PHẦN NĂM : DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BÀI 1 : GEN , MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI AND
I. Mục tiêu
- Học sinh phát biểu được khái niệm gen , mô tả được cấu trúc chung của gen cấu trúc
- Trình bày được các chức năng của a xit nucleic, đặc điểm của sự mã hoá thông tin di truyền trong a xit
nucleic , lí giải được vì sao mã di truyền là mã bộ ba
- Trình bày được thời điểm , diễn biến , kết quả, ý nghĩa của cơ chế tự sao của AND
II.Thiết bị dạy học
- Hình 1.1 , bảng 1 mã di truyền SGK
- Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của AND
- Mô hình cấu trúc không gian của AND
- Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit
- Máy chiếu qua đầ nếu dùng bản trong
III. Tiến trình tổ chức bài học
1 . Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Gen là gì ? cho ví dụ ?
Gv giới thiệu cho hs cấu trúc không gian và cấu
trúc hoá học của AND
Hoạt động 1: Tìm hiểu về gen
Gv cho hs quan sát hình 1.1
• Hãy mô tả cấu trúc chung của 1 gen cấu
trúc
• Chức năng chủa mỗi vùng ?
- gv giới thiệu cho hs biết gen có nhiều loại
như gen cấu trúc , gen điều hoà,,…
Hoạt đông 2 : Tìm hiểu về mã di truyền
GV cho hs nghiên cứu mục II
• Mã di truyền là gì
• Tại sao mã di truyền là mã bộ ba
- HS nêu được : Trong AND chỉ có 4 loại nu
nhưng trong pr lại có khoảng 20 loại a.a
* nếu 1 nu mã hoá 1 a.a thì có 41 =4 tổ hợp chưa
đủ để mã hoá cho 20 a.a
*nếu 2 nu mã hoá 1 a.a thì có 42= 16 tổ hợp
*Nếu 3 nu mã hoá 1 a.a thì có 43= 64 tổ hợp
thừa đủ để mã hoá cho 20 a.a
- Mã di tuyền có những đặc điểm gì ?
I.Gen
1. Khái niệm
Gen là một đoạn của phân tử AND mang thông tin
mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử A RN
2.Cấu trúc chung của gen cấu trúc
* gen cấu trúc có 3 vùng :
- Vùng điều hoà đầu gen : mang tín hiệu khởi động
- Vùng mã hoá : mang thông tin mã hoá a.a
- Vùng kết thúc :nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết
thúc phiên mã
II. Mã di truyền
1. Khái niệm
* Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy
định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin
2. Đặc điểm :
- Mã di truyền là mã bộ ba : nghĩa là cứ 3 nu đứng
kế tiếp nhau mã hoá cho 1 a.a hoặc làm nhiệm vụ kết
thúc chuỗi pôlipeptit
- Mã di truyền được đọc theo 1 chiều 5’ 3’
- Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 nu,
các bộ ba không gối lên nhau
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về quá trình nhân đôi
của ADN
Gv cho hs nghiên cứu mục III kết hợp qua sát
hình 1.2
- Qúa trình nhân đôi ADN xảy ra chủ yếu ở
những thành phần nào trong tế bào ?
- ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào ? giải
thích?
- Có những thành phần nào tham gia vào quá trình
tổng hợp ADN ?
- Các giai đoạn chính tự sao ADN là gì ?
- Các nu tự do môi trường liên kết với các mạch
gốc phải theo nguyên tắc nào ?
- Mạch nào được tổng hợp liên tục? mạch nào
tổng hợp từng đoạn ? vì sao ?
- kết quả tự nhân đôi của ADN như thế nào
-Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã
hoá đồng thời 2 hoặc 1 số a.a khác nhau
- Mã di truyền có tính thoái hoá : mỗi a.a được mã
hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau
- Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật
đều được mã hoá theo 1 nguyên tắc chung ( từ các
mã giống nhau )
III. Qúa trình nhân đôi của ADN
* Thời điểm : trong nhân tế bào , tại các NST, ở kì
trung gian giữa 2 lần phân bào
*Nguyên tắc: nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và
bán bảo toàn
* Diễn biến : + Dưới tác đông của E ADN-polime
raza và 1 số E khác, ADN duỗi xoắn ,2 mạch đơn
tách từ đầu đến cuối
+ Cả 2 mạch đều làm mạch gốc
+ Mỗi nu trong mạch gốc liên kết với 1 nu tự do
theo nguyên tắc bổ sung :
A
gốc
= T
môi trường
T
gốc
= A
môi trường
G
gốc
= X
môi trường
X
gôc
= G
môi trưòng
* Kết quả : 1 pt ADN mẹ
1lần tự sao
→ 2 ADN
con
*Ý nghĩa : - Là cơ sở cho NST tự nhân đôi , giúp bộ
NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định
IV. Củng cố :
• nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sự tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và ở
sinh vật nhân thực
V. Bài tập về nhà :
chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 10 SGK , đọc trước bài 2
tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học, hức năng của ADN