Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

skkn kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 41 trang )

Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT SÔNG RAY
********
Mã số :……………..

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG
DẠY HỌC MÔN GDCD 10

Người thực hiện: Phạm Thị Dinh
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục:



Phương pháp dạy học bộ môn: GDCD



Phương pháp giáo dục:



Lĩnh vực khác:




Có đính kèm:
 Mô hình.

 Phần mềm.

 Phim ảnh.

 Hiện vật

Cẩm Mỹ, ngày 10 tháng 05 năm 2016

GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 1


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phạm Thị Dinh
2. Ngày tháng năm sinh: 24 - 01- 1984
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 166, ấp Cọ Dầu I, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0907775440 (CQ)/ 0613.713.758
6. Fax:

(NR);


E-mail:

7. Chức vụ: Tổ trưởng Tổ GDCD
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Sông Ray
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học.
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Chính trị.
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 7 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Sử dụng phương pháp dự án trong Hoạt động giáo dục Hướng nghiệp ở bậc
THPT.
Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn GDCD bậc THPT
Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn
GDCD 12

GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 2


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

MỤC LỤC
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................Trang 4
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................Trang 5
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................Trang 6

1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................Trang 6
2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................Trang 10
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.............................................................Trang 12
1. Những yêu cầu cơ bản.................................................................................Trang 12
2. Quy trình kết hợp.........................................................................................Trang 13
3. Thiết kế giáo án............................................................................................Trang 15
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................Trang 28
V. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ................................................Trang 28
1. Kết luận....................................................................................................... Trang 28
2. Đề xuất, khuyến nghị .................................................................................. Trang 29
VI. TƯ LIỆU THAM KHẢO........................................................................... Trang 31
VII. PHỤ LỤC................................................................................................ Trang 32

GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 3


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

GDCD

Giáo dục công dân


PPDH

Phương pháp dạy học

PPTT

Phương pháp thuyết trình

PPTQ

Phương pháp trực quan

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

CNTT

Công nghệ thông tin

THPT


Trung học phổ thông

NXB

Nhà xuất bản

GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 4


BM03-TMSKKN
Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD 10
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là quy luật mà còn là nhu cầu cho cả
người học lẫn người dạy. Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện
một cách bất ngờ và đổi mới cực kì nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt
ra những yêu cầu cần phải đổi mới.
Trước yêu cầu của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển
thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. Luật Giáo
dục năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp

học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh”.
Môn GDCD giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành
vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất
và năng lực cần thiết của người công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng văn
minh.
Ở cấp học phổ thông, môn GDCD là một trong những môn học cơ bản góp phần
tạo nên nội dung dạy học, giáo dục toàn diện. Là môn học trực tiếp giáo dục cho học
sinh những tri thức theo một hệ thống xác định, toàn diện về thế giới quan, nhân sinh
quan. Từ đó giúp học sinh hiểu được những quy luật phát triển tất yếu khách quan của
xã hội loài người, giúp học sinh nhận thức đúng đắn các quy luật phát triển của tự
nhiên, xã hội. Dạy học môn GDCD là nhằm chuyển các giá trị xã hội thành nhận thức,
tình cảm, niềm tin và hành vi tích cực ở học sinh. Muốn vậy dạy học GDCD là một
quá trình tổ chức, sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học sao cho phù hợp với
yêu cầu của thực tiễn.
Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng: bao gồm
cả phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống. Mỗi phương pháp đều có mặt
mạnh và hạn chế riêng. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực không có nghĩa là
bác bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống; vấn đề là
cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có đồng thời
phải vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo và linh hoạt nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập phù hợp với hoàn cảnh, điều
kiện dạy học cụ thể…
Trong những năm qua, hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Ngành,
Trường THPT Sông Ray đã hết sức quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn cả về mặt khách quan và
chủ quan.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: Kết hợp phương pháp thuyết trình và
phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10 là đề tài sáng kiến kinh

nghiệm của mình.
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 5


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con
đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp
là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp
với mục đích đã định.
Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác
với nhau giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.
Nói cách khác, phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích
theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt
động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho HS lĩnh hội nội dung dạy học và đạt
được mục đích dạy học.
1.1.2 Phương pháp thuyết trình
a. Khái niệm
Phương pháp thuyết trình là PPDH trong đó người GV dùng lời nói sinh động,
biểu cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri thức môn GDCD cho HS theo chủ
đích nhất định, nhờ đó HS tiếp thu bài giảng một cách có hệ thống.
b. Các dạng của thuyết trình
- Giảng giải là một dạng của phương pháp thuyết trình trong đó GV dùng lời nói

để giúp HS hiểu các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật. Dạng thuyết trình này
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các PPDH bộ môn. Trong dạy học GDCD,
dạng này thường được sử dụng khi dạy những tri thức mới hoặc khó của bài. Bởi vì
xuất phát từ đặc thù tri thức của bộ môn, mỗi bài học bao giờ cũng gắn liền với các
khái niệm, phạm trù, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp, trong khi
giảng giải, GV có thể kết hợp giảng giải với các PPDH khác như đàm thoại, nêu vấn
đề,... với sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan.
- Diễn giảng là một dạng thuyết trình, trong đó thông qua lời giảng của mình, GV
giúp HS tiếp thu được khối lượng tri thức tương đối lớn theo một hệ thống lôgic chặt
chẽ. Trong dạy học GDCD, diễn giảng thường được áp dụng đối với những bài có nội
dung tri thức phức tạp, khó, trừu tượng, khái quát cao. Ngoài ra, quá trình sử dụng
phương pháp cũng cần kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH khác, nhất là phương
pháp đàm thoại với hệ thống câu hỏi dẫn dắt và phương pháp nêu vấn đề với việc đặt
ra và giải quyết tình huống. Một bài diễn giảng thường được tiến hành theo trình tự ba
bước:
+ Mở đầu (GV giới thiệu nội dung tri thức cần tiếp thu dưới dạng một yêu cầu
hoặc một tình huống có vấn đề).
+ Trình bày nội dung chính (GV lần lượt triển khai các nội dung của tri thức
một cách logic, chặt chẽ để giải quyết vấn đề).
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 6


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

+ Kết thúc (GV khái quát và nhấn mạnh những nội dung cơ bản mà HS cần
nắm vững).
- Kể chuyện là một dạng của phương pháp thuyết trình, trong đó GV dùng lời nói

diễn cảm kết hợp với các sắc thái biểu cảm (điệu bộ, cử chỉ,...) và các phương tiện
khác để thuật lại nội dung một câu chuyện, qua đó giúp HS tiếp thu tri thức của bài
học. Thông qua câu chuyện GV có thể gợi mở vấn đề cho HS, làm sáng tỏ nội dung tri
thức của bài hoặc củng cố kiến thức trọng tâm. Chuyện kể dùng trong dạy học GDCD
rất phong phú, đa dạng và có tác dụng to lớn trong việc hình thành và duy trì tâm lý
hứng thú cho HS.
c. Đánh giá về phương pháp thuyết trình
* Ưu điểm:
- Quá trình tiếp thu nội dung tri thức đảm bảo được tính hệ thống, lôgíc, nhấn
mạnh được những nội dung cơ bản và kiến thức trọng tâm
- GV chủ động trong việc phân phối thời gian cho từng đơn vị kiến thức.
- Truyền thụ được một khối lượng kiến thức lớn trong thời gian tương đối ngắn
và cho một khối lượng lớn HS.
- Không đòi hỏi đầu tư nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại.
- Người GV dễ dàng bao quát lớp.
- Phù hợp với những bài học có khối lượng kiến thức lớn, khó và trừu tượng.
- Có ưu thế trong việc tạo ra sự đồng cảm của người học, tri thức vì thế sẽ dễ
chuyển hóa thành tình cảm, thái độ của HS.
* Hạn chế:
- HS bị dễ bị đẩy vào thế thụ động trong quá trình tiếp thu tri thức, không phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Bài học thường nặng về truyền tải kiến thức nên việc rèn luyện các kĩ năng, kĩ
xảo cho HS thường không được quan tâm đúng mức.
- Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh bị hạn chế,
bài học thường đơn điệu, nhàm chán
- Do lối truyền thụ diễn ra một chiều nên GV gặp khó khăn trong việc thu nhận
thông tin phản hồi từ phía HS, vì thế việc đánh giá khả năng tiếp thu bài học của HS
sẽ bị hạn chế.
d. Một số yêu cầu sư phạm
- Người GV cần có sự mẫu mực trong tác phong và lối sống đạo đức, thái độ làm

việc nghiêm túc, nhiệt tình, lối ứng xử thân tình, gần gũi HS.
- Lời giảng cần chính xác, rõ ràng và đạt tới sự biểu cảm (kết hợp sắc thái tình
cảm, cử chỉ với ngữ điệu của lời nói...)
- Tốc độ và cường độ của lời giảng phải phù hợp với đặc điểm tri thức của bài
học, đối tượng nhận thức.
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 7


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

- Khi sử dụng phương pháp thuyết trình cần phải nghiên cứu kỹ mục tiêu, chuẩn
kiến thức, kỹ năng và nội dung của bài học để xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và
lựa chọn những nội dung thiết thực nhất đưa vào giảng dạy. Trên cơ sở xác định kiến
thức cơ bản, trọng tâm của bài dạy, căn cứ vào thời gian lên lớp, trình độ của đối
tượng, mục tiêu và chuẩn kiến thức của từng bài, giáo viên sẽ xác định và lựa chọn
những nội dung phải nói, cần nói và nên nói tương ứng với những gì người học phải
biết, cần biết và nên biết.
- Sử dụng các thao tác tư duy lôgíc (diễn dịch, quy nạp, làm rõ nội hàm các khái
niệm, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,... ) để giúp HS khai thác
sâu nội dung bài học.
- Kết hợp với các PPDH khác một cách linh hoạt và khai thác sự hỗ trợ của các
phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin.
1.1.3. Phương pháp trực quan
a. Khái niệm
Trực quan là PPDH trong đó GV sử dụng các phương tiện tác động trực tiếp đến
cơ quan cảm giác của HS giúp các em tiếp thu tri thức của bài học một cách nhẹ
nhàng, sinh động và hiệu quả.

Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phù hợp với con đường biện
chứng của quá trình nhận thức, đó là quá trình đi từ trực quan sinh động (nhận thức
cảm tính) đến tư duy trừu tượng (nhận thức lý tinh), đi từ cụ thể đến trừu tượng.
b. Các dạng trực quan trong dạy học GDCD ở phổ thông
Nếu căn cứ vào các giác quan mà phương tiện trực quan tác động thì có thể phân
chia thành các dạng trực quan sau đây:
- Phương tiện trực quan tác động vào thị giác, bao gồm tranh, ảnh, sơ đồ (sơ đồ
cấu trúc, sơ đồ quá trình...), lược đồ, bản đồ, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ của GV trên
bảng...
- Phương tiện trực quan tác động vào thính giác bao gồm âm thanh (nhạc, lời nói,
tiếng động, đoạn hội thoại...)
- Phương tiện trực quan tác động tổng hợp các giác quan, bao gồm phim, video,
clip, vật thể, sự vật, hiện tượng trong quá trình tham quan thực tế.
c. Các bước tiến hành:
- GV đưa ra phương tiện, tài liệu trực quan theo ý đồ giảng dạy
- HS tiếp cận, khai thác thông tin từ phương tiện trực quan theo các câu hỏi, yêu
cầu, gợi ý của GV.
- HS phát biểu, trao đổi, thảo luận về thông tin thu được.
- GV tổng hợp và đưa ra kết luận.
d. Đánh giá về phương pháp trực quan trong dạy học GDCD
* Ưu điểm:
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 8


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

- Giúp tri thức của bài học trở nên sinh động, kích thích được hứng thú và phát

huy tính tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức của HS.
- Giúp HS huy động sự tham gia của nhiều giác quan, phát triển năng lực chú ý,
quan sát, hình thành và bồi dưỡng trí tò mò khoa học của HS.
- Phù hợp với quá trình nhận thức của HS.
- Nếu sử dụng các sơ đồ một cách khoa học còn giúp HS nắm được tri thức một
cách khái quát, hệ thống.
* Hạn chế:
- Sử dụng sơ đồ trực quan dễ hình thành ở HS tư duy siêu hình, máy móc.
- HS bị phân tán chú ý, thiếu tập trung vào các dấu hiệu cơ bản nhất của sự tiếp
nhận tri thức, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của
HS.
- Phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
e. Một số yêu cầu sư phạm
- Phải lựa chọn phương tiện trực quan phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
- Các tài liệu trực quan đưa ra cần đảm bảo tính chính xác, chân thực, rõ ràng.
Cần hết sức tránh sử dụng những tài liệu trực quan chưa được kiểm tra kĩ càng, không
đảm bảo độ tin cậy.
- Phải xác định được thời điểm sử dụng phương tiện sao cho thích hợp và hiệu
quả nhất.
- Sử dụng các phương tiện trực quan cần đúng địa chỉ, đúng chỗ, đúng thời điểm..
- Phải nắm vững các yêu cầu và cách thức sử dụng đối với từng loại phương tiện
trực quan.
- Nhanh chóng tiếp cận, khai thác các thành tựu mới nhất: các phần mềm dạy
học, internet... vào dạy học trực quan để đạt hiệu quả cao hơn.
- Không được lạm dụng các phương tiện trực quan.
1.2 Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan trong dạy học
môn GDCD lớp 10.
Khi bàn về khái niệm kết hợp, Từ điển Tiếng Việt viết: “Kết hợp là gắn với
nhau để bổ sung cho nhau”. Do đó trong dạy học môn GDCD lớp 10 kết hợp phương
pháp thuyết trình với phương pháp trực quan được hiểu là gắn phương pháp thuyết

trình với phương pháp trực quan với nhau nhằm phát huy những ưu điểm và khắc
phục những nhược điểm của các phương pháp dạy học trong quá trình dạy học môn
GDCD lớp 10.
Trong quá trình nghiên dạy học, tôi nhận thấy phương pháp thuyết trình và
phương pháp trực quan có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ cho nhau. Trực quan có giá trị
minh họa, hỗ trợ rất lớn cho việc thuyết trình. Quá trình nhận thức của con người chia
làm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính gồm
các hình thức như cảm giác, tri giác, biểu tượng. Nhận thức lý tính gồm khái niệm,
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 9


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

phán đoán, suy luận. Trong nhận thức cảm tính, có càng nhiều cơ quan cảm giác trực
tiếp tiếp xúc với sự vật hiện tượng thì tài liệu nhận thức càng đa dạng, phong phú, trở
thành cơ sở tin cậy cho nhận thức lý tính. Phương pháp dạy học lợi dụng đặc điểm này
để xây dựng phương pháp trực quan. Khi sử dụng phương pháp thuyết trình để dạy
học môn GDCD, giáo viên buộc phải thuyết trình, giảng giải, phân tích, tổng hợp,
khái quát, kết luận các chủ đề, quan điểm, quy luật, nguyên lý trong nội dung bài học.
Như vậy thuyết trình buộc phải vào cuộc tích cực khi giáo viên sử dụng phương pháp
trực quan. Nếu giáo viên biết kết hợp hai phương pháp này một cách sáng tạo thì sẽ
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
1.3 Ý nghĩa của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực
quan trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10
Việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan trong dạy
học môn Giáo dục công dân lớp 10 có ý nghĩa rất quan trọng, nó sẽ làm mất đi tính
đơn điệu trong bài giảng, làm cho học sinh không cảm thấy mệt mỏi khi tiếp thu nhiều

kiến thức trong một thời gian ngắn với lối thuyết trình khô khan thiếu sinh động,
những hình ảnh, biểu đồ sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú học tập hơn, đảm bảo
tiếp thu kiến thức có bản nhất đi từ trừu tượng đến cụ thể, kích thích sự chủ động rất
cao của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Về dạy học môn GDCD lớp 10
Qua trao đổi và tìm hiểu, tất cả các GV đều cho rằng kết hợp PPTT với PPTQ
đem lại động lực dạy và học cho cả GV và HS. GV tìm tòi, đầu tư hơn trong dạy học,
đồng thời HS cũng hứng thú hơn trong học tập, hạn chế được mức thấp nhất những
điểm yếu của PPTT và phát huy ở mức cao nhất những điểm mạnh của PPTQ làm cho
bài học nhẹ nhàng hơn và kiến thức mà HS lĩnh hội được cũng ở mức cao nhất.
Bảng 1 Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc kết hợp PPTT với PPTQ trong
dạy học môn GDCD lớp 10
STT

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Rất cần thiết

6

100%

2


Cần thiết

0

0

3

Bình thường

0

0

4

Không cần thiết

0

0

(Nguồn: số liệu điều tra GV ở trường THPT Sông Ray tháng 9/2015)
Đa số Gv đều hiểu được sự cần thiết phải kết hợp PPTT với PPTQ trong dạy
học môn GDCD lớp 10, nắm vững các kĩ năng lên lớp để có cách truyền đạt phù hợp
giúp HS nắm được các kiến thức bộ môn.
Bảng 2 Mức độ bồi dưỡng PP dạy học của GV môn GDCD
STT


Mức độ

GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Số lượng

Tỷ lệ %
Trang 10


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

1

Thỉnh thoảng

0

0

2

Thường xuyên

6

100%

3


Chưa bao giờ

0

0

(Nguồn: số liệu điều tra GV ở trường THPT Sông Ray tháng 9/2015)
Qua trao đổi và sinh hoạt chuyên môn trực tiếp tôi nhận thấy đa số GV thường
xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (100%), các GV đều cho rằng việc kết hợp
PPTT với PPTQ trong dạy học môn GDCD lớp 10 là rất phù hợp, làm cho tiết học
không nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt mà còn đạt được hiệu quả cao sau mỗi tiết dạy.
2.2. Về học tập môn GDCD lớp 10
Để tìm hiểu nhận thức về vai trò và thái độ học tập môn GDCD lớp 10 của HS
và làm cơ sở cho việc nghiên cứu về thực trạng tiếp cận với PPTT với PPTQ của HS
trong giờ học môn GDCD lớp 10, tôi đã tiến hành khảo sát 200 HS lớp 10 của trường
THPT Sông Ray về nhận và thái độ học tập môn GDCD lớp 10 với kết quả như sau:
Bảng 3 Kết quả nhận thức của HS đối với môn GDCD lớp 10
STT

Nội dung

Số ý kiến

1

Là môn học quan trọng, cần thiết, bổ ích 131
cho cuộc sống

65,50


2

Là môn học phụ, học cũng được mà không 43
cũng được

21,50

3

Là môn học không thiết thực

13

26

Tỷ lệ %

(Nguồn: số liệu điều tra HS ở trường THPT Sông Ray tháng 9/2015)
Bảng 4 Mức độ tích cực của HS đối với giờ học môn GDCD
STT

Ở trên lớp, em tham gia phát biểu ý kiến, Số ý kiến
xây dựng bài, tranh luận, thảo luận như thế
nào trong tiết học môn GDCD

Tỷ lệ

1


Thường xuyên

103

51,50

2

Đôi khi

32

16,0

3

Không bao giờ

65

32,50

(Nguồn: số liệu điều tra HS ở trường THPT Sông Ray tháng 9/2015)
Qua số liệu điều tra ở bảng 3 và 4 cho thấy: đa số HS đều nhận thức đúng về vai
trò, vị trí môn GDCD, cụ thể có 131 số HS (65,50%) cho rằng môn GDCD là môn học
cần thiết và bổ ích trong cuộc sống. Mặc dù đa số HS đều nhận thức đúng về vai trò,
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 11



Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

vị trí môn GDCD, song về ý thức, thái độ học tập thì trái với nhận thức. Chỉ có
51,50% số HS có thái độ thường xuyên tham gia vào xây dựng bài, 16 % số HS đôi
khi tham gia vào xây dựng bài, còn lại 32,50% số HS không quan tâm đến môn học.
Như vậy giữa nhận thức về vai trò, vị trí của môn học và thái độ học tập của HS
có sự mâu thuẫn. Qua tìm hiểu tôi được biết nguyên nhân chủ yếu là do phương pháp
dạy học của GV chưa thật sự kích thích được sự hứng thú, tích cực, chủ động của HS.
Sự hứng thú là một yếu tố tạo nên tính tích cực của HS trong quá trình lĩnh hội
kiến thức. Để tìm hiểu mức độ đón nhận của HS khi được GV thực hiện kết hợp
PPTT với PPTQ cho HS khi học môn GDCD. Bằng phương pháp điều tra tôi thu
được kết quả như sau:
Bảng 5 Mức độ hứng thú của học sinh khi được GV tổ chức thực hiện PPTT
với PPTQ trong dạy học môn GDCD
STT

Thái độ

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Rất hứng thú

104


52

2

Hứng thú

60

30

3

Bình thường

25

12,50

4

Không hứng thú

9

4,5

(Nguồn: số liệu điều tra HS ở trường THPT Sông Ray tháng 9/2015)
Từ số liệu trên cho thấy, đa số HS hứng thú học theo PPTT kết hợp với PPTQ đối
với môn GDCD, trong đó rất hứng thú chiếm 52% và hứng thú chiếm 30%. Vì vậy,
nếu GV vận dụng tốt việc kết hợp hai phương pháp này sẽ kích thích sự hứng thú và

phát huy tính chủ động, tích cực của HS trong quá trình tiếp thu kiến thức bài học.
III. GIẢI PHÁP VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI
PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN LỚP 10
1. Những yêu cầu cơ bản khi kết hợp phương pháp thuyết trình với phương
pháp trực quan trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10
Để có thể có một phương pháp kết hợp tốt nhất điều cốt yếu đầu tiên giáo viên
cần phải tuân thủ những yêu cầu khi sử dụng phương pháp thuyết trình và phương
pháp trực quan, những yêu cầu ấy là tiền đề cho việc giáo viên dùng phương pháp
thuyết trình để kết hợp với phương pháp trực quan nhằm phát huy được tính tích cực
của học sinh, bên cạnh đó trong lúc thực hiện hai phương pháp kết hợp đòi hỏi giáo
viên cần phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản sau :
Điều đầu tiên người giáo viên phải đảm bảo tính hệ thống trong khi kết hợp
các phương pháp, phải theo một hệ thống nhất định, phương pháp nào sẽ đưa vào dạy
trước và sau.
Tính vừa sức đối với việc ứng dụng các phương pháp dạy học vào dạy cho học
sinh là rất quan trọng, giáo viên phải lựa chọn phương pháp kết hợp phù hợp với đối
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 12


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

tượng học sinh. Chẳng hạn, khi dạy đến bài : Thế giới quan và phương pháp luận biện
chứng, giáo viên không thể sử dụng ngay những phương pháp mới đối với học sinh
mới vừa lên cấp THPT và tùy vào trình độ, học lực của học sinh mà có cách truyền
thụ phù hợp nhất.
Trong khi tiến hành vận dụng sự kết hợp giáo viên cần phải phát huy tối đa

phương pháp mà mình đã sử dụng trong bài giảng, tránh lạm dụng quá những phương
pháp đổi mới theo hướng làm cho học sinh quá chú ý đến những biểu hiện của nó như:
hình ảnh trực quan quá màu sắc sẽ khiến học sinh mất tập trung học tập, hay sử dụng
trình chiếu Powerpoint hoặc là tham quan…
Ngoài ra trong lúc sử dụng biện pháp kết hợp ấy cần phải đảm bảo những yêu
cầu chung của việc dạy học như: lời giảng của giáo viên phải rõ ràng, chính xác, đúng
tiến độ, cường độ, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn luôn phát huy tính tích cực của học
sinh bằng cách thường xuyên tìm tòi, cập nhật thông tin mới nhất, mục đích cuối cùng
vẫn là sự hiểu biết tối đa của học sinh và khả năng vận dụng vào thực tiễn của các em
có hiệu quả, đó mới chính là đổi mới phương pháp.
Khi kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp trực quan người
giáo viên cần chú ý đến phương tiện, dụng cụ dạy học. Bởi vì việc sử dung đồ dùng
dạy học trong giảng dạy là một việc làm cần thiết trong lúc giảng dạy, nó sẽ làm tăng
hiệu quả giảng dạy, nếu chỉ sử dụng lối giảng giải hay diễn giảng thì sẽ mang tính đơn
điệu trong bài giảng, mặc khác khi lựa chọn phương tiện dạy học phải phù hợp với
phương pháp mà mình đã chọn.
Mặc khác, khi kết hợp giáo viên cần phải chú ý đến hoàn cảnh kinh tế - xã hội
của trường nơi mình giảng dạy, trình độ tri thức của học sinh, vốn sống của học
sinh…để có thể lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất.
2. Quy trình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan
trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10
Trên cơ sở lôgic vấn đề cần phải đảm bảo khi tiến hành vận dụng kết hợp
phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan trong dạy học môn Giáo dục
công dân lớp 10, người giáo viên còn phải tuân thủ theo quy trình kết hợp theo các
bước như sau:
Bước 1: Quy trình chuẩn bị kế hoạch bài giảng kết hợp phương pháp thuyết
trình với phương pháp trực quan trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 bao
gồm các bước sau:
Xác định mục tiêu bài giảng: Đây chính là bước quan trọng đầu tiên trong việc
chuẩn bị kế hoạch dạy học, để đi vào thực hiện một bài giảng trên lớp, công việc xác

định mục tiêu bài dạy là rất quan trọng, nếu xác định mục tiêu không đúng sẽ dẫn đến
lựa chọn phương pháp, phương tiện sai lệch, hậu quả là bài dạy không đạt yêu cầu
giáo dục để ra. Chẳng hạn, khi dạy bài 3 ( GDCD 10) : “Sự vận động và phát triển của
thế giới vật chất”, mục tiêu của bài học này là giúp học sinh nắm được thế nào là vận
động, các hình thức vận động cơ bản, phát triển, trên cơ sở rèn luyện cho học sinh kĩ
năng quan sát vấn đề diễn ra xung quanh, xem xét mọi sự vật, hiện tượng trong sự
biến đổi không ngừng và luôn phát triển. Dựa vào mục tiêu này giáo viên sẽ dễ dàng
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 13


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

đưa ra được những phương pháp dạy học thích hợp và có cách thức tổ chức lớp học tối
ưu nhất.
Xác định kiến thức trọng tâm bài giảng: Việc xác định đúng kiến thức trọng tâm
của bài sẽ giúp cho việc dạy của giáo viên trở nên thuận lợi và có chất lượng hơn vì
nếu xác định đúng trọng tâm ta sẽ phân phối thời gian dạy hợp lý hơn, cần đi sâu
giảng kiến thức trọng tâm tránh không xác định đúng sẽ dẫn đến dạy dàn trải, cháy
giáo án. Nếu làm được bước này giáo viên sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng
tâm và vận dụng kiến thức vào cuộc sống rất có hiệu quả.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học: Là công việc không thể thiếu
trong một tiết dạy, việc chuẩn bị tốt đồ dùng và phương tiện dạy học sẽ làm tăng sự
hứng thú của học sinh khi học, có thể giúp học sinh thông qua bài học cùng với sự
củng cố bằng sơ đồ, biểu đồ hay lồng ghép tranh ảnh hiện thực sinh động rèn luyện kĩ
năng của mình và nắm vững trọng tâm của bài hơn.
Tham khảo tài liệu, giáo trình có liên quan: Để có một tiết dạy tốt điều đòi hỏi
rất lớn đối với người dạy, đó chính là chuyên môn và nghiệp vụ, trước khi dạy giáo

viên phải nắm vững kiến thức bộ môn và phải tham khảo nhiều tài liệu khác có liên
quan để đảm bảo rằng lượng kiến thức cung cấp cho học sinh vừa cơ bản vừa thiết
thực mang tính đảng sâu sắc
Bước 2: Thiết kế nội dung kế hoạch bài giảng: Việc thiết kế một bài giảng
như thế này không khác gì so với một bài giảng thông thường, bao gồm có 5 bước
nhỏ:
- Tên bài dạy, tuần, tiết, ngày soạn, ngày dạy (lớp dạy): phần này ghi ở cột trái
hoặc phải
- Mục I: Mục tiêu bài học bao gồm có kiến thức mà HS cần phải đạt, kĩ năng
và thái độ
- Mục II: Nội dung trọng tâm là phần nêu trong bài giảng bao gồm mấy đơn vị
kiến thức và từ đó xác đinh trọng tâm của bài
- Mục III: Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học :
+ Phương pháp: Bao gồm hệ thống các phương pháp giảng dạy truyền thống
lẫn hiện đại kết hợp xen lẫn nhau trong bài giảng nhưng phải phù hợp với nội dung bài
học, đối tượng HS…
+ Hình thức tổ chức dạy học : có thể theo nhóm hoặc theo cá nhân tủy theo bài
- Mục IV : Phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+ Giáo viên : Chuẩn bị đồ dùng dạy học như giáo án, thước kẻ, phấn, bảng phụ,
nam châm… và tham khảo các loại tài liệu khác có liên quan.
+ Học sinh : Nghiên cứu trước SGK và trả lời các câu hỏi phía sau bài.
- Mục V: Tiến trình dạy và học: Đây chính là phần quan trọng nhất
của bài bao gồm:
+ Ổn định tổ chức lớp (thời gian…)
+ Kiểm tra bài cũ (thời gian...)
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 14



Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

+ Giới thiệu bài mới (thời gian...)
+ Dạy bài mới (thời gian...)
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cơ bản

.........................

.........................

Cụ thể hơn ở phần này sẽ được thực hiện ở bước 3
+ Củng cố (thời gian)
+ Dặn dò (thời gian)
Bước 3: Thực hiện kế hoạch bài giảng
Đây được xem là bước quan trọng, quyết định nhất cho chất lượng dạy học của
giáo viên. Việc thực hiện dạy học đúng với yêu cầu mục tiêu đặt ra không đơn giản
một chút nào cả. Trong tiến trình tiến hành dạy một bài giảng kết hợp các phương
pháp đòi hỏi giáo viên cần chú ý những yêu cầu sau đây :
- Sau khi đã chuẩn bị xong các khâu kế hoạch bài giảng, giáo viên bắt đầu đi
vào bài giảng trên lớp chính thức, điều đầu tiên giáo viên cần phải nắm vững kiến thức
cần truyền đạt, trình bày một bài giảng theo các bước nêu ở trên, trong từng bước cần
phải thực hiện kết hợp các phương pháp phù hợp với nội dung bài giảng. Bài giảng sẽ
được trình bày theo một lôgic, lịch sử vấn đề.
- Ngoài việc đảm bảo về nội dung và lôgic bài dạy, việc thống nhất lựa chọn
các phương pháp kết hợp trong bài dạy là một việc làm rất quan trọng, quyết định đến
chất lượng tiết học của học sinh. Vì vậy, cần lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng
đơn vị kiến thức và từng phần.

Bước 4: Tổng kết kiểm tra, đánh giá bài giảng
Đây là khâu cuối cùng của quy trình, để biết hiệu quả giảng dạy ra sao đòi hỏi
người giáo viên phải tiến hành củng cố bằng cách hệ thống hóa kiến thức hay cho HS
làm bài kiểm tra sau đó là đánh giá tiết dạy và rút kinh nghiệm cho tiết sau. Cần lưu ý
rằng, kiểm tra đánh giá không phải là một khâu trong quá trình dạy học nữa mà kiểm
tra đánh giá là một quá trình, nếu biết cách sử dụng tốt hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn.
3. Thiết kế giáo án
Bài 9
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, LÀ MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
( Tiết 1)
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người.
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 15


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

- Hiểu rõ con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổi
của xã hội.
- Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên sự nhận thức và vận dụng các quy luật
khách quan.
2. Về kỹ năng:
- HS lấy được ví dụ để chứng minh: tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ
sản xuất đối với việc hình thành và phát triển của xã hội loài người.

- Nắm được các thông tin, chứng minh được sự quan tâm của đảng và Nhà nước
ta đối với sự phát triển toàn diện của con người.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và hoạt động
hàng ngày.
II- Nội dung trọng tâm:
Tiết 1: Phân tích rõ được Con người là chủ thể của lịch sử.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Kết hợp PPTT với PPTQ
Ngoài ra có sử dụng một số phương pháp khác như: đàm thoại, nêu vấn đề, thảo
luận nhóm…
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị
phiếu học tập, máy tính, máy chiếu.
V- Tiến trình bài học
1.Ổn định lớp-Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức? Lấy ví dụ chứng minh.
3. Dạy bài mới.
GV giới thiệu bài: Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của lịch sử, các nhà triết học
duy tâm cho rằng: Thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển của lịch
sử loài người. Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học và nhiều ngành khoa học
khác, triết học duy vật biện chứng đã khẳng định: Giới tự nhiên có trước con người,
còn người và xã hội là sản phẩm của tự nhiên. Con người là chủ thể của lịch sử, là
mục tiêu phát triển của xã hội.

Hoạt động của thầy và trò
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Nội dung kiến thức cơ bản

Trang 16


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

Hoạt động 1:

1- Con người là chủ thể của lịch sử.

Chứng minh: Con người tự sáng tạo a) Con người tự sáng tạo ra lịch sử
ra lịch sử của chính mình.
của mình.
- Mục tiêu: HS hiểu được chính con * Quá trình phát triển của con người:
người tạo ra lịch sử của chính mình.
- Cách tiến hành:
+ GV tổ chức cho HS thảo luận về vai
trò của lao động đối với sự phát triển
của lịch sử.
+ Hướng dẫn học sinh nghiên cứu
SGK, đọc tư liệu tham khảo, thảo
luận.
+ GV giảng giải kết hợp với hình ảnh
minh họa để làm rõ nội dung.
Câu hỏi:
GV: Người tối cổ, người tinh khôn
đã chế tạo ra những công cụ lao
động nào?
GV: Việc thay đổi công cụ lao động
có ý nghĩa gì đối với sự chuyển hoá 4.000.000 năm đến 1.600.000 năm
trước công nguyên

từ vượn cổ thành người ?
GV: Những công cụ lao động có ý - Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá,
nghĩa gì đối với sự ra đời và phát cành cây làm công cụ lao động.
triển của lịch sử xã hội ?
+ HS: Cả lớp trao đổi

- Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng
công cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng
đồ kim loại.

+ GV: ghi nhanh ý kiến của HS lên
* Quá trình phát triển của xã hội.
góc bảng phụ
+ GV: Nhận xét, kết luận: Lịch sử - Người tối cổ sống theo bầy, đàn
loài người hình thành từ khi con trong hang động, núi đá, sau biết dựng
người biết lao động sản xuất. Nhờ chế lều.
tạo và sử dụng công cụ lao động, con
người đã tự tách mình ra khỏi thế giới
loài vật để chuyển sang thế giới loài
người.

GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

- Người tinh khôn: Sống từng nhóm
nhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hình
thành thị tộc, bộ lạc.
=> xã hội loài người ra đời.

Trang 17



Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

* Việc chế tạo ra công cụ lao động đã
làm cho xã hội ngày một phát triển.
* Tóm lại: Như vậy thông qua quá
trình lao động và chế tạo công cụ lao
động đã giúp con người tự sáng tạo ra
lịch sử của chính mình.
* Hoạt động 2: Chứng minh con b- Con người là chủ thể sáng tạo nên
người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị các giá trị vật chất và tinh thần của
vật chất và tinh thần cho xã hội, là xã hội.
động lực của các cuộc cách mạng xã
hội.
* Chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật
* Cách tiến hành: thảo luận nhóm, chất:
Thuyết trình + trực quan minh họa
+ GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng
dẫn học sinh thảo luận theo nhóm.
Việc chia nhóm và giao nhiệm vụ đã
được giáo viên phân công trong tiết
học trước.
+ Sau khi HS trình bày xong, GV
giảng giải kết hợp với hình ảnh minh
họa ( có thể sử dụng hình ảnh trong
bài powerpoint của HS) để làm rõ,
kết luận nội dung.
Nhóm 1: Chứng minh con người là
chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất

cho xã hội ? ( Thuyết trình và có bảng
trình chiếu Power Point)
Mục tiêu: trình bày được con người là
chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật
chất.
Cách thức tiến hành: Nhóm 1 cử đại Sản xuất lương thực, thực phẩm
diện thuyết trình, rút ra kết luận.
- Để tồn tại và phát triển con người
phải lao động sản xuất tạo ra của cải
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 18


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

Nhóm khác nhận xét bổ sung, đặt câu vật chất để nuôi sống xã hội.
hỏi nếu có.
- Sản xuất ra của cải vật chất là đặc
GV: nhận xét, bổ sung, kết luận.
trưng chỉ có ở con người.
- Là kết quả quá trình lao động và
sáng tạo của con người.

Tư liệu sinh hoạt, hàng tiêu dùng
Nhóm2 : Chứng minh con người là
chủ thể sáng tạo ra các giá trị tinh
thần cho xã hội ? ( Thuyết trình và có
bảng trình chiếu Power Point)


* Sáng tạo ra các giá trị tinh thần:
- Đời sống lao động của con người là
nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn
hoá, tinh thần

Mục tiêu: trình bày được con người là - Con người là tác giả của các công
chủ thể sáng tạo ra các giá trị tinh trình văn hoá nghệ thuật
thần.
Cách thức tiến hành: Nhóm 2 cử đại
diện thuyết trình, rút ra kết luận.
Nhóm khác nhận xét bổ sung, đặt câu
hỏi nếu có.
GV: nhận xét, bổ sung, kết luận.

Vạn Lý Trường Thành của Trung
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 19


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

Quốc

Di sản phi vật thể

Khu kim tự tháp Giza


• Nhã nhạc cung đình Huế, (tháng
11 năm 2003) là di sản văn hóa
thế giới phi vật thể đầu tiên ở
Việt Nam
• Không gian văn hóa Cồng
Chiêng Tây Nguyên, (năm 2005)
được công nhận là kiệt tác truyền
khẩu.
• Không gian văn hóa Quan họ
Bắc Ninh được ngày 30/9/2009

Ca trù

• Ca trù được công nhận ngày
01/10/2009

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn
Du được Unesco công nhận là di sản
văn hóa thế giới, được dịch ra nhiều
thứ tiếng. Tác phẩm này đã đưa
Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn
hoá thế giới .
Hoạt động 3:

c- Con người là động lực của các
Nhóm 3: Chứng minh con người là cuộc cách mạng xã hội.
động lực của các cuộc cách mạng xã
hội ?
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray


Trang 20


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

Nhóm 3 và cả lớp xem lại đoạn phim
tư liệu mà giáo viên đã cung cấp cho
nhóm 3. Nhóm 3 trình bày nội dung
của đoạn phim, rút ra kết luận.
Nhóm khác nhận xét bổ sung, đặt câu
hỏi nếu có.

- Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là
động lực thúc đẩy con người không
GV: nhận xét, bổ sung, kết luận.
ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi
Lịch sử loài người hình thành khi con cuộc cách mạng xã hội đều do con
người biết chế tạo công cụ lao động, người tạo ra.
xét cho cùng đó là lịch sử phát triển
Ví dụ: Từ công xã nguyên thủy ->
của các phương thức sản xuất mà
chiếm hữu nô lệ -> phong kiến -> tư
trong đó con người là lực lượng
bản chủ nghĩa - > xã hội chủ nghĩa
chính. Vì vậy con người là chủ thể
sáng tạo ra lịch sử, con người cần biết Kết luận: Con người là chủ thể của
tôn trọng các quy luật khách quan, lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. Trong quá
biết vận dụng quy luật khách quan trình đó, con người luôn ton trọng và
trong các hoạt động thực tiễn của biết vận dụng quy luật khách quan để

phục vụ cuộc sống của mình.
mình.
4. Luyện tập-củng cố
- GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm toàn bài.
Con người sáng tạo ra lịch sử của mình như thế nào ? Cho ví dụ ?
Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội như thế nào? Cho
ví dụ
5. Dặn dò
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi số 1 trong SGK trang 59.
- Đọc trước nội dung mục 2 và phần Tư liệu tham khảo – SGK trang 60

GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 21


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH
(Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2 bài 12 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Hiểu được thế nào là Hôn nhân, chế độ hôn nhân, gia đình.
- Hiểu được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân nước ta hiện
nay.
- Hiểu được các chức năng cơ bản của gia đình, mối quan hệ trong gia đình.
- Hiểu được mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình.
2. Về kĩ năng.

- Biết nhận xét đánh giá một số quan niệm về hôn nhân và gia đình.
- Thực hiện tốt trách nhiệm bản thân trong gia đình
3. Về thái độ.
- Yêu quý gia đình.
- Đồng tình ủng hộ các quan điểm đúng về hôn nhân và gia đình
II- Nội dung trọng tâm:
- Hôn nhân và chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
- Gia đình và chức năng của gia đình.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Kết hợp PPTT với PPTQ
Ngoài ra có sử dụng một số phương pháp khác như: đàm thoại, nêu vấn đề, thảo
luận nhóm…
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị
phiếu học tập, máy tính, máy chiếu.
V- Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức-kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là tình yêu chân chính? Trong tình yêu cần tránh một số điều nào?
3. Dạy bài mới.
Tình yêu chân chính sẽ dẫn tới hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra một cuộc sống hôn
nhân thực sự hòa hợp, gắn bó, một gia đình hạnh phúc thì bên cạnh ngọn lửa tình yêu
không ngừng thắp sáng, đòi hỏi mỗi chúng ta phải luôn tôn trọng, hành xử theo đúng
nguyên tắc hôn nhân tiến bộ, biết trân trọng, nâng niu những tình cảm và giá trị hết
sức thiêng liêng trong cuộc sống gia đình. Phần tiếp theo của bài học sẽ giúp các em
hiểu thêm về vấn đề này.
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 22



Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hôn nhân là gì?

Nội dung tiết học
2. Hôn nhân.

Mục tiêu: Học sinh trình bày được nội dung a. Hôn nhân là gì ?
hôn nhân là gì?
Cách tiến hành: Thuyết trình + trực quan
minh họa ( hình ảnh)
GV: cho học sinh xem một số hình ảnh về lễ
cưới, đám cưới kết hợp sử dụng phương
pháp thuyết trình, vấn đáp để học sinh nắm
được kiến thức.
GV: Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý được
coi là vợ chồng chưa? Vì sao?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: diễn giảng, minh họa bằng hình ảnh và
rút ra kết luận
Tình yêu chân chính dẫn đến hôn nhân. Hôn
nhân được đánh giá bằng sự kiện kết hôn. Bắt
đầu cuộc sống gia đình và có trách nhiệm với
con cái.
Xét ví dụ SGK:
Anh A và chị B tự ý sống chung với nhau.
Sau một thời gian, giữa họ có một đứa con,
một căn nhà và một số tài sản khác. Quan hệ

giữa họ về mặt pháp lí có được coi là vợ
chồng không? Tại sao?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét, giải thích: Quan hệ giữa anh,
chị A và B về mặt pháp lí không được coi là
vợ chồng vì không có đăng kí kết hôn theo
qui định của nhà nước
GV: Vậy Hôn nhân là gì?

Khái niệm : Hôn nhân là qua hệ giữa
vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

GV: Theo em hôn nhân thể hiện quyền và
- Hôn nhân thể hiện quyền và nghĩa
nghĩa vụ của ai?
vụ của vợ và chồng được pháp luật
GV: Theo em Luật HN&GĐ ở Việt Nam công nhận và bảo vệ.
quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu?
- Tuổi kết hôn : Nam đủ hai mươi tuổi
GV nhận xét và bổ sung thêm thông tin về
trở lên, nữ đủ mười tám tuổi trở lên.
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 23


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

Hoạt động dạy học


Nội dung tiết học

Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi, bổ sung
năm 2014). Sau đó cho HS xem 1 clip ngắn
về nạn tảo hôn, giải thích cho HS hiểu về các
điều kiện kết hôn, đặc biệt độ tuổi.
GV yêu cầu HS nêu những đặc điểm của chế
độ hôn nhân trong xã hội cũ. Từ đó GV chỉ
ra các đặc điểm tốt đẹp, tiến bộ của chế độ
hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.
Hoạt động 2: Chế độ hôn nhân ở nước ta.
Mục tiêu: Học sinh hiểu được nguyên tắc
của chế độ hôn nhân gia đình nước ta hiện
nay, đồng thời thấy được chế độ hôn nhân
gia đình nước ta hiện nay tiến bộ hơn so với b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện
nay.
các chế độ xã hội trước đó.
Cách tiến hành: Thuyết trình + trực quan
minh họa( Sơ đồ, hình ảnh)
Theo em thế nào là hôn nhân tự nguyện và
tiến bộ?
Xét tình huống sau: anh Hoàng và chị Hoa
gần nhà nhau. Hoàng 21 tuổi và Hoa 17 tuổi.
Cha mẹ Hoa do làm ăn thua lỗ nợ nhà Hoàng
nhiều. Hoàng thì đã thích Hoa từ lâu nên đòi
mẹ cưới Hoa cho Hoàng rồi hứa sẽ trừ hết
Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và
khoản nợ. Hoa phải nghe theo lời ba mẹ và
tiến bộ:

lấy Hoàng dù chưa đủ tuổi nhưng gia đình
Hoàng lo hết về mặt pháp lý. Sau một thời
gian chung sống Hoa luôn buồn rầu vì người
chồng có tính trăng hoa và cô quyết định li
hôn với chồng, nhưng gia đình chồng và
chồng nhất định không cho.
GV: Theo em tình huống trên hôn nhân của
Hoàng và Hoa có tự nguyện không, có tiến
bộ không? Vì sao?
Hs: Trả lời
GV: Nhận xét giải thích thêm và kết luận:
Hôn nhân trong tình huống trên không được
gọi là tự nguyện và tiến bộ. Hoa không vì trả
nợ cho ba mẹ mà phải lấy người mình không
yêu. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn
nhân dựa trên tình yêu chân chính. Ngoài ra,
cá nhân tự do kết hôn theo luật định, hôn
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 24


Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10

Hoạt động dạy học

Nội dung tiết học

nhân đảm bảo về mặt pháp lý và có quyền tự

do li hôn.
GV: Theo em, cá nhân có nên lạm dụng
quyền tự do li hôn hay không? Vì sao?
GV: diễn giảng để phân tích quyền tự do li
hôn là một trong những điểm tiến bộ của chế
độ hôn nhân hiện nay. Tuy nhiên không nên
lạm dụng quyền tự do li hôn vì sẽ gây ra
nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt
là con cái.
GV: Theo em khi cha mẹ ly hôn thì dẫn đến
tác hại gì đối với con cái? ( GV lưu ý đến đối
tượng HS trong lớp có bố mẹ li hôn, không
nêu cụ thể tên HS, động viên các em thông
qua các gương hiếu học, vượt lên hoàn cảnh
gia đình, thành đạt trong cuộc sống)

Cần chú ý rằng: Li hôn chỉ được coi
là bất đắc dĩ, vì li hôn gây nhiều hậu
quả xấu cho hai người, đặc biệt là đối
với con cái.

GV kết luận: Li hôn là cần thiết khi tình yêu
vợ chồng không còn nữa và cuộc sống gia
đình trở nên không thể chịu đựng nổi nữa. Li
hôn là việc bất đắc dĩ vì sẽ gây ra nhiều hậu
quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là con cái.
GV: Quan niệm “Trai năm thê bảy thiếp, gái
chính chuyên chỉ lấy một chồng” có phù hợp Thứ hai: Hôn nhân một vợ một
với chế độ hôn nhân nước ta hiện nay chồng, vợ chồng bình đẳng.
không? Tại sao?

HS trả lời
GV: Quan niệm trên không phù hợp với chế
độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng của nước ta hiện nay. Vì tình yêu
không thể chia sẻ được, do đó vợ chồng phải
chung thủy, yêu thương và giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Vợ chồng phải biết tôn trọng ý
kiến và nhân phẩm, danh dự của nhau, mỗi
người luôn có ý thức hoàn thành trách nhiệm
đối với gia đình tuỳ theo khả năng của mình. Như vậy : tình yêu chân chính là cơ
GV cho HS xem video, qua đó giảng giải sở của hôn nhân, là nền tảng hạnh
cho HS hiểu về tình cảm vợ chồng, quyền và phúc của gia đình.
nghĩa vụ giữa vợ và chồng, tình yêu là cơ sở,
nền tảng của hạnh phúc gia đình.
GV chuyển ý: Quan hệ hôn nhân xuất phát từ
GVTH: Phạm Thị Dinh
Trường THPT Sông Ray

Trang 25


×