Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

SKKN thiết kế các bài giảng thực hành chương i phần sinh học cơ thể lớp 11 có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 45 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Tam Phước
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG THỰC HÀNH CHƯƠNG I
PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ LỚP 11 CÓ SỰ HỖ TRỢ
CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Người thực hiện: Bùi Thảo Nguyên
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh Học 
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
Có đính kèm:
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh

Năm học: 2014 -2015

 Hiện vật khác


BM02-LLKHSKKN



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Bùi Thảo Nguyên
2. Ngày tháng năm sinh: 27/03/1981
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Ấp 1, Xã An Phước, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 01212854499

(CQ)/ (NR); ĐTDĐ:

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
8. Nhiệm vụ được giao: Tổ trưởng chuyên môn, giảng dạy môn Sinh học
12, 11 và công nghệ 10.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Tam Phước
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cao học
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: Lí luận và phương pháp dạy học Sinh học
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Tin học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: 12

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
“THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG THỰC HÀNH CHƯƠNG II, III, IV PHẦN SINH
HỌC CƠ THỂ 11 CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN”


THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG THỰC HÀNH CHƯƠNG I PHẦN
SINH HỌC CƠ THỂ LỚP 11 CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay, chúng ta đang sở hữu
một thứ công cụ hết sức hữu hiệu, đó là tin học. Tin học có thể làm được nhiều
điều như giải những bài toán khoa học một cách chính xác; có thể lập trình làm
việc cho toàn bộ nhà máy; lưu trữ hàng ngàn hàng triệu dữ liệu; tìm kiếm, chỉnh
sửa một cách nhanh chóng,... Hơn thế nữa, chúng có thể ghi lại những bức hình,
những đoạn phim tư liệu; lập trình thành những bộ phim khoa học, chẳng hạn như
chuỗi xoắn kép ADN, quá trình nguyên phân, giảm phân,... Rõ ràng CNTT sẽ là
phương tiện hết sức thông minh, thể hiện sinh động những bài giảng, những bài
thực hành với hình ảnh, âm thanh chân thực, từ loại vi khuẩn kích thước vài
micromet đến chú cá voi khổng lồ, từ tiến trình kết trái ở loài lưỡng tính dài vài
ngày đến cú vồ mồi chớp nhoáng của sư tử,... Trong khi đó, những bài thực hành
trong chương trình sinh học trung học phổ thông (THPT) thường nằm ở cuối của
mỗi chương và rất quan trọng bởi lẽ, không những giúp học sinh củng cố lại kiến
thức của từng chương, giúp giáo viên đánh giá được mức độ tiếp thu bài của học
sinh mà nó còn rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho người học, đồng thời phát triển
mục tiêu giáo dục với tính hướng nghiệp ngày càng cao. Tuy nhiên, trong giới hạn
nào đó việc tiến hành các tiết thực hành gặp nhiều khó khăn từ việc tìm kiếm, lựa
chọn hiện vật đến sự hạn chế về thời gian, không gian và dụng cụ, thiết bị,…
Chính vì thế, bài thực hành có sự hỗ trợ của CNTT sẽ cho phép khắc phục
những hạn chế kể trên, đồng thời giúp người học nắm bắt các thao tác giải phẫu
sinh học không chỉ chính xác mà còn rất “gọn gàng”. Rõ ràng sự kết hợp giữa tin
học và sinh học đem lại nhiều hứa hẹn trong tầm tay. Những thước phim sinh

động, bổ ích,… sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và thúc đẩy nghiên
cứu trong cộng đồng sư phạm. Trong quá trình tham khảo các giáo án có trên mạng
internet và các đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc soạn giảng các bài thực hành của
môn sinh học ở trường THPT còn sơ sài. Mặt khác, nguồn tư liệu vô tận trên
internet chưa được biên soạn, sắp xếp và khai thác hiệu quả. Vì vậy, thiết kế các
bài giảng thực hành với sự hỗ trợ của CNTT với những bước thực hiện và nguyên
tắc nhất định nhằm đem lại kết quả cao trong dạy và học là điều hết sức cần thiết.
Mặc dù chưa thể thay thế các tiết thực hành thực tế nhưng các bài thực hành có sự
hỗ trợ của CNTT cho phép người học theo dõi lại tiến trình và kết quả thực hành
một cách rõ nét. Tiếp nối phần thiết kế đã được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm
năm học 2012-2013 với phần sinh học cơ thể lớp 11 ở chương II, III, IV, giải pháp sắp đề
cập dưới đây sẽ hoàn thiện nội dung thực hành lớp 11 với nội dung chương I về Chuyển
hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
Từ những lý do trên, tôi thực hiện sáng kiến với giải pháp “Thiết kế các bài
giảng thực hành chương I phần sinh học cơ thể lớp 11 có sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin”.


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Các quan điểm, nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phương pháp thực nghiệm được xây dựng ở thế kỷ XVII và rất có hiệu quả
trên con đường đi tìm chân lý. Ông tổ xây dựng phương pháp này chính là Galile –
nhà vật lí học. Ông cho rằng “Muốn hiểu biết thiên nhiên phải trực tiếp quan sát
thiên nhiên, phải làm thí nghiệm, phải hỏi thiên nhiên chứ không hỏi Aristôt hoặc
kinh thánh...”. Về sau, các nhà khoa học khác đã kế thừa phương pháp đó và xây
dựng nó cho hoàn chỉnh hơn. Phương pháp này được thâm nhập vào nhiều ngành
khoa học tự nhiên cũng như các ngành khoa học xã hội khác.
Nghiên cứu phương pháp thực hành trong dạy học không phải là một vấn đề
mới. Ngay sau khi Galile xây dựng phương pháp thực nghiệm, J.A Konmenxki,
một nhà sư phạm lỗi lạc của thế kỷ XVII đã đưa ra những biện pháp dạy học bắt

học sinh phải tìm tòi suy nghĩ để nắm được bản chất của các sự vật hiện tượng,
trong đó có phương pháp thực hành thí nghiệm. J. J Ruxo cũng cho rằng phải
hướng học sinh tích cực tự giành lấy kiến thức bằng cách tìm hiểu, khám phá và
sáng tạo.
Vận dụng phương pháp thực hành vào dạy học đã được nhiều nhà giáo dục
trên thế giới quan tâm nghiên cứu như: B.P Exipop, M.A Danilop, M.N Scattin, I.F
Kharlamov, I.I Samova, M.N Veczelin (Nga), Skinner (Mỹ), Okon (Ba Lan).
Skinner (1904-1990) trong tác phẩm “Công nghệ dạy học” (1968) đã cho rằng:
dạy học là quá trình tự khám phá, và ông đã đưa ra mô hình dạy học khám phá
bằng việc sử dụng thí nghiệm thực hành.
Dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm đã được sử dụng ở nhiều
nước tiên tiến trên thế giới từ (Anh, Pháp Mỹ, Đức..), bắt đầu từ đầu thế kỷ XX và
phát triển rầm rộ từ nữa sau của thế kỷ này. Ở Pháp vào những năm 1980-1990, đã
có nhiều trường sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm trong dạy học và được
xem là phương pháp trọng tâm của các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung
học. Năm 1980, ông Pie Giôliô Quiri - Viện trưởng viện hàn lâm Pháp đã khởi
xướng phương pháp Lamap - “Bàn tay nặn bột”, bắt nguồn từ thực trạng xuống cấp
của sinh viên các ngành khoa học tự nhiên. Với phương pháp này Viện hàn lâm
mong muốn mang đến một cơ hội để người học tiếp cận khoa học bằng các bài học
thực tiễn chứ không phải các bài giảng thuần túy lí thuyết. Theo phương pháp này,
lớp học được chia thành nhiều nhóm (4 học sinh/nhóm). Mỗi nhóm được giao các
tài liệu và các yêu cầu khác nhau liên quan đến các bài học. Căn cứ vào yêu cầu,
các nhóm sẽ lựa chọn các vật dụng cần thiết cho việc thực hành thí nghiệm. Các
vật dụng thường đơn giản dễ tìm. Các nhóm sẽ thảo luận cách thức thực hiện các
bài thí nghiệm, trình bày các hiểu biết mà mình khám phá được. Trong suốt quá
trình các nhóm làm việc, giáo viên chỉ đóng vai trò là người quan sát hướng dẫn.
Tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Bộ Giáo dục
và Đào tạo các nước này cũng đã đưa phương pháp Lamap vào chương trình học
chính khóa trong trường phổ thông. [18], [19],[24].



Trong dạy học bài thực hành sinh học có sự hỗ trợ công nghệ thông tin trên
thế giới chắc chắn nhiều nước đã ứng dụng, bằng chứng có rất nhiều phim thí
nghiệm thực hành và mô phỏng thí nghiệm thực hành trên mạng internet.
Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà lí luận dạy học nghiên cứu về phương pháp thí
nghiệm thực hành, nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động nhận thức như: Nguyễn Ngọc Quang, Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức
Thành, Nguyễn Văn Duệ, Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao, Lê Văn Lộc,
Nguyễn Cương, Nguyễn Đức Thâm...Việc sử dụng phương pháp thực hành trong
giảng dạy để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh đã thu hút một số tác giả
nghiên cứu [3], [4], [10], [14].
Trần Sinh Thành, Đặng Quang Khoa, (2003) với đề tài “ Hình thành kỹ năng
phán đoán cho sinh viên sư phạm kỹ thuật, thông qua dạy học thực hành.
Cao Cự Giác (2004) cho rằng việc sử dụng bài tập thực nghiệm không chỉ
cung cấp kiến thức, củng cố kiến thức mà còn rèn luyện được các kỹ năng tư duy
thực nghiệm và thao tác thực hành.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Tiến
Dũng, (2007): Quan niệm dạy học mới hiện nay, việc tích cực hoạt động học tập
trong giờ thực hành củng cố cần được coi trọng, bằng cách tạo điều kiện cho học
sinh tự lực tìm con đường chứng minh cho các vấn đề được học [17], [23].
Như vậy, việc sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm trong dạy học đã
được nghiên cứu và chú ý từ rất sớm. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông
tin để thiết kế các bài giảng thực hành còn rất hạn chế. Vì vậy, việc đi sâu nghiên
cứu lý luận, thiết kế và sử dụng các bài giảng thực hành phần sinh học cơ thể lớp
11 có sự hỗ trợ công nghệ thông tin, để rèn luyện kỹ năng tư duy thực nghiệm cho
học sinh trong dạy học Sinh học là rất cần thiết.
2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2.1 Cơ sở lý luận
2.2.1.1 Vị trí, vai trò của bài thực hành trong dạy học sinh học
Biểu diễn thí nghiệm là phương pháp quan trọng nhất để tổ chức HS nghiên

cứu các hiện tượng sinh học, vì:
Thí nghiệm (TN) là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở
xuất phát cho quá trình nhận thức của HS.
TN là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương tiện duy nhất
giúp hình thành ở HS kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật.
TN giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện tượng, các quá trình sinh học


TN do giáo viên biểu diễn phải là mẫu mực về thao tác để qua đó HS học
tập, bắt chước. Dần dần, khi HS tiến hành được TN, họ sẽ rèn luyện được kỹ năng
thực hành, TN.
TN có thể sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của HS với các mức độ
tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau: thông báo, tái hiện (bắt chước), tìm tòi bộ
phận, nghiên cứu.
Tóm lại, TN được sử dụng để học bài mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức;
kiểm tra, đánh giá kiến thức, TN có thể do giáo viên biễu diễn, hoặc HS tự tiến
hành. TN có thể tiến hành trên lớp, trong phòng TN, ngoài vườn, ruộng hoặc tại
nhà.
a. Các loại công tác thực hành
Tùy theo đối tượng TH, công tác TH có thể phân ra bốn dạng sau:
1. TH quan sát, nhận biết, sưu tập các mẫu vật.
2. TH quan sát trên các tiêu bản hiển vi.
3. TH nuôi, trồng thí nghiệm các động vật, thực vật.
4. TH các thí nghiệm dài ngày ở nhà, trong phòng thí nghiệm (các thì
nghiệm về sinh lí, sinh hóa, giải phẩu động vật, .v.v.)
Tùy theo logic tổ chức hoạt động nhận thức của HS (dựa theo mặt bên trong
hay bên ngoài của PPDH), công tác TH có thể có các dạng sau:
1. Công tác TH là nguồn thông tin dạy học.
2. Công tác TH để củng cố, minh họa kiến thức đã lĩnh hội từ các nguồn
thông tin khác như lời nói của thầy, đọc sách, đọc tài liệu tham khảo .v.v.

Tùy theo nơi TH, có thể tiến hành ở trên lớp, phòng thí nghiệm, trên đồng
ruộng...
b. Yêu cầu của công tác thực hành đối với giáo viên
1. Phải xác định rõ mục đích tiết TH về nội dung cụ thể nào đó (nghiên cứu
một vấn đề mới hay củng cố kiến thức lí thuyết đã học)
2. Hướng dẫn trình tự các bước của công tác TH.
3. Tiến hành tổ chức lớp, như: phân chia nhóm, phân phối dụng cụ, vật mẫu.
(nhóm to hay nhỏ là tùy thuộc vào khả năng chuẩn bị vật chất như dụng cụ mổ, số
kính hiển vi, vật mẫu v.v.) Việc tổ chức phải chu đáo, theo kế hoạch tỉ mỉ để trong
suốt quá trình TH mọi HS luôn luôn có việc làm. Nếu dụng cụ, vật liệu TH không
đủ để tất cả cùng tiến hành một nội dung thì phân công luân phiên nhau giữa các
nhóm.


4. Cần nghiên cứu kĩ nội dung và tiến hành bước công việc TH để bảo đảm
thành công khi hướng dẫn cho HS. Cần lường trước những khó khăn, thất bại có
thể có lúc HS thực hiện, tìm hiểu nguyên nhân thất bại để không lúng túng, bị động
khi cần giải đáp cho HS.
5. Hiện tại các tiết TH quy định trong chương trình được bố trí vào cuối mỗi
chương hay sau mỗi bài lí thuyết tương ứng, chủ yếu nhằm minh họa củng cố lí
thuyết. TH chưa được sử dụng phổ biến trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, cho
nên GV cần tăng cường loại bài tập TH này để nâng cao giá trị dạy học của nó.
6. Phải có kế hoạch dành thời gian nhận xét, đánh giá kết quả TH của HS.
Khi nhận xét cần chú ý những nội dung sau:
a) Kết quả của thí nghiệm và quan sát: cách tiến hành có ưu, nhược điểm gì?
b) Ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn của HS trong quá trình
tiến hành thí nghiệm.
Để động viên HS cần nếu một số nhóm, cá nhân làm tốt, những em tìm tòi,
phát hiện ra cái mới, kể cả những thắc mắc, chứng tỏ HS có sự đào sâu, suy nghĩ.
Sau đó nhận xét về kết quả cụ thể đã đạt được qua quá trình tiến hành công việc.

[6]
Từ các loại công tác thực hành và yêu cầu của công tác thực hành đối với
giáo viên chúng ta đều có thể áp dụng công nghệ thông tin để để hỗ trợ trong việc
thiết kế bài giảng được tốt hơn, đáp ứng được các loại công tác thực hành và yêu
cầu của phương pháp thực hành thí nghiệm nó giúp cho học sinh quan sát được
những thí nghiệm khó khi không có dụng cụ thí nghiệm, thí nghiệm dài ngày .v.v
cho các em quan sát kỹ thuật khi thực hành một cách chuẩn xác hơn, toàn bộ học
sinh đều có thể quan sát rõ (do sử dụng máy chiếu nên phông màn to và rõ).
2.2.1.2. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học
a. Sự cần thiết phải ứng dụng CNTT
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân
lực trong giai đoạn mới.
Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học
công nghệ.
Đối tượng giáo dục cũng có sự thay đổi do những tác động rất lớn của xã hội
Do xu thế hội nhập trên thế giới hiện nay.
b. Vai trò của CNTT trong dạy học
CNTT có vai trò quan trọng cần triệt để khai thác khi dạy và học. CNTT
giúp cho người dạy và người học chọn nhập và xử lý thông tin nhanh chóng để


biến thành tri thức. Ngoài ra CNTT đang hình thành một khía cạnh văn hoá mới,
nó sẽ được tiếp nhận tốt nhất ở tuổi trẻ, nó giúp cho người học định hướng tư duy
và xác định thái độ học tập tích cực của mình trong thời kỳ mới.
CNTT giúp cho giáo viên không chỉ có thể truyền thụ kiến thức mà còn hỗ
trợ học sinh tìm chọn và xử lý thông tin. CNTT giúp cho giáo viên soạn giáo án
điện tử, có thể sử dụng thiết kế và quản lý khoá học điện tử, khoá học trực tuyến.
CNTTcó thể giúp bất kỳ một nhà giáo nào cũng dễ dàng được truyền bá rộng rãi
đến số lượng người học đông hơn nhiều so với trước đây, không chỉ giới hạn trong

bốn bức tường lớp học mà có thể lan rộng ra cả nước, thậm chí ra cả thế giới. Điều
này làm cho vị trí của nhà giáo trong thời đại thông tin tăng lên nhiều và làm cho
giá thành giáo dục đào tạo giảm xuống đáng kể.
Về phía người học, CNTT giúp họ tăng tính chủ động, vận động trong việc
chọn tìm tài liệu, học tập, làm bài tập, trao đổi với bạn bè, với thày giáo, dễ dàng
tiếp cận tìm hiểu kho kiến thức khỗng lồ của loài người qua mạng Internet. CNTT
có thể hỗ trợ giáo viên giảng bài cho các học viên ở khắp nơi trên thế giới nhờ
đường truyền có cả hình ảnh và âm thanh chất lượng hoàn hảo. Và người học ở bất
kỳ địa điểm nào trên thế giới với một máy tính cá nhân nối mạng Internet là có thể
tham gia lớp học. CNTT tạo cơ hội thuận tiện cho nhiều người được học, học ở
mọi nơi, mọi lúc, góp phần thực hiện bình đẳng trong giáo dục, khắc phục được
khó khăn về khoảng cách địa lý giữa người học với các Trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hoá của đất nước và thế giới. Là điều kiện lý tưởng để tạo ra một xã hội học
tập. Vì thế áp dụng CNTT trong việc dạy và học lại càng có ý nghĩa quan trọng và
thiết thực.
Rõ ràng là vai trò của CNTT đối với việc dạy và học ngày nay là rất lớn.
c. Vai trò CNTT đối với bộ môn sinh học
Trong dạy học sinh học CNTT vai trò rất quan trọng, cho phép giới thiệu
các cơ chế sinh lí, sinh hóa, các quá trình sinh học, các quy trình công nghệ, kĩ
thuật .v.v. một cách dễ dàng bằng cách trình chiếu nội dung bài học, những đoạn
phim và hình ảnh, những thí nghiệm ảo..v.v. trong một thời gian ngắn của một tiết
học, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức to lớn,
phong phú và sinh động. những hình ảnh phim có thể thay thế rất nhiều cho lời
giảng, thu hút được sự hướng thú và quan tâm học tập, giúp cho học sinh tư duy
trừu tượng một cách dễ dàng hơn từ đó có khả năng hình thành được các kỹ năng
như: quan sát, suy luận, phân tích tổng hợp, so sánh.v.v.. tạo cho lớp học sôi nổi,
các em tiếp thu bài giảng nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả hơn.

d. Vai trò của CNTT trong dạy học bài thực hành sinh học
Vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học bài thực hành cũng rất quan

trọng nhất là trong điều kiện thực tế của các trường THPT, như phần mềm MS
Office, Power point, Violet (thiết kế và trình diễn), GIF Movie Gear (làm hoạt
hình), Windows Movie Maker (làm phim), Crocodille Clips (tạo các thí nghiệm


mô phỏng)... Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm gồm hệ thống cơ chế, quá
trình, quy luật... có tính trừu tượng cao nên có nhiều ưu thế nếu ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy bài thực hành sẽ giải quyết được tình trạng, thiếu dụng cụ,
nguyên liệu thí nghiệm, những thí nghiệm dài ngày .v.v. chẳng những thế nếu ứng
dụng CNTT có thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thực hành 1
cách dễ dàng, chuẩn xác.v.v. Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng quan sát, phân
tích, tổng hợp, so sánh.
2.2.1.3. Các phương tiện dạy học môn sinh học
a. Phân loại phương tiện dạy học trực quan sinh học
Phương tiện dạy học trực quan là tất cả các đối tượng nghiên cứu, được tri
giác trực tiếp nhờ các giác quan. Trong dạy học sinh học có 3 loại chính:
+ Vật thật: Mẫu vật sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô, tiêu bản
hiển vi ..v.v.
+ Vật tượng hình: Mô hình, sơ đồ, tranh vẽ, ảnh, phim đèn chiếu, phim
video, biểu đồ .v.v.
+ Thí nghiệm
b. Giá trị của phương tiện dạy học dưới sự hỗ trợ của CNTT
Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy sẽ giúp khả năng lưu
giữ thông tin của học sinh tốt hơn vì học sinh có thể được đọc, nghe, nhìn, nghe và
nhìn thảo luận  Thu nhận kinh nghiệm bằng hành động  Truyền đạt cho
người khác. Khả năng lưu giữ thông tin sẽ là :
+ Đọc : 5%
+ Nghe : 15%
+ Nhìn : 20%
+ Nghe + nhìn : 25%

+ Thảo luận : 55%
+ Thu nhận kinh nghiệm bằng hành động : 75%
+ Dạy lại cho người khác : 90%
2.2.2 Cơ sở thực tiễn
Trong các tiết thực hành sinh học có sự hỗ trợ CNTT thì đa số giáo viên chỉ mới
làm được rải rác một số bài thực hành nhưng đa số là giới thiệu thực hành thay vì viết
bảng hay những bài xem tranh ảnh như “Đa dạng sinh học”, xem phim như “Tập tính
động vật”,… Giáo viên chưa làm được những thí nghiệm mô phỏng hay những bài thực
hành nói lên đầy đủ quy trình trong bài thí nghiệm đó. Tuy nhiên trên thực tế có một số


thành phần giáo viên quan tâm đến việc thiết kế những bài thực hành có sự hỗ trợ CNTT
nhằm khắc phục một số khó khăn khi làm bài thực hành tại lớp.
Đa số thầy cô cho biết điều khó khăn nhất trong khi dạy bài thực hành là không
đầy đủ trang thiết bị, thiếu hóa chất . Đặc biệt, hóa chất không giữ được lâu dễ bốc hơi
trong khi công tác quản lý học sinh tương đối khó khăn, như trong quá trình làm thí
nghiệm chỉ có một số học sinh thực hiện, bộ phận còn lại không nghiêm túc. Ngoài ra,
phòng thí nghiệm xa vị trí phòng học, tiết thí nghiệm không được tách riêng dẫn đến mất
thời gian di chuyển, mất thời gian ổn định lớp. Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng cho
rằng mình thiếu kỹ năng dạy thực hành như thao tác thực hành chưa được nhuần nhuyễn.
Không những vậy, thầy cô cho rằng vẫn còn khó khăn trong việc thiết kế bài thực
hành có sự hỗ trợ của CNTT. Trước hết là không dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn tư liệu phù
hợp và đáng tin cậy cho nội dung bài học. Sự khó khăn khi quay lại những đoạn phim
thực hành, không xử lý được phim ảnh một cách nhuần nhuyễn. Đồng thời, các GV cũng
công nhận rằng khả năng cập nhật, xử lý nguồn thông tin mới cũng như trình bày về giáo
án Sinh học điện tử của bài thực hành còn rất hạn chế, kỹ năng ứng dụng tin học sử dụng
các phần mềm hỗ trợ chưa thành thạo (như một số chương trình Violet, Photoshop, Thao
tác cắt, dán phim.v.v)
Về phía học sinh, các em đều thích học theo phương pháp giải quyết vấn đề có sự
hỗ trợ CNTT. Các em cho biết tiết học Sinh học với bài giảng Powerpoint trên máy chiếu

giúp các em quan sát được những hình ảnh sống động, những đoạn phim chân thực, âm
thanh, màu sắc tinh tế, mà sách không thể trình bày được.
Hiệu ứng rõ nét nhất chính là sức thu hút của giáo án điện tử đến các giác quan,
khiến chúng kích thích sự lắng nghe, phác họa và phản hồi của các em về vấn đề mà các
em đang tìm hiểu. Điều này giúp chuyển tải đầy đủ nội dung bài học trong thời gian
ngắn, bớt đi gánh nặng về ghi chép cho học sinh.
Các em còn cho biết nếu được học những bài thực hành có sự hỗ trợ CNTT các
em sẽ nắm bắt được nội dung một cách chính xác và nhẹ nhàng hơn. Qua đó các em có
thể thuộc bài ngay trên lớp và áp dụng để giải thích các hiện tượng có liên quan khác. Từ
đó không chỉ đem lại sự khái quát tốt hơn trong phương pháp luận cho học sinh mà còn
gợi mở những con đường tiếp cận, lĩnh hội kiến thức một cách sáng tạo hơn.
Tóm lại (nhận định chung)
Từ tình hình thực tế, tôi nhận thấy phòng thí nghiệm bô môn sinh học ở một số
trường còn thiếu nhiều trang thiết bị, hóa chất, có trường chưa có phòng thí nghiệm,
nhiều giáo viên chưa vận dụng thành thạo, rộng rãi tin học trong các bài thực hành. Do
đó, chưa đáp ứng được hết các yêu cầu của bài thực hành và chưa phát huy được hiệu
quả của CNTT trong hỗ trợ việc giảng dạy thực hành. Từ cơ sở thực tiễn trên đây đã
khẳng định việc thực hiện sáng kiến với đề tài này là rất thiết thực và đúng hướng. Trong
phạm vi của sáng kiến, giải pháp được đưa ra là “Thiết kế các bài giảng thực hành
chương I phần sinh học cơ thể lớp 11 có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP


Với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài thực hành sinh
học, sáng kiến nhằm xây dựng các bước thiết kế và nguyên tắc cần thiết trong việc
thiết kế bài thực hành có sự hỗ trợ của CNTT như sau:
3.1 Các bước thiết kế bài thực hành có sự hỗ trợ của CNTT
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài thực
hành
Bước 2: Tìm kiếm tư liệu


Bước 3: Xử lý tư liệu

Bước 4: Thiết kế kịch bản, soạn giáo án

Bước 5: Thiết kế bài giảng thực hành có sự hỗ trợ CNTT
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài thực hành.
Xác định mục tiêu nhằm xác định chủ đề của hoạt động thực hành để đạt đến
cái đích là kiến thức và kĩ năng cho người học.
Bước 2: Tìm kiếm tư kiệu
Đã nói đến thiết kế thực hành có sự hỗ trợ CNTT thì nhất thiết ta phải có
những thước phim, hình ảnh thiết thực về bài thực hành hay là những thí nghiệm
mô phỏng để cho học sinh có thể quan sát phân tích hoặc dựa vào đó học sinh có
thể làm thực hành một cách chuẩn xác hơn vì thế chúng ta có thể tìm kiếm những
hình ảnh hoặc những thước phim đó trên mạng như các trang địa chỉ sau:
Http://www.google.com.vn
Http://violet.vn.main
Http://tulieu.vn.main
eo



Nếu có thể thì tự tạo một đoạn phim, quay lại hoặc chụp hình lại những
bước thực hành.
Bước 3: Xử lý các tư liệu
Sau khi tìm kiếm và thiết kế những thí nghiệm đó, chúng ta cần điều chỉnh
các tư liệu đó để phù hợp với bài thực hành như: cắt ghép chỉnh sửa hình và phim.
Một số phần mềm như:
Phần mềm lấy link phim trên mạng: Orbit (không thể thiếu, vì có 1 số trang
website không cho phép người dùng download, đòi hỏi đăng ký… nếu có phần

mềm này ta có thể tự động lấy link), trình duyệt Coccoc, trình duyệt Opera Mini
trên điện thoại,…
Phần mềm cắt, ghép hình: Photoshop, paint, word…
Phần mềm cắt, ghép phim, chuyển đổi đuôi phim: Xilisoft Video Converter
Ultimate
Phần mềm lồng tiếng, ghép hình thành 1 đoạn phim…: ProShow Producer,
InterVideo WinDVD Creator 2 ….
Bước 4: Thiết kế kịch bản, soạn giáo án.
Khi đã có tư liệu phù hợp cho bài thực hành, trước tiên chúng ta cần thiết kế
kịch bản và soạn giáo án, để làm tiền đề thiết kế bài giảng thực hành có sự hỗ trợ
CNTT một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Bước 5: Thiết kế bài giảng thực hành có sự hỗ trợ CNTT.
Tiến hành thiết kế bài giảng thực hành có sự hỗ trợ CNTT và sửa chữa để
hoàn tất
3.2 Các nguyên tắc của việc thiết kế giáo án thực hành kết hợp CNTT.
Thứ 1: Phải đảm bảo được mục tiêu của bài thực hành.
Thứ 2: Phải xử lý được một số thủ thuật cơ bản của CNTT.
Về hình ảnh như: xóa chữ, cắt bớt, thêm một số chú thích vào hình, bằng
một số phần mềm như photoshop, paint, word…
Về phim như cắt phim, ghép phim, .. có thể sử dụng phần mềm: Xilisoft
Video Converter Ultimate, InterVideo WinDVD Creator 2
Thứ 3: Phải biết tìm kiếm và lấy được những tư liệu, hoặc xây dựng được tư
liệu.
Ví dụ: những đoạn phim không cho download có thể sử dụng phần mềm
oribit để có được những thước phim đó.


Chú ý: khi quay phim không nên để máy ảnh, máy quay dao động quá nhiều,
sẽ là khó chịu cho người xem.
Thứ 4: Phải biết liên kết phim ảnh vào bài giảng thực hành.

Thứ 5: Phải biết sử dụng một số thao tác cơ bản nhất để thiết kế bài giảng
trên một số phần mềm như: Microsoft Office PowerPoint, Violet,…
3.3 Phân tích nội dung các bài thực hành hiện nay ở sinh học 11 chương I.
Dưới đây là giải pháp được áp dụng cụ thể cho 4 bài thực hành thuộc chương I
phần sinh học cơ thể người lớp 11.
3.3.1 Bài thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân
bón (Bài 6, Sinh học 11 nâng cao).
a. Mục tiêu nội dung của bài
Thấy rõ lá cây thoát hơi nước, có thể xác định được cường độ thoát hơi nước bằng
phương pháp cân nhanh.
Biết bố trí thí nghiệm để phân biệt được tác dụng các loại phân hóa học chính ở
vườn trường hoặc phòng thí nghiệm.
b. Thực trạng hiện nay của bài 6 có những khó khăn sau:
+ Có thể không có cân.
+ Trồng cây thì phải theo dõi một thời gian dài mới có thể cho kết quả
c. Hướng giải quyết những thực trạng khó khăn trên
Ví dụ: như cân nhanh để tính cường độ thoát hơi nước
Chúng ta có thể cho các em xem đoạn phim cân một số lá, từ đó các em sử dụng
công thức tính cường độ thoát nước và so sánh cường độ thoát nước của mỗi lá.
Thí nghiệm trồng cây ngoài vườn: chúng ta có thể hướng dẫn các em làm theo
sách giáo khoa rồi viết bản thu hoạch, nếu tốt hơn nữa giáo viên có thể trồng cây với
những công thức đó cho học quan sát dưới dạng hình hoặc phim rồi các em tự nhận xét
tại lớp.


Phim: tính cường độ thoát nước
bằng phương pháp cân nhanh

Phim: Phân biệt các loại
phân hóa học


Phim: Thí nghiệm trồng cây ngoài
vườn

3.3.2 Bài thực hành:Tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng
phương pháp hóa học (Bài 13, Sinh học 11 nâng cao).
a. Mục tiêu nội dung của bài
Quan sát được hỗn hợp sắc tố rút ra từ lá có màu xanh lục và khi tách được hai
nhóm sắc tố riêng rẽ sẽ quan sát được nhóm diệp lục (clorophyl) có màu xanh lục, nhóm
carotenoit có màu vàng.
Củng cố kiến thức đã học học về sắc tố quang hợp ở các bài lý thuyết.
Rèn luyện kỹ năng thao tác với các dụng cụ và hóa chất trong phòng thí nghiệm
đặc biệt là kĩ năng tách chiết hỗn hợp dung dịch màu.
b. Thực trạng hiện nay của 13 có những khó khăn sau:
Axeton, và benzen đều là những hóa chất có khả năng bốc hơi vì vậy rất khó bảo
quản, với axeton thì có thể thay thế bằng cồn 900 nhưng bezen không thể thay bằng hóa
chất khác có thể dễ tìm, dẫn đến có thể thiếu hóa chất không thể làm thí nghiệm được.

c. Hướng giải quyết những thực trạng khó khăn trên:
Để khắc phục điều khó khăn đó chúng ta có thể thay thế bằng đoạn phim tách
chiết sắc tố, để các em quan sát sau đó thảo luận và hoàn thành bản thu hoạch và trả lời
những câu hỏi đầy đủ hơn.


Sau đây là đoạn phim có thể hỗ trợ thiết kế bài giảng thực hành 13

3.3.3 Bài thực hành: Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt. (Bài 14, Sinh
học 11 nâng cao).
a. Mục tiêu nội dung của bài
Minh họa bài giảng về hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải

phóng ra năng lượng sinh học (ATP, chứa khoảng 50% năng lượng của nguyên liệu hô
hấp) và năng lượng dưới dạng nhiệt. Như vậy, rõ ràng hô hấp là một quá trình tỏa nhiệt.
Rèn luyện kĩ năng thực hiện chính xác các thao tác trong phòng thí nghiệm.
Rèn luyện khả năng phán đoán, tư duy logic trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
b. Thực trạng hiện nay của bài 14 có khó khăn như sau:
Đòi hỏi thời gian theo dõi thí nghiệm quá lâu, nếu chuẩn bị trước ở nhà thì các em
cũng phải theo dõi kết quả mất đến 3 lần thời gian là 3 giờ.
c. Hướng giải quyết những thực trạng khó khăn trên:
Chúng ta có thể cho các em xem đoạn phim hướng dẫn cách tiến hành, 3 lần theo
dõi nhiệt độ, chẳng những thế chúng ta có thể cho thêm 1 thí nghiệm đối chứng, từ đó các
em thảo luận nhóm để hoàn thành bảng thu hoạch, ngoài ra học sinh có thể dựa vào đó
làm lại thí nghiệm một cách chuẩn xác hơn.
Sau đây là đoạn phim có thể hỗ trợ thiết kế bài giảng thực hành 14


Phim: Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt
3.3.4. Bài thực hành: Tìm hiểu hoạt động của tim ếch. (Bài 21, Sinh học 11
nâng cao).
a. Mục tiêu nội dung của bài
Quan sát được hoạt động của tim ếch.
Nêu rõ được sự điều hòa hoạt động của tim bằng thần kinh và thể dịch.
Trình bày được sự vận chuyển máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
Rèn luyện kĩ năng quan sát và thí nghiệm, nâng cao được ý thức kỉ luật, trật tự,
ngăn nắp, vệ sinh trong học tập.
b. Thực trạng hiện nay của bài 21 có những khó khăn như sau:
Có thể không đầy đủ dụng cụ như: bộ đồ mổ, khay mổ, hệ thống khuếch đại, dụng
cụ kích thích tim, hoặc kính hiển vi. Vì thế không thể thực hiện được bài thực hành.
Trường hợp nếu có đầy đủ dụng cụ thì phần 3 thí nghiệm do giáo viên thực hiện
tìm hiểu sự điều hòa hoạt động tim bằng thần kinh và thể dịch. Nhưng còn hạn chế bởi
mẫu vật nhỏ và những chi tiết khi mổ khó quan sát nên sẽ còn một số học sinh không

quan sát được.

c. Hướng giải quyết những khó khăn của bài:


Chúng ta có thể cho các em xem 2, 3 đoạn phim về thí nghiệm trên, do vậy học
sinh vẫn có thể quan sát được 2 quá trình thí nghiệm đó là thí nghiệm 1 và 3 một cách rõ
ràng từ đó học sinh vẫn có thể hoàn thành bảng thu hoạch.
Nếu có đầy đủ dụng cụ thì thiết kế bài giảng thực hành có sự hỗ trợ CNTT sẽ
hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm một cách rõ ràng hơn.

Phim: Hủy tủy ếch

Phim: Quan sát hoạt động tim

Hình: tĩnh quan sát ở màng treo ruột


Phim: Tìm dây thần kinh mê tẩu
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Từ việc xây dựng nguyên tắc, quy trình xây dựng bài giảng thực hành phần kiến
thức sinh học 11 THPT có sự hỗ trợ của CNTT, giải pháp đạt một số hiệu quả sau:
Về chất lượng lĩnh hội kiến thức, năng lực tư duy:
Học sinh có phản ứng tích cực hơn trong việc nhận thức sâu sắc với kiến thức mà
bài học chuyển tải, tạo được sự hứng thú và phát huy tính sáng tạo năng lực tư duy trong
học tập cũng như thực hành.
Về khả năng vận dụng kiến thức:
Khả năng vận dụng kiến thức được học của những bài thực hành vào đời sống tốt
hơn nhóm đối chứng, các em có thể xem lại những bài thực hành đó trên máy tính của
mình ở nhà.

Về độ bền kiến thức:
Học sinh nhóm thực nghiệm có khả năng nhớ kiến thức lâu hơn và chính xác hơn.
Ngoài ra có thể xem lại tất cả các bài thực hành trên máy tính của mình và cũng có thể
hướng dẫn cho người khác làm lại thí nghiệm thực hành.
Tóm lại: Việc kết hợp CNTT vào dạy những bài thực hành bước đầu đã đem lại
hiệu quả. Học sinh có kiến thức đầy đủ hơn, khái quát hơn và hơn nữa còn rèn luyện cho
học sinh năng lực tư duy hệ thống, làm nền tảng để giải quyết các vấn đề của khoa học,
xã hội và cuộc sống.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
5.1 Đề xuất
Ứng dụng CNTT vào dạy học Sinh học ở trường THPT nói chung và thực hành
nói riêng sẽ góp phần giải quyết tình trạng “dạy chay”, "thầy đọc trò chép"; giải quyết
được vấn đề về thời gian làm các thí nghiệm cần thời gian dài, dài ngày,… Giáo viên có
thể sử dụng CNTT, các chương trình thí nghiệm và các chương trình phục vụ cho hoạt
động dạy học như những phần mềm liên quan về bộ môn sinh học ví dụ: Drosophila
Genetics Lab..v.v nhằm phát huy tính tích cực và hứng thú của HS.


Tuy nhiên, trong đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần lưu ý là việc hỗ trợ
của CNTT vào dạy học cần kết hợp một cách hài hòa giữa ý tưởng thiết kế nội dung bài
giảng và kỹ thuật vi tính. Một mặt phải đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học và thuận tiện
trong việc sử dụng. Điều này đòi hỏi khi thiết kế giáo án cần nắm bắt tính hệ thống và kết
cấu của một bài giảng có sự hỗ trợ của CNTT, những thông tin, hình ảnh, đoạn phim phải
được chọn lọc, phải thiết thực, phù hợp với nội dung bài giảng. Xem xét nội dung bài
học, có những nội dung nào cần sự hỗ trợ của CNTT, chỉ nên ứng dụng khi dạy các quá
trình khó mô tả bằng lời, các đồ thị, cần đến biểu đồ, phim, hình ảnh minh họa...
Trong ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học, phải chú ý CNTT chỉ
là phương tiện hỗ trợ. Máy tính không hề thủ tiêu vai trò của người Thầy mà trái lại còn
phát huy hiệu quả hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học. Vì vậy trong bài
giảng nên kết hợp sử dụng phương pháp truyền thống và ứng dụng CNTT. Không nhất

thiết phải soạn giảng hoàn toàn trên máy tính mà có thể sử dụng CNTT ở một số nội
dung cần thiết như trình chiếu hình ảnh, phim, bài tập, thí nghiệm,...
5.2 Khuyến nghị
Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các trường nên tổ chức thường xuyên những tiết dạy
chuyên đề mẫu có ứng dụng CNTT, có các tài liệu và các buổi tập huấn hướng dẫn
những kỹ năng cơ bản về CNTT cho giáo viên.
Các cấp quản lý cần hỗ trợ kinh phí để trang bị các phương tiện máy chiếu, máy
tính phục vụ việc soạn bài giảng điện tử, tiếp tục đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy học
cho giáo viên. Mỗi trường cần có phòng thí nghiệm bộ môn riêng, cần cung cấp đầy đủ
dụng cụ thí nghiệm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho các em, giúp các em
có niềm tin vào khoa học hơn.
Kho tư liệu hình, phim trên mạng cũng có rất nhiều. Vì vậy, các giáo viên giảng
dạy cần khai thác, chọn lọc và sử dụng một cách hiệu quả. Một số tư liệu còn thiếu, cần
thiết kế và bổ sung thêm cho bộ môn Sinh học nói chung và phần thực hành nói riêng.
Đối với những bài cần quan sát lâu ngày có thể sử dụng CNTT để rút ngắn thời
gian quan sát, ví dụ: Quan sát sinh trưởng và phát triển ở động vật, Bài ứng động.v.v.
Ngoài ra, với những bài khác có đầy đủ dụng cụ, điều kiện thí nghiệm chúng ta cũng có
thể kết hợp CNTT vào bài thực hành. Nó giúp cho toàn bộ học sinh trong lớp có thể quan
sát kỹ hơn, rõ hơn khi hướng dẫn thí nghiệm, các em cũng có thể lưu giữ lại những dữ
liệu để khi cần thiết, có thể sử dụng lại, có thể tự tiến hành thí nghiệm lại.

VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt


1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học Phần đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2 Hà Lệ Chi (2003), Sử dụng tình huống để rèn luyện một số kỹ năng nhận
thức cho học sinh trong dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông” Luận văn
thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Huế.
3. Nguyễn Thị Dung (2006) “Tích cực hóa hoạt động học tập trong giờ thực

hành củng cố môn Sinh học ở phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (6), tr. 1922.
4. Nguyễn Tiến Dũng (2007), “Tác dụng của bài tập thí nghiệm trong dạy học
vật lí ở trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (1), tr. 143-147.
5. Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện
cho sinh viên kỹ năng dạy học sinh học, Luận văn tiến sĩ giáo dục, Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
6. Phan Đức Duy và một số tác giả (2005), Một số vấn đề dạy học sinh học ở
trường phổ thông, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
7. Phan Đức Duy (1999), “Vận dụng tiếp cận cấu trúc – hệ thống phân tích nội
dung sinh thái bậc THPT tích hợp giáo dục môi trường”, Thông báo khoa học số 2,
Trường ĐHSP Huế.
8. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuân, Nguyễn Như Khanh (2007), Sinh học 11,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2006) Sinh học 11
sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội
10. Cao Cự Giác (2004), “Phát triển khả năng tư duy và thực hành thí nghiệm
qua các bài tập hóa học thực nghiệm”, Tạp chí Giáo dục, (88), tr. 34-35.
11. Trịnh Nguyên Giao, “Sử dụng mô hình trong dạy học Sinh học”, Tạp chí
Giáo viên và nhà trường, (13), tr. 18-19.
12. Trịnh Nguyên Giao, “Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy và học
môn Sinh học ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo viên và Nhà trường, (18), tr.1011.
13. Trần Bá Hoành (2003) "Áp dụng dạy và học tích cực trong môn sinh học" ,
ĐH sư phạm
14. Nguyễn Thị Liên (2004), Khai thác, sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm phát
huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong dạy học phần quang học lớp 7 THCS,
Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Huế.
15. Lê Nguyên Long (2002), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả,
NXB Giáo dục, Hà Nội.



16. Đào Như Phú (1998), Thí nghiệm thực hành Sinh học ở trường THPT, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
17. Thái Duy Tuyên (2003), “Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của
người học”, Tạp chí Giáo dục, (48), tr. 13-14.
18. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyên Như Hiền, Trần Văn Kiên – Nguyễn
Duy Minh – Nguyễn Quang Vinh (2006), Sinh học 11 nâng cao, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
19.Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyên Như Hiền, Trần Văn Kiên – Nguyễn Duy
Minh – Nguyễn Quang Vinh (2006), Sinh học 11 nâng cao sách giáo viên, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
20. W.D.Phillips – T.J.Chilton (Nguyễn Bá – Nguyễn Mộng Hùng – Trịnh Hữu
Hằng – Hoàng Đức Cự - Phạm Văn Lập – Nguyễn Xuân Huấn – Mai Đình Yên
dịch) (2006), Sinh học tập, NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. Phan Thị Loan, Võ Thị Bích Thủy (2009) , "Sử dụng phần mềm
Macromedia flash trong dạy học các thí nghiệm sinh học" ,
, 04/09/2009
Tiếng Anh
22. Hemminger BM, Losi T, Bauers A (2005). Journal of the American Society
for Information Science and Technology , 56 (5) : 529-537. Publisher Full Text
23. Bates, MJ (1999). The invisible substrate of information science. Journal of
the American Society for Information Science 50(12), 1043–1050.
24. BISTIC Definition Committee (2005). NIH working definition of
bioinformatics and computational biology.
[ ] webcite.

VII. PHỤ LỤC
GIÁO ÁN 1
THỰC HÀNH:
THOÁT HƠI NƯỚC VÀ BỐ TRÍ NGHIỆM VỀ PHÂN BÓN
I. Mục tiêu bài học :



1. Kiến thức:
- Học sinh thấy rõ là cây thoát hơi nước, có thể xác định cường độ thoát hơi
nước bằng phương pháp cân nhanh.
- Phân biệt tác dụng các loại phân hóa học chính, biết bố trí thí nghiệm để
phân biệt được tác dụng các loại phân hóa học chính.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm.
II. Phương pháp và thiết bị dạy học:
1. Phương pháp tổ chức dạy học:
- Giáo viên có thể chọn thí nghiệm phần 1 hướng dẫn cho các nhóm học
sinh làm theo sách giáo khoa, sau đó quan sát và viết bài thu hoạch nộp cho giáo
viên phần vừa quan sát được.
2. Thiết bị dạy học cần thiết :
- Mẫu vật : là cây khoai lang, cải, đậu (cắm vào cốc nước )
- Hóa chất : Các loại phân urê,lân và ka li.
- Dụng cụ : cân dĩa, giây kẻ ôli, đồng hồ bấm giây.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Giáo viên nêu yêu cầu bài thực hành, cho HS đọc sách giáo khoa để
xác định mục tiêu và cách tiên hành thí nghiệm .
1.Đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Giáo viên mở slide 1: giới thiệu bài thực
hành.


- HS tiến hành thí nghiệm nếu có
đầy đủ dụng cụ “cân”
- Chuẩn bị cân ở trạng thái cân
bằng


BÀI 6: THỰC HÀNH: THOÁT NƯỚC
VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM PHÂN BÓN

- Đặt lên đĩa cân 1 lá cây, cân khối
lượng ban đầu (P1g)
- Để lá cây thoát hơi nước trong
vòng 15 phút
- Cân lại khối lượng (P2g)
- Đem lá đặt lên giấy ôli, vẽ chu vi
và tính diện tích (dm2) theo số ôli
(mỗi ôli là 1cm2 ) “hoặc sử dụng
công thức tính diện tích lá”

Giáo viên mở tiếp slide 2: xác định mục tiêu
cần đạt của bài học.
- Tính cường độ thoát hơi nước
theo công thức:
I. M ục tiêu
- Thấ
Thấy rõ l á cây thoá
thoát hơi nướ
nước , c ó thể
thể xác định đượ

được cườ
cường
độ thoá
thoát hơi nướ
nước bằng phương phá
pháp cân nhanh.
nhanh.
- Biế
Biết bố tr í th í nghiệ
nghiệm để phân bi ệt đượ
được tác dụng c ác loạ
loại
phân hóa học chí
chính ở vườ
vườn trườ
trường hoặ
hoặc phòng th í nghiệ
nghiệm
II. Chuẩ
Chuẩn bị
-

Cân đ ĩa (tốt nh ất dùng cân phân t ích),
ch), đồng hồ bấm giây,
giây,
giấ
giấy k ẻ oli,
oli, lá cây khoai lang,
lang, đậu , c ải… (c ắm vào c ốc nướ
nước ).


-

Các loạ
loại phân urê,
urê, phôtphat và kali: hạt đậ u, ngô,
ngô, c át m ịn và
m ùn cưa.
cưa.

Giáo viên mở slide 3: Để học sinh chuẩn bị
viết bài thu hoạch

1.

2.

3.

BÀ I THU HOẠ
HOẠCH
Tườ
Tườ ng trì
trì nh thí
thí nghiệ
nghiệ m đo cườ
cườ ng độ
độ
thoá
thoát hơi nướ

nước bằ
bằ ng phương phá
pháp cân
nhanh? Nhậ
Nhậ n xé
xét thí
thí nghiệ
nghiệ m?
Phân biệ
biệt 3 loạ
loại phân hó
hóa họ
học chí
chí nh: urê,
lân, kali về
về các dạ
dạng tinh thể
thể, mà
màu sắ
sắc,
độ tan trong nư ớc?
So sá
sánh nhậ
nhậ n xé
xét đượ
được từ
từng loạ
loại cây khi
thiế
thiếu N, K, P?


Giáo viên chiếu slide 4
Hướng dẫn học sinh cách tính diện tích và
cường độ thoát nước của lá.

I = (P1-P2) x 60 : 15 x S g/dm2/giờ
* Nếu không đủ dụng cụ, học sinh
quan sát và lấy số liệu sau đó tính
cường độ thoát hơi nước.


III. Cách tiế n hành
1. Đo cườ
cường độ thoá
thoát nướ
nước bằng phương phá
pháp cân nhanh
- Công thứ
thức tính cườ
cường độ thoá
thoát nướ
nước:

I

( P1  P2 )  60
g / dm 2 / gio
15  S

- P1 (gam)

gam) khố
khối lượ
lượng lá ban đầu
- P2 (gam)
gam) khố
khối lượ
lượng lá cân lại sau 15 phú
phút
- S (dm2) diệ
diệ n tích lá
- Công thứ
thức tính S lá:  

1dm 2  B
(dm 2 )
A

- A là khố
khối lượ
lượng 1 tờ giấ
giấ y (1dm22)
- B là khố
khối lượ
lượng giấ
giấy đượ
được cắt theo hình lá

Sau khi hướng dẫn cách tính cường độ thoát
nước bằng phương pháp cân nhanh xong thí
giáo viên chiếu tiếp slide 5 giáo viên mở

phim về phương pháp cân nhanh (chia lớp
thành 5 nhóm) từ số liệu đó tính cường độ
thoát nước của từng lá thảo luận và so sánh.



Sung

Hoa s ứ

Hoa giấy

Mít

Mùng tươi

I
So sánh cường độ thoát nước của các lá thí nghiệm?
Lá non thoát hơi nước mạnh hơ n lá già.
Lá để nơi có gió thoát hơi nước mạnh hơn lá để nơi lặng gió.

- Lưu ý cho HS so sánh giữa các loại lá ?
- Ở khoai lang, lá đậu xanh mạnh hơn lá xà
cừ, lá bạch đàn
- Lá non thoát hơi nước mạnh hơn lá giá .
- Lá để nơi có gió thoát nước mạnh hơn lá
để nơi lặng gió.
2. Thí nghiệm về các loại phân hóa học chính :
a. lấy 3 cốc đựng 3 loại phân hóa học: urê, lân, kali
Giáo viên chiếu silde 6:



2. Thí nghiệm về các loại phân hóa học chính.
a. Lấy 3 cốc đựng 3 loại phân hóa học: urê, lân, kali

- Nhận xét về các dạng tinh thể, màu sắc, độ tan trong nước.
- Phân urê: dạng tinh thể nhỏ (giống như đường kính), màu trắng, tan
nhanh trong nước
- Phân kali: dạng tinh thể nhỏ giống phân urê, màu hồng nhạt, tan chậm
hơn urê.
- Phân lân: dạng bột, màu xám, độ tan trung bình.

Đầu tiên với kinh nghiệm của mình học sinh phân biệt urê, lân, kali
Sau đó giáo viên cho các em xem phim từ đó các em nhận xét về các loại phân hóa
học .
-

Phân urê có màu gì ?Độ hòa tan ?

-

Phân lân có màu gì ?Độ hòa tan ?

-

Phân kali có màu gì ?Độ hòa tan ?

b. Thí nghiệm trồng cây ngoài vườn.
- Giáo viên chiếu slide 7, 8, 9 hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và viết bản
thu hoạch phần thí nghiệm trồng cây ngoài vườn.

b. Thí nghiệm trồng cây ngoài vườ n.
Đất làm tơi, đánh luống hoặc trồng trong chậu hay hộp (lặp lại 3 lần)
bằng cách sau: trộn 2 phần cát mịn với một phần mùn cưa, tưới
nước ẩm 70%, gieo hạt vào các chậu có độ sâu giống nhau.
Bón phân theo công thức sau:
0. Không bón phân
1. Bón phân đầy đủ N, P, K
2. Bón phân N, P (thiếu K)
3. Bón phân N, K (thiếu P)
4. Bón phân P, K (N)
Mỗi công thức lặp lại 3 lần (theo sơ đồ):

1
3
0

2
4
1

3
0
2

4
1
3

0
2

4


×