Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn CÔNG tác xã hội hóa góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của TRUNG tâm GDTX NHƠN TRẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.5 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI
CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GÓP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GDTX NHƠN TRẠCH

I. Lý do chọn đề tài:
Muốn nâng cao chất lượng hoạt động của Trung Tâm GDTX trong giai đoạn
hiện nay, biện pháp chiến lược là cải tiến công tác quản lý Giáo dục, người quản lý
không thể thực hiện những gì sẳn có, không chỉ đợi chỉ đạo, hướng dẫn của cấp
trên mà phải chủ động căn cứ vào điều kiện thực tiễn của đơn vị để phối hợp thực
hiện thành công mục tiêu đã đề ra, con đường tối ưu là thực hiện công tác xã hội
hóa và dân chủ hóa giáo dục nhằm huy động mọi tầng lớp trong xã hội đóng góp
cho công tác giáo dục nhất là Giáo dục thường xuyên. Song song với ngành học
phổ thông, ngành học thường xuyên thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân, có nhiệm
vụ tạo điều kiện cho mọi người tham gia học tập, học tập suốt đời nhằm nâng cao
sự hiểu biết, nâng cao trình độ tri thức, giải phóng sức lao động chân tay góp phần
cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong những năm qua
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự tích cực của lãnh đạo ngành Giáo dục
đào tạo tỉnh nhà (Đồng Nai) các Trung Tâm trên địa bàn tỉnh nói chung, Trung
Tâm GDTX Nhơn Trạch nói riêng đã được xây dựng khang trang về cơ sở vật
chất, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần tạo việc làm từng bước ổn
định cuộc sống. Tuy nhiên việc đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của giáo dục, do vậy XHHGD không chỉ là biện pháp tăng cường mối
quan hệ Giáo dục – xã hội mà còn là biện pháp để thực hiện các mục tiêu quản lý
giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện để thực hiện sứ mạng Giáo dục, đảm
bảo về số lượng, chất lượng theo yêu cầu của xã hội góp phần hoàn thiện nhân
cách cho thế hệ trẻ và tham gia phát triển cộng đồng mở rộng và gắn kết mối quan
hệ giữa Trung Tâm GDTX – gia đình – xã hội. GDTX là một bộ phận của Giáo
dục quốc dân cón nhiều khó khăn và thách thức. Là người làm công tác quản lý
Giám đốc ở Trung Tâm GDTX nhiều năm, bản thân nhận thấy còn phải thực hiện
1



tốt công tác XHHGD để phá vỡ thế đơn độc của giáo dục nhất là GDTX, nhằm huy
động mọi nguồn lực trong XH để phát triển Giáo dục một cách bền vững. Đó chính
là lý do bản thân chọn lựa và chia sẽ những kinh nghiệm này.
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục mang bản chất xã hội là một trong các chất kết dính cộng đồng,
Giáo dục là động lực phát triển kinh tế xã hội và ngược lại sự phát triển của Giáo
dục không tách rời sự phát triển cộng đồng. Sự gắn bó giữa giáo dục và cộng đồng
là sự gắn bó hữu cơ, biện chứng. Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con
người về đạo đức trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng nghề nghiệp,… nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ, mục tiêu trên
không thể đạt được nếu môi trường gia đình và xã hội không lành mạnh. Vì vậy
cần có sự tham gia một cách thiết thực giữa các lực lượng xã hội, tạo điều kiện gắn
bó giữa Trung Tâm GDTX và nhân dân, làm cho người dân thực hiện tốt quyền
làm chủ của mình đối với Giáo dục. Không những đóng góp cho Trung Tâm
GDTX mà còn giám sát các hoạt động của Trung Tâm trong việc thực hiện mục
tiêu Giáo dục và sứ mạng của Trung Tâm GDTX. XHHGD là một tư tưởng chiến
lược Giáo dục ở nước ta. Nghị quyết Trung ương 4 khóa 7 và Nghị quyết Trung
ương 2 khóa 8 đã thể hiện một quan niệm cụ thể về XHHGD là huy động xã hội
làm Giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền Giáo dục
quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.
XHHGD là con đường để thực hiện “dân chủ hóa Giáo dục” làm cho mọi
người trong cộng đồng nắm bắt và hiểu được các thông tin về giáo dục, có thể
tham gia ý kiến, đóng góp tiền của, trí tuệ, công sức cho Giáo dục đồng thời thụ
hưởng Giáo dục một cách thường xuyên liên tục được học tập, đào tạo suốt đời với
mục tiêu “Giáo dục cho mọi người” Trung Tâm GDTX là một thiết chế Giáo dục
đóng góp nhiều cho việc xây dựng xã hội học tập.
Giáo dục mang bản chất xã hội là một trong nét chính cộng đồng giáo dục,
là động lực phát triển kinh tế xã hội và ngược lại sự phát triển Giáo dục không thể

2


tách rời sự phát triển của cộng đồng nói riêng và của kinh tế xã hội nói chung, sự
gắn bó của Giáo dục và cộng đồng là sự gắn bó hữu cơ nội tại.
Do vậy XHHGD là một tư tưởng chiến lược Giáo dục ở nước ta. Đảng và
Bác Hồ đã đúc kết phương châm “ Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, “Nhà
nước và nhân dân cùng làm Giáo dục”. XHHGD là thực hiện bản chất xã hội của
Giáo dục, đó là một họat động có tính qui luật là yêu cầu khách quan vốn có của sự
nghiệp giáo dục chứ không phải do ý nghĩ chủ quan hay một hòan cảnh xã hội đặc
biệt nào tác động.
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và đào tạo đã làm rõ: Đổi mới căn
bản công tác quản lý Giáo dục và đào tạo bảo đảm dân chủ thống nhất quyền tự
chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở Giáo dục đào tạo với tinh thần quản lý
chất lượng XHHGD nhằm mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”.
Bên cạnh giáo dục chính qui, GDTX cũng cần phải xây dựng công tác
XHHGD mang tính lâu dài nhằm giải quyết mâu thuẩn cơ bản giữa nhu cầu phát
triển Giáo dục ngày càng tăng mà khả năng đáp ứng có hạn, nhà nước cung cấp
ngân sách cho ngành GDTX có hạn trong khi đó nhu cầu học tập, giải quyết việc
làm rất lớn mà đa số đối tượng học là những người có hoàn cảnh khó khăn, phải có
sự hỗ trợ về nhiều mặt của các lực lượng xã hội cũng như các chính sách xã hội.
Ngày nay học tập không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi công
dân đối với đất nước, nhằm thực hiện chiến lược học tập suốt đời xây dựng xã hội
học tập góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Thực tiễn:
Nhơn Trạch là một huyện nghèo trên 80% người dân sống bằng nông nghiệp,
đời sống nông dân còn nhiều khó khăn, việc đầu tư chăm sóc con em đến trường
còn nhiều hạn chế. Do vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đa dạng hóa loại hình

hoạt động của Trung Tâm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao đời
sống tạo công ăn việc làm, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế góp phần cho việc
3


CNH, HĐH đất nước. Việc đầu tư từ ngân sách Nhà nước đối với GDTX rất hạn
chế (2,1%) so với tổng ngân sách dành cho GD, cho nên công tác xã hội hóa Giáo
dục rất quan trọng nó góp phần cho việc phát triển Trung Tâm GDTX trong giai
đoạn hiện nay cũng như những năm tiếp theo.
Về thuận lợi:Đựơc sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức đòan thể
và sự giúp đỡ của ban đại diện cha mẹ học viên.
Về Khó khăn: Các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy còn ít, chưa phù
hợp, ý thức của một bộ phận nhân dân về ngành học thường xuyên còn hạn chế.
Chất lượng đầu vào của học viên không đồng đều (lớn tuổi, nhỏ tuổi….) học
lực khác nhau, ở nhiều xã về trung tâm học…
Số liệu thống kê năm học 2015 - 2016:
- Ngành học bổ túc: 137 học viên/10 lớp
Trong đó :
+ Học viên BT THPT : 121
+ Học viên BT THCS : 16
- Ngành học liên kết đào tạo tại chỗ: 234 sinh viên
Trong đó :
+ Kinh tế luật 2014

: 86 sinh viên

+ Luật kinh tế (VB2)

: 16 sinh viên


+ Trung học sư phạm mầm non : 38 sinh viên
+ Trung học sư phạm tiểu học : 40 sinh viên
+ Nghiệp vụ sư phạm tiểu học : 54 sinh viên
- Các lớp ngắn hạn : 155 học viên
+ Lớp tin học chứng chỉ A: 99 học viên
+ Lớp Anh văn chứng chỉ A: 46 học viên
4


Xã hội hóa đã được các cơ sở Giáo dục trường học áp dụng để giải quết các
vấn đề thực tế của từng đơn vị và mang lại hiệu quả cao, đối với các Trung Tâm
GDTX cấp huyện, nhất là Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch thì công tác XHHGD lại
cực kì quan trọng, nó góp phần thúc đẩy Trung Tâm từng bước phát triển trong bối
cảnh đổi mới công tác Giáo dục đào tạo nói chung và ngành GDTX nói riêng,
XHHGD được xem là đòn bẩy để nâng cao chất lượng hoạt động của Trung Tâm
GDTX một cách lâu dài và vững chắc.

III. Tổ chức thực hiện các giải pháp:
Đối với Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch thì công tác xã hội hóa, dân chủ hóa
Giáo dục được thực hiện trên những giải pháp nào?
1. Giải pháp 1: Huy động toàn xã hội tài lực, vật lực, thực hiện đa dạng hóa
loại hình hoạt động của Trung Tâm
Xuất phát từ thực tiễn của Giáo dục địa phương, một mâu thuẫn kéo dài và
diễn ra gay gắt đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển Giáo dục ngày càng cao và
khả năng đáp ứng có hạn cho những điều kiện về vật chất, tài chính cho sự phát
triển đó nhưng nếu chỉ là nhìn nhận XHHGD đơn thuần là huy động nguồn lực tài
chính chưa đủ, chưa nhìn đúng về mặt bản chất của xã hội hóa Giáo dục.
Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch được Nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất khang
trang đủ phòng học cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu học tập
ngày càng cao của nhân dân tạo điều kiện tốt nhất trong học tập đòi hỏi Trung Tâm

phải mở lớp tại nhiều nơi trong huyện bằng hình thức thuê, mượn cơ sở vật chất
của các cơ sở GD, đình, chùa, các Trung tâm học tập cộng đồng trong huyện (Năm
học 2015-2016 mượn cơ sở vật chất của trường THCS Phú Hội 3 lớp, chùa Pháp
Thường xã Phú Đông 2 lớp, trường THPT Nhơn Trạch 2 lớp). Việc huy động các
lực lượng XH hỗ trợ cho Trung Tâm GDTX là điều kiện tất yếu để hoàn thành
nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Vấn đề được đặt ra
là làm sao cho XH hiểu đúng về ngành học thường xuyên, nhất là các cấp lãnh đạo,
xuất phát từ quan điểm Giáo dục cho mọi người: GDTX là một tư tưởng, một
5


chính sách về Giáo dục nhằm cung cấp cơ hội để mọi người được học tập suốt đời
gồm chương trình xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chương trình lấy văn
bằng, chứng chỉ của hệ thống Giáo dục quốc dân. Giáo dục đào tạo bị tác động và
chi phối bởi những qui luật khách quan, tác động nhiều mặt của đời sống XH, đa
số phụ huynh vẫn mong ước cho con em mình có bằng cử nhân để bước vào đời.
Tuy không đủ điều kiện vào học ở các trường phổ thông, song những phụ huynh
khi cho con em vào học ở Trung Tâm GDTX vẫn mong ước con mình sẽ học tiếp
tục sau bậc phổ thông là vào các trường cao đẳng, đại học. Thực tế cho thấy học ở
Trung Tâm GDTX học viên được nhiều thuận lợi hơn, không bị áp lực về thời gian
học, có thể học ban ngày hoặc học ban đêm, ban ngày làm việc (dành cho cán bộ,
công nhân) vừa làm vừa học; hoặc học ngày chủ nhật, học phí ngành GDTX thấp,
ít môn học nên học viên có đủ quỹ thời gian tập trung cho việc học tập, việc học
mang tính tự nguyện, tự giác, tự học tập. Ngành học thường xuyên không tổ chức
dạy thêm, học thêm, do vậy ngành học thường xuyên ngày càng thu hút được nhiều
người tham gia học tập, khi hiểu được vai trò của ngành học thường xuyên phụ
huynh đã tin tưởng và gửi gấm con em vào học ngày càng nhiều. Thông qua cuộc
họp phụ huynh đầu năm học đã tạo được sự đồng thuận cao trong phụ huynh học
viên, công tác xã hội hóa được thực hiện một cách tích cực như biện pháp phối hợp

trong việc quản lý, Giáo dục đạo đức cho học viên, các giải pháp ổn định để nâng
cao chất lượng Giáo dục, công tác đóng góp thực hiện các giải pháp như phụ đạo
học viên yếu, bồi dưỡng học viên giỏi, công tác Giáo dục kỹ năng sống cho học
viên, công tác tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng
dạy và học tập, công tác tuyên truyền pháp luật thực hiện an toàn giao thông,
phòng chống các tệ nạn XH thâm nhập học đường, công tác khuyến học, khuyến
tài, công tác ngoại khóa, hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,…
2. Giải pháp 2: Huy động các lực lượng xã hội (cộng đồng, địa phương) tham
gia thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, phát triển của Trung Tâm
Xuất phát từ quan điểm và vai trò của Giáo dục, vai trò của Giáo dục trong sự
phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước ta đã tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục, coi
6


Giáo dục là quốc sách hàng đầu, tuy nhiên giáo dục trong thực tế vẫn gặp rất nhiều
khó khăn nhất là về vật chất và tài chính, vì vậy xã hội hóa Giáo dục nhằm động
viên khai thác sự ủng hộ, đóng góp tài chính, vật chất của nhân dân, các tổ chức xã
hội cho Giáo dục, nhưng đó chính là vấn đề bức xúc trước mắt của công tác Giáo
dục nhằm tạo điều kiện tối thiểu cho công tác dạy và học nhất là các khu miền núi,
hải đảo, Giáo dục vẫn còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu, thiếu trường, sở, nhà công vụ
cho giáo viên, phương tiện đi lại…
Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cuộc vận động xây
dựng xã hội giáo dục là một phong trào cách mạng quần chúng làm giáo dục, thu
hút được sự tham gia của các cấp quản lý, các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ
chức xã hội, tôn giáo, tổ chức từ thiện, cơ sở sản xuất, các gia đình hảo tâm, các cá
nhân trong và ngoài nước… .
Trong đó sự đóng góp của cha mẹ học sinh hàng năm là rất lớn và hiệu quả,
đóng góp của xã hội ngày càng tăng. XHHGD thể hiện rõ nét và trước hết trong
việc đa dạng hóa các nguồn đầu tư vật chất, tài chính các điều kiện làm Giáo dục,
nhưng không chỉ có phát triển về số lượng, về hình thức để nâng cao chất lượng

mà quan trọng là phát triển nhân cách học sinh tạo cho các em ý thức về cộng
đồng.
Hoạt động của các cán bộ quản lý Giáo dục (Hiệu trưởng, Giám đốc Trung
Tâm) trong ngành Giáo dục là tổ chức các lực lượng xã hội thực hiện XHHGD
đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò tích cực của cán bộ quản lý Giáo dục trong họat
động này nhằm huy động toàn xã hội đóng góp tài lực, vật chất thực hiện đa dạng
hóa các nguồn đầu tư vật chất cho Giáo dục như:
-

Xây dựng cơ sở vật chất trường lớp.

-

Tăng cường trang thiết bị cho Giáo dục và giảng dạy trong nhà trường.

-

Chăm lo cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách, khó khăn

khuyến khích học sinh giỏi phát triển tài năng.

7


-

Chăm lo cho thầy cô giáo, giúp thầy cô giáo yên tâm công tác hoàn thành

nhiệm vụ của mình.
-


Tăng cường công tác Giáo dục đạo đức cho học viên, phối hợp với các

ban ngành liên quan (Ban đại diện cha mẹ học viên, Công an, quân đội, y tế…) có
kế hoạch phòng chống, ngăn chặn các tệ nạn xã hội thâm nhập học đường .
-

Thực hiện công tác Phổ cập giáo dục thể hiện qua các mặt như:

+ Huy động học sinh còn trong độ tuổi ra lớp
+ Duy trì sỉ số chống bỏ học, hạn chế lưu ban
+ Vận động người lớn đi học các lớp bổ túc văn hóa do ngành GDTX giảng
dạy và tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn …nhằm tạo việc làm cho
người lao động, làm cho người lao động nâng cao tay nghề, tăng thu nhập, cải
thiện cuộc sống góp phần phát triển kinh tế của địa phương và đất nước.
- Đa dạng hóa các lọai hình học tập như: học từ xa, tại chức, chuyên tu, các
lớp bồi dưỡng ngắn hạn, cập nhật kiến thức, vừa học vừa làm…
- Đa dạng hóa các loại hình trường lớp: Công lập, bán công, tư thục, dân lập
nhằm góp phần cùng nhà nước giải quyết những khó khăn của ngành Giáo dục khi
mà ngân sách nhà nước chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu phát triển của xã hội.
3. Giải pháp 3: Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho
việc Giáo dục và học tập của mọi người
Muốn đảm bảo thực hiện được các yêu cầu về công tác Giáo dục học tập cho
mọi người, người làm công tác quản lý giáo dục (Giám đốc Trung Tâm) phải thực
hiện tốt việc xây dựng các môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội và phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường đó.
- Trung Tâm là môi trường Giáo dục chính yếu của con người, cung cấp cho
người học kiến thức khoa học, xây dựng nhân cách đạo đức, rèn luyện kỹ năng tiếp
xúc thực tiễn… Vì thế các lực lượng xã hội cần chăm lo xây dựng Trung Tâm từ
kết cấu hạ tầng, cảnh quang sư phạm, nề nếp kỷ cương, không khí học tập, vui

8


chơi, giải trí… Đặc biệt là xây dựng mối quan hệ lành mạnh trong sáng giữa người
thầy và học trò, giữa bạn bè với nhau, giữa cá nhân và tập thể theo phương chăm
“Trường học thân thiện học sinh tích cực”.
- Gia đình là tế bào của xã hội, đảm bảo sự bền vững của cơ cấu xã hội có tầm
quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục đạo đức cho học viên “Dưỡng nhi bất giáo
phụ chi hóa” nhưng môi trường gia đình đôi khi cũng bộc lộ những hạn chế nhất
định tùy thuộc vào hòan cảnh gia đình (giàu nghèo, đòan kết, hạnh phúc, chia rẽ,
phân tán, . . .) con cái không sống với cha mẹ mà sống với người thân như ông bà
nội, ngọai, chú bác, cô dì, anh em, . . . Vì thế các lực lượng xã hội cần phải chăm lo
nhiều hơn đối với các gia đình của học sinh nhất là các học sinh có hoàn cảnh khó
khăn. Vì vậy vai trò của người quản lý giáo dục là rất quan trọng phải xây dựng
chương trình công tác chủ nhiệm thật tốt chỉ đạo thầy cô giáo tìm hiểu hoàn cảnh
của gia đình học sinh khi nhận lớp chủ nhiệm để có biện pháp giúp đỡ học sinh.
- Xây dựng môi trường xã hội tích cực là nhiệm vụ hết sức quan trọng cần có
những chính sách vĩ mô, vi mô nhằm thực hiện phát triển kinh tế xã hội, văn hóa,
giáo dục. Bên cạnh những yếu tố tích cực như phát triển kinh tế, công nghiệp hóa
hiện đại hóa, dân chủ được đề cao, giao lưu hợp tác quốc tế được mở rộng tạo
thuận lợi cho việc học tập, phát triển nhân cách… thì những hạn chế của cơ chế thị
trường làm cho môi trường xã hội bị ảnh hưởng xấu, gây bất lợi cho Giáo dục đó là
những tệ nạn của xã hội như: tham nhũng, tội phạm ma túy, mại dâm, văn hóa
phẩm có nội dung xấu, . . . Mặt tích cực và tiêu cực đan xen trong môi trường xã
hội vì thế nhà trường học (môi trường giáo dục) cần xây dựng một môi trường xã
hội tích cực hơn, cần tăng cường Giáo dục, phát huy những mặt tích cực và hạn
chế tối đa những mặt tiêu cực thâm nhập học đường.
4. Giải pháp 4: Kết hợp các lực lượng xã hội và tạo ra những ảnh hưởng tích
cực trong việc xây dựng xã hội học tập
- Vai trò của các đoàn thể trên địa bàn cũng rất quan trọng như: đoàn thanh

niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ xã, phường, mặt trận tổ quốc...
Trung Tâm cần phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục đạo đức cho học viên, tuyên
9


truyền các chủ trương chính sách của ngành về giáo dục đến cha mẹ học viên
thông qua các tổ chức này hoặc tạo điều kiện cho nhà trường trong việc tổ chức
tham quan vui chơi, giải trí, sân bãi cắm trại, sân bãi thi đấu thể dục thể thao…
Nhìn chung các hình thức và biện pháp thực hiện nhiệm vụ rất phong phú, đa dạng.
- Đối với các trường dạy nghề, Trung Tâm GDTX thì các cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ cũng rất quan trọng trong việc liên kết đào tạo. Khoa học và công
nghệ luôn biến đổi, phát triển và được áp dụng mạnh mẽ trong nền kinh tế hiện đại,
đòi hỏi người lao động phải luôn học tập “học tập suốt đời” trong ngành Giáo dục
thường xuyên, trong xã hội. chính vì vậy các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp có
nhu cầu kết hợp với ngành Giáo dục trong việc bổ sung kiến thức, nâng cao tay
nghề cho người lao động, mặt khác các công ty xí nghiệp cũng là nơi thu hút các
học sinh - sinh viên tốt nghiệp ra trường. Do vậy xã hội hóa việc làm cũng là vấn
đề cần thiết, Trung Tâm cần có mối quan hệ với các công ty xí nghiệp đóng trên
địa bàn để gắn chặt giữa đào tạo và sử dụng lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển
về nhân lực, sản xuất kinh doanh của các công ty xí nghiệp, làm cho các công ty xí
nghiệp nhận thức được rằng đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, cho chính
con cái của người lao động.
- Việc đó không thể Trung Tâm tự làm được mà cần phải có sự ủng hộ của
các ban ngành có liên quan, các tổ chức xã hội cùng chung tay góp sức mới thành
công hay nói cách khác cần thực hiện tốt XHHGD trong Trung Tâm. Việc xác
nhập Trung Tâm GDTX, Trung Tâm dạy nghề, Trung Tâm GD kĩ thuật tổng hợp
thành Trung Tâm GDTX Nghề - Hướng Nghiệp là một chủ trương đúng của Đảng
và Nhà nước ta trong thời tới.
5. Giải pháp 5: Chính quyền địa phương và cơ quan các cấp là chỗ dựa vững
chắc cho công tác XHHGD

Cán bộ quản lý giáo dục cần tích cực chủ động trong công tác này làm sao
phải thực hiện cho được việc thu hút của XHHGD lượng xã hội cùng tham gia vào
quá trình Giáo dục.

10


Đảng bộ chính quyền địa phương nơi Trung Tâm đứng chân giữ vai trò hết
sức quan trọng trong việc lãnh đạo và quản lý XHHGD ở địa phương, có tính chất
quyết định trong XHHGD ở cộng đồng.
Do vậy vai trò của người quản lý Giáo dục là rất quan trọng phải là người
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, vừa là người chỉ đạo thực hiện.
Công tác XHHGD thu hút các ban ngành có liên quan như : y tế, công an,
quân đội, thông tin văn hóa, ban tuyên giáo, các cá nhân, đoàn thể và đặc biệt là
vai trò của hội cha mẹ học viên, đây là tổ chức hoạt động sát cánh với Trung Tâm,
hỗ trợ tích cực nguồn vật lực, tài lực,…, động viên chia sẽ tình cảm đến học viên
và giáo viên thể hiện qua các ngày lễ như : khai giảng năm học, tổng kết năm học,
các ngày lễ trong năm 02/09, 20/11, 26/3, 30/4, 01/05, …vận động các nguồn lực
giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học, khen thưởng học viên học giỏi, đặc biệt là tham
gia vào công tác Giáo dục đạo đức cho học viên.
Người quản lý giáo dục cần phải nắm vững vai trò, vị trí của từng lực lượng
xã hội trên địa bàn mình công tác, chủ động trong công việc như :
+ Phát hiện các nhu cầu, các vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực Giáo dục;
+ Xây dựng các chương trình, kế hoạch, phương án giải quyết các nhu cầu
vấn đề đó;
+ Đề xuất các lực lượng xã hội cùng giải quyết;
+ Việc giải quyết các vấn đề cần phải công khai, minh bạch, dân chủ trên
tinh thần bình đẳng đem lợi ích cao nhất cho giáo dục.
Muốn thực hiện tốt vai trò của mình, người quản lý phải có bản lĩnh, mạnh
dạn trong công tác đổi mới Giáo dục, hoàn thiện nhà trường theo chủ trương của

ngành, có những bước đi phù hợp đòi hỏi cơ sở Giáo dục phải đáp ứng được các
yêu cầu của xã hội, mối quan hệ giữa Trung Tâm và xã hội là mối quan hệ hai
chiều phải được quan tâm thường xuyên và giải quyết kịp thời đúng theo hướng
phát triển của xã hội.

11


Về nội bộ Trung Tâm, trước hết người quản lý Trung Tâm phải phối hợp các
lực lượng, ban ngành đoàn thể trong Trung Tâm cho thật tốt như các tổ chức : công
đoàn, chi đoàn, chi bộ, hội cha mẹ học viên,… Phải xây dựng cho được đội ngũ
giáo viên đồng bộ đủ sức tiến hành tất cả các hoạt động như dạy học, vui chơi giải
trí, lao động, hoạt động xã hội,…với chất lượng cao, không ngừng nâng cao chất
lượng, hiệu quả đào tạo gắn với chất lượng, vì sự phát triển của cộng đồng, phải
làm cho phụ huynh học sinh, các tổ chức lực lượng xã hội thật tin tưởng vào chất
lượng dạy học, từ đó việc XHHGD mới tiến hành đồng bộ có sự ủng hộ cao của
các lực lượng xã hội.
Tùy theo tính chất và nhu cầu của mỗi đơn vị giáo dục trong một giai đoạn
Giáo dục mà công tác XHHGD có mức độ khác nhau.
XHHGD trước hết là khơi dậy truyền thống và vận động quần chúng nhân
dân tham gia công tác Giáo dục trong những điều kiện cụ thể.
XHHGD cần bắt đầu từ sự tuyên truyền, thuyết phục nâng cao ý thức nhân
dân, từ chỗ thụ động đến chỗ tự nguyện, tự giác phát huy sự sáng tạo và sức mạnh
vật chất, ý thức của quần chúng cho giáo dục (từ sự tham gia đến cộng tác, đến
phối hợp, nhưng điều quan trong nhất vẫn là sự tự nguyện, tự giác).
IV. Hiệu quả của đề tài:
-

Trong những năm học qua chất lượng Giáo dục của Trung Tâm GDTX từng


bước được nâng lên, tỉ lệ học viên đổ tốt nghiệp bổ túc THPT, THCS năm sau cao
hơn năm trước.
-

Công tác XHHGD được các cấp chính quyền, đoàn thể quan tâm và hỗ trợ:

+ Năm học 2013-2014: Phụ huynh tặng 1 chiếc xe đạp điện; Trường Trung cấp
Đại Việt TPHCM ủng hộ 200 mũ bảo hiểm cho học viên; vận động mạnh thường
quân 16 máy tính cầm tay tặng cho 16 học viên hoàn cảnh khó khăn có tinh thần
vượt khó trong học tập (345.000đ/1 máy);
+ Từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016 Hội khuyến học huyện hỗ trợ
17 xuất học bổng : 1.000.000 đồng/1xuất
12


+ Năm học 2015-2016 Chùa Pháp Thường hỗ trợ 1.000 quyển tập; Sở GD-ĐT
cấp 3 xuất học bổng cho 3 học viên có hoàn cảnh khó khăn (1.000.000đ/1 xuất);
-

Ban đại diện cha mẹ học viên hỗ trợ Trung Tâm việc bồi dưỡng học viên giải

toán bằng máy tính cầm tay, kết quả đạt 01 giải nhì và công tác bồi dưỡng học viên
giỏi các môn văn hóa kết quả đạt 1 giải khuyến khích môn Toán 12
-

Công tác của Đoàn thanh niên kinh phí ủng hộ tham gia các hoạt động

9.180.000đ
-


Vận động các tổ chức và đoàn viên hỗ trợ cho Bà mẹ VNAH xã Phước An từ

tháng 1/2015 cho đến nay mỗi tháng 150.000đ
-

Tập thể sư phạm Trung Tâm đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ năm học, nhiều

năm liền đạt tập thể tiên tiến cấp ngành.
-

Phối hợp cùng Ban tuyên giáo huyện ủy mời báo cáo viên ở đơn vị Lữ đoàn

167 về Trung Tâm tuyên truyền biển bảo Việt Nam có trên 115 CB, GV, CNV,
học viên vào ngày 22/4/2016 tại Hội trường Trung Tâm;
-

Phối hợp cùng Trung Tâm y tế huyện, trạm y tế thực hiện tiêm vắc xin Sởi –

Rubella cho học viên nữ khối 11, 12 (có 19 học viên);
V. Đề xuất, khuyến nghị và khả năng áp dụng:
-

Bản thân người quản lý phải tự thân vận động nếu không thì không thể lôi

kéo các lực lượng xã hội vào công tác XHHGD, thật sự chủ động trong việc tổ
chức thực hiện các chủ trương, giải pháp do mình đề ra.
-

Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương là rất quan trọng vì


cấp ủy chính quyền địa phương trực tiếp chỉ đạo các ban ngành đoàn thể lực lượng
xã hội địa phương các cơ sở kinh doanh, sản xuất, phục vụ tham gia công tác
XHHGD.
-

Thông tin tuyên truyền phải chính xác, cụ thể và có tính thuyết phục gây

được cảm tình và trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể xã hội.

13


-

Ban đại diện cha mẹ học viên là chỗ dựa đáng tin cậy trong công tác

XHHGD trong Trung Tâm.
-

Để thực hiện tốt công tác XHHGD, yêu cầu đặt ra đối với cán bộ quản lý là

phải nắm vững các cơ sở pháp lý, các văn bản chỉ đạo, sự phân công cấp quản lý ở
địa phương mình, mối quan hệ giữa Trung Tâm và các tổ chức chính trị xã hội
đoàn thể ở địa phương, khai thác các điểm mạnh. Trong quá trình thực hiện phải
rút kinh nghiệm và vận dụng những bài học kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết
có giá trị khoa học cho từng địa phương, từng đơn vị trường học.
-

Trên đây là một số nội dung và phương pháp trong việc thực hiện XHHGD


trong một đơn vị trường học, Trung Tâm ở cấp xã, huyện, nó cần thiết cho một cán
bộ quản lý Giáo dục. Trong quá trình thực hiện cần có sự sáng tạo và vận dụng cụ
thể vào điều kiện của từng đơn vị cho phù hợp.
VI. Danh mục tài liệu tham khảo:
-

Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
-

Những vấn đề cơ bản về quản lý cơ sở GDTX (Tài liệu BD cán bộ quản lý

cơ sở GDTX năm 2012);
-

Những bài giảng về quản lý trường học (tập 3), Hà Sĩ Hồ - Lê Tuấn; nhà

xuất bản giáo dục 1987;
-

Qui chế tổ chức hoạt động của Trung Tâm GDTX theo quyết định số

01/2007/QĐBGD-ĐT, ngày 2/1/2007 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo;
-

XHHGD và công tác phối hợp của hiệu trưởng với các lực lượng trong và

ngoài nhà trường, của tác giả Đỗ Thiết Thật trường cán bộ quản lý giáo dục Tp. Hồ
Chí Minh năm 1999.

Nhơn Trạch, ngày 25 tháng 4 năm 2016
Người viết sáng kiến

14


15



×