Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến của hồ chí minh và sự vận dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển việt nam ở biển đông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.8 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN NGUYÊN

PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN”
CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG
ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÙNG BIỂN
VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI–2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN NGUYÊN

PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN”
CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG
ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÙNG BIỂN
VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS ĐINH XUÂN LÝ


HÀ NỘI-2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả thu
hoạch tài liệu và nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa được công bố trên các công
trình khác. Tôi cũng xin khẳng định luận văn đã được trích dẫn đầy đủ, cụ thể chính
xác kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Và tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về những thông tin, dữ liệu đã công bố trong luận văn này./.
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nguyên


LỜI CẢM ƠN
1. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi đã cho tôi thêm
những kiến thức khoa học để tôi có thể nâng cao trình độ của mình trong con đường
học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Xuân Lý – Người đã
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận văn này. Thầy đã thường xuyên động
viên, khích lệ và giúp đỡ tôi, tiếp thêm cho tôi nghị lực và niềm tin để tôi cố gắng
tiếp tục học tập và nghiên cứu.
3. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang, Khoa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nơi tôi công tác, đã luôn tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong công tác để tôi có thể toàn tâm, toàn ý tập trung vào quá trình học
tập và làm Luận văn.
4. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy giáo, Cô giáo đã
quan tâm giúp đỡ tôi trên hành trình khoa học. Xin cảm ơn những người mà tôi

chưa hề gặp mặt, nhưng những tư tưởng, công trình nghiên cứu của họ đã có sự tác
động mạnh mẽ và sâu sắc tới tôi, tới quá trình nghiên cứu của tôi, giúp tôi có niềm
tin và động lực để hoàn thành công trình khoa học này.
5. Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè lời biết ơn sâu sắc
đã cổ vũ, khích lệ và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện bản Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 4
2. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 11
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 11
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 11
NỘI DUNG ...................................................................................................................... 12
Chƣơng 1. PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” CỦA HỒ
CHÍ MINH....................................................................................................................... 12
1.1. Cơ sở hình thành và nội dung phƣơng châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” của Hồ Chí Minh................................................................................ 12
1.1.1. Cơ sở hình thành.........................................................................................12
1.1.2. Nội dung phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh .28
1.2. Giá trị chỉ đạo thực tiễn của phƣơng châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” đối với cách mạng Việt Nam (1945-1969) ..................................... 39
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................. 46
Chƣơng 2. VẬN DỤNG PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG
VẠN BIẾN” TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN Ở BIỂN

ĐÔNG HIỆN NAY ....................................................................................................... 48
2.1. Thực trạng đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam . 48
2.1.1. Tình hình Biển Đông trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.......................48
2.1.2. Vấn đề chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam và thực trạng đấu tranh
bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông từ năm 2009 đến nay....................................58

1


2.1.3. Những nhân tố tác động và yêu cầu đặt ra trong đấu tranh bảo vệ chủ
quyền Việt Nam ở Biển Đông hiện nay ...............................................................68
2.2. Phƣơng hƣớng, giải pháp vận dụng phƣơng châm “dĩ bất biến ứng
vạn biến” của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay ........................... 77
2.2.1. Phương hướng vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong
tình hình hiện nay..................................................................................................77
2.2.2. Giải pháp vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ
Chí Minh trong tình hình hiện nay.......................................................................81
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................. 89
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 93

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


2. CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

3. COC

Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (Code of Conduct)

4. DOC

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa
(Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea)

5. EU

Liên minh châu Âu

6. TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(Trans Pacific Partnership Agreement)

7. UNCLOS

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển

8. XHCN

Xã hội chủ nghĩa


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích
quốc gia, dân tộc lên trước hết, trên hết. Mặc dù Người đã đi xa, nhưng Người đã
để lại cho Đảng và nhân dân ta những di sản quý báu về tư tưởng lý luận – đó là hệ
thống những quan điểm, luận điểm có ý nghĩa phương pháp luận, kim chỉ nam cho
hoạt động thực tiễn. Trong đó, phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” đã trở thành
nguyên tắc chỉ đạo trong các lĩnh vực của cách mạng nước ta. Đó cũng chính là
phương pháp biện chứng mácxít được cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo vào hoàn
cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Hiện nay, việc nghiên cứu, vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”
của Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông, ngoài một
vài bài viết đăng trên tạp chí và trên các báo điện tử, chưa có công trình nào nghiên cứu
hệ thống, chuyên sâu, dưới góc độ mã ngành Hồ Chí Minh học để vận dụng phương
châm của Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thực tế đó đặt ra
yêu cầu cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung và vận dụng hiệu quả phương
châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Người.
Vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI vấn đề biển, đảo ngày càng trở thành
vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đối với các quốc gia có lợi ích địa – chính trị trên
biển, đặc biệt là trên Biển Đông.
Từ năm 2009, Trung Quốc tuyên bố yêu sách đường 9 đoạn “Đường lưỡi
bò”, dựa trên quyền lịch sử, chiếm đến hơn 80% diện tích Biển Đông (bao gồm cả
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), và thực hiện hàng loạt hành
động “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của
Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, vấn đề bảo vệ
chủ quyền biển, đảo - bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam, đang đặt ra một cách
cấp bách. Trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông trước những hành

động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc, đòi hỏi phải quán triệt và vận dụng
sáng tạo phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đây là yêu cầu có ý nghĩa đặc

4


biệt quan trọng, đòi hỏi Đảng, trực tiếp là những người lãnh đạo cần phải có tầm
nhìn xa trông rộng, phải biết linh hoạt, mềm dẻo trong vận dụng phương châm “dĩ
bất biến ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để bảo vệ vững chắc chủ quyền
biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Từ những lý do nêu trên cho thấy, việc nghiên
cứu đề tài: Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh và sự vận
dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay,
được đặt ra một cách cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiên sâu sắc.
Là một người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh ở Trường Chính trị Tỉnh Bắc Giang và quá trình học cao học Hồ Chí Minh
học ở Khoa khoa học Chính trị, tôi đã tích lũy được một số kiến thức, tư liệu về tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung và những tư liệu liên quan đến phương châm “dĩ bất
biến ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng tạo điều kiện thuận lợi để
tôi có thể hoàn thành luận văn này, đây là một trong những lý do để tôi lựa chọn chủ
đề này làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Tóm lại, xuất phát từ tầm quan trọng nhiều mặt và tính thời sự của việc nghiên
cứu, vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong đấu tranh bảo vệ chủ
quyền quốc gia tại Biển Đông và cùng với lý do của bản thân nêu trên, tôi chọn đề
tài: Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong
đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay, làm Luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Những công trình liên quan đề tài
Liên quan đến đề tài luận văn đã có những công trình nghiên cứu được công
bố trong thời gian qua, với các nhóm nội dung như sau:

Nhóm thứ nhất, những công trình nghiên cứu về phương châm “dĩ bất
biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh.
- Cuốn sách Triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
của GS,TS. Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Trong cuốn
sách, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa cái bất

5


biến, cái vạn biến trong triết học; đi sâu phân tích cái bất biến và cái vạn biến trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời nêu cái bất biến và cái vạn biến trong công cuộc
đổi mới hội nhập quốc tế hiện nay, đề xuất việc vận dụng của Đảng và Nhà nước
nhằm đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
Tiếp theo là bài viết Từ triết lý “dĩ bất biến ứng vạn biến” đến triết lý hành
động Hồ Chí Minh của GS,TS Nguyễn Hùng Hậu, đăng trên Tạp chí Cộng sản
tháng 11-2009, số 805. Trong bài viết tác giả đã nêu lên hoàn cảnh ra đời câu nói
“dĩ bất biến ứng vạn biến” và những vấn đề “bất biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
đó là độc lập, tự do, hạnh phúc. Bài viết giúp người đọc hiểu từ triết lý “dĩ bất biến
ứng vạn biến” này đã dẫn tới triết lý hành động ở Hồ Chí Minh.
- Cuốn Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh – GS Đặng Xuân Kỳ (chủ
biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Cuốn sách với 3 chương, các tác giả
đã trình bày một cách hệ thống kết quả nghiên cứu lý luận chung về phương pháp,
phong cách và từ đó phân tích khá cặn kẽ nội dung, ý nghĩa của phương pháp,
phong cách Hồ Chí Minh, đề cập đến các khái niệm về phương pháp, phương pháp
cách mạng và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh; chỉ ra hệ thống phương pháp
cách mạng Hồ Chí Minh, hệ thống phong cách Hồ Chí Minh. Cuốn sách là một
trong số ít những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về phương pháp và phong cách Hồ
Chí Minh. Đặc biệt, các tác giả đã bước đầu gợi mở, định hướng có tính chất
phương pháp luận về cái “bất biến” và cái “vạn biến” trong phương pháp cách mạng

của Hồ Chí Minh.
- Trong cuốn Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc của GS. Song Thành, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội, 2009. Tại chương tổng luận: Hồ Chí Minh, tấm gương vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam, tác giả đã trình bày
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” - hạt nhân của phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh. Ở
đó, tiếp cận phương pháp Hồ Chí Minh theo hai hướng đó là: phương pháp biện
chứng Hồ Chí Minh và phương pháp cụ thể, các phương pháp được Hồ Chí Minh vận
dụng trong đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao…

6


Ngoài ra, còn có những bài viết khác về “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, như:
- Lê Thị Huệ (Học viện chính trị khu vực IV): Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh về “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam - nhìn từ góc độ triết học. Trong bài viết tác giả đã tiếp cận “dĩ bất biến,
ứng vạn biến” dưới góc nhìn triết học, có thể hiểu là sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập giữa cái “bất biến” – “vạn biến. “Sự thống nhất” theo tư tưởng Hồ
Chí Minh ở đây chính là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” – đó là cái bất biến
mà Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã chọn. Bài viết cũng đã trình bày sự vận
động của tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- Trang thông tin điện tử tạp chí Văn hóa (8-4-2015): Phương châm “Dĩ bất
biến ứng vạn biến” với việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Trong bài viết PGS,TS Bùi
Đình Phong đã chỉ ra cái “bất biến” là chiến lược, mục tiêu, lý tưởng, còn cái “vạn
biến” là con đường, cách làm, cách nhìn, cách xử lý, bước đi, nhịp độ. “Dĩ bất biến
ứng vạn biến” là giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu
dài, không thể chỉ biết mục tiêu trước mắt mà quên mục tiêu lâu dài. Bên cạnh đó,
tác giả cũng thể hiện sự quyết tâm của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ chủ
quyền đất nước trước tình hình hiện nay.
- Trang thông tin điện tử Báo Dân trí (19-5-2014): “Dĩ bất biến, ứng vạn

biến” với độc lập, chủ quyền. Bài viết đã viết về cuộc phỏng vấn giữa tác giả và
PGS,TS Bùi Đình Thanh, qua đó khẳng định cái “bất biến” - là lợi ích tối cao của
dân tộc, được gói gọn trong 10 chữ: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ.
- Trang thông tin điện tử Báo Trí thức và Phát triển (19-12-2014): Từ triết lý
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Bác Hồ. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn và Hồ Bích
Thủy đã phân tích triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” được Chủ tịch Hồ Chí Minh
vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong suốt quá trình hoạt động cách mạng
của mình. Trong cái “bất biến” có bốn vấn đề luôn tác động qua lại, xuyên thấm và
chuyển hóa lẫn nhau là: độc lập, dân chủ, tự do và hạnh phúc, cái “bất biến” là độc
lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Đây là quyền lợi tối thượng, là điều

7


thiêng liêng không có bất cứ sức mạnh nào có thể thay đổi được. Đồng thời tác giả
cũng khẳng định triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” có giá trị thời sự và là bài học
cần thiết cho Đảng và Nhà nước ta trong mọi thời đại, mọi hoàn cảnh khác nhau.
Nhóm thứ hai, những công trình nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển đảo nước ta.
- Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển, đảo hiện nay, của PGS,TS Đinh Xuân Lý, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 42013. Trong bài viết tác giả đã phân tích, luận giải mục tiêu của đối ngoại là bảo đảm lợi
ích quốc gia như độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất
nước, hạnh phúc, tự do của nhân dân. Về tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế và việc
vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh, để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong bảo
vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong
đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay, của Th.s Hà Sơn Thái – Học
viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) đăng trên trang thông tin điện tử Tạp chí Cộng

sản, số ra ngày 23-7-2014. Trong bài viết tác giả nêu việc vận dụng tư tưởng “dĩ
bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần quán triệt sâu sắc quan điểm
của Đảng, Nhà nước ta trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên Biển
Đông. Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông một cách linh hoạt
theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa
đấu tranh song phương và đa phương, bình tĩnh, tỉnh táo, khôn khéo. Đó là sự kết
hợp hài hòa giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ
động và sáng tạo trong tấn công ngoại giao, trong nhận biết, tạo dựng và nắm bắt cơ
hội để bảo vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông của Tổ quốc.
- Vận dụng phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam hiện nay, của PGS,TS
Đinh Xuân Lý đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 10-2014. Trong bài viết tác

8


giả đã phân tích, luận giải phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” cùng một số
quan điểm của Hồ Chí Minh và sự vận dụng sáng tạo trong đấu tranh bảo vệ chủ
quyền vùng biển Việt Nam hiện nay cần: Quán triệt quan điểm mang tính nguyên
tắc, chủ quyền vùng biển Việt Nam là chủ quyền quốc gia Việt Nam trên biển là lợi
ích quốc gia thiêng liêng, bất khả xâm phạm, cái bất biến để đấu tranh bảo vệ lợi ích
thiêng liêng đó, phải linh hoạt – phải ứng vạn biến. Quán triệt quan điểm của Đảng
về kiên trì các giải pháp hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế; trên cơ sở phát huy
nội lực, linh hoạt, khôn khéo sử dụng các phương sách từ ngoại giao, pháp lý, đến
ứng xử trên thực địa, để bảo vệ chủ quyền vùng biển.
Tóm lại, Các công trình trên bước đầu làm rõ phương châm “dĩ bất biến ứng
vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bước đầu làm rõ sự vận dụng phương châm
“dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào đấu tranh bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ quốc gia hiện nay.

Tuy nhiên, còn có những vấn đề mà các công trình đi trước chưa đề cập một
cách cụ thể và hệ thống như: Cơ sở hình thành phương châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến”, giá trị chỉ đạo thực tiễn của phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” đối với
cách mạng Việt Nam (1945-1969). Vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của những người đi trước là cơ sở để tác giả luận văn
tham khảo, kế thừa có chọn lọc khi triển khai đề tài của mình.
2.2. Những điểm mới của Luận văn
Luận văn tập trung làm rõ những cơ sở hình thành phương châm “dĩ bất biến
ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh. Phương châm đó không chỉ kế thừa từ những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của Đông Tây kim cổ
mà còn kế thừa những điểm tinh túy của chủ nghĩa Mác – Lênin và yếu tố chủ quan
của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, luận văn đã tập trung nghiên cứu, chỉ ra giá trị chỉ
đạo thực tiễn của phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” đối với cách mạng Việt
Nam (1945-1969).

9


Luận văn làm rõ sự vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” Hồ
Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt
Nam ở Biển Đông hiện nay. Chỉ ra thực trạng đấu tranh bảo vệ chủ quyền, những
nhân tố tác động và yêu cầu đặt ra trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển Đông hiện
nay. Đề xuất phương hướng, giải pháp vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh và sự vận
dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở hình thành, nội dung phương châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” của Hồ Chí Minh.
- Giá trị chỉ đạo thực tiễn của phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” đối với cách
mạng Việt Nam (1945-1969).
- Trình bày thực trạng đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam
trong thời gian qua.
- Phân tích những nhân tố trong và ngoài nước tác động đến đấu tranh bảo
vệ chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng
vạn biến” của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh và sự vận dụng
trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển ở Biển Đông hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” và
phương hướng, giải pháp vận dụng trong tình hình hiện nay.

10


- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu những nội dung nêu trên trong thời gian từ
năm 2009-đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
chính trị học.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu luận văn: Gắn logic với lịch sử, trừu tượng với cụ

thể, phân tích với tổng hợp, diễn dịch với quy nạp, và phương pháp liên ngành…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ hơn phương châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” của Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp vận dụng phương châm “dĩ bất
biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền tại Biển
Đông hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn
học liên quan nội dung của đề tài luận văn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 2 chương 4 tiết.
Chƣơng 1: PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” CỦA
HỒ CHÍ MINH
Chƣơng 2: VẬN DỤNG PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN
BIẾN” TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY

11


NỘI DUNG
Chƣơng 1
PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1. Cơ sở hình thành và nội dung phƣơng châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” của Hồ Chí Minh
1.1.1. Cơ sở hình thành
Thuật ngữ “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là cụm từ có nguồn gốc tiếng Hán, là
một vế của câu đối hoàn chỉnh mà vế thứ hai của nó là: “Dĩ chúng tâm, vi kỷ tâm”
(tức là lấy tình cảm, ý chí của quần chúng làm tình cảm, ý chí của mình). Trong quá
trình giao thoa văn hoá, người Việt dùng nguyên cụm từ này cả âm lẫn nghĩa. Cụm

từ này được ghép bởi các từ đơn: dĩ = lấy; bất = không; biến = biến hóa, thay đổi;
ứng = ứng phó, xử lý, đối xử; vạn (số từ) = vạn, hàng vạn. Có thể hiểu nghĩa đen
của cụm từ này là: lấy cái không thay đổi để ứng phó linh hoạt với những cái đang
biến đổi trong hiện tại. Chúng ta đều biết rằng, mối quan hệ giữa cái bất biến và cái
vạn biến, giữa cái không thay đổi và cái thay đổi, giữa bản chất và hiện tượng… là
vấn đề trung tâm của triết học xuyên suốt từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Như
vậy, “dĩ bất biến ứng vạn biến” còn có thể hiểu là lấy cái có tính quy luật để ứng
phó với cái phong phú đa dạng, biến đổi khôn lường. Còn ý nghĩa nhân sinh sâu xa
của phương pháp này là ở chỗ, trong cuộc sống nên nắm giữ cái bản chất, cái lớn
lao, không sa vào cái vụn vặt, lạc vào những biến đổi của hiện tượng, nên đứng ở
cái bất biến mà quan sát, từ đó dung hoà, xử lý các quan hệ, xử lý với ngàn vạn
những điều đang xảy ra trong cuộc sống một cách linh hoạt trên cơ sở mục tiêu cơ
bản, mục tiêu lâu dài, đích cuối cùng. Muốn thực hiện được, thực hiện đúng mục
tiêu cuối cùng thì phải lấy nó làm gốc khi ứng phó với những cái đang xảy ra trong
hiện tại và tương lai, ứng phó với những diễn biến phức tạp đang xảy ra trong hiện
tại dù linh hoạt tới đâu vẫn phải dựa trên cơ sở cái không đổi. Nếu không nắm được
cái bất biến mà cứ chạy theo cái vạn biến thì cả đời mỏi mệt, trăm lần khởi sự
không một thành công.
Thực tế cho thấy, trong cuộc sống, trong mỗi vấn đề, trong mỗi việc đều có
một điều bất biến riêng, đồng thời với mỗi điều bất biến ấy, tuỳ hoàn cảnh, thời

12


điểm mà lại có hàng vạn điều vạn biến khác nhau. Hiểu nghĩa của “dĩ bất biến ứng
vạn biến” như vậy, chúng ta thấy rằng ngay trong mối quan hệ giữa các cá nhân,
quan hệ gia đình, anh em, bạn bè cũng phải cư xử dựa trên cơ sở của cái bất biến.
Cái bất biến trong quan hệ gia đình, anh em, bạn bè trong xã hội xưa được quy định
bằng các quan hệ: vua - tôi; cha - con; vợ - chồng. Ngày nay, dù lễ giáo phong kiến
không còn tồn tại một cách chính thống, mối quan hệ trong gia đình và xã hội cũng

có những thay đổi nhất định, mọi người cởi mở và gần gũi với nhau hơn, nhưng
chúng ta dễ dàng để nhận ra là trong các mối quan hệ chằng chịt ấy, mỗi người phải
luôn giữ và xây dựng cho mình một nguyên tắc ứng xử đảm bảo duy trì các mối quan
hệ; khi không xây dựng được nguyên tắc ứng xử cho riêng mình một nguyên tắc bất
biến phù hợp, thì rất dễ gặp thất bại trong cuộc sống gia đình cũng như công việc.
Tuy nhiên, không dừng lại ở chỗ tìm hiểu xem cái bất biến của mỗi cá nhân
là gì trong những mối quan hệ xã hội. Cần nhìn đến những vấn đề lớn hơn, đi tìm và
xây dựng những nguyên tắc, mục tiêu bất biến cho từng tập thể, từng tổ chức và
rộng lớn hơn là cho cả quốc gia. Trên cơ sở cái bất biến của quốc gia, dân tộc, mỗi
cá nhân trong xã hội xác định cái bất biến của mình.
Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, cái bất biến là lợi ích quốc gia hay mục tiêu
lợi ích quốc gia đã đuợc hình thành và phát triển qua một quá trình lịch sử lâu dài.
Cái bất biến có thể hiểu là cái không đổi, mục tiêu lâu dài, mục tiêu chiến lược. Đối
với sự nghiệp cách mạng thì để cách mạng đi đến thắng lợi phải trải qua nhiều giai
đoạn, nhiều chặng đường. Nhiệm vụ của mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường có thể
khác nhau, vì thế mục tiêu từng giai đoạn, từng chặng đường cũng có thể khác nhau,
nhưng mục tiêu chung cuối cùng, cái đích để vươn tới là không thay đổi. Những
thay đổi trong từng chặng đường, từng giai đoạn gọi là sách lược hay nó chính là sự
vạn biến cho phù hợp với giai đoạn, chặng đường đó. Chúng ta cũng có thể thấy cái
bất biến và cái vạn biến có thể chuyển hoá cho nhau. Cái bất biến ở một giai đoạn
cách mạng này có khi lại là cái vạn biến ở cả một thời kỳ của cách mạng. Nhưng dù
là gì nó phải phục vụ mục tiêu không đổi, mục tiêu cuối cùng, mục tiêu chiến lược đã
được xác định, cái bất biến lớn nhất và cuối cùng. Đây là phương pháp hành xử của

13


mỗi người, cộng đồng, quốc gia, dân tộc có tính phổ biến trong quá trình mưu sinh,
và rộng ra là cả quá trình tồn tại và phát triển trong lịch sử.
Tóm lại, có thể hiểu “dĩ bất biến ứng vạn biến” là dựa trên cơ sở của cái

không thay đổi, lấy cái không thay đổi để ứng phó với hàng vạn cái thay đổi nhằm
hiện thực hóa cái không thay đổi. Ở đây phải hiểu, cái bất biến - cái không thay đổi
lúc đầu chỉ là mục tiêu của hành động, sau hành động với vạn cái thay đổi để đạt
được, giữ vững cái không thay đổi tức là đã biến mục tiêu lúc này đã trở thành hiện
thực, cái bất biến được giữ vững.
Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” được hình thành từ những cơ sở như:
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do, quyết tâm giữ vững độc lập dân
tộc, thống nhất Tổ quốc
Việt Nam là một trong những quốc gia hình thành sớm. Với những đặc điểm
địa chính trị, kinh tế đặc thù chi phối, ngay từ rất sớm nhân dân ta đã phải tìm ra
nhiều cách thức, biện pháp để đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Để đấu
tranh chống lại những kẻ ngoại bang xâm lược, cộng đồng cư dân người Việt đã tạo
dựng và tiếp thu để từng bước xây dựng, bồi đắp cho mình những truyền thống văn
hóa, trong đó có phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước sơ khai từ thời đại Văn Lang – Âu
Lạc, trải qua nghìn năm Bắc thuộc, vẫn được bảo tồn trong môi trường sống
mang tính tự trị cao của cộng đồng làng xã. Tinh thần yêu nước được các phong
trào giải phóng dân tộc thổi bùng lên, mà những cuộc đàn áp tàn khốc của quân
đô hộ không bao giờ dập tắt được. Ý thức này được thể hiện đậm nét trong bài
thơ “Nam quốc sơn hà” vang lên trên chiến luỹ chống quân Tống tại bến sông
Như Nguyệt cuối mùa Xuân 1077:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

14



Trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước của dân
tộc được phát huy cao độ thành chủ nghĩa anh hùng. Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ
tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ
vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … các vị
ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.[38, tr.38]
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt
Nam đã đúc kết được cho mình nhiều phương pháp, trong đó “dĩ bất biến ứng vạn
biến” là một trong những phương châm làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Có thể khẳng định, chủ nghĩa yêu nước nói chung và phương châm “dĩ bất biến ứng
vạn biến” nói riêng luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình lịch sử hình thành,
phát triển quốc gia - dân tộc Việt Nam.
Truyền thống văn hóa Việt Nam
Trải qua quá trình phát triển lịch sử - xã hội và giao lưu với bên ngoài, văn
hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ và
phương Tây. Nhưng các văn hoá ngoại lai đều thông qua chủ thể văn hoá Việt Nam
mới phát huy tác dụng và làm phong phú văn hoá truyền thống bản địa. Đây là sự
tiếp biến văn hoá một cách chủ động và sáng tạo.
Từ trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đã biểu hiện nền văn hoá chính
trị mà nội dung chủ yếu là coi trọng độc lập, tự chủ và thân dân, đề cao tư tưởng
nhân nghĩa, hoà mục trong việc trị quốc, yên dân. Xem xét các mối quan hệ tổng
hoà giữa các yếu tố địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá, xã hội, văn hoá Việt Nam là
văn hoá của những cư dân gốc nông nghiệp mong muốn sống hoà hợp với thiên
nhiên, trọng tĩnh và sự cân bằng. Nền văn hoá này mang nặng tính nhân văn và
nhân đạo, trọng tình; là nền văn hoá tinh tế, giản dị, bao dung và mang tính cộng
đồng cao. Những đức tính ấy đã được người Việt vận dụng vào đấu tranh chống lại


15


kẻ thù xâm lược, nổi bật là phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” lấy cái không
đổi để ứng phó với muôn vạn sự thay đổi, “ngoại giao tâm công” đánh vào lòng
người phá đối phương. Người Việt Nam mỗi khi quyết định các vấn đề đối ngoại
đều cân nhắc kỹ các yếu tố và đi đến cân bằng các yếu tố để đạt được “nội yên,
ngoại tĩnh”. Tính cộng đồng còn là một cơ sở cho sự phát triển chủ nghĩa quốc tế
sau này trong thời kỳ hiện đại.
Về sự đền ơn, trả nghĩa, năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm:
“Trong thời kỳ chúng ta kháng chiến chống đế quốc Pháp, các dân tộc đó đã từng
hăng hái giúp đỡ chúng ta, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, hoặc ít, hoặc nhiều. “Một
miếng khi đói hơn mười gói khi no”. Bây giờ đến lượt chúng ta có nghĩa vụ giúp đỡ
các dân tộc anh em đó”. Kết thúc bài báo đó, Người viết:
Trăm năm trong cõi người ta
Giàu lòng bác ái, ấy là người Việt Nam.[43, tr.474]
Tiếp thu, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của văn hoá dân tộc đã bồi đắp
cho Hồ Chí Minh có một nhân cách văn hoá cao đẹp. Qua gặp gỡ, trò chuyện với
Nguyễn Ái Quốc, tháng 12 năm 1923, không lâu sau khi Người đến Liên Xô, nhà
báo Xô viết Ôxíp Manđenxtam đã liên tưởng tới “… dân tộc An Nam đáng yêu, một
dân tộc rất lịch thiệp và độ lượng, rất ghét những gì thái quá. Dáng dấp của con
người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc, cũng đang toả ra một cái gì
thật lịch thiệp và tế nhị... Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không
phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai”.[32, tr.462]
Qua đó cho chúng ta thấy rõ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm
những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được
vun đắp nên quá trình lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó
là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng
đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung trọng
nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử,

tính giản dị trong lối sống... . Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét cả trong các hình
thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân

16


tộc, là một trong những nhân tố hình thành nên phương châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” của Hồ Chí Minh.
Ngoại giao truyền thống Việt Nam
Ngoại giao truyền thống Việt Nam là nền ngoại giao có bản sắc. Đó là những
đặc trưng ổn định và bền vững, có nguồn gốc xuất xứ từ bản sắc dân tộc và văn hoá
dân tộc Việt Nam, đồng thời là kết quả của hoạt động giao lưu quốc tế của Đại Việt
với các nước láng giềng, của quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc và phục
vụ công cuộc xây dựng đất nước, phát triển quốc gia - dân tộc. Đặc trưng ngoại giao
truyền thống Việt Nam có thể nói gọn: hoà hiếu, nhu viễn.
Trước tiên, nhân dân Việt Nam luôn luôn có ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Nền ngoại giao nhu viễn xem trọng việc giữ gìn hoà khí,
khiêm nhường với nước lớn, hữu nghị với các nước, phấn đấu cho sự thái hoà.
Tiếp đến yêu chuộng hoà bình là bản chất của ngoại giao Việt Nam. Trong
khi kiên trì lập trường nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia, chống lại ngoại giao xâm lược của đối phương, Đại Việt kiên trì đường lối
hoà bình trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.
Thời nhà Trần, sau khi đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của Nguyên
Mông năm 1258, vua Trần cử sứ thần sang hoà giải với Nguyên Mông, chịu xưng
thần, hai năm cống một lần. Cuộc đấu tranh ngoại giao diễn ra quyết liệt, khi nhu
khi cương, mặt khác biết vận dụng đối trọng trong quan hệ giữa Mông Cổ và Nam
Tống, đã kéo dài thời gian hoà hoãn được 27 năm.
Trong đấu tranh ngoại giao, tư tưởng hoà hiếu là tư tưởng cốt lõi của ngoại
giao Đại Việt. Tinh thần ấy đã được Nguyễn Trãi nêu bật trong “Phú núi Chí Linh”,
sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh:

Nghĩ đến kế lâu dài của nước
Thả cho về mười vạn tù binh
Nối hai nước tình hoà hiếu
Tắt muôn đời lửa chiến tranh;
Đất nước an toàn là thượng sách
Cốt sao cho dân được an ninh.

17


Nói đến ngoại giao Việt Nam là nói đến một nền ngoại giao thấm nhuần tinh
thần nhân đạo và chủ nghĩa nhân văn. Tuy là nạn nhân của các cuộc chiến tranh
xâm lược tàn khốc, người Việt Nam vẫn giàu lòng nhân ái, khoan dung đối với
những kẻ địch đã bị đánh bại. Điều đó có cội nguồn từ lý tưởng nhân nghĩa của dân
tộc biết đứng trên nghĩa lớn khi buộc phải đương đầu với những thế lực ngoại xâm
hung bạo, nhưng đồng thời ngoại giao Đại Việt cũng luôn thể hiện tinh thần tự tôn
dân tộc. Phẩm chất tiêu biểu của sứ thần là trí, dũng song toàn, giữ gìn quốc thể.
Người đi sứ luôn thấu triệt phương châm “đi sứ bốn phương, không làm nhục
mệnh vua”. Qua đó thể hiện bản lĩnh kiên cường, ý chí kiên định và tài ngoại giao
của người dân nước Nam.
Từ quá trình nhân dân ta qua đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lịch sử
dựng nước - giữ nước của dân tộc khẳng định cái bất biến của dân tộc Việt là tinh
thần độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Ngoại giao truyền thống Việt Nam cũng
chính là nguồn gốc, là cơ sở nền tảng, là giá trị truyền thống để hình thành phương châm
“dĩ bất biến ứng vạn biến” Hồ Chí Minh - phương châm hành động số một của Hồ Chí
Minh và của Đảng ta trong sự nghiệp của cách mạng Việt Nam.
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã hiểu biết khá sâu
sắc văn hoá truyền thống phương Đông.
Trong quan niệm triết học phương Đông, Lão Tử cho rằng, mọi cái từ đạo

mà ra, rồi lại trở về với đạo. Đạo là cái bất biến, vĩnh hằng, vĩnh cửu còn vạn vật là
cái vạn biến. Nếu không nắm lấy cái bất biến mà cứ chạy theo cái vạn biến thì cả
đời sẽ mệt mỏi, theo ông nắm được đạo là nắm được mạnh, là biết được cái vạn vật,
ai giữ được đạo thì có thể khống chế được vạn vật. Lão Tử còn cho rằng, biết cái bất
biến thì sáng suốt, không biết thì gây ra tai họa. Cũng vấn đề đó, Trang Tử cho
rằng, cái chốt của đạo là bất biến, còn xung quanh nó là vạn vật biến đổi vô cùng.
Thánh nhân dừng ở các chốt đó mà dung hoà, quân bình vạn vật. Thánh nhân đứng
ở cái bất biến mà quan sát những cái vạn biến, dùng bất biến ứng với vạn biến, do

18


đó mà Thánh nhân trường cửu. Như vậy: “dĩ bất biến ứng vạn biến” đã từng là phép
xử của các bậc thánh nhân phương Đông.
Trong triết lý của Phật giáo Ấn Độ, triết lý “tuỳ duyên nhi bất biến” hay nói
ngắn gọn là triết lý tuỳ duyên, cũng thể hiện hành động rất thoáng, rất cởi mở, thoải
mái; theo triết lý này thì hành giả giữ vững đạo tâm, lý tưởng giải thoát khổ, nương
theo duyên (điều kiện sống) mà hành xử việc đạo, việc đời, không cố chấp, không
câu nệ. Đức Phật dạy trong kinh tạng Nikàya đại ý rằng: Phật đến một hội chúng
nào thì ứng xử theo cung cách, ngôn ngữ của hội chúng đó, nói chuyện với bác tiều
phu, đức Phật sử dụng ngôn ngữ thường nhật gần gũi với bác tiều phu. Không phải
vì thế mà đức Phật đánh mất mình. Bởi bản chất của việc làm đó là để phổ biến cho
mọi người, mọi đối tượng trong xã hội về con đường giải thoát khỏi nỗi khổ.
Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh khẳng định:
Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân, Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có
ưu điểm của nó là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm
của nó, chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác,
Tôn Dật Tiên chẳng những có điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh
phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên

đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất
hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.[19, tr.343]
Khẳng định đó cho chúng ta thấy hiểu biết rất sâu sắc của Hồ Chí Minh về
triết lý sống và triết lý phát triển xã hội của các bậc vĩ nhân, thánh nhân từ Đông
sang Tây trong lịch sử nhân loại. Trong sự hiểu biết ấy, Hồ Chí Minh luôn đi đến
tận cùng, nắm chắc bản chất của vấn đề, bản chất của triết thuyết, từ đó hình thành
cho mình một phương châm tư duy giàu tính biện chứng phương Tây nhưng lại hết
sức tinh tế nhạy cảm của phương Đông. Lối tư duy độc lập sáng tạo ấy, cho chúng
ta thấy phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” Hồ Chí Minh rõ ràng phương
Đông, rất Việt Nam nhưng có sự vượt lên bởi tính biện chứng, khoa học của
phương Tây.

19


- Chủ nghĩa Mác – Lênin
Ngay từ đầu, khi ra đi tìm đường cứu nước, Người đã xác định mục tiêu là:
“Tôi muốn ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ
làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.[52, tr.13] Như vậy, Hồ Chí
Minh muốn đi tìm một phương pháp cách mạng có trong thực tiễn của các nước chứ
không chỉ là một phương pháp có tính chất lý thuyết sách vở. Phương pháp Người
tìm kiếm là phương pháp hoạt động xuất phát từ thực tiễn nhằm cải tạo thực tiễn.
Trên con đường nghiên cứu thực tiễn, Hồ Chí Minh đã tìm tòi, nghiên cứu nhiều
học thuyết, trong đó Người tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin cái “cẩm nang thần
kỳ” để cứu nước, nhưng với tư duy độc lập và sáng tạo, cũng như xuất phát từ thực
tiễn hoàn cảnh Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ coi đó là những nguyên lý mang tính
chất gợi mở, cần bổ sung và phát triển bằng thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Trong triết học Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ ra cái bất biến
là vật chất, nhưng vật chất luôn vận động biến đổi, luôn chuyển hoá từ dạng này
sang dạng khác; nó vĩnh viễn, vô cùng, vô tận; nó bất biến so với hiện tượng luôn

luôn thay đổi. Trong tự nhiên, mọi sự vật hiện tượng đều là những dạng cụ thể của
vật chất, có kết cấu hoặc nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra. Trong thế giới
không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang vận động, chuyển hóa lẫn
nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân, kết quả của nhau. Trong sự biến đổi đa dạng và
phức tạp của tự nhiên ấy, triết học Mác - Lênin đã khái quát thành hai nguyên lý, đó
là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển; ba quy luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy là quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập, quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi
về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định. Các sự vật và hiện tượng đều
vận động và phát triển theo nguyên lý đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tự coi mình là người học trò nhỏ của C.Mác. Khi ca
ngợi người thầy, Hồ Chí Minh cho rằng C.Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc
biện chứng. Vì vậy, Người nhấn mạnh tới việc học tinh thần xử trí mọi việc của
C.Mác; dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để

20


phân tích tình hình cụ thể và tìm ra quy luật của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh ý kiến của V.I. Lênin cho rằng, lý luận cách
mạng không phải là giáo điều, không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất
sáng tạo, là kim chỉ nam cho hành động cách mạng, cần phải luôn bổ sung bằng
những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động. Ngay từ năm 1924, trong
khi khẳng định “chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó”, Người đã không ngần ngại
viết rằng:
Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác
bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được.
Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng
lịch sử nào? “Lịch sử châu Âu”. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân
loại.[32, tr.509-510]

Cần nhận thức một cách khoa học rằng, mỗi dân tộc có quyền lựa chọn con
đường tiến lên để đạt mục tiêu cách mạng, phù hợp với đặc điểm, tình hình của
mình, không nhất thiết mọi nước đều có cùng khuôn mẫu giống nhau. Chính Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định không có một mô hình, con đường chung đi lên
chủ nghĩa xã hội cho tất cả các nước. Người viết:
“Từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế
độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - nói chung thì loài người phát triển
theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển
theo con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản)
như Liên Xô. Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa
xã hội (cộng sản) - như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam”.[39, tr.293]
Người còn nhấn mạnh: “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập
quán khác, có lịch sử địa lý khác... Ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa
xã hội”.[41, tr.391]
Ở Hồ Chí Minh trước khi ra đi tìm đường cứu nước đã có sự thấm đẫm
truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống văn hóa phương Đông. Ở Người đã có
sẵn tư tưởng của phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” và khi bắt gặp chủ nghĩa

21


×