Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

SKKN vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh phổ thông khi dạy học lịch sử việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ XV (SG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.05 KB, 36 trang )

Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lịch sử đã tạo dựng cho dân tộc Việt Nam những truyền thống và đức tính vô
cùng quý báu. Đó là truyền thống anh dũng, tự lực tự cường, yêu thương đồng bào,
trọng nhân nghĩa, hiếu học, quý lao động, đoàn kết…Trong đó nổi bật lên là lòng yêu
nước. Lòng yêu nước là vốn quý của mỗi dân tộc, tuy nhiên mỗi dân tộc do lịch sử
phát triển, điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau nên có những nét đặc sắc riêng của
lòng yêu nước. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển từ
trong lao động sản xuất và đánh giặc giữ nước. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chặng
đường phát triển của lịch sử Việt Nam, trở thành đạo lý của con người Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó
là truyền thống cực kỳ quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng
thì tinh thần ấy sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lượt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Nội dung truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam rất phong phú, đó là ý thức về
một cội nguồn tổ tiên chung, ý thức về một tổ quốc, đại gia đình chung..., là khát
vọng về cuộc sống hoà bình, ấm no, tự do, hạnh phúc. Đó chính là ý chí quyết tâm,
kiên cường, đấu tranh để bảo vệ nền độc lập, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ quê hương,
xóm làng bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc Việt…
Vì thế, trong bài “Nên học sử ta”, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “…Dân ta phải biết sử
ta. Sử dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta…”1. Cùng với tất cả các hoạt
động dạy và học ở trường phổ thông, việc dạy học lịch sử có ưu thế và sở trường
trong việc giáo dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước. Song, bên cạnh những nét chung
được vun đắp qua nhiều thế kỷ, ở mỗi thời kì- thời đại lịch sử, truyền thống yêu nước

1

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, tr.171.


GV thực hiện: Phan Thị Giang

1

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
của dân tộc ta có những nét riêng. Vì vậy, khi giảng dạy lịch sử giáo viên cần làm
cho học sinh nắm được những biểu hiện riêng của lòng yêu nước bằng những phương
pháp cụ thể phù hợp với từng thời kỳ lịch sử.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề: “Vận dụng một số phương
pháp dạy học Lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh phổ thông
khi dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV (SGK Lịch sử 10,
Chương trình cơ bản)
II/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI:
1-Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của các quý cấp trên.
- Việc đổi mới SGK nội dung chương trình phong phú
- Nhiều học sinh rất thích các câu hỏi, bài tập khái quát, mở rộng.
- Trong nội dung sách giáo khoa mới môn Lịch sử THPT có hệ thống câu hỏi,
lược đồ, hình ảnh... đã giúp ích rất nhiều cho giáo viên và học sinh trong việc tìm hiểu
về các bài học lịch sử một cách khách quan và tích cực.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên trong Tổ thường trao đổi kinh nghiệm với
nhau để tìm ra phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả và tạo ra sự hứng thú cho
học sinh vì các em đã tham gia tích cực, chủ động vào bài học dưới sự hướng dẫn của
người Thầy.
- Về cơ sở vật chất của trường, hiện có một thư viện được trang bị khá phong

phú về các loại sách báo, tài liệu tham khảo được mở cửa các ngày để phục vụ cho
giáo viên và học sinh. Hiện nay, trường có phòng vi tính giáo viên, có đường truyền

GV thực hiện: Phan Thị Giang

2

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Wifi để giáo viên thuận tiện hơn trong việc truy cập tư liệu, hình ảnh, thông tin, dữ
liệu trên Internet phục vụ cho việc soạn giảng. Ngoài ra, trường có hai phòng máy
(đèn) chiếu phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy .
- Ngoài ra giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự tìm tư liệu trên mạng
Internet, trên sách báo... để giúp các em có phương pháp học tập tích cực hơn.
2-Khó khăn
- Do quan niệm của xã hội và của học sinh cho rằng: Lịch sử là một môn phụ,
ít thiết thực cho việc chọn nghề nghiệp tương lai nên đa số các em đều thờ ơ với môn
học này, nếu có học thì học theo cách đối phó là chính, chưa có sự đầu tư nhiều,
chuẩn bị bài chưa kĩ. Có một số học sinh chỉ nhớ được sự kiện lịch sử hoặc nhân vật
lịch sử một cách sơ sài...
- Với cấu trúc chương trình Lịch sử phổ thông dài, mà khối lượng thời gian
phân bố lại hạn hẹp. Vì vậy, giáo viên thường truyền tải kiến thức trọng tâm trong
sách giáo khoa để phục vụ cho việc thi tốt nghiệp... Đa số các em học sinh dành nhiều
thời gian đầu tư cho các môn học khác, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên.
-Thời gian tìm tòi nghiên cứu đề tài ít.
- Chưa có kinh nghiệm viết đề tài.
- Lực học của học sinh không đều

- Điều kiện, kinh phí còn hạn hẹp.
- Công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế

GV thực hiện: Phan Thị Giang

3

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
B. PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trải
qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố của lịch sử. Dân tộc ta đã tạo nên những truyền
thống tốt đẹp...trong đó nổi bật là truyền thống yêu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của
quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng
cũng có thể cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm
cho những của quý, kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức tuyên
truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được
thực hành vào công việc yêu nước”.(HCM toàn tập, Sđd, tập 6, trang 37).
Việt Nam đang trên con đường đổi mới đất nước, ra sức xây dựng và phát triển
đất nước đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chúng ta
đang xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang “ muốn là bạn với tất cả các
nước”, thúc đẩy chính sách hợp tác với các nước khác để phát triển đất nước, xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng chúng ta cũng phải bảo vệ,
giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của Việt Nam.
Hiện nay, tình hình trên thế giới đang diễn ra nhiều vấn đề phức tạp như: xung

đột tôn giáo, xung đột chủng tộc, chủ quyền quốc gia, nhất là vấn đề biển Đông trở
thành “điểm nóng” mà cả thế giới rất quan tâm ...gây nên những tổn thất lớn. Chính vì
vậy khi dạy học lịch sử chúng ta cần phải tăng cường giáo dục ý thức- bản sắc dân
tộc, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Nhằm góp phần xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới, giữ vững an ninh quốc gia.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

4

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
II. NỘI DUNGTHỰC HIỆN
1. Một số yêu cầu khi giáo dục cho học sinh lòng yêu nước:
- Giáo dục lòng yêu nước phải xuất phát từ nội dung lịch sử, tránh việc áp đặt,
chung chung: “Dạy sử như thế nào? Nhất định chúng ta phải dạy sử chứ không thể ba
hoa về chính trị. Ở đây ta không cần nói chính trị nữa, cả lịch sử nước ta là một sự cổ
vũ vô cùng sâu xa. Dạy sử cho tốt thì sẽ tạo cho thanh niên ta say mê và tự hào về dân
tộc một cách đúng đắn, không tự kiêu, không nảy sinh chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”2
- Tổ chức các hình thức dạy học phù hợp để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh, cả bài học nội khoá và ngoại khóa.
- Việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp dạy học phải phù hợp với nội dung
lịch sử. Tuy nhiên, mỗi biện pháp có những ưu thế riêng. Vì vậy, trong dạy học để
giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, giáo viên không được tuyệt đối hoá
hoặc tầm thường hoá bất cứ biện pháp nào, mà phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau.
Song ở mỗi nội dung lại có một biện pháp trọng tâm kết hợp với các phương pháp
khác.

- Giáo viên phải làm gương cho học sinh. Giáo dục“nêu gương” là một yêu cầu
quan trọng đối với giáo dục thế hệ trẻ; các em thường học tập, làm theo những gì thầy
nói và làm.
- Giáo dục lòng yêu nước phải kết hợp với hoạt động thực tiễn, “học đi đôi với
hành”.
2. Thế nào là truyền thống yêu nước:

2

Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (CB), Một số chuyên đề phương pháp dạy học

lịch sử, NXB ĐHQG Hà Nội, H, 2002, tr 312.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

5

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
“Truyền thống là nề nếp, thói quen tốt đẹp được lưu giữ từ đời này qua đời
khác như truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, gia
đình có truyền thống hiếu học.
Truyền thống có tính chất lâu đời, cổ truyền.”3
Nói đến truyền thống là nói đến những giá trị của cộng đồng, với ý nghĩa cộng
đồng là khái niệm để chỉ những người cùng nhau chung sống. Dân tộc Việt Nam có
rất nhiều truyền thống tốt đẹp, đó là ý thức về một cội nguồn tổ tiên dân tộc chung, ý
thức về một tổ quốc, đại gia đình chung, ý thức về khí thiêng sông núi, là khát vọng

về cuộc sống hoà bình, hạnh phúc. Đó là ý chí quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo
vệ nền độc lập, bảo vệ cương giới lãnh thổ, bảo vệ quê hương xóm làng, bảo vệ bản
sắc văn hoá của dân tộc Việt. Đó là truyền thống yêu thương con người, trọng nhân
nghĩa, quý lao động, anh hùng, dũng cảm, cần cù, chịu thương chịu khó….
Trong đó, nổi bật lên đó là lòng yêu nước. Lòng yêu nước là tình cảm tự nhiên
của con người, bắt nguồn từ những tình cảm của từng con người đối với người cha,
người mẹ, những người anh em ruột thịt và mở rộng ra, với nơi chôn rau cắt rốn, với
những con người và không gian của cộng đồng, nơi mình sinh sống, với mảnh đất mà
mình đã “đổ mồ hôi lấy bát cơm đầy”. Trải qua quá trình lao động sản xuất và chiến
đấu và bảo vệ tổ quốc, lòng yêu nước được củng cố, được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, trở thành truyền thống. Đây là tình cảm
và tư tưởng lớn nhất của người Việt Nam từ ngàn xưa, là biểu hiện cao nhất trách
nhiệm của mỗi người dân đối với tổ quốc.
3. Nội dung : Nội dung giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh từ thế kỷ
X đến thế kỷ XVgắn liền với việc dạy học ở chương II trong sách giáo khoa lịch sử 10
(Chương trình cơ bản).

3

Nguyễn Như Ý (CB), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá – Thông tin, H, 1999 (trang 1743)

GV thực hiện: Phan Thị Giang

6

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Kiến thức cơ bản của từng bài và nội dung giáo dục lòng yêu nước cụ thể như
sau:
Chương II: Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến từ thế
kỷ X đến thế kỷ XV.
- Kiến thức cơ bản: Thế kỷ X là thời kì mở đầu thời đại phong kiến độc lập của
dân tộc Việt Nam. Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam,
diễn ra trong một quá trình lâu dài trên lãnh thổ thống nhất. Nhà nước phong kiến
Việt Nam được tổ chức chặt chẽ theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền có pháp
luật, quân đội, các chính sách đối nội và đối ngoại đầy đủ, độc lập, tự chủ.
- Tuy nhiên trên bước đường phát triển, tính chất giai cấp ngày càng tăng
nhưng nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn giữ được mối liên hệ gần gũi với quần
chúng nhân dân.
- Nội dung giáo dục lòng yêu nước: Giáo dục cho học sinh ý thức độc lập dân
tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà, lòng tự hào dân tộc, thông qua những trang sử vẻ
vang của đất nước.
Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X – XV.
- Kiến thức cơ bản: Trải qua 5 thế kỷ độc lập, mặc dù đôi lúc còn có nhiều biến
động, khó khăn, nhân dân ta vẫn xây dựng cho mình một nền kinh tế phát triển đa
dạng và hoàn thiện. Nền kinh tế trong thời kì này chủ yếu là nông nghiệp, vấn đề
ruộng đất tuy có nhiều mâu thuẫn, nhưng những yếu tố cần thiết để phát triển nông
nghiệp vẫn được phát triển như: Thủy lợi, mở rộng ruộng đất, gia tăng các loại cây
trồng. Thủ công nghiệp, thương nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú,
chất lượng được nâng cao không chỉ phục vụ trong nước mà còn góp phần trao đổi
với bên ngoài.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

7


Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
- Nội dung giáo dục lòng yêu nước: Giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học sinh
về những thành tựu kinh tế dân tộc đã đạt được. Bồi dưỡng thêm cho học sinh nhận
thức về những hạn chế trong nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển
của nó, từ đó liên hệ với thực tế hiện nay.
Bài 19: Những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở các thế kỷ X- XV
- Kiến thức cơ bản: Suốt từ tế kỷ X-XV, dân tộc ta luôn phải tổ chức những
cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Với truyền thống yêu nước,
dũng cảm, kiên cường, thông minh, sáng tao, chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn thử
thách, đánh bại các cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc. Trong sự nghiệp
chống giặc ngoại xâm vĩ đại đó, dân tộc ta đã viết nên những trang sử hào hùng đồng
thời còn xuất hiện nhiều nhà chỉ huy quân sự tài năng kiệt xuất, nhiều anh hùng dân
tộc.
- Nội dung giáo dục lòng yêu nước: Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền
độc lập và thống nhất của Tổ quốc. Giáo dục ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa
các dân tộc và lòng biết ơn các thế hệ tổ tiên , các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên
mình vì Tổ quốc.
Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X – XV.
- Kiến thức cơ bản: Trong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến
động, nhân dân ta vẫn nỗ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc, tiên tiến.
Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt( còn gọi là văn hóa Thăng
Long). Nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc
lập dân tộc.
- Nội dung giáo dục lòng yêu nước: Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa đa
dạng của dân tộc, ý thức bảo vệ các di sản văn hóa , ý thức, phát huy năng lực sáng
tạo phong phú trong văn hóa.


GV thực hiện: Phan Thị Giang

8

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Nhìn chung trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, giáo viên khai thác các
sự kiện về xây dựng văn hoá dân tộc, phát triển kinh tế đất nước, đấu tranh thống nhất
đất nước, chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc để giáo dục cho học sinh lòng yêu
nước. Tuỳ theo từng bài mà có nội dung giáo dục yêu nước cụ thể, tránh tình trạng
nêu khẩu hiệu, chung chung.
4. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG KHI DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM (Lớp 10) GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV.
A/ . Các phương pháp dạy học để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh khi
dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.


Khai thác triệt để nội dung lịch sử theo đúng phương pháp bộ môn.

 Kết hợp nhuần nhuyễn hệ thống phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục
cho học sinh truyền thống yêu nước.
- Trình bày miêng sinh động, gây xúc cảm lịch sử về các tấm gương anh hùng,
các nhà khoa học, các danh nhân văn hoá để giáo dục cho học sinh truyền thống yêu
nước.
- Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giảng sinh động của giáo viên để

giáo dục truyền thống yêu nước.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử nhằm phát triển khả năng tư
duy độc lập, qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.


Gắn việc học tập lịch sử với công tác ngoại khoá để tiến hành việc giáo dục

lòng yêu nước cho học sinh.


Việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua dạy học lịch sử đòi hỏi sự phối

hợp giữa các môn học, với toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường phổ
thông.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

9

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
 Biện pháp nêu gương.
B/ . Nội dung thực hiện:
1. Khai thác triệt để nội dung lịch sử theo đúng phương pháp bộ môn.
Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử phải xuất phát từ
nội dung cụ thể của từng bài, từng chương. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể,
chính xác, giáo viên vận dụng linh hoạt hệ thống phương pháp dạy học lịch sử để tạo

biểu tượng có hình ảnh về sự kiện, nhân vật. Từ đó gợi ý, hướng dẫn học sinh suy
nghĩ rút ra những kết luận, những bài học lịch sử cho hiện tại. Có như vậy, việc giáo
dục lòng yêu nước mới diễn ra một cách tự nhiên, có hiệu quả, không áp đặt, công
thức, diễn giải nhiều.
Ví dụ 1: Khi giảng I.2 Bài 19: “Những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm
ở các thế kỷ X- XV”, nhằm giáo dục cho học sinh lòng yêu quý, kính trọng các vị anh
hùng dân tộc, cụ thể là anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, giáo viên lựa chọn những
sự kiện cơ bản thể hiện vai trò của ông trong công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo
đời sống nhân dân. Tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong
toàn quốc, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, kết hợp với bức tranh
Lý Thường Kiệt.
Trên cơ sở những nguồn kiến thức trên, giáo viên đặt câu hỏi: “Hãy kể về cuộc
đời và công lao của Lý Thường Kiệt? Kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là
cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử: Hãy cho biết những đặc biệt ấy là gì?”,
cùng với hệ thống câu hỏi gợi mở:
1. Vai trò của Lý Thường Kiệt trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập dân
tộc?.
2. Trước mưu đồ của nhà Tống, chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt là gì? Em có

GV thực hiện: Phan Thị Giang

10

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
nhận xét gì về chủ trương đó?.
3. Em có nhận xét gì về hành động của Lý Thường Kiệt

4. Cuộc tấn công tự vệ của nhà Lý lên đất Tống đạt được kết quả gì và có ý nghĩa như
thế nào?.
5. Kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong
lịch sử: Hãy cho biết những đặc biệt ấy là gì?.
Từ những phân tích về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Thường Kiệt, học sinh
càng hiểu sâu sắc hơn về những nhận xét, đánh giá của nhà viết sử Ngô Thì Sĩ ca ngợi
về ông:
“ Bày trận đường đường,
Kéo cờ chính chính.
Mười vạn thẳng sâu vào đất khách,
Phá quân ba châu như chẻ trúc.
Lúc tới còn không ai dám địch,
Lúc rút quân còn không ai giám đuổi.
Dụng binh như thế,
Chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ”?
( Việt sử tiêu án)
Ví dụ 2: Khi giảng Bài 19, phần II-Các cuộc kháng chiến chống xâm lược
Mông- Nguyên ở thế kỷ XIII, giáo viên lựa chọn những sự kiện tiêu biểu thể hiện
vai trò của các vị vua nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống xâm lược MôngNguyên. Đặc biệt là nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn cùng với quân và dân Đại
Việt đã đoàn kết, cầm vũ khí đứng lên chống giặc giữ nước. Trước sức mạnh của

GV thực hiện: Phan Thị Giang

11

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông

quân Mông-Nguyên, đạo quân xâm lược mạnh và hung bạo nhất thế giới, đã tung
hoành khắp các lục địa từ Á sang Âu.
Đế quốc Mông -Nguyên ba lần (1258,1285,1288) đem quân xâm lược nước ta.
Khi tiến vào nước ta, chúng đã gặp phải sức mạnh kháng chiến của cả một dân tộc bất
khuất. Tinh thần và ý chí "Sát Thát" từ Hội nghị Bình Than đến Hội nghị Diên Hồng
đã được tăng lên gấp bội trong cuộc chiến tranh giữ nước. Nhân dân cả nước ta đoàn
kết, với ý chí kiên cường, với truyền thống yêu nước sâu sắc, trên dưới một lòng.
Nhân dân Đại Việt đã thực hiện lệnh của triều đình “nếu có giặc ngoài đến, phải liều
chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không
được đầu hàng”. Cuối cùng, chúng phải chịu thất bại trong các trận Đông Bộ Đầu,
Chương Dương....và đau đớn nhất, nặng nề nhất là trận đại bại trên sông Bạch Đằng
năm 1288 trong lần xâm lược lần thứ ba.
Ở lần thứ ba này ,Trần QuốcTuấn đã biết được kế hoạch lui binh của địch, nên
đã sai Phạm Ngũ Lão đưa quân lên Lạng Sơn mai phục sẵn, rồi sai Nguyễn Khoái bí
mật cho quân đóng cọc nhọn bịt sắt, làm thành những bãi cọc lớn khắp lòng sông
Bạch Ðằng.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

12

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng
Ngày 9 tháng 4 năm 1288, thủy quân Nguyên tiến vào sông Bạch Đằng. Quân
Đại Việt đã bắn hằng vạn mũi tên vào quân Nguyên. Khi thủy triều rút xuống cũng là

lúc các bãi cọc ngầm phát huy tác dụng. Trần Quốc Tuấn cho quân ra vừa khiêu
chiến, vừa giả vờ thua chạy. Giặc đuổi theo, trận địa cọc ngầm im lìm, bỗng nhiên
xuất hiện như vùng lên cùng người đánh giặc. Bị nước đẩy xuôi, thuyền giặc bị dồn
vào bãi cọc. Nhiều thuyền bị tắc nghẽn trước cửa sông, một số thuyền bị cọc đâm
thủng. Số thuyền địch bị đắm nhiều vô kể. Đến chiều, đại bộ thủy quân của MôngNguyên bị tiêu diệt. Mãi đến ngày19 tháng 4 năm1288, quân Nguyên mới thoát khỏi
biên giới về đến Tư Minh (Quảng Tây, Trung Quốc).
Chiến thắng Bạch Đằng đã chôn vùi mộng xâm lược của quân Mông- Nguyên
và chiến thắng này mãi mãi ghi sâu vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt
Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của
nhân dân ta.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

13

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Trên cơ sở những nguồn kiến thức trên, giáo viên đặt câu hỏi: “Trong sự
nghiệp ba lần chống quân xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỷ XIII, Trần Quốc Tuấn có
vai trò đặc biệt quan trọng như thế nào?” cùng với hệ thống câu hỏi gợi mở:
1/ Vì sao Trần Quốc Tuấn chọn cửa sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến với
địch?
2/ Kế hoạch của Trần Quốc Tuấn để dẫn địch vào bãi cọc ngầm là gì?
3/ Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 do Trần Quốc Tuấn chỉ huy cho em liên
tưởng đến chiến thắng Bạch Đằng năm nào, do ai chỉ huy? Đánh quân xâm lược
nào?
4/ Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên?

5/ Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên?
Với những câu hỏi gợi mở này sẽ giúp học sinh hiểu và rút ra được những
nguyên nhân thắng lợi, trong đó đặc biệt là sự lãnh đạo tài ba Trần Quốc Tuấn. Tài
năng của ông được biểu hiện ở chỗ ông nhận thức rất rõ nhân dân là nguồn sức mạnh
giữ nước. Ông chủ trương: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” là “thượng
sách để giữ nước". Trần Quốc Tuấn xem, việc đoàn kết nội bộ là yếu tố quan trọng,
ông xác định: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố
đã làm cho "quân địch phải chịu bị bắt". Ông rất coi trọng đoàn kết quân và dân, đoàn
kết trong quân đội "như cha con một nhà".
Với những chiến công hiển hách và những cống hiến lớn lao của Trần Quốc
Tuấn, đã đưa ông lên hàng anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Việt Nam, xứng đáng
là một danh nhân quân sự tầm cỡ thế giới. Nhân dân Việt Nam suy tôn gọi ông là Đức

GV thực hiện: Phan Thị Giang

14

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Thánh Trần, được công nhận là một trong mười vị tướng tài của thế giới.
Chính vì vậy, “Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.v.v. Chúng ta phải ghi nhớ
công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh
hùng.”4
Và trong bối cảnh hiện nay, trên thế giới cũng như nhiều nơi trong khu vực vấn
đề xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp... thường xuyên xảy ra. Nhất là vấn đề biển Đông
trở thành “ điểm nóng” mà cả thế giới rất quan tâm. Mĩ là một cường mạnh nhưng

cũng rất quan ngại về sự kiện ngày 26/5, Bộ Giao thông Trung Quốc đã tổ chức lễ
động thổ xây 2 ngọn hải đăng đa năng với lập luận rằng hành động này nhằm cải thiện
an toàn hàng hải trên Biển Đông.Đặc biệt ở Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2014
Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa,
gây nên sự phẫn nộ rất lớn đối với nhân dân trong nước cũng như kiều bào và nhân
dân trên thế giới. Hơn hai tháng đấu tranh, với mong muốn duy trì hòa bình ổn định
để cùng nhau phát triển đất nước Việt Nam luôn chủ trương đấu tranh bảo vệ chủ
quyền bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cuộc đấu tranh bảo vệ
chủ quyền của nhân dân Việt Nam đã nhận được đồng tình, ủng hộ của nhân dân,
chính phủ nhiều nước thế giới. Kết quả ngày 16 tháng 7 năm 2014 Bộ ngoại giao
Trung Quốc tuyên bố hoạt động của giàn khoan tại khu vực này kết thúc. Giàn khoan
HD 981 sẽ được di chuyển về phía nam đảo Hải Nam.
Qua đó nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, giáo dục học sinh hơn bao giờ
hết tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước càng phải được phát huy. Đồng thời
Việt Nam cũng rút ra bài học quý báu trong việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh
chấp đó là: Việt Nam cần vận dụng linh hoạt tất cả các biện pháp hòa bình giải quyết
4

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, tr.171.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

15

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
tranh chấp. Đấu tranh bằng con đường chính trị, ngoại giao, đấu tranh bằng dư

luận...lên án, tố cáo những hành động vi phạm kêu gọi cộng đồng quốc tế.
Và nhất là sau sự kiện Việt Nam vinh dự được đón tiếp Tổng thư ký Liên Hợp
Quốc Ban Ki Moon chính thức từ ngày 22 đến 23/5/2015. Chuyến thăm Việt Nam lần
này của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác nhiều mặt
với Liên Hợp Quốc; thúc đẩy các vấn đề hai bên cùng quan tâm; nâng cao hiệu quả
của việc sử dụng nguồn hỗ trợ của Liên Hợp Quốc nhằm triển khai Chương trình
Nghị sự Phát triển sau năm 2015, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các
chương trình giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu...Đây là một sự kiện lịch sử
rất quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc. Việt Nam tin
tưởng mối quan hệ Việt Nam-LHQ sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp. Việt Nam cam kết
sẽ tiếp tục là thành viên tích cực, năng động của LHQ, cùng LHQ góp phần duy trì
hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Qua đây, giáo dục cho học sinh ý thức đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái,
giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần đổi mới trong lao động, công tác, học tập, niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới của đất nước.
Mặt khác, thông qua bài 19: “Những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở
các thế kỷ X- XV”, học sinh hiểu thêm rằng: Khi nội bộ dân tộc ta chia rẽ, đất nước
không thống nhất, sức mạnh dân tộc bị sút giảm thì lúc đó kẻ thù sẽ lợi dụng để xâm
lược. Qua đó, giáo dục cho học sinh sức mạnh của truyền thống đoàn kết, giá trị của
sự thống nhất đất nước, bởi: “…Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết
muôn người như một thì nước ta độc lập tự do.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

16

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước

cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”5
2. Kết hợp nhuần nhuyễn hệ thống phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục
cho học sinh truyền thống yêu nước.
- Trình bày miêng sinh đông, gây xúc cảm lịch sử về các tấm gương anh
hùng, các nhà khoa học, các danh nhân văn hoá để giáo dục cho học sinh truyền
thống yêu nước.
Trình bày miệng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nói chúng,
dạy học lịch sử nói riêng. Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, kết hợp với tường
thuật, miêu tả…của giáo viên giúp học sinh hiểu được quá khứ, hiện tại, tương lai, tạo
biểu tượng lịch sử chính xác, tìm ra bản chất của sự kiện, rút quy luật và bài học lịch
sử.
Đây là phương pháp có ưu thế lớn trong việc giáo dục học sinh, vì lời nói xúc
cảm, giàu hình ảnh của giáo viên tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của các
em, trong đó có giáo dục lòng yêu nước và góp phần phát triển nhân cách tốt của học
sinh.
Ví dụ: Để dạy mục II.2: “Tình hình văn học” (Bài 20: Xây dựng và phát triển
văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X – XV.
Khi đề cập đến những vấn đề về văn học, giáo viên đi sâu phân tích: Vì sao khi
cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài “Thơ Thần” bất
hủ? Ý nghĩa của bài thơ đó? Giáo viên sử dụng đoạn miêu tả về cuộc đời và những tư
tưởng lớn của ông trong tác phẩm này:
“Lý Thường Kiệt vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau
được mang quốc tính( được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt.
Quê gốc của ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức, kinh thành Thăng Long,
nay là làng Phúc Xá, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra
5

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, tr.171.


GV thực hiện: Phan Thị Giang

17

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ...Dưới triều
Lý, ông được bổ nhiệm một chức quan nhỏ trong kỵ binh, sau đó được phong chức
Bổng hành quân hiệu úy( một chức võ quan cao cấp) . Năm 1069, ông cầm quân đi
đánh Champa, Lý Thường Kiệt được phong đại tướng, chỉ huy đội tiên phong tiến vào
đánh phá kinh thành. Sau khi toàn thắng Lý Thường Kiệt được thăng chức Thái úy.
Năm 1072, Lý Thánh Tông từ trần. Lý Nhân Tông lên nối ngôi khi mới có 7 tuổi.
Trong khi đó, chính quyền phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó. Chúng xem đây là cơ hội
tốt nhất để tiến hành ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. Lúc này Lý Thường Kiệt
được giữ chức Đô đốc Thái úy. Với cương vị như Tể tướng, ông nắm quyền cả văn lẫn
võ. Điều đó cũng có nghĩa là phải ghánh vác nặng nề và chịu trách nhiệm to lớn đối
với xã tắc .Ông nhận lấy sứ mệnh thiêng liêng, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc
kháng chiến chống quân Tống xâm lược”6.
Năm 1077 quân Tống kéo đến bên kia bờ sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt
kéo quân qua sông đánh rồi rút về. Trong khi cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt Lý
thường Kiệt đã sáng tác Nam quốc sơn hà- một bài “ Thơ thần” bất hủ, để khích lệ
tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, đồng thời làm khiếp đảm tinh thần quân địch.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Bài thơ đã khẳng định chân lý hùng hồn : Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ

riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả
xâm phạm.
Đi vào lịch sử, bài thơ được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân
tộc ta, sau hơn một nghìn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ. Lý Thường Kiệt là
6

Tài liệu Internet, Danh nhân: Lí Thường Kiệt- nhà quân sự, chính trị kiệt xuất.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

18

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
một trọng thần, luôn luôn được triều đình tin tưởng, nể trọng. Ông là một nhà quân sự
kiệt xuất, là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc.
Ông là một nhân cách lớn.”Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca
ngợi ông như sau: “Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân
được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân
dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng,
cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước
lấy nghề nông làm gốc,, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang.
Nuôi dưỡng cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được
yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp
đều ở đấy cả.”7
Ngôn ngữ trong sáng, chính xác, truyền đạt truyền cảm, giàu hình ảnh tác động
vào tâm thức của học sinh, từ đó giáo dục các em lòng kính yêu, biết ơn các anh hùng,

các danh nhân văn hoá, các nhà khoa học, tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của
nhân dân ta, quý trọng những thành quả mà cha ông đã đổ mồ hôi, công sức, thậm chí
máu và tính mạng của mình mới đạt được. Lòng biết ơn đó sẽ biến thành sức mạnh
hành động để các em biết bảo vệ, phấn đấu đóng góp sức mình để phát triển đất nước.
- Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giảng sinh động của giáo viên
để giáo dục truyền thống yêu nước.
Ví dụ: Khi dạy các thành tựu về nghệ thuật (Bài20: Xây dựng và phát triển
văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X – XV.), giáo viên có thể sử dụng tranh, ảnh về
các công trình nghệ thuật có giá trị như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, tháp Phổ
Minh, thành nhà Hồ…kết hợp với các đoạn miêu tả.

6,7 Tài liệu Internet, Danh nhân: Lí Thường Kiệt- nhà quân sự, chính trị kiệt xuất.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

19

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Thành nhà Hồ

Chùa Một Cột

Tháp Báo Thiên

Từ đó, bồi dưỡng thêm cho học sinh tình cảm đối với cuộc sống tinh thần của

nhân dân cũng như niềm tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao
động, niềm tự hào về bề dày truyền thống của dân tộc. Từ những tình cảm đúng đắn,
các em sẽ có ý thức bảo vệ là làm giàu thêm cho nền văn hoá Việt Nam.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử nhằm phát triển khả
năng tư duy độc lập, qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh.
Việc sử dụng câu hỏi, bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử tạo điều kiện cho
học sinh hành động trí tuệ. Trong quá trình trả lời câu hỏi, bài tập nhận thức, học sinh
sử dụng những hiểu biết của mình nhằm tìm ra “cái mới” trong bản thân sự kiện, hiện
tượng lịch sử đó và mối liên hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng lịch sử khác.
Chính vì vậy, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học nói chung,
dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng, rất có ưu thế để
phát triển tư duy học sinh và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
Ví dụ: Sau khi dạy mục 3: “Mở rộng thương nghiệp” (Bài 18: Công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X – XV), giáo viên đặt câu hỏi: “Đánh
giá chính sách hạn chế ngoại thương của thời Lê”. Sau khi học sinh trả lời, chính

GV thực hiện: Phan Thị Giang

20

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
sách ngoại thương của thời Lê, nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với
thương nhân nước ngoài, thuyền bè của nước ngoài chỉ cập bến một số cảng, nhưng bị
khám xét nghiêm ngặt.
Giúp học sinh hiểu được nhà Lê thực hiện chủ trương này vì muốn giữ vững an

ninh quốc gia. Tuy nhiên chủ trương này của nhà Lê đã kìm hãm sự phát triển và mở
rộng sản xuất. Từ đó, bồi dưỡng thêm cho học sinh nhận thức về những hạn chế của
tư tưởng phong kiến và tạo cho các em niềm tin về công cuộc đổi mới kinh tế hiện
nay.
Mặt khác, việc học tập lịch sử cũng như các môn học khác đòi hỏi phải có các
loại bài tập, thực hành, khắc phục việc học thuộc lòng để “biết” mà không “hiểu” sự
kiện, càng không thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, phù hợp với
nội dung, đặc điểm bộ môn.
Ví dụ: Sau khi dạy bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các
thế kỷ X – XV., giáo viên ra bài tập về nhà:
- Em hãy sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về một vài công trình nghệ thuật hay làn điệu
dân ca ở địa phương mà em biết?.
- Chứng minh sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỷ X- XV”?
3. Gắn việc học tập lịch sử với công tác ngoại khoá để tiến hành việc giáo
dục lòng yêu nước cho học sinh.
Dạy sử là “phải khơi dậy được lòng tự hào của dân tộc Việt Nam, của con
người Việt Nam…phải khắc vào trí nhớ của học sinh những tình cảm cách mạng, ý
chí dời non lấp biển và những thành tựu huy hoàng của nhân dân ta trong lao động,
sản xuất, trong sự nghiệp xây dựng cuộc đời tự do độc lập của mình”8

8

Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

21

Trường THPT Long Phước



Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này là rất khó, bởi chúng ta không thể tái hiện được
những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử…một cách chính xác trong phòng thí
nghiệm như các môn khoa học khác. Vậy làm thế nào để dạy học lịch sử có hiệu quả?
Một trong những biện pháp sư phạm quan trọng là gắn việc học tập lịch sử với tổ
chức cho học sinh tham gia những hoạt động ngoại khoá. Đây là một biện pháp có vai
trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh, đặc biệt là giáo
dục lòng yêu nước, thực hiện phương châm của giáo dục lịch sử là học phải đi đôi với
hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tinh
thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong
bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có thể cất dấu kín đáo trong rương, trong
hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý, kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu
nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước”9.
Trong khoá trình lịch sử Việt Nam (thế kỷ X -XV), có rất nhiều sự kiện trọng
đại được ghi vào lịch sử dân tộc. Giáo viên có thể tổ chức nhiều hình thức hoạt động
ngoại khoá khác nhau: Đố vui dể học, làm báo tường, thi kể chuyện lịch sử, đọc tiểu
sử, tổ chức dạ hội lịch sử…
Ví dụ 1: Khi giảng I.2 bài 19: “Những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm
ở các thế kỷ X- XV”. Để kỷ niệm ngày chiến thắng bên bờ sông Như Nguyệt, đều đặn
5 năm một lần, vào ngày 18 tháng 2(âm lịch), người dân thôn Như Nguyệt náo nức
mở hội để tưởng nhớ công ơn của người anh hùng Thái úy Lý Thường Kiệt. Giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh các trò chơi dân gian, đọc tiểu sử của ông và dàn dựng vở
kịch về sự kiện ông bày bố trận ở sông Như Nguyệt,…để qua đó giúp học sinh hiểu

9

Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (CB), Một số chuyên đề phương pháp dạy học

lịch sử, NXB ĐHQG Hà Nội, H, 2002, 264.

GV thực hiện: Phan Thị Giang

22

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Từ những
hiểu biết sâu sắc đó cùng với bài giảng của giáo viên ở trên lớp sẽ nảy sinh ở các em
tấm lòng biết ơn và kính trọng đối với Lý Thường Kiệt nói riêng và cách anh hùng
dân tộc nói chung.
Những di tích lịch sử cùng những giá trị văn hóa , tâm linh dọc phòng tuyến
sông Như Nguyệt xưa chính là minh chứng hào hùng cho lịch sử đấu tranh chống giặc
ngoại xâm của dân tộc. Một lần về với sông Như Nguyệt lịch sử để được chứng kiến
âm hưởng dậy sóng của cha ông từ ngàn xưa vọng về. Quá khứ, hiện tại đang hòa
quyện vào nhau, tô thắm thêm truyền thống yêu nước, tinh thần thượng võ của mỗi
người dân Việt Nam.
Trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi một vùng quê đâu đâu cũng đều mang trên mình
truyền thống đấu tranh anh dũng chống thiên nhiên, chống ngoại xâm; đều gắn liền
với những sự kiện, nhân vật lịch sử với bức tranh lịch sử dân tộc. Thông qua việc tiếp
xúc với di tích hay những dấu vết còn lại của di tích học sinh sẽ có được những hình
ảnh chân thực, cụ thể, chính xác về quá khứ, để từ đó giúp các em có được tư duy lịch
sử đúng đắn. Tuy nhiên, giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XV đã lùi khá xa vào
lịch sử, những dấu vết còn lại rất ít, giáo viên có thể dẫn học sinh học tại thực địa hoặc
đến các bảo tàng.
Ví dụ 2: Khi dạy II.3, các thành tựu về nghệ thuật (Bài20: Xây dựng và phát

triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X – XV.) Tuỳ theo từng địa phương, giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh tham quan các công trình nghệ thuật có giá trị như chùa
Một Cột (Hà Nội), thành nhà Hồ (Thanh Hóa), tháp Phổ Minh (Nam Định).
Ở Đồng Nai, đến thành phố Biên Hòa giáo viên có thể tổ chức cho học sinh
tham quan các địa danh như: Cù lao Phố, Bửu Phong cổ tự,Văn miếuTrấn Biên...

GV thực hiện: Phan Thị Giang

23

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Trong số những công trình lâu đời ở vùng đất này được nhiều người chú ý còn có
Thành cổ Biên Hòa (còn gọi là Thành Kèn, nằm trên đường Phan Chu Trinh, phường
Quang Vinh, TP.Biên Hòa) như một nhân chứng lịch sử với hàng trăm năm hình
thành.

Thành Kèn ngày nay
Theo thư tịch cổ, từ thế kỷ XIV-XV Thành Kèn ở Biên Hòa có tên gọi là Thành
Cựu. Thời nhà Nguyễn thành được xây dựng lại trên nền Thành Cựu, có mở rộng hơn.
Trong đó Thành Cựu được xây dựng bằng đất lần đầu tiên vào năm Gia Long thứ
15(1816). Đến năm Minh Mạng thứ 15 (1834), Thành Cựu được xây lại bằng đá ong
đỏ và đổi tên là thành Biên Hòa. Năm 1861, thực dân Pháp chiếm Thành Kèn và thu
hẹp phạm vi thành để làm nơi đóng quân, nên có tên gọi Thành Xăng Đá (phiên âm từ
tiếng Pháp là Soldat tức thành lính). Vào những buổi sáng, lính Pháp thường sử dụng
kèn báo thức, âm thanh vang cả một vùng nên dân địa phương quen gọi là Thành Kèn.
Đây là một công trình phòng thủ quân sự của triều Nguyễn ở vùng đất Biên Hòa. Hệ


GV thực hiện: Phan Thị Giang

24

Trường THPT Long Phước


Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
thống bố phòng ở Biên Hòa lúc bấy giờ còn có các trạm, lũy, tấn, đồn thủ tại các nơi
xung yếu đồng thời là điểm chỉ huy của các cuộc trấn áp đối với sự nổi dậy phá hoại
của các tộc người miền núi không tuân phục triều Nguyễn, triều Nguyễn gọi chung là
man sách.
Ngày 12-11-2013, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã xếp hạng Thành cổ Biên Hòa
là di tích quốc gia.
Sau các buổi học tại thực địa, giáo viên yêu cầu học sinh viết các bài thu hoạch,
cảm tưởng về các nhân vật, hoặc công trình kiến trúc. Đây là biện pháp giáo dục
mang lại hiệu quả, bởi tình cảm mà các em viết ra xuất phát từ những xúc cảm từ đáy
lòng.
4. Việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua dạy học lịch sử đòi hỏi sự
phối hợp giữa các môn học, với toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường phổ
thông.
Đây cũng là việc thực hiện nguyên tắc liên môn trong công tác giáo dục, trược
hết là mối quan hệ giữa các môn Lịch sử - Văn học - Giáo dục công dân - Địa lý. Tuy
nhiên, cần giữ vững tính độc lập của bộ môn lịch sử, dựa vào đặc trưng, nội dung của
nó để tiến hành giáo dục có hiệu quả, mà không có sự trùng lặp, công thức giáo điều.
Ví dụ: Khi dạy về nội dung Mở rộng thương nghiệp( sự phát triển phồn thịnh của
đô thị Thăng Long)- (Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế
kỷ X – XV.) Để nói rõ hơn về 36 phố phường, giáo viên có thể sử dụng đoạn ca dao

sau:
“Rủ nhau đi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

GV thực hiện: Phan Thị Giang

25

Trường THPT Long Phước


×