Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
THÍ NGHIỆM HÓA HỌC BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ - NHỮNG VẤN
ĐỀ CẦN QUAN TÂM VÀ THỰC TRẠNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Thực trạng của đề tài:
Qua thực tiễn quản lý, giám sát và theo dõi chuyên môn về bộ môn hóa học bậc
trung học cơ sở, chúng tơi nhận thấy: việc dạy học và biểu diễn thí nghiệm trên lớp
của giáo viên và việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm thực hành tại lớp học đã
đạt những thành quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục
và bổ sung. Sau đây là những mặt đã làm được và chưa làm được:
a. Những mặt làm được:
- Nhìn chung, giáo viên thực hiện giảng dạy trên lớp, bám sát theo đúng
chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện đầy
đủ các bài dạy trên lớp, các bài thí nghiệm thực hành của học sinh. Nhiều giáo viên
có kỹ năng làm thí nghiệm biểu diễn thuần thục, đạt kết quả tốt. Giáo viên biết cách
tổ chức và quán xuyến lớp học, đồng thời chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh và
đã phát huy được tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Học sinh chủ động khám
phá, tìm tịi và lĩnh hội kiến thức một cách khoa học.
- Nhiều trường học có đủ cơ sở vật chất, như: phịng học, phịng thí nghiệm,
phịng học bộ mơn, có đủ hóa chất, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Hàng
năm, học sinh bậc trung học cơ sở tham dự các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
về thí nghiệm thực hành, về olempic về toán học, anh văn đạt được nhiều giải cao.
- Đội ngũ giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn. Có
kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh về kỹ năng làm thí nghiệm một cách có
hiệu quả, đảm bảo cho các thí nghiệm của giáo viên và các em học sinh được thành
cơng, qua đó đã tạo cho các em tin tưởng vào khoa học, hứng thú hơn trong quá trình
học tập, kỹ năng làm thí nghiệm thực hành của học sinh qua từng bài thực hành, từng
học kỳ, từng năm ngày càng hồn thiện, học sinh ngày càng ham thích hơn trong việc
thực hành thí nghiệm, nhất là chất lượng mơn học qua từng năm được nâng lên rõ rệt.
- Mở các lớp tập huấn về chuyên môn; làm đồ dùng thí nghiệm; tổ chức Hội thi
giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và tham gia các kỳ hội thi giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, thị xã, thành phố, Tuyển
chọn học sinh tham dự các kỳ thi tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia…
1
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
Có được những thành quả nói trên là nhờ sự nổ lực của các cấp quản lý giáo
dục và sự cố gắng vươn lên của các thầy, cô giáo trong giảng dạy và sự say mê học
tập không biết mệt mỏi của các em học sinh thân yêu.
b. Những mặt chưa làm được:
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế
nhất định. Nội dung chúng tôi cần chú trọng nghiên cứu sau đây là những mặt chưa
làm được thuộc về lĩnh vực thí nghiệm Hóa học bậc trung học cơ sở:
- Các trường ở các vùng miền khác nhau trong phạm vi toàn tỉnh thực hiện các
thí nghiệm hóa học biểu diễn và thí nghiệm thực hành cho học sinh chưa đồng đều.
- Cơ sở vật chất, phịng thí nghiệm, phịng học bộ mơn cịn thiếu. Dụng cụ, hóa
chất, thiết bị thí nghiệm ở một số trường cịn thiếu hoặc chưa có. Nhiều thí nghiệm
biểu diễn giáo viên và thí nghiêm thực hành của học sinh chưa thực hiện đầy đủ.
- Vẫn còn một số ít giáo viên chưa năng động, chưa tích cực trong chun mơn,
chưa say sưa về thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm thực hành. Có mấy ngun nhân và
lý do sau đây:
+ Một số trường vẫn còn thiếu phòng thí nghiệm về thí nghiệm thực hành hóa
học. Các buổi thí nghiệm thực hành phải làm trên phịng học (lớp học lý thuyết);
+ Hóa chất, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm ở trong phịng thí nghiệm cịn thiếu
nhiều, chưa gây hứng thú cho người dạy và người học;
+ Để chuẩn bị cho một tiết thực hành thí nghiệm hóa học cần phải mất nhiều
thời gian, có thể mất cả ngày hoặc hơn thế nữa, do hóa chất thiếu, dung cụ thiếu hoặc
hư hỏng, lắp ráp thiết bị không đồng bộ, thí nghiệm khơng thành; nước thiếu; hóa
chất, dụng cụ trong phịng thí nghiệm sắp xếp lộn xộn, khơng khoa học, phải mất
nhiều thời gian tìm kiếm. Hóa chất khơng sạch, có thể thí nghiệm khơng thành cơng
… nên giáo viên cũng ngại làm thí nghiệm hoặc có làm nhưng chưa đầy đủ theo quy
định chương trình.
+ Nhiều trường thiếu phụ tá thí nghiệm. Hiện nay, một số giáo viên vừa làm
công tác giảng dạy vừa kiêm nhiệm công tác coi kho. Giáo viên nào có tiết thực hành
thí nghiệm hoặc có tiết dạy trên lớp thì tự bản thân giáo viên đó lên phịng thí nghiệm
chuẩn bị hóa chất, dụng cụ. Việc chuẩn bị cho một tiết thực hành cho một lớp có từ
30 – 45 học sinh đâu phải tốn ít thời gian (như đã trình bày ở trên).
+ Hầu hết các phịng thí nghiệm trong các trường học khơng có tủ thuốc sơ cấp
cứu khi có tai nạn xảy ra, như: Cháy, nổ, bị bỏng hóa chất, bị ngộ độc hóa chất …
+ Mặt khác, tiếp xúc nhiều với hóa chất, có những hóa chất rất độc hại, như: Cl 2,
Br2, H2S, xianua, thủy ngân … lâu dài sẽ ảnh hưởng đến xấu sức khỏe mà khơng có
chế độ ưu đãi bồi dưỡng sức, cho nên nhiều giáo viên ngại làm thí nghhiệm.
2
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
+ Một số ít giáo viên cịn thiếu kỹ năng (có thể nói là vụng về) làm thí nghiệm
hoặc làm thí nghiệm rất yếu, cũng khơng dám đưa thí nghiệm (trong chương trình)
lên biểu diễn trước học sinh. Đó là chưa nói đến các thí nghiệm khó, giáo viên lại rất
ngại làm.
+ Một số trường học có nguồn kinh phí hạn hẹp, nên thiếu hóa chất phục vụ thí
nghiệm cho học sinh.
+ Khơng ít giáo viên và phụ tá thí nghiệm hóa học còn thiếu kỹ năng chế tạo
dụng cụ hư hỏng, tìm kiếm hóa chất thay thế khi có thể chỉ cần cố gắng, nhiệt tình
thêm một chút là có thể làm được thí nghiệm biểu diễn cho học sinh quan sát hoặc tổ
chức cho học sinh làm thí nghiệm thực hành trên lớp.
+ Một nguyên nhân nữa cũng phải nói ra ở đây là, một số khơng ít lãnh đạo nhà
trường còn quá dễ dãi trong việc quản lý giờ giấc giảng dạy thực hành của giáo viên,
chưa giám sát, theo dõi chặt chẽ các giờ dạy có thí nghiệm biểu diễn (chưa có kế
hoạch, chưa có thời gian biểu theo dõi giờ giấc thực hiện các tiết thực hành, biểu diễn
thí nghiệm).
Trong số các nguyên nhân và lý do nói trên, có thể nói nguyên nhân nào và lý
do nào là nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các tiết dạy hiện
nay?
Có thể nói nguyên nhân chính là ý thức, trách nhiệm và thái độ phục của con
người (kể cả giáo viên và cán bộ quản lý cấp cơ sở). Ngồi ra cịn có nhiều nguyên
nhân khác nữa. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tơi khơng có tham vọng nghiên
cứu nhiều mà chỉ đi sâu vào nghiên cứu về chun mơn, đó là thí nghiệm hóa học ở
bậc trung học cơ sở.
1.2. Hướng nghiên cứu:
Nhằm giải quyết những vấn đề đã nêu ra, hướng nghiên cứu của chúng tôi cần
tập trung chú ý là công tác chuyên môn: phục cho việc dạy và học; Thí nghiệm an
tồn thành cơng. Cụ thể là, tập trung vào mấy vấn đề sau:
- Trình bày kinh nghiệm để thực hiện một số thí nghiệm hóa học khó thuộc bậc học
trung học cơ sở.
- Kỹ thuật gia công làm một số dụng cụ trong đơn giản bằng thủy tinh có trong
phịng thí nghiệm.
- Những thao tác cơ bản trong phịng thí nghiệm.
- An tồn trong phịng thí nghiệm.
- Tủ thuốc hóa chất sơ cấp cứu trong phịng thí nghiệm.
Đề tài này khơng ngồi mục đích nhìn nhận thực tế một cách khách quan, khoa học
nhằm đề ra giải pháp thiết thực, để tháo gỡ một phần nào những khó khăn trước mắt và
3
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
định hướng lâu trong lĩnh vực quản lý, giám sát về chuyên môn, để đưa sự nghiệp giáo
dục tỉnh nhà đi đúng hướng, đạt được hiệu quả thiết thực theo đường lối, chủ trương của
Đảng và Nhà nước. Dưới đây là cơ sở lý luận và nội dung của đề tài.
II.
2.1.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Hóa học là bộ mơn khoa học thực nghiệm [2]. Thí nghiệm hóa học đóng vai trị
quan trọng trong q trình hoạt động dạy học hóa học, có thể nói thí nghiệm hóa học
ở trường THCS là công việc không thể thiếu trong dạy học mơn hóa học. Bởi vì
thơng qua các thí nghiệm hóa học để phát triển nhận thức của học sinh. Theo Lê Nin:
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn,
đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí và nhận thức hiện thực khách
quan” . Bởi mấy lý do sau:
- Thí nghiệm hóa học là nguồn gốc, xuất xứ của kiến thức, qua quan sát thí
nghiệm, học sinh thấy được hiện tượng, từ đó có nhận xét và rút ra kết luận về vấn đề
đang nghiên cứu, tức là từ thực tiễn đi đến tư duy lơgic, có cơ sở khoa học.
- Qua thí nghiệm tạo cho học sinh hứng thú học tập, nâng cao lòng yêu khoa học,
phát huy được khả năng sáng tạo, tính tị mị ham học hỏi.
- Thí nghiệm hóa học giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật, giải
thích được bản chất của các q trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời
sống của con người.
- Thí nghiệm hóa học cịn giúp học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức
đã học được trong nhà trường, trong phịng thí nghiệm vào các lĩnh vực hoạt động
của con người.
- Thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy
vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp học sinh hình thành
những đức tính tốt của con người mới: làm việc khoa học, thận trọng, ngăn nắp, gọn
gàng. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh về kỹ năng thực hành trong môn hóa là việc
làm rất cần thiết và hữu ích.
Thơng qua thí nghiệm tự làm mà học sinh có thể hình thành các khái niệm, nhận
thức được những tính chất hóa học mới của chất. Ôn tập, củng cố, kiểm tra kiến thức
đã học về bộ mơn hóa học cũng thơng qua thí nghiệm thực hành. Rèn luyện kỹ năng
thực hành hóa học và áp dụng vào thực tế cuộc sống một cách có khoa học.
Trong thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
đã được quan tâm ở tất cả các bộ môn, trong đó có mơn hóa học, thí nghiệm thực
hành hóa học đã được tăng cường nhiều hơn. Qua thí nghiệm, từ những hiện tượng
quan sát được mà học sinh suy ra được tính chất của chất, hiểu được bản chất của hóa
học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác, mặt khác thơng qua thí nghiệm hóa
4
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
học, từ những hiện tượng quan sát được, học sinh tin tưởng vào khoa học, hứng thú
hơn trong quá trình học tập.
Tuy nhiên trong thực tế, trong q trình làm thí nghiệm, do mới tiếp xúc với
mơn hóa học, học sinh cịn nhiều bỡ ngỡ, trong q trình làm thí nghiệm, nhiều thí
nghiệm học sinh làm khơng đúng quy trình, các thao tác thí nghiệm cịn vụng về, có
nhiều trường hợp học sinh làm đổ vỡ dụng cụ thí nghiệm, hóa chất gây nguy hiểm,
làm cho học sinh mất tự tin. Hơn thế nữa, việc thực hiện thí nghiệm khơng đúng quy
trình cịn có thể dẫn tới kết quả thí nghiệm sai so với sách giáo khoa, làm cho các em
không tin tưởng vào khoa học.
2.2.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Dưới đây là những nội dung chủ yếu và cách thức tiến hành của đề tài, bao gồm:
- Trình bày kinh nghiệm làm một số thí nghiệm hóa học khó thuộc bậc học
trung học cơ sở đảm bảo thành công.
- Kỹ thuật gia công làm một số dụng cụ trong đơn giản bằng thủy tinh có trong
phịng thí nghiệm.
- Những thao tác cơ bản trong phịng thí nghiệm.
- Thực hiện an tồn trong phịng thí nghiệm.
- Xây dựng tủ thuốc hóa chất sơ cấp cứu trong phịng thí nghiệm.
2.3. Một số thí nghiệm hóa học khó thuộc bậc học trung học cở sở
Các thí nghiệm hóa học được trình bày dưới đây là những thí nghiệm khó làm,
chúng tơi chỉ đưa ra những hóa chất thường dùng và trình bày một số kỹ năng cần
thiết để thí nghiệm đảm bảo an tồn, thành cơng hoặc tìm kiếm hóa chất thay thế (nếu
cần). Về liều lượng cần lấy để làm thí nghiệm thì thực hiện theo hướng dẫn của sách
giáo khoa thực hành.
Thí nghiện 1: Điều chế khí hiđro và thử độ tinh khiết của khí hiđro trước
khi thực hiện phản ứng đốt cháy.
1. Điều chế khí hiđro
Dụng cụ:
Hóa chất
1. Bình cầu có nhánh hoặc ống nghiệm 1. Dung dịch axit HCl
có nhánh
2. Zn hạt
2. Ống dẫn khí các loại
3. Diêm hoặc bật lửa (quẹt ga)
3. Ống nghiệm
4. Chậu thủy tinh
5. Phễu quả lê
6. Ống dẫn khí vút nhọn (để đốt cháy H2)
7. Cốc thủy tinh
8. Nút cao su có lỗ
5
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
9. Đóm
10. Đế sứ
11. Kẹp gỗ
Các cách lắp ráp dụng cụ và tiến hành thí nghiệm điều chế H2
Hình 1a: Điều chế và thu khí hiđro
6
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
Hình 1b: Đốt cháy trực tiếp khí hiđro từ bình điều chế (khi H2 đã tinh khiết)
Hình 1c: Điều chế và thu khí hiđro bằng thí nghiệm đơn giản
2. Thử độ tinh khiết của khí hiđro:
Thử độ tinh khiết hiđro bằng cách lấy khí hidro từ bình điều chế khí, đem đốt
H2 ở trong ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn. Đốt thử cho đến khi nào nghe tiếng nổ
nhẹ như tiếng gió rít nhẹ bên tai là được (tiếng nổ khơng làm tắt ngọn lửa, lúc này
hiđro thu được đã thực sự tinh khiết). Khi hiđro đã tinh khiết thì mới cho phép đốt
hiđro từ ống dẫn khí của bình điều chế khí như hình 1c. Đốt hiđro tinh khiết đảm bảo
an toàn tuyệt đối. Nếu hiđro đem vào đốt thử vẫn cịn nghe tiếng nổ lớn như tiếng
pháo thì hiđro đó chưa tinh khiết, tuyệt đối khơng được đốt (rất nguy hiểm) vì:
→ H2O + Q (tỏa nhiệt)
2H2 + O2
Chú ý: Đúng tỉ lệ thể tích VH 2 / V O 2 = ½ sẽ nổ tức khắc khi có ngọn lửa.
Dưới đây là một số hình vẽ thử độ tinh khiết của hiđro:
(I)
(II)
H2
(III)
Bịt kín
Đưa nhanh
vào ngọn lửa
(IV)
7
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
Mở nhanh
ngón tay cái
Hình 2: Thử độ tinh khiết của khí hiđro
Nếu H2 mới sinh ra lẫn với O2 trong khoảng trống của khơng khí, đúng tỉ lệ nói
trên sẽ gây ra phản ứng nổ, làm vỡ bình phản ứng, rất nguy hiểm. Như ta biết, trong
khơng khí có chứa O2. Khoảng trống trong bình điều chế càng nhiều thì thể tích O 2
càng lớn. Mặt khác, khí O2 lại nặng hơn khí H2 gấp 32 lần, nên khí O2 thốt ra khỏi
bình phản ứng chậm hơn so với khí H 2. Do vậy, muốn đuổi hết khí O2 ra khỏi bình
phản ứng, thường thường người ta phải cho nhiều Zn vào bình phản ứng, thì lượng H 2
sinh ra nhiều, nó sẽ lơi kéo O2 ra khỏi bình phản ứng. Sau khi hết khí O2 mới được đốt
khí H2. Do vậy, trước khi đốt H2 bao giờ người ta cũng phải thử xem khí hiđro đã
tinh khiết hay chưa? Nếu hiđro đã tinh khiết thì việc đốt nó sẽ an tồn tuyệt đối,
không gây nổ. Khi thử , nghe tiếng nổ lớn, tiếng nổ làm tắt ngọn lửa thì H 2 chưa tinh
khiết.
Trong thực tế đã xảy ra nhiều vụ nổ do thiếu hiểu biết và khơng có kỹ năng
làm thí nghiệm khi đốt các chất khí, như: H2, C2H2, C2H4, H2S …. Đã có cả những vụ
nổ xảy ra trong những kỳ Hội thi GVDG cấp tỉnh.
Kinh nghiệm cho thấy: Để đốt cháy H2 một cách an toàn, người ta để khoảng
trống trong bình điều chế khí hiđro rất ít (có nghĩa là, ta phải cho lượng dung dịch
axit nhiều lên sao cho thể tích dung dịch axit chiếm gần đến lỗ thốt khí hiđro của
bình điều chế khí.
3. Đốt cháy khí hiđro:
Đốt cháy hiđro tạo thành hơi nước, hơi nước gặp lạnh đọng thành giọt bám vào
thành cốc thủy tinh làm cho thành cốc bị ướt.
Ống dẫn khí H2 trực tiếp từ
bình điều chế bình điều chế
Cốc thủy tinh
Hình 3: Hiđro cháy tạo ra hơi nước [3]
Chú ý: Muốn tạo thành giọt nước bám trên thành cốc thủy tinh ta phải đốt H 2
cho thật nhanh. Nếu đốt lâu quá, thành cốc thủy tinh bị nóng lên, nước ở thể hơi
8
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
(nước khơng thể chuyển về thể lỏng được. Nước ở thể hơi chỉ chuyển về thể lỏng khi
gặp thành cốc thủy tinh nguội lạnh).
Thí nghiện 2: Hiđro tác dụng với đồng (II) oxit
Dụng cụ:
Hóa chất
1. Ống nghiệm
1. Dung dịch axit HCl
2. Đèn cồn
2. Zn
3. Ống thủy tinh cong
3. Diêm hoặc bật lửa (quẹt ga)
4. Ống dẫn khí hiđro
4. Dung dịch Ca(OH)2
5. Ống nghiệm
6. Cốc thủy tinh 100 ml
7. Giá đỡ
Cách lắp ráp dụng cụ, thiết bị thực hiện phản ứng khử CuO bằng khí H2:
H2
(H2 +CuO)
dd Ca(OH)2
Hình 4: Khử đồng (II) oxit bằng khí hiđro
Chú ý: Nếu CuO ở dạng bột mịn, ngun chất thì thí nghiệm này rất dễ thành
cơng. Nếu CuO ở dạng rắn hoặc khơng tinh khiết thì thí nghiệm khó thành cơng. Để
thí nghiệm thành cơng, ta phải tìm kiếm và điều chế CuO ngun chất.
Tìm kiếm hóa chất thay thế:
Cách 1: Trước hết điều chế bột Cu kim loại bằng cách cho thanh kẽm hoặc
thanh sắt ngâm vào dung dịch CuSO4 đậm đặc một thời gian. Bột Cu tách ra, rửa
9
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
sạch, đem sấy khơ, rồi nung nhẹ ngồi khơng khí, ta thu được CuO có màu đen. Đem
bảo quản CuO trong lọ thủy tinh đậy kín để sau này thực hiện.
Cách 2: Điều chế bột Cu kim loại bằng cách điện phân dung dịch CuSO 4 đậm
đặc bằng cách dùng pin con ó 1,5V với điện cực âm là than chì (lấy lõi pin con ó đã
hỏng làm điện cực), cực dương là thanh đồng nguyên chất. Sau một thời gian ngắn
bột Cu tách ra. Thu lấy bột Cu và tiếp tục làm như hướng dẫn ở cách 1.
Cách 3: Cho dung dịch CuSO4 đậm đặc hòa tan vào dung dịch NH 3, thu được
dung dịch thứ nhất (I). Hòa tan glucozơ vào nước, thu được dung dịch thứ 2 (II).
Trộn dung dịch (I) vào dung dịch (II) và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Sau một
thời gian thu được bột Cu2O có màu đỏ gạch. Đem Cu2O rửa sạch, phơi khơ ngồi
khơng khí hoặc sấy trên ngọn lửa sau một thời gian ngắn, ta thu được CuO màu đen.
Đem bảo quản CuO như ở cách 1.
Thí nghiện 3: Natri tác dụng với nước [3]
Dụng cụ:
Hóa chất
1. Ống nghiệm
1. Nước
2. Cốc thủy tinh 100 ml
2. Na
3. Phễu thủy tinh
4. Kéo cắt hoặc dao
5. Kẹp sắt.
7. Giấy lọc
8. Ống dẫn khí hiđro có ống thủy tinh vút
nhọn (đốt cháy H2)
Lắp ráp dụng cụ thực hiện phản ứng giữa Na với nước và đốt cháy hiđro:
Hình5a: Natri tác dụng với nước
Hình5b: Natri tác dụng với nước và H2 cháy
Cắt một mẫu natri kim loại nhỏ bằng hạt đậu tằm (bằng đầu que diêm), lấy
giấy lọc tẩm khô hết dầu hỏa và thả vào cốc nước, sau đó đậy nhanh phểu thủy tinh ở
trên. Quan sát hiện tượng.
10
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
Chú ý: Để tránh phản ứng nổ xảy ra, người ta đổ nước gần đầy cốc nước và cắt
mẫu Na theo như hướng dẫn. Mặt khác, natri rất hoạt động hóa học, phản ứng mạnh
với nước tỏa nhiều nhiệt, chỉ cần cắt một lượng natri lớn hơn hướng dẫn một chút sẽ
gây phản ứng nổ. Giải thích như sau: Lượng nhiệt sinh ra lớn, dễ kích hoạt cho natri
phản ứng với oxi (oxi có trong khoảng trống khơng khí), nhiệt sinh ra càng nhiều
thêm, nhiệt này lại kích hoạt cho phản ứng nổ giữa hiđro và oxi. Người có kỹ năng,
khéo làm thí nghiệm này, người ta có thể đốt cháy H 2 thốt ra theo như hình vẽ. Đề
có thể đốt H2 , người ta dùng một ống vút nhọn có lỗ nhỏ gắn trên cuống phểu thủy
tinh (với điều kiện hiđro đã tinh khiết. Chú ý: phản ứng này rất khó thực hiện).
Thí nghiện 4: Cacbon tác dụng với đồng (II) oxit
Dụng cụ:
Hóa chất
1. Ống nghiệm
1. Dung dịch axit HCl
2. Đèn cồn
2. Zn
3. Ống thủy tinh cong
3. Diêm hoặc bật lửa (quẹt ga)
4. Bột C (than gỗ xoan)
4. Dung dịch Ca(OH)2
5. Ống nghiệm
6. Cốc thủy tinh 100 ml
7. Giá đỡ
Lắp ráp dụng cụ thí nghiệm khử CuO bằng C hoạt tính:
(CuO + C)
dd Ca(OH)2
Hình 6: Khử đồng (II) oxit bằng cacbon [1]
Chú ý: Phản ứng khử CuO bằng C rất dễ thành công. Nếu phản ứng không xảy
ra là do CuO khơng ngun chất hoặc than có hàm lượng C thấp hoặc than đem tán
chưa được nhỏ. Cách tìm hóa chất thay thế CuO như ta đã làm theo chú ý có trong
phản ứng của thí nghiệm 2. Kinh nghiệm giảng dạy cho thấy, dùng than xoan (than
của cây xoan) thực hiện phản ứng trên rất dễ thành công. Khi thực hiện phản ứng
xong, ta phải lấy ống dẫn khí ra trước, lấy đèn cồn ra sau để tránh vỡ bình phản ứng.
Thí nghiện 5: Điều chế oxi. Đốt cháy lưu huỳnh, photpho, sắt trong oxi.
Dụng cụ:
Hóa chất
11
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
1. Ống nghiệm
1. KClO3 hoặc KMnO4
2. Đèn cồn
2. MnO2
3. Ống thủy tinh cong
3. Đèn cồn
4. Ống dẫn khí oxi
4. S
5. Ống nghiệm hoặc lọ chứa khí: 2
5. P đỏ
6. Giá đỡ
6. Diêm (quẹt ga)
7. Nút cao su có lỗ
7. Nước
8. Chậu thủy tinh
9. Bông
10. Muỗng thủy tinh: 2
Nguyên tắc điều chế oxi trong phịng thí nghiệm là nhiệt phân những hóa chất
giàu oxi, không bền đối với nhiệt. Các chất thường dùng là KMnO 4, KClO3, hỗn hợp
(K2Cr2O7 + H2SO4 đặc) …
1. Điều chế và thu khí Oxi:
Lắp ráp dụng cụ điều chế O2 và thu khí O2:
KMnO4
O2
Hình 7a: Điều chế oxi và thu khí oxi [1;3]
KMnO4
12
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
Hình 7b: Điều chế và thu khí oxi [1]
2. Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi
Giấy caton
Giấy caton
S
O2
S+
O2
Hình 7c: Lưu huỳnh cháy trong oxi
Lưu huỳnh cháy mạnh trong oxi cho ngọn lửa sáng xanh tạo ra khí SO2 có mùi
→ SO2 . Để tránh độc hại và làm ô nhiễm môi trường, ở dưới
hắc và độc: S + O2
đáy lọ thu khí, người ta cho một ít dung dịch NaOH để giữ khí SO2 trong bình. Dùng
nắp caton đậy nắp lọ để khí SO2 khơng phát tán ra ngồi, ảnh hưởng đến sức khỏe
→ Na2SO3
SO2 + NaOH
3. Đốt phot pho trong oxi
Giấy caton
Giấy caton
P
O2
P+
O2
Khói trắng
Hình 7d: Phot pho cháy trong oxi
Phot pho cháy mạnh trong oxi cho ngọn lửa sáng trắng, chói mắt, tạo ra khói
trắng là những hạt tinh thể P2O5. Dùng bìa caton để đậy nắp lọ nhằm mục đích khơng
13
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
cho P2O5 làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cho vào đáy lọ đựng khí một ít nước để
giữ bụi P2O5 lại
→ 2H3PO4
P2O5 + 3H2O
4. Đốt sắt trong oxi
Giấy caton
Giấy caton
Fe
C
O2
Hình 7d: Sắt cháy trong oxi
Hình 7f: Sắt cháy trong oxi
Sắt phản ứng mạnh với O2 bắn ra những tia sáng, đó là những hạt tinh thể Fe3O4
nóng chảy. Dùng bìa caton che chắn để khỏi bị bỏng tay, để khỏi văng vào mắt.
Thí nghiện 6: Điều chế Clo. Sắt, đồng, natri tác dụng với clo.
Dụng cụ:
Hóa chất
1. Bình cầu có nhánh hoặc ống nghiệm 1. MnO2
có nhánh
2. Dung dịch HCl đặc
2. Ống dẫn khí các loại
3. Bình rửa khí
3. Ống nghiệm
4. Dung dịch H2SO4 đặc
4. Chậu thủy tinh
5. Diêm (quẹt ga)
5. Phễu quả lê
6. Đèn cồn
7. Cốc thủy tinh
8. Nút cao su có lỗ
14
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
Lắp ráp dụng cụ điều chế khí clo:
dd HCl
(H2SO4 đặc +Cl2)
(Cl2 khơ)
Hình 8: Điều chế khí clo trong phịng thí nghiệm [4]
Chú ý: Khí Cl2 rất độc. Để tránh độc hại, các thiết bị, dụng cụ phải lắp ráp thật
kín, khơng cho khí thốt ra. Ở bình thu khí cuối cùng, người ta dùng bông tẩm dung
dịch NaOH để hạn chế bớt khí Cl2 thốt ra ngồi làm ơ nhiễm mơi trường
2NaOH + Cl2
→ NaCl + NaClO + H2O
Thí nghiện 7: Sắt tác dụng với lưu huỳnh
Dụng cụ:
Hóa chất
1. Bát sứ
1. Bột S
2. Ống nghiệm
2. Bột Fe
3. Đũa sắt hoặc đũa thủy tinh
4. Đèn cồn
5. Giá
Đũa bằng đồng KL
Bông
(Fe+S)
(Fe+S)
15
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
Hình 9a: Sắt tác dụng vớo lưu huỳnh
trong bát sứ
Hình 9b: Sắt tác dụng lưu huỳnh
trong ống nghiệm [2]
Chú ý: Thí nghiệm này rất dễ thành công, nếu Fe bột tinh khiết. Để cho phản
ứng xảy ra nhanh không mất thời gian, ta dùng đũa bằng đồng kim loại nung nóng
trên ngọn lửa đèn cồn (vì Cu dẫn nhiệt tốt). Ngồi ra, người cũng có thể dùng đũa
thủy tinh dày, to để cung cấp cho phản ứng, phản ứng cũng thành công nhưng hơi
mất nhiều thời gian hơn so với việc dùng đũa bằng đồng.
Thí nghiện 8: Metan tác dụng với Clo
Dụng cụ:
Hóa chất
1. Đèn cồn
1. Bình chứa khí Cl2
2. Ống nghiệm chịu nhiệt
2. CH3COONa
3. Ống dẫn khí
3. CaO bột
4. Túi ni lon và dây thun
4. NaOH rắn
5. Nút cao su có lỗ
5. Diêm (quẹt ga)
6. Kẹp mo
(I)
Cl2
CH4
(I)
(III)
ánh sáng
Thu khí
Hỗn hợp (CH4 + Cl2)
(IV)
Nước
Chiếu sáng
Quỳ tím hóa đỏ
Phản ứng thế của metan với clo xảy ra chậm đòi hỏi một khoảng thời gian nhất
định. Thí nghiệm này chỉ thực hiện trong tiết thực hành thí nghiêm. Đối vớt tiết dạy
trên lớp khơng nên biểu diễn thí nghiệm này vì dễ cháy giáo án.
2.4. Kỹ thuật gia công làm một số dụng cụ đơn giản bằng thủy tinh có
trong phịng thí nghiệm [1]
Thủy tinh là một chất rắn vơ định hình ở nhiệt độ thường, trong suốt, giòn dễ
vỡ, dẻo khi nhiệt độ tăng lên; hóa lỏng ở nhiệt độ cao. Do vậy thủy tinh rất dễ uốn và
tạo hình theo ý muốn. Thủy tinh rất dễ vỡ hoặc bẽ gẫy khi nóng lạnh đột ngột.
1. Cắt ống thủy tinh:
16
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
Loại ống thủy tinh có đường kinh nhỏ hơn 10 mm: Dùng dũa 3 cạnh cắt ngang
ống thủy tinh loại có đường kính nhỏ hơn 10 mm một vết nhỏ. Sau đó dùng nước
lạnh bôi vào vết cắt, dùng hai tay nắm hai bên vết cắt, ngón tay cái đặt ở phía đối
diện ngay chỗ vết cắt, bẽ nhẹ và kéo về hai phía ta được hai đoạn ống thủy tinh. Chỗ
mới cắt rất sắc, để hết vết sắc của thủy tinh ta hơ nhẹ chỗ vừa cắt trên ngọn lửa đèn
cồn, ta được ống thủy tinh có đầu tù, khơng cịn vết sắc nữa.
Loại ống thủy tinh có đường kinh lớn hơn 10 mm đến 30 mm: Cắt một vết cắt
bằng dũa 3 cạnh dài khoảng 2 – 3 mm, xong rồi thì bơi nước lạnh vào. Sau đó đặt
một mũi thủy tinh nóng đỏ hoặc mũi sắt nung nóng vào gần vết cắt, ống thủy tinh sẽ
tự nứt thành hai đoạn.
Loại ống thủy tinh có đường kinh lớn hoặc chai lọ: Chọn một đoạn dây đồng
có đường kính khoảng 4 – 5 mm. Uống cong đoạn dây đồng thành một vịng cung
bằng ½ chu vi của chai hoặc ống thủy tinh định cắt. Để cắt chính xác chỗ cần cắt của
chai lọ hoặc ống thủy tinh ta dùng một sợi dây vải (coton) cột chặt vào chỗ cần cắt để
định hình, sau đỏ nung đoạn dây đồng nói trên, đặt vào chỗ cắt, xoay chai chậm và
đều, nhiều lần trên vịng dây đó rồi nhúng chai hoặc thủy tinh vào nước lạnh, chai sẽ
nứt ra theo vết cắt. Ngoài ra, người ta có thể dùng dây điện trở để cắt chai lọ thủy tinh
theo ý muốn.
2. Uốn ống thủy tinh:
Kỹ thuật đốt nóng:
Ngọn lửa nóng nhất là chỗ tiếp xúc (giao tiếp)
của ngọn lửa xanh và vàng của ngọn đèn cồn.
Cầm ống thủy tinh bằng hai tay, đặt ngữa lòng bàn
tay và tì hai cùi tay cố định trên bàn, giữ cho trục
ống thăng bằng và xoay ống thủy tinh thật đều và
không làm cho bị cong hoặc bị gập gãy khi bị nóng.
Khi đưa ra ngồi ngọn lửa vẫn tiếp tục xoay đều
để thanh thủy tinh không bị gấp khúc.
Hình : Đốt nóng ống thủy tinh[1]
Kỹ thuật vút nhọn ống thủy tinh:
Đốt chỗ cần vút nhọn ống thủy tinh như kỹ thuật đốt nóng (nói trên) cho tới khi
thủy tinh mềm ra. Trong khi đốt nóng phải xoay đềy bằng cả hai tay. Khi phần giữa
đã mềm ta đưa ống thủy tinh ra khỏi ngọn lửa và tiếp tục xoay đều và từ từ kéo ra
bằng cả hai tay. Tiếp tục lại làm mềm thủy tinh và lại đưa ra ngoài kéo từ từ cho đến
khi nào đạt đến độ nhọn như mong muốn thì thơi. Để nguội bẻ nhẹ, được ống thủy
tinh vút nhọn. Lúc này đầu ống vút nhọn rất sắc bén. Hơ nhẹ đầu vút nhọn trên ngọn
lửa, đầu vút nhọn sẽ bị tù lại rất đẹp khơng cịn sắc bén nữa.
17
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
Kỹ thuật uống cong ống thủy tinh:
Khi uốn cong ống thủy tinh cần hơ nóng một
đoạn dài bằng chiều dài cùa cung cần uốn cong, vừa
đốt nóng vừa xoay đều. Sau đó tập trung nhiệt vào
một chỗ cần uốn cong. Khi thủy tinh nóng đỏ, mềm
ra thì dùng hai tay uốn thật nhẹ nhàng để ống khỏi
bị dẹt nhỏ lại chỗ uốn cong. Khi ống đã cong thì hơ
nóng nhẹ phần bên ngồi (phía cong). Khơng hơ
nóng phía bên trong, tránh bị gấp nếp.
Hình: uốn cong ống thủy [1]
Kỹ thuật làm rộng miệng ống thủy tinh:
Làm loe rộng ống thủy tinh bằng cách vừa đốt nóng vừa xoay đều một đầu ống
cho đến khi thủy tinh mềm ra, dùng thỏi than (lõi pin 1,5V) vút nhọn, ấn nhẹ tay từ
ngoài vào trong, vừa ấn vừa xoay nhẹ ống thủy tinh trên ngọn lửa đèn cồn.
3. Đục thủng lỗ trên ống thủy tinh hoặc ở đáy ống nghiệm:
Nút chặt đầu ống nghiệm bằng nút cao su. Hơ nóng đỏ chỗ cần đục thủng rồi
dùng một ống thủy ting có đầu vút nhọn để thổi ngọn lửa đèn cồn thành vệt để tập
trung nhiệt vào chỗ cần đục thủng. Khi thủy tinh mềm ra, khí bên trong ống nhiệm
nóng lên sẽ làm cho ống thủy tinh bị thủng. Muốn làm cho lỗ thủng lớn hơn, ta dùng
que sắt khoan cho rộng ra, vừa đốt nóng, vừa khoan rộng.
4. Nối ống thủy tinh:
Thủy tinh nóng chảy có thể dính kết với nhau thành một thể thống nhất bền
chặt. Do vậy, người ta có thể nối các đoạn thủy tinh lại với nhau. Chẳng hạn, nối một
đoạn ống thủy tinh hình chữ T. Trước hết đục thủng một đoạn ống thủy tinh bằng
cách nút kín 2 đầu ống thủy tinh, đốt nóng chỗ cần đục thủng trên ngọn lửa đèn cồn,
khi tủy tinh mềm ra, không khí bên trong giản nở sẽ tạo ra lỗ thủng, dùng thanh sắt
tạo một lỗ thủng bằng đường kính của ống thủy tinh cần nối. Sau đó đốt nóng đoạn
thùy tinh (đã nút kín một đầu) và chỗ lỗ thủng của thanh thủy tinh kia cùng một lúc
cho đến khia nào thủy tinh mềm ra thì dính đầu vào chổ thủng và hơ nóng nhẹ cho
đến chúng dính kết với nhau thành một khối rắn chắc, khơng để khơng khí lọt qua là được.
5. Khoan nút cao su:
Lưỡi khoan là một ống sắt hình trụ có tay cầm là một thanh sắt nằm ngang
được gắn vào một đầu hình trụ tạo thành hình chữ T, cịn đầu bên kia lưỡi, được mài
sắc (dùng dũa để mài). Lưỡi khoan có nhiều hình dáng, có nhiều kích cỡ khác nhau.
18
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
Khi khoan nút cao su bao giờ cũng dùng lưỡi khoan nhỏ hơn ống thủy tinh một
chút (ống thủy tinh chui qua nút cao su). Đặt lưỡi khoan vào đầu to của nút cao su ở
chỗ muốn khoan. Tay trái giữ chặt nút cao su, tay phải dùng lực xoay tròn cho mũi
khoan chuyển dịch theo phương thẳng đứng và theo một chiều xoay nhất định. Khi
khoan ta tì nút cao su trên tấm gỗ để cho dễ khoan. Khi mũi khoan sắp xun qua
phía bên kia thì ta đặt nút cao su trên tấm giấy catton phẳng để mũi khoan khỏi mẽ và
lỗ khoan mới tròn và đẹp. Để khoan cho nhanh thường người ta nhúng lưỡi khoan
vào dầu nhờn hoặc dầu lạc hoặc nước xà phòng. Khi khoan xong, muốn rút mũi
khoan ra khỏi nút ta xoay từ từ theo chiều ngược lại. Khi lưỡi khoan bị cùn, ta mài
hoặc dũa lại để cho lưỡi khoan sắc bén hơn.
2.5. Những thao tác cơ bản trong phịng thí nghiệm
1. Cách châm và tắt đèn cồn: Dùng diêm hoặc đóm để châm đèn cồn. Tuyệt đối
không được nghiêng đèn cồn này để lấy lửa ở đèn cồn khác. Khi tắt đèn cồn ta dùng
nắp chụp đèn cồn để đậy, không được dùng quạt hoặc dùng miệng để thổi ngọn lửa.
2. Đun chất lỏng: Khi đun chất lỏng không được ghé sát mặt vào ống nghiệm
hoặc cốc đun để quan sát mà phải quan sát từ xa để tránh hóa chất bắn vào mặt, vào
mắt.
3. Khi đun chất lỏng trên đèn cồn phải đun trên giá đỡ hoặc dùng kẹp gỗ để đun
và để nghiêng ống nghiệm. Không được dựng đứng ống nghiệm khi đun hoặc
nghiêng ống nghiệm về phía có người. Nếu thực hiện phản ứng ở trạng thái lỏng, khi
đun tránh hóa chất văng ra ngồi, người ta thường cho mảnh thủy tinh hoặc cát sỏi
vào đáy bình phản ứng trước khi đun.
4. Khi đun chất rắn người ta phải đặt ngang ống nghiệm trên giá đỡ hoặc đặt hơi
nghiêng miệng ống nghiệm một chút (thấp hơn đáy ống nghiệm) để khi đun, nếu có
hơi nước ngưng tụ thành giọt thì nước lỏng rớt xuống không làm vỡ ống nghiệm.
5. Khi pha loãng axit H2SO4 đặc người ta phải cho từ từ axit vào nước (axit chảy
từ từ theo thành ống nghiệm hoặc theo đũa thuyỷ tinh chảy xuống và khuấy đều bằng
đũa thủy tinh); Tuyệt đối không được làm ngược lại khi pha loãng axit H 2SO4 đặc
(tức là cho nước vào axit), rất nguy hiểm: axit sẽ bắn tung tóe và mặt, vào người gây
bỏng nặng, có thể làm mù mắt.
6. Khi lấy hóa chất rắn ta phải dùng kẹp hoặc dùng muỗng, tuyệt đối không được
dùng tay.
7. Khi lắc hóa chất lỏng ta dùng ống nghiệm từ tay này (đề nghiêng) và gõ thật
nhẹ vào lòng bàn bàn tay kia. Tuyệt đối khơng được sóc ống nghiệm lên xuống, hóa
chất sẽ văng ra ngồi, văng vào người, rất nguy hiểm.
8. Khi rót chất lỏng vào ống nghiệm ta phải kẹp ống nghiệm vào kẹp gỗ rồi mới
được rót chất lỏng vào ống nghiệm, tránh hóa chất độc hại, nguy hiểm vương vào tay.
9. Khi ngửi hóa chất, tuyệt đối không được ghé mũi vào sát ống nghiệm để ngửi,
rất nguy hiểm (nếu là hóa chất độc, hại). Ta phải để ống nghiệm xa mũi và dùng tay
19
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
phẩy nhẹ để ngửi cho đến khi nào phát hiện ra mùi. Nếu chưa phát hiện được mùi, ta
lại cho ống nghiệm tiến gần thêm một chút. Nếu biết chính xác đó là khí độc thì tuyệt
đối khơng được ngửi.
10. Khi nghiền hóa chất rắn ta phải dùng cối xoay trịn trong miệng cối để
nghiền nát hóa chất, khơng được dùng cối đập lên, đập xuống sẽ làm vỡ cối.
11. Khi lọc hóa chất ta phải đổ hóa chất chảy từ từ dọc theo đũa thủy tinh chảy
xuống giấy lọc, phễu lọc.
2.6. An tồn trong phịng thí nghiệm
Đối với thí nghiệm thực hành, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững các
thao tác cơ bản cần tránh ở trong phịng thí nghiệm. Để thí nghiệm an tồn ta cần
phải chú ý các nội dung sau đây:
1. Trong phịng thí nghiệm khơng q nhiều học sinh cùng một lúc làm một thí
nghiệm dẫn đến xơ đẩy lẫn nhau làm đỗ vỡ hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, gây nguy
hiểm. Mỗi một nhóm làm thí nghiệm thường bố trí từ 4 đến 5 học sinh là vừa đủ.
2. Khơng để hóa chất đổ trên mặt bàn, trên nền nhà, khơng để hóa chất dễ vương
vào tay, vào người.
3. Khơng để học sinh đổ hóa chất từ một bình quá lớn vào ống nghiệm, vào cốc
thủy tinh dễ gây nguy hiểm, chẳng hạn rót dung dịch axit HNO 3, H2SO4 đặc, nước
brom … để pha lỗng.
5. Khơng dùng một tay để cầm chậu thủy tinh chứa đầy nước hoặc dung dịch
hóa chất.. Ta phải dùng hai tay để bưng.
6. Không cho học sinh đứng trên ghế để với hóa chất để trên chỗ cao của nóc tủ.
Để lấy lọ hóa chất đặt ở sát mép tủ hóa chất, rất dễ rớt.
7. Khơng cho học sinh đốt khí dễ nỗ khi chưa được thử độ tinh khiết của khí đó
(đốt cháy hiđro …)
8. Giá đỡ thí nghiệm phải đặt ở giữa bàn, không được để sát mép bàn thí
nghiệm.
9. Khơng đưa đồ ăn thức uống vào trong phịng thí nghiệm, dễ vương hóa chất
độc.
10. Các hóa chất dễ cháy phải đặt xa ngọn lứa, như ben zen, axeton, cồn …
11. Thủy ngân bị đổ trên sàn nhà phải dùng bột lưu huỳnh để làm sạch.
12. Hút hóa chất khơng độc hại phải để ống hút vào trong lịng chất lỏng, khơng
được để ơng hút trên mặt chất lỏng hoặc dung dịch bình hóa chất gần hết.
13. Khơng được dùng tay ướt để rút phíchc cắm điện.
14. Phịng thí nghiệm phải xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp tránh cản trở việc đi lại
dễ gây đổ vỡ dụng cụ, hóa chất.
15. Khơng để tóc xõa dài trong phịng thí nghiệm.
16. Phịng thí nghiệm phải có nội quy hướng dẫn học sinh thực hiện.
20
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
2.7. Tủ thuốc hóa chất sơ cấp cứu trong phịng thí nghiệm
- Trường hợp bị bỏng:
Bị bỏng bởi lửa, vật nóng, nước sôi, bị cháy … cần đắp ngay lên chỗ bỏng
miếng bơng tẩm dung dịch KMnO4 1%, sau đó bơi vazơlin và băng vết bỏng lại.
Không được làm vỡ các nốt phòng da để tránh nhiễm trùng.
Nếu bỏng bởi axit đặc thì trước hết phải xối nước vào chỗ bỏng và rửa nhiều
lần, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3 10% hoặc dung dịch NH3 loãng.
Nếu bỏng bởi dung dịch chất kiềm đặc, lúc đầu xối nước rửa sạch giống như bị
bỏng axit hoặc rửa bằng dung dịch axit axetic 5%.
Bị bỏng bởi photpho trắng phải đưa ngay nạn nhân đến trạm y tế. Trước khi
đưa đến trạm y tế phải nhúng ngay vết thương vào dung dịch KMnO 4 5% hoặc dung
dịch AgNO3 10% hoặc dung dịch CuSO4 5%. Không được bơi vazơlin lên vết bỏng
vì P trắng tan tốt trong dung mơi vazơlin.
Bị bỏng bởi brom lỏng thì phải dội nước nhiều lần và sau đó rửa vết bỏng bằng
dung dịch Na2S2O3 5%. Sau đó bơi vazơlin, băng vết thương lại và đưa nạn nhân đến
trạm y tế gần nhất.
- Trường hợp bị ngộ độc:
Bị ngộ độc khi hút phải dung dịch kiềm, như hút phải dung dịch NH 3, NaOH
… thì cho nạn nhân uống dung dịch CH 3COOH 5% hoặc nước chanh. Không cho
uống thuốc tẩy.
Bị ngộ độc khi hút phải dung dịch axit thì cho nạn nhân uống nước đá, cho
uống bột MgO trộn với nước (29 g trong 300 ml nước và uống từ từ). Không cho
uống thuốc tẩy.
Bị ngộ độc bởi asen hoặc ăn nhầm hợp chất của asen. Trước hết phải làm cho
nạn nhân nơn hết ra ngồi (móc tay vào miệng để nạn nhân nơn ra ngồi). Sau đó cho
uống than hoạt tính hoặc cứ 10 phút cho uống một thìa con dung dịch FeSO 4 (1 phần
FeSO4 với 3 phần nước). Tốt hơn cả là cho uống dung dịch FeSO 4 với huyền phù
MgO pha trong nước (20 g MgO trong 300 ml nước). Sau đó đưa nhanh nạn nhân
đến bệnh viện để rửa ruột.
Bị ngộ độc bởi hợp chất của thủy ngân. Trước hết phải làm cho nạn nhân nôn
hết ra ngồi sau đó cho uống sữa có pha lịng trắng trứng hoặc nước pha lòng trắng
trứng. Sau cùng cho nạn nhân uống than hoạt tính.
Bị ngộ độc bởi photpho trắng, trước hết cũng cho nạn nhân nơn ra ngồi, sau
đó cho nạn nhân uống dung dịch CuSO 4 (0,5 g CuSO4 pha trong 1 lít nước). Cho nạn
nhân uống nước đá. Khơng cho uống sữa có pha lịng trắng trứng vì các chất này hịa
tan P trắng.
21
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
Bị ngộ độc bởi hợp chất của chì. Cho nạn nhân uống dung dịch Na 2SO4 10%
hoặc MgSO4 10% trong nước ấm (vì các chất này cho kết tủa PbSO 4). Sau đó cho
uống sữa có lịng trứng trắng và uống than hoạt tính.
Bị ngộ độc bởi các khí độc Cl2, Br2 … cần đưa nạn nhân ra chỗ thống khí, nới
lỏng dây thắt lưng của nạn nhân. Cho nạn nhân thở khơng khí có lẫn amoniac.
Bị ngộ độc bởi các khí độc CO, H2S … nên đưa nạn nhân ra chỗ thống khí và
cho thở bằng O2 ngun chất và làm hô hấp nhân tạo khi thấy cần thiết.
Bị ngộ độc bởi khí NH3 nên cho nạn nhân hít hơi nước nóng. Sau đó cho uống
nước chanh hoặc dung dịch giấm lỗng.
Do vậy, trong phịng thí nghiệm hóa học phải có tủ thuốc sơ cấp cứu phịng khi
có tai nạn xảy ra. Phịng thí nghiệm cần phải có một số dung dịch hóa chất sau:
1. Rượu iot 3 - 5% (dung dịch rượu etylic và I 2) dùng để bôi vào các vết
thương, tránh nhiễm trùng.
2. Dung dịch amoniac 5% dùng để cấp cứu người bị ngộ độc khí Cl 2, Br2, hơi
axit.
3. Dung dịch NaHCO3 10% dùng để sơ cấp cứu, rửa các vết bỏng axit H 2SO4
đặc và HNO3.
4. Dung dịch CuSO4 5% dùng để tẩm lên vết bỏng P trắng trước khi đưa đến
bệnh viện.
5. Dung dịch axit boric dùng rửa vết bỏng bởi kiềm.
6. Dung dịch axit axetic 5% dùng để rửa vết bỏng nặng bởi kiềm (bỏng bởi
dung dịch NaOH đặc …).
7. Dung dịch KMnO4 2 – 3% dùng để sát rùng các vết thương ngoài da hoặc
dùng để rửa vết bỏng bởi P trắng.
8. Các loại bơng, băng, gạc đã được sát trùng có sẵn.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu giáo dục của trường phổ thông là nhằm đào tạo lớp người lao động
phát triển mới tồn diện, có đức, có tài, có đủ năng lực, trình độ chun mơn làm chủ
và xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân. Nhà trường là nơi học sinh đến để học tập,
nuôi dưỡng ước mơ, tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức và hiểu biết về cả lý
thuyết và thực hành. Do đó, học gắn liền với hành có vai trị quan trọng trong việc
lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Đối với bộ mơn hóa học ở bậc học trung học cơ sở, người giáo viên gặp khơng
ít khó khăn khi truyền đạt kiến thức cho học sinh (vì học sinh bước đầu làm quen với
môn học). Do vậy, nhằm giúp học sinh học tốt bộ mơn hóa học, thầy (cơ) giáo phải
ln ln khơng ngừng học hỏi, nâng cao về chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy
học phù hợp đối tượng học sinh của từng nơi, từng vùng giúp các em lĩnh hội kiến
thức một cách tốt nhất. Để làm được việc này đòi hỏi giáo viên phải yêu nghề, có
22
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
phẩm chất đạo đức tốt, tận lực với học sinh thân yêu, phát huy hết khả năng sằn có để
đưa sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà ngày một đi lên.
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc chưa làm được trong quá trình dạy
học hóa học, đề tài này có thể giúp cho giáo viên và học sinh tự tin hơn, an tâm hơn
khi làm thí nghiệm thực hành. Nếu làm được đầy đủ những thí nghiệm khó và một số
u cầu cần có trong phịng thí nghiệm thì việc dạy học sẽ gây hứng thú học tập cho
các em học sinh, kết quả học tập sẽ được nâng cao.
IV.
ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Căn cứ vào tình hình thực tế tại các trường học và căn cứ vào hướng dẫn thực
hiện theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GDĐ&ĐT, chúng tơi có một
số đề xuất, kiến nghị sau:
1. Đối với giáo viên và tổ chuyên môn có dạy những mơn học có thí
nghiệm biểu diễn và thực hành:
- Đề nghị giáo viên dạy học trên lớp phải sử dụng thí nghiệm biểu diễn, khơng
được dạy chay (nếu có thí nghiệm) và phối hợp với việc đổi mới các phương pháp
dạy học, nhằm để phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội
kiến thức.
- Đề nghị giáo viên chun mơn tích cực tìm kiếm hóa chất thay thế, chế tạo
những dụng cụ, thiết bị còn thiếu nhằm để thực hiện đầy đủ các bài thí nghiệm thực
hành hiện có theo chương trình của bậc học.
- Đề nghị tổ chun mơn cho xây dựng nội quy, an tồn phịng thí nghiệm và
xây dựng tủ thuốc sơ cấp cứu phịng khi có tai nạn xảy ra. Rà sốt lại tất cả những thí
nghiệm có trong chương trình, nếu thấy thí nghiệm nào? dụng cụ nào? thiết bị nào
cịn thiếu? thì lên kế hoạch, và giao việc cho từng thành viên cụ thể có trong tổ đi tìm
kiếm hóa chất thay thế, chế tạo dụng cụ, thiết bị mới phục vụ cho dạy và học (nếu có
thể làm được). Tuyệt đối khơng được bỏ thí nghiệm.
- Tổ bộ mơn phải lên kế hoạch, thời khóa biểu làm thí nghiệm thực hành đối với
từng lớp học, đối với từng giáo viên trong tổ ngay từ đầu năm học và trình lãnh đạo
duyệt. Đây là căn cứ để tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá thi đua hàng năm học.
2. Đối với trường trung học cơ sở:
- Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng phịng thí
nghiệm (nếu chưa có), phịng học bộ mơn, mua sắm thiết bị, dụng cụ, hóa chất cịn
thiếu để phục vụ tốt cho việc dạy và học.
- Tăng cường quản lý chuyên môn một cách chặt chẽ. Theo dõi, giám sát việc dạy và
học đối với những tiết dạy có sử dụng thí nghiệm thực hành bằng cách dự giờ, thăm lớp.
3. Đối với các cấp quản lý giáo dục:
23
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
- Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra chuyên môn đối với những mơn học có
sử dụng thí nghiệm.
- Kịp thời bổ sung, xây dựng phòng học cho những trường còn thiếu về cơ sở
vật chất hoặc xây dựng thêm lớp học hoặc xây dựng lại những phịng thí nghiệm
chưa đúng quy cách.
- Kịp thời phát hiện và khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích
xuất sắc về chun môn trong việc sử dụng và phát huy tốt khả năng hiện có của các
thí nghiệm thực hành, đồng thời, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong tồn đơn vị,
trong toàn tỉnh để các trường khác học tập và noi theo.
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài. Chúng tơi đã có nhiều cố gắng trong
việc nghiên cứu và viết đề tài này, tuy nhiên, chúng tôi vẫn cịn những hạn chế và
thiếu sót nhất định chưa trình bày hết được trong phạm vi của đề tài. Rất các bạn đọc
góp ý, xây dựng để đề tài lần sau viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Trịnh Xuân Hòa
24
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
V.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thí nghiệm Hóa học ở trường trung học cơ sở - Nhà xuất bản Giáo dục –
Trần Quốc Đắc – Năm 1998.
2. Thực hành thí nghiệm Hóa học lớp 9 – Nguyễn Phú Tuấn – Nguyễn Hồng
Thúy - Vũ Anh Tuấn - Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2005.
3. Hóa học 8 – Lê Xuân Trọng – Nguyễn Cương – Đỗ Tất Hiển - Nhà xuất bản
Giáo dục – Năm
4. Hóa học 9 – Lê Xuân Trọng – Cao Thị Thặng – Ngô Văn Vụ - Nhà xuất bản
Giáo dục – Năm 2004.
25