Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn ngữ văn PHÁT HUY TÍNH THỜI sự và ý NGHĨA GIÁO dục TRONG một số tác PHẨM văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.57 KB, 21 trang )

Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

PHÁT HUY TÍNH THỜI SỰ VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếp nhận và cảm thụ văn học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết của
người học văn, dạy văn.
Mỗi một tác phẩm văn phẩm văn học giống như một tòa tháp nhiều tầng, bậc
còn ẩn chứa nhiều bí mật. Đến với tác phẩm văn học, người đọc, người học và
người dạy văn như một nhà thám hiểm khát khao chinh phục, kiếm tìm những báu
vật còn khuất chìm bên trong thế giới ngôn từ.
Tiếp nhận văn học nhìn chung không hề đơn giản, đặc biệt đối với những tác
phẩm cần liên hệ thực tiễn cuộc sống, có ý nghĩa thời sự lại càng khó hơn.
Trong xu thế xã hội phát triển, đặc biệt có sự phát triển mạnh mẽ của
phương tiện Internet, giới trẻ rất ít đọc sách nói chung, sách văn học nói riêng. Khi
cần tìm hiểu một vấn đề gì đã có công cụ google, YouTube… để tìm kiếm, hoặc
các sách giải, sách hướng dẫn bán phổ biến, tràn lan khắp nơi. Các em học sinh ít
tự mình đọc và tìm hiểu về các tác phẩm văn học theo sự nhận thức và rung động
của bản thân.
Vì vậy, học sinh hiện nay ít có những trãi nghiệm sâu sắc về những vấn đề
nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học. Hơn thế, vốn hiểu biết về xã hội của các em
cũng rất non kém. Bên cạch đó, các em thường ít quan tâm đến những vấn đề xã
hội, đặc biệt là các vấn đề văn hóa, giáo dục, đạo đức…Vì thế học sinh thường
không có hứng thú học văn.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, và căn cứ vào sự đổi mới sách giáo khoa
của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay không cập nhật kịp thời tính thời sự vào
trong các văn bản văn học, trong quá trình giảng dạy, tôi đã có một vài kinh
nghiệm được rút ra cho bản thân như sau:
Với những văn bản có tính thời sự, giáo viên có thể bằng sự tìm tòi, hiểu biết


của mình hãy hướng học sinh đến những vấn đề nhạy cảm hiện nay. Từ đó giúp
học sinh hứng thú hơn trong giờ học, nhất là văn bản nhật dụng.
1

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

Giáo viên hướng học sinh đến việc tìm hiểu xã hội nước ta hiện nay về mọi
mặt và qua sự hiểu biết ấy, học sinh dần hoàn thiện nhân cách và sống có trách
nhiệm hơn với bản thân, xã hội.
Sáng kiến này có thể phần nào tạo thêm kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong
giờ dạy ngữ văn, đặc biệt là Văn bản nhật dụng và các tác phẩm văn học ở các thể
loại khác có tính thời sự. Qua đó, giúp giờ văn bớt nhàm chán, gây hứng thú cho
học sinh, giúp các em có thêm lối sống, đồng thời góp phần vào tiến trình đổi mới
phương pháp giảng dạy.
Đó cũng chính là lí do tôi chọn đế tài: “Phát huy tính thời sự và ý nghĩa
giáo dục trong một số tác phẩm văn học”
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1- Cơ sở lý luận:
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy: Thông thường khi tìm hiển một tác
phẩm văn học, giáo viên thường tập trung hai phương diện: giá trị nội dung và
nghệ thuật. Điều này là rất đúng, bởi lẽ một tác phẩm văn học bao giờ cũng bao
gồm hai mặt: nội dung và hình thức.
Tuy nhiên, văn học không chỉ là chuyện sách vở, lý thuyết, hiện thực cuộc
sống khơi nguồn cảm hứng cho các nhà văn sáng tác, và các tác phẩm viết ra quay
trở lại phục vụ cuộc sống con người. Vì vậy, văn học và cuộc sống luôn gắn bó
mật thiết với nhau.
“Tác phẩm văn học chính là tấm gương phản chiếu cuộc sống”

Có những tác phẩm không chỉ có giá trị trong thời điểm nó ra đời, mà còn
giữ nguyên giá trị ở các thời đại sau.
Do đó đối với nhiều tác phẩm văn học, sau khi tìm hiểu giá trị nội dung nghệ
thuật, giáo viên cần liên hệ thực tiễn cuộc sống để giúp học sinh rút ra những bài
học có ý nghĩa giáo dục nhất định.
Đặc biệt là những văn bản nhật dụng và những tác phẩm ở các thể loại khác
có tính thời sự.

2

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

Từ thực tiễn giảng dạy có một số bất cập phiến diện khi khai thác văn bản và
sự đổi mới trong cách nhìn toàn diện, mở rộng tính thời sự của một số tác phẩm
văn học, tôi lựa chọn đề tài này.
2- Thực trạng vấn đề.
a. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài.
Trước đây khi chưa áp dụng đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục
trong một số tác phẩm văn học vào giảng dạy, học sinh luôn thụ động, không liên
hệ được bài học với thực tiễn, thiếu kỹ năng sống, kiến thức mơ hồ, giáo viên
giảng gì thì chỉ biết chép. Chẳng hạn như khi học văn bản: Thông Điệp Nhân Ngày
Thế Giới phòng chống AIDS, 01-12-2003 ( Cô- Phi- an- nan), giáo viên kiểm tra
với mức độ với câu hỏi tương tương đương sách giáo khoa như: Em hãy trình bày
hiểu biết của mình về nhiễm HIV là gì?
b. Khảo sát thực tế
Giáo viên đưa ra câu hỏi khảo sát thực tiễn, hiểu biết của học sinh đối với
lớp 12A3, tổng có 32 học sinh và kết quả như sau:

Mức độ nhận biết
Không hiểu gì về HIV
Hiểu cơ bản
Hiểu chung chung
Thiếu độ chính xác

Số lượng HS
0
10
15
7

Tỉ lệ
0
31.25 %
46,88 %
21,88%

Ghi chú

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.
1- Khái quát:
Tính thời sự là tính cập nhật kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc
sống hằng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã
hội.
Tính thời sự trong văn bản văn học là một khái niệm mới, thường gắn liền
với các văn bản nhật dụng, nhưng cũng có một số tác phẩm ở các thể loại như
truyện ngắn, kịch….
Hai chữ nhật dụng dùng để chỉ loạn văn bản đề cập tới những hiện tượng,
vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước mắt con người

trong cuộc sống thường ngày.
3

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

Việc giảng dạy văn bản nhật dụng được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu làm
cho môn ngữ văn ở nhà trường xích lại gần hơn với đời sống xã hội và tham gia
tích cực hơn vào cuộc đấu tranh, nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong
thực tế.
2. Tính thời sự trong văn bản nhật dụng:
Văn bản nhật dụng đựơc đưa vào chương trình học phổ thông. Văn bản nhật
dụng không phải là khái niệm thể loại, không chỉ kiểu văn bản mà chỉ đề cập đến
chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi. Đề tài của văn
bản nhật dụng thường đề cập đến những lĩnh vực: thiên nhiên, môi trường, văn
hóa, giáo dục. chính trị, xã hội, đạo đức, nếp sống …
Văn bản nhật dụng vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài -Tính thời sự.
a.Tính thời sự trong bài :“ Về luân lý xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh.
* Hoàn cảnh sáng tác:
“Về luân lý xã hội ở nước ta” được trích trong tác phẩm “Đạo đức và luân lý
đông tây”
Tác phẩm ra đời năm 1925 - đó là thời điểm đất nước ta rơi vào tình trạng
đen tối do chính sách cai trị của thực dân Pháp. Dưới ách áp bức của chính quyền
thực dân, nhiều tầng lớp nhân dân lao động rên xiết ở những đồn điền, công
trường, hầm mỏ của bọn cướp nước và bè lũ bán nước .
Chứng kiến tình hình đó, Phan Châu Trinh đã cáo quan đi làm cách mạng để
cứu nước nhằm xây dựng nền độc lập quốc gia. Đó là một lí tưởng cấp thiết cho
một giai đoạn đau thương của dân tộc. Nhưng ông đã vấp phải khó khăn vì “Xã hội

luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì
người mình còn dốt nát hơn nhiều”.
* Vậy luân lý xã hội là gì?
Theo Phan Châu Trinh: Luân lý xã hội đã phát triển qua ba giai đoạn: Từ gia
đình lên quốc gia đến xã hội. Luân lí xã hội tức là tức là luân lí của chủ nghĩa xã
hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình,
quốc gia mà còn đến cả thế giới.

4

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

Cũng như Phan Châu Trinh, trong xã hội Việt Nam thời đó, các luân lí gia
đình lẫn luân lí quốc gia ( mà phần cốt lõi là ý thức nghĩa vụ đối với quốc gia) đều
đã tiêu vong.
Từ đó Phan Châu Trinh có cái nhìn so sánh xã hội ở nước ta so với Châu Âu.
+ Bên Châu Âu, họ giám đứng lên đấu tranh đòi công bằng khi có một cá
nhân bị đè nén. Họ làm được như thế bởi họ có đoàn thể, có công đức. Vì vậy luân
lí xã hội bên Châu Âu rất “ thịnh hành”
+ Luân lí xã hội nước ta “điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì”, “cái
nghĩa vụ người trong một nước cũng chưa hiểu gì cả”. Người nước ta “ phải ai tai
nấy, ai chết mặc ai”, gặp người bị tai nạn cũng ngơ mắt đi qua. Bởi vì dân ta không
biết đến đoàn thể, không trọng công ích.
Dẫn đến tình trạng trên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: Mọi tầng lớp con
dân đều ham quyền tước, ham bả vinh hoa, vua quan tham nhũng…Phan Châu
Trinh gọi là “Lũ ăn cướp có giấy phép”. Người dân đều không giám lên tiếng, làm
việc đều ngó theo sức mạnh...

* Liên hệ thực tiễn ngày nay:
Những vấn đề mà Phan Châu Trinh đề cập trong tác phẩm ở đầu thế kỉ XX
nhưng đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự sâu sắc trong cuộc đổi mới, xây dựng đất
nước Việt Nam thế kỉ XXI và cả mai sau.
Thứ nhất:
+ Việc xây dựng đoàn thể nhằm tạo nên ý thức trách nhiệm với cộng đồng,
hay ý thức nghĩa vụ giữa người với người, chúng ta đã làm được trong nhiều năm
qua.
+ Chính vì thế đất nước ta đã làm nên thắng lợi to lớn trong hai cuộc chiến
tranh chóng Pháp và Mỹ.
+ Trong xã hội thời bình hiện nay có nhiều thế lực phản động, chúng ta đã
đoàn kết để đẩy lùi nó, giữ vững độc lập tự do của dân tộc. Và rất nhiều cơ quan
đoàn thể ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi cho con người như: Hội phụ nữ, Hội nông
dân, Hiệp hội chất độc màu gia cam…

5

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

+ Nhưng bên cạnh đó, một lần nữa chúng ta nên nhìn lại điều e ngại của
Phan Châu Trinh về ý thức nghĩa vụ giữa người với người “ phải ai tai nấy, ai chết
mặc ai”, gặp người bị tai nạn ngơ mắt đi qua .
+ Chỉ riêng trong môi trường học đường cũng đủ cho chúng ta nhìn lại, nhất
là tình trạng học đường. Khi chứng kiến một bạn học sinh nữ bị nhóm bạn đánh
đập ở công viên sau trường học, các bạn khác đi ngang qua thờ ơ, ai tò mò thì đứng
lại xem, ai “hài hước” thì lấy diện thoại ra quay phim…(phim, ảnh một minh họa).
Hàng ngày đọc báo ,chúng ta không khỏi bàng hoàng đau xót trước các tiêu

đề: Ba nữ sinh đánh bạn, cả lớp đứng nhìn” (zingnews)
Ngày 5/1, trên Youtube xuất hiện một đoạn clip có tên “ Nữ sinh bổ túc - Mỹ
Đức (Hà Nội)
Đánh nhau” dài gần 3 phút ghi lại cảnh một nữ sinh bị đánh hội đồng dã man
ngay trong lớp .
“Kéo hội đồng ‘dằn mặt’ bạn cùng trường” (zingnews)
“Nữ sinh bị đánh hội đồng đến hoảng loạn, mất trí nhớ” ( zingnews)
Sau khi bị một nhóm sữ sinh đánh hội đồng, nữ sinh Đ.T.L lớp 10A, trường
THPT Nguyễn Đình Liễm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh phải nhập viện trong tình
trạng hôn mê.
“Clip nữ sinh Hà Nội bị đánh hội đồng gây xôn xao”
Theo hình ảnh trong clip, sự việc diễn ra ngay tại khu vực vừon hoa phía sau
tượng đài vua Lý Thái Tổ ( sát Hồ Gươm). Một nữ sinh mặc áo kẻ sẫm màu liên
tục túm tóc, kéo lê, dùng chân đi giày đá vào mặt một bạn gái mặc áo phông trắng.
(Chiều 10/3 VnExpress.net)
+ Tình trạng vô cảm đang diễn ra phổ biến trong xã hội ngày này - trở thành
một vấn nạn nhức nhối, đáng báo động… “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai”, gặp
người bị tai nạn cũng ngơ mắt đi qua.
“ Tên cướp giật túi tiền không thành, dân lao ra “hôi của”
Thứ sáu, 17/06/2011 09:36
Vào lúc 15h chiều 16-6, một người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay
ngã năn An Dương Vương (đoạn giao nhau của đường An Dương Vương - Trần

6

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học


Tú - Sư Vạn Hạnh, quận 5 TP.HCM) thì bị hai tên cướp đi xe máy từ phía sau giật
giỏ xách.
Nhờ nhanh trí, người đàn ông này giữ chặt giỏ xách của mình nên hai tên
cướp không giật được phải đành tẩu thoát.
Nhưng vì sự giằng co quá mạnh nên giỏ xách của người đàn ông bị rách toạc
và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường .
Lợi dụng tình cảm lúng túng của người đàn ông, những người đi xe máy gần
đó cùng một số người dân trong khu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường lượn
mất số tiền bị rơi ra trước ánh mắt thẫn thờ và bất lực của ngừơi đàn ông bị nạn.
Chỉ trong vòng chưa tới hai phút, số tiền của người đàn ông ấy đã bay vào
túi của những người “ hôi của” quá vô tâm và đi. Một người tài xế lái taxi chứng
kiến cảnh “ hôi của” trên đã ngao ngán: “Người ta bị nạn không giúp đỡ thì thôi
chứ sao lại tranh nhau cướp tiền của họ như vậy. Quá vô cảm!”. (Theo Tuổi Trẻ)
“ Cánh tay nữ sinh và sự vô cảm của cánh tài xế”
Vào lúc 13:56:32 03/12/2012 “Chiếc xe tải nặng hàng chục tấn án ngữ giữa
ngã tư. Dưới bánh xe, đứa con gái nằm xấp. Một tay bị bánh xe đè chặt. Tay còn
lại nó cua lên, cua xuống…“ Cứu con, cứu con”. Mọi người bắt đầu chạy đến càng
lúc càng đông. Tài xế hốt hoảng mở cửa xe chạy thục mạng và biến mất bà Mai kể
tiếp, lúc này chiếc xe buýt tuyến đường Bến Thành-Xuân Thới Thượng ngang qua.
Lơ xe nhảy xuống dẹp đường cho xe buýt vượt qua giao lộ. Bà năn nỉ anh lơ xe,
nói với tài xế giúp giùm chạy chiếc xe tải lùi một chút để rút cánh tay đứa bé. Anh
lơ xe trao đổi với bác tài. Một cái lắc đầu rồi chiếc xe vụt mất. Sau xe buýt, bất cứ
xe nào chở đến bà cũng năn nỉ các bác tài mở lượng từ tâm. Nhưng ai cũng lắc đầu.
“Có thể những người tôi năn nỉ giúp, họ không có khả năng điều khiển một chiếc
xe tải nặng. Nhưng cũng rất có thể họ sợ liên lụy mặc dù tôi và nhiều người dân
nơi đây đều sẽ làm chứng nhân cho nghĩa cử này…” - bà Mai nhớ lại.
Thật xót xa và đau đớn ! Tình đồng loại !Tình nghĩa giữa người và người !
+ Tuy nhiên cuộc sống bao giờ cũng tồn tại hai mặt. Song song với những
con người vô cảm vẫn còn biết tấm gương, nghĩa cử đẹp của con người trong xã
hội. Nước ta không phải là không có luân lí xã hội, không phải là không ý thức

được nghĩa vụ giữa người với người.
7

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

“ Lỡ thi vì cứu người bị tai nạn”
Chiều (2/6/2010 báo mới.com), trên đường đến điểm thi tốt nghiệp, hai thí
sinh Tăng Ngọc Dũng và Lữ Đức Quân tại điểm thi trường THPT Đô Lương 1
(huyện Đô Lương, Nghệ An) bất ngờ gặp một vụ tai nạn thương tâm. Lúc đó xung
quanh không một bóng người. Thấy nạn nhân nằm bất động, Dũng và Quân không
đành bước đi nên cả hai quyết định đưa nạn nhân đến Bệnh Viện Đa Khoa Đô
Lương cấp cứu.
Sau khi hoàn tất thủ tục cho nạn nhân nhập viện, Dũng và Quân mới sực nhớ
mình đang đi thi, vội tức tốc tới điểm thi. Đến nơi thì Hội đồng thi đã khép cổng và
các thí sinh khác bắt đầu làm bài thi được hơn 4 phút. Hội đồng đã quyết định cho
Dũng và Quân nghỉ môn thi Sinh vì vi phạm quy chế.
“ Không để hai học trò xứ Nghệ vì việc nghĩa mà trượt tốt nghiệp”
Thứ trưởng Hiển cho hay, việc xác minh xem em Tăng Ngọc Dũng và Lư Đức
Quân học sinh lớp 12A4 THPT Đô Lương (Nghệ An) cứu người có thật hay không
là do Sở GD&ĐT Nghệ An và trường học của hai em thực hiện. Nếu đúng là vì
cứu người thì không thể để hai em trượt tốt nghiệp. Và hai em sẽ được tuyên
dương khen thưởng trước khi kỳ thi Đại học diễn ra để làm gương cho tuổi trẻ.
+ Nhìn ở góc độ rộng hơn, đó là quan hệ giữa các quốc gia. Thời chiến tranh
chúng ta đã có những nước đồng minh như Nga, Trung Quốc… Thời nay thì các
quốc gia đã có độc lập dân tộc thì vẫn chung tay để chống khủng bố, chung tay hợp
tác cùng phát triển ở mọi mặt. Nhưng chúng ta vẫn thấy những bất cập khi một số
nước lợi dụng các phần tử cực đoan để phá nền độc lập tự do của nước đó, có

nghĩa là họ đã phá đi đoàn thể mà đất nước đó đã cố công xây dựng hoặc vấn đề
Biển Đông đang căng thẳng theo xu hướng “chân lí nằm trong tay những nước
mạnh”
Thứ hai:
+ Những người mà Phan Châu Trinh gọi là “ Lũ ăn cướp có giấy phép” và
việc chạy chức quyền trong xã hội hiện nay cũng là một mối lo lớn.
+ Tình trạng công an giao thông phạt những người vi phạm để lấy tiền bỏ túi
riêng, tình trạng bỏ tiền chạy chọt để được ngồi vào ghế quản lí…

8

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

(Dân Trí) “Chất lượng thi công chức của chúng ta không ổn. Có thông tin rằng để
đỗ được công chức phại chạy mất không dưới 100 triệu đồng cái này tập trung ở
những đầu mối tiếp nhận hồ sơ….”, đại biểu Trần Trọng Dực nói tại phiên thảo
luận HĐND Hà Nội ngày 07/12/2012.
Cần phải nâng cao tinh thần dân chủ, công khai, đoàn kết và phê bình , tự
phê bình nghêm khắc chân thành của mỗi cá nhân thì các mối quan hệ xã hội mới
tốt đẹp.
Thời kỳ lịch sử nào cũnh vậy, nền luân lí xã hội luôn trong vai trò rất quan
trọng ảnh hưởng đến sự tồn vinh của dân tộc.
Tư tưởng tiến bộ và tầm nhìn của nhà yêu nước Phan Châu Trinh trong bài
viết đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự và giá trị giáo dục tư tưởng rất lớn, đặc biệt
trong thời kì hội nhập hiện nay. Gây dựng được nền luân lí theo tư tưởng của Phan
Châu Trinh sẽ giữ vững và nâng cao nền dân chủ nước nhà, đồng thời đẩy lui được
nhiều vần nạn hiện nay trong xã hội.

b. Tính thời sự trong văn bản: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống
AIDS, ngày 01/12/2003” của Cô – Phi An-nan.
*Hoàn cảnh ra đời
Đây là thông điệp của tổng thư kí liên hiệp quốc Cô- phi An-nan, thuộc
nhiệm kì trước ( nay là ông Ban -ki-moom).
Tìm hiểu văn bản này chúng ta không chỉ biết được tình hình HIV/AIDS,
con đường lây lan và hậu quả của nó. ( phim ảnh minh họa)
Từ đó để thấy được tầm quan trọng của bức thông điệp và ý thức của mỗi cá
nhân trước vấn đề đó. Chính vì vậy, học văn bản nhật dụng ngoài việc mở rộng,
hiểu biết toàn diện còn tạo điều kiện tích cực để hòa nhập cuộc sống cộng đồng xã
hội.
* Nội dung thông điệp :
Trước hết Cô –phi An-nan đưa ra những con số tổng kết trong thông điệp
của mình ( mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễu HIV, tốc độ lây lan nhanh
chóng, đáng báo động là ở phụ nữ - chiếm tới một nửa, đang ngày càng lan rộng ở
những khu vực trước đây được xem là an toàn).

9

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

Sau đó ông đã đưa ra lời kêu gọi có sức thuyết phục mạnh mẽ : “ Hãy lên
tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS. Hãy cùng tôi đánh đổ thành lũy của sự im
lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”. “ Hãy sát cánh
cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.
* Tính thời sự:
Lời kêu gọi tha thiết ấy của Cô-phi An-nan không chỉ có tác dụng bức thiết

ở thời điểm ấy (2003), mà nó còn có sức vang gọi với mọi thời đại.
Bởi người ta ví HIV/AIDS là “ quả bom hẹn giờ” đang đe dọa tính mạng
của hàng triệu thanh niên trên thế giới.
Chính vì vậy, những con số và lời kêu gọi là một sự cảnh tỉnh ý thức trách
nhiệm của mỗi con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
+ Năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ, sau
đó HIV/AIDS đã nhanh chóng lan ra toàn cầu .
+ Trường hợp nhiễm HIVđầu tiên ở nước ta được phát hiện vào tháng 12
năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó HIV/AIDS bắt đầu lan ra các tỉnh.
Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh thành trong cả nước đều đã phát hiện có
người bị nhiễm HIV. Tính đến 31-3-2012, cả nước đã phát hiện 201.134 trường
hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống 57.733 trường hợp biến chuyển thành bệnh
AIDS và 61.579 trường hợp đã tử vong.
+ Ở Đồng Nai, ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên ở xã Bình Minh
-Trảng Bom vào năm 1993.
Tính đến 20-05-2012 toàn tỉnh có 6.180 người nhiễm HIV, trong đó 2.363
người đã chuyển qua giai đoạn AIDS và 1.456 đã chết vì AIDS.
+ Địa phương có số người nhiễm cao nhất tỉnh: Biên Hòa 2.590 người, tiếp
đến là TX.Long Khánh với 624 người nhiễm, Long Thành với 531 người, Trảng
Bom có 379 người Đồng Nai có số người nhiễm HIV đứng thứ 6 trên toàn quốc,
đứng thứ 3 trên 20 tỉnh phía Nam.
Hiện nay số người nhiễm HIV đó có mặt trong 171/171 phường xã trong
toàn tỉnh
Cũng từ căn cứ trên mà ta thấy rằng, bản thông điệp này có tính thời sự sâu
sắc .
10

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú



Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

Nhất là ở Việt Nam ta, với tư tưởng phương Đông nặng nề, họ thường có cái
nhìn kì thị với những người bị bệnh nhiễm HIV.
+ Bởi họ cho rằng sống buông thả mới mắc căn bệnh này và đó là những
người không thể tha thứ … từ đó xa lánh, kì thị.
+ Hành động đó thật sai lầm vì vô tình ta đã đẩy họ vào con đường tội lỗi,
khiến cho căn bệnh thế kỉ càng có điều kiện lây lan.
+ Có nhiều trường hợp cũng vì cái nhìn kì thị mà khiến những đứa trẻ vô tội
bị bỏ rơi khi cha mẹ chúng chết vì căn bệnh AIDS…
+ Chúng ta phải thẳng thắn nói về nó và hãy phá bỏ hàng rào ngăn cách giữa
“ta” và “họ”, để ngăn chặn nguy cơ lây lan. Vừa bảo vệ người bị bệnh, vừa bảo vệ
chính mình và bảo vệ cộng đồng.
“Nước mắt ngày tựu trường”
Náo nức đón chờ năm học mới nhưng trong ngày tựu trường, 15 học sinh những trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng HIV/AIDS của Trung Tâm Mai Hòa ( huyện Củ
Chi -TPHCM) đã phải trở về trong nước mắt .
UBND huyện Củ Chi đã có văn bản chấp thuận cho 15 trẻ nhiễm và ảnh
hưởng HIV/AIDS (trẻ OVC) ở Trung tâm Mai Hòa được học tại Trường Tiểu học
An Nhơn Đông ( xã An Nhơn Tây) từ năm học 2009. Được đến trường học như
bao bạn bình thường khác là niềm mơ ước đối với các em, ngày tựu trường được
chuẩn bị và mong ngóng hơn cả ngày tết. Thế nhưng …
“ Sao không cho tụi em đi học?”
Ngày 17/8 khi đến tựu trường, các trẻ OVC đã nhận được sự phản đối của
đa số phụ huynh Trường Tiểu Học An Nhơn Đông. Nhiều phụ huynh tuyên bố:
“Thà dốt còn hơn chết trẻ”, trong khi một số phụ huynh khác cho biết sẽ chuyển
con sang trường khác học. 229 phụ huynh (Trong tổng số 269 học sinh toàn
trường) “dọa” sẽ rút hồ sơ nếu trường tiếp tục nhận trẻ OVC và ùn ùn dẫn con ra
về .
Chính những kì thị sai trái này gây ra bao tổn thương cho con người, nhất là
những trẻ em vô tội.

Giới trẻ hiện nay là đối tượng dễ có lối sống sai lầm dẫn đến mắc bệnh,
nhưng họ cũng chính là những người giám nói, dám hành động nhất .
11

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

Vì vậy, khi tìm hiểu văn bản này, người giáo viên cần cung cấp thêm về
kiến thức HIV/AIDS cho các em.
Bên cạnh đó, phải hướng các em đến ý thức trách nhiệm với bản thân và xã
hội, để có lối sống lành mạnh cho bản thân và an toàn cho xã hội.Các em phải là
những người tiên phong trong phong trào chống, và là những người phá bỏ bức
tường rào ngăn cách giữa “ta” và “họ”.
Cô - phi An nan:
“Tôi xin bày tỏ sự khâm phục đối với chị Regan Hofmann và bà Bùi Thị
Hạnh vì họ đã rất dũng cảm, đương đầu với bệnh tật, cũng như tích cực tham gia
tuyên truyền, giúp đỡ cộng đồng”.
Phạm Thị Huệ, đồng sáng lập ra nhóm Hoa Phượng Đỏ chăm sóc những
người nạn nhân của căn bệnh chết người AIDS và những đứa con của họ. Phần lớn
trong số họ đều bị gia đình chối bỏ.
3. Tính thời sự trong các thể loại văn học khác
a. Tính thời sự trong truyện ngắn “ Người trong bao” của A.P.Sê-khốp.
* Hoàn cảnh ra đời:
Truyện ngắn “ Người trong bao” ra đời trong thời kì xã hội Nga đang ngột
ngạt trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. Môi trường xã hội
ấy đã đẻ ra lắm kiểu người kì quái. Với họ sống hay chết đều thảm hại. Nhân vật
Be-li-cốp trong chuyện là một con người điển hình cho kiểu sống kì quái - người
trong bao.

* Khái quát nhân vật:
Bê-li-cốp, từ chân dung, lối sống, suy nghĩ… đều được dựng trong cái “bao”
hữu hình lẫn vô hình. Đó là khát vọng mãnh liệt thu mình trong một cái vỏ, tạo cho
mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi ảnh hưởng những ảnh hưởng
bên ngoài.
Với hắn, lúc nào cũng “ Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì”. Chính lối sống đó đã
đưa hắn đến với cái chết; để rồi tự mình mằn trong cái bao tốt nhất - quan tài - mà
từ đó hắn không bao giờ phải thoát ra nữa. Đó là mục đích hắn đã đạt được trong
cuộc đời.

12

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

Lối sống của hắn không chỉ ảnh hưởng đến giới trí thức, xã hội Nga khi hắn
còn sống, mà lúc hắn chết đi rồi thì lối sống ấy vẫn ảnh hưởng dai dẳng “ Tương
lai sẽ còn bao kẻ như thế nữa!”.
Lối sống trong bao, kiểu người trong bao với những biến thể, dị bản khác
nhau có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc đến nước Nga đương thời và sau này.
Bên cạnh đó còn có ý nghĩa thời sự với toàn thế giới lâu dài cho tới tận ngày nay,
cũng có thề tốn tại đến khi nào con người ý thức được “Không thể sống mãi như
thế này được!”
* Liên hệ thực tiễn:
Tuy sống trong bao với ý nghĩa phổ quát, nhưng mỗi nơi có những biểu hiện
khác nhau. Có nơi, có thời đó là bản chất, là căn bệnh… Nhưng xã hội càng phát
triển thì nó chỉ còn là hiện tượng, những biểu hiện cá thể.
Rất nhiều người nay sống theo những chỉ thị, thông tư một cách cứng nhắc,

cực đoan…vì sợ ảnh hưởng đến bản thân.
Chúng ta có thể thấy rõ trong xã hội hiện nay, việc một số người muốn giữ
chức vị trong cơ quan, tổ chức… thì cố gắng mua những thứ bao (bằng cấp, ô dù… )
để che đậy sự dốt nát của mình.
Hay trong mỗi học sinh, đôi khi trong giờ học biết mà không giám giơ tay
phát biểu, mặc dù có thể đảm nhận việc gì đó cho lớp nhưng cũng không giám
nhận, cũng bởi “sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì”.
Mỗi cá nhân chúng ta cần phải tự ý thức được mục đích và cách sống của
mình, hòa đồng và thống nhất với những chuẩn mực văn hóa, đạo đức cộng đồng;
khi xã hội loài người trở nên trong sạch lành mạnh và tự do dân chủ… thì lối sống
trong bao mới triệt để chấm dứt, kiểu người trong bao mới không còn lí do tồn tại.
b. Tính thời sự trong vở kịch
“ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
* Khái quát:
Vở kịch là sự cải biên một truyện cười dân gian. Tác giả dân gian chỉ tạo ra
một tình huống gây cười. Lưu Quang Vũ đã biến nó thành một tấn bi kịch tâm lí.
Hồn Trương Ba trong sáng nhân hậu, thanh cao lại được đặt trong thân xác một
anh hàng thịt thô lỗ, phàm tục, đầy sức mạnh bản năng. Hồn lâm vào tình trạng bi
13

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

kịch: Không được sống như bản thân mình mong muốn, không làm chủ được
mình. Sự đau khổ được đẩy lên tột đỉnh khi bị những người thân xa lánh, thậm chí
căm ghét, khinh bỉ, khiến ông phải lấy cái chết để tự giải thoát.
* Liên hệ thực tiễn:
Vở kịch có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa hiện thực rõ nét. Trong thực tế, tình trạng

con người không làm chủ được bản thân mình, không được sống như mình mong
muốn không phải hiếm hoi gì. Nhưng cũng có tình trạng tình nguyện sống khác với
bản chất của mình, tự nguyện sắm vai người khác. Như Đế Thích nói thì hiện
tượng này khá phổ biến “ Dưới đất, trên trời đều thế cả”.
Có thể thấy rất rõ ràng trong mỗi người chúng ta hiện nay. Có khi nào mỗi
người phải đấu tranh giữa thể xác và lí trí tâm hồn hay không? Tất nhiên là có rất
nhiều!
+ Như khi học sinh ngồi học, thể xác muốn nghỉ ngơi, cần phải đi ngủ
nhưng còn rất nhiều bài tập. Và không ít lần các bạn trẻ đã để thể xác thắng thế.
+ Có những lúc mỗi người muốn đi chơi thưởng thức thú vui, những món ăn
ngon nhưng lại nghĩ cha mẹ lấy đâu ra tiền mà cho chúng ta. Ta phải đấu tranh rất
nhiều và rồi cái đòi hỏi tầm thường đó đã khiến ta phải nói dối cha mẹ.
+ Đôi khi ta lại sống theo cái vẻ bề ngoài và tính cách của một thần tượng
nào đó mà lại đánh mất đi bản thân mình…
Sống không được là mình diễn ra hàng ngày trong cuộc sống: ở nhiều lĩnh
vực, nghành nghề khác nhau. Có khi theo chiều hướng tích cực, có khi tiêu cực.
Chẳng hạn trong thế giới nghệ sĩ. Những năm gần đây làn sóng Hallyu (văn hóa
Hàn Quốc) ảnh hưởng nhiều nước trên thế giới, nhiều nhất là Châu Á, trong đó
không thể thiếu Việt Nam.
+ Một bộ phận thanh thiếu niên ảnh hưởng nặng nề các thần tượng Kpop: từ
cách ăn mặc, đầu tóc, thời trang… thậm chí quên việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Thế
là đánh mất chính mình - mình chỉ là bản sao chép, hay các bóng của thần tượng.
+ Ngược lại các nghệ sĩ cũng có nỗi khổ của bản thân họ. Chắng hạn một số
công ty quản lí thần tượng có quy định không được công khai chuyện tình cảm.
Nếu một thần tượng còn độc thân thì lượng fan hâm mộ sẽ nhiều, nếu người nào đó
công khai chuyện tình cảm thì sẽ gặp những phản ứng trái chiều từ các fan hâm
14

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú



Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

mộ. Điều này khiến các thần tượng đều bí mật hẹn hò, gặp gỡ, rất ít khi tự mình
công khai chuyện cá nhân trừ khi bị báo chí đăng tải họ mới thứa nhận…Họ không
muốn mất điểm trong lòng fan, sợ mất hình tượng. Vì ánh hào quang sân khấu,
danh tiếng họ phải sống cho người hâm mộ nhiều hơn là bản thân. Vì thái độ khen
chê của người hâm mộ sẽ là sự quyết định chỗ đứng của họ trên sân khấu cũng như
vị trí thứ bậc trong công ty quản lí… Như vậy họ cũng rất khổ sở vì không được
sống thật với chính bản thân mình. Họ đi đâu làm gì, mỗi hành động, cử chỉ, lời
nói, chuyện riêng tư đều bị các cánh phóng viên đeo bám, chụp ảnh… cùng với
những fan cuồng luôn bao quanh..
Bởi vì khi ta sống chung với cái dung tục thì trong một hoàn cảnh nào đó ta
sẽ dễ dàng bị cái dung tục đồng hóa. Chúng ta phải biết tự đấu tranh với bản thân
mình để trở nên “là mình toàn vẹn”, không thể “bên trong một đằng bên ngoài một
nẻo”, thì ta mới có được cuộc sống hạnh phúc.
Vở kịch tạo nên bỏi yếu tố huyền thoại, nhưng vấn đề được đề cập tới lại có
ý nghĩa thời sự to lớn trong thập niên 80 của thế kỉ XX, ngày nay và mai sau.
+ Không ít người bị tha hóa khi đứng trước những dung tục do lập trường
không vững vàng. Nhưng cũng có người rơi vào bi kịch đó do sự làm việc tắc trách
của những người có chức có quyền.
+ Trong vở kịch là do sự quan liêu, vô trách nhiệm của những người trên
thiên đình gây ra khiến Trương Ba lâm vào cuộc sống dở khóc dở cười.
+ Còn dưới hạ giới thì do ai ? Phải chăng đó là từ những việc làm quan liêu,
tắc trách của những người cầm quyền, nắm luật. Chúng ta có thể thấy rất nhiều
trong xã hội ngày nay.
“Chết oan vì bác sĩ tắc trách”
Thứ 4, 12/09/2012 tinmoi.com
Ngày 12/9, nguồn tin Báo Người Lao Động cho biết Công an TP Mỹ Thotỉnh Tiền Giang đã vào cuộc làm rõ trường hợp sản phụ Trần Thanh Nguyệt (SN
1980, ngụ xã Tân Bình Thạnh, huyện Chợ Gạo) tử vong cùng với thai nhi trong

bụng tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang.
Thai chết lưu vẫn đẻ… chờ sinh

15

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

Siêu âm ở phòng khám tư nhân được bác sĩ cho biết “thai chết lưu”. Khi chị
nhập viện, bác sĩ Võ Thị Thu Hà làm hồ sơ bệnh án. Trong hồ sơ bệnh án, bác sĩ
Hà ghi: “Không dị ứng thuốc, bình thường, không mắc bệnh gì; huyết áp
110/70mmHg; mạch 80 lần/phút; khám toàn thân thì tổng trạng trung bình, tim:
T1,T2 đều rõ; hô hấp: phổi trong; bụng mềm; tiết niệu: bình thường; các bộ phận
khác chưa phát hiện bệnh lý, chẩn đoán: Thai lần 2, thai 41 tuần, thai lưu, chưa
chuyển dạ thật sự”. Tiên lượng về sản phụ này, bác sĩ Hà ghi: “Sinh thường” và
cho theo dõi chuyển dạ. Sau khi nhập viện, sản phụ được cho siêu âm và bác sĩ Mỹ
Hạnh kết luận: “Một thai lưu trưởng thành, ngôi đầu, tim thai không cử động”. Bác
sĩ Dương Phi Loan cũng ghi chẩn đoán: “Thai lưu trưởng thành” và “tim thai
không nghe”. Thế nhưng, từ lúc nhập viện cho đến rạng sáng 9/9 khi bệnh nhân
khó thở, tím tái, các bác sĩ mới cho đưa vào phòng sinh. Lúc này, sản phụ đã hôn
mê, không đo được huyết áp, khi chuyển đến bệnh viện đa khoa thì tử vong.
Trên đây chỉ là một trong số hàng trăm sự việc về thái độ quan liêu cửa bác sĩ.
“ Cô giáo tử vong vì bệnh viện tắc trách”- tạp chí báo sức khỏe gia đình
“ Mất con vì sự tắc trách của bác sĩ”- báo công an TPHCM…
+ Như trường hợp thầy Khoa trong vấn đề chống tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục. Việc làm của thầy với động cơ tốt và đầy tinh thần
trách nhiệm nhưng sự quan liêu cố ý của các cấp lãnh đạo đã đẩy thầy Khoa và gia
đình lâm vào cuộc sống trớ trêu: mọi người lạnh nhạt, bản thân thầy phải sang

công tác ở nghành khác. Nhưng chúng ta thấy được một điều đáng quý ở thầy đó là
sống với đúng đạo đức của con người và được sống đúng với bản chất là mình.
Điều mà thầy nhận được trong việc làm này là được những người yêu nước, yêu
giáo dục, vì sự tiến bộ của xã hội ngợi ca và yêu mến.
Mỗi con người chúng ta phải biết đấu tranh, phải biết phê bình để được sống
là chính mình dù có phải chết như Trương Ba. Có được sống chính là mình thì ta
mới tìm thấy hạnh phúc cho bản than mình và mọi người, mới làm chủ được mình
và tương lai của mình.
* Ngoài 4 tác phẩm trên đây, có thể liên hệ những kiến thức cơ bản trong
một số tác phẩm:

16

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

“ Đất nước”- Nguyễn Khoa Điềm: Đặt trong tình hình Biển Đông căng
thẳng, có thể giáo dục ý thức trách nhiệm thanh niên, học sinh, công dân đối với
đất nước…
“ Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu:
+ Thông điệp: Không nên nhìn nhận, đánh giá sự vật hiện tượng phiến diện,
một chiều, phải có cái nhìn đa diện nhiều khi đánh giá sự vật hiện tượng… (Đây
cũng là một trong những bài học sâu sắc mà con người, đặc biệt giới trẻ dễ mắc
phải… do thiếu kinh nghiệm sống…)
+ Tình trạng bạo lực gia đình vẫn đang báo động trong xã hội ngày nay.
“ Thuốc” của Lỗ Tấn: sự vô cảm của người dân Trung Quốc khiến nhà văn
Lỗ Tấn phải đổi nghề “Người dân Trung Quốc hăm hở xem người Trung Quốc bị
Nhật chém…”. Sự vô cảm của người dân Trung Quốc thế kỷ XIX.

Tình trạng ấy ngày nay vẫn còn tồn tại ở một số thành phần trong xã hội
Trung Quốc. Chuyện “em bé 2 tuổi bị cán 2 lần bởi 2 chiếc xe tải: nhưng 18 người
qua đường thơ ơ, chỉ đến người thứ 19 là một bác trung niên nhặc rác cứu giúp?
Một sự vô cảm đáng sợ! và nước Việt Nam cũng có trường hợp tương tự.
4. Phương pháp:
Tùy theo nội dung từng bài học để mỗi chúng ta có cách liên hệ thực tiễn
khác nhau: có khi trình bày song song một số chi tiết trong bài học, có khi để ở
phần củng cố bài..
Từ nội dung bài học, ta có thể cho các em thảo luận nhóm. Sau đó giáo viên
nhận xét, điều chỉnh.
Trình chiếu một số đoạn phim, hình ảnh tư liệu minh họa.

17

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

IV/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Việc kết hợp tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong việc giảng dạy một số
tác phẩm văn học, tôi nhận thấy được một số hiệu quả nhất định:
* Đối với giáo viên:
Phát huy tính năng động, sự tìm tòi trong việc soạn giảng
Để có tư liệu dẫn chứng cho học sinh giáo viên phải chịu khó đọc báo, theo
dõi các phương tiện truyền thông… Từ đó bản thân mình cũng tích lũy thêm vốn
sống, làm cho giờ dạy, giờ học sinh động, thuyết phục hơn.
* Đối với học sinh:
Được phát biểu những suy nghĩ và nhận xét của bản thân từ cuộc sống thực
tế mà bản thân đã trãi qua. Ngoài ra các em còn được cung cấp thêm vốn thực tiễn

qua những dẫn chứng của giáo viên, và bạn bè, từ đó rút ra bài học về cách ứng xử
cho phù hợp những chuẩn mực đạo đức xã hội, để hoàn thiện nhân cách.
Cảm nhận giờ văn đỡ nhàm chán, khô khan. Đặc biệt với hướng đổi mới
trong cách thi tốt nghiệp THPT từ năm 2014-2015 đến nay thì việc kết hợp tính
thời sự và ý nghĩa giáo dục trong việc giảng dạy một số tác phẩm văn học là rất
cần thiết, giúp học sinh vận dụng vào câu hỏi tập làm văn phần nghị luận xã hội.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN KHÍCH KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Một trong những chức năng quan trọng của văn học là giáo dục. Vì vậy, bất
cứ một tác phẩm văn học nào cũng có ý nghĩa giáo dục.
Tuy nhiên không phải tác phẩm nào cũng có tính thời sự, có tác phẩm chỉ có
thời sự tại thời điểm ra đời, có những tác phẩm vẫn có tác dụng mọi thời.
Do đó khi giảng dạy, giáo viên cần có sự lựa chọn tác phẩm, và sự chắt lọc
kiến thức trong từng tác phẩm để liên hệ thực tế xã hội cho các em. Chúng ta cần
tránh sự áp đặt và liên hệ tùy tiện, sẽ phản tác dụng. Nếu giáo viên làm được điều
đó thì sẽ có tác dụng giáo dục thực sự, giúp bài học thuyết phục và sinh động hơn.
Hơn nữa, Bộ Giáo Dục cũng xây dựng chương trình và sách giáo khoa theo
quan điểm tích cực, thích hợp đã và đang là một trong những xu thế dạy học mới
được vận dụng trong nhà trường phổ thông, góp phần đổi mới phương pháp dạy
học
18

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

Với bộ môn Ngữ văn, tích hợp được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần
gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào
nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững
chắc”

Vận dụng quan điểm tích hợp vào giảng dạy Ngữ văn xuất phát từ quan
điểm liên môn dựa trên sự liên kết, tương tác giữa các hợp phần tri thức và kĩ
năng, trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn Văn học, Tiếng Việt, Làm
văn cũng như các bộ phận tri thức khác như kiểu biết lịch sử xã hội, văn hóa nghệ
thuật…
Từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xóa bỏ lối học theo kiểu khép kín,
tách biệt nhà trường và một sống, kiến thức với kĩ năng vận dụng, thực hành…
Đó là cách khắc phục, hạn chế lối dạy học cũ nhằm nâng cao năng lực sử dụng
kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được vào cuộc sống.
Từ lí thuyết đến thực hành, giáo viên sẽ làm gì và làm như thế nào để có thể
vận dụng quan điểm tích hợp vào giảng dạy Ngữ văn một cách hiệu quả nhất đó
còn là ở kĩ năng của mỗi giáo viên.
Trong khả năng hạn hẹp, tôi chỉ trình bày một số tác phẩm và những kiến
thức nhất định. Có thể qua sang kiến kinh nghiệm này, quý thầy cô sẽ có những
khám phá mới mẻ và áp dụng vào những tiết học của mình.
Rất mong nhận sự đóng góp chân thành của quý thầy cô.

19

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên 10,11,12, Chuẩn kiến thức kỹ năng - NXB
Giáo dục.
2. Từ điển thuật ngữ văn học – Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi- NXB Đại học quốc gia.
3. Sử dụng nguồn tư liệu trên những thông tin báochí: Zingnews,

VnExpss.net, báo tuổi trẻ, báo mới.com, dân chí, tin mới.com.
.

20

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú


Đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong mốt số tác phẩm văn học

VII/ PHỤ LỤC
Trang
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI___________________________________________1
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN_______________________________2
1- Cơ sở lý luận:------------------------------------------------------------------------2
2- Thực trạng vấn đề. -----------------------------------------------------------------3
a. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài............................................3
b. Khảo sát thực tế.......................................................................................3
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP._______________________3
1- Khái quát:---------------------------------------------------------------------------3
2. Tính thời sự trong văn bản nhật dụng:----------------------------------------4
a.Tính thời sự trong bài ..............................................................................4
b. Tính thời sự trong văn bản.......................................................................9
3. Tính thời sự trong các thể loại văn học khác-------------------------------12
a. Tính thời sự trong truyện ngắn .............................................................12
b. Tính thời sự trong vở kịch ....................................................................13
4. Phương pháp:-----------------------------------------------------------------17
IV/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:_____________________________________18
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN KHÍCH KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:_____________18
VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO______________________________________20

NHƯỜI THỰC HIỆN

Phạm Thị Vỵ
21

Người thực hiện: Phạm Thị Vỵ-Trung Tâm GDTX Tân Phú



×