
Đánh giá sự khác biệt mẫu là tính toán sự tương quan giá trị phổ giữa các cặp mẫu
phân loại được lựa chọn cho một tập tin đầu vào cho trước.
Theo J.A.Richards (1999), những giá trị đánh giá khác biệt mẫu phân loại có
khoảng giá trị từ 0 đến 2, chỉ ra sự riêng biệt giữa các cặp mẫu phân loại xét về mặt
thống kê. Nếu giá trị lớn hơn 1,9 chỉ ra rằng cặp mẫu phân loại có sự tách biệt tốt.

Đối với cặp mẫu phân loại có giá trị thấp hơn, nên cải thiện hoặc chỉnh sửa các mẫu
phân loại. Trong trường hợp các cặp có giá trị phân biệt quá thấp, nên gom chúng
lại thành các mẫu phân loại đơn.
2.3.7. Đánh giá độ chính xác và xử lý ảnh sau phân loại
a.Đánh giá độ chính xác sau phân loại:
Một trong nhưng chỉ số thường được sử dụng để đánh giá chất lượng của ảnh
vệ tinh được giải đoán là chỉ số Kappa (K) nhằm thống kê kiểm tra và đánh giá sự
phù hợp giữa các nguồn dữ liệu khác nhau hoặc khi áp dụng các thuật toán khác
nhau. Công thức xác định chỉ số Kappa:
Trong đó:
T là chỉ số toàn cục cho bởi ma trận sai số

24


E là đại lượng thể hiện sự mong muốn kỳ vọng phân loại chính xác có thể dự
đoán trước
Khi K=1 độ chính xác phân loại là tuyệt đối.
Ngoài hệ số Kappa, độ chính xác phân loại còn dựa vào ma trận sai số hay ma
trận nhầm lẫn. Ma trận này được so sánh trên cơ sở từng loại một.
b.Xử lý ảnh sau phân loại:
Sau khi phân loại cần được thực hiện quy trình xử lý hậu phân loại để tạo ra
các lớp có khả năng xuất ra bản đồ bằng cách khái quát hóa thông tin.
Sử dụng phương pháp phân tích đa số (Majority Anlaysis) qua công cụ
Majority Fillter của ArcMap để gộp các pixel lẻ tẻ, được phân loại lẫn trong chính
các lớp chứa nó hoặc lấy kết quả của pixel thiểu số trong cửa sổ lọc thay thế cho
pixel trung tâm.
Ngoài ra cần Thống kê kết quả (Class

Statistics) cho phép tính toán thống


kê ảnh dựa trên các lớp kết quả phân loại, nhằm phục vu cho công tác tổng hợp,
đánh giá, báo cáo.
2.3.8. Thành lập bản đồ
Công thức tính tỷ lệ bản đồ từ độ phân giải ảnh được phát triển như sau
(Raijinder Nagi, 2010) :
Tỷ lệ bản đồ = Độ phân giải (metters) *2*1000
Dữ liệu ảnh viễn thám được sử dụng trong đề tài sau khi xử lý Pan-Sharp có
độ phân giải không gian là 15m. Áp dụng công thức trên để tính toán tỷ lệ bản đồ
dựa trên độ phân giải ta nhận được tỷ lệ bản đồ phù hợp với khu vực huyện Yên
Thế là 1:30000. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm cũng như điều kiện điều tra
thực địa nên chúng tôi chọn tỷ lệ bản đồ 1:50000 để thực hiện.
Để hoàn chỉnh bản đồ ta bổ sung thêm các chi tiết :Hệ thống lưới chiếu, chú
giải, thước tỷ lệ, kim chỉ hướng..vv.

25


×