SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC HỌC CHỨNG CHỈ B TIN HỌC
CHO HỌC SINH THPT
Người thực hiện:
TRỊNH QUỐC HUYNH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: TIN HỌC
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: .......................................................
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình
Đĩa CD (DVD)
Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2015 - 2016
TỔ CHỨC HỌC CHỨNG CHỈ B TIN HỌC
CHO HỌC SINH THPT
Sơ lược lý lịch khoa học:...................................................................Trang: 02
Lý do chọn đề tài:..............................................................................Trang: 03
Cơ sở lý luận và thực tiễn:.................................................................Trang: 04
Tổ chức thực hiện các giải pháp:.......................................................Trang: 06
a. Mô tả giải pháp thực hiện:........................................................................Trang: 07
b. Dữ liệu minh chứng đối tượng thực nghiệm:.....................................Trang: 10
c. Kết quả thực nghiệm:............................................................................ Trang: 26
d. Một số hình ảnh minh họa trong phòng thực hành:................................ Trang: 26
Hiệu quả của đề tài: ..........................................................................Trang: 28
Đề xuất khuyến nghị khả năng áp dụng:.......................................... Trang: 29
Tài liệu tham khảo:............................................................................Trang: 30
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
2
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:
TRỊNH QUỐC HUYNH
2. Ngày tháng năm sinh: 09/01/1978
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: 1190/46, Tổ 27, KP.3, P.Trảng Dài, TP. Biên Hoà, Đồng Nai
5. Điện thoại: 061.3999 648 (CQ): 061.3882 001 ; ĐTDĐ: 0902.678 689
6. Fax: 061.3998877
E-mail:
7. Chức vụ: Tổ Trưởng Chuyên môn
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Tin học; Quản lý mảng CNTT.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong, TP. Biên Hoà
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Kỹ sư Tin học
- Năm nhận bằng: 2007
- Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Thông tin
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công nghệ Thông tin
Số năm có kinh nghiệm: 15 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ “Dùng một số bài toán quản lý minh họa cho phần Hệ Quản trị
CSDL Microsodt Access Tin học 12” (Năm học 2013 – 2014).
+ “Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh – Môn tin học” (Năm học 2014 – 2015).
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
3
Tên SKKN: “TỔ CHỨC HỌC CHỨNG CHỈ B TIN HỌC CHO HỌC SINH
THPT”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Hiện nay Tin học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình
trung học phổ thông và trở thành một môn học quan trọng. Đáp ứng với sự phát
triển của xã hội và cùng với cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) đã được
ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong đời sống xã hội con người.
Ngày này việc ứng dụng các sản phẩm của CNTT đang dần dần thay thế những
công cụ truyền thống, giảm bới sức lao động, tăng hiệu quả công việc góp phần
vào việc thúc đẩy sự phát triển trên hầu hết các lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật,
giáo dục, y tế, kinh tế, xã hội …
- Cuộc cách mạng CNTT đang mở ra những thay đổi quan trọng trong cách
sống và cả cách suy nghĩ của chúng ta. Các sản phẩm ứng dụng CNTT ngày càng
phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động, chính vì vậy nó kích thích
tính tò mò, ham học hỏi của mọi người và nhất là lứa tuổi học sinh. Do đó để giúp
các em nắm được những kiến thức cơ bản, cũng như những lợi ích của tin học
mang lại để áp dụng vào cuộc sống.
- Trong quá trình giảng dạy bộ môn tin học cấp THPT, tôi nhận thấy nội dung
chương trình tin học lớp 10 cán em đã được học phần: Lý thuyết Mạng máy tính.
Lớp 12 các em lại được học về CSDL sử dụng phần mềm Microsoft Access để
minh họa.
=> Đây chính là nội dung chính trong chương trình đào tạo Chứng chỉ B (CCB)
Tin học hiện nay gồm 2 phần chính đó là: (Lý thuyết Mạng máy tính & phần CSDL
Microsoft Access). Khi các em tốt nghiệp THPT các em học tiếp TC, học lên CĐ,
ĐH các em sẽ được miễn học phần này vì đây là chứng chỉ Quốc gia được Sở
GDĐT tổ chức thi và cấp chứng chỉ. Khi đó các em có nhiều thời gian hơn để tập
trung vào học các môn học chuyên ngành vả lại ngày nay ứng dụng của CSDL vào
thực tế rất thông dụng và gần gủi với mọi đối tượng, mọi ngành nghề trong đời
sống trong xã hội. Cũng như định hướng phát triển của Trường THPT Lê Hồng
Phong đã xác định: Học sinh sau khi học hết THPT tại trường 100% đều có
CCB Tin học và ≈ 20% học sinh có chứng chỉ B1 Anh văn.
- Chính từ những lý do đó tôi xin trình bày một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ
mang tên: “TỔ CHỨC HỌC CHỨNG CHỈ B TIN HỌC CHO HỌC SINH
THPT”.
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
4
II.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
a) Cơ sở lý luận:
Trong những năm gần đây, Tin học trở thành môn học chính quy trong chương
trình giáo dục THPT, trình độ Tin học của các em học sinh cũng cần được nâng lên để
đáp ứng với nhu cầu thực tế và theo kịp với sự phát triển của CNTT. Đội ngũ giáo viên
cũng đã đáp ứng đủ về mặt số lượng cũng như chất lượng, cơ sở vật chất như phòng máy
tính thực hành cũng được trang bị đầy đủ, nhà trường có 02 phòng thực hành vi tính (mỗi
phòng 45 máy vi tính) mỗi học sinh thực hành trực tiếp trên 01 máy tính.
Vấn đề đặt ra là làm sao để các em tự tay mình xây dựng và thao tác trên CSDL
(Bài toán quản lý) đang được ứnng dụng trong thực tế như: Bài toán quản lý Học sinh
trong trường THPT, bài toán Quản lý Bán hàng, bài toán Quản lý Sách trong thư
viện,… Từ đó xây dựng cho các em có ý tưởng sau khi học xong môn học, có thể dùng
kiến thức đã học xây dựng được 1 phần mềm phục vụ cho nhu cầu thực tế, ngoài ra khi
tiếp xúc với 1 CSDL trong thực tế thì các em sẽ hiểu được dòng chảy dự liệu và các thao
tác khai thác thông tin dữ liệu trong 1 CSDL. Khi các em tốt nghiệp THPT các em có
thể học nghề, học CĐ, ĐH thì các em đã có trong tay CCB Tin học Quốc gia, các em
không phải mất thời gian học lại, rất thuận lợi cho các em khi tiếp xúc với các bài toàn
quản lý trong thực tế hiện nay.
b) Thực tiễn:
Qua các năm trực tiếp giảng dạy môn tin học cho học sinh khối THPT, tôi
nhận thấy đa số các em có quan niệm môn tin học là môn học phụ vì không tổ chức
thi kiểm tra tập trung, không thi cuối kỳ, không thi tốt nghiệp. Chính vì thế đại đa
số các em không chú trọng môn học, nội dung môn học thì đa số chỉ dừng lại ở
mức độ biết và bước đầu thực hiện một số thao tác đơn giản. Nội dung kiến thức
khá mới lạ, trừu tượng, chưa gắn liền với các CSDL thực tế dẫn đến các em lơ là
với môn học.
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
5
Thông qua việc đi vào thực tế các bài học về lý thuyết mạng máy tính
trong chương trình Tin học 10 kết hợp với các ví dụ thưc tế như:
- Virust máy tính là gì?
- Mạng máy tính là gì? Phân loại mạng máy tính theo phạm vi địa lý.
- Làm thế nào để truyền tải thông tin, dữ liệu từ máy tính này đến máy tính
khác, hay làm thế nào để gửi Mail (thư điện tử) thông qua mạng Internet.
- Làm thế nào để ngồi tại nhà ta có thể mua được hàng thông qua các trang
Website bán hàng online?......
Kết hợp sử dụng một số bài toán quản lý trong chương trình Tin học lớp
12 về CSDL như:
- Bài toán Quản lý Học sinh: Hầu hết các em học sinh THPT đều hình dung
được việc quản lý, tra cứu thông tin về điểm số, nội quy nền nếp, lỗi vi
phạm,… của mình.
- Bài toán Quán lý Bán hàng: cũng là bài toán về CSDL thực tiến hàng ngày
trong các hành hàng, siêu thị, quán ăn, tạp hóa,…
- Bài toán Quản lý Sách hầu hết các em đều đã quen với việc mượn trả sách
trong các thư viện nhà trường.
Từ những nội dung chính trong chương trình THPT kết hợp với việc tự mình
xây dựng, cấp nhật dữ liệu và khai thác thông tin dữ liệu từ những bài toán
quản lý thực tế hiện nay như đã nêu ở trên. Chính vì thế các em có cái nhìn
toàn cảnh hơn về nội dung, chương trình mình đang học và nó được ứng
dụng ra sao trong xã hội thực tế với rất nhiều các sản phẩm được tạo ra nhờ
vào việc ứng dụng các thành tựu của CNTT. Đây chính là nội dung đào tạo
Chứng chỉ B Tin học Quốc gia theo chương trình của Sở GDĐT hiện nay.
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
6
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
“TỔ CHỨC HỌC CHỨNG CHỈ B TIN HỌC CHO HỌC SINH THPT”
Để thực hiện đề tài này tại ta có thể lựa chọn một số giải pháp như:
1. Tổ chức cho học sinh học chương trình chính khóa kết hợp với học trái buổi.
2. Tổ chức cho học sinh học chính khóa kết hợp với việc học tự chọn môn Tin
học cho những học sinh có nhu cầu chọn học môn Tin học:
Trong sáng kiến này tôi xin trình bày bằng giải pháp thứ nhất như
thực tế tôi đã và đang thực hiện tại trường THPT Lê Hồng Phong là: “Tổ
chức cho học sinh học chương trình chính khóa kết hợp với học trái buổi”:
Như chúng ta đã biết hiện nay hầu hết các trường THPT đều đã được trang
bị khá nhiều về phương tiên dạy học như Máy chiếu Projector, màn hình Ti vi lớn
phục vụ cho công tác dạy và học ứng dụng CNTT và đặc biệt là phòng học thực
hành vi tính cũng được trang bị khá đầy đủ và đồng bộ. Đây chính là điều kiện
thuận lợi để thực hiện:
a) Mô tả giái pháp thực hiện:
- Phạm vi áp dụng: Tại trường THPT Lê Hồng Phong tôi đã đề xuất áp dụng
cho 1/3 số học sinh của trường (vì là năm đầu tiên thực hiện giải pháp).
- Đối tượng áp dụng: Hiện tại tôi đã đề xuất áp dụng cho toàn bộ học sinh
Khối 10 của trường THPT Lê Hồng Phong trong năm học 2015-2016 (với số
lượng là 480 học sinh).
- Công việc cụ thể:
+ Học chương trình chính khóa theo chương trình sách giáo khoa khối 10
(02 tiết/ tuần/ lớp) xếp tiết kép 02 tiết liên tục để thuận tiện cho việc khắc
sâu kiến thức bài học kết hợp với học trái buổi (học trái buổi 3 tiết/ tuần/
lớp).
+ Chương trình chính khóa đi sâu vào phần Soạn thảo văn bản Microsoft
Word và phần Lý thuyết mạng máy tính kết hợp với giải quyết những tình
huống thực tế như đã nêu ở phần thực tiễn. Như vậy học sinh thấy lợi ích
thực tiến và giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tế hiện nay.
Cuộc sống hiện nay hàng ngày, hàng giờ các em đều tiếp xúc và trực tiếp
tham gia vào lĩnh vực CNTT nói chung và mạng máy tính nói riêng nên
những vấn đề về lý thuyết mạng cùng với việc khắc phục, giải quyết các sự
cố về mạng máy tính càng làm cho các em thích thu hơn với môn học.
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
7
+ Các buổi học trái buổi cho học sinh học về CSDL (bài toán quản lý) như
đã giới thiệu ở phần thực tiễn. Đây cũng chính là những bài toán quản lý
đang được áp dụng rất rộng rãi trong đời sống hàng ngày và cũng rất gần gũi
với các em như: Quán lý Bán hàng, Quản lý Sách trong thư viện, Quản lý
Điểm của học sinh, Quản lý tiền lương, ….
Ví dụ CSDL Quản lý Học sinh:
Ví dụ CSDL Quản lý bán hàng: (một số hình ảnh minh họa)
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
8
Giáo viên có thể giới thiệu thêm cho các em một số phần mềm như:
Phần mềm Quản lý Bán hàng của Công Ty TNHH Nhân Long, Long Thành,
Đồng Nai được viết bằng Microsoft Access đang được thực hiện khá hiệu
quả:
Tại trường THPT Lê Hồng Phong với 02 phòng máy vi tính, mỗi phòng 45
máy đủ để tổ chức cho học thực hành trực tiếp trên máy vi tính (1 học sinh/
1 máy tính). Nếu để 02 học sinh học chung 1 máy thì đa số mỗi lần thực
hành chỉ có 01 học sinh thực hành còn 01 học sinh ngồi xem như vậy thì
hiệu quả không cao. Giáo viên dạy lý thuyết trực tiếp trong phòng máy kết
hợp với phần mềm hỗ trợ giảng dạy như Netop School, sau đó các em được
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
9
trực tiếp thực hành trên máy vi tính cùng với sự hướng dẫn, trợ giúp của
giáo viên. Như vậy các em sẽ hiểu rõ hơn và ghi nhớ sâu hơn với kiến thực
đã học và những kiến thức đó cũng được áp dụng vào những bài toán quản
lý cụ thể trong thực tế hiện nay.
+ Tổ chức cho học sinh học trái buổi theo sát chương trình đào tạo CCB Tin
học của sở GDĐT hiện nay, ôn tập theo chương trình cũng như tiến hành thi
thử từng đợt để kiểm soát và kịp thời điều chỉnh, bổ sung những kiến thức
còn thiếu cho học sinh.
+ Căn cứ vào lịch thi chứng chỉ A, B của sở GDĐT hàng năm tổ chức 04
tháng 1 lần để làm thủ tục cho học sinh đăng ký dự thi.Cho học sinh
b) Dữ liệu minh chứng đối tượng thực nghiệm:
Đợt I – Khóa ngày 27/12/2015: Tổ chức cho 144 học sinh tham
gia dự thi (Đậu 134/144 học sinh, đạt tỷ lệ: 93,06%).
Đợt II – Khóa ngày 17/04/2016: Tổ chức cho 334 học sinh tham
gia dự thi (Đậu 315/344 học sinh, đạt tỷ lệ: 94.31%).
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
10
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
11
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
12
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
13
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
14
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
15
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
16
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
17
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
18
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
19
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
20
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
21
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
22
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
23
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
24
Giáo viên: Trịnh Quốc Huynh – Trường THPT Lê Hồng Phong
25