Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP GIÚP học SINH KHIẾM THÍNH lớp 1b LUYỆN VIẾT ĐÚNG CHÍNH tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
Mã số : ...........................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B
LUYỆN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NHUNG
Lĩnh vực / Môn nghiên cứu:
Giáo dục khuyết tật: Phương pháp dạy học phân môn chính tả.

Có đính kèm:
Mô hình

Đĩa CD (DCD)

Phim ảnh

Năm học 2015 – 2016
1

Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ NHUNG
2. Ngày, tháng, năm sinh: 11 / 07 / 1981


3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 16G, khu phố 6, Trung Dũng, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613.890928 (NR) / 0613.954171 (CQ)
6. Fax: 0613.954171 (CQ); Email:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 1B khiếm thính
9. Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo viên dạy trẻ khiếm thính
- Số năm có kinh nghiệm: 13 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính lớp 1A học tốt phân môn tập viết
(Năm học: 2013 – 2014)
+ Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho học sinh khiếm thính lớp 1B
(Năm học: 2014 – 2015).

2


MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B
LUYỆN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh.
Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, về hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm bồi dưỡng, phát huy tình cảm, thói quen
và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Các môn học ở tiểu học đều có mối quan

hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Trong đó, môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm
vụ hình thành kĩ năng hoạt động ngôn ngữ cho học sinh được thể hiện trong bốn kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu
học bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành các quy
tắc chính tả và kĩ năng chính tả cho học sinh. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một
số phẩm chất như tính cẩn thận, tính chính xác, óc thẩm mĩ, tính khoa học.
Với học sinh bình thường, trước khi vào bậc tiểu học các em đã có một vốn
ngôn ngữ khá phong phú, các em chỉ cần sử dụng ngôn ngữ của mình trong việc quan
sát, phân tích và viết sao cho đúng. Với học sinh khiếm thính, khi đến trường học,
vốn ngôn ngữ của trẻ có được rất hạn chế, nghèo nàn. Do không nghe được tiếng nói
của những người xung quanh, nên trẻ thính thường không nói được và không có khả
năng ghi nhớ từ để viết. Điều đó, làm hạn chế khả năng tiếp nhận và phát triển ngôn
ngữ, đây cũng chính là nguyên nhân làm hạn chế khả năng nghe, nói,viết của trẻ
trong quá trình học dẫn đến trẻ khiếm thính viết sai chính tả nhiều.
Từ thực tế qua bài viết của học sinh khiếm thính lớp 1B, tôi nhận thấy học sinh
viết chữ sai lỗi nhiều là do các em viết không cẩn thận, không hiểu nghĩa của từ,
không nắm được quy tắc chính tả. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập
của học sinh. Do bị khiếm khuyết về khả năng thính giác nên các em phải được dạy
với nhiều phương pháp và biện pháp phù hợp với dạng tật của mình và của từng em
thì các em mới tiếp thu bài một cách tốt nhất. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số
kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính lớp 1B luyện viết
đúng chính tả.” nhằm giúp cho các em viết đúng chính tả hơn. Từ đó, các em sẽ có
một nền tảng ngôn ngữ vững chắc để học tốt các môn học khác và tiếp tục học lên các
lớp trên.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Một số thuật ngữ:
1.1. Trẻ khiếm thính (trẻ khuyết tật thính giác) là gì?
Trẻ khiếm thính là trẻ bị khuyết tật về thính giác. Theo quy định của Tổ chức y
tế thế giới, thì nếu độ mất thính lực trung bình từ 50 dB trở lên, hay nói cách khác trẻ
không nghe được trọn vẹn một câu nói (nói chuyện bình thường) ở khoảng cách 1m

là trẻ khiếm thính. Nếu trẻ có độ mất thính lực trung bình trên 80 dB, nghĩa là chỉ
3


nghe được những tiếng động mạnh, kề sát tai thường những trường hợp này gọi là
điếc, đi kèm điếc là bị mất ngôn ngữ - Câm.
1.2. Đặc điểm trẻ khiếm thính:
- Trẻ khiếm thính là trẻ bị suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe,
điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hai kĩ năng nghe, nói. Đây là hai kênh tiếp nhận
ngôn ngữ quan trọng nhất. Căn cứ vào ứng dụng của ngôn ngữ học, trẻ khiếm thính sẽ
được học các môn học thông qua phiên bản dịch- tức là dịch từ ngôn ngữ lời nói, chữ
viết sang một dạng ngôn ngữ khác. Đó chính là ngôn ngữ kí hiệu dành cho người
khiếm thính.
- Trẻ khuyết tật thính giác tri giác chủ yếu bằng cơ quan thị giác (nhìn, quan sát)
và cơ giác vận động (cầm, nắm, sờ, . . .). Chính vì thế mà trẻ điếc tri giác những sự
vật, hiện tượng cụ thể dễ dàng hơn tri giác không gian và thời gian.
- Trẻ có tật thính giác chú ý không chủ động chiếm ưu thế, chú ý cái mới lạ, hấp
dẫn, trực quan gợi cảm, khối lượng chú ý ít, phân phối chú ý kém, không bền vững,
ảnh hưởng nhiều đến quá trình nhận thức. Trẻ có tật thính giác ghi nhớ máy móc là
chính, vì vốn ngôn ngữ nghèo nàn. Trẻ điếc luôn có xu hướng học thuộc lòng từng
câu, chữ, song có khi không hiểu gì, không nhận thức được điều gì thuộc bản chất của
vấn đề.
- Quá trình nhận thức và tư duy của trẻ điếc bằng con đường trực quan và hành
động là chính. Do đó giáo viên dạy trẻ điếc cần áp dụng phương pháp trực quan và
hoạt động thực hành. Trẻ vừa làm vừa nhận thức, vừa suy nghĩ và rất cần yếu tố trực
quan: như quan sát, sờ nắn sự vật, nhìn thấy hình ảnh và hoạt động trực tiếp với sự
vật, sự việc. Từ đó, giúp các em viết đúng chính tả một cách có hiệu quả. Đây cũng
chính là con đường dẫn dắt các em đến với cộng đồng xã hội và ngược lại.
1.3. Chính tả là gì?
Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn

ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách phiên âm tên riêng nước ngoài… Nói cách khác,
chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ; mục đích của nó là làm phương
tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu
thống nhất nội dung của văn bản.
2. Mục tiêu của phân môn chính tả đối với học sinh khiếm thính lớp 1B
Mục tiêu của phân môn chính tả là yêu cầu học sinh chép lại chính xác tất cả các
từ, câu hoặc đoạn trên bảng lớp vào vở, trình bày bài chính tả đúng hình thức, viết
đúng cự li, các chữ đều, đẹp. Kiểu bài này có tác dụng giúp học sinh nhớ mặt chữ các
từ trong câu, trong đoạn. Trong kiểu bài tập chép, học sinh dựa vào văn bản mẫu để
đọc (bằng mắt) và chép lại (bằng tay) đúng hình thức chữ viết của văn bản mẫu. Yêu
cầu tập chép đối với học sinh lớp 1B là đọc được từ, cụm từ hoặc câu để chép liền
mạch từng chữ, hết chữ nọ mới đến chữ kia. Thông qua các bài tập thực hành, luyện
4


tập, các em được rèn luyện để tránh việc viết sai chính tả nhằm đạt được mục tiêu
môn học.
3. Thực trạng viết chính tả của học sinh khiếm thính 1B:
- Năm học 2015 – 2016: Lớp 1B có sĩ số: 12 học sinh / 5 nữ.
- Ngoài khiếm thính các em còn mắc các tật khác:
+ Khiếm thính – cận thị: 1 học sinh.
+ Khiếm thính – chậm phát triển trí tuệ (đa tật): 1 học sinh.
- Về chương trình dạy chính tả ở lớp 1B: Lớp 1B ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ
khuyết tật được học theo sách giáo khoa lớp 1 tập 2. Chương trình chính tả lớp 1B
được bắt đầu từ tuần thứ 10 của học kì I, gồm có 46 tiết, 2 tiết/tuần. Ở lớp 1B, chính
tả tập chép là chủ yếu. Học sinh nhìn lên bảng để chép lại theo cỡ chữ nhỏ. Bài tập
chép dài khoảng 15 đến 20 chữ. Nội dung các bài tập chép là một đoạn văn hoặc đoạn
thơ trong các bài tập đọc đã học trong tuần. Điều này tạo thuận lợi cho học sinh tri
giác bài viết qua bài tập đọc và tìm hiểu nội dung bài trước khi viết chính tả. Sau mỗi
bài viết đều có bài luyện tập để rèn luyện và củng cố cho học sinh viết đúng chính tả,

nắm được nghĩa của từ để viết từ cho đúng hơn.
- Thực tế, học sinh khiếm thính lớp 1B viết sai chính tả chủ yếu do vốn Tiếng
Việt còn rất hạn chế, kỹ năng nắm bắt hình miệng hạn chế, hệ thống ký hiệu ngôn ngữ
dành cho người khiếm thính còn thiếu rất nhiều dẫn đến việc hiểu nghĩa từ trong một
đoạn văn, bài thơ gặp nhiều khó khăn. Các em chưa nắm vững âm vần, chưa phân biệt
được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự
rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả.
- Qua thống kê các loại lỗi, học sinh khiếm thính lớp 1B thường mắc phải các
loại lỗi sau:
+ Chưa viết hoa đúng chỗ.
+ Chưa biết chuyển chữ in sang viết chữ thường.
+ Chưa biết xuống dòng đúng lúc.
+ Chưa biết nắn nót, cẩn thận (viết ẩu).
+ Chưa hiểu rõ nghĩa của từ.
+ Chưa nắm được quy tắc chính tả.
+ Còn viết sai dấu thanh.
- Nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh khiếm thính lớp 1B là:
+ Trẻ khiếm thính là trẻ bị suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe.
Điều đó làm hạn chế khả năng tiếp nhận và phát triển ngôn ngữ, đây cũng chính là
nguyên nhân làm hạn chế khả năng nghe, nói, viết của trẻ trong quá trình học.
+ Học sinh nhầm lẫn giữa dấu thanh dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả:
Ví dụ: mưa ròng
mưa róng (Bài Cái Bống – sách giáo khoa - trang 58).
+ Do học sinh chưa cẩn thận nên viết thường thiếu nét hoặc thừa nét:
Ví dụ: nấu cơm
nấu cơn (Bài Cái Bống – sách giáo khoa - trang 58).
5


+ Do học sinh không nắm vững cấu tạo âm vần:

Ví dụ: khéo sảy
khóe sảy (Bài Cái Bống – sách giáo khoa - trang 58).
+ Do học sinh không nắm được kiểu dáng chữ (chữ thường, chữ hoa):
Ví dụ: cổ kính
cổ Kính
Ngọc Sơn
Ngọc sơn
(Bài Hồ Gươm – sách giáo khoa - trang 118).
+ Do khuyết tật cơ thể (cận thị, viễn thị,…), các điều kiện khách quan (chỗ ngồi,
ánh sáng, …), hoặc đồ dùng học tập (bàn, ghế, viết tắc mực…) cũng ảnh hưởng đến
lỗi chính tả của các em.
Đó là một số lỗi các em học sinh khiếm thính lớp 1B tại Trung tâm thường mắc
phải khi học chính tả. Một phần do các em chưa chú ý nghe hướng dẫn của giáo viên,
một phần do ngôn ngữ kí hiệu không thể truyền tải hết được lời nói để các em hiểu.
Tuy nhiên các em có thế mạnh là ghi nhớ hình ảnh rất tốt, với những mẫu hình ảnh
hoặc vật thật, tình huống cụ thể thì các em tiếp thu bài rất nhanh. Từ những lý luận ở
trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp các em khiếm thính lớp 1B viết
đúng chính tả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP
1. Biện pháp 1: Khắc phục lỗi do học sinh chưa biết cách trình bày bài viết
chính tả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài chính tả:
+ Cách lề vở vào 02 ô ghi thứ, ngày, tháng, năm.
+ Cách lề vở vào 06 ô ghi môn học.
+ Cách lề vở vào 04 ô ghi bài học.
+ Cách lề vở vào 03 ô kẻ lề phụ dùng làm cột sửa lỗi.
+ Cách lề sửa lỗi 01 ô bắt đầu ghi bài viết.

6



- Hướng dẫn học sinh quan sát bài viết mẫu:
+ Học sinh nhìn và viết đúng theo chữ mẫu được ghi trên bảng.
+ Viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ hoặc viết
chòi ra mép vở không có dòng kẻ li.
- Hướng dẫn học sinh sửa lỗi:
+ Khi viết sai chữ, không được tẩy xoá mà cần để cách một khoảng ngắn rồi viết
lại.
+ Học sinh dùng bút chì gạch chân dưới những lỗi sai và ghi lại bằng bút mực
sang cột sửa lỗi (cùng dòng với chữ sai).
- Ngoài ra, giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước bài chính tả ở nhà và tập viết
trước vào vở rèn chữ. Điều này giúp học sinh ghi nhớ mặt chữ để hạn chế việc viết
sai chính tả.

2. Biện pháp 2: Khắc phục lỗi chính tả khi viết thiếu dấu thanh hoặc sai dấu
thanh
Để khắc phục lỗi chính tả khi viết thiếu dấu thanh hoặc sai dấu thanh cần gợi ý
cho học sinh phân biệt thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng,
thanh không. Qua phần nội dung bài viết chính tả, giáo viên cùng học sinh tìm những
chữ khó viết, dễ lẫn, những từ học sinh dễ viết sai dấu thanh để giúp học sinh ghi nhớ
bằng cách gạch chân dưới từ đó, hướng dẫn, phân tích và cho học sinh viết lại bảng
con. Ngoài ra, giáo viên lưu ý cho học sinh ghi đúng vị trí dấu thanh trong chữ viết.
Ví dụ: cổ = c + ô + thanh hỏi (thanh hỏi phải được đặt trên âm chính “ô”)
kính = k + inh + thanh sắc (thanh sắc phải được đặt trên âm chính “i”)
(Từ “cổ kính” trong bài Hồ Gươm – sách giáo khoa – trang 118)
Sau đây là một số dạng bài tập khắc phục lỗi chính tả do dấu thanh:
7


Dạng bài tập 1: Điền dấu thanh thích hợp vào các chữ gạch chân sau:


quyển vơ

cho xôi

tô chim

(Bài tập 2b – Sách giáo khoa – trang 118)
Dạng bài tập 2: Thi viết 3 từ có dấu hỏi, 3 từ có dấu ngã. Giáo viên chia lớp
thành hai nhóm. Phát bảng phụ, nhóm nào viết nhanh đúng là nhóm thắng. (Bài tập 2b
– sách giáo khoa – trang 123)
Dấu hỏi

Dấu ngã

ngủ trưa

vẽ tranh

quyển vở

ngã ba

vui vẻ

học võ

3. Biện pháp 3: Khắc phục lỗi chính tả âm vần
Để khắc phục lỗi chính tả âm vần cần gợi ý cho học sinh nắm vững cấu tạo vần
qua phân tích cấu tạo âm tiết của vần, so sánh với cặp vần dễ lẫn. Sau đó, giáo viên

khắc sâu nghĩa của từ bằng hình ảnh trực quan như: sử dụng vật thật, mô hình, tranh
ảnh...
Ví dụ: an
at

a–n

ai

a–i

a–t

ay

a–y

Sau đây là một số dạng bài tập về sửa các lỗi về âm vần:
Dạng bài tập 1: Điền vào chỗ trống: an hay at? (Bài tập 2 – sách giáo khoa –
trang 57).

kéo đ....

t.... nước
8


Dạng bài tập 2: Đánh dấu x vào trước các từ viết đúng (Bài tập 1 – sách giáo
khoa – trang 48).
gà mái


máy ảnh

gà máy

mái ảnh

Dạng bài tập 3: Tổ chức chơi hai đội tìm những tiếng có vần ao, eo. Thi đua xem
đội nào tìm được nhiều từ đúng thì đội đó thắng. (Bài tập 2 – sách giáo khoa – trang
49).
ao
cao
táo
cháo
phao
mào gà
báo
sao
hào


eo
trèo
nèo
leo
béo
kéo co
héo
véo
méo



4. Biện pháp 4: Khắc phục lỗi theo quy luật chính tả
Do học sinh lớp 1B còn nhỏ tuổi nên các em thường không mấy chú ý hay ghi
nhớ các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ. Vì vậy, giáo
viên có thể hệ thống lại các quy tắc sau đó gắn lên tường để học sinh quan sát, ghi
nhớ quy tắc chính tả nhằm khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu.

9


Những bài tập để học sinh luyện tập và khắc sâu về quy luật chính tả:
Dạng bài tập 1: Điền chữ: g hay gh? (Sách giáo khoa trang 93)

tủ …ỗ lim

đường gồ …ề

gh

i
e
ê

con ….ẹ
a; ă; â
o; ô; ơ
u; ư

g


Dạng bài tập 2: Đánh dấu x vào ô trống trước các câu viết đúng chính (Sách giáo khoa
trang 84)

Ông trồng cây cảnh.

Ông trồng kây cảnh.

Bà cể chuyện.

Bà kể chuyện.

Chị xâu cim.

Chị xâu kim.

k

i

c

a; ă; â

e

o; ô; ơ

ê


u; ư

10


Dạng bài tập 3: Tổ chức dưới hình thức trò chơi. Thi tìm nhanh 3 từ có âm đầu là
“ng”, 3 từ có âm đầu là “ngh”. (Bài tập 3 – sách giáo khoa – trang 96).
ngh

ng

nghỉ

ngõ

nghĩ

ngô

nghé

ngã

ngh

i
e
ê

ng


a; ă; â
o; ô; ơ
u; ư

5. Biện pháp 5: Khắc phục lỗi chính tả do học sinh không cẩn thận dẫn đến
viết thiếu dấu, thiếu nét, thừa nét, sai chính tả
Để khắc phục lỗi chính tả do không cẩn thận dẫn đến việc thiếu dấu, thiếu nét,
thừa nét cần phải hướng dẫn, uốn nắn lại quy trình viết chính tả cho học sinh bằng
cách gợi ý, nhấn mạnh các con chữ được viết liền nét với nhau, thêm dấu phụ từ trái
sang phải khi đã viết xong con chữ cuối cùng của mỗi chữ viết. Bên cạnh đó, phải rèn
cho học sinh một số phẩm chất, tính kỉ luật, tính cẩn thận (viết nắn nót, viết liền
nét…). Rèn óc thẩm mĩ (viết ngay thẳng, đúng dòng,…). Ngoài ra, còn bồi dưỡng cho
các em lòng yêu quý Tiếng Việt. Để đạt được điều này, giáo viên phải là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo (chữ viết đẹp, đúng ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là chữ viết
trên bảng và chữ phê vào vở). Khi học sinh mắc lỗi do nguyên nhân này, giáo viên
phải chỉ ra lỗi sai và sửa cho học sinh bằng cách gạch chân bằng bút đỏ dưới chữ sai
sau đó viết chữ đúng ra lề vở hoặc gọi học sinh lên bảng chữa trên bảng lớp. Bên cạnh
đó, còn một vài biện pháp khắc phục bằng cách chấm chữa bài thường xuyên, nhắc
nhở đối với học sinh hay mắc lỗi, khuyến khích, nêu gương những học sinh viết đẹp.
Từ đó, góp phần gây hứng thú cho học sinh yêu thích phân môn chính tả.
6. Biện pháp 6: Khắc phục lỗi chính tả không biết khi nào viết hoa
Để khắc phục lỗi chính tả khi không biết khi nào thì viết hoa, giáo viên cần cung
cấp những quy tắc chính tả về cách viết hoa danh từ riêng chỉ tên người, tên địa danh,
chữ cái đầu câu… Rèn thói quen nhỏ nhất như viết tên mình, viết họ và tên các bạn
trong lớp, tên trường, tên thành phố, tên tỉnh em đang ở…
Ví dụ: Dạy bài chính tả “ Hồ Gươm” có rất nhiếu danh từ riêng phải viết hoa:
Cầu Thê Húc, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn… Giáo viên có thể phân tích bằng cách gạch
chân dưới chữ phải viết hoa và hỏi:
+ Những chữ gạch chân được viết như thế nào? (được viết hoa).

11


+ Tại sao chữ Thê Húc, Tháp Rùa, Ngọc Sơn lại viết hoa? (vì đó là những danh
từ riêng chỉ địa danh phải viết hoa). Nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên
cung cấp cho học sinh. Việc lặp đi lặp lại các câu hỏi như vậy trong các bài tập chép
sẽ giúp cho học sinh khắc sâu và ghi nhớ tốt hơn.
Các dạng bài tập để khắc sâu quy tắc viết hoa cho học sinh:
Dạng bài tập 1: Hãy viết họ và tên 5 bạn trong tổ em.
Dạng bài tập 2: Hãy thi đua xem nhóm nào viết được nhiều tên tỉnh, thành phố
mà em biết.
Dạng bài 3: Thi “Đố em” – Giáo viên cho học sinh lên hái hoa dân chủ và trả lời
câu hỏi. Ai trả lời đúng sẽ được quà. Với dạng bài tập này đa số học sinh đều hứng
thú. Các em vừa được củng cố kiến thức đã học, vừa được “Học mà chơi, chơi mà
học” để kiểm tra chính tả của mình.
7. Biện pháp 7: Khắc phục lỗi chính tả về nguyên nhân khách quan
- Nếu trẻ cận thị thì khuyên gia đình thường xuyên cho trẻ đi khám mắt, đeo kính
phù hợp, và ngồi gần bảng lớp để thuận tiện cho việc nhìn rõ chữ.
- Thường xuyên kiểm tra đồ dùng của học sinh xem viết có ra mực đều hay
không.
- Hướng dẫn các em ngồi đúng tư thế, cầm viết, để vở đúng.

Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính viết đúng chính tả.
Với hình ảnh trực quan sinh động, cách ghi nhớ quy luật chính tả, các dạng bài
tập dơn giản sẽ giúp học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng nhất là học sinh khiếm thính.
Bên cạnh đó, giáo viên cần điều chỉnh, giảm tải nội dung chương trình, bài học phù
hợp với trình độ học sinh; giáo viên lựa chọn kiến thức cần cung cấp cho học sinh,
đối với học sinh khiếm thính vốn từ các em không nhiều, kinh nghiệm sống của các
em ít ỏi. Vì vậy, những gì gần gũi, thực tế sẽ giúp cho các em nhớ lâu hơn.
12



IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Thực tiễn học chính tả ở lớp 1B1 tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật năm
học 2015 – 2016 (Bài chính tả tập chép: Cái Bống – SGK/58) kết quả thu được
như sau:

Năm học

2015 - 2016

Sĩ số
lớp/nữ
12/5

Các lỗi chính tả
Sai ở lỗi
trình bày

Sai ở dấu
thanh

Sai vần

Sai ở lỗi viết
hoa danh từ

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

5

41,6

6

50

4

33,3

3

25

Sau một thời gian áp dụng những biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học

sinh lớp mình, kết quả khảo sát cho thấy học sinh nắm chắc bài, viết đúng, đẹp,
bài viết đạt kết quả rất đáng mừng. Đặc biệt, hạn chế được lỗi viết sai của những
em học sinh hay mắc lỗi: cẩu thả, sai quy tắc chính tả, chưa viết hoa danh từ
riêng, viết thiếu hoặc thừa dấu thanh.
Khảo sát đánh giá phân môn chính tả ở lớp 1B1 tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ
khuyết tật năm học 2015 – 2016 (Bài chính tả tập chép: Hồ Gươm – SGK/118)kết
quả thu được như sau:

Năm học

2015 - 2016

Sĩ số
lớp/nữ
12/5

Các lỗi chính tả
Sai ở lỗi
trình bày

Sai ở dấu
thanh

Sai vần

Sai ở lỗi viết
hoa danh từ

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

1

8,3

1

8,3

0

100

0

100


Trong quá trình thực hiện, thời gian khắc phục lỗi chính tả cho các em không
nhiều, học sinh không nghe được ngôn ngữ lời nói nên không thể tránh khỏi hoàn
toàn việc viết sai chính tả của học sinh. Nhưng số lượng mắc lỗi cũng đã hạn chế.
Việc làm này, đòi hỏi phải có một thời gian lâu dài, lòng kiên trì, linh động của giáo
viên và học sinh. Những biện pháp đưa ra để khắc phục những nguyên nhân sai lỗi
chính tả là rất phù hợp với học sinh khiếm thính lớp 1B nói riêng và học sinh khiếm
thính nói chung. Bằng các hình thức, nội dung phương pháp giảng dạy qua từng bài
cụ thể đặc biệt qua hệ thống bài tập phong phú đa dạng đã tạo cho học sinh hứng thú,
lòng say mê học tập phân môn chính tả.
13


V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để việc giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng đạt kết
quả cao, tôi có một số đề xuất, khuyến nghị như sau:
1. Đối với Giáo viên:
- Tạo không khí học tập vui tươi, thoải mái, khuyến khích tinh thần tự học của
học sinh.
- Đầu tư, sáng tạo, tích cực trong việc làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công
tác giảng dạy.
- Không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức, kĩ năng dạy trẻ khiếm thính.
- Nắm chắc từng đối tượng học sinh của lớp, tạo nhu cầu học tập cho các em,
linh hoạt trong đổi mới phương pháp dạy học tạo cho các em hứng thú và ham thích
học phân môn chính tả.
2. Đối với học sinh:
- Rèn luyện kỹ năng: Nghe - Nhớ - Vận dụng thực hành đối với phương châm
“em nghe - em nhớ - em làm - em hiểu”.
- Ở nhà, thường xuyên luyện viết trước các bài chính tả, làm các bài tập trong vở
bài tập với phương châm “Học thầy không tày học bạn”, học ở bất cứ nơi nào, dù ở
nhà hay ở trường cũng phải luôn nghiêm túc và tập trung trong khi học tập.

- Cùng với lớp tham gia trò chơi hàng tuần để kiểm tra kiến thức chính tả của
mình.
- Cần ý thức được việc học tập của mình.
- Có tinh thần học tập tự giác cao.
3. Đối với Ban Giám đốc Trung tâm:
- Tăng cường trang bị phương tiện dạy học phù hợp với học sinh khuyết tật nói
chung và với học sinh khiếm thính nói riêng.
- Tổ chức nhiều hơn các chuyên đề, cuộc thi “ Rèn chữ - giữ vở” nhằm động
viên, khuyến khích học sinh.
4. Đối với gia đình:
- Phụ huynh, bảo mẫu cần có sự trao đổi qua lại về việc học, luyện viết, khắc
phục lỗi chính tả của các em để có sự giúp đỡ kịp thời.
- Phát hiện sớm và cho các em học sinh khiếm thính được tham gia can thiệp
sớm đúng độ tuổi.
- Hỗ trợ máy trợ thính đầy đủ, chất lượng.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường trong việc giáo dục học
sinh.
- Quan tâm, hỗ trợ đúng mức về mọi mặt cho sự tiến bộ của học sinh.
Lời kết: Việc giúp trẻ khiếm thính viết đúng chính tả, phát hiện lỗi chính tả,
thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là việc làm
hết sức quan trọng và rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt.
14


Trong đề tài này, tôi đã mạnh dạn đưa ra tình hình thực tế viết chính tả của lớp mình,
các nguyên nhân, một số biện pháp, một số dạng bài tập nhằm khắc phục lỗi chính tả
để giúp học sinh viết đúng chính tả hơn. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp
khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả
là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được
nôn nóng. Bởi vì, có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những

học sinh sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí
cả một học kỳ. Nếu giáo viên không kiên trì hướng dẫn, chờ đợi thì kết quả sẽ không
cao.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi khi dạy chữa lỗi chính tả cho
học sinh lớp 1B khiếm thính. Để đạt được điều này, trước hết có sự quan tâm của Ban
Giám đốc về cơ sở vật chất, sự chỉ đạo sâu sát của tổ chuyên môn. Hơn hết là tinh thần
trách nhiệm cao của người giáo viên, có tâm với nghề, tận tụy yêu thương trẻ khuyết tật
cũng như không ngại khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp làm thế nào cho trẻ
khiếm thính có thể tiếp thu bài học một cách hiệu quả nhất. Quan trọng nhất là bản thân
các em có sự nỗ lực phấn đấu, vượt qua chính mình để hòa nhập với cuộc sống.
Xin trân trọng cảm ơn!
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – tập 2, nhà xuất bản Giáo
dục, Bộ GD&ĐT.
2. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn. Giáo trình tâm lí trẻ khiếm thính, Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh (2004).
3. Tài liệu học tập chính thức do Bộ GD&ĐT qui định đối với lớp 1.
4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt, nhà xuất bản Đại học Sư phạm (2006).
5. Nâng cao khả năng dạy học trẻ khiếm thính, viện chiến lược và phát triển.
6. Các phương pháp dạy trẻ khuyết tật.
7. Dạy chính tả ở tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục, Bộ GD&ĐT.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Nhung

15


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biên Hòa, ngày…. tháng … năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thích lớp 1B luyện
viết đúng chính tả.
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ NHUNG. Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Tổ Chuyên môn (Tiểu học) – Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai.
Lĩnh vực/Môn nghiên cứu: Giáo dục khuyết tật.
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác:…………………………
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Trong Ngành
1. Tính mới
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn.
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn.
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao.
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao.
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị

mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong tổ/Phòng /Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đưa ra giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, dễ di vào cuộc
sống: Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành.
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng: Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong
ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc
Khá
Đạt
Không xếp loại
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

16

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ



×