A: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lí luận:
“Văn học là nhân học”– dạy văn là dạy người. Bộ môn ngữ văn có vai trò
quan trọng trong các nhà trường. Nó không chỉ giúp học sinh có được những tri
thức nhiều mặt về đời sống mà còn bồi đắp tư tưởng, tình cảm , đạo lí tốt đẹp,
giáo dục đạo đức cho học sinh, hướng các em tới Chân - Thiện - Mĩ; góp phần
quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.
Chính vì vậy, dạy học ngữ văn luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước,
nghành Giáo dục quan tâm. Ngữ văn lâu nay luôn được xác định là hai môn học
chính trong các trường học (dung lượng kiến thức, số tiết dạy nhiều). Từ nhiều
năm nay, vấn đề đổi mới dạy học ngữ văn được các nhà khoa học quan tâm,
nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra, dù khác
nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học - lấy HS làm trung
tâm. Điều này cũng được chỉ thị 40-CT/TW 15-6-2004 của Ban Bí thư TW
Đảng nêu rõ: “ Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải
đẩy mạnh việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GD theo hướng
hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp tục điều chỉnh và giản hợp nội
dung, phù hợp với tâm lí HS, đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp
GD nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít nghiên cứu, tự
giác giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành, thói quen tự học tự sáng
tạo cho HS …”
Từ đó đến nay Bộ GD-ĐT luôn định hướng: đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, lấy HS làm
trung tâm.
Gần đây nhất Bộ GD&ĐT cũng đã trình Ban Bí thư TW chiến lược phát
triển của nghành GD (từ 2013 - 2020) đó là: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD
và ĐT, nâng cao chất nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế.”
Đó là những cơ sở để những GV như tôi hiểu được: đối với mỗi môn học
bên cạnh yếu tố nội dung, chương trình thì yếu tố người dạy và học (nhất là
phương pháp dạy học) quyết định lớn tới sự thành công của giờ học.
Trang
1
1.2. Cơ sở thực tế:
Những năm gần đây thực tế cho thấy tình trạng sa sút của các môn
KHXH và nhân văn nói chung, môn ngữ văn nói riêng trong các trường học.
Phần lớn HS có tâm lí ngại học các bộ môn XH (đặc biệt là môn văn), thậm chí
không thích, có học cũng là bắt buộc, hiệu quả không cao. Điều đó thể hiện ở
chọn lớp khối C ở các trường PT (rất ít HS); kết quả thi ĐH, CĐ theo thống kê
(điểm cao ít, điểm dưới TB nhiều, kể cả bài điểm 0); và có những lỗi sai trở
thành những câu chuyện “cười ra nước mắt”.
Tại sao lại có thực tế đó? Vì các em cho rằng đây là môn học ít thực tế,
không có nhiều cơ hội trong lựa chọn nghành nghề. Và chúng ta không thể phủ
nhận một nguyên nhân nữa là do một số GV chưa tâm huyết, lên lớp theo
phương pháp cũ, không có sự đầu tư về chuyên môn .
Mặt khác, dạy học phụ thuộc vào đối tượng người học đặc biệt là học theo
phương pháp mới. Ở các trường PT phần lớn HS có kiến thức vững từ dưới, ý
thức học tập, tư cách đạo đức tốt. Còn HS vào Trung Tâm yếu cả về năng lực
lẫn ý thức, để các em yêu thích một môn học mà theo XH là không hợp thời lại
càng khó. Vì vậy tôi luôn trăn trở phải tìm ra phương pháp để HS yêu thích và
có hứng thú đối với môn học này.
Ngày nay khi mà CNTT phát triển, việc sử dụng phương tiện hiện đại
trong dạy học và dạy học ngữ văn luôn được đề cao trong các nhà trường. Các
bài giảng điện tử đã góp phần lớn trong việc tạo hứng thú cho HS. Tuy nhiên,
theo tôi: chọn phương pháp dạy học cho HS Trung Tâm là phải đơn giản, ngắn
gọn, dễ hiểu, dễ nắm bắt, không cầu kì.
Nếu cứ quan niệm VH là tư duy hình tượng, lúc nào cũng phải bắt đầu từ
hình ảnh, hình tượng là chưa đầy đủ. Trí tuệ và cảm xúc là không tách rời. Bên
cạnh sự phân tích, lí giải, cắt nghĩa, cảm nhận … tôi còn sử dụng phương pháp
“Sơ đồ, bảng biểu” khi dạy văn. Đây là một phương pháp chúng ta quan niệm ít
dùng đối với môn ngữ văn. Nhưng tôi đã sử dụng và thấy có hiệu quả. Vì vậy tôi
muốn trình bày để thầy cô giáo và các em HS cùng tham khảo, đóng góp ý kiến .
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài:
2.1. Đối tượng: Thực tế sử dụng phương pháp “ Sơ đồ, bảng biểu”
Trang
2
2.2. Phạm vi: Một số dạng bài trong dạy học ngữ văn ở Trung Tâm
GDTX
3. Mục đích của đề tài:
Đề tài làm rõ hiệu quả của việc vận dụng phương pháp “Sơ đồ, bảng
biểu” trong giảng dạy ngữ văn ở TTGDTX. Giúp HS tiếp thu bài hiệu quả nhất.
Nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn ở Trung Tâm, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học ngữ văn.
Trang
3
B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Phương pháp sơ đồ, bảng biểu là gì?
Sơ đồ là hình vẽ quy ước, sơ lược, nhằm mô tả một đặc trưng nào đó của
một sự vật hay một quá trình nào đó (Từ điển Tiếng Việt).
Như vậy phương pháp sơ đồ, bảng biểu là sử dụng hình vẽ, quy ước, thiết
kế mẫu bảng để mô hình hóa bài học, giúp HS có được những kiến thức cơ bản
về bài học.
II. Những trường hợp vận dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu:
1. Đối với những bài khái quát văn học( Văn học sử):
Những bài học này thường khô khan, khó, dài đối với HS. Vì nó cung cấp
kiến thức ở độ khái quát cao: về chặng đường phát triển, những đặc điểm, thành
tựu của một thời kì, giai đoạn văn học; phân biệt với các thời kì khác. Cho nên
vận dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu ở những bài học này, HS sẽ dễ dàng
nắm bắt được những nét khái quát, có sự so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn,
thời kì văn học với nhau.
Trong chương trình phổ thông có ba bài khái quát tương ứng với ba thời
kì văn học trong tiến trình phát triển của VHVN: Khái quát VHVN từ thế kỉ X
đến hết thế kỉ XІX (lớp 10); Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng
tháng tám năm 1945 (Lớp 11); Khái quát VHVN từ cách mạng tháng tám năm
1945 đến hết thế kỉ XX (lớp 12). Ở cả 3 bài khái quát, tôi đều sử dụng phương
pháp này.
1.1. Bài “Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XІX”:
Tôi vận dụng phương pháp “Sơ đồ, bảng biểu” ở mục II - Các giai
đoạn phát triển với bảng mẫu:
Giai
đoạn
Hoàn cảnh lịch
sử
Tình hình,
nội dung VH
Nghệ thuật
Sự kiện VH,
tác giả, tác
phẩm
Thế kỷ
X đến
hết thế
kỷ XIX
Dân tộc giành độc
lập, chủ quyền;
xây dựng nhà
nước phong kiến
- VH viết ra
đời.
- Yêu nước
với âm hưởng
hào hùng
- VH chữ Hán.
- VH chữ Nôm
- Chiếu rời đô
- Hịch tướng sĩ
… ……………… …………… ………………. ……………….
Trang
4
Sau khi dựa vào SGK, điền thông tin vào bảng mẫu trên, HS sẽ nắm được:
VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XІX gồm 4 giai đoạn (từ thế kỉ X - hết thế kỉ
XІV; từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII; từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XІX;
nửa cuối thế kỉ XІX); phát triển ở những hoàn cảnh lịch sử khác nhau,với các tác
giả, tác phẩm tương ứng. Đặc biệt về nội dung: giai đoạn đầu – yêu nước mang
âm hưởng hào hùng, hào khí Đông A; giai đoạn 2 - phản ánh, phê phán hiện
thực xã hội phong kiến; giai đoạn 3 - văn học xuất hiện trào lưu chủ nghĩa nhân
đạo; giai đoạn 4 - yêu nước mang âm hưởng bi tráng. Như vậy, hoàn cảnh lịch
sử xã hội tác động đến văn học - “xã hội nào văn học ấy”. Đồng thời HS cũng
ghi nhớ luôn tác giả, tác phẩm thuộc giai đoạn nào: Giai đoạn đầu – Chiếu rời đô
(Lí Công Uẩn); Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Phú sông Bạch Đằng (Trương
Hán Siêu)…; Giai đoạn 2 - Nguyễn Trãi; Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ;
Giai đoạn 3-Hồ Xuân Hương,Nguyễn Du;Giai đoạn cuối- Nguyễn Đình Chiểu,
Nguyễn Khuyến… thuận tiện cho việc học tác phẩm sau đó.
1.2. Bài “Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám
năm 1945”:
Tôi vận dụng phương pháp sơ đồ ở mục I.1 - Quá trình hiện đại hóa văn
học với mẫu bảng:
Giai đoạn Đặc điểm Thành tựu
Từ đầu thế kỷ XX đến
1920
- Chuẩn bị các điều kiện
cần thiết cho hiện đại
hóa
- Thơ văn của các chí sĩ
cách mạng
………………… ……………………… ………………………
Theo bảng mẫu HS sẽ nắm được quá trình hiện đại hóa của văn học gồm
3 giai đoạn: Giai đoạn đầu (Đầu thế kỉ XX - 1920) - chuẩn bị cho quá trình hiện
đại hóa; giai đoạn 2 (1920 - 1930) – là giai đoạn giao thời (giữa cũ và mới: nội
dung đã hiện đại hóa nhưng hình thức nghệ thuật vẫn nghiêng về phạm trù văn
học trung đại; Giai đoạn 3 (1930 - 1945) hoàn tất quá trình hiện đại hóa (cả nội
dung và nghệ thuật).
1.3. Bài “Khái quát VHVN từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết
thế kỉ XX”:
Trang
5
Tôi vận dụng phương pháp sơ đồ ở mục I.2 - quá trình phát triển và những
thành tựu chủ yếu của VHVN từ cách tháng tám năm 1945 đến 1975, với mẫu
bảng:
Giai
đoạn
Thể loại
Chủ đề
Văn xuôi Thơ ca
Kịch, lý luận,
phê bình,
nghiên cứu
1945 –
1954
Tập trung phản
ánh cuộc kháng
chiến chống Pháp
- Truyện và
Ký là những
thể loại mở
đầu
- Đạt được
nhiều thành
tựu
- Chưa phát triển
nhưng đã có một
số tác phẩm và
sự kiện quan
trọng
……… ………………… …………… ……………. ……………
Với mẫu bảng trên HS sẽ nắm được: VHVN thời kì này theo sát từng
chặng đường lịch sử, từng nhiệm vụ chính trị của đất nước (1945-1954: cuộc
kháng chiến chống Pháp; 1955 -1964 - những đổi thay của đất nước trong xây
dựng XHCN, miền Nam với nỗi đau chia cắt; 1965-1975 – tập trung vào cuộc
kháng chiến chống Mĩ). Như vậy văn học đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính
trị của đất nước – phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu. Đồng thời cũng thấy
được thành tựu về mặt nghệ thuật – đó là sự phát triển phong phú, đa dạng các
thể loại văn học, nhất là văn xuôi và thơ ca.
2. Đối với những bài học có sự đối sánh, liên tưởng:
Đối sánh, liên tưởng thường là so sánh, đối chiếu để giúp HS khắc sâu đặc
điểm của đối tượng này (đặt trong mối liên quan với đối tượng khác) làm nổi bật
sự giống nhau, khác nhau hoặc mối quan hệ.
Dạng bài học này khá nhiều ở cả đọc văn, làm văn và Tiếng Việt.
2.1.Chương trình lớp 10:
*Bài “Tổng quan văn học Việt Nam”, tôi sử dụng 2 mẫu bảng so sánh:
Mẫu I: So sánh văn học dân gian và văn học viết:
Các phương diện Văn học dân gian Văn học viết
Tác giả ………………………… …………………………
Thể loại ………………………… …………………………
Đặc trưng ………………………… …………………………
Mẫu II: So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại:
Các phương diện Văn học Trung đại Văn học hiện đại
Trang
6
Thời gian X – Hết thế kỷ XIX XX – nay
Hoàn cảnh XH, văn
hóa
- XH Phong kiến, văn
hóa phương đông
- XH thực dân nửa phong
kiến, đất nước có chiến
tranh…, văn hóa phương
Tây
Chữ viết ………………………… …………………………
Thể loại ………………………… …………………………
Thi pháp ………………………… …………………………
Thành tựu tiêu biểu ………………………… …………………………
Như vậy với 2 mẫu bảng trên HS sẽ phân biệt được sự khác nhau của văn
học dân gian và văn học viết, sự tác động qua lại giữa 2 bộ phận văn học này
trong văn học Việt Nam; sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện
đại về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, chữ viết, tác giả, thi pháp, thể loại…
*Ở tiết học “Tấm Cám” : để làm rõ hai chặng đường đời của Tấm cũng là
cuộc đấu tranh giữa cái “thiện” và cái “ác”, tôi đã vận dụng phương pháp sơ đồ,
bảng biểu với mẫu bảng:
Chặng I: Tấm ở nhà,đi dự hội và trở thành hoàng hậu:
Sự việc Tấm Mẹ con Cám
Xuất thân - Mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị hắt
hủi, làm việc vất vả.
- Em cùng cha khác mẹ với
Tấm, được nuông chiều
Cái yếm đỏ - Chăm chỉ, bắt đầy giỏ tôm
tép.
- Lừa Tấm, trút hết giỏ tôm
tép
……………… …………………………… ……………………………
Chặng II: Tấm vào cung và hóa thân
Tấm Âm mưu của mẹ con Cám
- Từ cung vua, làm giỗ cha, trèo
cau cúng Bố
- Chặt cau -> Tấm ngã xuống ao chết. Cho
Cám mặc quần áo của Tấm đưa vào cung
- Hóa thành chim vàng anh, về
cảnh cáo Cám
- Bắt chim ăn thịt
………………………………. ……………………………………….
Qua 2 mẫu bảng trên HS có thể so sánh, đối chiêu, khắc sâu những điều
mà tác giả dân gian gửi gắm:
- Tấm là một cô gái hiền lành, chăm chỉ, thật thà, hiếu thảo. Mẹ con Cám
là những kẻ lười nhác, xấu xa, độc ác.
Trang
7
- Ở chặng đầu, gặp khó khăn Tấm thụ động, phản ứng yếu ớt (chỉ biết
khóc, chờ Bụt hiện lên giúp đỡ). Chặng sau, Tấm chủ động đấu tranh quyết liệt
để giành lại hạnh phúc.
- Mẹ con Cám càng ngày càng tham lam độc ác, quyết tiêu diệt Tấm đến
cùng (giết hại Tấm hết lần này đến lần khác).
- Mẫu thuẫn càng ngày càng quyết liệt: từ mâu thuẫn gia đình về quyền
lợi vật chất đến mâu thuẫn xã hội (quyền lợi, địa vị, sự sống, hạnh phúc). Đó là
mẫu thuẫn giữa cái “thiện” và “ác”. Tất cả khẳng định sự chiến thắng của cái
“thiện”, triết lí “ở hiền gặp lành”, ước mơ công bằng của dân gian, những bài
học về đấu tranh có được hạnh phúc, ý chí nghị lực của con người.
*Tiết học “Đặc điểm ngôn ngữ nói và viết”: Tôi đã sử dụng mẫu bảng
sau để học sinh so sánh:
Các phương
diện
Đặc điểm ngôn ngữ nói Đặc điểm ngôn ngữ viết
Hoàn cảnh sử
dụng giao tiếp
- Ngôn ngữ âm thanh, lời nói.
- Giao tiếp hàng ngày
- Ngôn ngữ thể hiện bằng chữ
viết trong văn bản.
Yếu tố hỗ trợ - Ngữ điều, cử chỉ, ánh mắt - Hệ thống dấu câu, ký hiệu,
hình ảnh.
Từ ngữ, câu văn …………………………… …………………………….
Rõ ràng với bảng mẫu này HS sẽ phân biệt được đặc điểm ngôn ngữ nói
và ngôn ngữ viết; tránh dùng những yếu tố ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và
ngược lại. Giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập, trong cuộc sống và công
việc.
2.2.Chương trình lớp 11:
*Tiết học “Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8
năm 1945” : Mẫu bảng so sánh văn học lãng mạn và văn học hiện thực:
Các phương diện Văn học lãng mạn Văn học hiện thực
Đặc trưng -Tiếng nói cá nhân,
tràn đầy cảm xúc…
-Phơi bày thực trạng bất công,
thối nát của xã hội đương thời….
Tác giả, tác phẩm tiêu biểu …………………… …………………………….
Đóng góp …………………… …………………………….
Hạn chế …………………… …………………………….
Với mẫu bảng này tôi giúp HS phân biệt được 2 xu hướng văn học lãng
mạn và hiện thực, nắm được đặc trưng của từng xu hướng. Đồng thời cũng thấy
được 2 xu hướng văn học này cùng tồn tại song song vừa ảnh hưởng, tác động
Trang
8
qua lại chuyển hóa lẫn nhau trong văn học. Điều đó được minh chứng ở các tác
phẩm văn học mà các em học sau đó.
* Tiết học “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam): Tôi dùng mẫu bảng so sánh giữa
yếu tố ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm.
Các phương diện Bóng tối Ánh sáng
Các hình ảnh, chi
tiết
- Bóng tối lan tràn, đường
phố, các ngõ đầy bóng tối…
- Bầu trời ngàn sao, đom
đóm, các loại đèn, khe ánh
sáng, hột…
- Ngọn đèn của chị Tí…
Khái quát …………………………… ……………………………
Qua mẫu bảng HS sẽ dễ dàng nhận thấy bóng tối lan tràn, ngự trị, bao
trùm làm chủ cả thiên truyện, còn ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt (như ngọn đèn của chị
Tí). Có những ánh sáng đẹp đẽ, rực rỡ nhưng lại xa xôi, quá khứ, vụt qua, ngoài
tầm tay nhân vật. Thạch Lam nói nhiều đến ánh sáng nhưng lại để nhân vật của
mình ngậm ngùi vì thiếu ánh sáng. Và hai yếu tố này góp phần làm nổi bật cuộc
sống nghèo nàn, quẩn quanh, bế tắc, ngập chìm trong bóng tối của phố huyện.
Khơi dậy ở HS niềm cảm thông và thấu hiểu tấm lòng của tác giả.
2.3. Chương trình lớp 12:
*Với bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh) :
Trước đây tôi thường dạy theo từng khổ, cách đặt câu hỏi không tránh
khỏi sự lặp lại, nhàm chán. Nhưng khi sử dụng phương pháp “Sơ đồ, bảng biểu”
tôi đã khắc phục được những hạn chế đó.
“Sóng” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Trong bài
thơ tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “sóng” để diễn tả tâm hồn, tính cách, tâm
trạng, những trạng thái tình cảm của người con gái trong tình yêu. Vì vậy hình
tượng “sóng” và “em” luôn song hành cùng nhau “sóng” là “em” mà “em” cũng
là “sóng”. Qua mỗi khổ thơ “sóng” lại được khám phá, phát hiện để diễn tả
những tình cảm, trạng thái tâm hồn của người con gái khi yêu. Xuất phát từ điều
đó, tôi đã sử dụng mẫu bảng sau:
Khổ thơ Sóng Em
I - Con sóng với những trạng
thái đối lập: dữ dội - dịu êm
- Người con gái khi yêu cũng như
sóng: có lúc giận dữ, hờn ghen, có khi
lại dịu dàng sâu lắng…
II …………………………… ………………………………
Trang
9
Và với mẫu bảng trên tôi đã giúp HS cảm nhận bài thơ qua hình tượng
“sóng” trong mối liên tưởng với “em”. Từ đó thấy được bài thơ là những cung
bậc tình cảm trong tình yêu; vẻ đẹp tâm hồn người phụ nũ khi yêu: chân thành,
nồng nàn, tha thiết, mãnh liệt, sống hết mình trong tình yêu.
*Bài “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân)
Tác phẩm này cùng với tập tùy bút “Sông Đà” (1960), theo Nguyễn Tuân
là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc, đặc biệt là “thứ vàng đã qua thử
lửa” trong tâm hồn con người Tây Bắc. Vì vậy, trong tác phẩm bên cạnh hình
tượng con sông Đà hung bạo - trữ tình, Nguyễn Tuân còn làm nổi bật hình tượng
ông lái đò qua cuộc chiến trên thác nước sông Đà. Tôi đã làm nổi bật điều đó
bằng bảng mẫu:
Trùng vi thạch trận Sông Đà Ông lái
Vòng I - Mở ra 5 cửa trận, 4 cửa tử, một
cửa sinh nằm ở phía tả ngạn
- Giữ mái chèo cho
khỏi bị hất…
…………… ………………………………. ……………………
Sau khi tìm hiểu 3 vòng trùng vi thạch trận HS sẽ thấy được:
- Đây là cuộc chiến quyết liệt, không cân sức (Sông Đà hung bạo, nham
hiểm, xảo quyệt; ông lái chỉ có vũ khí là chiếc bơi chèo); nhưng cuối cùng ông
lái đã chiến thắng .
- Đó là chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí, nghị lực;
sự tài chí, kinh nghiệm lão luyện của ông lái.
- Cuộc chiến đấu cho thấy những phẩm chất của người lái đò - giản dị,
thầm lặng, tài hoa, trí dũng; thể hiện niềm tin tưởng, ngợi ca con người Tây Bắc,
con người Việt Nam trong xây dựng cuộc sống mới.
- Những bài học về ý chí, nghị lực của con người để vượt qua mọi thử
thách trong cuộc sống.
3. Đối với những phần tổng kết, bài ôn tập:
Những phần, những bài này thường khái quát nội dung của cả bài hoặc hệ
thống tri thức đã học trong cả một kì học, một năm học. Lượng kiến thức nhiều,
tổng quát, khó. Vận dụng phương pháp này HS sẽ hình dung được nội dung bài
học, lượng kiến thức cơ bản nhất đã học.
3.1. Trường hợp tổng kết nội dung một bài học: có thể sử dụng phương
pháp sơ đồ, bảng biểu cho nhiều bài. Ở đây tôi xin đưa ra một vài ví dụ:
Trang
10
*Bài “Tổng quan văn học Việt Nam”(Ngữ văn 10-Tập I): Tôi có thể
tổng kết cho HS bằng cách yêu cầu các em vẽ sơ đồ cấu trúc nội dung bài học:
*Bài “Tấm Cám” (Ngữ văn 10-Tập I): Lập bảng so sánh sự phát triển
tính cách của Tấm ở hai chặng đường đời. Căn cứ vào bảng mẫu GV cung cấp
HS sẽ hoàn thiện và nắm được nội dung bài học:
Chặng
đường
đời
Thân phận, địa vị
của Tấm
Dã tâm của
mẹ con Cám
Mức độ
xung đột
Phạm vi
xung đột
Chặng
thứ nhất
Cô gái mồ côi, sống
với dì ghẻ, bị áp bức
-> chỉ biết khóc, chờ
Bụt hiện lên giúp đỡ
- Lừa Tấm hết
lần này đến
lần khác (yếm
đỏ, cá bống…)
- Tranh
giành quyền
lợi vật chất
- Trong gia
đình (Dì
ghẻ - con
chồng)
Chặng
thứ hai
Vào cung, trở thành
hoàng hậu -> hóa
thân 4 lần
- Giết hại Tấm
hết lần này
đến lần khác
- Tranh
giành quyền
lợi địa vị
- Xã hội
(Thiện-ác)
*Bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”(Hoàng Phủ Ngọc Tường)-Ngữ văn
12-Tập II
Tôi yêu cầu HS vẽ sơ đồ tóm lược vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông
Hương trong bài kí. Từ đó rút ra nhận xét về tình cảm, thái độ, tài năng của tác
giả. Sau đó tôi cung cấp và hướng dẫn HS hoàn thiện sơ đồ:
Trang
11
Tổng quan VHVN
Các bộ phận hợp thành
của VHVN
Quá trình phát triển của
VHVN
Con người Việt Nam
qua Văn học
Văn
học
dân
gian
Văn
học
viết
Văn
học
Trung
Đại
Văn
học
Hiện
đại
Trong
quan
hệ với
tự
nhiên
Trong
quan
hệ với
quốc
gia,
dân
tộc
Trong
quan
hệ xã
hội
Ý
thức
về bản
thân
Sông Hương – Bản trường ca của rừng già
Sông Hương – Cô gái Di – gan phóng khoáng
và man dại
Sông Hương – Người mẹ phù xa của vùng văn
hóa xứ sở
Sông Hương – người gái đẹp ngủ mơ màng
giữa cánh đồng Châu Hóa được người tình đánh
thức
Sông Hương – mang vẻ đẹp như triết lý, như cổ
thi khi đi qua những lăng tẩm…
Sông Hương ở thượng
nguồn
Sông Hương ở Đồng bằng
và ngoại vi thành phố Huế
Sông Hương – là điệu Slow tình cảm dành
riêng cho Huế
Sông Hương – là người tài nữ đánh đàn lúc đêm
khuya
Sông Hương – Người tình dịu dàng, chung thủy
Sông Hương – là một bản hùng ca ghi dấu
những chiến công oanh liệt của dân tộc
Sông Hương – dòng sông thi ca, là nguồn cảm
hứng bất tận cho người nghệ sỹ
Sông Hương khi chảy vào
thành phố Huế
Sông Hương với lịch sử, thi
ca và cuộc đời
Sông Hương – làm người con gái dịu dàng của
Đất nước
Với sơ đồ tóm lược này HS sẽ thâu tóm được cấu trúc nội dung bài học;
cách tiếp cận, miêu tả dòng sông từ nhiều không gian, thời gian, góc độ khác
nhau của tác giả. Đặc biệt ta thấy được tình cảm yêu mến, gắn bó thiết tha, một
niềm tự hào, thái độ trân trọng của tác giả với con sông quê hương. Cùng với tài
năng của một cây bút trí tuệ, am hiểu sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí sự tài
hoa, lịch lãm, trí tượng tượng, liên tưởng phong phú, độc đáo.
3.2. Đối với bài ôn tập:
Trong chương trình PT có nhiều bài ôn tập: ôn tập một bộ phận, một thời
kì văn học. Đặc biệt kết thúc mỗi kì học bao giờ cũng có tiết: Ôn tập phần Tiếng
Trang
12
Việt; Ôn tập phần làm văn; Ôn tập phần văn học. Ở những bài học này tôi
thường sử dụng hai loại bảng:
*Loại thứ 1: Hệ thống tất cả những vấn đề, kiến thức đã học (thường là
Ôn tập phần văn học).
STT Tác phẩm Tác giả Thể loại Nội dung và nghệ thuật
… …………… ………………. …………. ……………………
*Loại thứ 2: Vừa tổng kết vừa so sánh.
Ví dụ 1: Tổng kết phần Tiếng Việt về các phong cách ngôn ngữ. Tôi cung
cấp cho HS bảng mẫu sau:
Phong cách
Các phương diện
PCNN
Sinh
hoạt
PCNN
Nghệ
thuật
PCNN
Chính
luận
PCNN
Báo
chí
PCNN
Khoa
học
PCNN
Hành
chính
Thể loại văn bản tiêu biểu
Đặc trưng
Các phương tiện diễn đạt
Ví dụ 2: Tổng kết văn học nước ngoài ở lớp 12,tôi cung cấp bảng mẫu:
Các phương diện Lỗ Tấn Sô- Lô -Khốp Hê-minh-uê
Tên tuổi, quê quán
xuất thân
…………………. ……………… ……………………
Những nét chính
trong cuộc đời sự
nghiệp
…………………. …………… ………………….
Tác phẩm tiêu biểu …………………. …………… ………………….
Vị trí …………………. …………… ………………….
Như vậy với các loại bảng trên, HS sẽ dễ dàng tái hiện, ghi nhớ khối
lựơng kiến thức của bài, của cả một học kì, năm học.
III. Kết quả đạt được:
Trên đây là thực tế các trường hợp, bài học cụ thể tôi đã sử dụng phương
pháp “sơ đồ, bảng biểu”. Tuy nhiên phương pháp chỉ là phương pháp nếu nó
không có tính khả thi. Chúng ta sử dụng phương pháp, cách thức nào thì mục
đích cuối cùng cũng phải là: cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học. Mục đích
ấy chưa đạt được nghĩa là phương pháp, cách thức chưa hiệu quả. Cho nên tôi
Trang
13
xin đưa ra kết quả từ việc vận dụng phương pháp trên, với 2 khối lớp, tương ứng
với 2 bài học: “Tấm Cám” và “Sóng”- Xuân Quỳnh.
1. Với bài “Tấm Cám”: Kiểm tra về sự phát triển tính cách của nhân vật
Tấm
*Lớp 10 năm học 2006-2007 ( Chưa sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng
biểu khi dạy).
Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu Điểm kém
50
HS
SL % SL % SL % SL % SL %
0 0 5 10% 37 74% 8 16% 0 0
*Lớp 10 năm học 2010-2011: (Đã vận dụng phương pháp sơ đồ, bảng
biểu)
Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu Điểm kém
40
HS
SL % SL % SL % SL % SL %
1 2.5% 7 17.5% 30 75% 2 5% 0 0
2. Với bài “Sóng” : Cảm nhận, phân tích bài thơ
*Lớp 12 năm 2007-2008 (Chưa sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu)
Sĩ số Điểm giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm yếu Điếm kém
51
HS
SL % SL % SL % SL % SL %
0 0 5 9.8% 39 61.17% 7 13.72% 0 0
*Lớp 12 năm 2008-2009( Đã sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu)
Sĩ số Điếm giỏi Điếm Khá Điểm TB Điếm yếu Điếm kém
50
SL % SL % SL % SL % SL %
1 2.0% 7 14% 39 78% 3 6% 0 0
C. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
Qua quá trình giảng dạy, sử dụng phương pháp “sơ đồ, bảng biểu” trong
dạy học ngữ văn ở Trung Tâm, tôi nhận thấy phương này mang lại rất nhiều hiệu
quả:
Trước hết là tác dụng khơi gợi hứng thú học tập cho HS, phát huy tính
tích cực, chủ động ở người học. Bởi lẽ, nếu không sử dụng sơ đồ bảng biểu,
chúng ta sẽ phải liên tục đặt ra những câu hỏi có vấn đề để HS giải quyết. Như
vậy HS dễ cảm thấy nhàm chán, kiến thức bị chẻ nhỏ, rời rạc theo từng câu hỏi.
Trái lại với phương pháp sơ đồ, bảng biểu, HS sẽ hứng thú hơn. Bởi mỗi lần giải
quyết một mẫu bảng, sơ đồ HS sẽ có cảm giác như mình tham gia một trò chơi
thú vị. Quá trình tư duy, giải quyết yêu cầu của sơ đồ, bảng biểu lúc này được
Trang
14
xem như một hành trình khám phá, chinh phục và khi hoàn thành sơ đồ, bảng
biểu HS sẽ cảm thấy hứng khởi vì mình đã chinh phục được thử thách, vui với
cảm giác thành công và chiến thắng.
Bên cạnh đó một lợi ích đáng kể nữa của việc sử dụng phương pháp này
là giúp HS nắm bài nhanh, nhớ và hiểu bài sâu hơn, lưu giữ kiến thức khoa học,
bền vững nhận rõ mối quan hệ giữa các kiến thức - sâu chuỗi được kiến thức đã
học. Bởi kiến thức được lưu giữ ở dạng ngôn ngữ, hình ảnh (vì sử dụng phương
pháp sơ đồ, bảng biểu cũng là một dạng hình ảnh trực quan kết hợp với ngôn
ngữ). HS trực tiếp quan sát, tự mình hoàn chỉnh những kiến thức ấy, đúng
nguyên tắc - “Tôi nghe - tôi quen; tôi nhìn - tôi nhớ; tôi làm - tôi hiểu” đương
nhiên các em sẽ nhớ và hiểu vấn đề sâu sắc hơn.
Đặc biệt hiệu quả quan trọng nhất là rèn luyện cho HS tư duy tổng hợp,
khái quát vấn đề; phát huy tinh thần làm việc tập thể (nhóm, tổ).
Đồng thời, phương pháp này cũng giúp HS khắc phục được lối học cũ,
sao chép, máy móc, tiết kiệm thời gian, HS không phải ghi chép nhiều, rèn luyện
ý thức tự học cho HS.
2. Bài học kinh nghiệm:
Phương pháp dù là tối ưu vẫn không tránh khỏi những hạn chế nếu chúng
ta sử dụng không đúng cách, không phù hợp với đặc trưng môn học. Văn học là
nghệ thuật ngôn từ. Việc dạy học ngữ văn không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến
thức, kĩ năng cần thiết mà còn dạy cách tiếp nhận tác phẩm, bồi dưỡng năng lực
cảm thụ và năng lực ngôn ngữ cho HS. Giúp HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp
của tác phẩm…
Vì vậy từ thực tế giảng dạy của bản thân tôi xin đưa ra một số kinh
nghiệm để vận dụng phương pháp “sơ đồ, bảng biểu” đạt hiệu quả:
- Sử dụng phối hợp, linh hoạt với các phương pháp dạy học khác.
- Thiết kế mẫu bảng, sơ đồ với hệ thống từ khóa phù hợp với từng bài
học, vấn đề cần làm rõ.
- Cung cấp cho HS mẫu sơ đồ, bảng biểu trước mỗi bài học có vận dụng
phương pháp này.
-Tùy vào nội dung bài học để quyết định có sử dụng phương pháp này hay
không. Vì sử dụng tùy tiện sẽ dẫn đến chỉ là minh họa kiến thức, làm mất đi
“chất văn” vốn có của môn Ngữ văn.
Trang
15
Trên đây là thực tế của việc vận dụng phương pháp “sơ đồ, bảng biểu”
của tôi tại TTGDTX Hà Trung. Nó chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân tôi, rất
mong được sự góp ý chân thành của bạn bè, đồng nghiệp, để đề tài của tôi được
hoàn thiện và có hiệu quả hơn nữa.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Trung, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Giáo viên
Nguyễn Thị Hoa Lê
Trang
16
Tài liệu tham khảo
1- SGK ngữ văn 10, 11, 12 (NXBGD- chương trình chuẩn)
2- Tạp chí văn học các số từ 2010 đến nay
3- Thiết kế bài học ngữ văn 10, 11, 12 (Phan Trọng Luận- NXBGD Việt Nam)
4- Internet
Trang
17
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tài
2
3. Mục đích của đề tài
3
B. Nội dung của đề tài
4
I. Phương pháp sơ đồ, bảng biểu là gì
4
II. Những trường hợp vận dụng phương pháp sơ đồ bảng biểu
4
III. Kết quả đạt được
14
C. Kết luận
15
Trang
18