Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BAI 1 GEN, MA DT và QT NHAN DOI ADN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.73 KB, 9 trang )

Sinh học 12

B1

PHẦN 5

DI TRUYỀN HỌC

Chương I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
PHẦN : LÝ THUYẾT CƠ BẢN
………………………………………………………………………………………………………….
Bài 1
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. GEN
1. Khái niệm :
Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipepetit hay một
phân tử ARN.
- Ví dụ: Gen hemôglôbin anpha (Hb α) là gen mã hóa chuỗi pôlipeptit α góp phần tạo nên phân tử
Hb trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử AR N vận chuyển,...
2. Cấu trúc của gen cấu trúc :
* Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng:
Vùng điều hòa
Nằm ở đầu 3’của mạch gốc
mang tín hiệu khởi động và
điều hòa quá trình phiên mã.

Vùng mã hóa
Nằm ở giữa gen, mang thông
tin di truyền mã hóa axit min.

Vùng kết thúc


Nằm ở cuối gen 5’ của mạch mã
gốc của gen, mang tín hiệu kết
thúc phiên mã.

II. MÃ DI TRUYỀN.
1. Khái niệm:
Mã di truyền là trình tự các nucleôtit trong gen qui định trình tự các axit amin trong phân tử
prôtêin( Mã di truyền là mã bộ ba)
- Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa aa.
+ 3 bộ kết thúc: UAA, UAG, UGA, → qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
+ 1 bộ mở đầu: AUG → qui định điểm khởi đầu dịch mã và qui định aa mêtiônin (SV nhân
thực), foocmin metionin (SV nhân sơ).
2. Đặc điểm của mã di truyền:
- Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục trên từng bộ ba nuclêôtit.
- Mã di truyền có tính phổ biến.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu.
- Mã di truyền có tính thoái hóa.
III. QÚA TRÌNH NHÂN ĐÔI AND(tái bản AND).
1. Diễn biến.
- Qua trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S(Kì trung gian) của chu kì tế bào, chuẩn bị cho phân
bào.
- Qua trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn và gồm
các bước:
Bước 1: Tháo xoắn ADN.
Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử AD N tách nhau dần tạo nên

GV: Đỗ Thạch Luônl

Trường THPT Phú Tân


1


Sinh học 12

B1

chạc hình chử Y và để lộ ra hai mạch khuôn.
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới.
Enzim ADN – pôlimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới,
trong đó A luôn liên kết T và G luôn liên kết với X (nguyên tắ bổ sung)
Vì AD N – pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’, nên trên mạch
khuôn 3’ – 5’, mạch bổ sung được tổng liên tục, còn mạch khuôn 5’ – 3’, mạch bổ sung
được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó, các đoạn
Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối.
Bước 3: Hai phân tử ADN mới được tạo thành.
Trong mỗi phân tử AD N được tạo thành phân tử AD N được tạo thành thì một mạch kìa
của AD N ban đầu (nguyên tắc bán tổng hợp)
2. Ý nghĩa
Truyền thông tin di truyền trong hệ gen từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế
hệ khác, đảm bảo cho sự sống được duy trì liên tục, mỗi loài có một bộ gen đặc trưng và tương đối
ổn định.
MỘT SỐ CÔNG THỨC CƠ BẢN
- Tổng số nuclêôtit.
- Số liên kết hidro.
- Chiều dài.
- Số liên kết hóa trị.
- Khối lượng.
- Tổng số ADN con được tạo thành do quá trình
- Số chu kì xoắn.

nhân đôi.
- Tỉ lệ % từng loại nuc lêôtit trong 2 mạch.
- Xác định số nuclêôtit tự do môi trường nội bào
- Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong 1 mạch.
cung cấp.
…..
- Xác định thời gian nhân đôi ADN.
………………………………………………………………………………………………………….
PHẦN : BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Phương pháp áp dụng lý thuyết.
Áp dụng: Gen.
1. Bản chất hoá học của gen là?
A. Prôtêin.
B. ADN.
2. Một gen chứa thông tin trực tiếp của?
A. 1 pôlipeptit.
B. 1 phân tử ARN.
3. Về cấu tạo, thì một gen là?
A. 1 đoạn mạch đơn ADN.
C. 1 đoạn ARN xoắn kép.
4. Gen cấu trúc mang thông tin của?
A. pôlipeptit.
C. Phân tử cấu trúc tế bào.
5. Trong tế bào sống, gen có thể ở vị trí nào?
A. Chỉ ở NST.

GV: Đỗ Thạch Luônl

C. ARN.


D. B hay C.

C. 1 tính trạng.

D. A + B + C.

B. 1 đoạn ADN hai mạch.
D. 1 phân tử ADN nguyên.
B. Phân tử ARN.
D. A + B.
B. Chỉ ở tế bào chất.

Trường THPT Phú Tân

2


Sinh học 12

B1

C. Gắn trên màng sinh chất.
D. Ở bất kì đâu có ADN.
6. Trong tế bào nhân thực gen không có ở?
A. Nhiễm sắc thể.
B. Lạp thể.
C. Ti thể.
D. Trung thể.
7. Nói chung vị trí của một gen xác định có thể thay đổi không?
A. Thường ổn định.

B. Luôn đổi chổ.
C. Lúc cố định, lúc thay đổi.
D. Có, nếu ngoại cảnh thay đổi.
8. Người ta chia gen cấu trúc thành bao nhiêu vùng?
A. 1 vùng.
B. 2 vùng.
C. 3 vùng.
D. 4 vùng.
9. Tên và thứ tự các vùng ở một gen cấu trúc là?
A. Mở đầu – Kết thúc – Mã hóa.
B. Mã hóa - Điều hòa - Kết thúc.
C. Điều hòa – Mã hóa – Kết thúc.
D. Tiếp nhận – Chính - Kết thúc.
10. Vùng điều hòa đầu gen có chức năng là?
A. Tiếp nhận enzim sao mã.
B. Mang tín hiệu khởi động.
C. Kiểm soát phiên mã.
D. Chứa bộ mã của cả pôlipeptit.
E. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
F. A + B + C.
11. Vùng mã hóa của 1 gen cấu trúc có chức năng là?
A. Tiếp nhận enzim sao mã.
B. Mang tín hiệu khởi động.
C. Kiểm soát phiên mã.
D. Chứa bộ mã của pôlipeptit.
12. Gen phân mảnh có đặc tính là?
A. Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh 1 nơi.
B. Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.
C. Vùng mã hóa xen đoạn không mã hóa axit amin.
D. Do các đoạn Ôkazaki nối lại.

13. Đặc điểm cơ bản của gen không phân mảnh là?
A. Gen có các nuclêôtit nối nhau liên tục.
B. Vùng gồm 1 đoạn ADN nằm ở 1 nơi.
C. Vùng mã hóa chỉ chứa các bộ ba mã hóa.
D. Gen không do đoạn Ôkazaki nối lại.
14. Đoạn chứa thông tin axit amin ở vùng mã hóa của gen ở tế bào nhân thực gọi là?
A. Citron (Xi trôn).
B. Exon (Êxôn).
C. Codon (Câuđân).
D. Intron.
15. Trong tế bào nhân thực, đoạn ở vùng mã hóa của gen có nuclêôtit nhưng không chứa thông tin
axit amin gọi là?
A. Citron (Xi trôn).
B. Exon (Êxôn).
C. Codon (Câuđân).
D. Intron (intơrôn).
16. Ở sinh vật nhân sơ thường không có?
A. Citron (Xi trôn).
B. Exon (Êxôn).
C. Codon (Câuđân).
D. Intron (intơrôn).
17. Nếu cùng chứa thông tin của 500 axit amin như nhau, thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân
sơ dài hơn?
A. Dài bằng nhau.
B. Ở tế bào nhân thực dài hơn.

GV: Đỗ Thạch Luônl

Trường THPT Phú Tân


3


Sinh học 12
C. Ở tế bào nhân sơ dài hơn.

B1
D. Lúc hơn, lúc kém tùy loài.

Áp dụng: Mã di truyền.
18. Mã di truyền là?
A. Toàn bộ các nuclêôtit và axit amin ở tế bào.
B. Số lượng nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin.
C. Trình tự nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin.
D. Thành phần các axit amin quy định tính trạng.
19. ARN có mã di truyền không ?
A. Citron (Xi trôn).
B. Exon (Êxôn).
C. Codon (Câuđân).
D. Intron (intơrôn).
20. Bộ phận không có mã di truyền là ?
A. Citron (Xi trôn).
B. Exon (Êxôn).
C. Codon (Câuđân).
D. Intron (intơrôn).
21. Một đơn vị mật mã di truyền gồm bao nhiêu nuclêôtit?
A. 3 cặp nuclêôtit đối nhau ở 2 mạch ADN.
B. 3 nuclêôtit liền nhau ở 1 mạch gốc ADN.
C. 3 nuclêôtit liền nhau ở 1 mạch bổ sung ADN.
D. B hoặc C.

22. Một đơn vị mã di truyền còn gọi là?
A. Citron (Xi trôn).
B. Exon (Êxôn).
C. Codon (Câuđân).
D. Intron (intơrôn).
23. Nếu mỗi 1 trong số 4 loại nuclêôtit chỉ mã hóa được 1 loại axit amin thì có bao nhiêu bộ mã
khác nhau?
A. 4.
B. 16.
C. 64.
D. 256.
24. Nếu cứ 2 trong số 4 loại nuclêôtit chỉ mã hóa được 1 loại axit amin thì có bao nhiêu bộ mã khác
nhau?
A. 4.
B. 16.
C. 64.
D. 256.
25. Nếu cứ 3 trong số 4 loại nuclêôtit chỉ mã hóa được 1 loại axit amin thì có bao nhiêu bộ mã khác
nhau?
A. 4.
B. 16.
C. 64.
D. 256.
26. Số bộ ba mã hóa có G là ?
A. 16.
B. 27.
C. 32.
D. 37.
27. Số bộ ba mã hóa không có A là ?
A. 16.

B. 27.
C. 32.
D. 37.
28. Bộ ba mở đầu của sinh vật nhân thực là?
A. 5’ AAG 3’.
B. 5’ AUG 3’.
C. 5’ UAG 3’.
D. 5’ UGA 3’.
29. Trong gen cấu trúc, bộ ba mở đầu nằm ở ?
A. Vùng điều hòa.
B. Vùng mã hóa.
C. Vùng kết thúc.
D. A + B.
30. Bộ ba kết thúc của mARN ở tế bào nhân thực không có mã ?
A. UGG.
B. UAA.
C. UAG.
D. UGA.

GV: Đỗ Thạch Luônl

Trường THPT Phú Tân

4


Sinh học 12

B1


31. Trong gen cấu trúc, bộ ba kết thúc nằm ở ?
A. Vùng điều hòa.
B. Vùng mã hóa.
C. Vùng kết thúc.
D. A + B.
32. Triplet mở đầu là ?
A. 5’ TAX 3’.
B. 5’ AUG 3’.
C. 5’ XAT 3’.
D. 5’ GUA 3’.
33. Codon mở đầu có ở?
A. mARN.
B. tARN.
C. rARN.
D. A + B + C.
34. Trong gen của sinh vật nhân thực, bộ ba kết thúc nằm ở?
A. Exon.
B. Intron.
C. Vùng điều hòa.
D. Ngoài vùng mã hóa.
35. Loại axit amin được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất là?
A. Lơxin và xêrin.
B. Triptôphan và mêtiônin.
C. Valin và Alanin.
D. Alanin và mêtiônin.
36. Loại axit amin được mã hóa bởi 6 bộ ba khác nhau là?
A. Lơxin.
B. Acginin.
C. Xêrin.
D. A + B + C.

37. Khi tế bào nhân thực tổng hợp prôtêin, thì axit amin luôn có mặt ở mọi pôlipeptit sơ khai là?
A. Lơxin.
B. Valin.
C. Mêtiônin.
D. Alanin.
38. Axit amin mở đầu ở chuỗi pôlipeptit của vi khuẩn là?
A. Foocmin mêtiônin.
B. Valin.
C. Mêtiônin.
D. Alanin.
39. Mã di truyền không có đặc tính là?
A. Đặc hiệu.
B. Phổ biến.
C. Thoái hóa.
D.Gối nhau.
40. Tính đặc hiệu của mã di truyền biểu hiện ở điểm?
A. Mọi sinh vật đều chung bộ mã như nhau.
B. Một axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. Mỗi loại bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau.
41. Tính phổ biến của mã di truyền biểu hiện ở điểm?
A. Mọi sinh vật đều chung bộ mã như nhau.
B. Một axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. Mỗi loại bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau.
42. Tính liên tục của mã di truyền biểu hện ở?
A. Mọi sinh vật đều chung bộ mã như nhau.
B. Một axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. Mỗi loại bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau.

43. Tính thoái hóa (tính dư thừa) của mã di truyền biểu hiện ở?
A. Mọi sinh vật đều chung bộ mã như nhau.
B. Một axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. Mỗi loại bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau.
44. Gen có 2 mạch thì mã di truyền ở mạch nào?
A. Chỉ ở 1 mạch.

GV: Đỗ Thạch Luônl

Trường THPT Phú Tân

5


Sinh học 12

B1

B. Ở cả 2 mạch, giá trị như nhau.
C. Lúc mạch này, lúc mạch kia.
D. Ở cả 2 mạch, giá trị khác nhau.
45. Gen có 2 mạch thì mạch nào mang mật mã di truyền chính?
A. Mạch bổ sung.
B. Mạch 5’ → 3’.
C. Mạch gốc.
D. Mạch 3’ → 5’.
46. Trên axit nuclêic, mã di truyền được đọc như thế nào?
A. Từ giữa gen sang 2 đầu, theo từng bộ ba.
B. Từ 1 điểm xác định, theo từng bộ ba ở mỗi mạch.

C. Từ điểm bất kì, theo từng bộ ba ở mạch gốc.
D. Từ 1 điểm xác định, theo từng bộ ba ở 2 mạch.
Áp dụng: Quá trình tự nhân đôi ADN.
47. Sự nhân đôi của ADN còn gọi là?
A. Tự sao.
B. Sinh tổng hợp ADN.
C. Tái bản mã.
D. A hay B hoặc C.
48. Trong tế bào, sự tự nhân đôi của ADN diễn ra ở ?
A. Dịch nhân tế bào.
B. Trong chất nguyên sinh.
C. Trên nhiễm sắc thể.
D. Lưới nội chất hạt.
49. Trong tế bào nhân thực, sự tự sao của ADN xảy ra vào?
A. Pha S.
B. Pha G1.
C. Pha G2.
D. Pha M.
50. Ở tế bào nhân thực, kết quả một lần tái bản phân tử ADN là ?
A. Tạo ra 2 crômatit rời nhau.
B. Tạo ra 2 crômatit cùng nguồn.
C. Tạo ra 2 ADN kép.
D. Tạo ra 2 nhiễm sắc thể đơn.
51. Trong một chu kì tế bào, sự tổng hợp ADN diễn ra ?
A. 1 lần.
B. 2 lần.
C. 3 lần.
D. 4 lần.
52. Enzim làm duỗi và tách 2 mạch ở chuỗi xoắn kép ADN là ?
A. Enzim tháo xoắn.

B. ADN – pôlimeraza.
C. ARN – pôlimeraza.
D. A + B.
53. ADN – pôlimeraza có vai trò là?
A. Tháo xoắn cả phân tử ADN.
B. Cắt liên kết hyđrô và tách 2 chuỗi.
C. Lắp nuclêôtit mới vào mạch khuôn.
D. A + B.
54. Người ta quy ước mỗi chuỗi pôlipeptit có hai đầu là đầu 5’ và 3’. Đầu 5’ và đầu 3’ nghĩa là gì?
A. Đầu 5’ có 5 nguyên tử cacbon, đầu 3’ có 3 cacbon.
B. Đầu 5’ có đường 5 cacbon, còn 3’ không có.
C. 5’ là C5 ở pentoza có Pi tự do, 3’ là C3 có OH tự do.
D. 5’ là C5 ở Pi có pentoza tự do, 3’ là C3 có OH tự do.
55. Sơ đồ ADN 2 mạch sau đây có chú thích là?
1--------------------2
3--------------------4
A. 1 = 3 = đầu 3’, 2 = 4 = đầu 5’.
B. 1 = 3 = đầu 5’, 2 = 4 = đầu 3’.

GV: Đỗ Thạch Luônl

Trường THPT Phú Tân

6


Sinh học 12

B1


C. 1 = 4 = đầu 5’, 2 = 3 = đầu 3’.
D. 1 = 2 = đầu 3’, 3 = 4 = đầu 5’.
56. Enzim ADN – pôlimeraza di chuyển trên ADN theo chiều ?
A. 5’ → 3’.
B. 3’ → 5’.
C. Cả 2 chiều.
D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại.
57. Enzim ARN - pôlimeraza di chuyển trên ADN theo chiều?
A. 5’ → 3’.
B. 3’ → 5’.
C. Cả 2 chiều.
D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại.
58. Khi ADN tự nhân đôi thì mạch mới hình thành theo chiều?
A. 5’ → 3’.
B. 3’ → 5’.
C. 5’ → 3’ ở mạch này thì 3’ → 5’ ở mạch kia.
D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại.
59. Các enzim tham gia quá trình tự nhân đôi của ADN là?
A. ARN - pôlimeraza.
B. ADN - pôlimeraza.
C. ADN - ligaza.
D. Enzim tháo xoắn.
E. A + B.
F. B + C + D.
60. Khi ADN bắt đầu tự sao, tại cùng vùng khởi đầu của một xitron, thì tác động sớm nhất là?
A. Enzim tháo xoắn.
B. ARN - pôlimeraza.
C. ADN - pôlimeraza.
D. ADN - ligaza.
61. Khi ADN tự sao, thì enzim chỉ trượt theo chiều 3’ → 5’ là ?

A. Enzim tháo xoắn.
B. ARN - pôlimeraza.
C. ADN - pôlimeraza.
D. ADN - ligaza.
62. Vai trò của ADN - pôlimeraza là?
A. Tháo xoắn ADN.
B. Cắt liên kết hyđrô giữa 2 mạch khuôn.
C. Lắp các nuclêôtit tự do thành mạch mới.
D. A + B + C.
63. Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là?
A. Các đoạn exon của gen không phân mảnh.
B. Các đoạn intron của gen phân mảnh.
C. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 5’ → 3’.
D. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 3’ → 5’.
64. Đoạn Okazaki xuất hiện ở quá trình sinh tổng hợp?
A. ADN.
B. mARN.
C. tARN.
D. rARN.
65. Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện đoạn Okazaki là?
A. Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao.
B. Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêôtit.
C. Pôlinuclêôtit mới chỉ tạo thành theo chiều 5’ → 3’.
D. ARN pôlimeraza chỉ trượt theo chiều 5’ → 3’.
66. Nguyên tắc chi phối quá trình tự nhân đôi của ADN là?
A. Nguyên tắc bán bảo toàn.
B. Nguyên tắc bổ sung.
C. Nguyên tắc nửa gián đoạn.
D. A + B + C.


GV: Đỗ Thạch Luônl

Trường THPT Phú Tân

7


Sinh học 12

B1

67. Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối tự sao dẫn đến kết quả là?
A. Sinh 2 ADN “con” hoàn toàn mới cùng giống “mẹ”.
B. Sinh 2 “con” thì 1 giống “mẹ”, còn 1 thay đổi.
C. 2 “con” như “mẹ” và đều có 1 mạch của “mẹ”.
D. Sinh 2 “con” thì 1 hoàn toàn mới, 1 vốn là “mẹ”.
68. Nguyên nhân làm 2 ADN “con” giống hệt “mẹ” là?
A. ADN tự sao theo nguyên tắc bán bảo toàn.
B. Nuclêôtit lắp vào khuôn theo nguyên tắc bổ sung.
C. 2 mạch khuôn của “mẹ” bổ sung nhau.
D. A + B.
69. Đối với cơ chế di truyền cấp tế bào, thì sự nhân đôi ADN có ý nghĩa sinh học là?
A. Cơ sở tự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. Cơ sở tổng hợp ribôxôm của tế bào.
C. Cơ sở tổng hợp prôtêin.
D. Cơ sở tổng hợp ARN ở tế bào đó.
70. Ở tế bào sống, tự nhân đôi ADN có mục đích là?
A. Tăng tốc độ tổng hợp prôtêin.
B. Nhân đôi lượng ARN để phân chia.
C. Tăng đôi lượng ADN chuẩn bị phân bào.

D. Chuẩn bị hình thành giao tử.
71. Một phân tử ADN “mẹ” tự nhân đôi k lần liên tiếp thì số ADN “con, cháu” có thể là?
A. k.
B. 2k.
C. 2k.
D. k2.
72. Một phân tử ADN tự sao 3 lần liên tiếp thì số phân tử ADN hoàn toàn mới được sinh ra là?
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
73. Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtit có số T chiếm 20% thì?
A. ADN dài 10200 A0, A = T = 600, G = X = 900.
B. ADN dài 5100 A0, A = T = 600, G = X = 900.
C. ADN dài 10200 A0, A = T = 900, G = X = 600.
D. ADN dài 5100 A0, A = T = 900, G = X = 600.
74. ADN dài 3400 Ao với 20% A sẽ có số liên kết hyđrô là?
A. 2600.
B. 3400.
C. 1300.
D. 5200.
75. Tương ứng với bộ ba đối mã (anticodon) 5’ UGX 3’ là?
A. 5’ AXG 3’.
B. 3’ TGX 5’.
C. 3’ AXG 5’.
D. 5’ TGX 3’.
76. ADN dài 5100 Ao tự sao 5 lần liên tiếp cần số nuclêôtit tự do là?
A. 51000.
B. 93000.
C. 46500.

D. 96000.
77. Một mạch đơn gồm 60A, 30T, 120G, 80X thì tự sao một lần sẽ cần?
A. A = T = 180, G = X = 120.
B. A = T = 120, G = X = 180.
C. A = T = 90, G = X = 200.
D. A = T = 200, G = X = 90.

GV: Đỗ Thạch Luônl

Trường THPT Phú Tân

8


Sinh học 12

GV: Đỗ Thạch Luônl

B1

Trường THPT Phú Tân

9



×