Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN góp phần tìm hiểu văn hóa gia đình truyền thống và hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.34 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẤN BIÊN
-----------------------------------Mã số :

CHUYÊN ĐỀ:

Người thực hiện : ĐINH THỊ PHƯƠNG MAI
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lí giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn : Lịch Sử
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác :
Có đính kèm :
Mô hình
Phần mềm

Phim ảnh

Năm học : 2011-2012
1

Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
-------------------------I.

II.

III.


THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : ĐINH THỊ PHƯƠNG MAI
2. Ngày tháng năm sinh : 25/10/1977
3. Nam, nữ : Nữ
4. Địa chỉ : Khu phố 5 Tổ 30 Phường Trảng Dài Biên Hoà Đồng Nai
5. Điện thoại : 061.3950365(CQ)/061.3996492(NR)/ ĐTDĐ :
0983.474929
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ : Giáo viên
8. Đơn vị công tác : Trường THPT Trấn Biên
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1999
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Môn Lịch Sử
- Số năm có kinh nghiệm : 13 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
+ Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử
+ Sử dụng đồ dùng trực quan trong một tiết dạy Lịch sử
+ Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học lịch sử

2


1.Phần mở đầu………………………………………………………. Trang 4
1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………… 4
1.2 Lịch sử vấn đề……………………………………………………… 4
1.3 Các nguồn tài liệu…………………………………………………… 5

1.4 Phạm vi giải quyết của đề tài……………………………………… 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 5
1.6 Đóng góp của đề tài………………………………………………… 5
2. Phần nội dung…………………………………………………………… 6
2.1 Chương I: Giới thiệu chung………………………………………… 6
2.2 Chương II: Hôn lễ của người Việt xưa và nay………………………7
2.2.1 Hôn nhân của người Việt xưa……………………………………..7
2.2.2 Hôn nhân của người Việt ngày nay……………………………10
2.3 Chương III: Văn hoá trong gia đình truyền thống và hiện đại……14
2.3.1 Văn hóa trong gia đình truyền thống……………………………14
2.3.1 Ứng xử trong gia đình………………………………………14
2.3.2 Ứng xử trong họ……………………………………………16
2.3.3 Ứng xử trong làng………………………………………… 16
2.3.2 Văn hóa trong gia đình hiện đại…………………………………17
3. Phần kết luận…………………………………………………………… 20
4. Tài liệu tham khảo……………………………………………………… 22

3


1. Lý do chọn đế tài:
Trong những năm gần đây, vấn đề văn hóa được đề cập đến nhiều khía cạnh
như văn hóa dân tộc, văn hóa tâm linh, văn hóa truyền thống… Đặc biệt nhấn mạnh
trong nghị quyết Trung ương V với một tầm nhìn rộng lớn, đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp cách mạng nước ta trong gia đoạn mới.
Văn hoá như mọi người đều biết, đó là tất cả những gì do con người tạo ra
với khát vọng vươn tới tương lai. Văn hóa là nhân sinh quan và thế giới quan của
con người. Bởi vậy trong phương hướng chung là “làm cho văn hóa thấm sâu vào
toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, của từng người tạo ra trên đất nước ta đời
sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển…”. Theo phương

châm ấy thì sẽ có “ văn hóa nhà trường”, “văn hóa cộng đồng”, “văn hóa giải trí”…
trên bình diện quy mô. Ở đây tôi muốn đề cập đến vấn đề “văn hóa gia đình” vì văn
hóa gia đình nằm trong truyền thống văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc nói riêng,
nhưng nó giữ một vị trí rất quan trọng, vì có gia đình mới có xã hội, gia đình chính
là tế bào của xã hội, là cái nôi của mọi tình cảm trong hoạt động của con người và
là một thành phần của môi trường giáo dục.
Nói đến gia đình thì ai cũng hiểu đây là một cặp vợ chồng và con cái của họ.
Có người cho rằng gia đình là một nhóm về nguyên tắc dựa trên sự chung sống có
tính dục chặt chẽ và bền vững để tạo ra được điều kiện cho việc tạo thêm ra và nuôi
dạy con cái vì: “gia đình là nơi ẩn nấu của sự yên ổn, sự kính trọng và tình thương”
(B.Ghali). Nói ngắn gọn, gia đình là một tổ chức cơ sở gắn bó bằng huyết thống,
nghĩa tình trở thành một tổ ấm tinh thần và vật chất, có trách nhiệm giáo dục con
cái và giữ gìn văn hóa dân tộc. Từ đó ta thấy văn hóa gia đình được xác lập.
Văn hóa gia đình được thể hiện qua thuần phong mỹ tục, nếp sống, tư cách,
đạo đức, tác phong của người làm cha mẹ, làm vợ, làm chồng. Văn hóa gia đình là
sự tiếp nối văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống, văn hoá họ tộc. Nhưng ngày nay
văn hoá gia đình đã có nhiều biến đổi dưới sự tác động của môi trường xã hội và
nền kinh tế thị trường nên văn hóa gia đình vừa là tổ ấm cho các thành viên, vừa là
hàng rào ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực xã hội.
Vì thế tôi chọn đề tài “góp phần tìm hiểu văn hóa gia đình truyền thống và
hiện đại” để đóng góp vào việc giáo dục cho con cái và học sinh những giá trị đích
thực trong cuộc sống của con người, từ đó có thể bảo tồn và phát huy những truyền
thống tốt đẹp của ông cha ta nhằm tránh chạy theo những tư tưởng lố lăng đang
xâm nhập vào tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề:
Vai trò của văn hóa gia đình trong tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam
đã được thực tiễn lịch sử Việt Nam khẳng định. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về vai trò
của văn hóa gia đình đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu với những công
trình nghiên cứu đồ sộ.
Vì có thể nói, không có một nhóm hay một thể chế xã hội nào được các nhà

xã hội học quan tâm một cách rộng rãi như gia đình. Nên gia đình đã trở thành đối
4


tượng nghiên cứu mạnh mẽ trong một loạt ngành khoa học khác nhau như sử học,
dân tộc học, nhân khẩu học, kinh tế học, tâm lý học, gia đình học…
3. Các nguồn tài liệu:
- Ca dao, tục ngữ Việt Nam
- Tài liệu tham khảo chính: Sách và các công trình nghiên cứu về văn hóa gia đình,
đạo đức gia đình, cuộc sống gia đình, phong tục tập quán của người Việt của các
nhà nghiên cứu đã được xuất bản.
- Tin tức và những nhận định về văn hóa được đăng trên các cơ quan truyền thông,
báo chí.
4. Phạm vi giải quyết đề tài: Trong đề tài tiểu luận này, tôi tập trung giải quyết về
văn hóa gia đình truyền thống và hiện đại gồm hai vấn đề chính: thứ nhất là hôn lễ
xưa và nay, thứ hai là văn hoá trong gia đình truyền thống và hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp
với các phương pháp liên ngành.
6. Đóng góp của đề tài: Góp thêm một phần tư liệu nhỏ cho những ai quan tâm đến
vấn đề này. Đồng thời tôi là giáo viên lịch sử thì thông qua đề tài này tôi sẽ vận
dụng cụ thể vào trong bài dạy lịch sử để có thể giáo dục cho các em học sinh có một
lối sống lành mạnh, văn hóa trước những tác động mạnh mẽ của xã hội hiện nay.
7. Bố cục của đề tài:
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung
Chương I: Giới thiệu chung
Chương II: Hôn lễ của người Việt xưa và nay
* Hôn nhân của người Việt xưa
* Hôn nhân của người Việt ngày nay
Chương III: Văn hoá trong gia đình truyền thống và hiện đại

* Văn hóa trong gia đình truyền thống
- Ứng xử trong gia đình
- Ứng xử trong họ
- Ứng xử trong làng
* Văn hóa trong gia đình hiện đại
+ Phần kết luận

5


Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG
Nói đến gia đình thì ai cũng hiểu đây là một cặp vợ chồng và con cái của họ.
Nhưng để có được một gia đình thì những đôi nam nữ thanh niên đến tuổi trưởng
thành phải trải qua con đường tình yêu đích thức và một hôn lễ vui vẻ, hạnh phúc.
Điều này chính là chặng đường đầu tiên giúp những cặp vợ chồng trẻ xây dựng nên
một bản sắc văn hóa gia đình của họ nói riêng, để từ đó làm phong phú hơn văn hóa
gia đình Việt Nam nói chung.
Văn hóa gia đình Việt Nam trước hết phải biết “tôn sư trọng đạo”, biết giữ
gìn gia giáo, không được làm mất thể diện của gia đình, họ tộc, biết đoàn kết, đùm
bọc lẫn nhau. Văn hóa gia đình Việt Nam còn mang đậm nghĩa tình với người đã
khuất, tiếp cận với những cơ sở tâm linh thiêng liêng và huyền ảo. Có những gia
đình biên soạn gia phả để nhớ đến công đức những người đi trước hoặc truyền
miệng cho nhau biết ngày kỵ giỗ để nhắc con cháu không được quên. Ngày nay,
văn hóa gia đình là nuôi con khỏe, dạy con ngoan, bảo tồn cái “gien”, đầu tư cho
con cái học thành tài để phục vụ xã hội.
Ngoài ra sắc thái văn hóa gia đình còn bao gồm các tri thức khoa học nhằm
ứng dụng vào việc tổ chức cuộc sống cho hợp lý, thể hiện trong giao tiếp với bạn
bè, xóm làng, khu phố. Văn hóa gia đình là một vấn đề rộng lớn, mênh mông vì
trong đó bao gồm cả nghệ thuật sống làm cha, làm mẹ, làm con.
Biểu tượng đặc trưng của văn hóa gia đình được thể hiện qua thuần phong

mỹ tục, nếp sống, tác phong của các thành viên trong gia đình. Sống có tôn ti trật
tự, biết giữ gìn phẩm giá gia phong, biết đoàn kết đùm bọc thương yêu nhau, biết
“thương người như thể thương thân”.
Văn hóa gia đình toát lên cái y thức về những biến thiên của lịch sử, về sự
tồn vong của nòi giống, sự tiếp nối cái nghĩa đối với gia đình, họ tộc, những tấm
gương trong sáng từ thế hệ này qua thế hệ khác.Văn hóa gia đình còn là sự tái tạo ra
con người, sự tái tạo này không dừng lại sự tái tạo về thể xác mà là sự tái tạo về mặt
tinh thần.
Văn hóa gia đình Việt Nam đã trở thành văn hóa truyền thống văn hóa của
các dân tộc - một động lực phát triển mạnh mẽ của nhân dân ta. Câu chuyện Lạc
Long Quân sánh duyên với Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành 100 con
trai…hay 18 đời vua Hùng dựng nước đã nói lên được điều đó. Hồ Chí Minh cũng
là biểu tượng của việc tiếp thu văn hóa gia đình và truyền thống văn hóa dân tộc, là
biểu tượng của chí hướng phát triển của cộng đồng, Người được coi như một nhân
vật huyền thoại trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước,
xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chương II: HÔN LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA VÀ NAY
6


Nói đến văn hóa gia đình, trước hết là nói đến quá trình hình thành nên gia
đình, đó chính là những hôn lễ để chứng nhận hai bên nam nữ đã là người có gia
đình riêng. Từ đó họ phải có trách nhiệm hơn đối với người bạn đời của mình cũng
như đối với những người trong gia đình, dòng tộc và cả xã hội. Vì vậy trước tiên
chúng ta sẽ tìm hiểu về những nét văn hóa trong hôn lễ của người Việt xưa và nay.
II.1. HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA:
Con người sinh ra và đến tuổi trưởng thành, tình cảm yêu thương chiếm một
vị trí hết sức quan trọng trong một đời người. Tình yêu đất nước, tình thương cha
mẹ, anh chị em xóm giềng, giòng tộc. Và đến lúc nào đó tình yêu trai gái trở thành

niềm khát vọng đẹp đẽ, tươi thắm. Từ tình bạn, trai gái chuyển thành tình yêu, rồi
tình vợ chồng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay…
Đặc biệt, một nền văn hóa có gốc ngọn vững vàng, có hệ thống giáo dục toàn
mỹ thì yếu tố quan trọng vẫn là nền giáo dục luân lý của mỗi gia đình, mỗi giòng
tộc. Do người xưa thấu hiểu nhân tình, thế thái trong mối quan hệ gia đình, giòng
tộc thâm thúy như vậy. Nên họ cũng đặt ra những tục lệ cưới gả rất phong phú phù
hợp với nền văn hóa dân tộc ta.
Trong xã hội cũ, cha mẹ đóng vai trò quan trọng, quyết định cuộc đời của các
đôi nam nữ thanh niên. Với những gia đình nề nếp, có gia giáo thì “cha mẹ đặt đâu
con ngồi đấy” và gia đình hai bên phải “môn đăng hộ đối”. Cha mẹ thường kén vợ
cho con dựa trên tiêu chuẩn “công, dung, ngôn, hạnh”.
+ Công: là nết ăn nết làm, tài đảm đang quán xuyến việc nhà của người con
gái. Từ việc chăn tằm, dệt vải đến thêu thùa, kim chỉ vá may, cỗ bàn, giỗ tết đều
phải được làm nhanh gọn, đẹp. Bởi lẽ người xưa có câu “giàu vì bạn, sang vì vợ”.
Vợ đảm là một “nội tướng” trong gia đình là một trong những yếu tố làm gia đình
êm thấm.
+ Dung: nghĩa là nhan sắc, dù rằng có câu “cái nết đánh chết cái đẹp” nhưng
cha mẹ khi chọn dâu vẫn rất chú ý đến nhan sắc. Tất nhiên tiêu chuẩn về cái đẹp
của mỗi thời cũng khác nhau, nhưng trước hết các cụ cần người khỏe mạnh, không
bệnh tật, có khả năng sinh con đẻ cái với “lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Các cụ tin
rằng những người có hình thức như vậy sẽ mắn đẻ vì con với của chẳng ai từ, mỗi
con mỗi lộc, càng nhiều con càng có phúc.
+ Ngôn: là lời ăn tiếng nói, biết thưa gửi, dạ vâng, biết ý tứ rào trước đón sau
để làm sao không mất lòng ai, cứng nhưng lại phải mềm, có cương có nhu, lựa lời
mà nói với chồng cho phải lúc:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa một đời không khê.
+ Hạnh: là đức tính tốt đẹp, là cách cư xử với mọi người, từ già tới trẻ, từ lớn
đến bé đều đúng mực, nhất là đối với tứ thân phụ mẫu, anh em nội ngoại. Dâu thảo,
rể hiền với những điều mà các cụ mong muốn nhất.

Tuy nhiên hầu hết các đôi nam nữ thanh niên muốn nên vợ nên chồng đều
phải so tuổi, đây là một việc không thể bỏ qua, vì họ tin rằng: nếu tuổi hợp nhau thì
đôi vợ chồng trẻ sẽ hòa thuận, ăn nên làm ra như “vợ chồng cùng tuổi, nằm duỗi
mà ăn” còn nếu không hợp tuổi thì phải sống khổ sở theo nghĩa nghèo về vật chất
hoặc một người phải sang thế giới bên kia, hoặc có biết bao đau khổ khác đang đe
7


dọa tương lai của đôi vợ chồng ấy. Nhưng muốn có người để so tuổi thì bà mối
đóng vai trò rất quan trọng. Bà mối (ông mối) là người trung gian đánh tiếng, bắc
cầu cho hai gia đình đôi nam nữ thanh niên hiểu nhau rồi đi đến quyết định hôn
nhân. Gia đình nhà trai, sau khi xem xét mọi việc, tham khảo thêm ý kiến của bà
mối rồi nhờ bà sang nhà gái đánh tiếng trước. Nếu gia đình nhà gái ưng thuận bà
mối sẽ giúp cho cho chàng trai sang nhà gái xem mặt ý trung nhân. Nếu ưng ý rồi
thì về thưa gửi với cha mẹ.
Khi mọi việc tương đối ổn, gia đình hai bên nam nữ quyết định hôn lễ cho hai
con. Thời trước, trong đám cưới nhà nho, khi cưới hỏi thường có đủ sáu lễ:
1. Nạp thái (kén chọn) là đưa lễ để tỏ ý đã kén chọn, tục gọi là chạm
mặt hay giạm vợ.
2. Vấn danh (hỏi vợ) hỏi tên tuổi và họ người mẹ
3. Nạp cát (bói được tốt) báo cho nhà gái biết.
4. Thỉnh kỳ (định ngày) để làm lễ cưới, xin hứa trước với nhà gái.
5. Nạp tệ (đưa lễ cưới)
6. Thân nghinh (đón dâu)
Sau này, sáu lễ trên giảm xuống còn ba lễ :
1. Lễ chạm mặt
2. Lễ ăn hỏi
3. Lễ cưới
Muốn chạm ngõ phải chọn ngày tốt, tức là ngày âm dương bất tương thì việc
vợ chồng sau này mới tốt lành. Khi đã xác định được ngày tốt, nhà trai sắm một lễ

mọn cúng tổ tiên để báo về công việc hệ trọng đối với chàng trai. Sau đó, nhà trai
sửa một lễ mang sang nhà gái. Đó là một cơi trầu têm cánh phượng, cau bổ tư bẻ
cánh tiên, rượu và một vài thứ bánh, trái cây được ưa chuộng trong vùng.
Dẫn đầu đoàn người đi chạm ngõ bao giờ cũng gồm bà mối, bà mẹ, bà dì, bà
cô của chú rễ. Các cô gái chưa chồng ở trong họ thường đội các mâm quả hoặc
bưng khay trầu đi trước, sau đó là nam giới và chú rể.
Lễ được chia làm hai phần. Phần nhiều được đặt lên bàn thờ và cha của cô
dâu sẽ khấn vái tổ tiên về ngày mà con cháu họ sắp lập gia đình. Phần còn lại sẽ đưa
về nhà ông cậu của cô gái để lễ gia tiên bên ngoại. Trước khi nhà trai từ giã, nhà gái
thường sẻ một phần lễ để biếu lại nhà trai gọi là lại quả.Thông thường từ lễ chạm
ngõ đến Lễ ăn hỏi không có thời hạn nhất định. Nếu một bên đổi ý thì cơi trầu chạm
ngõ là trầu bỏ đi.
Lễ đám hỏi người xưa cho là quan trọng hơn lễ cưới. Lễ ăn hỏi phải chu biện
theo đòi hỏi của nhà gái, nhưng thường thì nhà trai đưa lễ vật xin dạm hỏi là đôi
bông tai (đôi bông tai ví như cái hoa con gái), một mâm trầu cau, trầu rượu và đôi
đèn bạch lạc, đặc biệt phải đủ cau, trà biếu khắp nội ngoại bạn bè.
Lễ dạm hỏi bao giờ nhà gái cũng có mời bà con thân thuộc đến dự và đằng
trai lo đủ khoản tiệc ăn uống này. Phía nhà trai qua nhà gái chủ yếu là bà con thân
thuộc, nhưng nhất thiết phải có ông mai, bà mai, ông sui trai và bà sui trai. Lễ này
cũng thường có phù rể bưng khay trầu rượu có têm bốn miếng trầu, hai cái chung để
rót rượu. Chung rót rượu thường là miệng chung tròn có ý là “thủy chung như nhất”
và miếng trầu chính là “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
8


Còn chú rể phải bưng cái quả đỏ trong đó có đôi bông tai cho người vợ sắp
cưới của mình và cặp đèn cày để đốt cúng ông bà bên nhà gái. Lễ này ngày xưa
cũng lắm nhiêu khê, mọi việc phải chu đáo, tránh sơ suất, nếu không thì họ cho là
điềm gỡ sau này. Trước hết chú rể phải mang áo thụng bên ngoài. Và để ông mai
vào trước, rồi đến họ hàng đàng trai đi tiếp vào sau. Chú rể phải là người vào sau

cùng, đi một cách chậm rãi, cúi đầu chào họ hàng bên nhà gái. Khi bên nhà gái mời
bà con xong, thì ông mai mới trình lên những lễ phẩm của nhà trai đem sang và chú
rể thắp nhang đèn để cúng từ đường và họ hàng, rồi mới được ngồi xuống cạnh bà
con thân thuộc của mình.
Trình lễ xong, nhà gái đích thân mời người nào lớn tuổi nhất trong giòng tộc
của mình mở cái quả đỏ có đôi bông tai đeo vào cho cô dâu và người con gái ra
nhận lễ và nhận họ hàng bên nhà chồng. Và cho tới lúc này, người con trai mới
được phép xưng hô con cái với bên nhà gái. Xong lễ thì cha mẹ họ hàng về trước,
chú rể phải ra về sau, nhà gái cũng cho nàng dâu đưa tiễn chồng mình một đoạn
đường.
Sau đám hỏi vài ngày cô dâu phải qua nhà trai đáp lễ bằng cách mời trầu cau,
quà bánh cho bà con lối xóm để họ biết là từ đây về sau nơi này mình sẽ trao thân
gởi phận…Ngày xưa sau lễ dạm hỏi, người con trai phải qua nhà gái “ở rể” ba năm,
làm việc và lao động như một người con trai thực sự của gia đình, sau đó mới tiến
hành đám cưới.
Sau khi ở rể được ba năm, có khi thời hạn này ngắn hơn tùy theo đằng nhà
gái thì hai bên cha mẹ chọn ngày lành, tháng tốt làm lễ cưới cho con cái mình. Lễ
cưới ngày xưa gọi là Tiểu đăng khoa, trước khi làm lễ cưới thì có lễ viếng sui gia và
thăm nàng dâu. Đồng thời nhà trai đem tặng lễ vật cho nhà gái như đã thỏa thuận
trong lễ dạm hỏi. Tùy theo khả năng của từng gia đình mà lễ vật này nhiều hay ít,
có giá trị nhiều về tiền bạc hay gọi là có tùy theo hảo tâm của nhà trai và sự rộng
lượng của nhà gái. Có những gia đình bên gái đòi lễ vật quá cao như vòng vàng,
xuyến bạc, lợn trâu, ruộng đất…nhưng cái gánh nặng của lễ vật này, sau này hai vợ
chồng mới cưới phải lo gánh vác. Như nhà thơ Nguyễn Bính đã viết một cách dí
dỏm như sau:
Đồn rằng đám cưới cô to
Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Lang thang tôi dạm bán thuyền

Có người trả chín quan tiền lại thôi…
Thường thì lễ cưới, chàng rể phải mặc áo rộng xanh, bịt khăn đen, có che
lọng. Nàng dâu thì mặc áo rộng, đội nón thúng, cũng có lọng che, người ta thường
gọi nôm na là “nón cụ quai tơ” và khảm vàng cạnh quai, vì thế người xưa có câu
“còn duyên nón thúng, quai thao khảm vàng”.
Lễ cưới có một đôi đèn, khay trầu, rượu. Lễ này thường có sáu miếng trầu và
sáu miếng cau (có nghĩa là đủ sáu lễ) cộng thêm một mâm trầu cau và một chóe
rượu, mỗi mâm đều có hai người khiêng đi…Tục lệ này hiện nay vẫn còn lưu giữ
bởi trầu cau và đôi đèn là cần lắm, có khi họ làm đôi đèn chạm trổ rồng phượng thật
là cầu kỳ. Làm lễ bái tổ tông xong, thì nhà trai làm lễ rước cô dâu về nhà chồng với
9


một tràng pháo nổ dòn dã, kẻ đưa dâu về nhà chồng thường là bà con thân thuộc,
bạn bè. Còn cô dâu thì e lệ, thút thít khóc như “ván đã đóng thuyền” trên con đường
hạnh phúc trăm năm của hai người. Họ sinh sống và đẻ con nối dõi tông đường cho
đến đầu bạc răng long…
II.2. HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT NGÀY NAY:
Đây cũng chính là nghi lễ được xã hội quan tâm nhiều hơn cả. Sự quan tâm
lớn của xã hội vào buổi lễ này đôi khi gây sức ép lên những người tổ chức: họ phải
đảm bảo để có thể làm hài lòng nhiều người tham dự. Trong tâm thức người Việt thì
lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Điều đó chứng tỏ vị
trí rất quan trọng của lễ này trong hệ thống hôn lễ. Ý nghĩa của lễ này là công bố sự
thành hôn của đôi trai gái, vì thế lễ này còn gọi là lễ thành hôn. Ở phương diện luật
định, sau khi đăng ký kết hôn đôi trai gái trước pháp luật đương nhiên là vợ chồng
và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trong tâm thức và văn hóa dân tộc, lễ cưới chứ
không phải tờ hôn thú, mới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và mọi người chính
thức công nhận đôi trai gái là vợ chồng. Cũng vì vậy, tại lễ cưới nhiều vấn đề xã hội
diễn ra, khen chê của dư luận xã hội đều tập trung vào đó, “ma chê cưới trách”. Vấn
đề càng trở nên phức tạp hơn khi sự khen chê ấy không đồng nhất, thậm chí còn đối

lập nhau. Ví dụ: ngày nay một đám cưới theo nghi thức cổ truyền có thể vừa được
khen, vừa bị chê. Người khen thì cho rằng thế mới là đám cưới Việt Nam, thế mới
không sợ sự du nhập của văn hoá bên ngoài, nhưng người chê thì lại nói rằng thế là
rườm rà, lãng phí và luỵ cổ.
Lễ cưới của người Việt có nhiều thủ tục gồm:
1/ Lễ xin dâu
2/ Lễ rước dâu
3/ Tiệc cưới
4/ Lại mặt
Cũng đã có những nỗ lực nhằm sáng tạo một biểu trưng cưới hỏi ở Việt Nam
như đôi chim bồ câu, quả cau lá trầu, song biểu trưng thường gặp nhất về ngữ nghĩa
trong lễ cưới ở Việt Nam xưa nay vẫn là chữ song hỷ. Đây là biểu trưng xuất xứ từ
phong tục cưới hỏi Trung Quốc, với ý nghĩa trước kia thể hiện hai niềm vui lớn: đại
đăng khoa (thi đỗ làm quan) và tiểu đăng khoa (cưới vợ), nay song hỉ biểu thị niềm
vui chung của hai họ. Nhiều người Việt không hiểu chữ Hán nhìn vào chữ này cũng
biết những nơi dán biểu trưng này đang có đám cưới.
Trước kia theo cổ truyền hai họ và cô dâu chú rể thường mặc khăn đóng áo
dài. Nay chú rể thường mặc quần áo complet, cài hoa trước ngực. Cô dâu có thể
mặc váy theo mốt châu Âu (màu trắng hoặc màu kem) hoặc mặc áo dài truyền
thống của Việt Nam (màu đỏ hoặc màu hồng). Trong một đám cưới ngày nay
thường trải qua các lễ:
1/ Bái tổ tiên: Lễ này muốn nhắc nhở mọi người luôn phải nhớ đến cội
nguồn, tổ tiên của mình. Ngày nay các đôi trai gái còn có lễ tạ ơn đối với các anh
hùng, liệt sĩ đã hy sinh thân mình cho độc lập - tự do của dân tộc.
2/ Lễ trao nhẫn: Nhẫn cưới được làm hình tròn, nó biểu tượng cho tình
yêu không có điểm đầu và điểm kết thúc. Chú rể đeo nhẫn cho cô dâu, cô dâu đeo
10


nhẫn cho chú rể. Đây là nghi lễ không thể thiếu, nó tượng trưng cho đôi trai gái đã

trao cho nhau tất cả tình yêu mãnh liệt, tâm hồn thể xác họ luôn thuộc về nhau
3/ Lễ tạ công ơn sinh thành: Ngày trước các đôi trai gái vào ngày
thành thân phải khấu đầu 3 lần để tạ công sinh thành của ông bà, cha mẹ để tỏ lòng
hiếu kính. Ngày nay nghi lễ này đã được các nhà tổ chức chuyển đổi sang nghi lễ
Rót rượu kính cha mẹ để bày tỏ sự hiếu kính của đạo làm con.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ "mở cửa", theo đó một số nghi lễ
cưới hỏi của nước ngoài cũng được du nhập vào nước ta. Ở đâu đó đã xuất hiện các
tiệc cưới mà khách mời đến đầy đủ rồi cô dâu chú rể mới xuất hiện. Hoa và dây
màu được tung lên chào đón, chúc mừng đôi uyên ương, một chiếc bánh cưới rất
đẹp được đặt nơi trang trọng nhất của phòng tiệc, lễ rót rượu champagne mới lạ, lôi
cuốn sự chú ý của mọi người, khác với phong tục truyền thống lâu đời nay ta vẫn
gặp. Tất cả tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Chúng tôi xin được giới thiệu thêm
để các bạn tham khảo.
Lễ giao tay nâng rượu: Biểu tượng cho sự tâm đầu ý hợp của đôi trai gái.
Đôi trai gái nhâm nhi thưởng thức sự ngọt ngào men nồng của tình yêu đôi lứa.
Trong lúc này các nhà tổ chức chuyên nghiệp thường hướng tất cả sự chú ý của toàn
bộ khách mời tới Cô dâu - Chú rể và dành cho họ tràng pháo tay thật lớn. Lúc đó
cảm xúc trào dâng trong khoảnh khắc tuyệt vời của đôi trai tài gái sắc
Lễ cắt bánh cưới: Bánh cưới có thể được làm to hay nhỏ, 3 - 5 tầng, nhưng
lễ này tượng trưng cho đôi trẻ cùng nhau tận hưởng sự ngọt ngào, êm ái của tình
yêu, thể hiện sự may mắn trong cuộc sống sinh sản của Cô dâu - Chú rể.
Lễ rót rượu champagne: Ở đây, tháp champagne được xếp 5 - 7 tầng, mỗi
tầng là hình tam giác được xếp chồng lên nhau bởi những chiếc ly trong suốt. Lễ
này tiêu biểu cho tình yêu của đôi trai gái rất trong trắng và luôn bền vững. Bởi lẽ
tháp champagne là hình tượng vĩnh hằng một khối thống nhất. Chú rể mở rượu
champagne tiếng nổ tượng trưng báo hỷ, sau đó chú rể cầm chai champagne, cô dâu
đỡ chai rượu rót chảy tràn trên những chiếc ly - có ý nghĩa hạnh phúc của họ là mãi
mãi, luôn tràn đầy như những ly rượu. Sau đó chú rể nhấc hai ly rượu, đưa cho cô
dâu một ly, hai người khoác tay nhau cùng uống, điều này bảy tỏ sự tâm đầu ý hợp
chung thủy muôn đời.

Trước đây, người Việt gọi lễ này là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của
đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới (dịch theo tiếng Hán là hôn lễ).
Đây là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể và hai gia đình. Trong
phong tục của người Việt, lễ cưới là đỉnh điểm của cả quy trình tiến tới hôn nhân, là
hình thức liên hoan, báo hỉ mừng cô dâu, chú rể, mừng hai gia đình và có ý nghĩa
rất thiêng liêng. Do đó, cả xưa và nay, mọi người đều rất coi trọng.
Trong lễ cưới Việt Nam, những người tham dự thường đem tặng các đồ
mừng (tiền mừng) đám cưới. Quà cưới thường trang trọng, được bọc giấy điều.
Tiền mừng thường được bỏ vào phong bì mà trước đó đựng thiệp mời cưới. Trong
đám cưới, ban lễ tân (thường là người thân) đứng ra nhận quà mừng (tiền mừng).
Có những đám cưới tổ chức tiệc trà, đơn giản hơn tiệc cưới thông thường, có ý
không yêu cầu người tham dự mang quà mừng (tiền mừng).

11


Trong cuộc sống hiện đại, nhiều đôi dâu rể còn thường chụp ảnh kỷ niệm
trước lễ cưới tại các ảnh viện hoặc chụp ngoại cảnh. Trong đám cưới thì thường
chụp ảnh và quay phim để lưu lại những khoảng khắc kỷ niệm.
Tóm lại,trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là
biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền vǎn hoá dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền
thống phong tục, tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng vǎn minh theo
sự phát triển của thời đại. Trong các đám cưới không thể thiếu trầu cau. Nó tượng
trưng cho sự gắn bó bền chặt của tình anh em cũng như lòng chung thuỷ sắt son
trong tình cảm vợ chồng…Bên cạnh đó là rượu, gạo, thịt, bánh trái là sản phẩm đặc
trưng của nền vǎn minh nông nghiệp lúa nước. Mỗi thứ như vậy đều có ý nghĩa
nhất định trong vǎn hoá cổ truyền Việt Nam. Trong ngày cưới, chẳng những cô dâu,
chú rể, hai bên cha mẹ hoan hỉ mà cả họ hàng nội ngoại, bạn bè, làng xóm đều hân
hoan chúc mừng hạnh phúc lứa đôi.Có thể khẳng định rằng, từ lâu, việc tổ chức lễ
cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã

hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, vǎn hoá. Lễ cưới
thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ, sau quá
trình tìm hiểu. Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình yêu. Hôn nhân là sự
thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người. Hôn nhân không được xây
dựng trên cơ sở của tình yêu là hôn nhân không có đạo đức. Ngày nay lễ cưới là sự
công bố trước dư luận xã hội sau quá trình hoàn thành thủ tục đǎng ký kết hôn. Sự
ra đời của một gia đình mới có một ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội.Lễ cưới
còn là sự họp mặt của hai họ và bạn bè thân thích để mừng cho hạnh phúc lứa đôi.
Đến với đám cưới, con người có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen với nhau, tǎng
cường giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Đến với đám cưới là đến với một
sinh hoạt vǎn hoá lành mạnh không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người và cả
cộng đồng.
Một số lễ thức trong cưới xin xét ở khía cạnh nào đó cũng thể hiện được ý
nghĩa nhất định. Lễ gia tiên, lễ hợp cẩn, lễ lại mặt biểu lộ truyền thống luân lý đạo
đức như hiếu thảo với tổ tiên, trân trọng tình cảm vợ chồng, có trách nhiệm với làng
xóm quê hương. Hình ảnh cô dâu duyên dáng trong tà áo dài truyền thống của
những đám cưới xưa vẫn luôn được mọi người ca ngợi và trân trọng. Nó thể hiện
được tính dân tộc của phong tục Việt Nam. Và cũng trong hôn lễ, sự chân thành,
sâu sắc của tình yêu đôi lứa được thể hiện qua các tục lệ cổ truyền. Đó là lời khẩn
nguyện (lễ thề nguyền) của cô dâu chú rể trước gia tiên hai họ, kèm theo là sự trao
kỷ vật như trao nhẫn cưới, hứa hẹn ǎn ở với nhau cho đến “mãn chiều xế bóng”…
Tất cả đều nhằm đánh dấu một sự chín muồi của tình yêu để dẫn tới hôn nhân.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc tổ chức đám cưới ở Việt Nam ngày
càng vui nhộn, sang trọng. Tất nhiên mọi người đều có quyền tổ chức đám cưới
theo khả năng của mình. Nhưng nếu muốn có một lễ cưới phù hợp nếp sống mới và
mang dấu ấn của thuần phong mỹ tục Việt Nam thì còn nhiều điều phải xem lại..
Nhưng một số gia đình còn duy trì tục lệ bắt cô dâu, chú rể lạy sống ông bà, cha mẹ
là quá đáng. Chỉ cần làm lễ trước bàn thờ là đủ. Trong những mâm quả thường có
nguyên một buồng cau và một xấp lá trầu, bưng rất nặng mà sau lễ không biết làm
gì cho hết, thường đem bỏ vào thùng rác. Thế thì cau trầu không cần nhiều, chỉ cần

một dĩa têm sẵn thật đẹp và có thể ăn được. Còn ở nhà hàng thì đáng phàn nàn nhất
12


là việc chủ – khách chờ nhau quá lâu trước giờ khai mạc. Giấy mời ghi 11g30 mà
đến 12g30 buổi lễ mới bắt đầu và 13g mới nhập tiệc thì mọi người đều đã mệt mỏi.
Thời gian tiếp đón khách chỉ nên kéo dài chừng 1 giờ là vừa. Muốn cải thiện việc
này không phải là không có cách. Chỉ cần khách, chủ và chủ nhà hàng hợp tác với
nhau vài lần để tạo tiền lệ là được. Có những đám cưới thừa nhiều bàn trống vì
khách mời không đến. Không đến thì nên báo trước cho chủ để kịp điều chỉnh chỗ
ngồi và khẩu phần, đỡ lãng phí. Âm nhạc trong đám cưới cũng là một nét văn hoá
đáng chú ý. Các đám cưới ở nhà hàng hiện nay thường dùng bài Happy New Year
và Eve Maria làm nhạc nền. Giai điệu của những bài đó rất tuyệt vời nhưng ý
nghĩa, nội dung ca từ không ăn nhập gì với đám cưới Việt Nam. Chí ít cũng có vài
chục ca khúc khác thích hợp hơn. Xin thử kể một số: Xuân và tuổi trẻ của La Hối,
Cánh thiệp đầu xuân, Ly rượu mừng (Văn Phụng), Gái xuân (thơ Nguyễn Bính,
nhạc Vũ Thành), Bài ca hy vọng (Văn Ký), Thiên thai (Văn Cao), Lý ngựa ô,
Duyên quê. Nhạc ngoại thì có One day, La vie en rose…giá có ai đó chịu khó tuyển
chọn hàng băng đĩa chuyên dùng cho đám cưới thì hơn là thả nổi thứ văn hoá này
cho các công ty dịch vụ, nhà hàng, MC…
Nên tôi nghĩ chúng ta cần phải tìm kiếm, xây dựng và vận động để có một
mô hình văn hoá thích hợp hơn.

13


CHƯƠNG III: VĂN HOÁ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN NAY
III.1. Văn hóa trong gia đình Việt Nam truyền thống:
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, con người được sinh ra và lớn lên
trong ba tổ chức cộng đồng sau đây:

1/ Cộng đồng gia đình
2/ Cộng đồng thân tộc
3/ Cộng đồng lãng xã
Ba cộng đồng đó là thế giới riêng của con người. Con người Việt Nam xưa ít
khi rời bỏ cộng đồng của mình. Họ sống nhờ vào các cộng đồng đó và cũng vì các
cộng đồng đó. Mỗi thành viên bao giờ cũng hiện diện với ba tư cách:
1/ Người con của gia đình
2/ Người thân của họ hàng
3/ Người dân của làng xã.
Mỗi con người sinh ra và lớn lên phải được xã hội hóa để hòa nhập vào các
cộng đồng người đó. Sự hiện diện của một con người không có nghĩa cá nhân đó là
ai mà là ở chỗ anh ta là con ai, cháu ai, người của làng nào. Cái giá trị anh ta mang
không phải là cái mà người đó có, mà là cái gia đình, họ hàng, làng xã người đó có.
Người đó sẽ trở nên tốt nếu gia đình, họ hàng, làng xã của người đó tốt. Và ngược
lại, dù cá nhân người đó có tốt đến mấy nhưng nếu gia đình người đó, làng xóm của
anh ta không tốt thì anh sẽ trở thành người xấu. Vì thế một hành vi tốt hay xấu của
mỗi thành viên đều ảnh hưởng đến sự tốt xấu, uy tín của gia đình, họ hàng, làng
xóm. Cộng đồng nào cũng đòi hỏi các thành viên phải hy sinh cho nó, phục vụ nó,
sống và hành động vì lợi ích của nó. Chúng ta hãy xem gia đình Việt Nam truyền
thống đã giáo dục con cái cách ứng xử đối với mỗi cộng đồng đó như thế nào?
III.1.1 Ứng xử trong gia đình:
Việc đề cao quan hệ gia đình theo chiều dọc như đã phân tích ở trên, khiến
cho gia đình Việt Nam truyền thống đặc biệt chú ý đến việc giáo dục tôn ti trật tự và
thứ bậc trong gia đình. Sự phân chia tôn ti trật tự và thứ bậc trong gia đình căn cứ
vào ba yếu tố: thế hệ, lứa tuổi, giới tính. Trong đó, cha mẹ, anh chị là người trên,
con, em là kẻ dưới. Con trai được ưu tiên hơn con gái, chồng có quyền hơn vợ.
Ngay từ lúc còn nhỏ tuổi, trẻ em đã được quán triệt tôn ti thứ bậc đó. Người ta dạy
trẻ nhận biết được địa vị, vị trí của mình trong gia đình và cung cách ứng xử hành
động cho đúng với phận vị của mình. Trẻ phải học để biết mình là ai trong mối
quan hệ với gia đình, họ tộc. Người Việt còn ý thức và tìm cơ hội như giỗ tết, cưới

xin, ma chay, đình đám…để các thành viên trong gia đình, giòng họ có dịp gặp gỡ
nhận họ nhận hàng để xưng hô, ứng xử cho đúng, tránh tình trạng “ đánh nhau vỡ
đầu mới nhận ra anh em”.
Trong mối quan hệ gia đình thì ngườiViệt đặc biệt giáo dục cho các thành
viên ý thức tôn kính và sùng bái đối với tổ tiên. Người Việt tâm niệm rằng, những
sự kiện xảy ra trong cuộc sống của mỗi con người (thành công hay thất bại, may
mắn hay rủi ro..) không phụ thuộc vào tài năng, năng lực của cá nhân mà chủ yếu
do có được thần thánh tổ tiên phù hộ, giúp đỡ hay không. Vì thế con cháu phải hết
sức chăm sóc và vâng lời người thế hệ trước khi họ còn sống, tôn thờ sùng kính
14


đúng nghi lễ khi họ chết, cung cấp mọi thứ đồ dùng nhu yếu phẩm có tính tượng
trưng để người chết duy trì sự tồn tại khác của họ ở cõi âm. Giữ gìn phần mộ tiên
thế được “xanh ngọn cỏ, đỏ nén hương”, không bao giờ để phần mộ bị xâm phạm
hoặc rơi vào cảnh “hương khói vắng tanh” vì đó là tội “bất hiếu” lớn”.
Ở Việt Nam, từ gia đình trâm anh thế phiệt đến gia đình thường, từ gia đình
có học với ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo đến gia đình nông dân thất
học hoàn toàn, đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Thờ cúng tổ tiên có thể được coi là
tôn giáo chính của gia đình người Việt. Do trách nhiệm của gia đình là phải tiếp nối
tổ tiên. Đây chính là lý do của việc coi trọng con trai hơn con gái trong gia đình.
Bởi vì chỉ có con trai mới làm được cái việc thờ phụng tổ tiên, nối dõi tông đường.
Và cũng chính ở đây, lý thuyết “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo đã gặp được
mảnh đất tốt là đạo thờ cúng tổ tiên của gia đình người Việt để phát huy tác dụng.
Và cũng chỉ ở chỗ này thôi, gia đình Việt mới dễ dàng đồng ý với Nho giáo trong
thái độ “trọng nam khinh nữ”. Còn ở những chỗ khác, gia đình Việt không dễ dàng
chấp nhận Nho giáo, thậm chí “chống đối” lại Nho giáo. Chẳng hạn như nhận xét
của nhà sử học Trần Quốc Vượng trong cuốn Nho giáo xưa và nay thì trong khi
Nho giáo trọng cha nhưng Việt trọng mẹ. Do đó ca dao tục ngữ Việt Nam thường
có những câu: “Phúc đức tại mẫu”; “Cha sinh chẳng tày mẹ dưỡng” hoặc “Nhất mẹ,

nhì cha, thứ ba bà ngoại”. Ngoài ra Nho giáo trọng chồng, trong khi người Việt
trọng vợ nên mới có câu “nhất vợ, nhì trời”. Vì thế người Việt không chấp nhận
quyền uy tối thượng của người cha trong gia đình và sự phục tùng tuyệt đối của
người vợ theo nguyên tắc “phu xướng phụ tùy”, cũng không coi thuyết “tam tòng”
là phương hướng hành động của người phụ nữ trong gia đình. Người Việt đã tìm ra
được phương hướng ứng xử hợp lý hơn trong quan hệ vợ chồng. Đó là “thuận vợ
thuận chồng” hoặc “của chồng công vợ” để thay cho “phu xướng phụ tùy”.
Giáo dục đạo hiếu: Đây cũng là nội dung rất được coi trọng trong giáo dục
đạo đức của gia đình Việt Nam truyền thống. Đạo hiếu là cốt lõi của luân lí gia đình
theo Khổng giáo, nó nhấn mạnh sự phục tùng của người dưới đối với người trên, cụ
thể là sự phục tùng tuyệt đối suốt đời của người con đối với cha mẹ. Còn gia đình
truyền thống Việt Nam cũng nhấn mạnh đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ nhưng
không quá khắt khe như quan niệm Khổng giáo. Mà nó mang yếu tố nhân bản nhiều
hơn, nghiêng hơn về việc giáo dục thái độ biết ơn của con cái đối với công lao nuôi
dưỡng của cha mẹ. Từ lòng biết ơn dẫn đến tình cảm kính yêu và trách nhiệm
phụng dưỡng cha mẹ và tình cảm thân ái trong gia đình mở rộng ra là là kính già
yêu trẻ.
Gia đình Việt Nam không tôn sùng quyền uy một cách độc tài, tuyệt đối như
gia đình phụ hệ gia trưởng ở các nước phương Đông khác, vì nó không phải là hình
ảnh thu nhỏ của chế độ quân chủ chuyên chế như mục đích của ý thức hệ Nho giáo
trong đó sự trung thành của con đối với cha là cơ sở để bảo đảm cho sự trung thành
của dân đối với vua.. Còn sự phụ tùng của con cái đối với cha mẹ trong gia đình
Việt Nam truyền thống là một nguyên tắc nhưng luôn khuyến khích khả năng của
con cái để mong “con hơn cha là nhà có phúc”.
Đồng thời, sự chung thủy vợ chồng là một giá trị đạo đức rất được gia đình
Việt Nam truyền thống coi trọng. Trong xã hội truyền thống những kẻ “bạc tình” bị
lên án mạnh mẽ và li hôn là điều không thể nào chấp nhận được và sự tan vỡ của
15



hôn nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của gia đình, làm “mất mặt” cha mẹ, họ
hàng làng xóm chê cười. Lí tưởng của hôn nhân một vợ một chồng là sống với nhau
đến đầu bạc răng long. Nhưng trong xã hội truyền thống thì người ta đòi hỏi sự
chung thủy về phía người vợ nhiều hơn về phía người chồng. Bao nhiêu câu ca dao
trong dân gian đều tập trung khuyên nhủ người phụ nữ phải chung thủy với chồng
dù cho chồng chị là người như thế nào:
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Xấu xa cũng thể chồng ta
Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người.
Không thiêng cũng thể bụt nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em.
Còn trong mối quan hệ anh chị em, gia đình Việt Nam truyền thống chú ý
đến hai nội dung:
* Tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau của anh em xuất phát từ quan hệ
huyết thống, có chung cha mẹ nghĩa là cùng một gốc nên “anh em như thể chân
tay”, “máu chảy, ruột mềm”; “chị ngã em nâng”; “cắt dây bầu, dây bí-ai nỡ cắt dây
chị dây em”; “anh em hạt máu sẻ đôi..”
* Ngoài ra do mục đích “thờ phụng tổ tiên, nối dõi tông đường” mà trong gia
đình Việt Nam truyền thống, con trai (đặc biệt người con cả) được quý trọng hơn
con gái: “Người con trai dù có hèn kém đến đâu cũng được tôn trọng hơn người con
gái tài năng, dù có nhỏ tuổi cũng được quyền lợi hơn người con gái lớn tuổi”
III.1.2.Ứng xử trong họ:
Họ là sự tiếp nối tự nhiên của gia đình theo quan hệ huyết thống. Nói cách
khác đó là một tập hợp người theo huyết thống. Ở Việt Nam, Họ còn với chức năng
văn hóa nên nhiều gia đình hạt nhân có cùng tổ tiên hợp thành. Họ không có vai trò
hỗ trợ hay chi phối về kinh tế đối với các gia đình nhỏ mà tác dụng chính đối với
các thành phần của nó là tạo ra một niềm cộng cảm dựa trên huyết thống. Do đó
người trong họ phải bênh vực và bảo vệ lẫn nhau dù đúng hay sai vì “một giọt máu
đào, hơn ao nước lã” và “đắng cay cũng thể ruột rà, ngọt ngào cho lắm cũng là

người dưng” nên người trong họ phải có ý thức đoàn kết nhất trí, bảo vệ danh dự và
quyền lợi của dòng họ. Vì thế mọi yếu kém, thiếu hụt của các thành viên trong họ
đều được cộng đồng họ hàng san sẻ, bù đắp: “sẩy cha còn chú, sẩy mẹ ấp vú dì”,
“cháu bà nội tội bà ngoại”.
II.1.3. Ứng xử trong làng xã:
Ngoài cộng đồng gia đình và họ hàng, mỗi cá nhân còn tham gia vào rất
nhiều nhóm xã hội khác nhau trong khuôn khổ làng xã. Mỗi nhóm, mỗi cộng đồng
đó đều có những chuẩn mực giao tiếp riêng mà mỗi cá nhân khi gia nhập phải đáp
ứng được những trông đợi của nó. Có thể nói giao tiếp trong làng xã là giao tiếp xã
hội của người nông dân trong xã hội truyền thống. Trong nền kinh tế tự cung, tự cấp
khép kín với văn hóa riêng (lễ hội), tôn giáo riêng (thờ thần thành hoàng), luật pháp
riêng (lệ làng) thì mỗi làng chính là một thế giới riêng.
16


Ngoài ra, làng vừa là đơn vị hành chính vừa là một tổ chức cộng đồng có
nhiều chức năng. Người dân của làng được hưởng nhiều quyền lợi do làng đem lại
được chia ruộng đất công, được sự giúp đỡ của bà con xóm làng khi gặp khó khăn,
chia sẻ những điều vui, buồn…Trên cơ sở những quyền lợi mà làng xã đem lại cho
người dân, mỗi gia đình có trách nhiệm giáo dục con em mình bổn phận đối với
làng xã. Đó là tình thần “chia ngọt sẻ bùi”; “vui buồn có nhau”; “tối lửa tắt đèn có
nhau”, “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”. Tuy nhiên làng
xã lại không phải là nơi phát huy nhân cách cá nhân vì “xấu đều hơn tốt lõi”; “khôn
độc không bằng ngốc đàn”, vì thế người ta thường chọn phương pháp trung dung,
yên phận: “Đừng khôn ngoan chớ vụng về”; “ai sao tôi vậy” hoặc “lời nói không
mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Tóm lại, gia đình Việt Nam truyền thống đã tồn tại bền vững hàng nghìn năm
dưới chế độ phong kiến dựa trên sự bất bình đẳng nam nữ, với sự coi trọng mối
quan hệ gia đình theo chiều dọc và sự hy sinh của cá nhân cho gia đình lần đầu tiên
đứng trước sự thử thách của lịch sử khi Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây

qua sự xâm lược của thực dân Pháp. Nhưng sự thay đổi trong quan hệ gia đình nông
thôn Việt Nam truyền thống có lẽ chỉ được bắt đầu từ thời điểm sau cách mạng
tháng tám 1945, đăc biệt là thời kì cải cách ruộng đất và xây dựng hợp tác xã sản
xuất nông nghiệp vào những năm 50-60 vì cách mạng tháng Tám 1945 đánh dấu sự
sụp đổ của chế độ thực dân phong kiến và sự ra đời của nước Việt Nam mới độc
lập, có chủ quyền. Xã hội mới, về nguyên tắc, phủ định ý thức hệ phong kiến, thực
dân và tư sản, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng của xã hội, xây dựng
một nền kinh tế mới, văn hóa mới theo con đường chủ nghĩa xã hội. Còn cải cách
ruộng đất thì cùng với việc xóa bỏ đơn vị sản xuất gia đình, xóa bỏ sở hữu tư nhân
về tư liệu sản xuất, xã hội mới đồng thời tuyên bố xóa bỏ mọi bất công trong xã hội,
mọi sự phân biệt đối xử nam nữ trong gia đình và ngoài xã hội, xây dựng luật hôn
nhân và gia đình mới, khẳng định quyền tự do kết hôn và tư do li hôn, quyền bình
đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Người phụ nữ được giải phóng khỏi
luật pháp và ràng buộc của gia đình cũ nên đã tham gia tích cực vào các quá trình
sản xuất và hoạt động xã hội. Còn quan hệ họ hàng, thân tộc vốn có vai trò chi phối
đời sống của các thành viên, là hạt nhân của cơ cấu làng xã trước đây cũng dần dần
mất đi sức mạnh cổ truyền của nó.
Những sự kiện trên đây đã làm rung chuyển gốc rễ của gia đình truyền thống.
Sự giải thể gia đình cũ, những sự xáo trộn và những sự đứt đoạn của các quan hệ
gia đình là một thực tế khách quan trong quá trình đi tìm sự ổn định mới.
III.2. Văn hóa trong gia đình hiện đại:
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình là tác nhân chính quan trọng
trong việc hình thành nhân cách con người. Nhưng vai trò đó hiện nay đã giảm sút
đáng kể mà thay vào đó là vai trò của nhà trường, của các đoàn thể và các tổ chức
xã hội. Đồng thời tôn ti trật tự trong gia đình, quyền uy của cha mẹ và sự phục tùng
của con cái vốn là đặc trưng của quan hệ gia đình cổ truyền lại nhường chỗ cho sự
nuông chiều của cha mẹ đối với con cái. Sự dân chủ và bình đẳng nhiều khi dẫn đến
sự xóa nhòa ranh giới, giới tính trong quan hệ, trong sự phân công lao động vợ
-chồng, làm mất đi khoảng cách cần thiết giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái.
17



Trẻ em không còn ngoan ngoãn, lễ phép, tôn trọng người lớn tuổi như xưa, truyền
thống “kính trên nhường dưới” không còn được coi trọng.
Nhìn chung, trong gia đình hạt nhân xưa và nay hình thành ba quan hệ cơ
bản, cũng là ba phương diện quan hệ ứng xử, ba lĩnh vực bộc lộ đạo lý, phép tắc gia
đình: cha con-anh em-vợ chồng. Xưa nay về mặt đạo đức, luân lý, giao tiếp ứng xử
gia đình, con người coi trọng cách thức thực hiện của từng thành viên nhằm làm
cho gia đình ổn định, hòa thuận, tức tề gia để hòa nhập vào cộng đồng, đất nước.
Một trong những cách làm đạt hiệu quả là tạo ra cho gia đình một trật tự trên dưới
phân minh, không xảy ra tình trạng bình đẳng thái quá- trật tự đó được gọi là gia lễ.
Tuy nhiên trật tự này ở ta nhất là trong thời đại hiện nay, không phải được duy trì
bằng cách áp đặt, pháp trị mà là đức trị, là quan hệ tình cảm, máu mủ. Với người
Việt Nam, mà tình nghĩa nhiều khi đã trở nên rất quan trọng thậm chí lấn át, thì
quan hệ trên dưới, trật tự trước sau, do đó ít phân minh, rạch ròi hơn. Dù sao, đó
vẫn cơ bản là quan hệ cha con, anh em, vợ chồng. Song cái quan hệ đó ánh lên chữ
tình. Ở Việt Nam, người ta không nói quan hệ này, quan hệ khác mà nói: tình cảm
gia đình, tình cha con, tình anh em, tình vợ chồng…Tình – nghĩa với nhau như một
bổn phận, một cách tự nhiên, không hàm ý, không đòi hỏi, không mưu cầu lợi lộc.
Con người Việt Nam, được coi là con người có nhân cách, có đạo đức khi biết coi
trách nhiệm, nghĩa vụ đối với gia đình, gia tộc, cộng đồng…cao hơn sở thích, hạnh
phúc cá nhân, coi cách thức ứng xử, tình, nghĩa, lễ phép trên dưới hơn tình cảm
riêng của bản thân mình. Nói tóm lại một gia đình nề nếp là một gia đình trong đó
mọi người ứng xử với nhau bằng lễ, bằng nghĩa, bằng tình, mọi người làm trọn
chức năng và bổn phận riêng chung của mình sao cho cuộc sống ổn định, trên dưới
thuận hòa, vừa thấu lý, vừa đạt tình, vừa trọn nghĩa.
Hiện nay, gia đình Việt Nam, văn hóa gia đình Việt Nam đang đứng trước
những phát triển mới, những khó khăn và những thách đố mới. Không ít gia đình,
không ít thành viên gia đình trong bối cảnh mới, đang vấp phải nguy cơ khủng
hoảng bị tha hóa, bị đảo lộn giá trị, bị phá vỡ triệt để hoặc nửa vời với nhiều biểu

hiện của lối sống thuần kinh tế, của những chủ nghĩa cá nhân cực đoan, của sự phá
vỡ đạo lý truyền thống, của ly hôn và tệ nạn xã hội ùa vào gia đình tăng cao.Tuy
nhiên, đây là những biểu hiện bề nổi, còn thực tế, chuẩn mực đạo đức gia đình Việt
Nam vẫn giữ được gốc gác, vẫn có sự chi phối mạnh đến sự phát triển gia đình và
đến cả văn hóa gia đình. Bên cạnh sự kế thừa truyền thống, phát triển những giá trị
tích cực của gia đình truyền thống, văn hóa gia đình Việt Nam đang có sự thích
nghi, lựa chọn những xu hướng mới, những sắc thái đa dạng mới, dân tộc và hiện
đại, giá trị truyền thống và gía trị mới trong một thiết chế xã hội vừa lớn lao vừa
nhỏ nhoi, đó là gia đình và văn hoá gia đình.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong khi quan tâm đến
nhiều phương diện đã nhấn mạnh những thành tựu cũng như những mặt yếu kém
của lĩnh vực then chốt của văn hóa là tư tưởng, đạo đức, lối sống. Trong khi đề ra
những nhiệm vụ cụ thể để phát triển văn hóa, trong đó cần “giữ gìn và phát huy
những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các
bậc cha me. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng mối quan hệ khăng khít
giữa gia đình, nhà trường và xã hội”. Từ sự nhấn mạnh này, có thể thấy việc xây
18


dựng con người mới, gia đình văn hóa mới, trong đó có văn hóa cá nhân, văn hóa
gia đình là hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng đến văn hóa xã hội, trật tự kỷ cương
xã hội và tiến bộ xã hội.
Trong bối cảnh mới, gia đình và văn hóa gia đình còn có nhiều biến động
theo những xu thế đa dạng và phúc tạp, những xu hướng truyền thống hóa và hiện
đại hóa…Bản thân các vấn đề liên quan đến gia đình như gia phong, gia giáo, gia
lễ, gia pháp… cũng như nếp sống cá nhân, các mối quan hệ giữa các thành viên gia
đình, giữa các gia đình…cũng còn bộc lộ nhiều điều phong phú đa dạng, nhiều giá
trị cũng như nhiều lệch chuẩn.
Song, dù gì đi nữa, qua những gì bộc lộ trong lý thuyết và thực tiễn, văn hóa

gia đình là một vấn đề đặc biệt hệ trọng, có sự tác động lớn tới kỷ cương, trật tự và
tiến bộ xã hội. Chúng ta đang tiến vào đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên
cần một tác phong công nghiệp hóa, nhanh nhẹn, hoạt bát, được việc…Song gia
đình, văn hoá gia đình và lớn hơn, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa lối
sống…lại không thể bứt lên rạch ròi như vậy mà gia đình và văn hóa gia đình phải
vươn lên từ nền tảng luân lý truyền thống đã ăn sâu trong văn hóa, trong phong tục
tập quán, trong đạo lý gia đình.
Người ta đã bỏ rất xa thời kỳ mà gia đình được hiểu đơn thuần là một thứ
quan hệ huyết tộc. Nói chung, các nhà xã hội học đều thống nhất với nhau một
điểm: gia đình là một thể chế xã hội. Điều đó có nghĩa là mỗi con người ngay từ lúc
sinh ra đã bị đặt vào những quan hệ gia đình nhất định. Nói cách khác, đời sống xã
hội của mỗi con người thường bắt đầu diễn ra trong phạm vi gia đình. Và trong suốt
cuộc sống của mỗi con người, gia đình luôn luôn là một môi trường xã hội tác động
mạnh mẽ đến những định hướng xã hội, những hành vi xã hội của mình.
Ngày nay gia đình hạt nhân (gồm một vợ, một chồng và các con vị thanh
niên). Trong gia đình này, vợ chồng nằm bên trong quan hệ bình đẳng với nhau.
Gia đình hạt nhân vẫn là hình thức gia đình tiến bộ nhất hiện nay và theo ý kiến của
nhiều nhà xã hội học, đó là hình thức gia đình phổ biến nhất trong các xã hội công
nghiệp hiện đại. Gia đình hạt nhân được xây dựng trên tình thân ái, trên quan hệ
tình cảm vững chắc và trên một số tiêu chuẩn ổn định. Người chồng và người vợ
thường cùng làm việc. Đời sống gia đình được tổ chức hợp lý do có sự phân công
đồng đều về các trách nhiệm trong gia đình. Mối quan hệ về tình cảm và sự gắn bó
giữa vợ chồng kết hợp với tính thủy chung và sự công nhận tính độc lập tương đối
của cả hai người…Cha mẹ coi con cái là một giá trị độc lập, đồng thời chính bố mẹ
cũng có quyền hưởng những niềm vui trong cuộc sống. Sự hình thành của gia đình
hạt nhân, như thực tế các nước phát triển cho thấy, đòi hỏi phải có một sự bảo đảm
tối thiểu về vật chất và sự ổn định về địa vị xã hội của vợ chồng.
Ngoài ra, bên cạnh gia đình hạt nhân là hình thức chủ yếu còn xuất hiện một
hình thức gia đình khác gọi là gia đình kết bạn mà đặc trưng của nó là quan hệ trong
đó thường tự do hơn: vợ chồng ít sống cùng nhau hơn, thường không có con cái, ít

chú ý đến kinh tế gia đình, thường phổ biến trong thanh niên.
Tóm lại gia đình hiện đại ngày nay sản sinh ra những con người có tính độc
lập, tự chủ, hòa nhập vào môi trường xã hội nhanh hơn gia đình truyền thống.
Nhưng bên cạnh đó nó cũng có nhiều nhược điểm đó là do ba mẹ bận chạy theo
công việc nên bữa cơm gia đình truyền thống của một số gia đình trẻ hiện nay đã
19


không còn mà đây chính là nơi mọi người trong gia đình có thể trò chuyện quan
tâm đến nhau, hoặc là các bạn trẻ có xu hướng sống thử trước hôn nhân, rồi nhiều tệ
nạn xã hội khác đang thâm nhập vào từng gia đình nếu như chúng ta không biết bảo
vệ và duy trì nền văn hóa gia đình truyền thống kết hợp với hiện đại. Như vậy Nên
hay Không nên duy trì một gia đình theo kiểu truyền thống. Câu hỏi này xem ra khó
lòng thỏa mãn được nhiều người với nhiều quan điểm khác nhau. Không ai phủ
nhận, gia đình truyền thống có nhiều mặt tích cực của nó, góp phần đáng kể vào
việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc, là nơi giúp con trẻ định hình nhân
cách sớm nhất, là nơi quy tụ mọi mối quan hệ dòng tộc gắn bó mọi thành viên trong
gia đình. Nhưng rõ ràng, gia đình truyền thống châu Á đang chịu sự tác động đáng
kể của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự vận động của nền kinh tế thị
trường, do vậy nó có những biến đổi nhất định. Và như vậy, gia đình châu Á, trong
quá trình phát triển sẽ tiến dần đến quỹ đạo của gia đình phương Tây. Điều cần bàn
là làm thế nào để giữ lại và phát huy những giá trị quý báu vốn là thế mạnh của gia
đình truyền thống Việt Nam.

20


Tóm lại, con người mà xã hội Việt Nam hiện nay mong đợi là con người
nào? Phải chăng đó là những con người vừa mang những đặc trưng của văn hóa dân
tộc lại vừa tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa nhân loại; những con người

vừa có đạo đức, trọng nhân nghĩa lại vừa thông minh sáng tạo, có văn hóa cao.
Trong cơ chế thị trường, đó là những con người có khả năng lập thân, lập
nghiệp biết làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội? Nhưng cái mạnh của gia đình
truyền thống là giáo dục đạo đức, lòng nhân nghĩa nhưng cái thiếu của gia đình
truyền thống là đào tạo con người thông minh, sáng tạo. Cái thừa của gia đình
truyền thống là con người chấp hành, tuân thủ, còn cái thiếu của gia đình truyền
thống là con người có sáng kiến riêng. Ngược lại, trong gia đình hiện đại xuất hiện
nhiều hiện tượng xa lạ với truyền thống gia đình Việt Nam như: trẻ em lang thang,
hư hỏng, vi phạm páhp luật; con cháu hỗn láo, thiếu trách nhiệm, bất hiếu với ông
bà, cha mẹ…
Như vậy việc xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay là vừa phải duy
trì, bảo tồn những giá trị gốc, cốt lõi của gia đình Việt Nam truyền thống như tinh
thần trách nhiệm, lòng vị tha, lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ, tình nghĩa anh em,
họ hàng, làng xóm, thủy chung hòa thuận vợ chồng, sống có trật tự kỷ cương…Vừa
phải tăng cường các giá trị hiện đại như: tính năng động, sáng tạo, tinh thần dân chủ
bình đẳng, tôn trọng hiến pháp và pháp luật.
Việc xây dựng gia đình văn hóa mới sẽ phát huy được vai trò tích cực của
mỗi cá nhân trong xã hội, giữ gìn được truyền thống nhân ái, đạo đức, xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nội dung chủ yếu là xây dựng nếp sống
cá nhân, nếp sống gia đình và nếp sống xã hội. Bác Hồ dạy: “hạt nhân của xã hội là
gia đình”. Xây dựng gia đình văn hóa chính là xây dựng con người mới. Con người
vừa là sản phẩm của xã hội, vừa là chủ thể có ý thức của xã hội. Nhưng con người
không thể hình thành một cách tự phát mà phải trải qua quá trình xây dựng, giáo
dục.
Xây dựng gia đình văn hóa mới là một trong những công tác trọng tâm hiện
nay. Nó còn là cuộc vận động cách mạng rộng lớn, toàn diện và triệt để nhằm “làm
cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người,
từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mỗi lĩnh vực
sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp,
trình độ dân trí cao, khoa học phát triển…”

Con người mới là nhân vật trung tâm của thời kỳ mới: “công nghiệp hóa.
hiện đại hóa”. Con người mới là “người chiến sĩ cách mạng rất mực trung thành,
những người xây dựng có tài năng, đồng thời là những người chồng, người con,
người cha, người anh tốt, biết kính yêu cha mẹ, thương mến vợ con một cách nồng
nàn, thắm thiết, biết xây dựng gia đình mình theo những tiêu chuẩn đạo đức mới xã
hội chủ nghĩa”(Lê Duẩn).

21


Xây dựng gia đình văn hóa mới là xây dựng con người Việt Nam mới, giàu
lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, có tình cảm cao đẹp, có đủ tri thức và năng lực làm
chủ bản thân, làm chủ xã hội.
Gia đình văn hóa mà chúng ta đang xây dựng nằm trong bối cảnh kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng gánh
vác những chức năng ấy. Điều đó có nghĩa là tính chất và nội dung không có gì thay
đổi, nếu như không nó còn đòi hỏi cao hơn khi cần phải chống lại những hiện tượng
tiêu cực xã hội (tất cả vì tiền mà chà đạp lên nhân phẩm, đạo đức và lương tâm). Có
làm được như thế, quyền lợi của xã hội, của gia đình và của cá nhân mới được đảm
bảo. Mỗi bước tiến lên trong việc xây dựng gia đình văn hóa mới làm cho xã hội
càng văn minh, hạnh phúc hơn. Muốn xây dựng được gia đình văn hóa mới, trước
hết cha mẹ phải là con người mới, gương mẫu chấp hành đúng đường lối chủ
trương của Nhà nước, tổ chức cuộc sống gia đình có nền nếp đồng thời có mối liên
hệ chặt chẽ với xã hội (nhà trường, khu phố, các đoàn thể…). Gia đình văn hóa mới
sẽ tạo ra những con người mới trong một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

22


1.Thanh Lê, Văn hóa và lối sống, NXB Thanh niên, 2000

2. Thanh Lê, Văn hóa với đời sống xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội-1998
3. Viện văn hóa, chủ biên: PGS Trường Lưu, Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội,1998
4. Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ, Phong tục tập quán các
dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội,1997.
5. Bùi Xuân Mỹ, Lễ tục trong gia đình người Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội,
2001
6. Phan Thuận Thảo, Tục lệ cưới gả, tang ma của người Việt xưa, NXB Thuận Hóa,
Huế,1991
7. Phương Thu, Ca dao tục ngữ Việt Nam, NXB Thanh niên, 2004
8. Lê Ngọc Văn, Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, NXB Giáo dục,
1996.
9. Một số bài báo đăng trên mạng Internet.

NGƯỜI THỰC HIỆN
(Kí tên và ghi rõ họ tên)

Đinh Thị Phương Mai

23


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Trấn Biên
-------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tư do - Hạnh phúc
----------------------------


Biên Hoà, ngày 25 tháng 05 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2011-2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm : GÓP PHẦN TÌM HIỂU
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
Họ và tên tác giả : ĐINH THỊ PHƯƠNG MAI Tổ : Sử - Địa
Lĩnh vực :
Quản lí giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử
Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác --------------------------1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu qủa
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu
qủa cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển
khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu qủa cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu qủa cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triễn
khai áp dụng tại đơn vị có hiệu qủa
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường
lối, chính sách : Tốt
Khá
Đạt
- Đưa các các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực
tiễn, để thực hiện và dễ đi vào cuộc sống :
Tốt
Khá
Đạt

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu qủa hoặc có khả năng áp
dụng đạt hiệu qủa trong phạm vi rộng :
Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Kí tên và ghi rõ họ tên)

24

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Kí tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------Biên Hoà, ngày 25 tháng 05 năm 2012
BÁO CÁO TÓM TẮT THÀNH TÍCH
Đề nghị Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai khen thưởng
- Họ và tên : ĐINH THỊ PHƯƠNG MAI
- Ngày tháng năm sinh : 25/10/1977
- Chức vụ : Giáo viên
- Đơn vị : Trường Trung Học Phổ Thông Trấn Biên
* Thành tích đã đạt được trong năm 2012 :
- Đảm bảo ngày, giờ công, chấp hành tốt phân công chuyên môn,
hoàn thành tốt công tác được giao cũng như các công tác khác
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy đạt hiệu
qủa
- Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đổi mới công tác giảng dạy áp
dụng hiệu qủa tại Trường.

- Bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

Người viết thành tích

ĐINH THỊ PHƯƠNG MAI

25


×