Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH, đối CHIẾU TRONG dạy học LỊCH sử ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.63 KB, 9 trang )

SangKienKinhNghiem.org
Tng Hp Hn 1000 Sỏng Kin Kinh Nghim Chun

S GD & T NG NAI
TRệễỉNG THPT NGO Sể LIEN
-----------M S .

SNG KIN KINH NGHIM
S DNG PHNG PHP SO SNH, I CHIU
TRONG DY HC LCH S TRNG THPT
------------

H tờn: Phan Vn Dng
T: S - a
Chuyờn mụn: Lch s

Traỷng Bom 5/2012
1


MỤC LỤC
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Các hình thức so sánh, đối chiếu
1. So sánh đối lập
2. So sánh theo nội dung lịch sử
3. So sánh đối chiếu theo các mốc thời gian
4. So sánh bằng hình thức trắc nghiệm
II. Các biện pháp thực hiện
1. Tiến hành trong giờ dạy
2. Giao bài tập về nhà


3. Ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh
III. Một số phương tiện hỗ trợ và những lưu ý khi so sánh, đối chiếu
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Đối với học sinh
2. Đối với giáo viên
V. KẾT LUẬN

2


A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong dạy học, để đạt được mục đích giáo dục, người giáo viên cần phải
có một hệ thống các phương pháp day học sao cho phù hợp với từng đối
tượng, đảm bảo kiến thức cơ bản, có tác động tích cực đến tư duy, tình cảm
của học sinh. Song để sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả không
phải là việc làm đơn giản, nó đòi hỏi sự nỗ lực sáng tạo không ngừng của
người giáo viên. Trước thực tế trên, trong những năm gần đây, ngành giáo
dục đào tạo luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo
hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với
từng đặc điểm của môn học, lớp học.
Để đổi mới phương pháp giảng dạy, người giáo viên cần phải có một
cuộc cách mạng về tư duy: Thay đổi tư duy đơn tuyến chuyển kiến thức
của thầy sang trò theo một chiều thành tư duy đa tuyến là chuyển kiến thức
của thầy sang trò bằng nhiều các hoạt động làm sao để có thể phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh nắm bắt được bản
chất cụ thể của vấn đề.
Đối với bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay, việc đổi mới phương
pháp giảng dạy cũng đang là một vấn đề được các nhà sử học và thầy cô
giáo viên giảng dạy đặc biệt quan tâm. Do đặc trưng của môn học thuộc về
quá khứ, vì vậy việc tái hiện lịch sử đòi hỏi trình độ, năng kiếu của giáo

viên phải thực sự tốt, phải có một hệ thống các phương pháp để sử dụng
một cách linh hoạt trong các phần dạy, bài dạy, tiết dạy. Hiện nay đã có rất
nhiều các phương pháp dạy hcọ tích cực như đàm thoại, phương pháp nêu
vấn đề, phương pháp thảo luận…và trong đề tài của minh tôi cũng xin đưa
ra một phương pháp so sánh đối chiếu trong giảng dạy.
Phương pháp đối chiếu trong dạy học lịch sử là phương pháp sử dụng
sự kiện lịch sử để so sánh sự khác nhau và nhau của vấn đề lịch sử, đối
chiếu các sự kiện trong cùng một thời điểm, các sự kiện xảy ra, từ đó giúp
học sinh rút ra được bản chất của sự kiện, phát huy tư duy, so sánh, phân
tích, tìm ra các mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau, làm cho học sinh
hiểu bài và nhớ lâu hơn. Với những ưu điểm của phương pháp qua một số
năm công tác tôi đã quyết định chọn đề tài: “Sử sụng phương pháp so sánh,
đối chiếu trong dạy học lịch sử ở trường THPT làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía bạn bè và
đồng nghiệp.
B. NỘI DUNG ĐÈ TÀI
I. CÁC HÌNH THỨC SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU
1. So sánh đối lập:
Là hình thức chọn hai vấn đề có nội dung, bản chất đối lập nhau,
mâu thuẫn nhau, hình thức này thường được sử dụng bằng các kí hiệu toán
học dấu lớn, dấu bé :> < như nghĩa > < phi nghĩa; so sánh giữa hai giai cấp
này > 3


So sánh đối lập dễ nhận biết nhất khi trình bày các mâu thuẫn đối kháng
trong xã hội như:
Xã hội chiếm hữu nô lệ phương tây: chủ nô > < nô lệ
Xã hội cổ đại phương đông :
Quý tộc > < nô tỳ

Xã hội phong kiến phương tây:
Lãnh chúa > < nông nô
Xã hội phong kiến phương đông:
Địa chủ > < tá
điền
Đây là những mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp gắn liền với các
hình thái đi lên của xã hội loài người, sự đối lập giữa các giai cấp thống trị
với giai cấp bị trị, giữ giầu và nghèo, từ đó họ sinh thấy được sự bất công
trong xã hội căm ghét kẻ áp bức bóc lột, cảm thương chia sẻ với những
thân phận nghèo cực khổ.
Khi dạy bài “Các nước Châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1918 – 1939)” phần I Trung Quốc và Ấn Độ giữa hai cuộc chiến tranh thế
giới 1918 – 1939. Vào đầu thế kỷ XX ở Trung Quốc xuất hiện hai thế lực
cách mạng đối lập nhau một bên là Quốc Dân Đảng và một bên là Đảng
Cộng Sản giáo viên có thể trình bày theo kiểu so sánh đối lập như sau:
Quốc Dân Đảng > < Đảng Cộng Sản
( Tư sản)
(Vô sản )
1926 – 1927 : Hợp tác
+
1927 – 1938 :Nội chiến lần thứ nhất
><
1937 – 1945 : Hợp tác
+
1945 – 1949: Nội chiến lần thứ hai
><
Giáo viên kết hợp giảng và trình bày trên bảng thông qua các ký hiệu
để học sinh thấy được ở Trung Quốc hai thế lực này đại diện cho quyền lợi
của hai giai cấp khác nhau: Tư sản và Vô sản, mối quan hệ giữa hai đảng
phái qua các thời kỳ liên tục có sự thay đổi hợp tác rồi nội chiến rồi lại hợp

tác rồi lại nội chiến, cuối cùng sự thắng thế đã thuộc về những người cộng
sản do Mao Trạch Đông đứng đầu, kết quả đó phù hợp với nguyện vọng
mong muốn của nhân dân Trung Quốc. Với cách trình bày trên sẽ giúp học
sinh dễ nhớ, ngắn gọn hiệu quả lại cao.
Khi dạy bài “Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918)” sách giáo
khoa lớp 11 giáo viên cũng có thể sử dụng hình thức so sánh đối lập giữa
hai phe đế quốc như sau:
Phe liên minh
><
Phe hiệp ước
( Đức, Áo, Hung)
( Anh, Pháp, Nga)
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu cả hai khối nước trên đều là hai khối
đế quốc, về bản chất là như sau: Mang bản chất xâm lược nhung lại mâu
thuẫn với nhau do phân chia quyền lợi không đồng đều về vấn đề thuộc
địa, mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc chiến tranh.
3.So sánh theo nội dung lịch sử:
Là hình thức so sánh hai vấn đề lịch sử có nội dung tương đương
nhau, diễn ra ở những thời gian, địa điểm khác nhau. Mục đích của hình
thức so sánh này là rút ra những nét giống và kkhác nhau giữa hai vấn đề từ
đó tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, vì sao có sự khác nhau đó, sự khác nhau đó
4


có ý nghĩa như thế nào? Cái khác nhau có thể là tiến bộ, nhưng có thể là
hạn chế. Khi sử dụng phương pháp này giáo viên nên lập bảng so sánh để
trình bày nội dung so sánh được rõ ràng. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể:
Khi dạy bài “Phong trào dân chủ 1936 – 1939” SGK lịch sử lớp 12 để hiểu
rõ chủ trương của Đảng ta trong thời kỳ nay, giáo viên so sánh chủ trương
của Đảng thời kỳ 1930 – 1931 bằng cách lập bảng sau:

Thời gian
1930 – 1931
1936 – 1939
Nội dung
Kẻ thù

Đế quốc, phong kiến

Phản động Pháp và tay
sai
Nhiệm vụ
Chống đế quốc giành Chống phát xít, chống
độc lập dân tộc; chống chiến tranh đế quốc;
phong kiến giành ruộng chống phản động tay
đất cho dân cày
sai; đòi tự do dân chủ
cơm áo và hòa bình
Hình thức mặt trận
Mặt trận nhân dân phản
đế
Đông
Dương
(3/1938)đổi: Mặt trận
dân chủ
Hình thức, phương - Bí mật bất hợp pháp
Công khai, bán công
pháp cách mạng
- Bạo động võ trang
khai, hợp pháp, nửa
hợp pháp

Ví duï
Khi dạy về nội dung “chính cương vắn tắt”, “sách lược vắn tắt” bài
“Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” lớp 12. Tôi cho học sinh so sánh với
luận cương tháng 10/1930 về các nội dung: Mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng
tham gia, vị trí của cách mạng theo bảng so sánh sau.
Nội dung
Chính cương vắn Luận
cương Giống
nhau,
So sánh
tắt, sách lược tháng 10 – 1930 khác nhau
vắn tắt
(1)
(2)
( 3)
( 4)
1. Mục tiêu
- Cách mạng - Cách mạng Giống nhau
Việt Nam trải Việt Nam trải
qua 2 giai đọan qua 2 giai đọan
TSDQ  CNXH TSDQ  CNXH
2. Nhiệm vụ
Đánh đổ đế Đánh đổ đế quốc Khác nhau
quốc, phong kiến và phong kiến ( 2
tay sai phản nhiệm vụ khăng
động
khít với nhau)
3. Lực lượng Công nông, tiểu Công nông
Khác nhau
tham gia

tư sản, trí thức
lợi dụng trung
lập phú nông,
5


trung nông, trung
tiểu địa chủ và tư
sản.
4. vị trí của cách Cách mạng Việt
mạng
Nam là một bộ
phận của cách
mạng thế giới

Cách mạng Việt Giống nhau
Nam là một bộ
phận của cách
mạng thế giới

Nhìn vào bảng so sánh giữa các cột 1,2,3 giáo viên cho học sinh rút
ra nhận xét giống và khác nhau vào cột 4. Từ đó rút ra những hạn chế của
luận cương tháng 10 – 1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo.Qua so sánh
trên giáo viên khẳng định cho học sinh thấy tính đúng đắn sáng tạo của
“Chính cương vắn tắt”, “ Sách lược vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
3. So sánh đối chiếu theo mốc thời gian
Là phương pháp so sánh đối chiếu giữa hai vấn đề lịch sử cùng diễn
ra trong một thời gian nhưng có địa điểm, không gian tiến hành khác nhau,
phương pháp này mang tính đối chiếu là chủ yếu, các vấn đề được đưa ra
đối chiếu thường có mối liên hệ ảnh hưởng tác động lẫn nhau, giáo viên

nên sử dụng phương pháp này để minh họa cho một thời kỳ, một giao đoạn
lịch sử để học sinh thấy được tính hệ thống hóa, khái quát hóa cho vấn đề.
Ví dụ :
Khi dạy phần lịch sử Việt Nam giai đọan 1939 – 1945 giáo viên nên
đối chiếu theo sơ đồ dưới đây:
Chiến tranh thế giới 2
Chiến
tranh thế giới 2 vào cuối
TG: Giai đoạn đầu của chiến tranh
vào giai đoạn quyết liệt
giai đoạn và kết thúc.
1939
Trong - 11/ 1939 Hội nghị
Pháp
- 3 cuộc khởi nghĩa
Cao trào kháng Nhật cứu nước
vũ trang
hàng động minh
Nước - Nhật nhảy vào Đ D
khởi nghĩa tháng 8/ 1945.

1941
- Hội nghị TƯ 8

1945
- Nhật đảo chính

- Chuẩn bị xây dựng phát triển

-


và hoạt động của lực lượng - Nhật đầu
chính trị, vũ trang

-

Tổng

Đây là giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện, học sinh rất khó khăn khi
học phần này vì vậy sau khi học xong cả giai đọan giáo viên nên khái quát
lại cho học sinh bằng sơ đồ trên lúc này học sinh sẽ dễ nắm bắt và theo dõi
tiến trình diễn ra chiến tranh thế giới thứ hai có tác động trực tiếp đến cách
mạng Việt Nam, làm thay đổi tình hình trong nước, cũng như là sự chỉ đạo
của Đảng ta.
6


Ví dụ :
Khi dạy phần lịch sử Việt Nam thời kỳ 1954 – 1973 lớp 12 giáo
viên có thể so sánh đối chiếu giữa cách mạng hai miền trong cùng một thời
gian để thấy được nhiệm vụ cách mạng của mỗi miền là khác nhau.
Cách mạng miền Bắc
Thời kỳ
Cách mạng miền Nam
Cải cách ruộng đất,
1954 – 1960
Giữ gìn lực lượng, đấu
khôi phục kinh tế, cải
tranh hòa bình tiến tới
tạo XHCN

“Đồng khởi”
Thực hiện kế hoạch 5
1961 – 1965
Chống chiến tranh đặc
năm lần thứ 1.
biệt
Chống chiến tranh phá
1965 – 1968
Chhống chiến tranh cục
hoại lần 1 của Mỹ
bộ
Khôi phục kinh tế,
1968 – 1973
Chống Việt Nam hóa và
chống chiến tranh phá
Đông dương hóa chiến
hoại lần 2 của Mỹ
tranh
Với hình thức so sánh trên học sinh sẽ khái quát được nhiệm vụ cách
mạng hai miền theo các mốc thời gian, tư đó xác định vị trí, vai trò cách
mạng của mỗi miền, mối liên hệ chặt chẽ giữa hai miền và rút ra much tiêu
cuối cùng của cả hai miền là tiến tới thống nhất đất nước.
Như vậy tùy thuộc vào từng bài, từng chương, từng giai đoạn để giáo viên
tiến hành so sánh, đối chiếu các vấn đề lịch sử làm sao để học sinh dễ nhớ,
dễ hiểu và dễ học để từ đó các em thêm yêu môn lịch sử.
4. So sánh bằng trắc nghiệm.
Để củng cố bài học, học sinh phải làm bài tập lịch sử, làm bài tập do
giáo viên hướng dẫn ở trên lớp và bài tập được giao về nhà, các dạng câu
hỏi đúng sai thường là câu hỏi trắc nghiệm điền vào ô trống chọn phương
án nào là phương án đúng. Mục đích của việc này là khẳng định vấn đè đã

học và nắm chắc bài học.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. So sánh trong giờ học
Trong giờ học tùy vào nội dung phần dạy, bài dạy, tiết dạy mà giáo
viên sử dụng các phương pháp so sánh đối chiếu, nội dung của bài xuất
hiện các vấn đề đối lập nhau lúc đó ta có thể so sánh ngay tren bảng đẻ học
sinh dễ quan sát, khi dạy xong một bài lịch sử mà kiến thức có nội dung
tương tương với kiến thức đã học ở phần trước thì lúc này tôi se dựng lại
để so sánh qua đó thấy được sự giống và khác nhau của 2 vấn đề lịch sử
hoặc khi học xong cả một giai đọan lịch sử nếu có thể làm phép so sánh và
đối chiếu giáo viên nên giành một khoảng thời gian nhất định để khái quát
lại toàn bộ giai đoạn, so sánh các vấn đề diễn ra trong cùng một thời gian.
Tuy nhiên thời gian ở trên lớp sẽ không đủ để giáo viên có thể so sánh các
vấn đề như dạng phải kẻ khung, bảng biểu, hay biểu diễn mang tính khái
quát hóa cao lúc này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh về nhà hoàn
thành bằng cách giao bài tập.
2. Giao bài tập về nhà.
7


Một hình thức để học sinh nắm bắt, củng cố lại kiến thức là giáo
viên giao bài tập về nhà, các câu hỏi bài tập ở dạng lập bảng so sánh về nội
dung của hai sự kiện, so sánh sự giơng nhau và khác nhau.
Bài tập của học sinh phải được giáo viên kiểm tra và được khuyến kích
bằng điểm cụ thể từ đó giúp các em nắm vững kiến thức rèn luyện cho các
em năng lực tự học, từ đó các em có ý thức có thái độ nghiêm túc đối với
việc học mơn lịch sử.
3. Giao bài kiểm tra.
Giao bài kiểm tra cũng là cách phát huy năng lực học sinh, giáo
viên có thể ra đề cho học sinh dưới các hình thức câu hỏi so sánh.

Ví dụ:
- Em hãy so sánh chủ trương của Đảng ta thời kỳ 1930 – 1931 với
thời kỳ 1936 – 1939.
Có rất nhiều dạng câu hỏi cho bài kiểm tra mục đích là giúp học
sinh nhớ lại những kiến thức đã học trên cơ sở hệ thống, khái quát cao
từ hình thức so sánh từ đó học sinh sẽ rút ra được sự giống và khác nhau
của các vấn đề.
Khi ôn tập hay bồi dưỡng cho học sinh đòi hỏi kkiến thức ôn tập phải
vừa cụ thể hóa, vừa khái quát hóa, hệ thống hóa thì lúc này sử dụng
phương pháp so sánh đối chiếu là rất cần thiết. Giáo viên nên lập bảng
biểu để các em so sánh đối chiếu giữa bài này, giai đoạn trước với giai
đoạn sau. Đặc biệt đối với việc bồi dưỡng họ sinh khá giỏi, yêu cầu các
em phải nắm bắt được cả một hệ thống vấn đề để liên hệ, đối chiếu so
sánh từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện. Các dạng câu hỏi so sánh
như vậy sẽ rất dễ cho học sinh nắm bắt vấn đề.
4. Các phương tiện hỗ trợ so sánh đối chiếu:
- Dùng máy chiếu: Đây là phương tiện trực quan hỗ trợ tốt khi
thực hiện các phép so sánh, đối chiếu trong dạy học.
- Dùng bảng phụ viết tay.
5. Một số lưu ý khi thực hiện so sánh đối chiếu
- Vấn đề đưa ra so sánh phải có nội dung tương đương ngắn gọn.
- Khi so sánh bằng bảng biểu phải ngắn gọn, tóm lược được các ý
chính, bao quát được nội dung của vấn đề, bảng biểu phải bố trí ccác cột
mục khoa học, dễ hiểu, dễ trình bày.
C. KẾT LUẬN.
Khi sử dụng phương pháp này tôi thấy học sinh dễ nắm bắt bài,
dễ hiểu, dễ nhớ bởi các em được trực quan bằng bảng biểu bằng sơ đồ
mang tính lôgic cao từ đó tạo cho các em tính tư duy liên hệ, phân tích,
so sánh và hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề. Đặc biệt khi sử dụng máy
chiếu đa năng học sinh rất dễ quan sát, có thể trực tiếp làm việc với

bảng biểu theo sự hướng dẫn của giáo viên, điều này tạo được hứng thú
8


học tập ch học sinh. Khi hết bài các em có thể làm bài tập trắc nghiệm
trên máy chiếu để củng cố bài học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa lớp 10 NXB Giáo dục – Hà Nội
2.Sách giáo khố 11 NXB Giáo dục – Hà Nội
3.Sách giáo khoa 12 NXB Giáo dục – Hà Nội
Người thực hiện

Phan Văn Dũng

9



×