Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

skkn TĂNG CƯỜNG bài tập TRẮC NGHIỆM vô cơ có LIÊN hệ đến KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG bài KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ ở bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.36 KB, 85 trang )

TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

MỤC LỤC
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC..................................................................................3
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................4
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................................................6
1. Cơ sở lí luận..........................................................................................................6
2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................…..11
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP…………………………………… 14
1. Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập liên hệ kiến thức thực tiễn...……… 14
1.1. Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại
......................................................................................................................... 14
1.2. Bài tập liên hệ kiến thức thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của học
sinh. ................................................................................................................ 15
1.3. Bài tập liên hệ kiến thức thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập, sát với
chương trình mà học sinh được học.........................................................
1.4.

16

Bài tập có liên hệ đến kiến thức tính thực tiễn phải có tính hệ thống,

logic................................................................................................................. 19
2. Các bài tập trắc nghiệm hóa học vô cơ liên hệ đến kiến thức thực tiễn
…………..20
2.1. Xây dựng các bài tập trắc nghiệm hóa học vô cơ liên hệ kiến thức đến thực tiễn
theo khối………………………………………………………………………..

20


2.1.1.

KHỐI LỚP 10...................................................................................... 20

2.1.2.

KHỐI LỚP 11 .................................................................................... 31

2.1.3.

KHỐI LỚP 12 .................................................................................

45

2. Áp dụng các bài tập trắc nghiệm hóa học vô cơ liên hệ kiến thức thực tế trong kiểm
tra – đánh giá. ……………………………………………………………
V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.………………………………………………….

67
72

VI. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ……………………..………………………… ......77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………

79

MỤC LỤC..................................................................................................................................1

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN



TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LÊ THỊ THANH THÚY
2. Ngày, tháng, năm sinh: 27/08/1984
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ:, Tổ 7, Khu phố 6, Phường Tân tiến, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613812250 (CQ)/

; ĐTDĐ: 0974731108

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Quý Đôn
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: hóa học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Hóa học
-

Số năm có kinh nghiệm: 4 năm


LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

“TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN
KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở BẬC
THPT”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên nhưng có nhiều ứng dụng trong đời
sống hằng ngày. Hầu hết các vật dụng hay các ngành nghề như công nghiệp,
nông nghiệp, y học … đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hóa học.
Tuy nhiên việc dạy và học hóa học trong trường phổ thông từ trước đến
nay giáo viên mới chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh mà chưa thực sự
tạo được mối liên hệ giữa kiến thức hoá học và kiến thức thực tế. Các em dường
như không thấy được mối quan hệ của môn hóa học với đời sống. Chính vì thế
nên các em chưa nhận thức tầm quan trọng của môn hóa học là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, trong các sách giáo khoa hóa học ở Việt Nam hiện nay, số
lượng các bài tập liên hệ đến kiến thức thực tiễn chưa đa dạng, chưa nhiều, chưa
đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan hóa học trong đời sống
và sản xuất. Học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hóa học định tính, định
lượng phức tạp nhưng khi cần dùng kiến thức hóa học để giải quyết một tình
huống cụ thể trong thực tiễn thì các em lại rất lúng túng.
Vì thế nên nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục là phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt, trong quá trình
dạy và học, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh thấy được sự gần gũi giữa
môn học với thực tế cuộc sống.
Để phù hợp với nhiệm vụ đó, Bộ Giáo dục đã có nhiều đợt tập huấn về

đổi mới phương pháp và từng bước thay đổi cách ra đề thi khi đưa vào các câu
trắc nghiệm có liên quan đến kiến thức thực tiễn trong kì thi Đại học Quốc gia
năm 2013 – 2014 và năm 2014 – 2015.
Bản thân tôi cũng mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và phù hợp
với việc đổi mới phương pháp dạy và học, tôi đã chọn đề tài “TĂNG CƯỜNG
LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC
THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở BẬC THPT” để
nghiên cứu và xây dựng một số bài tập trắc nghiệm có nội dung liên hệ với kiến
thức thực tiễn nhằm góp phần xây dựng nguồn tư liệu cho giáo viên và học sinh
trong quá trình dạy học hóa học THPT. Việc tăng cường sử dụng bài tập liên hệ
với kiến thức thực tiễn trong dạy và học Hóa học sẽ góp phần thực hiện nguyên
lí giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”.

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Trong giảng dạy hóa học ở phổ thông, chủ yếu tập trung vào việc nắm
kiến thức hóa học mà hạn chế việc đánh giá kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc

khoa học, kỹ năng thực hành….. Về nội dung, còn ít các nội dung thực hành thí
nghiệm, kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống, kỹ năng vận dụng kiến thức
vào đời sống sản xuất.
Khi áp dụng sách giáo khoa mới, có đưa thêm một số tư liệu về kiến thức
thực tiễn nhưng chỉ thuộc phần đọc thêm. Do đó việc gắn bài học với các nội
dung có liên quan đến thực tiễn còn rất hạn chế. Nhiều bài tập hóa học còn xa
rời thực tiễn cuộc sống và sản xuất.
1.1.

Khái niệm tăng cường bài tập trắc nghiệm
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông:
“ Tăng cường bài tập trắc nghiệm là làm cho mạnh thêm, nhiều thêm bài

tập dưới dạng trắc nghiệm”
1.2.

Khái niệm trắc nghiệm
Theo GS Dương Thiệu Tống:
“Trắc nghiệm là một loại dụng cụ đo lường khả năng của người

học, ở bất cứ cấp học nào, bất cứ môn học nào, trong lĩnh vực khoa học tự
nhiên hay khoa học xã hội”.
1.3.

Khái niệm kiểm tra- đánh giá
Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là:
“Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra

sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh
giá học sinh”

Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), đánh giá được hiểu là:
“Nhận định giá trị. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện
của học sinh được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn
luyện đó.”
LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

1.4.

Khái niệm bài tập liên hệ đến kiến thức thực tiễn
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông:
“Bài tập là bài ra cho học sinh làm, là phương tiện chính, là nhiệm vụ

học tập mà giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học vận dụng các kiến
thức, năng lực của mình để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức,
kỹ năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo.”
“Bài tập hoá học liên hệ đến kiến thức thực tiễn là những bài tập có nội
dung hoá học xuất phát từ thực tiễn, vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản
xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.”
1.4.1. Vai trò của bài tập liên hệ đến kiến thức thực tiễn.

Thực tế dạy học cho thấy, bài tập hóa học nói chung có tác dụng giúp học
sinh rèn luyện và phát triển tư duy. Bài tập hóa học liên hệ đến kiến thức thực
tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một bài tập hóa học. Ngoài ra, nó
còn có thêm một số tác dụng khác:



Về kiến thức:
Thông qua giải bài tập hóa học có liên hệ đến kiến thức thực tiễn giúp học

sinh:


Hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hóa học; củng cố kiến thức;
mở rộng vốn kiến thức.



Hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hóa
học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế.



Bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.



Biết được những số liệu lý thú về kĩ thuật, về phát minh mới, về
năng suất lao động, về sản lượng ngành sản xuất giúp HS hòa nhịp
với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thời đại mình đang sống.


-

Về kĩ năng:
Việc giải bài tập hóa học có liên hệ đến kiến thức khoa học và kiến thức

thực tiễn giúp học sinh:

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT



Phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải
thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống.



Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng
kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề của thực tế một cách
linh hoạt, sáng tạo.


-

Về giáo dục tư tưởng:
Việc giải bài tập hóa học có liên hệ đến kiến thức khoa học và kiến thức
thực tiễn có tác dụng:


Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác,
sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực
tiễn.




Việc vận dụng những kiến thức thực tiễn trong cuộc sống sẽ
phát triển tính tích cực, tự lập, hứng thú nhận thức.



Những vấn đề kĩ thuật sản xuất được biến thành nội dung của
các bài tập trắc nghiệm sẽ lôi cuốn HS suy nghĩ về các vấn đề của
kĩ thuật.



Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy các
quá trình hóa học luôn xảy ra trong quanh ta. Giải thích được các
hiện tượng tự nhiên, học sinh sẽ yêu thích môn hóa học hơn.



Nếu bài tập gắn liền với đời sống của chính bản thân học sinh,
gia đình, địa phương và với môi trường xung quanh thì càng góp
phần tăng động cơ học tập của học sinh: học tập để nâng cao chất
lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng.



Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hóa học
phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn giúp học sinh thêm tự
tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát

triển.

1.4.2. Áp dụng bài tập liên hệ kiến thức thực tiễn trong dạy học và kiểm tra

đánh giá.
LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

Với sự đa dạng và phong phú của bài tập liên hệ đến kiến thức thực tiễn,
việc truyền đạt cho học sinh những kiến thức thực tiễn có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau, thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể đưa vào
khi giảng bài mới thông qua các câu hỏi, cách đặt vấn đề, hay một bài tập nhỏ,
và cũng có thể giáo viên thông tin cho học sinh; cũng có thể đưa vào trong các
giờ luyện tập thông qua các bài tập hay đưa vào đề kiểm tra với một dung lượng
nhất định. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi, các
câu lạc bộ hóa học,….
Thông thường, giáo viên đã thực hiện sử dụng bài tập liên hệ đến kiến
thức thực tiễn trong các tình huống sau:
a)

Áp dụng trong giảng dạy bài mới:
Khi dạy kiến thức hóa học trong bất kì lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử,

phương trình hóa học, dung dịch… đều liên quan đến các hiện tượng vật lí hay
nhiều hiện tượng thiên nhiên. Trong các giờ giảng bài mới giáo viên có thể linh
hoạt nhiều phương pháp khác nhau để kết hợp các kiến thức thực tiễn vào bài
giảng, thuận lợi nhất là hai phương pháp tích hợp và lồng ghép.

Giáo viên có thể đưa vào theo kiểu hỏi đáp, hoặc ghi thành bài tập trên
bảng, trong phiếu học tập…và cũng có thể biến đổi bài tập này thành một tư
liệu, một câu chuyện để kể, giảng giải cho học sinh….kết hợp một cách hợp lí
vào bài giảng.
Thông thường GV hay lồng ghép các câu hỏi liên hệ thực tế trong các tiết
dạy là chủ yếu:


Thí dụ:


Giải thích hiện tượng: “ Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp
lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có
nước biến thành màu xám đen ?”



Giải thích:


Mới xem thì có vẻ lạ vì nồi nhôm mới, ngoài nước ra thì không
tiếp xúc với gì khác, chẳng lẽ nước lại làm cho nồi đen ?

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT




Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế
trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối
canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít
nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho
nồi nhôm có màu đen.



Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi
muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề
mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: Với 3 điều kiện: Lượng muối sắt
trong nước phải đủ lớn; thời gian đun sôi phải đủ lâu; nồi nhôm
phải là nồi mới.



Áp dụng:


Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên để dẫn nhập vào bài: Nhôm
và các hợp chất của nhôm - Hóa 12. Sau đó học sinh dựa vào những
kiến thức đã học để giải thích hiện tượng nồi nhôm bị đen.

Và tôi nhận thấy đa số các giáo viên đã và đang làm tốt việc tích hợp và
lồng ghép này.
b)

Sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa:
Giáo viên hóa học có thể tổ chức cho học sinh các câu lạc bộ hóa học, các


buổi ngoại khóa về hóa học, các cuộc thi hóa học vui,…. nhằm tạo điều kiện cho
học sinh vận dụng những kiến thức hóa học vào cuộc sống, tạo niềm hứng thú
và say mê hóa học, đồng thời kích thích học sinh lòng ham hiểu biết, hình thành
cho học sinh thói quen luôn thắc mắc, đặt vấn đề đối với những hiện tượng trong
cuộc sống và phải tìm cách giả quyết cho được các vấn đề đó.
c)

Sử dụng trong giờ bài tập và kiểm tra đánh giá:
Một số bài tập mang tính thực tiễn vận dụng thuần túy các kiến thức lý

thuyết trong các chương, bài mà học sinh đã được cung cấp có thể đưa vào kiểm
tra – đánh giá trong các đề kiểm tra 15phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ….


Thí dụ:

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

“Thuỷ ngân là một kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể
bốc hơi ở nhiệt độ phòng. Thủy ngân là chất độc có khả năng hấp thụ qua da,
các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Thủy ngân gây thoái hóa tế bào thần kinh ở vỏ
não và tiểu não, dẫn đến triệu chứng liệt, điếc; trên cơ thể người, thủy ngân
không chỉ có độc tính cao mà còn tồn tại dai dẳng gây tác hại kéo dài. Chỉ cần 1
– 4g thủy ngân gây chết người.”
Vậy khi bị vỡ ống nhiệt kế, thủy ngân rơi vào rãnh bàn, ghế. Phương pháp

đơn giản để loại bỏ thủy ngân là
A. Rắc bột lưu huỳnh để khử vì lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ở nhiệt
độ thường tạo thành chất không tan.
B. Đổ nước lên để nước gột sạch thủy ngân lỏng.
C. Cho vài giọt axit lên vì axit tác dụng với kim loại.
D. Dùng cọ quét sạch thủy ngân ra khỏi rãnh bàn ghế.
Khi giải quyết bài tập trắc nghiệm như trên, học sinh sẽ thu thập thêm
những thông tin, kiến thức thực tiễn có liên quan.
Giải bài tập hóa học cũng là lúc học sinh hoạt động tự lực để củng cố và
trau dồi kiến thức hóa học của mình. Bài tập hóa học cung cấp cho học sinh
không chỉ kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến thức, cả niềm vui sướng
của sự phát hiện ra kiến thức.
Vì thế, thông qua một số câu hỏi hoặc bài tập mang tính thực tiễn vừa
cung cấp thông tin thực tế, vừa kiểm tra được nội dung bài học, kĩ năng làm bài
tập của học sinh.
Đây cũng được xem là một phương pháp dạy học giúp HS nắm bắt thông
tin và ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả.
Bản thân tôi cũng mong muốn có sự đổi mới sự truyền tải kiến thức thực
tiễn đến các em, không chỉ bằng hình thức hỏi đáp trong các tiết dạy mà còn
trong chính các giờ kiểm tra đánh giá.
2. Cơ sở thực tiễn

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT


Nhận thấy tầm quan trọng và để phần nào đáp ứng nhu cầu đổi mới nội
dung, phương pháp giảng dạy và học tập môn hóa học phổ thông theo hướng
gắn với thực tiễn, đã có một số sách tham khảo được xuất bản như: (1) Đặng Thị
Oanh (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ 2006): “Câu hỏi lý thuyết và
bài tập thực tiễn trung học phổ thông”, Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục. (2)
Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Xuân Trọng (2002): “Bài tập định tính và câu hỏi thực tế
hóa học 12, Tập 1”, Nhà xuất bản giáo dục. (3) Một số đề tài nghiên cứu về các
câu hỏi lý thuyết thực tế, đời sống như: “Hoá học quanh ta” của Nguyễn Thị
Hồng – THPT Nguyễn Trãi – Biên Hoà, Đồng Nai; “Tuyển chọn và xây dựng
bài tập hoá học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hoá học ở trường THPT”
của Lê Thị Kim Thoa – trường Đại Học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ...
Đặc biệt trong những năm thi Đại học Quốc gia gần đây đã từng bước
thay đổi cách ra đề khi đã lồng ghép các câu trắc nghiệm có liên quan đến kiến
thức thực tiễn như:
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014
MÔN : HÓA HỌC; KHỐI A - Mã đề thi 825
Câu 4. Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất
thuốc giảm đau dạ dày ?
A. N2.

B. CH4

C. CO

D. CO2.

Câu 25. Cho ba mẫu đã vôi (100% CaCO 3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng
khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào 3 cốc đựng cùng thể tích
dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan
hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng ?

A. t1 = t2 = t3.

B. t1 < t2 < t3.

C. t2 < t1 < t3

D. t3 < t2 < t1.

Câu 44. Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột
gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là
A. CO2.
LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

B. SO2.
Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

C. NH3.

D. O3.
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014
MÔN : HÓA HỌC; KHỐI B - Mã đề thi 527

Câu 10. Trong công nghiệp, để sản xuất axit H 3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ
cao, người ta làm cách nào sau đây :
A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc nóng tác dụng với quăng photphorit.
B. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.

C. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
D. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.
Câu 11. Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực
tế, người ta đã sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào
tính chất nào sau đây ?
A. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.
B. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.
C. Ozon không tác dụng được với nước.
C. Ozon trơ về mặt hóa học.
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2015
MÔN : HÓA HỌC - ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 7: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al.

B. Na.

C. Mg.

D. Cu.

Câu 17: Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà
máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic,… Thành phần chính của khí thiên
nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là
A. CH4.

B. C2H4.

C. C2H2.

D. C6H6.


Câu 25: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để
hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống
nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

A. Giấm ăn.

B. Muối ăn.

C. Cồn.

D. Xút.

Để phù hợp với hướng đi mới của ngành giáo dục nói chung và phù hợp
với cách ra đề thi của bộ nói riêng, thì tổ bộ môn chúng tôi cũng đã từng bước:


Tích hợp và lồng ghép các vấn đề liên quan kiến thức thực tiễn
vào bài dạy.



Tăng cường các bài tập trắc nghiệm có liên hệ kiến thức thực

tiễn trong bài kiểm tra đánh giá.



Tình hình sử dụng dạng bài tập hoá học gắn với thực tiễn trong
dạy học và kiểm tra đánh giá ở trường THPT hiện nay.
Đa số các giáo viên đều có sử dụng bài tập hoá học gắn với thực tiễn

trong dạy học và kiểm tra đánh giá. Nhưng việc đưa dạng bài tập này vào trong
dạy học, kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên, tập trung chủ yếu các hoạt động
ngoại khóa hoặc dưới dạng lồng ghép câu hỏi trong tiết dạy.
Dạng bài tập đưa vào chủ yếu ở mức độ tái hiện kiến thức và vận dụng
kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết. Còn ở
mức độ cao hơn thì ít sử dụng.


Các thầy cô giáo đưa ra những lí do vì sao ít hoặc không sử
dụng bài tập hoá học gắn với thực tiễn trong dạy học. Đó là:


Không có nhiều tài liệu, mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu.



Thời lượng tiết học ngắn, không cho phép đưa nhiều kiến thức
bên ngoài vào bài dạy.



Các đề thi tuyển sinh có hỏi về vấn đề này nhưng quá ít, chương

trình quá nặng nề, dạy không kịp chương trình.



Mất nhiều thời gian, nếu HS chỉ làm dạng bài tập này thì không
còn nhiều thời gian cho các dạng khác.



Hiện nay số lượng các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm có tính thực
tiễn đưa vào các đề kiểm tra thì chưa được nhiều hoặc không có.

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

Riêng tôi gặp nhiều khó khăn khi tìm các câu trắc nghiệm có liên hệ đến
kiến thức thực tế. Vì thế tôi quyết định xây dựng cho mình hệ thống trắc nghiệm
có liên quan đến kiến thức thực tế.
III.
1.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.
Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập liên hệ kiến thức thực tiễn:

1.1. Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại.

Trong một bài tập mang tính thực tiễn, bên cạnh nội dung hóa học nó còn
có những dữ liệu thực tiễn. Những dữ liệu được đưa vào phải chính xác, không
tuỳ tiện thay đổi.


Ví dụ:
Na được thu nhận vào cơ thể chủ yếu dưới dạng ion Na + (muối NaCl).

Thường mỗi ngày mỗi người trưởng thành cần khoảng 4-5 gam Na + tương ứng
với 10 - 12,5 gam muối ăn được đưa vào cơ thể.
Để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người cần bổ sung
1,5.10-4g iot mỗi ngày.


Nhận xét:
Khi xây dựng bài tập thực tiễn không thể tuỳ tiện thay đổi hàm lượng này.

Làm như vậy là phi thực tế, không chính xác khoa học.
Trong một số bài tập về sản xuất hóa học nên đưa vào các dây chuyền
công nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên Thế giới, không nên đưa
các công nghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng.


Ví dụ:
Trước đây, người ta dùng etilen để gây mê trong khoa học phẫu thuật

nhưng bây giờ thì không.


Nhận xét:

Hiện nay không dùng vì khi hỗn hợp với không khí gặp tia lửa có thể phát

nổ.
1.2. Bài tập liên hệ kiến thức thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của
học sinh.
LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học thì rất nhiều, rất rộng.
Nếu bài tập mang tính thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh
nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho các em động
cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải.


Ví dụ 1:
Khi bị cảm, cơ thể mệt mỏi, người ta thường đánh cảm bằng dây bạc và

khi đó dây bạc bị hóa đen. Hiện tượng đó được giải thích là
A. Ag sẽ tác dụng với khí H2S đang tích tụ trong cơ thể tạo thành Ag 2S
màu đen xám..
B. Ag sẽ tác dụng với khí O 2 xung quanh cơ thể tạo thành Ag 2O màu
đen.
C. Ag sẽ tác dụng với khí H2S đang tích tụ xung quanh cơ thể tạo thành
Ag2S màu đen xám.
D. Ag sẽ tác dụng với khí O2 trong cơ thể tạo thành Ag2O màu đen.



Ví dụ 2:
Trong dân gian thường lưu truyền kinh nghiệm “mưa rào mà có giông

sấm là có thêm đạm trời rất tốt cho cây trồng”. Phân đạm giúp cho cây phát triển
nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.
a)

Chính nhờ có sấm chớp trong các cơn mưa giông, mà mỗi năm
trung bình một mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nguyên
tố……….

b)

A. Nitơ.

B. Kali

C. Photpho

D. Oxi

Hiện nay người ta chủ yếu sử dụng đạm urê để bón cho cây trồng.
Công thức phân tử của đạm urê là



A. Ca3(PO4)2.


B. KNO3.

C. NH4NO3.

D. (NH2)2CO.

Nhận xét:

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

Học sinh với kinh nghiệm có được trong đời sống và kiến thức hóa học đã
được học sẽ lựa chọn phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình.
Học sinh sẽ có sự háo hức chờ đợi thầy cô đưa ra đáp án đúng để khẳng
định mình.
Trong bài tập này khi học sinh giải sẽ có một số khả năng xảy ra như sau:


Học sinh phân tích và đưa ra đáp án đúng. Đây sẽ là niềm vui rất
lớn đối với học sinh vì kinh nghiệm của mình là đúng theo khoa
học hóa học.



Học sinh phân tích và giải thích gần đúng hoặc đúng một phần

nào đó. Khi đó thì học sinh sẽ cảm thấy tiếc nuối vì bản thân đã gần
tìm ra câu trả lời, từ đó học sinh sẽ có động lực để quan sát thực
tiễn và vận dụng kiến thức hóa học một cách linh hoạt hơn để giải
thích các tình huống thực tiễn hoặc thay đổi việc làm theo thói quen
chưa đúng khoa học của bản thân.

1.3. Bài tập liên hệ kiến thức thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập, sát
với chương trình mà học sinh được học.
Nếu bài tập mang tính thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức
hóa học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập đó.


Ví dụ 1:
Nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là một

hỗn hợp amoni perclorat (NH4ClO4) và bột nhôm. Khi được đốt đến nhiệt độ
trên 200oC, amoni perclorat nổ theo phương trình hóa học nào?


Hướng dẫn:
o

t
2NH4ClO4 
→ N2 + Cl2 + 2O2 + 4H2O



Nhận xét:
Bài tập này cho HS biết về: nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa tăng tốc của


tàu vũ trụ con thoi, cũng là một thông tin hay, nhưng hợp chất trên không nằm
trong chương trình học nên HS khó lòng làm đúng vì thế nên thiết nghĩ không
nên đưa ra.
LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT



Ví dụ 2:
Thuốc chuột có thành phần chính là Zn 3P2. Sau khi ăn, Zn3P2 bị thủy phân

rất mạnh, tạo thành khí PH3 (photphin) rất độc, giết chết chuột.
Phương trình hóa học xảy ra là: Zn 3P2 + 6H2O 
→ 3Zn(OH)2 + 2PH3. Phát
biểu sai là
A.

Zn3P2 bị thủy phân làm cho hàm lượng nước trong cơ
thể chuột giảm; nó khát và đi tìm nước. Chính PH 3 đã giết chết
chuột.

B.

Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột. PH 3 thoát ra

càng nhiều → chuột càng nhanh chết.

C.

Nếu không có nước, chuột sẽ lâu chết hơn.

D.

Nếu có nước, chuột sẽ lâu chết hơn.



Hướng dẫn:
D. Nếu có nước, chuột sẽ lâu chết hơn.
Nhận xét:



Bài tập này cho HS biết về: thành phần thuốc diệt chuột thường được bày
bán. Tuy nhiên, hợp chất trên không nằm trong chương trình học nên HS khó
lòng làm đúng vì thế chỉ nên trao đổi ở mức độ cung cấp cho HS. Không phù
hợp trong bài kiểm tra, đánh giá.
Bài tập mang tính thực tiễn phải đảm bảo logic sư phạm. Các tình huống
thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hóa học phổ thông trong chương
trình, nên khi xây dựng bài tập mang tính thực tiễn cho học sinh phổ thông cần
phải có bước xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu
giải bài tập mang tính thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của
học sinh.
Chúng ta có thể thay đổi ví dụ trên như sau:



Ví dụ 1:
Nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là một

hỗn hợp amoni perclorat (NH4ClO4) và bột nhôm. Khi được đốt đến nhiệt độ
trên 200oC, amoni perclorat nổ theo phương trình hóa học:
LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

to

→ N2 + Cl2 + 2O2 + 4H2O.
2NH4ClO4 

Mỗi lần phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn amoni perclorat. Giả sử tất cả lượng
oxi sinh ra tác dụng với bột nhôm. Khối lượng bột nhôm oxit sinh ra gần nhất
với
A.


203 tấn

B.

230 tấn


C. 434 tấn
Hướng dẫn:

D.

343 tấn

o

t
2NH4ClO4 
→ N2 + Cl2 + 2O2 + 4H2O
to
4Al + 3O2 
→ 2Al2O3
2
2
n O2 = n NH4 ClO4
n Al2O3 = n O2 
→ n Al2O3 = n NH4ClO4
3
3
2 750
→ m Al2O3 = .
.102 ≈ 434,04(tan)
3 117,5




Nhận xét:
Bài tập này vừa cung cấp một thông tin hấp dẫn: Nhiên liệu rắn dùng cho

tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi, vừa kiểm tra được kĩ năng tính toán cơ
bản của học sinh.


Ví dụ 2:
Thuốc chuột có thành phần chính là Zn 3P2 (kẽm photphua). Sau khi ăn,

kẽm photphua bị thủy phân rất mạnh, tạo thành khí PH 3 (photphin) rất độc. Khi
kẽm photphua bị thủy phân làm cho hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm;
nó khát và đi tìm nước. Chính photphin đã giết chết chuột. Càng nhiều nước đưa
vào cơ thể chuột. Photphin thoát ra càng nhiều, chuột càng nhanh chết hơn.
Số oxi hóa của P trong kẽm photphua và photphin là
A.
C.

C.


+ 3, ¯ 3
¯ 3, ¯ 3
Hướng dẫn:
¯

B. + 3, + 3
D. + 2, ¯ 3

3, ¯ 3


Nhận xét:

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

Bài tập này vừa cung cấp một thông tin hấp dẫn: thành phần thuốc diệt
chuột; vì sao chuột lại chết khi ăn phải thuốc; tính đột và nguy hiểm của thuốc
nên để tránh xa trẻ em, vừa kiểm tra được cách xác định số oxi hóa của P.


Ví dụ 3:
Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng

0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan
các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất
gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ
thể có thể hấp thụ được. Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức
bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ
hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit
lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3) người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau
dạ dày chứa muối natri hiđrocacbonat (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng là
A.

trung hòa bớt lượng axit dư trong dạ dày do xảy ra

NaHCO3 + HCl 
→ NaCl + CO2 + H2O

phản ứng:
B.

tăng thêm lượng axit trong dạ dày do xảy ra phản ứng:
NaHCO3 + HCl 
→ NaCl + CO2 + H2O.

C.

trung hòa bớt lượng axit dư trong dạ dày do xảy ra
2NaHCO3 
→ Na2CO3 + CO2 + H2O.

phản ứng:
D.

trung hòa bớt lượng axit dư trong dạ dày do xảy ra
phản ứng:





Na2CO3 + 2HCl 
→ 2NaCl + CO2 + H2O

Hướng dẫn:

A. trung hòa bớt lượng axit dư trong dạ dày do xảy ra phản ứng
NaHCO3 + HCl 
→ NaCl + CO2 + H2O
Nhận xét:
Bài tập này vừa cung cấp một thông tin hấp dẫn đến các em học sinh: Axit

clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, khi
nào cơ thể mắc bệnh khó tiêu, khi nào cơ thể mắc bệnh ợ chua, nguyên lý để

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

giảm bớt chứng ợ chua. Bài tập này vừa kiểm tra được tính chất cơ bản của axit
HCl.
1.4.

Bài tập có liên hệ đến kiến thức tính thực tiễn phải có tính hệ thống,
logic.
Các bài tập mang tính thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo

chương, bài, theo mức độ phát triển của học sinh.
Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng bài tập mang tính thực
tiễn. Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng
những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận
thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của học sinh.

2. Các bài tập trắc nghiệm hóa học vô cơ liên hệ đến kiến thức thực tiễn.
Dựa trên cơ sở lý luận và yêu cầu thực tế, tôi đã xây dựng và tổng hợp
thành hệ thống câu trắc nghiệm liên hệ đến kiến thức thực tế cho 3 khối học ở
bậc THPT.
2.1. Xây dựng các bài tập trắc nghiệm hóa học vô cơ liên hệ kiến thức đến
thực tiễn theo khối.
2.1.1.

KHỐI LỚP 10
LIÊN KẾT HÓA HỌC

1.

Muối ăn được con người sử dụng như một thứ gia vị tra vào thức ăn. Có
rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt. Đó là một chất rắn
có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất
nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Trong tự nhiên, muối ăn
bao gồm chủ yếu là clorua natri (NaCl), nhưng cũng có một ít các khoáng
chất khác (khoáng chất vi lượng). Loại liên kết hình thành giữa Na và Cl
trong muối ăn là
A. liên kết cộng hóa trị

B. liên kết ion

C. liên kết phối trí

D. liên kết cho nhận

CHƯƠNG HALOGEN – HỢP CHẤT CỦA HALOGEN
2.


Cho các phát biểu sau :

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

(1) Clo được dùng để diệt trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vải, sản xuất các
hóa chất hữu cơ…
(2) Clorua vôi được dùng phổ biến hơn nước Gia – ven. Do giá rẻ nên hay
dùng để tẩy uế hố rác, cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi…
(3) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(4) Để sản xuất Flo người ta điện phân hỗn hợp KF và HF.
(5) Trong công nghiệp Brom được sản xuất từ nước biển và Iot được sản
xuất từ rong biển.
(6) Từ năm 2006 chất CFC đã bị cấm sử dụng vì nó là tác nhân phá hủy
tầng ozon.
Số phát biểu đúng là
A. 4
3.

B. 3

C. 5
D. 6
Kem đánh răng chứa một lượng muối của X như CaX 2 , SnX 2 , có tác dụng

bảo vệ lớp men răng vì nó thay thế một phần hợp chất có trong men răng
là Ca 5 ( PO 4 ) 3 OH thành Ca 5 ( PO4 ) 3 X . Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong bảo vệ răng vì lớp Ca 5 ( PO4 ) 3 X không bị môi trường axit trong
miệng sau khi ăn bào mòn. Vậy nguyên tố X là

4.

A. Clo

B. Flo

C. Brôm

D. Iôt

Trong dạ dày có chứa dung dịch axit HCl. Người bị đau dạ dày là người
có nồng độ dung dịch axit HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. Natri
hidrocacbonat dùng để làm thuốc trị đau dạ dày vì nó làm giảm hàm
lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ có phản ứng hóa học nào sau
đây?
→ NaCl + CO 2 + H 2O
A. NaHCO3 + HCl 
→ NaCl + H 2SO 4
B. NaHSO 4 + HCl 
→ 2NaCl + CO 2 + H 2O
C. Na 2CO3 + 2HCl 

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang



TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

→ NaCl + CO 2 + H 2O
D. KHCO3 + HCl 

5.

Sau quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, khí clo ra khỏi
thùng điện phân có chứa một lượng lớn hơi nước gây ăn mòn thiết bị. Vì
vậy, phải tiến hành sấy khô khí clo ẩm rồi hóa lỏng trước khi vận chuyển
tới nơi tiêu thụ. Hãy lựa chọn trong các hóa chất sau, chất nào có thể dùng
để sấy khô khí clo ẩm?

6.

A. CaO rắn.

B. H2SO4.

C. NaOH rắn.

D. Ca(OH)2 rắn khan.

Nước clo có tính tẩy màu, sát trùng vì khi tan trong nước, …(1) … tác

→ …(2)… + HClO. HClO
dụng với nước theo phản ứng: Cl2 + H2O ¬




là một chất oxi hóa mạnh, có thể tẩy màu và sát trùng. Tuy nhiên, nếu để
lâu trong không khí, chất này sẽ bị phân hủy không còn khả năng tẩy màu,
sát trùng.
2HClO 
→ 2HCl + …(3)…
Điền từ thích hợp vào các chỗ trống lần lượt là
A. (1) toàn bộ clo, (2) HCl, (3) O2.
B. (1) một phần clo, (2) HCl, (3) O2.
C. (1) một phần clo, (2) HClO, (3) O2.
D. (1) một phần clo, (2) HCl, (3) Cl2.
7.

Nước trong bể bơi thường được sát trùng bằng khí clo nên tạo môi trường
axit. Sau khi đi bơi, tóc thường bị khô. Nếu có sẵn nước sôđa để gội đầu
thì tóc sẽ mềm mượt trở lại. Việc làm đó được giải thích là do xảy ra phản
ứng trung hòa axit, phương trình hóa học đúng là
A. HCl + Na 2CO 3 
→ 2NaCl + CO 2 + H 2O
→ NaCl + H 2O
B. HCl + NaOH 
→ 2NaCl + CO 2 + H 2O
C. 2HCl + Na 2CO3 

→ CaCl 2 + 2H 2O
D. 2HCl + Ca ( OH ) 2 
LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN


Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

8.

Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số
bệnh khác, mỗi người cần bổ sung 1,5.10 -4g iot mỗi ngày. Nếu lượng iot
đó chỉ được bổ sung từ muối iot (có 25 gam KI trong 1 tấn muối ăn) thì
mỗi người cần ăn x gam muối iot mỗi ngày. Giá trị gần đúng nhất của x là

9.

A. 6

B. 7,8

C. 5,8

D. 6,8

Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc
xử lí nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước
đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng clo. Lượng clo được bơm vào
nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5g/m 3 nước. Nếu với dân số Hà Nội là 3
triệu, mỗi người dùng 200 lít nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước
sinh hoạt cần dùng:
a) Lượng nước cần dùng cho thành phố Hà Nội mỗi ngày là

A. 6.108 lít = 6.105 m3.

B. 6.109 lít = 6.105 m3.

C. 9.108 lít = 9.105 m3.

D. 6.108 lít = 6.104 m3.

b) Lượng clo cần dùng mỗi ngày cho việc xử lí nước là

10.

A. 4.106 g = 4.103 kg.

B. 3.106 g = 3.103 kg.

C. 5.106 g = 5.103 kg.

D. 6.106 g = 6.103 kg.

Để răng chắc khoẻ và giảm bệnh sâu răng thì hàm lượng flo trong nước
cần đạt là 1,0 – 1,5mg/l. Cần pha x gam natri florua vào trong nước có
hàm lượng 0,5mg/l để đạt hàm lượng 1mg/l, cung cấp cho 200000 người
dân Biên hoà dùng trong 1 ngày, mỗi người dùng 150 lit nước/ngày. Giả
sử natri florua không bị thất thoát trong quá trình và cung cấp đến người
tiêu dùng. Giá trị gần nhất của x là

11.

A. 12000


B. 33000

C. 16000

D. 10000

Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ
sử dụng. Tuy nhiên, cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở
trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là cho nước máy đã
xử lí bằng clo vào ống nghiệm chứa dung dịch KI không màu, thêm 1ml
hồ tinh bột. Nếu nước máy còn dư lượng clo thì xảy ra phản ứng hóa học
và hiện tượng là
→ 2KCl + I 2 và hồ tinh bột sẽ chuyển sang màu xanh
A. Cl 2 + 2KI 

lam.
→ 2KI + Cl 2 và hồ tinh bột sẽ chuyển sang màu xanh tím.
B. I 2 + 2KCl 
→ 2KCl + I 2 và hồ tinh bột sẽ chuyển sang màu xanh tím.

C. Cl 2 + 2KI 
→ 2KCl + I 2 và hồ tinh bột không có hiện tượng gì.
D. Cl 2 + 2KI 

12.

Bệnh bướu cổ gây ra dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: có thể nhìn thấy
sưng ở chân ở cổ, có thể đặc biệt rõ khi cạo râu hoặc trang điểm, cảm giác
chặt trong cổ họng, ho, khàn tiếng, khó nuốt, khó thở. Nguyên nhân phổ
biến nhất của bệnh bướu cổ trên toàn thế giới là
A. thiếu Iot trong chế độ ăn uống
B. thiếu máu
C. thiếu Canxi trong chế độ ăn uống
D. thiếu vitamin D trong chế độ ăn uống

13.

Thủy tinh vốn cứng, lại rất trơn nên rõ ràng việc chạm khắc lên nó quả là
một việc rất khó. Muốn chạm khắc các hoa văn trên bề mặt thủy tinh,
trước tiên ta quét đều đặn lên bề mặt thủy tinh một lớp paraffin. Sau đó ta
chạm trổ các hình hoa lên lớp paraffin đó, làm cho phần thủy tinh cần
khắc sẽ lộ ra. Sau khi khắc, trổ xong người ta dùng một lượng axit quét,
bôi nhẹ nhàng lên lớp parafin, chất này gặp thủy tinh lộ ra do chạm khắc
liền ăn mòn và tạo nên hoa văn trên thủy tinh. Phản ứng xảy ra theo
phương trình ……(1)….+ SiO2 
→ ….(2)….+ H2O. (1) và (2) lần lượt

A. HF và SiF4

B. CaCl2 và CaSiO3


C. HCl và SiF4

D. HI và SiF4

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


TĂNG CƯỜNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÔ CƠ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC THỰC TIỄN TRONG BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở
BẬC THPT

14.

Người ta thường dùng cát (SiO 2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch
hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có
thể dùng dung dịch nào sau đây?

15.

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch HF.

C. Dung dịch NaOH loãng.

D. Dung dịch H2SO4.

Dung dịch i-ốt có tác dụng giữ sạch da, sát khuẩn vết thương nhưng

không phải bôi càng nhiều lần, nồng độc càng đậm càng sạch. I-ốt nguyên
chất hoặc cồn i-ốt đậm đặc lại không có tác dụng diệt khuẩn mà ngược lại,
còn có thể gây bỏng, càng khiến da nhiễm khuẩn nặng hơn. Điều tệ hại là
khi bị loét da do i-ốt thì việc liền vết thương rất khó khăn vì vết thương do
các tinh thể iốt phá hoại từ trong phá hoại ra. Mặt khác vì có tính sát trùng
cao nên i-ốt tuy chưa gây bỏng thì cũng có thể làm sạm xấu vùng da được
sát trùng. Do đó khi dùng trên những vùng da cần thẩm mỹ như mặt, cổ,
cánh tay… bạn cần chú ý. Vậy chỉ nên dùng dung dịch i-ốt:

16.

A. dưới 10%

B. trên 10%

C. 50%

D. trên 50%

Người ta thường sát trùng nước máy bằng khí clo. Tính diệt khuẩn của clo
trong nước là do
A. clo rất độc nên có tính diệt khuẩn.
B. clo có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn.
C. clo tác dụng với nước tạo ra HClO là chất oxi hóa mạnh nên có khả
năng diệt khuẩn.
D. clo tác dụng với nước tạo ra HCl là axit mạnh nên có khả năng diệt
khuẩn.

17.


Brom lỏng rất dễ bay hơi. Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để hủy hết
lượng brom lỏng chẳng may bị làm đổ nên dùng một chất dễ kiếm nào sau
đây?
A. Nước thường.

B. Nước muối.

C. Nước vôi.

D. Nước xà phòng.

LÊ THỊ THANH THUÝ – THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Trang


×