Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phương thức thanh toán nhờ thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.47 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, thì hoạt động thanh toán
quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Một quốc gia
không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà
phải phát huy lợi thế so sánh, vươn mình hòa nhập vào môi trường quốc tế. Khi hoạt động
kinh tế đối ngoại được coi là con đường tất yếu thì thanh toán quốc tế càng thể hiện vai
trò quan trọng của mình. Cả hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều cần
phải trang bị cho mình những kiến thức về thanh toán quốc tế, phạm vi trách nhiệm, các
rủi ro có thể xảy ra…
Một trong những phương thức thanh toán quốc tế đang được áp dụng với chi phí rẻ,
dễ thực hiện nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người xuất khẩu chính là Nhờ thu. Vậy
phương thức Nhờ thu sẽ được áp dụng trong những trường hợp nào, cách giải quyết các
rủi ro, tranh chấp ra sao? Nhóm xin chọn đề tài nghiên cứu “Phương thức thanh toán nhờ
thu”, với mong muốn sẽ đem đến cái nhìn toàn diện hơn về phương thức thanh toán này.
Bài tiểu luận này dựa trên các lý thuyết, nguồn luật điều chỉnh và phân tích các tình
huống thực tế liên quan đến phương thức thanh toán nhờ thu.
Mặc dù đã cố gắng trong việc tìm tòi, nghiên cứu nhưng không thể tránh khỏi các
thiếu sót, chúng em mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp quý báu của cô để bài tiểu
luận được hoàn thiện hơn.

2


I.

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, CƠ SỞ PHÁP LÝ



Trước hết, cần làm rõ Nhờ thu là gì? “Nhờ thu” là phương thức thanh toán mà theo
đó ngân hàng nhận được sự ủy thác của khách hàng tiến hành thu tiền từ người có nghĩa
vụ trả tiền hoặc yêu cầu người có nghĩa vụ trả tiền chấp nhận thanh toán theo các nội
dung và quy định trong chỉ thị nhờ thu. Căn cứ vào chứng từ trong thanh toán, người ta
chia nhờ thu làm 2 loại là: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
Văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức thanh toán Nhờ thu là Quy tắc thống nhất
về Nhờ thu (The Uniform Rules for Collection – URC) do Phòng Thương mại quốc tế
(ICC) biên soạn và phát hành lần đầu tiên vào năm 1956. Các quy tắc này được sửa đổi
vào năm 1967 và 1978. Năm 1995, một lần nữa quy tắc này lại được sửa đổi mang số 522
(The Uniform Rules for Collection No 522 Revision 1995 – gọi tắt là URC 522 1995
ICC), có hiệu lực từ 1/1/1996. URC 522 1995 ICC là một tập quán quốc tế, cho nên
không ràng buộc các bên phải thi hành. Nếu muốn áp dụng URC 522, các bên phải dẫn
chiếu vào hợp đồng cơ sở và Chỉ thị Nhờ thu. Khi dẫn chiếu áp dụng URC 522 thì các
điều khoản của nó sẽ ràng buộc tất cả các bên liên quan trừ khi có thỏa thuận khác rõ ràng
hoặc trừ khi trái với các quy định trong luật của địa phương, một bang hay quốc gia hoặc
quy chế mà không thể bỏ qua được. Tuy nhiên hầy hết các nước trên thế gi ới đều không
có luật riêng về Nhờ thu. Vì vậy, URC 522 đã và đang được áp dụng rộng rãi trong Nhờ
thu ở nhiều nước trên thế giới.

II.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Ngân hàng chuyển

6

Ngân hàng thu

(Remitting bank)


(Collecting Bank)
3

7

2

Người hưởng lợi
(Principal)

4

1

5

Người trả tiền
(Drawee)
3


1. Quy trình tiến hành nghiệp vụ Nhờ thu trơn
(1) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ và gửi
trực tiếp chứng từ gửi hàng cho Người nhập khẩu. Chứng từ vận tải cần ghi đích danh
hoặc theo lệnh đích danh người nhập khẩu.
(2) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ ký phát hối phiếu hoặc hóa đơn đòi tiền
người nhập khẩu và viết chỉ thị Nhờ thu (Collection instruction) ủy thác ngân hàng nước
mình thu tiền từ người nhập khẩu.
(3) Ngân hàng chuyển ủy thác cho ngân hàng đại lý (Collecting bank) của mình ở nước nhập

khẩu bằng chỉ thị Nhờ thu (Collection instruction) và kèm với hối phiếu đòi nợ, hối phiếu
nhận nợ, séc hoặc hóa đơn yêu cầu ngân hàng này thu tiền từ người nhập khẩu.
(4) Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc hoặc hóa đơn yêu
cầu người nhập khẩu trả tiền ngay, nếu là hối phiếu đòi nợ trả tiền ngay, hối phiếu nhận
nợ hoặc séc hoặc chấp nhận trả tiền, nếu là hối phiếu đòi nợ trả chậm.
(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người hưởng lợi, nếu Nhờ thu hối phiếu đòi
nợ trả chậm thì ngân hàng sẽ chuyển trả hối phiếu đã được người nhập khẩu ký chấp nhận
thanh toán cho người hưởng lợi.
(6) Ngân hàng đại lý báo chuyển tiền vào tài khoản của ngân hàng chuyển.
(7) Ngân hàng chuyển chuyển tiền vào tài khoản của người hưởng lợi.
2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ
(1) Giao hàng: Người xuất khẩu chỉ giao hàng, không kèm theo chứng từ. Hàng được gửi tới
địa chỉ của người nhập khẩu, không gửi trực tiếp đến địa chỉ ngân hàng đại lý (trừ khi có
sự thỏa thuận trước). Bên cạnh đó các ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm gì về
hàng hóa. Đối với các mặt hàng quý hiếm, người xuất khẩu có thể thỏa thuận và gửi hàng
tới kho của ngân hàng đại lý. Ngân hàng đại lý sẽ giao hàng cho người nhập khẩu sau khi
người nhập khẩu thực hiện đầy đủ các điều kiện theo chỉ thị nhờ thu.
(2) Lập bộ chứng từ Nhờ thu: người xuất khẩu lập các chứng từ thương mại, ký phát hối
phiếu hoặc hóa đơn thu tiền. Lập chỉ thị Nhờ thu (theo mẫu của ngân hàng chuyển quy
định) ủy thác cho ngân hàng chuyển thu hộ tiền từ người nhập khẩu. Đây chính là hợp
đồng dịch vụ ký kết giữa người xuất khẩu và ngân hàng chuyển. Nếu áp dụng URC 522
phải dẫn chiếu vào Chỉ thị Nhờ thu này.
4


(3) Ngân hàng chuyển ủy thác cho ngân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu thu tiền theo các
điều kiện trong chỉ thị nhờ thu. Ngân hàng chuyển lập thư Nhờ thu ủy thác cho ngân hàng
đại lý thu tiền người nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ Nhờ thu. Thư Nhờ thu là hợp đồng
giao dịch quốc tế giữa hai ngân hàng. Nội dung của thư Nhờ thu phù hợp các điều kiện
như trong Chỉ thị Nhờ thu. Nếu trong chỉ thị Nhờ thu có dẫn chiếu áp dụng URC 522 thì

trong Nhờ thu cũng phải dẫn chiếu theo. Ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm về số lượng
chứng từ, khi chuyển cho ngân hàng đại lý phải lập bản kê khai chứng từ và gửi kèm theo
bộ chứng từ.
(4) Xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán: ngân hàng thu hộ tiếp nhận bộ chứng từ Nhờ thu
và xuất trình cho người nhập khẩu để yêu cầu thanh toán. Theo điều kiện D/P, D/A hoặc
D/TC của Chỉ thị Nhờ thu ngân hàng thu hộ thực hiện việc khống chế bộ chứng từ đối với
người nhập khẩu. Nếu trong bộ chứng từ thương mại đối với vận đơn theo lệnh của ngân
hàng thu hộ thì ngân hàng phải ký hậu vận đơn cho người nhập khẩu đã trả tiền hoặc chấp
nhận thanh toán.
(5) Chấp nhận hoặc từ chối thanh toán: người nhập khẩu kiểm tra chứng từ nếu thấy chứng từ
phù hợp với hợp đồng và không mâu thuẫn lẫn nhau và đồng ý thanh toán thì trả tiền ngay
hoặc chấp nhận thanh toán, nếu mua chịu, ngược lại thì có quyền từ chối chứng từ. Người
nhập khẩu chuyển trả tiền cho người xuất khẩu bằng phương thức chuyển tiền: T/T hoặc
M/T. Nếu trả tiền bằng T/T, cần quy định ai sẽ chịu chi phí điện tín.
(6) Thanh toán hoặc từ chối thanh toán: ngân hàng thu phải lập tức gửi thông báo về thanh
toán đến ngân hàng chuyển ghi rõ lượng tiền thu được, chi phí, lệ phí, lượng tiền ứng chi
đã trừ đi, nếu có và phương thức quyết toán nhờ thu. Thông báo việc chấp nhận thanh
toán đối với Nhờ thu trả chậm: ngân hàng thu phải lập tức gửi thông báo về việc chấp
nhận thanh toán cho ngân hàng chuyển. Thông báo việc từ chối thanh toán và/hoặc không
chấp nhận thanh toán. Ngân hàng thu cần tìm ra lý do của việc không thanh toán rồi thông
báo ngay cho ngân hàng chuyển.

III.

ƯU, NHƯỢC ĐIỂM

1. Nhờ thu trơn

5



Ưu điểm: Đơn giản, có lợi cho người nhập khẩu hơn vì việc nhận hàng không liên
quan đến thanh toán. Theo quy trình nghiệp vụ, chứng từ thương mại sẽ được người bán
gửi cùng hàng hóa tới cho người nhập khẩu. Như vậy người nhập khẩu vẫn có thể đi nhận
hàng khi có chứng từ thương mại trong tay thậm chí chưa thanh toán tiền hàng cho người
xuất khẩu.
Nhược điểm:
-

Tốc độ thanh toán chậm vì nó phụ thuộc vào thiện chí của bên phải thanh toán và việc di
chuyển chứng từ.

-

Gây rủi ro cho người bán đó là người mua có chứng từ thương mại trong tay đi nhận hàng
và sau đó không thanh toán

-

Chưa sử dụng hết chức năng của ngân hàng. Vai trò của ngân hàng chỉ đơn thuần là
chuyển chứng từ.
2. Nhờ thu kèm chứng từ

Ưu điểm: loại được rủi ro cho người bán là người mua nhận hàng nhưng không
thanh toán.
Nhược điểm
- Chưa ràng buộc người mua không nhận hàng và không thanh toán. Hoặc người mua chấp

nhận thanh toán nhưng lại không thanh toán khi đến hạn. Hoặc ngân hàng khi giao bộ
chứng từ cho người mua nhưng không yêu cầu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

-

Người mua cũng có rủi ro chính là hàng đến trước so với chứng từ. Khi đó, người mua
phải các chi phí phát sinh như chi phí lưu kho, bốc dỡ hàng chậm,..

IV.

RỦI RO CỦA PHƯƠNG THỨC NHỜ THU

1. Với người xuất khẩu
-

Mặc dù có nhiều ưu điểm hơn phương thức thanh toán chuyển tiền, nhưng phương thức
nhờ thu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người xuất khẩu, một trong số đó là việc người
nhập khẩu không nhận hàng. Trong trường hợp này, người xuất khẩu sẽ không được thanh
toán, bên cạnh đó còn phải chịu các chi phí liên quan tới việc lưu kho hàng hóa, tổ chức
bán đấu giá, giảm lợi nhuận do phải bán hạ giá… hay chi phí vận chuyển về nước nếu
như không bán tại nước nhập khẩu.
6


-

Với phương thức D/A, người nhập khẩu chấp nhận thanh toán nhưng không thanh toán
khi đến hạn.

-

Ngân hàng thu hộ giao chứng từ nhưng không yêu cầu thanh toán hay chấp nhận thanh
toán dẫn tới người xuất khẩu có nguy cơ không được thanh toán tiền.


-

Chứng từ thất lạc, việc chứng từ chậm trễ hay thất lạc khiến người xuất khẩu không thể
yêu cầu người nhập khẩu thanh toán, và hoàn toàn có thể bị từ chối nhận hàng do người
nhập khẩu không có chứng từ để nhận hàng.
2. Với người nhập khẩu

-

Trong những hành trình có khoảng cách không lớn từ địa điểm giao hàng và địa điểm
nhận hàng, một rủi ro đối với người nhập khẩu đó là hàng đến trước chứng từ. Hơn nữa,
với sự tinh vi trong việc phát hành chứng từ giả, người nhập khẩu cũng phải đối mặt với
rủi ro không được nhận hàng trong trường hợp có một bộ chứng từ giả đã được xuất trình
và chấp nhận tại ngân hàng thu hộ trước khi người nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ của
mình.
3. Với ngân hàng chuyển chứng từ

-

Với ngân hàng chuyển chứng từ, rủi ro có thể xảy ra khi ngân hàng thanh toán hoặc ứng
trước tiền cho người xuất khẩu khi chưa nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ.
4. Với ngân hàng thu hộ

-

Trong trường hợp ngân hàng thu hộ làm trái với chỉ thị nhờ thu, ngân hàng này sẽ phải
chịu trách nhiệm với những tổn thất và chi phí phát sinh do việc vi phạm chỉ thị nhờ thu
gây ra.


V.

BIỆN PHÁP XỬ LÝ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP

1. Hàng đến trước chứng từ
-

Yêu cầu gửi trước 1/3 BL thẳng đến người NK

-

Xin bảo lãnh của ngân hàng
2. Người nhập khẩu không nhận hàng

-

Yêu cầu người nhập khẩu ký quỹ trước

-

Ủy thác lưu kho lô hàng

-

Giải quyết lô hàng: bán đấu giá, chuyển về nước, giảm giá cho người nhập khẩu...
7


3. Chứng từ giả
-


Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung

-

Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp

-

Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện
phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu (đối với
lô hàng có giá trị lớn)

-

Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu

-

Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc
của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular’s invoice)

-

Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc
có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập
khẩu

-


Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc
đại diện thương mại Việt Nam

-

Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection)

VI.

TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG

1. Nhờ thu trơn
-

Trong giao dịch phi thương mại: giá trị thường thấp, ví dụ như thanh toán các phí dịch vụ
(vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông…), thanh toán đòi tiền phạt, tiền bồi thường.

-

Trong thanh toán thương mại: hai bên hoàn toàn tin tưởng nhau, có quan hệ nội bộ như
công ty mẹ, công ty con, chi nhánh nội bộ, đại diện công ty.
2. Nhờ thu kèm chứng từ

-

Người xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ làm ăn từ trước.

-

Ý muốn thanh toán tiền hàng và khả năng tài chính của người mua phải chắc chắn.


-

Tình hình chính trị, pháp luật, kinh tế ở nước người mua ổn định.

8


-

Việc chuyển trả trong thanh toán quốc tế của nước người nhập khẩu không bị đe dọa do
việc kiểm soát hối đoái cũng như các hạn chế tương tự.

VII. MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TẾ
TÌNH HUỐNG 1
Ngân hàng Vietcombank (Remitting Bank) tiến hành chuyển chứng từ theo yêu cầu
của nhà xuất khẩu Việt Nam sang cho ngân hàng Bank of Tokyo (Collecting Bank) và nhờ
Bank of Tokyo thu tiền nhà nhập khẩu Nhật hộ cho mình. Tranh chấp xảy ra khi bộ chứng
từ bị thất lạc, vậy ai là người sẽ chịu trách nhiệm về việc thất lạc chứng từ như trên?
TÌNH HUỐNG 2
Một tình huống khác, trong đó Vietcombank vẫn là Remitting Bank và Bank of
Tokyo vẫn là Collecting Bank. Vấn đề không hay là nhà NK Nhật lại không chịu thanh
toán khi Bank of Tokyo đòi tiền, theo Chỉ thị Nhờ thu, B.O.Tokyo điện báo lại cho
Vietcombank về vấn đề trên và chờ phản hồi. Sau đó, nhà nhập khẩu Nhật thay đổi quan
điểm và quyết định trả tiền, B.O.Tokyo đồng ý trao chứng từ, thu tiền nhà nhập khẩu và
chuyển tiền về cho Vietcombank. Cùng lúc đó, Vietcombank theo yêu cầu của nhà xuất
khẩu Việt Nam Nam đề nghị B.O.Tokyo trao chứng từ cho một khách hàng khác mua với
giá cao hơn. Phía xuất khẩu Việt Nam và Vietcombank phản đối kịch liệt B.O.Tokyo về
việc tác nghiệp sai chỉ thị. Vậy ai là người sai trong trường hợp này? Tại sao?
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

TÌNH HUỐNG 1:
Theo điều 14a URC 522, Các ngân hàng không có nghĩa vụ hoặc chịu trách nhiệm
về các hậu quả phát sinh từ việc chậm trễ và/hoặc việc mất mát các thư từ trong việc vận
chuyển bất cứ các điện tín, các thư từ, các chứng từ nào hoặc đối với việc chậm trễ, cắt
xén hay các sai sót khác phát sinh trong quá trình chuyển bất cứ điện tín nào hoặc đối với
các lỗi trong dịch thuật và/hoặc giải thích đối với các thuật ngữ.
Trong trường hợp này, Ngân hàng Vietcombank miễn trách trong trường hợp chứng từ
thất lạc.

9


Theo điều 11a URC 522, Các ngân hàng sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác hoặc
các ngân hàng khác nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của người Nhờ thu thì mọi chi phí
và sự rủi ro đó sẽ do người Nhờ thu gánh chịu. Vậy nên rủi ro sẽ do bên Nhờ thu gánh
chịu.
TÌNH HUỐNG 2:
Điều 26c3 URC 522, Ngân hàng xuất trình cần tìm ra lý do của việc này không
thanh toán khác và/hoặc không chấp nhận thanh toán và thông báo ngay cho ngân hàng đã
gửi bản Chỉ thị Nhờ thu. Ngân hàng xuất trình phải gửi ngay thông báo không thanh toán
và/hoặc thông báo không chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng đã gửi Chỉ thị Nhờ thu.
Khi nhận được thông báo này, ngân hàng chuyển phải có chỉ thị thích hợp về việc tiếp tục
xử lý các chứng từ. Nếu sau 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh toán
và/hoặc không chấp nhận thanh toán mà ngân hàng xuất trình vẫn không nhận được
những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại ngân hàng đã gửi đến, ngân
hàng xuất trình sẽ không chịu trách nhiệm gì thêm.
-

Theo điều 26c3 URC 522 thì Bank of TOKYO đã hành động đúng về mặt thông báo
thanh toán/chấp nhận thanh toán cho ngân hàng chuyển.


-

Theo điều 26c3 URC 522, nếu sau 60 ngày kể từ ngày gửi thông báo (trừ khi LC có quy
định sớm hơn về việc phản hồi) mà VCB không có phản hồi thì Bank of TOKYO phải gửi
trả bộ chứng từ cho VCB và không chịu trách nhiệm gì hơn nữa. Tuy nhiên trong trường
hợp này Bank of TOKYO tự động trao chứng từ cho khách là không hợp lệ.

KẾT LUẬN
Nhìn chung phương thức thanh toán Nhờ thu thường được dùng khi: hai bên thực sự
tin tưởng lẫn nhau, người mua sẵn sàng thanh toán và có khả năng thanh toán, điều kiện
kinh tế - chính trị ở nước người mua ổn định… So với Nhờ thu trơn, thì quyền lợi của
người xuất khẩu đã được đảm bảo hơn và vai trò của ngân hàng cũng được nâng cao hơn
ở phương thức Nhờ thu kèm chứng từ.
Trên thực tế, phương thức Nhờ thu trơn rất ít được áp dụng trong thanh toán tiền
hàng vì không đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, vì việc nhận
10


hàng và thanh toán là tách rời nhau, cho nên Nhờ thu trơn chỉ được sử dụng trong thanh
toán phí hoặc nhờ thu séc giữa các ngân hàng. Với nhờ thu kèm chứng từ, việc thanh toán
tiền hàng cho người xuất khẩu vẫn chưa được chắn chắn, tuy vẫn giữ được quyền kiểm
soát hàng hóa sau khi giao, nhưng vẫn có rủi ro là người nhập khẩu không nhận hàng
hoặc thanh toán chậm.
Với các phân tích và ví dụ đã đưa ra, bài tiểu luận này đã giúp cho người đọc cái
nhìn tổng quát về Nhờ thu, các trường hợp áp dụng cũng như cách xử lý các tình huống
có thể xảy ra khi sử dụng phương thức thanh toán này.

11



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình thanh toán quốc tế, Gs. Đinh Xuân Trình (CB), Nxb. Khoa học và kĩ

thuật Hà Nội (2011).
2. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế đối với nhà nhập khẩu, Nguyễn

Thanh Hải, (2007).
/>%91c-t%E1%BA%BF-d%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-nha-nh%E1%BA
%ADp-kh%E1%BA%A9u/

12



×