Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Giáo trình công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại trịnh thị thanh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.69 MB, 160 trang )

PGS. TS. TR ỊN H TH Ị TH A NH

CD

N HÀ X U Ấ T BẢN G IÁ O DỤC V IỆ T NAM


PGS.TS. TRỊNH TH| THANH

GIÁO TRÌNH

CÔNG NGHỆ XỬLÝ
CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


196-201 l/CXB/9-140/GD

Mã số: 7K889Y1 - DAI


LỜI GIỚI THIỆU

Theo công trình khảo sát chất thải toàn cầu của Tổ chức Hàng
hải Quôc tê, cứ tạo ra tổng sản phẩm quổc nội (GDP) 1 tỷ USD sẽ
làm phát sinh khoảng 4.500 tấn chất thải công nghiệp, trong đó 20°/c
là chất thải nguy hại.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường. Vối mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản, Việt Nam sẽ
trỏ thành một nước công nghiệp hoá và tất yếu là sự đô thị hoá ở các


thành phô' lớn. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đang phải
đối mặt với một thực tế nan giải, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường,
vấn đề độc học môi trường do sử dụng hoá chất gây ra. Đây là một
trong những vấn đề thòi sự bức xúc của xã hội, của các nhà quản lý,
người sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam.
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Bảo vệ Môi trường, riêng tổng
lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh hàng năm chủ yếu tại 3 khu
vực kinh tế trọng điểm chính là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh ở
miền Bắc; thành phô”Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu ở
miền Nam và Quảng Nam, Đà Nang, Quảng Ngãi ở miền Trung. Bên
cạnh các chất thải công nghiệp*còn có các loại chất thải nguy hại từ
các nguồn phát sinh khác như chất thải chứa thuốc bảo vệ thực vật, chất
thải nguy hại y tế,...
Theo dự báo tới năm 2020, lượng chất thải rắn đô thị và khu công
nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng ở mức tối thiểu là l,3kg/người/ngày. Với
quy mô đô thị hoá của Việt Nam, gia tăpg dân số và công nghiệp hoá
như trên, lượng chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng
sẽ tăng lên nhanh chóng. Chất thải nguy hại đã và đang là nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu tới sức khoẻ con người.
Vì vậy, một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi
trường ở nưốc ta hiện nay là quản lý/xử lý chất thải, đặc biệt là chất
thải nguy hại.
3


Giáo trình Cậng n gh ệ x ử lý chất thải rắ n nguy hại nhằm
mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phân
loại chất thải rắn theo nhóm biện pháp xử lý, các nguyên tắc, các
cơ chế cũng như các biện pháp xử lý chất thải rắn nguy hại.
Do khả năng có hạn, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót

trong khi biên soạn, tác giả rất mong bạn đọc góp ý bổ sung đê
sách hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau. Mọi ý kiến
đóng góp xin gửi về Công ty Sách Đại học —Dạy nghề, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn.
TÁC GIẢ

4


CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH

Bộ NN&PTNT
Bộ KHCNMT
Bộ TN&MT
BVTV
CTR
CTRNH
EPA
IARC
TCVN
QCVN
sở KHCNMT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ thực vật
Chất thải rắn
Chất thải rắn nguy hại

Hội Bảo vệ môi trưòng Mỹ
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế
Tiêu chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn Việt Nam
Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG LIÊN QUAN ĐÊN x ử LÝ
CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI
1.1. CÁC KHÁI NIỆM

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất, hoặc hợp
chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn
mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói
và lưu giữ tạm thòi chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tối địa điểm,
hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng
thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận
trước khi vận chuyển đến cơ sỏ xử lý.
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn
từ nơi phát sinh, thụ gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái
chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công
nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại,
hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại

các thành phần có ích trong chất thải rắn.
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn, hoặc tiệt khuẩn các chất
thải có nguy cơ lây nhiễm cao ngay gần nơi phát sinh trước khi vận
chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu huỷ.
Tiêu huỷ là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (bao gồm
cả chôn lấp) chất thải nguy hại, làm mất khả năng gây nguy hại đối
với môi trường và sức khoẻ con người.
Cô'định là quá trình thêm các chất phụ gia vào chất thải để giảm
đến mức thấp nhất khả năng phát tác các chất nguy hại ra khỏi khối
chất thải và giảm tính độc hại của chúng.
Hoá rắn là quá trình bổ sung vật liệu vào chất thải để tạo thành khối
rắn. Trong đó có thể có các hên kết hoá học giữa chất độc hại và phụ gia.
7


Ngưỡng chất thải rắn nguy hại (CTRNH) là giới hạn định lượng
tính chất nguy hại, hoặc thành phần nguy hại của một chất thải làm
cơ sở để phân định, phân loại và quản lý CTNH.
Dung dịch ngâm chiết là dung dịch được pha chê để sử dụng cho
việc ngâm chiết chất thải theo phương pháp ngâm chiết.
Dung dịch sau ngâm chiết là dung dịch thu được từ quá trình
ngâm chiết mẫu chất thải theo phương pháp ngâm chiết.
Phương p h á p đốt:
Quá trình đốt là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác
dụng của nhiệt và quá trình oxy hoá hoá học. Bằng cách đốt chất
thải, có thể giảm thể tích của nó đến 80 —90%. Nhiệt độ buồng đốt
phải cao hơn 800°c. sản phẩm sau cùng bao gồm khí có nhiệt độ cao
(nitơ và cacbonic), hơi nưổc và tro. Năng lượng có thể thu hồi được từ
quá trình trao đổi nhiệt do khí sinh ra có nhiệt độ cao.
N hiệt p h ân :

Nhiệt phân là quá trình phân huỷ hay biến đổi hoá học chất thải
rắn xảy ra do nung nóng trong điều kiện không có sự tham gia của
oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi chất thải
rắn là các chất dưối dạng rắn, lỏng và khí. Quá trình nhiệt phân gồm
hai giai đoạn. Giai đoạn một là quá trình khí hoá. Chất thải được gia
nhiệt để tách thành phần dễ bay hơi như khí cháy, hơi nước,... ra
khỏi thành phần cháy không hoá hơi và tro. Giai đoạn hai, cấc thành
phần bay hơi được đốt ỏ điều kiện phù hợp để tiêu huỷ hết các cấu tử
nguy hại.
1.2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ NGƯỠNG CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI
(CTRNH) (THEO QCVN 07/2009 BTNMT)

Nguyên tắc chung:
- Một chất thải được phân định là CTRNH nếu có ít nhất một
trong các điều kiện sau đây:
+ Có ít nhất một tính chất nguy hại vượt ngưỡng CTRNH (nhiệt
độ chớp cháy, độ kiềm, hoặc độ axit tương đương với các mức giá trị
quy định tại QCVN).
8


+ Có ít nhất một thành phần nguy hại vô cơ, hoặc hữu cơ mà
đồng thời giá trị hàm lượng tuyệt đối (Htc) và giá trị nồng độ ngâm
chiết (Ctc) đều vượt ngưỡng CTRNH.
Trường hợp không sử dụng cả hai giá trị hàm lượng tuyệt đối,
hoặc nồng độ ngâm chiết (đối với các thành phần nguy hại không có
cả hai ngưỡng Htc và Ctc, hoặc không có điều kiện sử dụng cả hai
ngưỡng) thì việc phân định CTRNH sẽ chỉ áp dụng theo một ngưỡng
được sử dụng.
- Một chất thải có ký hiệu * trong Danh mục CTRNH được phân

định không phải là CTRNH nếu tất cả các tính chất, hoặc thành phần
nguy hại đều không vượt ngưõng CTRNH (hay còn gọi là dưới ngưỡng
CTRNH), cụ thể như sau:
+ Nhiệt độ chớp cháy, độ kiềm, hoặc độ axit không tương đương
vối các mức giá trị quy định tại QCVN.
+ Tất cả các thành phần nguy hại đều có giá trị nhỏ hơn một
trong hai ngưỡng Htc hoặc Ctc quy định tại QCVN.
+ Một CTRNH sau khi được xử lý mà tất cả các tính chất hoặc
thành phần nguy hại đều dưối một trong hai ngưỡng Htc hoặc Ctc thì
không còn là CTRNH và không phải quản lý theo các quy định đối
với CTRNH.
—Ngưỡng Htc và ngưỡng Cte được xác định theo nguyên tắc như sau:
+ Ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc, mg/1) được quy định tại QCVN.
+ Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc, ppm) được tính bằng công
thức sau:
_ H.(l + 19.T)
tc

20

Trong đó:
* H (ppm) là giá trị quy định trong cột Hàm lượng tuyệt đối cơ sở,
H của Bảng 2 và 3 của Quy chuẩn, làm cơ sở tính toán giá trị Htc;
* T là tỷ sô" giữa khối lượng thành phần rắn khô trong mẫu chất
thải trên tổng khối lượng mẫu chất thải.
Giá trị ngưởng nguy hại:
Theo QCVN 07/2009 thì các thành phần nguy hại vô cơ như sau
(Bảng 1.1):
9



Bảng 1.1. Các thành phần nguy hại vô cơ
Ngưỡng CTRNH
TT

Thành phần nguy hại(1)

Công thức
hoá học

Hàm lưọng tuyệt đối
cơ sở, H (ppm)

Nồng độ
ngâm chiết,
Ctc (mg/l)

Nhóm kim loại nặng và họp chất vô cơ của chúng
(tính theo nguyên tố kim loại)

1

Antimon (Antimony)*2'

Sb

20

1


2

Asen (Arsenic)(#)

As

40

2

3

Bari (Barium) trừ bari
sunphat (barium sulfate)

Ba

2.000

100

4

Bạc (Silver)(#)
Ag

100

5


5

Beryn (Beryllium)(#)

Be

2

0,1

6

Cadimi (Cadmium)**1

Cd

10

0,5

7

Chì (Lead)*21

Pb

300

15


8

Coban (Cobalt)

Co

1.600

80

9

Kẽm *Z1

Zn

5.000

250

10

Molybden (Molybdenum)
trừ molybden dìsunphua
(molybdenum disulfide)

Mo

7.000


350

11

Nicken (Nickel)*21

Ni

1.400

70

12

Selen (Selenium)**1

Se

20

1

13

Tali (Thallium)

Ta

140


7

14

Thuỷ ngân**1

Hg

4

0,2

15

Crom VI (Chromium V I)<#1*21

Cr

100

5

16

Vanadi (Vanadium)

Va

500


25

F-

3.600

180

Các thành phẩn vô cd khác
17

Muối florua (Fluoride) trừ
canxi florua (calcium floride)

18

Xyanua hoạt động
(Cyanides amenable)**1

CN~

30

19

Tổng Xyanua
(Total cyanides)*31

CN~


590

20

Amiăng (Abestos)*41

10

10.000


Chú thích ký hiệu:
a> Trong ngoặc là tên hoá chất theo tiếng Anh;

(2> Trường hợp các phế liệu kim loại của antimon, bạc, chì, kẽm, nicken, crom
hoặc phế liệu hợp‘kim có chứa các kim loại này được làm sạch, không lẫn tạp chất,
không chứa các thành phần nguy hại khác vượt ngưỡng CTRNH, ở dạng thanh, khối,
tấm, đoạn thanh, đoạn ống, đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi, mảnh (không phải
dạng bột), được tách riêng cho mục đích tái chế, tái sử dụng thì các kim loại này
không tính là thành phần nguy hại vô cd trong phế liệu;
(3) Phải luôn áp dụng giá trị tổng đối với các thành phẩn này;
(4> Chỉ áp dụng đối với amiăng (bao gồm các loại chrysotile hay amiăng trắng,
amosite hay amiăng nâu, crocidolite hay amiăng xanh, tremolite, anthophyllite và
actinolite) trong chất thải ở dạng bột, sợi, bỏ, dễ vụn; không áp dụng đối với vật liệu
amiăng-ximăng thải;
(#) Thành phần nguy hại đặc biệt (có tính chất cực độc hoặc có khả năng gây ung
thư hay gây đột biến gen rất cao) với ngưỡng hàm lượng tuyệt đối nhỏ hơn hoặc bằng
100 ppm (mg/l).


1.3. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI

—Chất thải rắn nguy hại là chất thải có một trong 5 đặc tính sau:
dễ phản ứng, dễ bốc cháy, ăn mòn, độc hại và phóng xạ.
+ Chất dễ phản ứng là chất không bền vững trong điều kiện
thông thường. Nó dễ dàng gây nổ hay là phóng thích khói, hơi mù,
khí độc hại, khi chúng tiếp xúc vói nưốc hay các dung môi.
+ Chất cháy là chất dễ bắt lửa, rất dễ bị cháy, cháy to và cháy dai
dẳng. Ví dụ như xăng dầu, các chất hữu cơ bay hơi, hơi của chúng dễ
bắt lửa, cháy ở nhiệt độ thấp (bằng hoặc dưới 60°C).
+ Chất ăn mòn: bao gồm các chất lỏng có độ pH thấp hơn 2 hoặc
lớn hơn 12,5. Chúng ăn mòn kim loại rất mạnh.
+ Chất độc hại là các chất có tính độc hại hoặc gây tai hoạ khi
con người ăn uống thực phẩm có chứa chúng, hoặc hít thở hấp thụ
chúng, như các hoá chất độc hại, các kim loại nặng, xianua, cadimi,...
+ Chất có tính phóng xạ.
Ngoài ra, chất thải y tế bao gồm các mầm mông gây bệnh truyền
nhiễm cũng là chất thải nguy hại.
- Tính chất nguy hại của các nhóm chất thải được thể hiện trong
bảng 1.2.
11


Bảng 1.2. Tính chất nguy hại của các nhóm chất thải
Tính chất
nguy hại

Mô tả

Dễ nổ


Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết
quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc vối ngọn lửa, bị va đập hoặc ma
sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi
trường xung quanh.

Dễ cháy

Chất thải lỏng dễ cháy là các chất thải ỏ dạng lỏng, hỗn hợp chất lỏng,
hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ bắt cháy
thấp theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Chất thải rắn dễ cháy là các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy, hoặc
phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
Chất thải có khả năng tự bốc cháy là chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do
tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.
Chất thải tạo ra khí dễ cháy là các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả
năng tự cháy, hoặc tạo ra lượng khí dễ cháy nguy hiểm.

Oxy hoá

Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả
nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.

Ăn mòn

Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm
trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ
các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó

là các chất, hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc
bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).

Có độc tính

Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng,
hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp, hoặc qua da.
Độc tính từ từ hoặc mạn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng
từ từ hoặc mạn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải, hoặc
ngấm qua da.
Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với
không khí, hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với
người và sinh vật.

Có độc sinh
thái

Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng, hoặc từ từ đối vối
môi trường thông qua tích luỹ sinh học và/hoặc gây tác hại đến các hệ
sinh vật.

Dễ lây nhiễm

Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho người và
động vật.

12


- Trạng thái (thể) tồn tại thông thường: là cột thể hiện các trạng

thái hay thể tồn tại thông thường (rắn, lỏng hoặc bùn) của chất thải
trong Danh mục.
- Ngưỡng nguy hại là cột ghi chú về tiêu chí xác định một chất
thải trong Danh mục là chất thải nguy hại hay không nguy hại, bao
gồm hai loại như sau:
Loại 1 (ký hiệu là *): chỉ là chất thải nguy hại khi có ít nhất một
tính chất hoặc ít nhất một thành phần nguy hại ở mức độ hay hàm
lượng bằng hoặc vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại
các tiêu chuẩn hiện hành. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn thì
áp dụng theo các tiêu chuẩn đã có của quốc tê sau khi được sự đồng ý
của cơ quan có thẩm quyền về môi trường;
Loại 2 (ký hiệu là **): luôn là chất thải nguy hại trong mọi
trường hợp.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu các đặc tính của chất thải nguy hại.
2. Nguyên tắc chung quy định kỹ thuật về ngưỡng CTNH.
3. Hãy nêu tính chất nguy hại của các nhóm chất thải.

13


Chương 2

NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TÍNH
CÁC CHẤT THẢI NGUY HẠI
2.1. NGUỒN GỐC CÁC CHẤT THẢI NGUY HẠI

a) Phân loại theo các nguổn thải


Do tính đa dạng của các hoạt động thương mại tiều dùng, các
hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp
mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau.
Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân
trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tùy theo
cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau,
nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành
4 nguồn chính như sau:
- Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ sử dụng các loại hoá chất).
- Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ
thực vật độc hại).
- Thương mại (quá trình nhập —xuất các hàng độc hại không đạt
yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng,...).
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt
động nghiên cứu khoa học ở các phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt
bôi trơn, acquy các loại,...).
b) Phân loại theo các nhóm sản xuất

- Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản,
dầu khí và than.
- Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ.
- Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ.
- Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.
- Chất thải từ ngành luyện kim.
- Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh.
- Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại
và các vật liệu khác.
14



Chât thai từ quá trình san xuất, điều chê, cung ứng, sử dụng
các sản phẩm che phủ (sơn, vécni, men thuỷ tinh), chất kết dính
chất bịt kín và mực in.
- Chất thai từ ngành chê biên gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy
và bột giấy.
- Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
- Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô
nhiễm).
- Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý
nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.
- Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ
ngành này).
- Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và
chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao
thông vận tải.
- Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
- Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu
cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant).
- Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và
vải bảo vệ.
2.2. CHẤT THẢI NGUY HẠI NGUỒN TỪ HỘ GIA ĐÌNH

Tính chất nguy hại chính từ hộ gia đình được thể hiện ỏ bảng 2.1.
Bảng 2.1. Châ't thải nguy hại nguồn từ hộ gia đình

STT

Tên chất thải


Thành phẩn nguy hại
trong chất thải

Tính chất
nguy hại
chính

1

Giẻ lau, bao bì chứa Dung môi hữu cơ halogen.
dung môi thải.
Dung môi hữu cơ mà không phải là
dung môi halogen.

Đ, ĐS, c

2
3

Axit thải

dưới thể rắn. Dung dịch axit hoặc axit dưới thể rắn.
Kiềm thải dưới thể rắn. Dung dịch kiềm hoặc kiềm dưới

AM , Đ, Đ S
AM, Đ, Đ S

Ngưỡng
nguy
hại

**

**
**

thể rắn.

15


STT

Tên chất thải

Thành phẩn nguy hại
trong châ't thải

Tính chất
nguy hại
chính

Ngưỡng
nguy
hại

4

Chất quang hoá thải.

Phê' thải từ sản xuất, pha chế và sử

dụng các sản phẩm và vật liệu về
nhiếp ảnh.

Đ, ĐS

**

5

Thuốc diệt trừ các loài Phế thải từ việc sản xuất, pha chế
gây hại thải.
và sử dụng các loại thuốc diệt
sinh vật thiocidet và sản phẩm
thuốc chữa bệnh cho cây trồng
phytopharamaceutique.

Đ, ĐS

**

6

Bóng
đèn
huỳnh Thuỷ ngân, có thành phần thuỷ
quang thải và các loại ngân.
chất thải khác có chứa
thuỷ ngân.

Đ, ĐS


7

Các loại dầu mỡ độc Phê' thải dầu mỏ không dùng-được
vào dự tính ban đầu.
hại thải.

Đ, ĐS, c

* *

8

Sơn,
dính
chứa
nguy

Phê' thải từ việc sản xuất, pha chê'
và sử dụng mực, chất keo, các sắc
tố, sơn, sơn mài hoặc vecnì.

Đ, ĐS, c

*

Đ

* *


Đ, ĐS

**

mực, chất kết
và nhựa thải có
các thành phần
hại.

Phê' thải từ việc sản xuất, pha chê' và
sử dụng nhựa thông, các loại nhựa
cây, keo dán, hổ dán, chất dính.

9

Các loại dược phẩm Phê' thải từ thuốc và sản phẩm dược.
gây độc tế bào.

10

Pin, acquy thải.

Cadmium, có thành phần Cadmium.
Thuỷ ngân, có thành phần thuỷ ngân.
Plomb, có thành phần Plomb.

11

Các linh kiện, thiết bị Cadmium, có thành phần Cadmium.
điện, điện tử thải khác Thuỷ ngân, có thành phần thuỷ ngân.

(có chứa tụ điện, công
Plomb, có thành phần Plomb.
tắc thuỷ ngân, thuỷ
tinh từ ống phóng
catot và các loại thuỷ
tinh hoạt tính khác,...).

Đ, ĐS

**

12

Gỗ thải có chứa các Phê' thải từ việc sản xuất, pha chê'
thành phần nguy hại.
và sử dụng các loại thuốc để bảo
vệ gỗ.

Đ, ĐS

*

13

Bao bì chứa chất tẩy
rửa thải có chứa các
thành phần nguy hại.

14


Những sản phẩm tạo Formaldehyde,
hương thơm thải.
p - dichlorobenzene.
Aerosol propellants.

16

AM, Đ, ĐS

c,

Đ

*


STT

15

Tên châ't thải

Thành phần nguy hại
trong chất thải

Bao bì nước chùi rửa Muối hypochlorite.
nhà vệ sinh, bồn cầu. Chất tẩy trắng.

Tính chất
nguy hại

chính

Ngưỡng
nguy
hại

Đ, ĐS, AM

Hydrochloric axit.
16

Bao bì nước lau kính.

Ammonia.

Đ, ĐS, c

Isopropanol.
17

Bao bi nước thông
cống.

Thuốc tẩy.

AM, Đ, ĐS

Sulfuric axit.

18


Bao bì thuốc sát trùng, Dung môi hữu cơ.
khử khuẩn
Chất hoạt động bể mặt.
(Nước lau bếp, nước Chất tạo hương.
lau máy tính, ti vi,...).
Chất diệt khuẩn.

19

Long não thải.

Naphthalene,

AM, Đ, ĐS

Đ, ĐS

p - dichlorobenzene.
20

Bao bì chất tẩy rửa đa
năng.

Ammonia
Ethelyne glycol monobuytl acetate

Đ, ĐS, AM

Sodium hypochlorite

Trisodium phosphate.
21

Bao bì bột giặt.

Cationic.

Đ, ĐS

Anionic.
Non - ionic.
22

Bao bì thuốc giặt tẩy.

Sodium hypochlorite.

Đ, ĐS, AM

Chlorine.
Đ, ĐS

Bao bi nước rửa chén
(Oven Cleaners).

Lye.
Sodium hydroxide.

24


Bao bì nước đánh
bóng đổ nội thất.

Sản phẩm của quá trình chưng cất
dầu mỏ.
Tinh dầu.

Đ, ĐS

25

Bao bì dầu gội đầu,
dầu xả, xà bông, sữa
tắm.

Chất hoạt động bề mặt.

Đ, ĐS

23

Potassium hydroxide.

Citric axit.
Sodium Chloride.
Sodium Laureth Sulfate.
Các chất tạo hương.

26


Bao bì thuốc xịt côn Permethrin.
trùng có hại (Bình xịt Diazinon.
muỗi, kiến, gián,...).
Propoxur.

N, Đ, ĐS

Chlorpyrifos.

17


STT

Tên chất thải

Thành phần nguy hại
trong châ't thải

Tính châ't
nguy hại
chính

27

Bao bì thuốc diệt nấm, Chlorlne.
ký sinh trùng.
Alkyl ammonium chlorides.

Đ, ĐS


28

Bao bì thuốc diệt côn Abarmectin.
trùng có hại (phấn đuổi Propoxur.
kiến, bột diệt kiến,...).
Trichlorfon.

Đ, ĐS

Sulfluramid.
Chlorpyrifos.
Boric acid.

29

Bao bì bả diệt chuột.

Zinc photphide.

Đ, ĐS

Coumatetralyl.
Flocoumafen.

30

Bao bì thuốc diệt bọ Imidacloprid.
chét.
Fipronil.


Đ, ĐS

Pyrethrin.
Permethrin.
Methoprence.

31

Bao bì nước rửa móng Acetone
tay.

32

Bao bì sơn móng tay.

Butyl acétate

Đ, ĐS
Đ, ĐS, c

Camphor
Dibutyl phtalate
Ethyle acétate
Methyl ethyl ketone
Toluene

33

Bao bì thuốc nhuộm.


Chất hữu cơ bay hơi.

Đ, ĐS

Thuốc nhuộm hoà tan.

34

Bao bì các loại mỹ phẩm Chất hữu cơ bay hơi.
(gel vuốt tóc, kem, phấn Các sản phẩm từ quá trình chưnợ
son trang điểm, sữa cất dầu mỏ,...
duỡng thể, kem dưỡng
da, nước hoa,...).

Đ, ĐS

35

Bao bì chứa thuốc và Tuỳ thuộc vào từng loại thuốc
các loại thuốc chữa bệnh
quá hạn sử dụng.

Đ, ĐS

36

18

Các dụng cụ y tế đã

qua sử dụng (kim tiêm,
bông băng, gạc, băng
I vệ sinh,...).

Các sản phẩm này có chứa dịch,
máu của người sử dụng, và thành
phần của các loại thuốc được sử
dụng kèm theo.

Đ, ĐS

Ngưỡng
nguy
hại


STT
37

Thành phần nguy hại
trong chất thải

Tên chất thải
Bao bì dầu nhớt xe
máy.

Các hoá chất từ quá trình chưng cất
dầu thô.

Tính chất

nguy hại
chính

Ngưỡng
nguy
hại

c, Đ, ĐS

Dầu sau sử dụng có thể nhiễm
magie, đổng, kẽm, hay kim loại
nặng trong động cơ.
38

Bao bì sơn dầu, sơn
ngoài trời.

c, Đ, ĐS

Dung môi hữu cơ.
Naphthalene.
Toluen.
Xylen.
Một số dung môi-khác.

39

Bao bì sơn nước.

c, Đ, ĐS


Dung môi hữu cơ.
Chất màu, chất trám.
Biocides

40

Bao bì mực in.

Đ,‘ĐS

Dung môi hữu cơ.
Chất màu.
Toluen.

41

Pin, acquy.

Đ, ĐS

Chì.
Dung dịch acid sulfuric

42

Bóng đèn thải.

Đ, ĐS


Thuỷ ngân.
Bột huỳnh quang.

43

Đ, ĐS

Các linh kiện, thiết bị Cadmium.
điện, điện tử thải khác. Thuỷ ngân.
Plomb.

44

Hộp quẹt gas, bình
gas mini thải.
Chú thích:
AM: An mòn
C:

Cháy

Đ:

Độc tính

N, c

Butan.

ĐS: Độc tính sinh thái.

N:

Nổ

Những chỗ trống trong cột "Ngưỡng nguy hại" biểu thị không thê’/ không nên hoặc chưa
được nghiên cứu.

2.3. CHẤT THẢI NGUY HẠI NGUổN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Nguồn gốc và đặc tính các chất thải nguy hại của một số ngành
công nghiệp được thể hiện ở bảng 2.2.
19


Bảng 2.2. Nguồn gốc và đặc tính các chất thải nguy hại
của một số ngành công nghiệp
Loại thải
Bùn thuộc da.
Xỉ bụi lò từ quá trình có
liên quan đến kim loại.
Vụn kim loại.

Đặc tính
Crom, Tanin.
As, Cd, Hg, Pb, CN.

Nguồn gốc
Sản xuất da và thuộc da.
Luyện kim.


Hợp chất chứa AI,
Mg, AI.

Công nghệ sản phẩm kim loại (nấu chảy
kim loại, đúc, cắt,...).
Công nghệ sản phẩm kim loại (nấu chảy
kim loai, đúc, cắt,...).

Chất thải sử dụng
trong lọc, hấp phụ với
khối lượng lớn
(diatomit, đất hoạt tính,
than hoạt tính).
Bùn mạ điện.
Axit: dung dịch axit
dễ tẩy.
Kiềm: hỗn hợp dung
dịch kiểm, kiềm dễ tẩy.

Dung môi hữu cơ
halogen và hỗn hợp
dung môi.

Công nghệ hoá học.

CNr.Cr6*, Cd2*, Ni2*, Cu2*... Nhà máy mạ điện, gia công xử lý bề mặt kim loại.
Công nghệ hoá, nhà máy xử lý bề mặt kim
loại, gia cõng, xử lý bề mặt kim loại.
Sulĩua Cr2*,
Sản xuất kim loại và gia công xử lý bề mặt

Cyanide, NaOH,
kim loại.
muối kim loại.
Chất thải từ thuốc từ Cacbuahydro bị Clo
Sản xuất hoá chất để bảo vệ mùa màng,
sâu, diêt cỏ.
hoá.
đông vât.
Chất thải từ sản xuất
Cõng nghê dươc phẩm.
sản phẩm dược phẩm.
Dầu nhờn, dầu bôi
Các quá trình sản xuất công nghiệp.
trơn làm nguội máy.
Công nghệ hoá chất, nhuộm, tráng men, phủ.
Ethylceoride,
Dung môi hữu cơ.
Clobenzen, Chloform,
Methylcloride,
Sản xuất gas, thiết bị lạnh.
Cốc hoá, công nghệ sản xuất nhựa.
Dichlorophenol,
Monochloracetie.
Phenol,
Cóng nghệ sản xuất dung môi.
Công nghệ hoá dầu, xử lý bề mặt kim loại.
Parafin (chlorinata),
Perechloro ethylene, Công nghệ hoá dược.
PVC - softener,
Carbon tetra chloride,

Trichlorethane,
Trichlorethylene.
Bùn chứa dung môi.
Dung môi hữu cơ
Công nghệ hoá học, nhuộm, bột màu, chất
halogen và hỗn hợp
phủ, nhựa, sản xuất chưng cất dung môi.
dung môi.
Dung môi lọc dầu, sản xuất sản phẩm kim
loại, sản xuất chất xử lý bế măt.
Bùn tráng men.
Dung môi hữu cơ
Bùn quá trình sơn phủ. halogen và hỗn hợp
dung môj.
Dung môi hữu cơ
halogen và hỗn hợp
Sơn.
Công nghệ sản xuất sơn và chất phủ.
dung môi, bột màu
vô cơ,...

20


2.4. CHẤT THẢI NGUY HẠI NGUỒN NÔNG NGHIỆP

Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi (phân, rác, chất độn
chuồng, thức ăn dư thừa, xác gia súc chết hàng ngày). Lượng chất
thải rắn từ các hộ chăn nuôi được thể hiện ỏ bảng 2.3.
Bảng 2.3. Lượng chất thải rắn từ các hộ chăn nuôi

Định mức thải
(kg/ngày)

Loại vật nuôi

Sô đơn vị thải

Lượng chất thải rắn
(tấn/ngày)

(con)

Lợn

1,5

12.000

19,2

Gà, vịt, ngan

0,1

52. 289

5,23

Trâu, bò


3

78

0,234
24,664

Tổng lượng CTR

Trong chất thải rắn trong chăn nuôi chứa 56 - 83% nước, 1 26% nitơ, 0,32 - 1,6% chất hữu cơ, 0,25 - 1,4% p, 0,15 - 0,95% K và
nhiều loại vi khuẩn, virus, trứng giun, sán gây bệnh cho người và
động vật (bảng 2.4).

Đơn vị

Lợn





Coliíorm

MPN/100g

4.106- 108

3.106 - 107

1,5.108 - 109


E. coli

MPN/100g

10s - 107

104- 107

5.106 - 108

Streptococcus

MPN/100g

3.102- 104

2 0 -3 0

5.102- 104

Salmonella

Vk/ml

10 - 104

1 0 -1 0 4

1 0 - 104


Clo. períringens

Vk/ml

0
1
- -V
oM '

Bảng 2.4. Một số vi sinh vật trong chất thải rắn của vật nuôi

10-102

10-102

MPN/100g

0 - 103

0 - 103

0 - 103

Thông số

Đơn bào

Nhận thấy các thành phần và số lượng vi sinh vật trong chất thải
rắn có thể khác nhau và tỷ lệ các thành phần này cũng khác nhau

tuỳ từng loại gia súc, gia cầm.
2.5. CHẤT THẢI NGUY HẠI NGUỒN Y TẾ

Việc phân loại chất thải y tế nguy hại ngay từ đầu để đưa ra các
biện pháp xử lý phù hợp là điều cần thiết. Theo quy định của Bộ Y tế
(QĐ 43/2007—BYT), chất thải rắn được phân loại như sau:
21


a) Chất thái lây nhiễm

- Chất thải sắc nhọn (loại A) là chất thải có thể gây ra các vết cắt
hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn bao gồm: bơm kim tiêm, đầu
sắc nhọn của dây truyền, lưõi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm,
mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt
động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): là chất thải bị
thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh
từ buồng bệnh cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): là chất thải phát
sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và các loại dụng cụ
đựng dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận
cơ thể người, rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
b) Chất thải hoá học nguy hại

- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất, không còn khả năng sử dụng.
- Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế.
- Chất gây độc tế bào gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng
cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều

trị bằng hoá trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp
kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi —Cd (từ pin,
acquy), chì —Pb từ tấm gỗ bọc chì, hoặc vật liệu tráng chì sử dụng
trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
c) Chất thải phóng xạ

Chất thải phóng xạ gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí
phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
d) Bình chứa áp suất

Bình đựng oxy, C 0 2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây
cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
22


2.6. CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ NGUỒN PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Chất thải nguy hại từ nguồn phục vụ hoạt động du lịch có thể
tóm tắt như sau:
a) Chất thải nguồn sinh hoạt cá nhân/ nhóm người du lịch

- Các loại dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải.
- Chất hàn răng almagam thải.
- Các loại dược phẩm thải khác có chứa các thành phần nguy hại.
- Các loại dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải.
Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại chất thải khác có chứa thuỷ ngân.
- Các thiết bị thải bỏ có chứa CFC.
- Sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có chứa các thành phần
nguy hại.

- Chất tẩy rửa thải có chứa các thành phần nguy hại.
- Các loại dầu mỡ độc hại thải.
- Pin, acquy thải.
- Các linh kiện, thiết bị điện, điện tử thải khác (có chứa tụ điện,
công tắc thuỷ ngân, thuỷ tinh từ ống phóng catot và các loại thuỷ
tinh hoạt tính khác,...). *
- Gỗ thải có chứa các thành phần nguy hại.
- Bao bì thải có chứa hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại.
- Bao bì kim loại thải có chứa các chất nền xốp rắn nguy hại (như
amiăng).
b) Chất thải từ ngành phim ảnh

- Chất thải chứa bạc từ quá trình xử lý chất thải phim ảnh.
- Cặn dung dịch thải thuốc hiện ảnh và tráng phim gốc nước.
- Cặn dung dịch thải thuốc tráng bản in offset gốc nước.
- Cặn dung dịch thải hiện ảnh gốc dung môi.
- Cặn dung dịch hãm thải.
- Máy ảnh dùng một lần đã qua sử dụng còn chứa pin.
c) Chất thải từ các thiết bị điện và diện tử

- Máy biến thế và tụ điện thải có chứa PCB.
- Các thiết bị thải khác có chứa hoặc nhiễm PCB.
23


—Thiết bị thải có chứa CFC, HCFC, HFC.
—Thiết bị thải có chứa amiăng.
—Thiết bị thải có các bộ phận chứa các thành phần nguy hại.
d) Pin và acquy thải


—Pin/acquy chì thải.
—Pin Ni - Cd thải.
—Pin/acquy thải có chứa thuỷ ngân.
—Ag —phim, ảnh.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1.

Hãy nêu loại và đặc tính của chất thải rắn nguy hại từ nguồn hộ
gia đình.

2.

Đưa ra dẫn chứng về loại và đặc tính của chất thải rắn nguy hại
từ 5 loại nguồn sản xuất công nghiệp.
Nêu các loại và đặc tính của từ 5 loại nguồn sản xuất nông nghiệp.

3.
4.

24

Nêu các loại và đặc tính của các nhóm: chất thải rắn y tế, chất
thải nguy hại từ nguồn phục vụ hoạt động du lịch.


Chương 3

NGUYÊN TẮC CHUNG VỂ QUẢN LÝ VÀ x ử LÝ
CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI

3.1. NGUYÊN TẮC CHUNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI

Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất
thải rắn nguy hại phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý.
Chất thải rắn nguy hại phải được phân loại tại nguồn phát sinh,
được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích.
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại khó
phân huỷ, có khả năng giảm thiểu khôi lượng chất thải được chôn lấp
nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai.
- Các chất thải rắn nguy hại phải được phân loại tại nguồn và
lưu giữ riêng theo quy định, không được để lẫn chất thải rắn thông
thường. Nếu để lẫn chất thải rắn nguy hại vào chất thải rắn thông
thường thì hỗn hợp chất thải rắn đó phải được xử lý như chất thải
rắn nguy hại.
3.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT CHẤT THẢI RẮN n g u y h ạ i

Trong một hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn nguy hại,
nhất là hệ thông áp dụng cho Việt Nam, phải bao gồm các khâu liên
quan từ nguồn phát sinh đến các kỹ thuật xử lý sau cùng, về cơ bản,
có thể chia hệ thống quản lý thành 5 giai đoạn (GĐ) như được biểu diễn
trong hình 3.1, trong đó:
- GDI: là giai đoạn phát sinh chất thải rắn từ các nguồn, trong
phần này, để giảm lượng thải, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện
pháp để giảm thiểu lượng thải từ các nguồn khác nhau.
- GĐ2: là giai đoạn bao gồm các công tác thu gom và vận chuyển
trong nội vi công ty và vận chuyển ra ngoài.
- GĐ3: là giai đoạn gồm các công tác xử lý thu hồi.
- GĐ4: là giai đoạn vận chuyển cặn, tro sau xử lý.
- GĐ5: là giai đoạn chôn lấp chất thải.
Trong sơ đồ nêu trên, mỗi công đoạn có một chức năng, nhiệm vụ

25


×