Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tiểu luận/Bài tập nhóm - Thực trạng và tác động của dầu khí đá phiến đến thị trường dầu mỏ - Kinh tế tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ……………………

----------------

TIỂU LUẬN KINH TẾ TÀI NGUYÊN
Đề tài:
U

Dầu mỏ đá phiến – các vấn đề về khai thác, thực trạng
và tác động liên quan đến nền kinh tế thế giới và Việt
Nam
Họ và tên : ………….
Mã HV

: ………..

Lớp

: …………

Hà Nội, 2016

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG …………………..


----------------

TIỂU LUẬN KINH TẾ TÀI NGUYÊN
Đề tài:
U

Dầu mỏ đá phiến – các vấn đề về khai thác, thực trạng
và tác động liên quan đến nền kinh tế thế giới và Việt
Nam

Hà Nội, tháng 6 năm 2016

ii


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... v
T
5
3

35T

PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 1
T
5
3

35T


Chương 1. Sự phát triển và thực trạng về dầu đá phiến ................................. 1
T
5
3

T
5
3

1.1. Đá phiến dầu là gì? .......................................................................................... 1
T
5
3

35T

1.2. Lịch sự hình thành khai thác dầu đá phiến ................................................ 2
T
5
3

T
5
3

1.3. Quá trình khai thác dầu đá phiến ................................................................. 2
T
5
3


T
5
3

1.4. Sự phát triển của dầu đá phiến ..................................................................... 4
T
5
3

T
5
3

1.5. Trữ lượng dầu đá phiến trên thế giới........................................................... 6
T
5
3

T
5
3

Chương 2. Tác động của dầu đá phiến đến kinh tế thế giới............................ 8
T
5
3

T
5
3


2.1. Tác động của dấu đá phiến đến giá dầu ...................................................... 8
T
5
3

T
5
3

2.1.1. Giá dầu giảm mạnh do dầu đá phiến.........................................................8
2.1.2. Dầu đá phiến lấn át dầu mỏ .......................................................................8
2.1.3. Tác động của dầu đá phiến trong ngành năng lượng.............................10
T
5
3

T
5
3

T
5
3

T
5
3

T

5
3

T
5
3

2.2. Tác động của dầu đá phiến đến kinh tế thế giới ...................................... 14
T
5
3

T
5
3

2.2.1. Tác động địa chính trị của giá dầu giảm.................................................15
2.2.2. Tác động của dầu đá phiến đối với nền kinh tế Mỹ ................................16
2.2.3. Đá phiến dầu, vũ khí khuynh đảo thị trường dầu của Mỹ ......................17
2.2.4. Đá phiến dầu trở thành sức mạnh Mỹ .....................................................17
T
5
3

T
5
3

T
5

3

T
5
3

T
5
3

T
5
3

T
5
3

T
5
3

2.3. Các nước xuất khẩu dầu lớn nhất chịu ảnh hưởng nặng lề vì giá dầu
giảm .......................................................................................................................... 19
T
5
3

35T


2.3.1. Venezuela ...................................................................................................19
2.2.2. Arab Saudi .................................................................................................20
2.2.3. Nigeria .......................................................................................................20
2.2.4. Nga .............................................................................................................21
2.2.5. Iraq .............................................................................................................22
T
5
3

35T

T
5
3

35T

T
5
3

T
5
3

T
5
3

35T


35T

35T

Chương 3. Nguy cơ bong bóng dầu mỏ và tác động mơi trường, địa chất do
q trình khai thác dầu đá phiến .................................................................... 23
T
5
3

T
5
3

3.1. Bong bóng dầu mỏ sắp vỡ............................................................................. 23
T
5
3

T
5
3

3.2. Khó khăn đối với các doanh nghiệp dầu mỏ ............................................ 23
T
5
3

T

5
3

3.3. Tác động xấu đến môi trường và địa chất................................................. 26
T
5
3

T
5
3

3.4.1. Sự phản đối dầu đá phiến .........................................................................26
T
5
3

T
5
3

iii


3.4.2. Tác động xấu tới môi trường, địa chất .....................................................28
T
5
3

Chương 4. Giá dầu giảm - tác động và ứng phó của Việt Nam .................... 30

T
5
3

T
5
3

4.1. Tác động hai chiều của giá dầu giảm đến Việt Nam ............................... 30
T
5
3

T
5
3

4.2. Xu hướng giá dầu năm 2016 ........................................................................ 32
T
5
3

T
5
3

4.3. Giá dầu giảm đang tác động lớn đến Việt Nam ....................................... 33
T
5
3


T
5
3

4.3.1. Ảnh hưởng đến thu ngân sách ..................................................................33
4.3.2. Giá dầu 40 USD/thùng, sẽ gây nhiều xáo trộn .......................................34
4.3.3. Giá xăng dầu giảm tiếp, có thể gia tăng bn lậu xăng dầu..................35
T
5
3

T
5
3

T
5
3

T
5
3

T
5
3

T
5

3

4.4. Ứng phó với giá dầu giảm............................................................................. 35
T
5
3

T
5
3

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. iv
T
5
3

35T

iv


LỜI NÓI ĐẦU
Cách mạng dầu đá phiến tại Mỹ là nguyên nhân đẩy giá dầu mỏ xuống đáy
trong những năm gần đây. Tác động to lớn tới nền kinh tế thế giới, cũng là cơng
cụ gây ảnh hưởng về chính trị như Mỹ đối với các nước xuất khẩu dầu như Nga,
Venezuela.
Đi kèm với giá dầu giảm tác động kích thích kinh tế, thì nguy cơ phá sản
các cơng ty dầu mỏ ngày càng hiện hữu. Đồng thời, việc khai thác dầu đá phiến
lại mang nhiều thiệt hại về môi trường, địa chất.
Việc dầu mỏ giảm giá tác động đến Việt Nam theo cả hai hướng tích cực

và tiêu cực. Về thu ngân sách, việc này làm giảm nguồn thu ngân sách của Việt
Nam trong tình trạng bội chi, dẫn đến khó khăn trong điều tiết kinh tế của Chính
phủ.
Trên cơ sở nhiều khía cạnh của kinh tế tài nguyên đối với lĩnh vực dầu mỏ
và qua vấn đề dầu đá phiến, học viên nghiên cứu vấn đề này trên các nội dung
nêu trên. Bài nghiên cứu được thực hiện bởi học viên về một vấn đề tài nguyên
mới nên cịn nhiều hạn chế, hi vọng rằng học viên có thể vận dụng về kiến thức
môn học vào thực tế.

v


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
Sự phát triển và thực trạng về dầu đá phiến
1.1. Đá phiến dầu là gì?
Quá trình hình thành dầu khí bắt nguồn từ hàng trăm triệu năm trước, khi
xác các sinh vật chìm dưới đáy biển và xác thực, động vật bị chơn vùi trong lịng
đất hình thành lớp vật chất tạm gọi là “bùn lắng hữu cơ”. Năm này qua năm
khác, quá trình này cứ tiếp diễn, các lớp bùn hữu cơ trộn lẫn với trầm tích và các
vật chất khác tiếp tục bị chơn vùi sâu hơn và hình thành nên những lớp đá phiến
hạt mịn. Nếu chúng ở sâu, bị các lớp trầm tích mới đè lên tạo nên môi trường áp
suất lớn và nhiệt độ cao thì các vật chất hữu cơ này bị phân giải, hình thành dầu
và khí, len lỏi trong các lớp đá có độ thấm và độ rỗng cao, và dồn về nơi có áp
suất thấp hơn tạo thành các túi dầu thơ và khí đốt mà con người đã khai thác
trong hơn 100 năm qua. Đây được coi là dầu khí truyền thống (conventional oil
& gas).

Dầu đá phiến đã được con người biết tới từ lâu.
Nhưng khi ở độ sâu chưa đủ tạo ra áp suất và nhiệt độ cao và ở những lớp

đá có độ thấm và độ rỗng thấp thì dầu và khí khơng thể tập trung vào một chỗ
mà tích tụ trong các lỗ hổng nhỏ, không liên thông, nằm xen kẽ giữa các lớp đá
phiến. Các lớp đá phiến này thường nằm ở độ sâu chừng hơn 1-6 ki lơ mét trong
lịng đất, tùy theo cấu tạo địa chất từng vùng. Dầu và khí được hình thành trong
trạng thái như vậy được gọi là dầu khí bị “nhốt” trong đá phiến, hay gọi tắt là
“dầu đá phiến” (shale oil & gas). Dầu đá phiến được coi là dầu khí phi truyền
thống (unconventional oil & gas).
Như vậy, đặc tính cốt lõi của dầu đá phiến (phi truyền thống) để phân biệt
với dầu khí truyền thống là ở chỗ: do độ thấm và độ rỗng thấp của các lớp đá
phiến nên khơng thể hình thành dịng chảy tự phát vào giếng khoan khai thác với
lưu lượng thỏa mãn điều kiện kinh tế của các phương pháp khai thác truyền
1


thống.
Chính đặc điểm này khiến dầu đá phiến khơng thể khai thác theo kiểu
khoan và bơm như với các mỏ dầu truyền thông được. Con người đã phát hiện
tài nguyên này từ hàng trăm năm trước, nhưng khai thác được chúng, đặc biệt là
khai thác thương mại rất khó khăn.
1.2. Lịch sự hình thành khai thác dầu đá phiến
Thực tế, con người đã phát hiện và sử dụng đá phiến dầu làm nhiên liệu đốt
từ thời tiền sử. Tuy nhiên, tới giữa thế kỷ 19, việc khai khoáng dầu đá phiến với
quy mô công nghiệp mới được tiến hành.
Trong một thời gian dài, việc khái thác dầu đá phiến gắn liền với khai thác
mỏ theo phương pháp hầm lò. Cản sản phẩm từ quá trình này được vận chuyển
đi đốt phát điện hoặc trải qua quá trình xử lý để tạo ra các thành phẩm.
Tuy nhiên, do đặc điểm các túi dầu phân tán và nằm sâu dưới lòng đất nên
việc khai thác dầu đá phiến gặp khá nhiều trở ngại, sản lượng thấp và chi phí rất
cao. Chính vì vậy, vào khoảng thập niên 50-60 của thế kỷ trước, hầu hết các
quốc gia đều đã dừng các dự án khai thác dầu đá phiến do dầu mỏ rẻ hơn đã sẵn

trong khi chi phí xử lý dầu đá phiến lại quá cao.
Sau cuộc khủng hoảng dầu năm 1973, sản lượng dầu đá phiến trên thế giới
đạt đến đỉnh là 46 triệu tấn trong năm 1980 và sau đó giảm xuống còn 16 triệu
tấn năm 2000, do sự cạnh tranh của chương trình dầu mỏ truyền thống giá rẻ
thập niên 1980.
Công nghiệp dầu đá phiến “phục sinh” trở lại vào những năm đầu thế kỷ
XXI. Với công nghệ nứt vỡ thủy lực (hydraulic fracturing hay fracking), nước
Mỹ đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp dầu đá phiến khi
việc khai thác loại dầu này trở nên dễ dàng với chi phí và thời gian ngắn hơn.
Nói cách khác, về bản chất, chính phần “lõi cơng nghệ” nứt vỡ thủy lực là
thủ phạm chính đẩy giá dầu mỏ “xuống đáy” trong những ngày qua chứ không
phải là bản thân dầu đá phiến.
1.3. Quá trình khai thác dầu đá phiến
Thực tế thì khơng phải tới đầu thế kỷ XXI, con người mới biết tới công
nghệ nứt vỡ thủy lực. Những mũi khoan thí nghiệm theo cơng nghệ này đã được
thực hiện vào năm 1947 và tới năm 1949 thì nó mới được áp dụng thương mại
lần đầu tiên.
Tuy nhiên, việc phát triển công nghệ nứt vỡ thủy lực vào việc khai thác dầu
đá phiến thì mới được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ trước với George
Mitchell, người sau này được mệnh danh là “cha đẻ kỹ thuật khai thác dầu đá
phiến”.
Về cơ bản, công nghệ nứt vỡ thủy lực là kỹ thuật bơm chất lỏng gồm hỗn
hợp nước, cát và hóa chất vào lỗ khoan với áp lực cực mạnh, làm nứt gãy các
vỉa đá phiến, từ đó tạo ra các lỗ hổng để tập trung dầu và khí trong đá vào các
2


giếng khoan để khai thác.

Khai thác dầu đá phiến theo công nghệ nứt vỡ thủy lực.

Trong thời gian dài sau đó, bất chấp những nghi ngờ, thậm chí chế giễu,
Mitchell vẫn cần mẫn phát triển công nghệ nút vỡ thủy lực dùng cho khai thác
dầu đá phiến. Mitchell tin rằng, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc khai
thác dầu đá phiến bằng phương pháp này là hoàn tồn có thể.
Tới năm 2002, thấy được tiềm năng của công nghệ nứt vỡ thủy lực, hãng
Devon Energy của Mỹ đã mua lại công ty của Mitchell với giá lên đến 3,5 tỉ đô
la. Devon đã kết hợp kỹ thuật nứt vỡ thủy lực với kỹ thuật “khoan ngang”
(horizontal drilling) để hồn thiện cơng nghệ khai thác dầu đá phiến hiệu quả
với chi phí thấp vào năm 2005.
Q trình khai thác dầu đá phiến bằng công nghệ nứt vỡ thủy lực gồm các
cơng đoạn chính sau:
- Đầu tiên người ta khoan thẳng xuống từ 1-3 km tùy theo độ sâu của các
vỉa đá phiến có chứa dầu khí. Tiếp đó, kỹ thuật khoan ngang sẽ giúp mũi khoan
bẻ cua một góc 90 độ và tiếp tục khoan ngang vào vỉa đá với độ sâu từ 1-2km.
- Sau khi đã có giếng khoan rồi, người ta dùng một thiết bị đặc biệt để cách
ly từng vùng một trong giếng khoan ngang và tạo ra các lỗ nhỏ trên thành giếng
lẫn đá phiến bằng việc kích nổ các chất nổ chứa trong thiết bị đó.
- Một hỗn hợp dung dịch gồm nước, cát và hóa chất (trong đó, nước và cát
chiếm đến 99,5%) được bơm thẳng xuống giếng ngang với áp lực cao.
- Dưới áp lực cao, hỗn hợp dung dịch bị đẩy mạnh vào các lỗ nhỏ trên
thành giếng tiếp xúc trực tiếp với đá phiến và khiến cấu trúc đá phiến bị phá vỡ
tạo thành nhiều khe nứt li ti về mọi hướng.
- Tiếp đó, nước được bơm ngược lên trên, chuyển đi xử lý. Dầu và khí sẽ
theo những khe nứt này di chuyển ngược lên và được tách lọc trên mặt đất bằng
3


những phương pháp tương tự như đã áp dụng với dầu khí truyền thống.

Các cơng đoạn khai thác dầu đá phiến bằng công nghệ nứt vỡ thủy

lực: 1. Lấy nguồn nước ngọt 2. Pha hóa chất 3. Bơm xuống giếng mỏ 4.
Nước thải chảy dội ngược lại 4. Chuyển nước thải đi. Dưới đất thì khí đốt
len theo kẽ nứt chảy vào giếng để bơm lên
1.4. Sự phát triển của dầu đá phiến
Phát triển dầu đá phiến tại châu Âu gần như không tồn tại. Hoạt động bẻ
gãy cấu trúc địa tầng bị cấm tại Pháp và không được khuyến khích tại Đức.
Tại Ba Lan, các kết quả thăm dị ban đầu là rất đáng thất vọng, trong khi tại
vương quốc Anh, khơng có hoạt động thăm dị nào được khởi động trong vài
năm qua.
Tuy nhiên, sự thất bại của châu Âu trong việc phát triển các nguồn tài
nguyên đá phiến khơng phải là câu chuyện điển hình trên tồn thế giới.
Mỹ.

Do chính phủ quản lý lỏng lẻo và có nhiều trợ cấp, fracking đã bùng nổ ở

các hãng sản xuất đã khai thác được nhiều mỏ dầu chặt (tight oil), dầu và
khí đốt đá phiến rộng lớn ở Mỹ, trong đó có những mỏ trải dài trên nhiều bang,
chẳng hạn như các vùng đá phiến Barnett, Permian Basin và Eagle Ford ở
Texas; Fayetteville ở Arkansas; Haynesville ở Louisiana và lớn nhất là
Marcellus trải dài trên ba bang Pennsylvania, New York và Ohio.
Đáng kể nhất là thành hệ Bakken khổng lồ ở bang North Dakota, nơi sản
4


lượng xếp hàng đầu thế giới với hơn 1 triệu thùng/ngày, góp phần vẽ lại bản đồ
năng lượng ở Mỹ và toàn cầu. Sự bùng nổ này đã tạo ra hàng trăm ngàn việc
làm.
Sản lượng dầu đá phiến ở Mỹ từ mức gần như bằng không vào năm 2010
đã tăng lên tới khoảng 4,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2015. Ngồi ra, năng
suất sản xuất dầu đá phiến (tính bằng sản lượng ban đầu mỗi giàn khoan) tăng

hơn 30%/năm từ năm 2007 tới 2014.
Sự phục hưng hoạt động khai thác trong gần 10 năm vừa rồi đã giúp Mỹ
đảo ngược xu hướng từ mấy thập niên qua là phụ thuộc vào các nguồn cung
nước ngoài.
Tổng sản lượng dầu hiện nay của Mỹ đã tăng từ 5,1 triệu thùng/ngày vào
đầu năm 2009 lên tới 9,7 triệu thùng/ngày vào tháng 4-2015, mức cao nhất kể từ
năm 1973. Nhờ đó, Mỹ khơng cịn phụ thuộc vào dầu nhập khẩu từ Trung Đơng
và có thể xuất siêu dầu vào năm 2030.
Sự bùng nổ vô tiền khoáng hậu của dầu đá phiến đã giúp Mỹ hết nỗi lo về
khan hiếm năng lượng kể từ thời Nixon. Năm 2013, lần đầu tiên trong hơn hai
thập niên, Mỹ sản xuất nhiều dầu hơn nhập khẩu và vào tháng 6-2015, Mỹ qua
mặt Nga và Saudi Arabia để trở thành nước sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới.
Tháng 12-2015, Quốc hội Mỹ bỏ phiếu gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu trong 40
năm qua.
Tại Mỹ, bất chấp các hoạt động khoan thăm dò đã được giảm bớt đáng kể
do giá “vàng đen” tụt dốc mạnh trong thời gian qua, sản lượng dầu mỏ và khí
đốt đá phiến vẫn chưa cho thấy bất kỳ sự sụt giảm lớn nào.
Số liệu thống kê mới nhất trong tháng Hai vừa qua cho thấy sản lượng dầu
đá phiến của Mỹ chạm mức trung bình 5,02 triệu thùng/ngày.
Theo BP, sản lượng khí đốt đá phiến tồn cầu có thể tăng lên trên 110 tỷ
feet khối/ngày, chiếm khoảng 1/4 nguồn cung khí đốt tồn cầu; trong khi sản
lượng dầu đá phiến chiếm khoảng 10 triệu thùng/ngày, tức khoảng 10% tổng sản
lượng dầu mỏ toàn cầu.
Trong khi đó, theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), sản lượng khai thác
dầu đá phiến Mỹ ước tính sẽ giảm khoảng 600.000 thùng/ngày trong năm nay và
tiếp tục giảm 200.000 thùng/ngày trong năm 2017, trước khi phục hồi lên mức 5
triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Điều này cho thấy, ngành cơng nghiệp dầu đá phiến của Mỹ đã thích ứng
rất nhanh với tình hình đang thay đổi. Và ngay cả khi sản lượng có tiếp tục giảm
trong những tháng tới, thì cơ hội gia tăng trở lại vẫn là rất lớn để sẵn sàng ứng

phó với bất kỳ biến động về giá nào.
Nhận định này cũng tương đồng với báo cáo triển vọng năng lượng dài hạn
do Tập đoàn dầu khí khổng lồ BP mới cơng bố.
Theo đó, BP dự đốn sản lượng khí đốt đá phiến của Mỹ sẽ tăng trong vòng
hai thập kỷ tới, lên mức khoảng 80 triệu thùng/ngày, tức là gần gấp đôi so với
5


các mức hiện nay, trong khi sản lượng dầu đá phiến sẽ tăng tương ứng lên
khoảng 8 triệu thùng/ngày vào năm 2030 và xa hơn nữa.
Thêm vào đó, sự phát triển của dầu đá phiến vẫn sẽ diễn ra đáng kể trên
toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Á. Nhìn chung, dự báo của BP là sản lượng khí
đốt đá phiến tồn cầu có thể tăng lên trên 110 tỷ feet khối/ngày, chiếm khoảng
1/4 nguồn cung khí đốt tồn cầu; trong khi sản lượng dầu đá phiến chiếm
khoảng 10 triệu thùng/ngày, tức khoảng 10% tổng sản lượng dầu mỏ toàn cầu.
1.5. Trữ lượng dầu đá phiến trên thế giới
Theo một báo cáo được thực hiện năm 2013 của Cơ quan Thơng tin năng
lượng Hoa Kỳ (EIA) thì dầu đá phiến có mặt tại 41 quốc gia khác nhau với 137
có thể điểm khai thác được, trong đó bao gồm Mỹ, Nga, Canada, Trung Quốc,
Brazil, Australia, một số quốc gia châu Âu và Bắc Phi.

Bản đồ phân bố trữ lượng dầu đá phiến trên thế giới. (Ảnh: EIA)
Dầu đá phiến có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Nga, Trung
Quốc, châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa
Kỳ (EIA), trữ lượng dầu đá phiến toàn thế giới là 345 tỉ thùng, trong đó Nga là
nước đứng đầu với trữ lượng 75 tỉ thùng. Tiếp sau đó là Mỹ, Trung Quốc,
Argentina và Libya với trữ lượng lần lượt là 58, 32, 27 và 26 tỉ thùng. Trữ lượng
khí đá phiến tồn thế giới là 206.000 tỉ mét khối. Đứng đầu trong danh sách này
là Trung Quốc, theo sau là Argentina, Algeria, Mỹ và Canada với trữ lượng lần
lượt là 32.000, 23.000, 20.000, 19.000 và 16.000 tỉ mét khối. Mặc dù vậy, cần

nhớ rằng trữ lượng dầu đá phiến (345 tỉ thùng) chỉ chiếm 1/10 tổng trữ lượng
dầu thơ trên tồn thế giới và trữ lượng khí đá phiến (206.000 tỉ mét khối) chiếm
khoảng 1/3 tổng trữ lượng khí đốt tồn thế giới.
Riêng đối với Mỹ, trữ lượng dầu và khí đá phiến chiếm khoảng một phần
6


tư tổng trữ lượng dầu và khí. Trung Quốc mặc dù có trữ lượng khí đá phiến
nhiều hơn gần gấp đôi Mỹ nhưng hiện nay vẫn loay hoay với bài toán khai thác
thế nào cho hiệu quả.

7


Chương 2.
Tác động của dầu đá phiến đến kinh tế thế giới
2.1. Tác động của dấu đá phiến đến giá dầu
2.1.1. Giá dầu giảm mạnh do dầu đá phiến
Sau 4 năm lập đỉnh cao nhất trong lịch sử bất chấp các biến động kinh tế,
giá dầu đã giảm mạnh vào giữa năm 2014. Hồi tháng 6, giá của loại nhiên liệu
này vẫn lập kỷ lục 107,73 USD/thùng dù cho người dân Mỹ và châu Âu sử dụng
ngày càng nhiều xe hơi tiết kiệm nhiên liệu khiến nhu cầu về xăng (sản phẩm tác
động lớn nhất đến nhu cầu về dầu) giảm mạnh. Trong khi đó, lượng cung dầu
mỏ tăng cao nhờ sự phát triển của các công nghệ mới như khoan nước sâu và kỹ
thuật khoan khai thác dầu đá phiến (fracking).
Các yếu tố cơ bản dẫn đến đà giảm của giá dầu bắt đầu xuất hiện từ mùa
hè, khi Trung Quốc giảm nhập khẩu, châu Âu đứng bên bờ một cuộc suy thoái
khác và nền kinh tế Mỹ mạnh lên khiến những thùng dầu có giá niêm yết bằng
đồng USD trở nên đắt đỏ hơn.
Thay vì đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung bằng cách giảm lượng

khai khác, các nhà xuất khẩu dầu ở Trung Đông tham gia vào một cuộc chiến về
giá để bảo vệ thị phần. Các nguồn cung dầu mới như các giếng dầu ở Canada và
đá phiến ở Mỹ khiến sức mạnh của nhóm OPEC sụt giảm đáng kể. Arab Saudi
bắt đầu nổi lên trên thị trường trong bối cảnh các đối thủ lớn như Nga và Iran bị
tổn thương vì giá dầu thấp và còn bị cấm vận. Giá dầu rẻ cũng giúp các nhà sản
xuất dầu ở nước này cạnh tranh tốt hơn so với Mỹ, nơi có giá thành sản xất cao
hơn. Giữa tháng 10, giá giảm sâu, có lúc xuống dưới 80 USD/thùng – ngưỡng
mà các giàn khoan dầu ở Bắc Dakota và Texas có thể kiếm được lợi nhuận.
2.1.2. Dầu đá phiến lấn át dầu mỏ

Đá phiến sét có thay được dầu mỏ?
Mới đây các chuyên gia tổ chức nghiên cứu IHS dự đoán sẽ xảy ra một
cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Theo ước tính của họ, trữ
8


lượng khí đá phiến sét là rất lớn và có thể làm rung chuyển thị trường hàng hóa.
Các chuyên gia của IHS nêu lên hơn 20 mỏ có triển vọng về khí đá phiến
sét trên thế giới với trữ lượng khoảng 175 tỷ thùng, gấp bốn lần dự trữ ở Bắc
Mỹ, tập trung nhiều nhất ở Nga, Argentina và Algeria. Một số nhà phân tích
từng dự báo rằng, sự phát triển các nguồn tài nguyên độc đáo này có thể dẫn đến
sự sụt giá năng lượng.
Trong khi đó, Bộ Năng lượng Mỹ lại đưa ra con số dự đốn hồn toàn
khác. Bộ này cho rằng, Nga hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về trữ lượng dầu
đá phiến, khoảng 75 tỷ thùng dầu quy đổi. Mỹ xếp ở vị trí thứ hai với 58 tỷ
thùng và Trung Quốc xếp thứ ba với 32 tỷ thùng quy đổi. Các chuyên gia Mỹ
ước tính tổng trữ lượng dầu đá phiến trên thế giới là 345 tỷ thùng tại 42 nước
khảo sát, chiếm khoảng 10% tổng trữ lượng dầu có thể khai thác trên toàn thế
giới và đủ để đáp ứng nhu cầu trong hơn một thập kỷ.
Hiện nay Nga đang phát triển hai mỏ khí đá phiến sét thử nghiệm. Theo các

chun gia, vấn đề chính là cho đến nay khơng có cơng nghệ nào hiệu quả để có
thể sản xuất loại dầu khí khó khai thác này. Hoa Kỳ khai thác 1/3 lượng khí đốt
của mình tại các mỏ đá phiến sét, đã trải qua hai thập kỷ và mất gần 30 tỷ USD
để tạo ra phương pháp khai thác. Các chuyên gia Đại học Harvard dự báo riêng
sản lượng khai thác dầu từ đá phiến của Mỹ đến năm 2017 có thể đạt 5 triệu
thùng/ngày.
Tuy nhiên, tờ Wall Street Journal uy tín số ra ngày 3/10/2013 đã đưa tin,
Mỹ dự kiến sẽ vượt qua Nga trở thành quốc gia khai thác dầu và khí đốt lớn nhất
thế giới ngay trong năm 2013.
Cơ sở để Wall Street Journal đưa ra nhận định trên là do tốc độ và quy mô
khai thác dầu khí từ nguồn đá phiến của Mỹ đang gia tăng khá mạnh, trong khi
Nga vẫn đang phải cố gắng duy trì sản lượng do chưa phát triển được các cơng
nghệ bóc tách dầu khí từ đá phiến, một lĩnh vực mà Mỹ đang chiếm ưu thế.
Việc Mỹ gia tăng khai thác dầu đá phiến đã ngay lập tức làm dấy lên lo
ngại từ các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ truyền thống. Cách đây khơng lâu Hồng
tử Alwaleed bin Talal của Ả Rập Xê Út cảnh báo sự phát triển mạnh mẽ của
ngành khai thác dầu từ đá phiến sét và khí đốt ở Mỹ có thể hủy diệt nền kinh tế
của Ả Rập Xê Út.
Trong bức thư ông Alwaleed gửi Bộ trưởng Dầu Ả Rập Xê Út và những
quan chức liên quan có đoạn viết: “Với tất cả lịng tơn kính của tơi dành cho
quan điểm của ngài về dầu từ đá phiến sét và về nhận định mà ngài cho rằng loại
dầu này không đe dọa nền kinh tế Ả Rập Xê Út trong thời điểm hiện tại, tôi hy
vọng rằng ngài sẽ tập trung xem xét mối hiểm họa từ loại dầu này trong một
tương lai không xa. Đặc biệt là khi Mỹ và một số nước châu Á đã có những
khám phá lớn về cách thức khai thác dầu từ đá phiến sét, ngành dầu mỏ của tồn
thế giới nói chung và của Ả Rập Xê Út nói riêng sẽ bị ảnh hưởng”.
Ơng Alwaleed hẳn là có lý do để quan ngại về vấn đề này là nghiêm trọng,
bởi Ả Rập Xê Út đang phải đối mặt với một mối đe dọa khi mà nền kinh tế tiếp
9



tục phải lệ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu mỏ, đặc biệt là khi 92% ngân sách
trong năm 2013 đến từ việc bán dầu.
Trong khi đó, năm 2012 vừa qua là lần đầu tiên kể từ năm 1982, Mỹ khai
thác được lượng khí đốt nhiều hơn Nga. Trong 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng
khai thác dầu của Nga đạt trung bình 10,2 triệu thùng/ngày, chỉ hơn Mỹ 900.000
thùng, giảm mạnh so với mức chênh lệch 3 triệu thùng cách đó vài năm.
Việc Mỹ trở thành nước sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới trong thời gian
tới sẽ đánh dấu một sự thay đổi căn bản về chính trị quốc tế, nhất là mối quan hệ
giữa Mỹ và các quốc gia xuất khẩu dầu lửa của khu vực Trung Đơng.
IEA nhận định trong vịng hơn 20 năm tới, nước Mỹ có thể tự cung, tự cấp
tất cả các loại năng lượng và khi đó 90% lượng dầu từ các nước Trung Đông sẽ
được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Lượng dầu nhập khẩu của Mỹ hiện chiếm khoảng 20% nhu cầu tiêu thụ nội
địa, nhưng đến năm 2035, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đạt được mục tiêu
hoàn toàn độc lập về năng lượng, bao gồm các nguồn như dầu thơ, khí đốt và
than đá.
Theo chun gia Gennady Schmal, giá thành khí đá phiến sét ở Mỹ là
khoảng 170-180 USD cho mỗi nghìn mét khối. Bởi vậy, việc sử dụng khí thiên
nhiên chỉ có lợi trong vùng lân cận các mỏ này, vì có thể tránh chi phí vận
chuyển bổ sung. Trong khi đó, giá thành khí đốt truyền thống khai thác ở Siberia
là khoảng 20-25 USD. Điều này có nghĩa là khí đá phiến sét chắc chắn sẽ gặp
khó trong vấn đề cạnh tranh giá cả ở tương lai gần.
Vì vậy, đa số chuyên gia nhận định khai thác khí đá phiến sét chỉ nên thực
hiện khi giá dầu trên thị trường lên quá cao và rằng, trong mọi trường hợp, việc
khai thác khí đá phiến sét sẽ không làm giảm giá trong thị trường dầu khí.
2.1.3. Tác động của dầu đá phiến trong ngành năng lượng
Trong khi thế giới đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và tiêu thụ nhiều năng lượng
hơn, mỗi thùng dầu đều có giá cao hơn so với trước đây do những giếng dầu dễ
khai thác nhất đều đã được khai thác cạn kiệt. Lập luận này dẫn đến một lý

thuyết có tên gọi “dầu ở trên đỉnh” cho rằng hoạt động khai thác dầu khí trên thế
giới cuối cùng sẽ đạt đỉnh và sau đó sụt giảm khi nguồn tài nguyên này cạn kiệt.
Tuy nhiên, những người hoài nghi về lý thuyết này chỉ ra rằng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật giúp các nhà sản xuất Mỹ “mở khóa” nguồn tài ngun dồi
dào khác có chi phí thăm dị khai thác lớn hơn. Và, vấn đề ở đây không phải là
sản lượng mà là giá thành.
Một biến số khác ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ thế giới là lực cầu. Lực
cầu yếu ớt của năm 2014 làm dấy lên câu hỏi về tương lai của dầu mỏ bởi người
tiêu dùng ngày càng sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn và chuyển sang các loại
năng lượng thay thế.
Dầu mỏ chiếm 31% tổng lượng năng lượng mà toàn thế giới tiêu thụ trong
năm 2012, giảm mạnh so với mức 46% của năm 1973. Sẽ có một ngày dầu rẻ
10


như bèo” vì người ta khơng cần đến nó nữa. Đó là lập luận của một số chuyên
gia đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tài chính gây ra bởi “bong
bóng carbon”. Quả bong bóng này sẽ chứa đầy những công ty năng lượng bị thổi
phồng giá trị.
Động lực đằng sau sự phát triển của dầu đá phiến này là sự phát triển của
công nghệ khai thác, giúp mở ra các khu vực mới và giảm thiểu chi phí; đồng
thời là những lo ngại gia tăng về sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ và khí
đốt từ các khu vực bất ổn chính trị như Trung Đơng và Nga.
Tuy nhiên, dầu mỏ và khí đốt đá phiến cũng sẽ có những tác động nền tảng
tới tồn bộ thị trường năng lượng. Một mặt, sản xuất dầu đá phiến sẽ tiếp tục tạo
ra những sức ép trên thị trường, vốn đã trong tình trạng dư cung.
Các nguồn sản xuất mới sẽ tạo cho người dùng cảm giác: năng lượng là thứ
khơng cịn khan hiếm nữa. Ngược lại, nguồn cung luôn dồi dào và khá dễ dàng
tiếp cận. Sức ép đối với giá sẽ tiếp diễn, đồng thời các dự án phát triển năng
lượng chi phí cao sẽ rơi vào tình trạng dừng phát triển.

Sự đa dạng về địa lý trên bản đồ sản xuất dầu đá phiến đồng nghĩa, bản đồ
năng lượng thế giới sẽ được vẽ lại và mơ hình thương mại cũng sẽ được thay
thế. Sức mạnh của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ giảm bớt,
khiến những nỗ lực kiểm soát thị trường của tổ chức này trở nên khó khăn hơn.
Trên phương diện môi trường, câu chuyện cũng trở nên đa sắc. Khí đốt đá
phiến có thể thế chỗ một số dự án phát triển sử dụng nhiên liệu than đá, đặc biệt
tại các nền kinh tế đang phát triển và làm phức tạp hơn những nỗ lực giảm khí
thải gây hiệu ứng nhà kính thơng qua việc sử dụng nhiên liệu thay thế như sức
gió và năng lượng mặt trời.
Chỉ 10 năm trước, khơng ai có thể tưởng tưởng về sự tăng trưởng dầu mỏ
và khí đốt đá phiến tại Mỹ hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Rõ ràng, sức
mạnh cơng nghệ có thể thay thế hồn tồn những triển vọng và dự báo. Cơng
nghệ đang thay đổi ngành dầu mỏ ở mức độ đáng kinh ngạc. Và cuộc cách mạng
đá phiến có thể vẫn chưa chấm dứt trong thời gian tới.
Dầu không chỉ là một loại nhiên liệu. Sức mạnh của loại nhiên liệu này thậm chí
cịn lớn hơn cả thị trường dầu mỏ trị giá 3.400 tỷ USD.
Dầu là một loại vũ khí, một tài sản chiến lược và trong một số trường hợp
còn là một tai họa. Người ta có thể giàu có nhờ dầu mỏ nhưng cũng có thể lụn
bại vì dầu. Tất cả những yếu tố này đều tác động đến giá dầu. Kết hợp tất cả
những đặc tính trên, chúng ta có một thị trường khơng giống bất cứ thị trường
hàng hóa nào khác, một thị trường phản ánh rất nhiều điều về kinh tế và chính trị
thế giới.
Nếu mức nhập khẩu của Mỹ giảm, tầm quan trọng của một Trung Đông ổn
định đối với Mỹ sẽ giảm trong khi lại tăng với Trung Quốc và Ấn Độ.
Tại sao giá dầu giảm? Đây có phải là một hiện tượng tạm thời hay nó phản
ánh một thay đổi mang tính cấu trúc của thị trường dầu quốc tế? Nếu mang tính
11


cấu trúc, nó sẽ có nhiều hệ quả quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, địa chính

trị và khả năng kiềm chế biến đổi khí hậu của chúng ta.
Nếu lấy giá tiêu dùng Mỹ làm hệ số giảm phát, thì giá dầu thực tế đã giảm
hơn một nửa từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2015. Vào tháng 10/2015, giá dầu
thực tế thấp hơn giá trung bình kể từ năm 1970 đến 17%, cho dù vẫn cao hơn
mức giá đầu thập niên 1970 và thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000 (xem biểu
đồ).

Lịch sử giá dầu và khí. Nguồn: FT.
Một bài phát biểu của Stephen Dale, kinh tế trưởng của BP (và cựu kinh tế
trưởng của Ngân hàng Trung ương Anh) cho chúng ta biết thêm về những điều
ảnh hưởng đến giá dầu thơ. Ơng lập luận rằng mọi người thường nghĩ rằng dầu
là một tài nguyên có hạn và giá sẽ tăng theo thời gian, rằng đường cong cung và
cầu rất dốc (gọi là “không đàn hồi” theo thuật ngữ chuyên môn), rằng dầu được
cung cấp phần lớn đến các thị trường phương Tây, và Tổ chức các nước Xuất
khẩu Dầu lửa (OPEC) sẽ sẵn sàng bình ổn thị trường. Ông cho rằng phần lớn
những nhận thức phổ biến này về dầu là sai.
Một phần của những điều làm lung lay những giả định trên là cuộc cách
mạng dầu đá phiến ở Mỹ. Từ mức gần như con số 0 vào năm 2010, mức sản
xuất dầu đá phiến đã tăng lên khoảng 4,5 triệu thùng mỗi ngày. Theo Dale, phần
lớn dầu đá phiến có lời khi giá dầu thô ở khoảng 50-60 đô la Mỹ một thùng.
Một tác động là mức đàn hồi ngắn hạn của cung dầu cao hơn trước kia.
Một tỷ lệ tương đối cao trong chi phí sản xuất dầu đá phiến có thể biến đổi tùy
thuộc vào quy mô sản xuất (variable costs) bởi vì đầu tư nhanh và mang lại lợi
nhuận cũng nhanh. Kết quả là nguồn cung (dầu đá phiến) phản ứng với giá dầu
nhanh hơn là nguồn cung dầu truyền thống vốn có chi phí cố định cao và chi phí
có thể biến đổi thấp.
Tính chất đàn hồi tương đối cao hơn so với trước kia của cung dầu có nghĩa
là thị trường sẽ bình ổn giá một cách hiệu quả hơn so với quá khứ. Nhưng việc
sản xuất dầu đá phiến cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung tín dụng hơn là các
12



nguồn dầu truyền thống. Điều này tạo nên một kênh tài chính trực tiếp cho việc
cung dầu.
Một tác động khác là một sự chuyển dịch lớn về hướng đi của thương mại.
Đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành những nước nhập khẩu dầu quan
trọng hơn, trong khi mức nhập khẩu của Mỹ giảm. Nhiều khả năng là tới 60
phần trăm mức tăng của nhu cầu dầu thơ tồn cầu trong 20 năm tiếp theo sẽ đến
từ hai gã khổng lồ châu Á này.

Sản lượng xuất khẩu rịng về dầu thơ của Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Nguồn: FT.
Đến năm 2035, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhập khẩu ¾ nhu cầu dầu
thơ của họ, và Ấn Độ sẽ nhập đến 90%. Dĩ nhiên là điều này dựa trên giả định
rằng hệ thống giao thông sẽ vẫn phụ thuộc vào dầu trong giai đoạn dài này. Nếu
vẫn như vậy, thì chúng ta khơng cần phải nghĩ nhiều để thấy rằng sự quan tâm
của Mỹ đến việc bình ổn Trung Đông sẽ giảm trong khi mức quan tâm của
Trung Quốc và Ấn Độ đối với vấn đề này sẽ tăng. Hệ quả về mặt địa chính trị có
thể sẽ sâu rộng.
Một hàm ý khác liên quan đến khó khăn của OPEC trong việc bình ổn giá.
Trong báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới 2015, Cơ quan Năng lượng Quốc
tế (IEA) dự báo giá dầu ở mức 80 đơ la một thùng vào năm 2020, vì nhu cầu
tăng sẽ hấp thụ nguồn cung dư thừa tạm thời hiện nay. Khả năng mức giá dầu
thấp hơn cũng được dự báo, với giá ở mức gần 50 đô một thùng trong thập niên
này.
Hai giả định đứng đằng sau kịch bản giá dầu thấp: một là nguồn cung vững
vàng từ Mỹ, và một là quyết định từ các nước OPEC, đặc biệt là Ả-rập Saudi
(không giảm sản lượng dầu), nhằm bảo vệ thị phần sản xuất và thị trường dầu
thô của mình. Nhưng giá thành thấp sẽ tạo nhiều khó khăn cho những nước sản
xuất dầu khi chi tiêu công tiếp tục vượt mức thu từ dầu trong một thời gian dài.

Sự căng thẳng này sẽ tồn tại bao lâu?
Một số những hàm ý cuối cùng liên quan đến chính sách khí hậu. Sự trỗi
dậy của dầu đá phiến giúp nhấn mạnh một điều đã tương đối rõ ràng, đó là
nguồn cung dầu tồn cầu khơng chỉ khổng lồ mà cịn ngày càng tăng. Hãy quên
13


mức đỉnh sản lượng dầu, và như ông Dale cho biết, “Sơ sơ thì trong 35 năm qua,
thế giới đã tiêu thụ khoảng 1 ngàn tỷ thùng dầu. Trong cùng khoảng thời gian
đó, các nguồn dự trữ dầu có thể chứng minh được cũng đã tăng hơn 1 ngàn tỷ
thùng.”
Vấn đề ở đây không phải là thế giới sắp hết dầu, mà là thế giới có nhiều
dầu hơn mức có thể đốt trong khi vẫn phải hi vọng giới hạn tình trạng tăng nhiệt
độ trung bình thế giới ở mức 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đốt hết
nguồn dự trữ dầu hiện tại sẽ làm vượt mức khí thải carbon tồn cầu đến 3 lần.
Điều này có nghĩa là khía cạnh kinh tế của nhiên liệu hóa thạch và việc hạn chế
biến đổi khí hậu đang đối nghịch nhau. Một trong hai phải lui bước. Thay đổi
cơng nghệ sâu sắc có thể làm suy yếu khía cạnh kinh tế của dầu thơ. Nếu khơng
có các thay đổi cơng nghệ đó thì các chính trị gia phải vào cuộc.
Điều này nhấn mạnh quy mô của thách thức mà các lãnh đạo đối mặt ở hội
nghị khí hậu Paris. Nhưng phản ứng về việc giá dầu giảm cho thấy sự vơ vọng
của các nhà hoạch định chính sách. Theo IEA, trợ giá cho cung cấp và sử dụng
nhiên liệu hóa thạch vẫn ở mức 493 tỉ đơ la trong năm 2014. Đúng ra con số này
sẽ ở mức 610 tỉ đơ nếu khơng có các cải cách từ năm 2009. Đúng là đã có các
tiến triển.
Nhưng giá dầu thấp bây giờ là bằng chứng ủng hộ cho việc xóa bỏ trợ giá
dầu. Tại các nước giàu thì giá dầu thấp tạo cơ hội để áp thuế tiêu dùng, qua đó
khuyến khích tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tăng thu ngân sách và
cho phép giảm các loại thuế khác, như là thuế đánh vào lao động. Nhưng cơ hội
quan trọng này đã gần như bị bỏ qua.

Người ta tự hỏi khơng biết có một chút cơ hội nào cho những hành động
hiệu quả, chứ khơng chỉ có các cử chỉ phô trương, sẽ xảy ra ở Paris hay không.
Tôi mong là tôi sẽ sai, nhưng tôi không có nhiều hy vọng./.
2.2. Tác động của dầu đá phiến đến kinh tế thế giới
Cuộc cách mạng dầu đá phiến không những đã giúp kinh tế Mỹ hồi phục
sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, mà cịn đóng góp vào việc bình
ổn giá dầu thơ tồn cầu trong lúc các cuộc khủng hoảng xảy ra ở nhiều vùng
miền sản xuất dầu khí trên thế giới.
Tại Mỹ, sản lượng dầu và khí đá phiến dồi dào đã vực dậy các ngành công
nghiệp liên quan như công nghiệp sản xuất điện năng từ khí, cơng nghiệp vận
tải, nhưng quan trọng nhất là cơng nghiệp lọc hóa dầu và điều này góp phần tích
cực vào sự bình ổn giá xăng dầu tồn cầu. Với sự phát triển nhanh chóng của
cơng nghệ hóa lỏng khí đốt, việc Mỹ trở thành nhà cung cấp nguồn năng lượng
này cho khu vực châu Âu và châu Á sẽ có triển vọng sớm hiện thực hóa.
Cuộc cách mạng dầu đá phiến đã góp phần tăng nguồn dầu dự trữ chiến
lược (strategic petroleum reserve) của Mỹ, hiện tại đã lên đến khoảng 730 triệu
thùng - mức cao nhất tính từ năm 1982. Về lâu dài, khi có nhiều lựa chọn về
nhiên liệu, các quốc gia OPEC, đặc biệt là khu vực Trung Đơng sẽ khơng cịn
thao túng giá dầu thô trên thế giới.
14


2.2.1. Tác động địa chính trị của giá dầu giảm
Giá dầu đã giảm hơn 25% trong năm tháng qua, xuống mức dưới 80 USD
một thùng. Nếu giá dầu tiếp tục được giữ ở mức này, nó sẽ có tác động quan
trọng — một số tốt, một số xấu — tới nhiều nước trên thế giới. Nếu nó tiếp tục
giảm, mà nhiều khả năng sẽ như thế, những hệ quả địa chính trị đối với một số
nước sản xuất dầu mỏ có thể sẽ là bi kịch.
Giá dầu ln phụ thuộc vào kỳ vọng về nguồn cung và cầu trong tương lai
của những người tham gia thị trường. Vai trò của những kỳ vọng này khiến thị

trường dầu mỏ trở nên khác biệt với hầu hết các thị trường khác.
Chẳng hạn như trong thị trường rau tươi, giá cả phải cân đối cung và cầu
cho vụ mùa hiện tại. Ngược lại, các nhà sản xuất dầu mỏ và những người khác
trong ngành này có thể rút nguồn cung khỏi thị trường nếu họ cho rằng giá dầu
sẽ tăng sau đó, hoặc họ cũng có thể xuất thêm nguồn cung trên thị trường nếu họ
nghĩ giá dầu sẽ giảm.
Các công ty dầu mỏ trên thế giới rút nguồn cung khỏi thị trường bằng cách
giảm sản lượng khai thác dầu. Những nhà sản xuất dầu mỏ cũng có thể hạn chế
nguồn cung bằng cách trữ dầu tồn kho trong các tàu chở dầu trên biển hoặc tại
các cơ sở lưu trữ khác. Ngược lại, các nhà sản xuất có thể cung thêm lượng dầu
trên thị trường bằng cách gia tăng khai thác hoặc lấy từ kho dự trữ.
Những kỳ vọng thị trường phản ánh qua giá dầu hiện nay cho thấy lượng
cầu thấp hơn và nguồn cung cao hơn trong tương lai. Lượng cầu thấp phản ánh
sự yếu kém của hoạt động kinh tế, đặc biệt là ở châu Âu và Trung Quốc, và quan
trọng hơn là những thay đổi công nghệ về lâu về dài, những công nghệ làm tăng
hiệu quả nhiên liệu của xe hơi và đặt nền móng cho việc sử dụng năng lượng
mặt trời và các nguồn năng lượng phi dầu mỏ khác. Sự gia tăng lượng cung dầu
mỏ tiềm năng trong tương lai phản ánh sản lượng dầu mới được sản xuất bằng
phương pháp fracking,[i] sự phát triển của khai thác cát dầu (tar sand)[ii] ở
Canada, và quyết định cho phép các cơng ty dầu mỏ nước ngồi phát triển các
nguồn năng lượng trong nước của Mexico.
Những thay đổi trong cung và cầu nói trên cho thấy giá dầu trong tương lai
sẽ thấp hơn so với những mức giá mà những người tham gia ngành công nghiệp
này mong đợi chỉ vài tháng trước đây. Một số thay đổi gần đây về lượng cung và
cầu mong đợi trong tương lai có thể đã được dự báo trước đó. Nhưng không
cách nào biết được khi nào những thái độ và trơng đợi đó thay đổi. Sự biến động
lịch sử của giá dầu phản ánh những sự chuyển dịch tâm lý này cũng như sự thay
đổi trong thực tế khách quan.
Giá dầu hiện nay cũng liên quan đến lãi suất dự đoán trong tương lai. Cụ
thể hơn, các nhà sản xuất dầu có một sự lựa chọn đầu tư: Họ có thể tăng sản xuất

bây giờ, bán dầu bổ sung với mức giá hiện tại và đầu tư số tiền thu được ở mức
lãi suất dài hạn hiện tại, hoặc họ có thể để dầu lại trong lịng đất như một khoản
đầu tư.
Tỉ lệ lãi suất thấp khuyến khích các nhà sản xuất ngừng khai thác dầu. Khi
15


lãi suất trái phiếu dài hạn thấp bất thường như hiện nay tăng lên trong vài năm
tới, các nhà sản xuất sẽ hứng thú hơn trong việc tăng nguồn cung dầu và đầu tư
khoản thu nhập có được với mức lãi suất cao hơn. Trừ khi những kỳ vọng về các
nguyên tắc cơ bản của cung và cầu tương lai thay đổi, sự gia tăng lãi suất sẽ
khiến giá dầu giảm hơn nữa.
Giá dầu thấp là tin tốt cho nền kinh tế Mỹ, bởi nó đồng nghĩa với việc thu
nhập thực tế cao hơn cho người tiêu dùng nước này. Ở Mỹ, giá dầu thấp hơn
đang chuyển thu thập thực tế của những nhà sản xuất dầu mỏ sang các hộ gia
đình, điều này làm tăng nhu cầu ngắn hạn bởi tỉ lệ tiêu dùng của các hộ gia đình
cao hơn của các công ty dầu mỏ. Tương tự, giá dầu thấp cũng thúc đẩy tổng cầu
ở châu Âu, châu Á, và các khu vực nhập khẩu dầu khác.
Những quốc gia thiệt hại lớn nhất do giá dầu giảm bao gồm một số nước
không phải bạn bè và đồng minh của Mỹ, như Venezuela, Iran, và Nga. Những
nước này phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu để hỗ trợ cho chi tiêu của chính
phủ, đặc biệt là các chương trình trợ cấp (transfer programs) lớn. Dù giá dầu 75
hay 80 USD một thùng, chính phủ các nước này sẽ có một khoảng thời gian khó
khăn trong việc hỗ trợ các chương trình dân túy mà họ cần để duy trì sự ủng hộ
của cơng chúng.
Dù Ả-rập Xê-út và một số các quốc gia vùng Vịnh cũng là những nước
xuất khẩu dầu mỏ lớn, họ lại khác những nhà sản xuất khác ở hai điểm chính
yếu. Một là, chi phí khai thác dầu của họ rất thấp, đồng nghĩa với việc họ vẫn có
thể sản xuất có lợi nhuận ở mức giá hiện tại, hoặc thậm chí là ở một mức giá
thấp hơn nhiều. Thứ hai, nguồn dự trữ tài chính khổng lồ cho phép họ tài trợ cho

các hoạt động trong nước và quốc tế của họ trong thời gian dài, bởi họ đang tìm
cách chuyển đổi nền kinh tế để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu.
Việc giá dầu tụt giảm hơn nữa có thể có những hậu quả địa chính trị lớn.
Giá dầu ở mức 60USD một thùng sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng, nhất là
đối với nước Nga. Tổng thống Vladimir Putin sẽ khơng thể tiếp tục duy trì
chương trình trợ cấp cho người dân vốn hiện đang duy trì sự ủng hộ của công
chúng đối với ông. Iran và Venezuela cũng sẽ phải chịu những hệ quả tương tự.
Chưa rõ liệu các quốc gia này có thể vượt qua được sự sụt giảm giá dầu
đáng kể và kéo dài trong tương lai hay không. Trái lại, hiển nhiên các nước nhập
khẩu dầu đã và sẽ tiếp tục được hưởng lợi lớn.
2.2.2. Tác động của dầu đá phiến đối với nền kinh tế Mỹ
Cuộc cách mạng lớn nhất về dầu khí trong thế kỷ 21 đã và đang diễn ra ở
Mỹ để khai thác các tài nguyên từng bị xem là không khả thi về mặt thương mại.
Với trữ lượng dầu đá phiến khổng lồ tại nhiều bang và trình độ khoa học kỹ
thuật hàng đầu thế giới, Mỹ là nước đầu tiên đi tiên phong và làm chủ công nghệ
này. Có thể kể ra một ví dụ điển hình như sau. Vùng Eagle Ford - nằm cách thủ
đơ dầu khí Houston khoảng 320 ki lô mét - vào năm 2011 chỉ khai thác được
50.000 thùng dầu thô/ngày. Đến nay con số này đã vọt lên 1,4 triệu thùng/ngày
nhờ vào kỹ nghệ khai thác dầu đá phiến nói trên. Điều này góp phần đưa sản
16


lượng dầu thô của tiểu bang Texas từ 1,3 triệu thùng/ngày tăng vọt đến hơn 3
triệu thùng/ngày vào thời điểm hiện nay. Có lẽ mọi người sẽ ngạc nhiên khi biết
rằng sản lượng này của chỉ riêng tiểu bang Texas đã vượt sản lượng dầu thô của
Iraq - một quốc gia nổi tiếng về sản xuất dầu mỏ.
Từ năm 2007-2014, sản lượng khí đá phiến của Mỹ tăng trung bình 50%
mỗi năm, tương đương mức tăng từ 5% lên 36% trong tổng thị phần khí đốt.
Viện Nghiên cứu McKinsey dự báo ngành cơng nghiệp khí đá phiến sẽ giúp
GDP của Mỹ tăng bình quân 4% hàng năm, tức vào khoảng 690 tỉ đô la Mỹ.

Sự phát triển của cuộc cách mạng dầu đá phiến đã đem lại 2,1 triệu việc
làm và đóng góp 74 tỉ đơ la tiền thuế cho ngân sách của Mỹ năm 2012. Năm
2014 cũng đánh dấu mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay ở ngành dầu khí với
con số khổng lồ lên đến 200 tỉ đô la với hơn 120 tỉ đô la được đầu tư vào các dự
án sản xuất khí hóa lỏng. Dự báo đến năm 2020, ngành công nghiệp này sẽ đem
lại cho Mỹ hơn 3 triệu việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và
đưa nước này đến một chu kỳ kinh tế phát triển mới.
2.2.3. Đá phiến dầu, vũ khí khuynh đảo thị trường dầu của Mỹ
Sự sụt giảm của giá dầu được tiếp nối bởi các nhà cung cấp khác như Iraq,
Kuwait, Iran vẫn không giảm sản lượng khai thác trong khi sản lượng dầu từ khu
vực Tây Phi, Mỹ Latin, Mỹ và Canada tăng, Nga và Iraq xuất khẩu nhiều hơn,
tình trạng giảm nhu cầu do nền kinh tế chững lại của những nước tiêu thụ dầu
mỏ lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, EU... giá dầu sẽ còn tiếp tục giảm. Dự báo
của các chuyên gia thị trường cho thấy dầu thơ có thể giảm xuống 40
USD/thùng trong năm 2015. Sự sụt giảm giá dầu là một đòn mạnh giáng vào
nền kinh tế Nga, quốc gia có tới 50% ngân sách thu từ xuất khẩu dầu và khí. Và
khơng ai khác, cả thế giới nhìn về Mỹ, đạo diễn chính của đợt suy giảm giá dầu
này. Vũ khí để khuynh đảo thị trường dầu mỏ cho những lợi ích địa chính trị và
cả mục tiêu kinh tế nữa của Mỹ chính là đá phiến dầu.
Từ năm 2005-2013, sản lượng khai thác dầu và khí đá phiến ở Mỹ tăng từ
5% lên đến 35% tổng lượng dầu khí khai thác ở nước này. Hiện Mỹ đã vượt
Nga, trở thành nước sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới. Cịn dầu thì từ năm 2008
đến nay, sản lượng Mỹ khai thác đã tăng đến 70%, lên mức 8,7 triệu thùng/ngày.
Thậm chí, Mỹ nhiều lần tuyên bố trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới
trong năm 2014.
2.2.4. Đá phiến dầu trở thành sức mạnh Mỹ
Thực tiễn năm năm trở lại đây cho thấy một cuộc cách mạng khai thác dầu
đá phiến đã đột phát và đang diễn tiến liên tục hàng ngày tại khắp nước Mỹ.
Cuộc cánh mạng năng lượng này được coi là biến chuyển cực kỳ quan trọng, có
tầm vóc lịch sử, đã khiến Mỹ vượt Nga để trở thành quốc gia có sản lượng khí

đốt lớn nhất thế giới vào năm 2010.
Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, bằng sức mạnh khoa học kỹ thuật của
mình, Mỹ đã là nước đầu tiên đi tiên phong và làm chủ cơng nghệ khai thác dầu
khí từ đá phiến dầu. Là nước duy nhất sản xuất dầu thương mại từ đá phiến dầu,
17


hiện Mỹ đã vượt Nga, trở thành nước sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới. Cịn dầu
thì từ năm 2008 đến nay, sản lượng Mỹ khai thác đã tăng đến 70%, lên mức 8,7
triệu thùng/ngày.

Theo nhiều dự đoán đáng tin cậy, trong vịng vài năm tới lượng dầu thơ
khai thác ở Mỹ sẽ vượt mức đỉnh 10 triệu thùng/ngày từng đạt được vào thập
niên 1970 và tiếp tục có cơ qua mặt cả Nga và Ảrập Saudi thành nước sản xuất
dầu thơ lớn nhất thế giới. Cịn nếu tính tổng sản lượng dầu thô quy đổi - bao
gồm dầu thơ và các loại khí thiên nhiên dạng lỏng (natural gas liquids - NGL) thì Mỹ đã đạt mức 11,5 triệu thùng/ngày và đã vượt qua cả Nga lẫn Ảrập Saudi
lên hàng đầu thế giới vào tháng 7-2014 vừa qua, theo thống kê chính thức của
Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA. Từ năm 2007-2014, sản lượng khí đá phiến
của Mỹ tăng trung bình 50% mỗi năm, tương đương mức tăng từ 5% lên 36%
trong tổng thị phần khí đốt. Viện Nghiên cứu McKinsey dự báo ngành cơng
nghiệp khí đá phiến sẽ giúp GDP của Mỹ tăng bình quân 4% hàng năm, tức vào
khoảng 690 tỉ đô la Mỹ.
Sự phát triển của cuộc cách mạng dầu đá phiến đã đem lại 2,1 triệu việc
làm và đóng góp 74 tỉ đơ la tiền thuế cho ngân sách của Mỹ năm 2012. Năm
2014 cũng đánh dấu mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay ở ngành dầu khí với
con số khổng lồ lên đến 200 tỉ đô la với hơn 120 tỉ đô la được đầu tư vào các dự
án sản xuất khí hóa lỏng. Dự báo đến năm 2020, ngành công nghiệp này sẽ đem
lại cho Mỹ hơn 3 triệu việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và
đưa nước này đến một chu kỳ kinh tế phát triển mới.
Đáng sợ hơn, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chi phí để sản xuất dầu

khí từ đá phiến dầu mỗi ngày một giảm. Từ dự báo chi phí sản xuất dầu từ đá
phiến dầu là 60 USD/thùng của năm 2014, những ngày đầu năm 2015, các tổ
chức thị trường dầu mỏ đưa ra con số chi phí mới để sản xuất dầu từ đá phiến
dầu tại Mỹ chỉ cịn trên 12 USD/thùng. Như vậy, giá dầu thơ dù có xuống tới 30
USD/thùng, Mỹ vẫn có lãi trong khai thác. Xin lưu ý, chi phí khai thác dầu của
các nước OPEC khoảng 50 USD/thùng, Nga khoảng 40USD/ thùng và Việt
Nam khoảng trên 50 USD/thùng.
18


Dù rằng việc khai thác dầu từ đá phiến có thể để lại những nguy hại lâu dài
về môi trường, trong đó có việc sử dụng lượng nước ngọt khổng lồ, có thể gây
mất cân bằng nước khu vực, chưa kể những vấn đề ơ nhiễm trong q trình khai
thác chưa được giải quyết, tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục đẩy mạnh khai thác dầu từ
đá phiến dầu. Những dữ liệu mới này cho thấy sức mạnh khủng khiếp của nền
kinh tế Mỹ, đồng thời là một cảnh báo cần thay đổi định hướng phát triển kinh tế
của các nước phụ thuộc vào khai thác và xuất khẩu dầu mỏ. Trong đó có Việt
Nam.
2.3. Các nước xuất khẩu dầu lớn nhất chịu ảnh hưởng nặng lề vì giá dầu
giảm
Trong năm 2015, giá dầu liên tục phá đáy đã gây ảnh hưởng hết sức trầm
trọng đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Chính phủ các nước
liên tiếp phải tung ra các chương trình cắt giảm và chính sách thắt lưng buộc
bụng.
Trong những ngày chuyển giao giữa 2015 và 2016, giá dầu đã tụt xuống
dưới 37 USD một thùng, so với hơn 100 USD chỉ mới hồi giữa năm 2014. Tổ
chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) vẫn khơng hề có động thái giảm lượng
dầu cung cấp ra thị trường, trong khi nhu cầu tiêu thụ từ Trung Quốc và một số
quốc gia đông dân khác đang chậm hẳn lại khiến giá nguyên liệu này tiếp tục sụt
giảm.

Dưới đây là 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất theo phân tích của
CNN Money.
2.3.1. Venezuela

Là 1 trong 5 thành viên sáng lập OPEC, Venezuela là đất nước có trữ lượng
dầu thơ lớn nhất trên thế giới, khoảng 298,4 tỷ thùng, tương đương 18% trữ
lượng của toàn cầu. Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia Nam
Mỹ này, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ hàng năm. Lâu nay, chính quyền địa
phương đã sử dụng số tiền kiếm được từ việc khai thác và xuất khẩu dầu thơ để
chăm sóc y tế, chi trả lương hưu và phúc lợi xã hội, thậm chí là các chương trình
trợ cấp hào phóng cho cửa hàng, nhà ở v.v…
19


Tuy nhiên, việc quá lệ thuộc vào 1 nguồn tài nguyên duy nhất đang làm hại
Venezuela. Theo ước tính, với mỗi 1 USD giảm trên 1 thùng dầu, quốc gia này
sẽ thất thu tới 720 triệu USD mỗi năm. Giờ đây, nền kinh tế của họ đang trên bờ
vực sụp đổ. Lạm phát tăng vọt đến 150% trong năm 2015, và dự kiến sẽ tiếp tục
tăng tới hơn 200% trong 2016. Tình hình tồi tệ đến mức chính phủ Venezuela đã
khơng thể thanh tốn cho hàng loạt hóa đơn, cịn thực phẩm và nhu yếu phẩm cơ
bản đều trở nên khan hiếm.
Kinh tế suy thoái dẫn đến hậu quả tất yếu là bất ổn chính trị. Hồi đầu tháng
12 vừa qua, phe đối lập trong chính phủ đã giành được đa số phiếu trong cuộc
bầu cử, lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua.
2.2.2. Arab Saudi

Dầu mỏ vốn chiếm tới khoảng 75% doanh thu của đất nước Arab Saudi.
‘Cuộc chiến dầu mỏ’ kéo dài suốt thời gian qua đã gây ra những thiệt hại to lớn
cho quốc gia này. Họ đã phải chịu thâm hụt ngân sách đến gần 100 tỷ USD riêng
trong năm 2015, và sẽ tiếp tục phải tiếp tục sử dụng các khoản dự trữ tài chính

quốc gia trong năm 2016 tới đây. Mặc dù phải chịu cảnh thâm hụt ngân sách đến
20% do giá dầu sụt giảm mạnh mẽ, thay vì cắt giảm sản lượng khai thác để nâng
giá, Arab Saudi vẫn quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác mỗi ngày.
Theo các quan chức lãnh đạo nước này, mục tiêu chính của họ khơng phải
là nâng giá dầu mà là phải duy trì được vị thế của mình trên thị trường ‘vàng
đen’ cực kỳ tiềm năng. Mới đây, nhà nước Hồi giáo này đã buộc phải thành lập
một cơ quan chuyên tìm kiếm những biện pháp cắt giảm các chi phí cơng, giảm
mạnh chi tiêu trong thời gian trước mắt để tránh tình trạng rơi vào cảnh nợ nần,
bất ổn.
2.2.3. Nigeria
Nigeria là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất tại châu Phi. Theo thống kê, đất
nước này có đến 75% ngân sách tồn quốc gia và 90% kim ngạch xuất khẩu là
do dầu mỏ đem lại. Đây cũng là nguồn nhập khẩu dầu thô lớn thứ 5 của Hoa Kỳ.
Các đại gia dầu khí lớn nhất trên thế giới như Shell (Anh-Hà Lan), ExxonMobil,
Chevron (Mỹ), Total SA (Pháp) và Eni (Italy) hiện đều có mặt ở quốc gia Tây
Phi này và tham gia vào các hợp đồng liên doanh với Tập đoàn khai thác dầu khí
quốc gia Nigeria (NNPC), khai thác đến 90% sản lượng dầu thô của đất nước.
20


×