Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

SKKN một số KINH NGHIỆM GIÚP học SINH GIẢI bài tập PHẦN THẤU KÍNH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.77 KB, 60 trang )

www.huongdanvn.com

Tên đề tài: “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI
TẬP PHẦN THẤU KÍNH”
A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
Trong những năm học vừa qua, với phong trào thực hiện cuộc vận động
“Hai không, bốn chống”, nên chất lượng học tập của học sinh ngày càng được
nâng lên, bản thân cũng được nhà trường phân công tham gia chấm các bài kiểm
tra 1 tiết, thi học kì ở môn vật lí 9. Tuy nhiên qua việc chấm thi cũng như giảng
dạy tại trường bản thân tự nhận thấy: học sinh chưa có phương pháp phân tích,
chưa có được các hướng dẫn cụ thể để lĩnh hội, phân loại và hình thành được cách
giải từng dạng bài tập cụ thể; bên cạnh đó do điều kiện là trường THCS Mỹ
Thắng ở nông thôn còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí, thời
gian để giáo viên giới thiệu hướng dẫn cho học sinh, tài liệu dạy - học cho nên
nhiều em học sinh còn chưa có điều kiện để học tập và được hướng dẫn đầy đủ để
hiểu rõ về bản chất vật lý, các dạng bài tập vật lý thật cụ thể.
Để nhằm giúp cho các giáo viên mới ra trường có thêm biện pháp hướng
dẫn học sinh tiếp thu được kiến thức và nhất là các em học sinh còn gặp nhiều khó
khăn có thêm tài liệu để tự nghiên cứu, lĩnh hội và tiếp thu các kiến thức – các
dạng bài tập cơ bản và từng bước nâng cao kiến thức đã có. Vì lí do trên, tôi chọn
đề tài “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP PHẦN
THẤU KÍNH”
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Trong phân phối chương trình, thời lượng cho giáo viên hướng dẫn cho học
sinh các dạng bài tập cụ thể là không thể. Với đề tài này tôi muốn cố gắng xây
dựng các dạng bài tập hướng dẫn từ cơ bản cụ thể cho từng dạng, đến giải bài tập
mẫu cho học sinh và kèm theo các bài tập tương tự cho các em. Vì vậy với sáng
kiến kinh nghiệm này khi tôi nhận thấy nó đã đem lại một số lợi ích thiết thực như
sau:


- Giáo viên có thể phần nào khắc phục được sự hạn hẹp thời lượng cho
phần hướng dẫn và giải các bài tập cụ thể ở trên lớp cho các em, bằng việc chuyển
1


www.huongdanvn.com

thời lượng này về nhà các em tự nghiên cứu, đọc hướng dẫn cụ thể của từng dạng
bài theo sự giới thiệu và yêu cầu của giáo viên. Tiết học sau giáo viên có thể kiểm
tra và giải đáp một số thắc mắc mà các em gặp phải trong lúc nghiên cứu. Từ đó
góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu tài liệu sách báo cho học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Học sinh có được sự hướng dẫn kịp thời và hợp lý các bài tập của từng
dạng bài cụ thể khi các em gặp khó khăn, không tìm ra được hướng dẫn, gợi ý,
các chú ý và lời giải cụ thể mà các loại sách tham khỏa trên thị trường không có
được. Từ đó tăng sự tò mò, phấn khởi cho các em, giảm sự chán học khi gặp khó
khăn đối với học sinh trung bình - yếu.
+ Ngoài ra sáng kiến kinh nghiệm này còn giúp cho học sinh bị vắng học,
học sinh trung bình, yếu - kém có cơ hội tự ôn tập và tìm hiểu được các dạng bài
tập từ đó hình thành được kiến thức cho các em.
- Tác dụng xã hội: SKKN này tôi mong rằng sẽ góp được một phần công
sức nhỏ bé để giảm sự chênh lệch về điều kiện học tập giữa học sinh vùng có
điều kiện khó khăn về xã hội, kinh tế, dân trí … với các trường thị trấn.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong SKKN này tôi tập trung xây dựng hệ thống bài tập thành từng dạng
bài, kèm theo hướng dẫn giải chung và lời giải chi tiết cho từng dạng bài tập mẫu
cụ thể liên quan đến thấu kính; đặc biệt chỉ rõ thời gian áp dụng vào giảng dạy
cho học sinh đại trà. Gồm các phần:
 KIẾN THỨC VỀ THẤU KÍNH :
- Kiến thức lý thuyết cơ bản. ( Học sinh trung bình yếu cần nắm được).

- Kiến thức nâng cao.
 MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ HÌNH VẼ CỦA THẤU KÍNH (Định
tính):
1. Vẽ ảnh của một điểm sáng, vật sáng qua một thấu kính.
2. Xác định các “bộ phận” của thấu kính ( Quang tâm, trục chính, tiêu
điểm); Vật – Vị trí của vật bằng phương pháp vẽ.
 MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG CƠ BẢN CỦA THẤU KÍNH:
1. Một số kiến thức cơ bản hình học học sinh cần nắm vững.
2


www.huongdanvn.com

2. Dạng 1: Xây dựng mối liên hệ giữa khoảng cách ảnh, vật đến thấu kính
với độ lớn của ảnh vật hoặc tiêu cự của thấu kính.
3. Dạng 2: Dạng liên quan độ lớn giữa vật và ảnh.
4. Dạng 3: Khoảng cách vật và ảnh.
5. Dạng 4: Dịch chuyển vật - ảnh.
Bên cạnh đó giới thiệu một số bài tập nâng cao cơ bản cho học sinh.
6. Dạng 5: Vệt sáng trên màng.
7. Dạng 6: Các hệ quang học.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm
giải pháp của đề tài.
- Cơ sở thực tiễn: Dựa trên thực tiễn các khó khăn học sinh và một số giáo
viên gặp phải trong quá trình dạy – học; trên cơ sở tham khảo ý kiến của quý thầy,
cô giảng dạy môn vật lý trường THCS Mỹ Thắng, đặc biệt là quý thầy cô trong
huyện nhà về các kinh nghiệm giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức phần quang học
(về thấu kính).
- Cơ sở lý luận: Dựa trên yêu cầu của chuẩn kiến thức, các tài liệu tập huấn

của các cấp tổ chức, mặt khác cũng rút kinh nghiệm từ bản thân, các khó khăn của
giáo viên trong quá trình giảng dạy và các khó khăn học sinh thường gặp phải
trong học tập.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
a. Các biện pháp tiến hành:
Tiến hành nghiên cứu tình hình học tập, lĩnh hội, tiếp thu kiến thức của học
sinh thể hiện qua các bài kiểm tra một tiết ở học kì hai và bài thi HKII của học
sinh trong điều kiện cụ thể tại trường THCS Mỹ Thắng. Từ đó thấy được các lỗ
hỏng về kiến thức của học sinh, mạnh dạng đề ra phương hướng, trình tự giúp học
sinh hình thành và hệ thống kiến thức; đồng thời dưới sự hướng dẫn của tài liệu
học sinh khắc phục các kiến thức còn sai lầm.
b. Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài:
- Từ năm học 2008-2009 bản thân nhận thấy, phát hiện các khó khăn của
học sinh và của giáo viên như đã nói ở trên.
3


www.huongdanvn.com

- Từ năm học 2009-2010 bản thân tiến hành nghiên cứu, trao đổi tìm giải
pháp khắc phục các vướng mắc trên.
- Từ năm học 2010- 2011 đến nay tiến hành áp dụng giảng dạy, giải, hướng
dẫn và phân loại các dạng bài tập quang học thấu kính ở trường THCS Mỹ Thắng
mang lại hiệu quả cao trong năm học vừa qua .
B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
- Đề tài này là sự tổng hợp kinh nghiệm dạy học của bản thân và của nhiều
giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy lâu năm phần quang học lớp 9.
- Qua đề tài này, tôi không có nhiều phát hiện mới mà chỉ tổng hợp những
bài tập theo từng dạng, trình bày chúng thành một thể thống nhất từ dễ đến khó, từ

đơn giản đến tổng hợp; kèm với các hướng dẫn cụ thể của từng dạng và các bài
tập tự rèn luyện cho học sinh. Qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi mong muốn
thực hiện được hai nhiệm vụ sau:
Một là: Giúp giáo viên có phân loại và hoàn thành việc hướng dẫn, rèn
luyện cho học sinh đại trà giải các dạng bài tập cơ bản, đồng thời khắc phục thời
gian hạn hẹp trên lớp.
Hai là: Giúp học sinh có thể tự phân tích giải được các bài tập trong thực tế,
qua việc nắm được các dạng bài tập vận dụng theo các kiến thức đã tiếp cận được,
học sinh có thể lĩnh hội và hình thành nên kĩ năng giải các dạng bài tập về quang
học lớp 9 ( phần thấu kính), đồng thời hiểu rõ bản chất của vấn đề vật lý.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1. THUYẾT MINH TÍNH MỚI:
1.1 Mô tả thực trạng:
Sau một thời gian tham gia chấm các bài kiểm tra một tiết, chấm thi học kì II
lớp 9 hằng năm, qua phân tích kết quả làm bài của học sinh đồng thời trao đổi
trực tiếp với các học sinh mắc các sai phạm và không làm được bài tôi nhận thấy
rằng:
1.1 Một số học sinh thường vận dụng tốt các kiến thức toán học để tìm ra các
đáp án của bài toán quang học mà chưa hiểu về bản chất thật sự của các mối quan
hệ giữa: khoảng cách từ vật đến thấu kính và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
4


www.huongdanvn.com

với tiêu cự của vật. (Thường số học sinh này là học sinh khá môn toán học nhưng
do thời gian dành cho giáo viên giải các bài tập trong chương trình là quá ít, ở đây
chưa kể đến việc một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm).
Ví dụ: ( Đề kiểm tra 1 tiết – trường THCS Mỹ Thắng năm học 2008 -2009)
1.2 Một phần lớn học sinh trung bình - khá không định hướng được cách lập

luận và xây dựng phương pháp để giải, thông thường chỉ mò mẫn không tìm ra
được hướng đi chung cho từng dạng toán cụ thể. (Chiếm khoảng 30% - 35%).
Đặt biệt khoảng 15% - 20% học sinh không thể phân biệt được cách vẽ ảnh của
một vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
2. Nguyên nhân:
Qua trao đổi và thảo luận với các quý thầy cô có nhiều kinh nghiệm bản thân
nhận thấy có một số nguyên nhân sau đây dẫn đến hiện trạng trên:
Về phía giáo viên bộ môn Vật lý:
- Một số giáo viên – thường là giáo viên trẻ mới được dạy vật lý 9 (Cụ thể
mới được phân công dạy phần quang học) chưa hướng dẫn học sinh tự ôn tập, tái
hiện được kiến thức; chưa có phương pháp phân tích – hướng dẫn cụ thể từ các
bài tập cơ bản cho học sinh.
- Giáo viên chưa tổng hợp được các dạng bài tập từ các tài liệu quá ít ỏi được
viết về các dạng bài tập phần quang học này theo một cách thống nhất, đi theo
một trình tự từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao mà thường chỉ hạn hẹp trong
các bài tập trong sách bài tập. Vì vậy các em dễ bị hỏng kiến thức khi một số em
vắng học hoặc học yếu không theo kịp bài học dẫn đến chán học.
- Giáo viên chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa thời lượng quá ít ở lớp với
lượng bài tập cần giúp đỡ các em.
2.2 Về phía học sinh :
+ Có một lượng lớn các em không có ý thích học bộ môn Vật lý, vì không có sự
hỗ trợ kịp thời khi các em gặp các dạng bài tập không giải được nên sinh ra tự ti,
dần dần dẫn đến chán học. Trong khi đó một số học sinh ham học hỏi thì với số
tài liệu quá ít ở phòng thư viện, đặc biệt trên địa bàn xã nhà không có các quầy
sách tham khảo dẫn đến không có các tài liệu giúp học sinh nghiên cứu và hình

5


www.huongdanvn.com


thành được phương pháp giải bài tập vật lý nói chung – chưa hiểu được mối quan
hệ của các đại lượng vật lý.
+ Một số học sinh kiến thức toán học còn quá yếu không thể vận dụng và giải
được các dạng bài tập liên quan đến tính toán và vận dụng các kiến thức hình học
đã có để giải.
2.3. Về phía chương trình – Sách tham khảo:
- Theo phân phối chương trình thì lượng thời gian dành cho việc giải và hướng
dẫn giải các bài tập quang học này còn quá ít nên giáo viên chưa thể giúp học sinh
thực sự hình thành cách giải các dạng bài tập cơ bản, chưa nói đến phần mở rộng
nâng cao kiến thức cho học sinh khá – giỏi.
- Trong sách bài tập hiện nay tuy đã có một lượng lớn bài tập và được biên
soạn công phu tuy nhiên chưa có gợi ý giúp học sinh, trong khi đó thời gian trong
tiết học là có hạn, vì thế vấn đề dành thời gian hướng dẫn giải này là một vấn đề
quá khó đối với tất cả giáo viên vật lý chúng ta.
- Trong các sách tham khảo hiện nay trên thị trường rất ít tác giả viết về đề tài
này, đôi khi còn nhầm lẫn dùng cả các công thức thấu kính để tính toán sai chuẩn
kiến thức kĩ năng; cũng như phần lớn sách, các bài tập đưa ra làm bài tập mẫu các
tác giả đều chưa chỉ rõ khắc sâu, các vấn đề học sinh cần nắm được qua bài tập
mẫu, học sinh đọc các bài giải mẫu này thường không hình thành được các
phương pháp giải cơ bản, từ đó có thể giải các bài tập tương tự (thường là đối với
học sinh trung bình – khá trở xuống.), từ đó gây chán học của các đối tượng học
sinh này.
- Vì điều kiện của trường, lớp nên chưa có thể tổ chức cho học sinh các tiết
học ngoài chính khóa để củng cố kiến thức và hướng dẫn được các dạng bài tập
vật lý áp dụng trong chương trình cho học sinh.
3. Đề xuất nội dung – Giải pháp mới:
Từ kinh nghiệm của bản thân và rút kinh nghiệm từ quý thầy cô có nhiều
kinh nghiệm trong huyện nhà. Tôi đưa ra một số kinh nghiệm, giải pháp để khắc
phục các vấn đề còn vướng mắc như đã nêu ở phần 1 như sau:

3.1

Giáo viên nên chọn lọc và xây dựng cho học sinh hệ thống bài tập

hợp lý với trình độ và điều kiện thực tế của địa phương. Giáo viên cần xác định rõ
6


www.huongdanvn.com

đối tượng học sinh mình giảng dạy, để khi đưa ra các dạng bài tập phù hợp và từ
các dạng bài tập đó cần có hệ thống câu hỏi gợi mở - hướng dẫn phù hợp cho học
sinh. ( Các câu hỏi, hướng dẫn gợi mở cần đi từ tổng quát đến cụ thể để tăng tính
hấp dẫn, góp phần gây hứng thú cho học sinh khi các em giải được bài tập.) Sau
các dạng bài tập cần có hệ thống bài tập tương tự để học sinh tự luyện tập và chú
trọng nêu các điểm sai lầm mà các em thường mắc phải.
3.2 Để hệ thống các dạng bài tập rõ ràng dễ hình dung tôi xin đề xuất dùng
sơ đồ tư duy, ở đây tôi xin đề nghị nên dùng sơ đồ tư duy để giới thiệu các dạng
bài và dùng sơ đồ tư duy để củng cố và hệ thống ở cuối chuyên đề.
3.3 Đối với các em học sinh yếu, vắng học không theo kịp chương trình thì
giáo viên cần có yêu cầu, hướng dẫn sử dụng tài liệu để cho các em tham khảo và
trợ giúp các em khi cần thiết.
3.4 Đối với học sinh khá – giỏi trong phần vẽ các tia sáng bất kì ở đây tôi
xin giới thiệu cách áp dụng vẽ trục phụ của thấu kính.
3.5 Nhưng theo tôi nguyên nhân của tất cả các tình trạng trên là do thời
gian trên lớp còn quá ít để có thể giúp học sinh lĩnh hội và tiếp thu được đầy đủ
các dạng bài tập. Để khắc phục tình trạng này nhiều giáo viên đã chuyển vào phần
hướng dẫn về nhà nhưng tôi thấy khoảng thời gian 2 đến 3 phút thì việc vừa yêu
cầu, hướng dẫn, giới thiệu các bài tập cụ thể cho các đối tượng học sinh là rất khó.
Từ kinh nghiệm của bản thân và rút kinh nghiệm từ quý thầy cô tại trường và

trong huyện nhà. Tôi đưa ra một số dạng bài tập cơ bản, đặc biệt tôi có chỉ ra thời
gian hướng dẫn, áp dụng cụ thể để làm tài liệu tham khảo cho quý thầy cô và giúp
các em có thêm tài liệu để có thể khắc phục các vấn đề vướng mắc như đã nói ở
trên khi học và giảng dạy phần thấu kính, đó là: “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP PHẦN THẤU KÍNH”.
2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
I- Thấu kính:
I.1: KIẾN THỨC CƠ BẢN:(Học sinh tự hệ thống qua bài dạy lý thuyết ở
trên lớp)

7


www.huongdanvn.com

Thấu kính là một vật trong suốt được giới hạn bởi 2 mặt cầu hoặc một mặt cầu
và một mặt phẳng.
Thấu kính hội tụ (thấu kính có rìa mỏng) Thấu kính phân kì (thấu kính có rìa dày)
B

B

A F’
O
A F
O
F
F’
Tiêu
điểm

ảnh
Tiêu
điểm
vật
Tiêu ý:
điểm
vậtkínhTiêu
điểm
Chú
Thấu
hội tụ
thì ảnh
tiêu điểm ảnh F / nằm sau thấu kính ( phía bên kia

phía của tia tới- Vật sáng.), còn thấu kính phân kì có tiêu điểm ảnh F / nằm trước
thấu kính ( cùng phía với phía tia tới- Vật sáng).
1- Thấu kính hội tụ ( thấu kính có rìa mỏng)
1.1. Đặc điểm:
+Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
+ Chùm tia sáng tới song song và vuông góc mặt thấu kính thì chùm tia
sáng ló là chùm sáng hội tụ.
1.2. Đường đi của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ (Đối với trục
chính).
+ Tia sáng tới song song trục chính thì tia sáng ló đi qua qua tiêu điểm ảnh F’
+ Tia sáng tới đi qua quang tâm thì tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia
tới.( hình 1).
+ Tia sáng tới tiêu điểm vật F thì tia ló song song trục chính.
2- Thấu kính phân kì ( thấu kính có rìa dày)
2.1. Đặc điểm:
+ Thấu kính hội tụ có phần rìa dày hơn phần giữa.

+ Chùm tia sáng tới song song và vuông góc mặt thấu kính thì chùm tia sáng
ló là chùm sáng phân kì.
2.2. Đường đi của các tia sáng đặt biệt qua thấu kính phân kì (Đối với trục
chính).
+ Tia sáng tới song song trục chính thì tia sáng ló đi qua qua tiêu điểm ảnh F’.
+ Tia sáng tới đi qua quang tâm thì tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia
tới.( hình2
+ Tia sáng hướng tới tiêu điểm vật F thì tia ló song song trục chính.
3.Cách dựng ảnh của một điểm sáng S và vật AB qua thấu kính:
8


www.huongdanvn.com

3.1: Cách dựng ảnh của một điểm sáng S:
- Cách dựng: Từ S kẻ 2 trong 3 tia sáng đặc biệt đến thấu kính vẽ các tia
ló tương ứng. Giao của hai tia ló này là ảnh S’ của S.
+ Nếu 2 tia ló cắt nhau tại điểm S’ thì S’ là ảnh thật.
+ Nếu đường kéo dài của 2 tia ló cắt nhau tại S’ thì S’ là ảnh ảo.
3.2. Cách dựng ảnh của vật AB.
Nguyên tắc: Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật
vì vậy chúng ta phải vẽ tất cả các ảnh của các điểm sáng trên vật. Tuy nhiên nếu
vật là đoạn thẳng chúng ta chỉ cần vẽ ảnh của 2 điểm sáng đặc biệt đó là 2 đầu
mút của vật.
Chú ý:
- Nếu vật AB vuông góc trục chính tại A thì ảnh A’B’ cũng vuông góc
với trục chính tại A’. Vậy từ B chúng ta dựng ảnh B’ (Như cách vẽ ảnh của điểm
sáng S đã trình bày ở trên). Từ B’ kẻ đường vuông góc với trục chính, cắt trục
chính tại A’ đó chính là ảnh của A qua thấu kính. Vậy A’B’ là ảnh của vật AB
qua thấu kính.

- Nếu vật AB vuông góc trục chính tại A và O là quang tâm của thấu
kính thì:
+ OA = d : Khoảng cách từ vật đến thấu kính.
+OA’ = d’ : Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
+ OF = OF’ = f : Tiêu cự của thấu kính.
I.2 KIẾN THỨC NÂNG CAO: ( Áp dụng mục II bài thấu kính hội tụ Hoặc giới thiệu về nhà cho học sinh tự tìm hiểu)
1. Một số khái niệm:
1.1 Trục phụ:
Mỗi thấu kính có 1 trục chính ( vuông góc với thấu kính) và vô số trục phụ ( là
đường thẳng bất kì đi qua quang tâm thấu kính thì được gọi là trục phụ).
1.2 Tiêu điểm phụ:
- Cách xác định tiêu điểm phụ: Từ hai tiêu điểm chính dựng hai đường thẳng
vuông góc với trục chính cắt trục phụ tại hai điểm tương ứng, đó chính là hai tiêu

9


www.huongdanvn.com

điểm phụ tương ứng.( Chúng ta không xét đến mặt phẳng tiêu diện – Học sinh
chưa học phần không gian).
- Đường thẳng vuông góc với trục chính đi qua tiêu điểm ảnh cắt trục phụ đó
chính là tiêu điểm ảnh phụ của trục đó, tương tự ta cũng có tiêu điểm vật phụ
tương ứng đối với trục phụ đó.
1.3. Chú ý:
Đối với mỗi trục phụ cũng có hai tia sáng đặc biệt tương tự như trục chính.
Tiêu điểm ảnh phụ

F1/


Tiêu điểm vật
chính F

d1

Tiêu điểm vật phụ

F/

Tiêu điểm ảnh chính

F1

(∆
)

d1

F/
F

F1

F1/

Tiêu điểm vật phụ

Tiêu điểm ảnh phụ

2. Vẽ đường truyền của một tia sáng bất kì qua thấu kính:

Trường hợp tia sáng SI bất kì: Cách vẽ tia ló.
- Dựng trục phụ // với tia tới.
- Từ F’ dựng đường thẳng vuông góc với trục chính, cắt trục phụ tại F1'
- Nối điểm tới I và F1' được giá của tia ló.
F

I

S

F1/

d1

F/

I
(∆)
S

F1

d1

F/
F
F

/
1


F1

Quy ước: Tia sáng bất kì vừa mới xét trên là tia số 4.
II. MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ HÌNH VẼ CỦA THẤU KÍNH
DẠNG 1. Toán vẽ ảnh của một vật (Điểm sáng) đối với thấu kính.
1. Mục tiêu cần đạt được:
- Nhớ được 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính.
- Vẽ được ảnh của một vật qua thấu kính.
- Nhớ được tính chất của ảnh qua các thấu kính khi cho biết mối quan hệ
giữa d và f.
2. Bài tập cơ bản
10


www.huongdanvn.com

Bài 1. (Áp dụng vẽ mẫu tại lớp bài 43, 45; yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành
và kiểm tra bài cũ tiết 49)
Vẽ ảnh của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính qua thấu kính hội tụ
và phân kì trong những trường hợp sau đây:
-

Vật có vị trí: d > 2f

- Vật có vị trí: d = f

-

Vật có vị trí: d = 2f


- Vật có vị trí: 0 < d < f.

-

Vật có vị trí: f < d < 2f

Hướng dẫn:
Nhận xét: Vật AB vuông góc với trục chính và có điểm A nằm trên trục chính
vậy chúng ta chỉ cần vẽ ảnh của điểm sáng B vì ảnh A’ cũng nằm trên trục chính
và ảnh A’B’ cũng vuông góc với trục chính.
Vẽ:
- Vẽ ảnh B’ của B bằng 2 trong 3 tia đặc biệt.
- Từ B’ dựng đường vuông góc với trục chính, cắt trục chính tại A’ (A’ là ảnh
của A qua thấu kính trên).
- A’B’ là ảnh của vật AB.
Trường hợp 1: Vật có vị trí: d > 2f.
B

B
A

O

F

B’

F’ A’
A


B’

F

F’ A’

O

Thấu kính phân kì

Thấu kính hội tụ

Trường hợp 2: Vật có vị trí: d = 2f
B
B
A

O

F

F’

B’

A’

A


F’ A’

F
O

B’
B
A F

-

B

O

F’

Trường hợp 3: Vật có vị trí: f < d < 2f
A’

A

11

B’

B’
F’ A’

F

O


www.huongdanvn.com

- Trường hợp 4: Vật có vị trí: d = f
B

B
O

A F

F’

F

A= F’ A’ B’O

- Trường hợp 5: Vật có vị trí: 0 < d < f.
B’
B
A’ F A

B
O

F’

B’


F’ A A’

F
O

YÊU CẦU:
Áp dụng hai tia sáng khác: Tia số 2 và 3 hoặc tia số 1 và 3 vẽ lại các trường
hợp trên và so sánh tính chất ảnh vẽ được với ảnh đã có.
Bài 2: ( Áp dụng tại phần củng cố lý thuyết tiết 49).
a.

Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính

phân kì.
b.

So sánh ảnh ảo của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

Hướng dẫn:
Căn cứ vào ảnh của vật đã được vẽ ở câu 1 từ đó nêu lên tính chất của ảnh (
ảnh thật hay ảnh ảo, ngược chiều hay cùng chiều với vật, so sánh kích thước ảnh
với kích thước vật) trong các trường hợp sau của hai thấu kính phân kì và thấu
kính hội tụ
-

Vật ở rất xa thấu kính

- Vật có vị trí: d > 2f


-

Vật có vị trí: d = 2f

-Vật có vị trí:

-

Vật có vị trí: d = f

- Vật có vị trí: 0 < d < f.

f
< 2f

12


www.huongdanvn.com

a. Nêu đặc điểm của vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
Vị trí của vật
Thấu kính hội tụ
Thấu kính phân kì
Vật ở rất xa thấu kính
Cho ảnh thật, ngược
Cho ảnh ảo, cùng
(d rất lớn)


chiều nhỏ hơn vật, cách chiều nhỏ hơn vật, cách
thấu kính một khoảng thấu kính một khoảng

bằng tiêu cự.
bằng tiêu cự.
Vật cách thấu kính 1
Cho ảnh thật, ngược
Cho ảnh ảo, cùng
khoảng lớn hai lần tiêu chiều, nhỏ hơn vật.

chiều, nhỏ hơn vật và

cự. (d > 2f)
Vật cách thấu kính 1

luôn nằm trong khoảng
Cho ảnh thật, ngược

tiêu cự.

khoảng bằng 2 lần tiêu cự chiều, bằng vật.
(d = 2f )
Vật cách thấu kính

Cho ảnh thật, ngược

một khoảng lớn hơn tiêu chiều, lớn hơn vật.
cự nhưng nhỏ hơn hai lần
tiêu cự. (f < d < 2f)
Vật cách thấu kính


Không xác định được

một khoảng bằng tiêu cự ảnh của vật. (Hay ảnh ở
của vật.(d = f)
vô cùng)
Vật cách thấu kính
Cho ảnh ảo, cùng
một khoảng nhỏ hơn tiêu chiều, lớn hơn vật.
cự . (0 < d < f.)
b. So sánh ảnh ảo của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
Giống nhau: Đều cùng chiều với vật.
Khác nhau:
Thấu kính hội tụ
- Ảnh ảo lớn hơn vật.

Thấu kính phân kì
- Ảnh ảo nhỏ hơn vật.

- Ảnh ảo nằm xa thấu kính hội tụ hơn - Ảnh ảo nằm trong tiêu cự của thấu
vật.
3. Bài tập nâng cao:

kính.

BÀI 1 (Giới thiệu cho học sinh tại bài 43 – 45 hoặc hướng dẫn học sinh giỏi –
khá tự rèn luyện theo hướng dẫn mẫu).
O

O


S hợp sau:F '
F S trong cácFtrường
Vẽ ảnhS củaFđiểm sáng
(Hình a)

'

13

(Hình b)

F'

S

O
(Hình c)

F


www.huongdanvn.com

Hướng dẫn:
- Nhận xét: Các điểm sáng này đều nằm trên trục chính không thể sử dụng
hai tia sáng đặc biệt số 1 và 3 nên không thể vẽ được ảnh bằng cách thông thường.
- Hướng dẫn cách vẽ:
+ Ảnh của điểm sáng là đường giao nhau của hai tia ló (Hoặc đường
kéo dài của hai tia ló), vì vậy chúng ta phải vẽ ít nhất đường truyền của hai tia

sáng xuất phát từ điểm sáng S.
+ Ứng dụng tia sáng số hai, vì vật nằm trên trục chính nên tia sáng
này trùng với trục chính.
+ Từ S vẽ tia sáng bất kì đến thấu kính, ứng dụng cách vẽ đường
truyền của tia sáng bất kì (tia sáng số 4) để vẽ.
Giải mẫu hình a
F1’
S

F

O

S’

F'

(Hình a)

Bài 2: Vẽ ảnh của vật trong các trường hợp sau đây:
B

B
A

F

O

F’


(Hình a)

F A

B
O

F'

(Hình b)

F' A

O

F

(Hình c)

Hướng dẫn:
- Nhận xét: Các vật sáng này không vuông gốc và không có gốc nằm trên
trục chính không thể sử dụng cách vẽ thông thường.
- Cách vẽ: Có hai cách:
14


www.huongdanvn.com

Cách 1: Vẽ ảnh của hai điểm sáng đặc biệt A và B ta có hai ảnh A’ và B’ nối

A’ và B’ ta có ảnh A’B’ của vật AB cần vẽ.
Cách 2: ( Nâng cao).
Ứng dụng tia sáng đặc biệt số 2 và tia sáng bất kì số 4 để vẽ.
- Hướng dẫn cách vẽ:
+ Vẽ đường truyền của tia sáng số 4 với tia sáng số trùng với vật
( Cách vẽ như đã trình bày ở trên).
+ Vẽ đường truyền của hai tia sáng số 2 xuất phát từ hai điểm sáng
đặc biệt A và B, hai tia sáng này cắt tia ló của tia sáng số 4 lần lượt tại hai điểm,
đó chính là 2 ảnh lần lượt là A’ và B’.
+ Nối A’ và B’ ta có ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.
Giải mẫu hình a
Cánh 1: Tự vẽ.
Cách 2: Như hình vẽ.
F1’
B
A

A’
F

O
F’

B’

(Hình a)

4. Củng cố - Trắc nghiệm: (Bài tập về nhà ở bài 42-43; 44-45)
1. Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là
đúng?

A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
C. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật.
15


www.huongdanvn.com

D. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật.
3. Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
A. luôn nhỏ hơn vật.

B. luôn lớn hơn vật.

C. luôn cùng chiều với vật.

D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

4. Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ
A. luôn nhỏ hơn vật.

B. luôn lớn hơn vật.

C. luôn ngược chiều với vật.


D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

5. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
B. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
D. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
6. Nhận xét nào sau đây về thấu kính phân kì là không đúng?
A. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh thật.
B. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo.
C. Với thấu kính phân kì, có tiêu cự f âm.
D. Với thấu kính phân kì, có độ tụ D âm.
7. Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là không đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
8. Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là không đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
9. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì (tiêu cụ f = 25 cm), cách thấu kính 25cm. Ảnh A’B của AB qua thấu kính là:
A. ảnh thật, nằm trước thấu kính, cao gấp hai lần vật.
B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cao bằng nửa lần vật.
16


www.huongdanvn.com


C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cao gấp hai lần vật.
D. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cao bằng nửa lần vật.
10.Một vật thẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính L. Đặt ở phía
bên kia thấu kính một màn ảnh E vuông góc với trục chính của thấu kính. Xê dịch
E, ta tìm được một vị trí của E để có ảnh hiện rõ trên màn.
A. L là thấu kính phân kỳ.
B. Thí nghiệm như trên chỉ xảy ra khi vật AB ở trong khoảng tiêu cự của L.
C. L là thấu kính hội tụ.

D. Không đủ dữ kiện để kết luận như trên

11.Vật thẳng AB được đặt ở một vị trí bất kì và vuông góc với trục chính của một
thấu kính L. Đặt một màn ảnh E ở bên kia của thấu kính L, vuông góc với quang
trục. Di chuyển E, ta không tìm được vị trí nào của E để có ảnh hiện lên màn.
A. L là thấu kính phân kỳ.

B. L là thấu kính hội tụ.

C. Thí nghiệm như trên không thể xảy ra.
D. Không đủ dữ kiện để kết luận như A hay B.
12.Đặt một vật thẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ L.
A. Ảnh là ảnh thật

B. Ảnh là ảnh ảo

C. Không đủ dữ kiện để xác định ảnh là ảo hay thật.

D. Ảnh lớn hơn vật.

13.Với một thấu kính hội tụ, ảnh ngược chiều với vật :

A. khi vật là vật thật.

B. khi vật thật ở ngoài khoảng tiêu cự.

C. khi ảnh là ảnh ảo. D. chỉ có thể trả lời đúng khi biết vị trí cụ thể của vật.
14.Xét ảnh cho bởi thấu kính :
A. Với thấu kính phân kỳ, vật thật cho ảnh ảo.
B. Với thấu kính hội tụ L, vật cách L là d=2f (f là tiêu cự) thì ảnh cũng cách L là
2f.
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
D. Vật ở tiêu diện vật thì ở xa vô cực.
15.Vị trí của vật và ảnh cho bởi thấu kính L :
A. Cho vật tiến lại gần L, ảnh di chuyển cùng chiều với vật.
B. Ảnh ở rất xa thì ảnh ở tiêu diện vật.
C. Vật ở rất xa thì ảnh ở tiêu diện ảnh.
D. Cho vật tiến ra xa L, ảnh di chuyển ngược chiều với vật.
17


www.huongdanvn.com

16.Sự tạo ảnh bởi thấu kính :
A. Với thấu kính hội tụ, khi vật ở ngoài khoảng tiêu cự f, ảnh ngược chiều với vật.
B. Với thấu kính hội tụ, khi vật ở trong khoảng tiêu cự f, ảnh ngược chiều với vật.
C. Với thấu kính phân kỳ, vật thật cho ảnh cùng chiều với vật.
D. Với thấu kính phân kỳ, ảnh của vật thật luôn nhỏ hơn vật.
17.Tìm câu sai. Quan sát vật thật qua thấu kính :
A. hội tụ, ta thấy ảnh lớn hơn vật.

B. hội tụ, ta thấy ảnh nhỏ hơn vật.


C. phân kỳ, ta thấy ảnh nhỏ hơn vật.

D. phân kỳ, ta thấy ảnh cùng chiều với vật.

18.Cho vật ảo AB cách thấu kính phân kì khoảng d (d<2f). Kết luận nào sau đây về
ảnh của vật là đúng?
A. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.

B. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

19.Cho vật ảo AB cách gương cầu lồi khoảng d (2fảnh của vật là đúng?
A. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.

B. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

20.Cho vật ảo AB cách thấu kính phân kì khoảng d (d<2f). Kết luận nào sau đây về
ảnh của vật là đúng?
A. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
C. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.


B. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
D. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

21.Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là
đúng?
A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
22.Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
C. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật.
18


www.huongdanvn.com

23.ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
A. luôn nhỏ hơn vật.

B. luôn lớn hơn vật.

C. luôn cùng chiều với vật.

D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

24.ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ
A. luôn nhỏ hơn vật.


B. luôn lớn hơn vật.

C. luôn ngược chiều với vật.

D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

25.Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì (tiêu cụ f = 25 cm), cách thấu kính 25cm. ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:
A. ảnh thật, nằm trước thấu kính, cao gấp hai lần vật.
B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cao bằng nửa lần vật.
C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cao gấp hai lần vật.
D. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cao bằng nửa lần vật.
DẠNG 2. Xác định thấu kính (Xác định quang tâm, trục chính, tiêu điểm);
Vật – Vị trí của vật bằng phương pháp vẽ:
1. Mục tiêu cần đạt được:
Vận dụng – vẽ được 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính để xác định được loại
thấu kính, tiêu điểm, quang tâm, vị trí vật của thấu kính, …
2. Bài tập cơ bản
Bài 1:(Bài tập về nhà ở bài 43 – 45; Yêu cầu học sinh sinh hoạt 15 phút ở
bài).
Trên hình vẽ ( ∆) là trục chính, S/ là ảnh của S qua thấu kính. Bằng các vẽ hãy
xác định vị trí thấu kính, các tiếu điểm, loại thấu kính, nêu tính chất ảnh.
S/

S
°

S
( Hình a)


°

S/ (∆)
S
S/

Hình c

( Hình b)

(∆)

Hướng dẫn:
- Tia sáng số 2: Xuất phát từ 1 điểm sáng đi qua qang tâm và truyền thẳng
qua ảnh của điểm sáng đang xét. Suy ra nếu vẽ đường thẳng đi qua ảnh và điểm
19


www.huongdanvn.com

sáng đang xét cắt trục thấu kính tại một điểm đó chính là quang tâm của thấu
kính đang cần xét.
- Có quang tâm ta vẽ thấu kính.
- Vẽ tia số 1: Vẽ tia sáng từ điểm sáng song song với trục chính thì tia sáng
ló (hoặc đường kéo dài) đi qua ảnh, cắt trục chính tại một điểm đó chính là tiêu
điểm ảnh F’ của thấu kính.
- Vẽ tia số 3: Từ ảnh của điểm sáng vẽ đường thẳng song song với trục
chính, cắt thấu kính tại một điểm, nối điểm này với điểm sáng cắt trục chính tại
một điểm đó chính là tiêu điểm vật F của thấu kính.
Chú ý:

Vì hai tiêu điểm F và F’ đối xứng với nhau quang tâm nên khi đã xát định
được một tiêu điểm thì chúng ta cũng xác định được tiêu điểm còn lại nhờ tính
chất đối xứng này.
Giải mẫu hình a


°
F

°
O

F’
°
S/°

( Hình a)

Loại thấu kính trên là thấu kính hội tụ và ảnh trên là ảnh thật vì ảnh và vật ở
khác phía so với trục chính của thấu kính.
Bài 2: (Hướng dẫn ở tiết 49).
Trên hình vẽ A/B/ là ảnh của AB qua thấu kính. Bằng các vẽ hãy xác định vị trí
thấu kính, các tiếu điểm, loại thấu kính.
B

A

B/

B


A/

A

(Hình a)

B/
B
A/

(Hình b)

A

A
/

(Hình c)

B
/

Giải mẫu hình a
Nhận xét:
Ảnh của vật qua thấu kính trên là ảnh ảo nhỏ hơn vật nên thấu kính này là thấu
kính phân kì.
20



www.huongdanvn.com

Hướng dẫn:
- Ảnh và vật đều vuông góc với trục của thấu kính, ta có A và A’ đều nằm trên
trục chính của thấu kính nên chúng ta chỉ xét các tia sáng đặc biệt liên quan đến
điểm sáng B có ảnh B’.
- Cách xác định tương tự như bài tập 1.a ở trên.
B
B/
A

A’

°

°

°

F

O

F’
(Hình a)

Bài 3: (Hướng dẫn ở tiết 49). Trên hình vẽ A/B/ là ảnh của AB qua thấu kính.
Bằng các vẽ hãy xác định vị trí vật.
B/
F


O

A/

/
A/ F

O

B/
Hình b

Hìnha
F

Giải mẫu hình a
Nhận xét:

O

A/

B/
A’

°

F


O

Hình c

F/

Hình d.

Ảnh trên vuông góc với trục chính và có gốc nằm trên trục chính của thấu kính
nên vật cũng nằm trên trục chính và vuông gốc với vật. Từ đó suy ra ta chỉ cần
tìm điểm sáng “đặc biệt” B của vật từ đó hạ đoạn thẳng vuông góc với trục chính
ta có điểm sáng “đặc biệt” A.
Hướng dẫn:
Chúng ta cần xác định tia tới của 2 trong 3 tia sáng đặc biệt. (Vẽ như hướng
dẫn ở bài tập 1a ở trên.)
21


www.huongdanvn.com


F

O

°

A/

A


B/
Hình a

Bài 4: (Hướng dẫn về nhà sau tiết 49).
Trên hình vẽ ( ∆) là trục chính, S/ là ảnh của S qua thấu kính. Bằng các vẽ hãy
xác định thấu kính, các tiếu điểm, loại thấu kính, nêu tính chất ảnh.
S

S/

S

S/

O
Hình a

S/

S

O

Hình b

O

S


S/

O
( Hình d)

Hình c

Nhận xét: Như vậy đề bài cho hai điểm sáng ảnh và vật cùng nằm trên trục
chính nên chúng ta không thể dùng các tia sáng đặc biệt để vẽ.
Hướng dẫn: Có hai cách vẽ:
- Cách 1: Giả sử tại điểm sáng S chúng ta đặt vật sáng SA vuông góc với trục
chính, dùng tia số 2 xác định ảnh S’A’ cũng vuông gốc với trục chính trên tại S’.
Bài toán đã trở thành dạng giống bài tập 2 đã hướng dẫn ở trên.
- Cách 2: Từ S vẽ tia sáng bất kì đến thấu kính và ứng dụng tia sáng số 4 để xác
định tiêu điểm của thấu kính.
Bài 5: (Hướng dẫn ở tiết 49).
Trên hình vẽ A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính. Bằng các vẽ hãy xác định
quang tâm, các tiêu điểm, loại thấu kính, nêu tính chất ảnh.
A’
°

A

A

B/

°

A


A/

A/

B/

B sáng cùng song song
°
Nhận xét: Như
vậy đề bài B
cho vật sáng và ảnh của vật
B

với nhau° nên suy ra chúng cùng vuông
góc
Hình
b với trục chính.
B’ Hình a

Hướng dẫn:

22

Hình c


www.huongdanvn.com

- Vẽ hai đường thẳng lần lượt đi qua hai cặp điểm A’–A và B’-B chúng cắt

nhau tại một điểm đó chính là quang tâm O của thấu kính. ( Hai đường thẳng vừa
vẽ đó chính là hai tia sáng số hai của hai cặp vật và ảnh ở trên).
- Từ O vẽ đường thẳng vuông góc với ảnh A’B’ (Hoặc vật AB), đó chính là trục
chính của thấu kính trên.
- Chỉ cần xét một trong hai cặp ảnh và vật (A’–A hoặc B’-B).
 Bài toán trở thành bài toán 1 ở trên.
Bài 6: ( Học sinh khá – giỏi về nhà tự lĩnh hội theo hướng dẫn.).
Trên hình vẽ A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính. Bằng các vẽ hãy xác định
quang tâm, các tiêu điểm, loại thấu kính, nêu tính chất ảnh.
A

A’
A
B

B’
B
Hình a

Hình b

A’

B’

A

B/

B


A/
Hình c

Nhận xét: Như vậy đề bài cho vật sáng và ảnh của vật sáng không song song với
nhau nên suy ra chúng không vuông góc với trục chính.
Hướng dẫn:
- Nếu tia sáng số 4 trùng vật sáng AB thì tia ló (Hoặc đường kéo dài) của tia
sáng này cũng đi qua ảnh A’B’. Vì vậy nếu vẽ hai đường thẳng đi qua ảnh A’B’
và vật AB chúng cắt nhau tại điểm I đó chính là một điểm nằm trên thấu kính.
- Vẽ hai đường thẳng lần lượt đi qua hai cặp điểm A’–A và B’-B chúng cắt
nhau tại một điểm đó chính là quang tâm O của thấu kính. ( Hai đường thẳng vừa
vẽ đó chính là 2 tia sáng số hai của hai cặp vật và ảnh ở trên).
- Nối IO đây chính là phương của thấu kính đang tìm.
- Từ O vẽ đường thẳng vuông góc với IO, đường thẳng này chính là trục chính
của thấu kính đang tìm.
- Chỉ cần xét một trong hai cặp ảnh và vật (A’–A hoặc B’-B).
 Bài toán trở thành bài toán 1 ở trên.
3. Bài tập tự giải: (Học sinh tự giải thêm).
Bài 1: Trên hình cho biết đường đi của tia sáng, trục chính. Hãy vẽ tiếp các tia
còn thiếu và cho biết loại thấu kính( nếu chưa biết)
( hình a)

23

( hình b)


www.huongdanvn.com


( hình c)
( hình d)
Bài 2: Một thấu kính phân kì được biểu diễn như hình vẽ. Tia (1) sau khi qua
thấu kính đi qua điểm A. Hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng (2) và chỉ ra các tiêu
(1)

điểm của thấu kính đó.

A

(2) O

Bài 3: Trên trục chính của một thấu kính hội tụ, đặt một điểm sáng S cách thấu
kính một khoảng d > 2f ( f là tiêu cự của thấu kính).
a. Hãy dựng ảnh S/ của S qua thấu kính.
b. Cắt thấu kính thành hai nữa một cách đối xứng qua quang tâm và trục chính
của thấu kính và tách chúng ra một khoảng nào đó. Ta có quan sát được ảnh của S
hay không? Nếu có hãy vẽ các ảnh này. Em có nhận xét gì về ảnh thu được?
Bài 4: Trên hình bên đã chỉ ra thấu kính và ảnh A /B/ của vật và bằng phép vẽ
hãy tìm vị trí vật?
O

F

B/

B/

A/


F A/

O

II. MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG CƠ BẢN CỦA THẤU KÍNH:
II.1 MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN HÌNH HỌC HỌC SINH CẦN NẮM
ĐƯỢC:
1. Định nghĩa hai tam giác đồng dạng: ( Yêu cầu học sinh tự ôn lại hình
học 8)
2. Các trường hợp chứng minh hai tam giác đồng dạng:
24


www.huongdanvn.com

a. Ba cạnh của tam giác lần lược tỉ lệ với nhau. (c-c-c).
b. 2 cạnh tỉ lệ, góc xen giữa hai cặp cạnh bằng nhau. (c-g-c)
c. 2 góc bằng nhau. (g-g)
3. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông:
a.Cạnh huyền và cạnh góc vuông tỉ lệ.
b. 2 cạnh của góc vuông lần lượt tỉ lệ.
c. Có cặp góc nhon bằng nhau.
II.2: MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH CƠ BẢN CỦA THẤU KÍNH
- II.2.1 Giới thiệu các dạng bài cơ bản cho học sinh:
Dùng sơ đồ tư duy giới thiệu các dạng bài tập cơ bản cho học sinh.

II.2.2. Các dạng bài cụ thể: (Tùy vào đối tượng học sinh cụ thể giáo viên
giảng dạy linh động hướng dẫn về nhà học sinh làm bài tập phù hợp).
DẠNG 1. Xây dựng mối liên hệ giữa khoảng cách vật, ảnh đến thấu kính với tỉ
lệ độ lớn của vật, ảnh hoặc tiêu cự của thấu kính.

1. Mục tiêu cần đạt được:

25


×