Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn hóa học 11 KHAI THÁC điều KIỆN PHẢN ỨNG và HIỆN TƯỢNG PHẢN ỨNG hóa học để tạo HỨNG THÚ học CHƯƠNG NITƠ PHOTPHO và CHƯƠNG CACBON SILIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.27 KB, 22 trang )

BM 01-Bia SKKN

G
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN HƯNG
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ HIỆN TƯỢNG
PHẢN ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC CHƯƠNG
NITƠ-PHOTPHO VÀ CHƯƠNG CACBON-SILIC

Người thực hiện: Nguyễn Phúc Linh
Lĩnh vực nghiên cứu: Chuyên môn giảng dạy
Phương pháp dạy học bộ môn:
Có đính kèm:
 Mô hình
 Phần mềm

Hóa Học 11

 Phim ảnh



 Hiện vật khác

Năm học: 2015-2016

1




BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Phúc Linh
2. Ngày tháng năm sinh: 12 – 09 - 1978
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Xuân Hưng , Xuân Lộc, Đồng Nai.
5. Điện thoại:
(CQ)/
(NR); ĐTDĐ: 0907567712
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Hưng
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
-Năm nhận bằng: 2001
-Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Hóa
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
-Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 15 năm
-Số năm có kinh nghiệm: 15 năm
-Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ ‘Hệ thống bài tập chương Sự điện li’.
+ ‘Khai thác điều kiện phản ứng và hiện tương phản ứng hóa học để tạo
hứng thú học chương Halogen’
+ ‘Khai thác điều kiện phản ứng và hiện tương phản ứng hóa học để tạo
hứng thú học chương Oxi-Lưu huỳnh’


2


ĐỀ TÀI:
KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ HIỆN TƯỢNG PHẢN
ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC CHƯƠNG
NITƠ-PHOTPHO VÀ CACBON-SILIC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trong tiết học, bài
học đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng phấn đấu thực hiện nội dung và
phương pháp dạy học sao cho phù hợp và kích thích sự hứng thú, tính tự học
và sáng tạo của học sinh. Định hướng cho công tác dạy và học của GV và
HS trong nhà trường, nhà nước đã tiến hành biên soạn, đổi mới sách giáo
khoa, sách giáo viên ở từng bộ môn để giới hạn và định hướng nội dung và
phương pháp dạy học. Tuy nhiên sách giáo khoa, sách giáo viên hiện nay
còn có một số bài học chưa được biên soạn phù hợp với học sinh nên làm
HS chưa hứng thú học tập và không kích thích tính tự học cần giảm tải. Mặt
khác hiện nay nhiều lúc và nhiều nơi GV và HS chưa khai thác và khai thác
chưa có hiệu quả nội dung kiến thức ở SGK trong quá trình giảng dạy và học
tập của mình ở các tiết học dẫn đến kết quả dạy và học đạc được chưa cao.
Môn Hóa Học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy học sinh có
nhiều cách tiếp cận và lĩnh hội kiến thức từ lí thuyết và thực hành. Trong giờ
học môn hóa học, HS có thể tiếp thu kiến thức từ việc quan sát điều kiện
phản ứng, hiện tượng phản ứng từ đó dễ tạo hứng thú học bộ môn. Vì thế,
trong tài liệu SGK mới đây thấy xuất hiện nhiều loại bài tập thực nghiệm
kiểm tra cách tiến hành các thí nghiệm cũng như điều kiện phản ứng, hiện
tượng phản ứng…
Qua thực tế giảng dạy chương Nitơ- Photpho và chương CacbonSilic, môn hóa học 11, tôi nhận thấy nội dung kiến thức trình bày ở SGK khá
hay, có nhiều thí nghiệm và hình vẽ minh họa phản ứng hóa học rất sinh

động, kích thích các giác quan nhận thức của người đọc và định hướng
phương pháp dạy học nội dung kiến thức đó. Nhưng thực tế giảng dạy nhiều
giáo viên vì nhiều lí do nên chưa giành nhiều thời gian khai thác các yếu tố
về điều kiện và hiện tượng của các phản ứng hóa học. Mặt khác Hệ thống
bài tập củng cố sau mỗi bài học ở SGK và SBT trong chương Nitơ- Photpho
và chương Cacbon-Silic cũng chưa có nhiều bài tập dạng thực nghiệm này
để kiểm tra kiến thức học sinh.
Vì vậy để gốp phần tạo hứng thú học tập, tăng tính tích cực hoạt động
của học sinh trong khi học nôi dung chương Nitơ- Photpho và chương
Cacbon-Silic, môn hóa học 11, tôi chọn đề tài “KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN
PHẢN ỨNG VÀ HIỆN TƯỢNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO
HỨNG THÚ HỌC CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO VÀ CACBON-SILIC
” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
3


II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
- Quá trình đổi mới giáo dục nói chung và của bộ môn hóa học 11 nói
riêng theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động của người học, tăng
cường tính giáo dục gắn liền với thực tế cuộc sống, học lí thuyết đi đôi với
thực hành. Bộ giáo dục cũng nêu rõ, với môn hóa học cần tăng cường tầm
quan trọng của các tiết thực hành, và tăng cường kiểm tra đánh giá kĩ năng
giải các bài tập thực nghiệm như bài tập nhận biết, bài tập điều chế …Do đó
trong dạy học bộ môn hóa hiện nay, rất cần thiết phải lưu ý các điều kiện,
hiện tượng của các phản ứng hóa học.
- Thực tế dạy bộ môn hóa yêu cầu người học phải nắm vững các quá
trình và phương trình phản ứng xảy ra. Việc ghi nhớ các phản ứng được
thuân lợi hơn khi học sinh hiểu rõ bản chất cũng như nhớ điều kiện, hiện

tượng của phản ứng, và chính mô tả và nêu ra điều kiện, hiện tượng của
phản ứng là những hình ảnh trực quan sinh động, tạo được ý nghĩa gắn kết,
giúp HS dễ ghi nhớ và nghi nhớ tốt hơn. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng
đề tài cho công tác dạy và học bộ môn ở nội dung chương thực sự được HS,
GV quan tâm và đánh giá cao, đồng thời có nhiều gốp ý rất thiết thực. Tổ
trưởng chuyên môn và các giáo viên trong tổ bộ môn có sự cộng tác tốt giúp
tôi xây dựng chuyên đề .
- Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất và tạo nhiều điều kiện thuận lợi
cho giáo viên sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, mạng intenet … để giáo
viên có thể tiếp cận được nhiều thông tin phục vụ công tác học tập, nghiên
cứu và nâng cao tay nghề của mình. Từ đó giúp tôi có điều kiện tìm hiểu
thông tin về các điều kiện tiến hành và hiện tượng các phản ứng xảy ra từ đó
giúp tôi có nguồn tư liệu phong phú để xây dựng chuyên đề này.
- Việc áp dụng đề tài: “Khai thác điều kiện phản ứng và hiện tương
phản ứng hóa học để tạo hứng thú học chương Oxi-Lưu huỳnh”, môn hóa
học 10, trong hoạt động dạy- học và hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh đã
giúp cho học sinh củng cố niềm tin và định hướng tự học theo SGK, đã giúp
cho học sinh phát triển trí tưởng tượng trực quan về các phản ứng hóa học,
từ đó nhớ sâu sắc kiến thức và hứng thú học bộ môn. Chính hiệu quả đó đã
tạo nền tản, động lực cho tôi tiếp tục mở rộng nghiên cứu sang chương NitơPhotpho và chương Cacbon-Silic, môn hóa học 11.
2. Khó khăn
- Số lượng các phản ứng trong mỗi bài học của chương NitơPhotpho và chương Cacbon-Silic nhiều và xảy ra ở những điều kiện khó

4


khăn, nên việc thực hiện các thí nghiệm biểu diễn trên lớp trong tiết dạy-học
thực hiện không được nhiều.
- Đa số các giáo viên khi dạy đến các phản ứng hóa học thì thường
dùng phương pháp thông báo, vấn đáp để nêu ra các điều kiện phản ứng và

hiện tượng phản ứng do đó đã vô tình tạo cho HS có “đường mòn” là ghi
nhớ máy móc các các điều kiện phản ứng và hiện tượng phản ứng nên chưa
thực sự kích thích hết hứng thú học tập của các em HS.
- Mặt khác, hình thức kiểm tra đánh giá của môn hóa học hiện nay,
số lượng bài tập thực nghiệm trong đề chưa nhiều nên HS chưa chú tâm ghi
nhớ các điều kiện và hiện tượng phản ứng.
3. Số liệu thống kê
- Học sinh chú ý trong các tiết học chương Nitơ- Photpho và chương
Cacbon-Silic: chiếm 57,5%;
- Học sinh hứng thú, tích cực phát biểu trong các tiết học chương NitơPhotpho và chương Cacbon-Silic: chiếm 12,5%;
- Học sinh có hứng thú học ở các tiết, mục có thực hành trong các tiết
học chương Nitơ- Photpho và chương Cacbon-Silic: chiếm 85%.
- Giáo viên giới thiệu và viết phản ứng hóa học trong các tiết học chương
Nitơ- Photpho và chương Cacbon-Silic không kèm theo việc giới thiệu điều
kiện và hiện tượng phản ứng : 52,5%;
- Giáo viên giới thiệu phản ứng hóa học trong các tiết học chương NitơPhotpho và chương Cacbon-Silic có kèm theo việc giới thiệu điều kiện và
hiện tượng phản ứng: 35,5%.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Đối với môn hóa học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng như
một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy hoc. Thí nghiệm được xem
là cơ sở của của việc học hóa học và để rèn luyện kĩ năng thực hành. Thí
nghiệm kích thích tính hứng thú, giúp tiếp thu kiến thức một cách vững chắc
và sâu sắc hơn. Thí nghiệm hóa học được sử dụng với tư cách là nguồn gốc,
là xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lí thuyết. Thế nhưng việc đưa thí nghiệm
vào mọi tiết giảng dạy bài mới là một việc khó có thể thực hiện.
Cải cách giáo dục đã chỉ rõ, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
theo hướng phát huy vai trò của người học ở bộ môn hóa học là tăng tỉ lệ
thời gian cho thí nghiệm và nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm. Nhưng
thực tế trong trong các tiết dạy – học, số lượng các phản ứng hóa học được

thực hành chưa nhiều và ở SGK cũng chưa thực sự mô tả chi tiết và cặn kẽ
nên học sinh rất khó nhớ và mau quên. Để khắc phục vấn đề đó thiết nghĩ

5


trong giảng dạy, GV nên mô tả cụ thể điều kiện phản ứng cũng như hiện
tượng phản ứng cho HS.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Trong quá trình giảng dạy chương Nitơ- Photpho và chương CacbonSilic, hóa học 11, tôi nhận thấy trong tài liệu SGK, SBT, SGV số lượng câu
hỏi và bài tập có nội dung yêu cầu HS nêu điều kiện phản ứng, hiện tượng
phản ứng, yêu cầu giải thích hiện tượng phản ứng …có rất ít và ở một số bài
học không có. Việc học sinh ghi nhớ phản ứng một cách đơn thuần, máy
móc, thiếu sinh động ở điều kiện phản ứng, hiện tượng phản ứng là rất khó
nhớ. Vị thế, trong thực tế giảng dạy tôi mạnh dạng đưa thêm một số câu hỏi
và bài tập liên quan đến thực nghiệm phản ứng, một mặt để củng cố giúp HS
dễ nhớ và nhớ lâu dài các phản ứng, tạo cho HS có hứng thú học tập, mặt
khác làm phong phú và đa dạng về các dạng bài tập lí thuyết trong chương
Nitơ- Photpho và chương Cacbon-Silic, hóa học 11.
Việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh
giá theo định hướng của Đảng và Nhà nước là luôn bám sát nội dung chuẩn
kiến thức và kĩ năng, theo nội dung SGK. Do đó trong phạm vi đề tài nhỏ
của mình tôi đưa ra một số câu hỏi và bài tập có tính chất thực nghiệm dựa
theo các phương trình phản ứng có trong SGK, theo chuẩn kiến thức và kĩ
năng để khắc sâu kiến thức cho HS, bước đầu giúp HS tiếp cận với nội dung
thực nghiệm của các phản ứng hóa học, phát triển năng lực nhận thức của
học sinh, thu hút, kích thích tính tích cực, tạo hứng thức học tập cho HS ở
nội dung chương. Đồng thời, giúp GV sử dụng các câu hỏi và bài tập này để
thực hiện phương pháp dạy học nêu vấn đề ở các tiết học và giúp cho GV và
HS có thể dùng nó để làm đề kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá trình

độ học sinh ở mức trung bình.
Để thuận tiện và nâng cao tính khả thi áp dụng của đề tài tôi trình
bày nội dung đề tài theo thứ tự các bài học trong chương Nitơ- Photpho và
chương Cacbon-Silic. Mỗi bài học trong chương được qui thành một vấn đề
trong đề tài. Ở mỗi vấn đề đều có phân tích sư phạm, áp dụng các nguyên tắc
và lí luận dạy học, phương pháp giảng dạy, phương pháp học… để làm rõ
nội dung các kết luận mà đề tài nêu ra.
Vấn đề 1: Bài 7. NITƠ
1. Các phản ứng hóa học trọng tâm chứng minh tính oxi hóa và tính
khử của N2 là: phản ứng của N2 với kim loại và H2; phản ứng của N2 với O2.
Nội dung ở SGK chỉ dẫn thật đầy đủ các điều kiện phản ứng. Điều này đã
6


tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của học sinh và việc dạy của giáo viên.
Ở phần bài tập thì SGK đã đưa ra BT1 nói về điền kiện “nhiệt độ cao” là rất
hay, thích hợp cho việc khái quát cấu tạo và tính chất chung của N 2, chứng
minh rõ ràng là N2 có cấu tạo bền và chỉ tham gia phản ứng ở “nhiệt độ cao”
khi mà phá vỡ liên kết ba, biến nitơ phân tử thành nitơ nguyên tử. Việc tôi
áp dụng BT1/ trang 31 ở SGK này đã tác động mạnh mẽ, tạo cơ sở, niềm tin
của HS vào khoa học bộ môn với thực tế trong thế giới vật chất xung quanh,
tạo được hứng thú, thúc đẩy tích tích cực học bộ môn.
2. Dựa trên cơ sở đó, thực tế giảng dạy tôi đưa thêm các câu hỏi và
bài tập để củng cố chi tiết về điều kiện và hiện tượng của các phản ứng trong
học bài này như sau:
Bài tập 1. Khí N2 chỉ tham gia hoạt động hóa học, tham gia phản ứng hóa
học với các chất ở điều kiện nhiệt độ là
A. t0 cao
B. t0 thường
C. t0 thấp (-100C)

D. t0 khoảng 50-900C .
Bài tập 2. Điều kiện hiện nay đang áp dụng để nâng cao hiệu suất khi tiến
hành phản ứng tổng hợp NH3 (mùi khai) từ khí N2 và khí H2 là :
A. Hạ t0 vừa phải (400-5000C), áp suất cao và có chất xúc tác.
B. Ở t0 cao, áp suất thấp và có chất xúc tác.
C. Ở t0 khoảng 30000C, áp suất thường và có chất xúc tác.
D. Ở t0 khoảng 300C, áp suất cao và không cần có chất xúc tác.
Bài tập 3. Trong điều kiện nào thì khí N2 và khí O2 có trong không khí kết
hợp với nhau tạo thành khí NO (không màu)?
A. Ở t0 thường.
B. Ở t0 khoảng 1000C
C. Ở t0 khoảng 30000C ( hoặc t0 của lò hồ quang điện).
D. Ở t0 khoảng 3000C ( hoặc t0 của tia sấm sét).
Bài tập 4. Khí NO không màu trong không khí dễ dàng hóa nâu thành khí
NO2 ở điều kiện nhiệt độ cần thiết là
A. Ở t0 thường.
B. Ở t0 khoảng 1000C
C. Ở t0 khoảng 30000C
D. Ở t0 khoảng 3000C
Bài tập 5. Ở nhiệt độ thường khí NO không màu dễ dàng kết hợp với khí O 2
trong không khí để tạo thành khí NO2 có tính chất vật lí là
A. màu nâu đỏ, rất độc
B. màu xanh nhạt, rất độc
C. màu đen, không độc
D. màu khói trắng, rất độc

7


Bài tập 6. Cho 2 phản ứng: N2 tác dụng với H2 và N2 tác dụng với O2. Hai

phản ứng này có đặc điểm giống nhau là
A. đều xảy ra ở điều kiện t0 cao và đều là phản ứng thuận nghịch.
B. đều xảy ra ở điều kiện có tia sấm sét và đều là phản ứng một
chiều.
C. đều xảy ra ở điều kiện thường và đều là phản ứng thuận nghịch.
D. đều xảy ra ở điều kiện cần đun nóng và đều tạo sản phẩm rắn.
( giải thích lựa chọn và viết phản ứng chứng minh?)
Tôi thường nêu ra các bài tập trên để tạo hình thức mới mẻ, tạo
động lực giúp HS ôn tập, củng cố lại nội dung phản ứng hóa học thể hiện
tính oxi hóa và tính khử của Nitơ. Từ đó có thể sử dụng bài tập trên để kiểm
tra đánh giá việc học của HS.
3. Mục tiêu dạy và học của bài là giúp cho học sinh nắm được kiến
thức, khắt sâu và ghi nhớ các phản ứng hóa học trong bài học này. Để đạt
mục tiêu đó một cách hiệu quả, đòi hỏi GV cần nêu các phản ứng kèm theo
hiện tượng, điều kiện xảy ra của phản ứng, để tạo hình ảnh, thông tin sinh
động, để gắn kiến thức phản ứng hóa học với những thực tế gần gũi, có vậy
học sinh mới hứng thú và tích cực hơn trong việc học của mình. Qua tiết
học, nhiều học sinh có thêm tự tin để khẳn định mình vì mình có thêm kiến
thức thực tế về phản ứng của Nitơ trong tự nhiên.
Vấn đề 2: Bài 8. AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
1. Nội dung cơ bản của bài là tính axit yếu và tính khử mạnh của NH 3,
sản xuất NH3, tính kém bền và nhận biết muối amoni. Các phản ứng hóa học
trọng tâm là NH3 tác dụng với quì tím ẩm, với axit HCl, với dung dịch muối
nhôm, sắt… Ở mỗi phần nội dung bài học khi dạy đến các phản ứng đó, tôi
thường nêu ra các bài tập cho HS thực hành nhằm mục tiêu giới thiệu dạng
bài tập, củng cố kiến thức lí thuyết về các phản ứng hóa học, tạo một hình
thức trực quan sinh động để cho HS dễ ghi nhớ nội dung các phản ứng đó…
Các bài tập đó là:
Tính axit yếu và tính khử mạnh của NH3, sản xuất NH3:
Bài tập 1. Dẫn khí NH3 gặp tiếp xúc với giấy quì tím ẩm, quan sát quì tím

thấy có hiện tượng là
A. giấy quì tím ẩm hóa xanh
B. giấy quì tím ẩm không đổi màu
C. giấy quì tím ẩm hóa đỏ
D. giấy quì tím ẩm hóa hồng
Bài tập 2. Dẫn khí NH3 gặp tiếp xúc với khí HCl quan sát thấy có hiện
tượng là
A. có tiến nổ lớn
8


B. không có hiện tượng gì
C. xuất hiện khói trắng
D. có kết tủa màu vàng
Bài tập 3. Dẫn khí NH3 mùi khai vào dung dịch muối AlCl3, quan sát dung
dịch thấy có hiện tượng là
A. có kết tủa trắng không tan trong dung dịch
B. có kết tủa xanh và tan trong dung dịch
C. không có hiện tượng kết tủa
D. có khí NO2 màu nâu đỏ bay ra
Bài tập 4. Dẫn khí NH3 mùi khai lần lượt vào 5 dung dịch: dd AlCl 3; dd
Fe2(SO4)3; dd NaCl; dd HCl; dd H2SO4. Số dung dịch quan sát thấy có kết
tủa là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
(Viết phản ứng chứng minh? )
Bài tập 5. Dẫn khí NH3 mùi khai lần lượt vào 5 dung dịch: dd CuCl 2; dd
Al2(SO4)3; dd MgCl2; dd NaOH; dd H2SO4. Số dung dịch quan sát thấy có

kết tủa là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
(Viết phản ứng chứng minh? )
Bài tập 6. Trong phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2, để cân bằng chuyển
dịch nhanh theo chiều thuận, thu được nhiều NH3, ta cần thiết lập điều kiện

A. Hạ nhiệt độ, tăng áp xuất, dùng chất xúc tác thích hợp
B. Tăng nhiệt độ, hạ áp xuất, dùng chất xúc tác thích hợp
C. Hạ nhiệt độ, tăng áp xuất, không dùng chất xúc tác
D. Tăng nhiệt độ, hạ áp xuất, không dùng chất xúc tác
Tính kém bền và nhận biết muối amoni:
Bài tập 7. Tiến hành đun nóng để nhiệt phân các muối amoni sau: (1)
NH4Cl; ( 2) (NH4)2CO3; (3) NH4NO3. Trường hợp thấy có khí bay ra có mùi
khai là
A. (1) và (2) B. (2)
C. (1) và (3)
D. (3)
+
Bài tập 8. Cation amoni (NH4 ) trong dung dịch có màu là
A. không màu
B. màu xanh lam
C. màu nâu đỏ
D. màu tím đen
Bài tập 9. Khi dùng thuốc thử là dung dịch OH- ( ddNaOH, KOH…) cho
vào dung dịch muối amoni (dd NH4Cl, dd (NH4)2SO4, NH4NO3…), quan sát
thấy có hiện tượng là
A. có khí bay ra không màu, mùi khai

B. có kết tủa trắng
C. có kết tủa xanh và khí bay ra không mùi
9


D. có khí bay ra màu nâu đỏ, không mùi
Bài tập 10. Cho dung dịch NaOH vào các dung dịch muối sau: dd NaCl, dd
NH4Cl, dd (NH4)2SO4, dd MgCl2. Số dung dịch có khí bay ra có mùi khai là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Bài tập 11. Cho dung dịch NaOH vào 5 dung dịch muối sau: (1) dd NaCl,
(2) dd NH4Cl, (3) dd (NH4)2SO4; (4) NH4NO3; (5) dd AlCl3. Dung dịch cho
hiện tượng có khí bay ra có mùi khai là
A. (2), (3), (4)
B. (1), (2), (5)
C. (1), (3), (4)
D. (2), (3), (5)
2. Trên nền tản nội dung kiến thức của bài học, mặt dù SGK nêu
đầy đủ các phản ứng trên, có nhấn mạnh điều kiện và hiện tượng của các
phản ứng ở Hình 2.3; ở Hình 2.5; ở Hình 2.6. Nhưng để làm sinh động hơn
lí thuyết về các phản ứng đó, tôi đã đưa thêm, lồng ghép các bài tập trên vào
giới thiệu đến với HS. Ví dụ như việc đưa bài tập 7 đến với HS, HS thật
hứng thú và hiểu rõ hơn 2 trường hợp nhiệt phân muối amoni.
3. Nhìn chung, bài học “ammoniac và muối amoni” là bài học trọng
tâm của chương. Các phản ứng trong bài chứa đựng nhiều nội dung trực
quan sinh động về điều kiện tiến hành các phản ứng cũng như các hiện
tượng trực quan kèm theo. Việc nêu ra các bài tập trên đến với HS trong tiến
trình dạy học với hình thức là phiếu học tập hoặc dùng CNTT chiếu nội

dung bài tập, thí nghiệm biểu diễn cho HS trực quan đã tạo được hứng thú
học tập cho HS, từ đó tạo hiệu quả dạy học ở nội dung bài học.
Vấn đề 3: Bài 9. AXIT NITRIC (HNO3) VÀ MUỐI NITRAT (NO3-)
1. Nội dung cơ bản của bài là tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh
của HNO3, sản xuất HNO3, tính kém bền và nhận biết muối nitrat.
- Ở phản ứng của HNO3 với kim lọai, SGK chỉ nêu phản ứng mà
không kèm theo việc mô tả hiện tượng có khí bay ra có đặc điểm màu gì…
Điều đó ít thu hút HS, khi tôi đua vào nội dung bài tập 1, dẫn dắt nhận thấy
HS có hứng thú, chú ý và tích cực hơn.
Tính oxi hóa mạnh của axit HNO3:
Bài tập 1. Khi cho lá phôi kim loại Cu vào dung dịch axit HNO 3loãng , quan
sát thấy hiện tượng là
A. dung dịch có màu xanh, khí bay ra hóa nâu trong không khí
B. dung dịch có màu đỏ, không có khí bay ra
C. dung dịch không màu, có khí bay ra mùi khai
D. dung dịch có màu xanh, không có khí bay ra
Bài tập 2. Cho kim loại Al, Fe, Cr vào dung dịch axit HNO 3, quan sát thấy
kim loại không tan, không có hiện tượng gì. Trạng thái dung dịch axit HNO 3
đó là
10


A. axit HNO3 đặc, nguội
B. axit HNO3 loãng, nguội
C. axit HNO3loãng, nóng
D. axit HNO3 đặc, nóng
- Ở phản ứng nhiệt phân muối nitrat, có 3 trường hợp nhiệt phân.
Trường hợp nhiệt phân muối nitrat của kim loại mạnh trước Mg, dùng điều
chế oxi , không tạo ra khí có màu nâu (NO 2), SGK chưa khai thác đến chi
tiết này. Để củng cố kiến thức đó tôi đưa ra bài tập 3, 4. Bài tập tạo được

một hình thức mới để ôn tập lại kiến thức, giúp cho HS có kiến thức thực
tiễn khi nhiệt phân muối nitrat, tránh tình trạng bị ngộ độc bỡi khí NO2.
Nhiệt phân muối nitrat NO3-:
Bài tập 3. Nhiệt phân muối nitrat nào sau đây mà khí bay ra không có màu
nâu đỏ? (giải thích và viết phản ứng)?
A. KNO3
B. Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)2.D. AgNO3.
Bài tập 4. Nhiệt phân 4 lọ đựng muối nitrat sau: (1) KNO 3; (2) NaNO3 (3)
Fe(NO3)2; (4) AgNO3. Các lọ cho hiện tượng có khí bay ra không có màu
nâu đỏ? (giải thích và viết phản ứng)?
A. (1) và (2)
B. (2) và (4)
C. (2) và (3)
D. (3) và (4)
- Ở phản ứng nhận biết muối nitrat. Để củng cố kiến thức về thuốc
thử và hiện tượng tôi đưa ra bài tập 5, 6,7,8. Bài tập tạo được một hình thức
mới để ôn tập lại kiến thức, tránh sự lặp lại nhàm chán, thu hút sự chú ý, hấp
dẫn và tạo được hứng thú học, giúp cho HS có kiến thức thực tiễn khi nhận
biết muối nitrat.
Nhận biết gốc nitrat NO3-:
Bài tập 5. Anion nitrat (NO3- ) trong dung dịch có màu là
A. không màu
B. màu xanh lam
C. màu nâu đỏ
D. màu tím đen
Bài tập 6. Khi dùng thuốc thử là lá kim loại Cu và dd H2SO4 loãng cùng cho
vào dung dịch muối nitrat (dd Fe(NO3)3, dd Cu(NO3)2, NH4NO3…), quan sát
thấy có hiện tượng là
A. có khí bay ra không màu, hóa nâu trong không khí

B. có kết tủa xanh, khí bay ra không màu
C. không có hiện tượng gì
D. dung dịch có màu xanh, không có khí bay ra
Bài tập 7. Khi dùng thuốc thử là lá kim loại Cu và dd H2SO4 loãng cùng cho
vào các dung dịch muối sau: dd NH4Cl , dd FeCl3, dd Fe(NO3)3, dd
Fe2(SO4)3. Dung dịch muối thấy có khí bay ra màu nâu đỏ là
A. dd NH4Cl
B. dd FeCl3
C. dd Fe(NO3)3
D. dd Fe2(SO4)3.
11


Bài tập 8. Khi cho lá phôi kim loại Cu vào 4 dung dịch axit: (1) dd HCl đặc,
(2) dd H2SO4 đặc, (3) dd H2SO4 đặc, (4) ddHNO3 đặc. Dung dịch cho hiện
tượng có khí bay ra màu nâu đỏ là
A. (4)
B. (1) và (4)
C. (2) và (3)
D. (2)
Bài tập 9. Bằng các phản ứng hóa học, giải thích câu thành ngữ nói về hiện
tượng tự nhiên sau?
“ Lúa chim lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”
2. Trên thực tế áp dụng các bài tập này vào việc dạy học nội dung bài
học, tất cả HS đều hứng thú, tích cực học tham gia học tập. Ngoài ra nhóm
bài tập này cũng bổ sung thêm vào nội dung ngân hang câu hỏi để kiểm tra
đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của HS. Việc nêu ra các bài tập trên đến
với HS trong tiến trình dạy học với hình thức là phiếu học tập để củng cố,
kiểm tra mức độ nắm được kiến thức của HS đã dẫn dắt HS tự tham gia học

tập một cách hiệu quả, GV có cơ hội sử dụng phương pháp dạy học tích cực
để dạy HS.
Vấn đề 4: Bài 10. PHOTPHO
1. Các phản ứng hóa học trọng tâm là: sự chuyển đổi giữa hai dạng
thù hình là P trắng và P đỏ theo nhiệt độ; cũng như phản ứng của P với với
O2 theo nhiệt độ. Nội dung ở SGK có mô tả và vẽ hình chỉ dẫn thật đầy đủ
các điều kiện nhiệt độ để phản ứng xảy ra. Điều này đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc học của học sinh và việc dạy của giáo viên. Ở phần bài tập thì
SGK đã đưa ra BT1 nói về điền kiện “nhiệt độ” để có sự chuyển đổi dạng
thù hình; BT3 nói về điền kiện “nhiệt độ” để có phản ứng cháy P trắng và P
đỏ. Việc tôi áp dụng BT1, 3/ trang 49 ở SGK này đã tác động mạnh mẽ, tạo
cơ sở, niềm tin của HS vào khoa học bộ môn với thực tế trong thế giới vật
chất xung quanh, tạo được hứng thú, thúc đẩy tích tích cực học bộ môn. Dựa
trên các bài tập đó, thực tế giảng dạy tôi đưa thêm các câu hỏi và bài tập để
củng cố chi tiết về điều kiện và hiện tượng của các phản ứng trong học bài
này như sau:
Bài tập 1. Phốt pho có 2 dạng thù hình ( 2 đơn chất) chúng khác nhau về
màu sắc là
A. Phốt pho đỏ và Phốt pho đen
B. Phốt pho đỏ và Phốt pho trắng
C. Phốt pho vàng và Phốt pho nâu
D. Phốt pho đỏ và Phốt pho xám
Bài tập 2. Mô tả điều kiện cần thực hiện để biến Phốt pho trắng biến thành
Phốt pho đỏ?

12


Bài tập 3. Phốt pho đỏ biến thành phốt pho trắng trong điều kiện: đun nóng
cho Phốt pho đỏ chuyển thành hơi, không có không khí, và

A. để hơi P ngoài không khí
B. làm lạnh nhanh để ngưng tụ hơi
C. làm lạnh từ từ hơi
D. hạ nhiệt độ xuống 2500C.
Bài tập 4. Khi đun nóng Phốt pho trắng trong điều kiện không có không khí
đến nhiệt độ 2500C. Quan sát thấy hiện tượng là
A. Phốt pho trắng bốc cháy
B. Phốt pho trắng bị nóng chảy và biến dần thành phốt pho đỏ
C. Phốt pho trắng bị nóng chảy và biến dần thành phốt pho đen
D. Phốt pho trắng không bị nóng chảy, không có hiện tượng gì
Bài tập 5. Phốt pho trắng có thể tự bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ tối
thiểu là
A. t0 > 2500C.
B. t0 > 400C.
C. t0 > 42,50C.
D. t0 > 44,10C
Bài tập 6. Phốt pho đỏ có thể tự bốc cháy trong không khí khi bị đun nóng
đến nhiệt độ tối thiểu là
A. t0 > 3500C.
B. t0 > 2500C.
C. t0 > 400C.
D. t0 > 44,10C
Bài tập 7. Chỉ ra phất biểu sai khi nói đến Phốt pho trắng và Phốt pho đỏ ở
các móc nhiệt độ 44,10C; 400C; > 2500C?
A. Phốt pho trắng có t0 nc = 44,10C, có cấu tạo dạng tinh thể.
B. Phốt pho trắng bị bốc chấy trong không khí ở t0 trên 450C
C. Phốt pho trắng bị bốc chấy trong không khí ở t0 trên 400C.
D. Phốt pho trắng bị bốc chấy trong không khí ở t0 trên 2500C.
2. Thực tế dạy học bài học này, nếu GV chỉ dừng lại việc nêu ra các
phản ứng chứng minh tính khử của P mà không chú trọng đến việc lưu ý kĩ

về điều kiện phản ứng thì làm thí nghiệm thực tế HS khó có thể làm thành
công, HS thiếu đi tự tin, tích cực học tập. Xuyên suốt ở các phản ứng trong
bài là nhiệt độ xảy ra phản ứng của P đỏ và P trắng. Khi HS được tiếp cận
các bài tập củng cố này các em dễ dàng nhớ được nội dung cơ bản của bài
học Phôtpho. GV có thể dùng Bài tập 7 để củng cố toàn bài học về cấu tạo
và tính khử của 2 dạng thù hình của photpho.
Vấn đề 5: Bài 11. AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT
1. Nội dung trọng tâm của bài là tính axit trung bình và đa axit của
H3PO4, tính tan và nhận biết muối photphat. SGK có đưa ra bài tập 3/ 54 để
ôn tập, củng cố kiến thức cho HS về cân bằng hóa học là rất hay. Khi dạy
13


học ở nội dung này, GV đưa ra bài tập để nêu vấn đề cho HS thấy rõ cân
bằng thuận nghịch của axit H3PO4 phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia
và sản phẩm. Tuy nhiên nếu có thời gian, GV nên đưa thêm các bài tập về
tính tan của muối photphat, nhận biết muối photphat để gắn kiến thức SGK
với thực tế trực quan, với thí nghiệm hóa học, làm thuận lợi cho HS hiểu về
phân Lân ( phân bón hóa học) sau này. Dựa vào đó tôi vận dụng đưa thêm
các bài tập sau:
Tính axit trung bình và sự phân li 3 nấc của đa axit H3PO4 ?
Bài tập 1. Cho phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch:

→ 3H+ + PO43H3PO4 ¬


Cân bằng thuận nghịch trên chuyển dịch theo chiều nào khi:
a. Thêm dung dịch HCl ? Giải thích?
b. Giảm nồng độ PO43- ? Giải thích?
c. Thêm dung dịch HNO3 ? Giải thích?

d. Thêm dung dịch H3PO4 ? Giải thích?
Tính tan của muối photphat (anion: H2PO4 - ; HPO4 2- ; PO4 3- ):
Bài tập 2. Khi hòa tan 5 muối photphat sau: Na2HPO4, Na3PO4, KH2PO4,
NH4H2PO4, (NH4)3PO4, vào nước. Số trường hợp muối photphat quan sát
thấy tan được là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Bài tập 3. Khi hòa tan 4 muối photphat sau: Ca(H2PO4)2, Ag3PO4,
Mg(H2PO4)2, Ca3(PO4)2, vào nước. Số trường hợp muối photphat quan sát
thấy không tan được là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Bài tập 4. Phân bón hóa học nào sau đây tan ít trong nước nhất?
Ca(H2PO4)2, Ag3PO4, Mg(H2PO4)2, vào nước. Số trường hợp muối photphat
quan sát thấy không tan được là
A. Phân lân có Ca3(PO4)2
B. Phân lân có Ca(H2PO4)2
C. Phân đạm ure có (NH2)2CO
D. Phân kali có K2CO3
- Để củng cố tính tan của muối photphat trong nước ta đưa ra hai bài
tập sau để củng cố 2 ý về tính tan trong bài học. Giúp HS ôn tập lại kiến
thức một cách không nhàm chán.
Nhân biết muối photphat (anion: H2PO4 - ; HPO4 2- ; PO4 3-):
Bài tập 5. Anion photphat (PO4 3-) trong dung dịch có màu là
A. không màu
B. màu xanh lam

C. màu nâu đỏ
D. màu tím đen
Bài tập 6. Khi dùng thuốc thử là dd AgNO3 cho vào các dung dịch muối
photphat (Na2HPO4, Na3PO4, KH2PO4, NH4H2PO4, (NH4)3PO4…). Quan sát
đều thấy hiện tượng là
14


A. có kết tủa màu trắng
B. có kết tủa màu nâu đỏ
C. có kết tủa màu vàng
D. có kết tủa màu xanh
Bài tập 7. Khi dùng thuốc thử là dd AgNO3 cho lần lượt vào 3 dung dịch
muối có trong 3 lọ mất nhãn: (1) NaCl; (2) Na3PO4; (3)NaNO3. Hiện tượng
quan sát không đúng là
A. (1) có kết tủa màu trắng
B. (2) có kết tủa màu vàng
C. (3) có kết tủa màu vàng
D. (3) không có hiện tượng gì
Bài tập 8. Khi dùng thuốc thử là dd AgNO3 cho lần lượt vào 3 dung dịch
axit có trong 3 lọ mất nhãn: (1) HCl; (2) H3PO4; (3)HNO3. Hiện tượng quan
sát không đúng là
A. (1) có kết tủa màu trắng
B. (2) có kết tủa màu vàng
C. (3) có kết tủa màu vàng
D. (3) không có hiện tượng gì
2. Với nội dung nhận biết muối photphat, thường là nhận biết phân
Lân trong các mẫu phân bón hóa học khác hoặc nhận biết axit H3PO4 trong
các mẫu axit khác. HS sẽ rất hứng thú và dễ dàng nắm bát được nội dung
này, vì thế việc đưa ra các bài tập 5,6,7,8, đã gốp phần đáng kể để hình

thành động lực học tập cho HS. Từ đó giúp cho nội dung bài học trở thành
gần gũi, hoạt động học tập của HS được thuận lợi, tích cực. Và giúp cho đề
tài được đồng hành trong hoạt động dạy học nội dung của bài, của chương.
Vấn đề 6: Bài 15-16. CACBON VÀ HỢP CHẤT CACBON
1. Nội dung cơ bản của bài là: tính oxi hóa khử của cacbon; điều chế,
tính chất của CO, CO2, muối cacbonat. Các hợp chất của cacbon gắn liền với
thực tế đời sống, nhưng ở SGK các bài tập củng cố dạng này còn ít, do đó
trong quá trình dạy học tôi đưa thêm các bài tập sau:
Bài tập 1. Khí CO được dùng làm nhiên liệu, khi cháy trong không khí cho
ngọn lửa có màu:
A. đỏ.
B. xanh.
C . vàng tươi.
D. lam nhạt
Bài tập 2. Khí than ướt có khoảng 44% khí CO được điều chế khi cho
t

→ CO + H2
cacbon nung đỏ theo phản ứng: C + H2O ¬

Nhiệt độ cần thiết để tiến hành phản ứng đó là
A. t0 thường.
B. t0 ~ 10500C.
C. t0 < 1050C.
D. t0 > 20520C.
- Khí CO là một chất khử trong công nghiệp luyện kim, việc đưa ra 2
bài tập trên để bước đầu cho HS làm quen với điề kiện của phản ứng điều
chế và hiện tượng của phản ứng đốt cháy. GV vấn đáp với HS để giải 2 bài
tập này.
Dạng bài tập định tính: hấp thụ khí CO2 vào dung dịch Bazơ

0

15


Bài tập 3. Khi cho khí CO2 dư vào dung dịch NaOH, sản phẩm muối thu
được là:
A. Na2CO3 .
B. NaHCO3
C. NaHCO3 và NaOH.
D. Na2CO3 và NaHCO3.
Bài tập 4. Khi hấp thụ khí CO2 vào dung dịch NaOH dư sản phẩm muối thu
được là:
A. NaHCO3.
B. Na2CO3
C. NaHCO3 và NaOH.
D. Na2CO3 và NaHCO3.
Bài tập 5. Khi hấp thụ khí CO2 vào dung dịch NaOH để thu được sản phẩm
muối chỉ có Na2CO3 thì cần dùng lượng mol các chất là
A. NaOH dư
B. CO2 dư.
C. NaOH > CO2
D. CO2 > NaOH
Bài tập 6. Khi hấp thụ khí CO2 vào dung dịch NaOH để thu được sản phẩm
muối chỉ có NaHCO3 thì cần dùng lượng mol các chất là
A. NaOH dư
B. CO2 dư.
C. NaOH > CO2
D. CO2 > NaOH
Bài tập 7. Khi cho dư khí CO2 từ từ vào dung dịch chứa kết tủa CaCO3,

quan sát thấy hiện tượng là:
A. kết tủa không tan, không có hiện tượng gì.
B. kết tủa trắng hóa xanh
C. kết tủa trắng hóa đỏ
D. kết tủa tan trong khí CO2 dư
Bài tập 8. Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2, quan sát thấy hiện
tượng là:
A. không có hiện tượng gì.
B. có kết tủa xanh.
C. có kết tủa trắng, không tan.
D. có kết tủa trắng, tan trong khí CO2 dư
- Việc đưa ra dạng bài tập này để giúp HS ôn tập lại kiến thức hóa 10
ở mục khí SO2 phản ứng với bazo. Cần chú ý rõ ràng cho HS trường hợp
điều kiện định tính để tạo muối axit hoặc muối trung hòa trong phản ứng hấp
thụ ( phản ứng trung hòa).
Nhiệt phân muối cacbonat
Bài tập 9. Khi đun nóng dung dịch muối Ca(HCO3)2 thấy có hiện tượng là
A. có khí màu nâu bay ra
B. có kết tủa trắng.
C. không hiện tượng gì
D. có kết tủa xanh
Bài tập 10. Khi đun nóng dung dịch muối Mg(HCO3)2 thấy có hiện tượng là
A. có khí màu vàng bay ra
B. có kết tủa trắng.
C. không hiện tượng gì
D. có kết tủa đen

16



Bài tập 11. Khi đun nóng dung dịch chứa 4 muối: Na 2CO3; K2CO3 ;
Ca(HCO3)2 ; Mg(HCO3)2 , thấy có khí và hơi bay ra, sau cùng thu được chất
rắn khan gồm các chất là
A. Na2CO3; K2CO3 ; CaCO3 ; Mg(HCO3)2
B. Na2CO3; K2CO3 ; CaCO3 ; MgCO3
C. Na2O; K2CO3 ; Ca(HCO3)2 ; Mg(HCO3)2
D. Na2CO3; K2CO3 ; Ca(HCO3)2 ; MgCO3
- Việc đưa ra dạng bài tập này để giúp HS có nền tản để học về nội dung xử
lí nước cứng ở hóa học 12. GV trong khi giới thiệu bài tập, liên hệ thực tế để
kính thích sự hứng thú của HS. Với nội dung bài tập HS ghi nhớ dễ dàng
tính kém bền của muối hydrocacbonat.
2. Nội dung bài học “ cacbon và hợp chất” có một ý nghĩa gắn liền với
thực tế đời sống, gần giũ với HS. Từ khi HS được tiếp thu các bài tập trên,
các em thấy được phần nào ý nghĩa của bài học, từ đó hứng thú, tích cực tự
học nội dung bài học.
Vấn đề 7: Bài 17. SILIC VÀ HỢP CHẤT SILIC
1. Nội dung cơ bản của bài là: tính oxi hóa khử của Silic; tính chất
của SiO2, H2SiO3, muối silicat. Các hợp chất của Silic rất phổ biến, gắn liền
với thực tế đời sống. SGK có mô tả điều kiện tiến hành một số phản ứng và
các hiện tượng xảy ra của các phản ứng đó. Tuy nhiên số lượng bài tập để
củng cố kiến thức về điều kiện tiến hành, hiện tượng xảy ra của các phản
ứng đó vẫn chưa nhiều. Do vậy nếu chỉ học dựa vào SGK thì bài giảng khô
khan, cứng nhắc khó có thể hấp dẫn người học. Do đó cần thiết đưa ra bài
tập, vấn đề sau để thúc đẩy tính tích cực của HS.
Tính khử của silic:
Bài tập 1. Silic cho phản ứng được với chất nào sau đây ở điều kiện thường?
A. Flo.
B. Clo.
C. Lưu huỳnh.
D. Oxi.

Bài tập 2. Khi cho Silic vào dung dịch kiềm (NaOH, KOH…), quan sát thấy
có hiện tượng:
A. Silic tan và có khí H2 bay ra
B. không có hiện tượng gì
C. chỉ thấy Silic tan
D. có kết tủa trắng
Tính chất hợp chất của silic:
Bài tập 3. Silic đioxxit (thủy tinh) tan dễ dàng (bị ăn mòn) khi tiếp xúc với
dung dịch:
A. NaOH đặc, nóng
B. HCl đặc, nóng
C. NaCl đặc, nóng
D. H2SO4 đặc, nóng
Bài tập 4. Silic đioxxit (thủy tinh) tan dễ dàng (bị ăn mòn) khi tiếp xúc với
dung dịch:
A. axit mạnh HCl.
B. axit yếu HF.
17


C. axit mạnh HNO3.
D. axit mạnh H2SO4.
Bài tập 5. Oxit axit nào sau đây không thể hòa tan và tác dụng được với
nước để tạo thành axit tương ứng?
A. SiO2
B. CO2
C. N2O5
D. SO2
+
2Bài tập 6. Phương trình ion rút gọn: 2H + SiO3 

→ H2SiO3↓ ứng với phản
ứng giữa các chất nào dưới đây?
A. HCl với Na2SiO3
B. H2CO3 với CaSiO3
C. HCl với MgSiO3
D. H2CO3 với K2SiO3
2. Nội dung bài tập 3/ 79-SGK; bài tập 5/ 79-SGK giúp HS ôn tập,
củng cố lại lí thuyết về tính tan và phân li của hợp chất silic. Khi đưa ra nội
dung bài tập đến với HS, tất cả HS đều dễ hiểu và tiếp thu tốt kiến thức.
Trên cơ sở đó tôi xây dựng thêm bài tập 5, 6 ở trên với một nội dung tương
tự có thể dùng để luyện tập hoặc kiểm tra cho HS. Nếu như ở nội dung bài
tập 3, 4, 5 ở trên, GV có thể liên hệ thực tế việc không được sử dụng bình,
lọ bằng thủy tinh (SiO2) để đựng dd NaOH đậm đặc hoặc dd HF, thì ở nội
dung bài tập 6 ở trên, GV có thể liên hệ thực tế về hợp chất hút ẩm trong
bảo quản thực phẩm, dược phẩm, tính tan và phân li của muối silicat. Từ đó
giúp HS thấy được ý nghĩa của bài học trong thực tế, có hứng thú, tích cực
học nội dung bài học góp phần tạo ra bài dạy-học hiệu quả.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Đề tài “KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ HIỆN

TƯỢNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC
CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO VÀ CACBON-SILIC”chỉ dừng lại
ở sự khai thác điều kiện phản ứng, hiện tượng phản ứng của các phản ứng
trong bài học làm cơ sở định hướng cho việc giới thiệu các phản ứng trong
giảng dạy các bài học, giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập,
bước đầu cho học sinh tiếp cận làm quen với thực tế các phản ứng không có
điều kiện tiến hành thí nghiệm trên lớp. Nội dung của đề tài cũng là nguồn
tham khảo trong công tác thiết kế bài giảng của GV, công tác thiết kế đề
kiểm tra đánh giá HS ở mức độ lí thuyết cơ bản và bám SGK.
Dựa vào nội dung đề tài này có thể phân công học sinh dựa vào SGK

tự soạn, tự học nội dung của bài học trong chương Oxi – Lưu huỳnh và qua
đó giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn.
V. KẾT QUẢ
1. Đề tài thật sự mang lại sự tiện ích trong công tác dạy học chương
Nitơ- Photpho và chương Cacbon-Silic, kích thích hứng thú học tập của học
sinh, giúp GV trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Từ khi GV và HS

18


áp dụng đề tài trong hoạt động dạy học của mình, HS cảm thấy hứng thú với
bộ môn hóa học nhiều hơn và ghi nhớ các phản ứng hóa học được tốt hơn,
giúp HS phát triển khả năng tưởng tượng của mình, GV có thêm tài liệu
phục vụ cho công tác giảng dạy theo hướng tích cực. Ngoài ra GV và HS
cũng có thể sử dụng các bài tập này trong kiểm tra, đánh giá HS ví như là
một công cụ điều khiển quá trình học tập của HS theo đúng hướng nội dung
SGK.
2. Từ khi áp dụng nội dung đề tài cho công tác dạy học nội dung
chương Nitơ- Photpho và chương Cacbon-Silic, HS tham gia hoạt động học
tập ở nội dung chương tích cực hơn hẳn. Kiến thức trực quan sinh động ở
các nội dung bài tập trong đề tài đã giúp cho các em ghi nhớ bài học tốt hơn,
các em có tự tin thể hiện kiến thức, áp dụng kiến thức hóa học vào thực tế
đời sống hơn. Những phản ứng hóa học không còn đơn điệu nữa mà gẫn gũi
trong tự nhiên, thực tế.
3. Các kết quả thống kê
- Học sinh chú ý trong tiết học: chiếm 67,0%;
- Học sinh hứng thú (tích cực phát biểu) trong giờ học: chiếm 34,5%;
- Học sinh có hứng thú học ở các tiết thực hành: chiếm 82,9%.
- Giáo viên giới thiệu và viết phản ứng hóa học không kèm theo việc
giới thiệu điều kiện và hiện tượng phản ứng ở các bài học trong chương:

18,3%;
- Giáo viên giới thiệu phản ứng hóa học có kèm theo việc giới thiệu
điều kiện và hiện tượng phản ứng ở các bài học trong chương: 85,3%.
- Kết quả bài kiểm tra chương Nitơ- Photpho và chương Cacbon-Silic
Bài kiểm tra chương
Học sinh
Học sinh
Học sinh
Học sinh
Nitơ- Photpho
đạt điểm
đạt điểm
đạt điểm
đạt điểm
9-10
7-8
5-6
≤4
Số lượng:
5
14
17
5
Lớp thực
41
nghiệm
Phần
11B3
12,2%
34,1%

41,5%
12,2%
trăm:100%
Số lượng:
4
11
14
12
Lớp đối
41
chứng
Phần
11B12
9,8%
26,9%
34,1%
29,3%
trăm:100%
Bài kiểm tra chương
Học sinh
Học sinh
Học sinh
Học sinh
Cacbon-Silic
đạt điểm
đạt điểm
đạt điểm
đạt điểm
9-10
7-8

5-6
≤4
Lớp thực Số lượng:
3
12
17
9
nghiệm
41
19


Phần
7,2%
29,3%
41,5%
22,0%
trăm:100%
Số lượng:
3
9
15
14
Lớp đối
41
chứng
Phần
11B12
7,3%
22,0%

36,6%
34,1%
trăm:100%
-Từ kết quả số liệu thống kê cho thấy:
+ Việc áp dụng nội dung đề tài trên đã thúc đẩy học sinh có hứng thú
và tích cực hơn trong giờ học trên lớp và tự học ở nhà. Các em học sinh ghi
nhớ phản ứng tốt hơn, làm nền tản kiến thức cho các em tiếp thu và hiểu rõ
bản chất của phản ứng từ đó, từ đó giúp các em giải quyết được nhiều vấn đề
trong các bài tập đặc ra.
+ Đối với lớp đối chứng, khi không áp dụng nội dung đề tài làm cho
việc ghi nhớ các phương trình phản ứng máy móc, thiếu hình ảnh trực quan
nên khó nhớ và mau quên, đẫn đến khi kiểm tra các em đạt kết quả không
cao.
+ Qua đó, tôi thấy đề tài này thực sự mang lại hiệu quả, giúp tôi thực
hiện tốt hơn nhiệm vụ dạy học ở chương Nitơ- Photpho và chương CacbonSilic
11B3

VI. KẾT LUẬN
Đề tài được đa số học sinh và giáo viên ủng hộ. Học sinh rất hứng thú
vì học hóa học không còn đơn điệu, kiến thức về các phản ứng hóa học được
mô tả, giới thiệu gắn với thực tế hơn. Với những phản ứng hóa học khó thực
hiện được 55trên lớp, GV mô tả cho học sinh tập cho HS phát triển trí tưởng
tượng để hình dung ra các hiện tượng, điều kiện của phản ứng. Nhiều học
sinh trước đây cho rằng: môn hóa học thật khó học và học ít có hứng thú hơn
các môn học khác, thì bây giờ lại thấy muốn học, muốn được làm thí
nghiệm, muốn được mô tả điều kiện cũng như hiện tượng của phản ứng hóa
học.
Đề tài được đa số học sinh và giáo viên ủng hộ, những học sinh yếu –
kém rất hứng thú vì học hóa học không còn đơn điệu, các em học và nhớ kĩ
các phản ứng trong bài học là cơ sở vững chắc nhất để hiểu nội dung bài

học, từ đó kết quả học bộ môn cũng cao lên. Với những phản ứng hóa học
khó thực hiện được trên lớp, GV mô tả cho học sinh, tập cho HS phát triển
trí tưởng tượng để hình dung ra các hiện tượng, điều kiện của phản ứng.
Nhiều học sinh, trước đây, cho rằng: môn hóa học thật khó học và học ít có
hứng thú hơn các môn học khác, thì bây giờ, lại thấy muốn học, muốn được
làm thí nghiệm, muốn được mô tả điều kiện cũng như hiện tượng của phản
ứng hóa học.
20


Từ thực tế đó, tôi mong muốn đề tài của tôi được cấp trên ủng hộ để
nhiều học sinh và nhiều giáo viên tiếp cận, tham khảo.

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa học10 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGDVN- 2010.
2. Sách giáo khoa hóa học11 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGDVN- 2010.
3. Sách giáo khoa hóa học12 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGDVN- 2010.
4. Sách bài tập hóa học10 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGDVN- 2010.
5. Sách bài tập hóa học11 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGDVN- 2010.
6. Sách bài tập hóa học12 – Nguyễn Xuân Trường – NXBGDVN - 2010.
7. Cẩm nang hóa học10 – Nguyễn Thị.T.Hà – NXBGDVN - 2010.
8. Cẩm nang hóa học11 – Nguyễn Thị.T.Hà – NXBGDVN - 2010.
9. Thí nghiệm hóa học – Trần Quốc Đắc - NXBGD - 2010.
10. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hóa học 10- Hà Nội -2006.
11. Các nguyên tắc dạy học hóa học- Nguồn từ internet.
12. Phương pháp dạy học tích cực- Nguồn từ internet.
13. Phương pháp dạy học hiệu quả- Nguồn từ internet.
14. Phương pháp dạy học nêu vấn đề môn Hóa Học- Nguồn từ internet.
15. Kĩ năng làm thí nghiệm biểu diễn môn Hóa Học - Nguồn từ internet.
16. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa Học – Nguyễn Xuân TrườngPhạm Thị Anh - NXBĐHQG Hà Nội-2011.


Xuân Hưng, ngày 22 tháng 12 năm 2015.
(người viết)
NGUYỄN PHÚC LINH
BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Xuân Hưng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
21


Xuân Lộc , ngày

tháng

năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015- 2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ”KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ
HIỆN TƯỢNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC
CHƯƠNG OXI- LƯU HUỲNH”
-Họ và tên tác giả: NGUYỄN PHÚC LINH ;
Đơn vị (Tổ): HÓA HỌC
-Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục 

Phương pháp dạy học bộ môn: .........................
Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác: ...................................... 
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt  Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


22



×