A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hằng ngày chúng ta thường nghe trên các phương tiện thông tin những tin
tức về thiên tai như bão tuyết ở Mỹ, lạnh giá ở Nga, động đất ở Nhật Bản, bão ở
Trung Quốc, lũ lụt ở Ấn Độ... Danh sách thiên tai khơng chỉ dừng lại ở đó mà
nó đang ngày càng kéo dài ra mãi cùng với sự phát triển của xã hội. Hằng năm
thiên tai đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người dân vơ tội, gây tổn thất lớn
về vật chất cũng như tinh thần con người. Trận động đất ở Côbê (Nhật Bản)
ngày 17/1/1995 chỉ diễn ra trong vòng 20 giây đã tàn phá thành phố cảng sầm
uất nhất Nhật Bản có 1,5 triệu dân, làm chết 5.502 người, thiệt hại đến 200 tỉ
USD. Trận lũ lụt lịch sử vào tháng 8/1998 của cả ba con sơng: Sơng Hằng,
Sơng Bramaputa và sơng Mecna nhấn chìm 2/3 lãnh thổ Bănglađét làm chết gần
1000 người, 30 triệu người khơng có nhà ở, qt sạch 16000 km đường bộ,
6000 cây cầu, 4343 con đê... có thể nói những thiệt hại mà thiên tai gây ra vô
cùng to lớn và không thể lường trước được. Gần đây nhất, thảm họa kép tại
Nhật Bản đã làm thiệt hại……………..
Ngày nay, sự phát triển của khoa học kĩ thuật cho phép con người ngày
càng đi sâu nghiên cứu cơ chế hoạt động của trái đất và nhờ đó đã hạn chế đến
mức thấp nhất những hậu quả do thiên nhiên gây ra như dự đoán trước được
những trận động đất hay núi lửa phun, xây dựng các cơng trình kiến trúc kiên
cố chống thiên tai, theo dõi và dự báo chính xác bước đi của bão và của giông
tố... Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ làm hạn chế chứ hồn tồn chúng ta không thể
chế ngự được thiên nhiên.
Việt Nam là một đất nước nhỏ bé nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa
gần biển Đơng và Thái Bình Dương rộng lớn. Đây được coi là một trong những
tâm điểm của thiên tai trên trái đất. Hằng năm nước ta phải gánh chịu trung
bình từ 9 đến 10 cơn bão từ biển đổ bộ vào, cùng với bão là mưa lớn làm xuất
hiện lũ lụt ở nhiều nơi hay những đợt xâm nhập của của khối khơng khí lạnh từ
-1-
phương Bắc tràn xuống gây nên những đợt rét đậm, rét hại, sương giá, sương
muối kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng và đời sống sản xuất.
Trước thực trạng thiên tai ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp, trong
những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chú trọng công tác theo
dõi, dự báo thiên tai. Việc làm này đã đem lại một số hiệu quả, tuy nhiên hằng
năm thiên tai vẫn để lại trên đất nước ta những hậu quả vô cùng nặng nề. Cách
tốt nhất để hạn chế thiệt hại là đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục nhân
dân chủ động phịng tránh kịp thời khi có dự báo thiên tai xảy ra. Trong đó tăng
cường giáo dục cho đối tượng học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cách
phòng chống thiên tai (PCTT) là việc làm cực kì cần thiết. Chính vì vậy, nhiều
nội dung giáo dục PCTT cho học sinh đã được tích hợp trong nội dung của
nhiều mơn học như: Tự nhiên xã hội ở bậc Tiểu học, môn Địa lí, Sinh học ở
trường THPT... Trong đó mơn Địa lí được coi là mơn học có nhiều khả năng và
cơ hội giáo dục PCTT nhất. Trong mơn Địa lí nói chung ở các cấp học thì nội
dung chương trình Địa lí lớp 12 là mơn học có cơ hội giáo dục PCTT rất tốt.
Thực tế ở các trường THPT hiện nay, nhiều giáo viên hoặc tự giác hoặc tự
phát đã tiến hành khai thác nội dung giáo dục PCTT cho học sinh và đã đạt
được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, một số giáo viên chưa coi trọng vấn
đề này cộng với thời gian và phương tiện dạy học hạn chế. Do đó, việc giáo dục
phịng chống thiên tai vẫn bộc lộ một số vấn đề chưa thoả đáng.
Xuất phát từ những lí do trên, đồng thời nhằm rèn luyện cho bản thân một
số phương pháp và kĩ năng trong việc giáo dục PCTT cho học sinh trong q
trình giảng dạy tơi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Xác định nội dung và phương
pháp giáo dục phòng chống thiên tai qua mơn Địa lí lớp 12 - THPT" làm đề
tài nghiên cứu.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được các nội dung và một số phương pháp dạy học thích hợp
giáo dục phịng chống thiên tai cho học sinh qua mơn Địa lí lớp 12 một cách
khả thi và có hiệu quả.
-2-
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu các cơ sở lí luận của việc giáo dục PCTT qua bài dạy Địa lí
lớp 12
2. Khảo sát, điều tra thực trạng giáo dục PCTT ở trường phổ thông.
3. Xác định các nội dung PCTT và một số phương pháp thích hợp giáo
dục PCTT qua bài dạy Địa lí lớp 12.
4. Thiết kế một số mẫu giáo án có tích hợp nội dung giáo dục PCTT qua
bài dạy Địa lí lớp 12.
5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả
thi của những vấn đề đề tài đưa ra.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các nội dung và phương pháp dạy học giáo dục PCTT cho học sinh qua
bài dạy Địa lí lớp 12.
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Bài lên lớp nội khố Địa lí 12 - THPT ban cơ bản
- Địa bàn khảo sát thực nghiệm: một số lớp 12 trường THPT Nam Hà.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra khảo sát.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp phỏng vấn đàm thoại
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3. Phương pháp thống kê tốn học.
Phân tích tính tốn kết quả khảo sát và thực nghiệm qua phiếu điều tra, từ
đó kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất.
-3-
B - PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CHO HỌC SINH QUA
MƠN ĐỊA LÍ LỚP 12 - THPT
1.1 . THIÊN TAI VÀ CÁC LOẠI THIÊN TAI THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM
1.1.1. Thiên tai
Thiên tai là những thảm hoạ bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con người ở
một địa phương, một vùng, một đất nước, một khu vực hoặc cho toàn thế
giới.[2; 7]
1.1.2. Các loại thiên tai thường gặp ở Việt Nam
Việt Nam là nước có nhiều thiên tai, các thiên tai thường gặp ở nước ta
bao gồm:
1.1.2.1. Bão
Bão là tên gọi một khu vực áp thấp có gió xốy theo hướng ngược chiều
kim đồng hồ, nhưng nếu hình thành ở Nam bán cầu lại có gió xoáy theo hướng
chiều kim đồng hồ quay.[2; 84]
Ở Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng
XI, đơi khi có bão sớm vào tháng V và muộn vào tháng XII, nhưng cường độ
yếu. Ở nước ta mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão tập trung vào tháng IX
sau đó tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão ba tháng này chiếm tới 70% số
cơn bão trong tồn mùa.[1; 62]
Trung bình mỗi năm có từ 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, có
năm lên tới 9-10 cơn. Nếu tính đến cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta
thì cịn nhiều hơn nữa, tính trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần
8,8 cơn bão.
-4-
Những cơn bão ảnh hưởng đến nước ta hình thành từ biển Đơng hoặc vùng
biển Tây Thái Bình Dương. Khi sức gió mạnh nhất ở vùng trung tâm của gió
xốy đạt cấp 6 - 7 (39-61km/h) thì được gọi là áp thấp nhiệt đới, cịn đạt trên
cấp 8 (62km/h) thì gọi là bão.
Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão gây
ra thường 300-400 mm, có khi đến 500-600 mm. Trên biển bão thường gây
sóng to dâng cao 9-10 mét có thể làm lật tàu thuyền. Gió bão làm mực nước
biển dâng cao, thường tới 1,5-2 mét gây ngập mặn vùng đồng bằng ven biển.
Nước dâng tràn đê kết hợp với nước lũ do mưa lớn trên nguồn đổ về làm ngập
trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh, đổi chiều tàn phá cả những cơng trình
vững chắc như nhà cửa, cơng sở, cầu cống, cột điện cao thế... có thể nói, bão là
một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở
vùng ven biển.
1.1.2.2. Ngập lụt
Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ gây ra. Lụt có
thể do lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê) làm vỡ các cơng trình ngăn lũ vào
các vùng trũng cũng có thể do nước biển dâng cao khi gió bão làm ngập nước
vùng ven biển.
Hiện nay, ở nước ta vùng chịu ngập lụt nhiều nhất là đồng bằng sông
Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung
Bộ
1.1.2.3. Lũ quét
Lũ quét là một loại tai biến thiên nhiên gây nguy hại lớn cho con người.
Có nhiều yêu tố thuận lợi để lũ quét diễn ra:[9; 24]
Địa hình, điều kiện khí tượng, mưa. Hoạt động của con người cũng là
nguyên nhân thúc đẩy thêm sự xuất hiện của lũ quét, đó là hoạt động phá rừng
để sản xuất, xây dựng nhà cửa... đã làm hạn chế khả năng giữ nước của mặt đất.
Khi xảy ra mưa lớn nước không thấm sẽ chuyển động nhanh hơn tạo thành lũ.
-5-
Ở nước ta, theo nghiên cứu của Viện Khí tượng Thuỷ văn cho thấy, từ
năm 1950 trở lại đây, năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.
Ở miền Bắc nước ta, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung
ở vùng núi phía Bắc như lưu vực sơng Nậm La (Sơn La), Mường Lay (Lai
Châu), Bát Xát (Lào Cai).
Ở miền Trung vào các tháng X - XII lũ quét cũng xảy ra nhiều nơi.
1.1.2.4. Sạt lở đất
Sạt lở đất xảy ra khi đất, bùn và đá chuyển động rất nhanh trên sườn dốc
xuống. Sạt lở đất thường xảy ra vào mùa mưa lũ ở các khu vực đồi núi. Sạt lở
đất có thể vùi lấp con người, nhà cửa, hoa màu, gây tắc nghẽn giao thông... vào
mùa mưa bão vùng đồi núi Việt Nam thường hay xảy ra sạt lở đất.
1.1.2.5. Hạn hán
Hạn hán là tình trạng thiếu độ ẩm, hiếm mưa trong một thời gian dài ở một
địa phương.[4; 91]
Nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn hán thường là do một khu áp cao di
chuyển tới, bao phủ trong một thời gian khá dài ở một địa phương.
Ở Việt Nam, khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra
ở nhiều nơi. Ở miền Bắc tại các thung lũng khuất gió như n Châu, Sơng Mã
(Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3-4 tháng. Cịn ở miền Nam
mùa khơ khắc nghiệt hơn. Thời kì khô hạn kéo dài 4-5 tháng ở đồng bằng Nam
Bộ và vùng Tây Nguyên, 6-7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
1.1.2.6. Động đất
Động đất là hiện tượng chấn động ở một bộ phận nào đó của lớp vỏ trái
đất [4; 76].
Động đất ở nước ta diễn ra mạnh tại các đứt gãy sâu. Tây Bắc Việt Nam là
khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất rồi đến khu vực Đơng Bắc. Các khu
vực này có các đứt gãy: Sông Hồng - Sông Chảy; Sơn La - Sông Đà; Sông Mã,
Điện Biên - Lai Châu; Cao Bằng - Lạng Sơn; Đông Triều - Cẩm Phả.
-6-
Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 26 trạm quan sát động đất, trong đó có 23
trạm ở miền Bắc và 3 trạm ở miền Nam. Nhằm tăng cường khả năng dự báo
động đất, Viện Vật lí địa cầu đã kiến nghị lắp đặt thêm 12 trạm nữa tại miền
Nam. Những trạm này sẽ ghi nhận trung thực các sự kiện động đất xảy ra, tập
hợp các dữ liệu và trên cơ sở đó đưa ra dự báo trong tương lai.
1.1.2.7. Sương muối, sương giá
Sương muối là hình thức ngưng tụ của hơi nước thành những tinh thể
trắng, xốp, nhẹ do nhiệt độ trên mặt đất và các vật hạ xuống dưới 0oC. Sương
muối phá huỷ chất diệp lục của lá cây, làm cho nước trong đất mất đi tính linh
hoạt và cây khơng hút được nước nên cây chết hàng loạt, mùa màng thất bát.
Sương muối thường xảy ra ở nước ta vào các tháng mùa đông, nhất là vào
các tháng XII, tháng I và tháng II.
Nơi hàng năm xuất hiện sương muối nhiều nhất là các tỉnh vùng núi Bắc
Bộ, một số nơi trung du tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hồ Bình cũng có hiện tượng
này. Thậm chí vùng núi Thanh Hố và Tây Nghệ An cũng có năm xuất hiện
sương muối (như tháng 12 năm 1975). Các tỉnh Trung Trung Bộ trở vào đến
Nam Bộ hầu như khơng có hiện tượng sương muối.
Sương giá là hình thức ngưng tụ của hơi nước ở các vùng có khí hậu lạnh
tạo thành các tinh thể băng bám trên cành cây, bụi cây, sương giá cũng làm cho
mùa màng bị thiệt hại lớn do nhiệt độ hạ thấp đột ngột. Tuy nó khơng tác hại
như sương muối nhưng nếu thời gian xuất hiện kéo dài thì sương giá cũng gây
nguy hiểm đối với một số loại cây trồng.
1.2 . GIÁO DỤC PHỊNG CHỐNG THIÊN TAI Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG
1.2.1. Khái niệm
Phịng chống thiên tai là dự đốn trước những bất lợi do thiên tai đem lại
để có những biện pháp hạn chế thiệt hại.
Giáo dục PCTT là hoạt động tạo dựng cho con người những nhận thức và
mối quan tâm đến vấn đề thiên tai như các loại thiên tai, nguyên nhân hình
-7-
thành, tác động và những biện pháp để phòng tránh và hạn chế tác hại do thiên
tai gây ra.
Việc giáo dục PCTT cho học sinh trong nhà trường được thực hiện bằng
cách: Giáo viên sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học thích hợp để giúp
học sinh hiểu rõ nguyên nhân hình thành, diễn biến, hậu quả của các thiên tai.
Hình thành, bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh khả năng phòng chống, khắc
phục tác hại của thiên tai nhất là những thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
Đồng thời qua bài học ở trường các em có ý thức hơn trong việc tuyên truyền
cho cộng đồng biết, cùng phịng chống thiên tai có hiệu quả.
1.2.2. Các dạng nội dung giáo dục phòng chống thiên tai
1.2.2.1. Dạng trực tiếp
Là các bài có nội dung chủ yếu của bài học, hay một phần nội dung có sự
trùng hợp với nội dung giáo dục PCTT.
1.2.2.2. Dạng gián tiếp
Là các bài có một số nội dung của bài học, hay nột số phần nhất định của
bài học có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục PCTT.
1.2.3. Phương pháp dạy học giáo dục phịng chống thiên tai
Giáo dục PCTT có mục tiêu không chỉ cung cấp kiến thức về thiên tai cho
học sinh mà còn rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng học tập và kĩ năng tham
gia. Hơn thế nữa, thông qua hoạt động giáo dục PCTT hướng các em có được
thái độ đúng đắn đối với vấn đề liên quan đến cách phòng chống thiên tai.
Trong quá trình giáo dục PCTT, học sinh từ chủ thể nhận thức trở thành chủ thể
của hoạt động. Chính vì vậy, cần sử dụng các phương pháp dạy học giáo dục
PCTT theo hướng tích cực, nhằm thúc đẩy vai trị chủ thể của học sinh trong
quá trình nhận thức về thiên tai. Đó là các phương pháp như đàm thoại gợi mở,
phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận, phương pháp tranh
luận, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan... Những phương pháp
này đều tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh. Các em có cơ hội để tự
xác định cho mình những giá trị, niềm tin đúng đắn đi tới hành động hợp lý.
-8-
Giáo viên chỉ đóng vai trị tổ chức, chỉ đạo, định hướng cho các em trong quá
trình tiến hành giáo dục PCTT mà thơi.
1.3 . ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH, SGK ĐỊA LÍ LỚP 12
1.3.1. Đặc điểm chương trình
Chương trình Địa lí lớp 12 cung cấp hệ thống kiến thức về địa lí tổ quốc.
Về cấu trúc, chương trình gồm 5 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí
các ngành kinh tế, Địa lí các vùng và Địa lí địa phương. Mỗi phần có một vai
trị nhất định trong việc trang bị kiến thức cho học sinh để tạo nên chương trình
tổng thể, tương đối hồn chỉnh về Địa lí tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát triển
Địa lí ở Trung Học Cơ Sở.[8; 26]
1.3.2. Đặc điểm sách giáo khoa
Về nội dung và hình thức trình bày, SGK Địa lí lớp 12 được thiết kế thành
các bài học tương đối độc lập và ứng với mỗi bài là một tiết. Trong trường hợp
có một số đơn vị kiến thức khó chia tiết thì chấp nhận phương án có bài tiếp
theo. Điều này chủ yếu gặp ở phần Địa lí tự nhiên Việt Nam, như đặc điểm
chung của tự nhiên, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Nhìn chung chương trình Địa lí lớp 12 cung cấp cho học sinh kiến thức về
địa lí tổ quốc, tập trung vào tất cả các vấn đề từ đặc điểm tự nhiên đến dân cư,
xã hội và sự phát triển kinh tế. Đặc biệt, những nội dung về đặc điểm tự nhiên
như vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ,
đặc điểm chung của tự nhiên, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên…đây là những
nội dung có liên quan chặt chẽ với cơ chế hình thành, nguyên nhân, vùng phân
bố một số thiên, tai tạo ra nhiều nội dung, nhiều cơ hội để tích hợp, lồng ghép
giáo dục PCTT. Bên cạnh đó hệ thống hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ trong SGK giúp
học sinh dễ dàng hình thành biểu tượng về thiên tai. Do đó việc tích hợp, lồng
ghép nội dung giáo dục phòng chống thiên tai cho học sinh rất thuận lợi mà
không ảnh hưởng mục tiêu của bài học địa lí.
1.4 . ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ HỌC SINH
-9-
Cũng như nhiều môn khoa học giáo dục khác, phương pháp dạy học là
khoa học sư phạm có mối liên hệ chặt chẽ với lý luận dạy học và các học thuyết
giáo dục. Một đặc điểm không thể thiếu là phải quan tâm đến đối tượng học
sinh. Bởi vậy, khi soạn ra các phương pháp giảng dạy phải dựa vào những tài
liệu sư phạm và quy luật tư duy, trí nhớ, chú ý, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Tức
là phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ở các lứa tuổi.
Tâm lý học và giáo dục học cũng đã phân tích rằng: sự phát triển trí tuệ ở
học sinh lớp 12 ln có tính chủ động, được phát triển khá mạnh ở quá trình
nhận thức, sự tri giác có mục đích đã đạt tới mức cao. Quan sát của học sinh đã
có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống mang tính tồn diện. Bên cạnh ghi nhớ
có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, khả năng tích cực hóa
trong học tập với yêu cầu làm việc, khả năng linh hoạt trong giờ học ở học sinh
đòi hỏi cao. Các em biết nội dung nào cần khắc sâu, ghi nhớ, cái gì hiểu mà
khơng cần ghi nhớ, cái gì cần cho nội dung bài học, phương tiện để rèn luyện
cho mình kiến thức và kỹ năng nhất định. Đồng thời khả năng tìm tịi, liên hệ
thực tế tốt, các em đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong gia
đình. Vì vậy việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục PCTT vào bài học sẽ
thu hút được sự quan tâm và chú ý của học sinh.
1.5. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI QUA BÀI
DẠY ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 12 – THPT
1.5.1. Mục đích điều tra
Làm rõ tình hình giáo dục PCTT ở trường THPT qua bài dạy Địa lí
lớp 12, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
của việc giáo dục PCTT.
1.5.2. Nội dung điều tra
Nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề hết sức cốt lõi phản ánh được
thực tế giáo dục PCTT qua bài dạy Địa lí lớp 12 bao gồm:
+ Quan điểm của giáo viên về giáo dục PCTT
+ Mục đích, mức độ tiến hành giáo dục PCTT
- 10 -
+ Nội dung tiến hành giáo dục PCTT; phương pháp, hình thức dạy học,
phương tiện dạy học giáo dục PCTT
+ Mức độ đạt mục tiêu khi tiến hành giáo dục PCTT
+ Thuận lợi, khó khăn khi tiến hành giáo dục PCTT qua bài dạy Địa lí
lớp 12
+ Nhận thức của học sinh về thiên tai
+ Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục PCTT
1.5.3. Công cụ điều tra
Việc điều tra được tiến hành bằng phiếu kết hợp phỏng vấn trực tiếp.
1.5.4. Tổ chức điều tra
Số lượng giáo viên và học sinh: 2 giáo viên Địa lí và 120 học sinh lớp 12
Trường THPT Nam Hà
Thời gian điều tra: tháng 11 - 12 năm 2011
1.5.5. Kết quả điều tra
Kết quả điều tra cho thấy những vấn đề lớn sau đây:
1.5.5.1. Nhận thức của giáo viên đối với việc giáo dục PCTT cho học sinh
Tất cả các giáo viên được điều tra đều cho rằng giáo dục PCTT là việc làm
rất cần thiết. Sự quan tâm và nhận thức đúng đắn của giáo viên là điều kiện
thuận lợi để giáo dục PCTT cho học sinh.
1.5.5.2. Mục đích giáo dục PCTT
Các giáo viên khi tiến hành tích hợp giáo dục PCTT cho học sinh qua bài
dạy Địa lí lớp 12 đều nhằm mục đích giúp cho học sinh hiểu được nguyên nhân,
diễn biến, tác hại, cách phòng tránh và giáo dục những người xung quanh
phòng tránh thiên tai.
Bảng 1.1. Mục đích của việc giáo dục PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài
dạy Địa lí
Mục đích
Số GV
Tỷ
đồng ý
lệ
(%)
- 11 -
Giúp học sinh hiểu được nguyên nhân, diễn biến của thiên tai
3
100
Giúp học sinh biết được tác hại của thiên tai
3
100
Giúp học sinh biết cách phòng tránh và giáo dục những người
3
100
Tất cả các ý kiến trên
3
100
Ý kiến khác
0
0
xung quanh phòng tránh thiên tai
1.5.5.3. Mức độ tiến hành giáo dục PCTT cho học sinh
Việc giáo dục PCTT được các giáo viên tiến hành với nhiều mức độ khác
nhau qua bài dạy địa lí lớp 12. Tuy nhiên phần lớn giáo viên được hỏi đều cho
rằng chỉ thỉnh thoảng mới tiến hành giáo dục PCTT (66,7 %), mức độ tiến hành
thường xun chỉ chiếm 33,3%. Khơng có giáo viên nào chưa bao giờ thực hiện
việc giáo dục PCTT cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12.
Bảng 1.2. Mức độ tiến hành giáo dục PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài dạy
Địa lí
Mức độ
Số giáo viên thực hiện
Tỉ lệ (%)
Thường xuyên
1
33,3
Thỉnh thoảng
2
66,7
Hiếm khi
0
0
Không bao giờ
0
0
1.5.5.4. Các nội dung được chú trọng khi giáo dục PCTT
Có nhiều nội dung về thiên tai được giáo viên đề cập trong bài dạy Địa lí
lớp 12, trong đó tập trung nhiều nhất là cách PCTT (80%), nguyên nhân và tác
hại của thiên tai (66,7%), phân bố của thiên tai (33,3%) và cuối cùng là diễn
biến của thiên tai (20%).
- 12 -
Bảng 1.3. Nội dung được chú trọng khi giáo dục PCTT cho học sinh lớp 12 qua
bài dạy Địa lí
Nội dung
Số giáo viên đồng ý
Tỉ lệ (%)
Nguyên nhân của thiên tai
1
33,3
Diễn biến của thiên tai
1
33,3
Phân bố của thiên tai
2
66,6
Tác hại của thiên tai
3
100
Cách PCTT
3
100
1.5.5.5. Các phương pháp dạy học giáo dục PCTT
Để giáo dục PCTT cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12 các giáo viên đã
sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Đa số các phương pháp được
sử dụng đều là những phương pháp dạy học mới phát huy được tính tích cực,
chủ động của học sinh như: thảo luận (33,3%), khảo sát điều tra (53,3%), nêu
vấn đề (40%). Bên cạnh đó để giáo dục phịng chống thiên tai có hiệu quả nhiều
giáo viên đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học (66,7%).
Bảng 1.4. Các phương pháp dạy học giáo dục PCTT
Phương pháp
Số giáo viên lựa chọn
Tỉ lệ (%)
Thuyết trình
1
33,3
Thảo luận
2
66,6
Điều tra, khảo sát
1
33,3
Hỏi đáp
0
0
Nêu vấn đề
2
66,6
Quan sát
1
33,3
Kể chuyện
2
66,6
Kết hợp nhiều phương pháp
3
100
1.5.5.6. Các hình thức dạy học giáo dục PCTT
Bảng 1.5. Các hình thức dạy học giáo dục PCTT
Hình thức dạy học
Số giáo viên sử dụng
Tỉ lệ (%)
Bài trên lớp
3
100
Ngoại khoá
1
33,4
- 13 -
Cả hai hình thức
2
66,6
1.5.5.7. Phương tiện dạy học giáo dục PCTT
Các phương tiện giáo viên thường sử dụng trong quá trình dạy học giáo
dục PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài dạy Địa lí khá đa dạng, nhiều nhất là
tranh ảnh (66,7%), tài liệu tham khảo (66,7%), số liệu thống kê (53,3%), sách
giáo khoa (33,3%). Các phương tiện hiện đại như máy vi tính, phim ảnh được
sử dụng hạn chế, chỉ thực hiện trong các tiết dạy công nghệ thông tin (một học
kỳ dạy 2 tiết)
1.5.5.8. Mức độ đạt mục tiêu khi tiến hành giáo dục PCTT cho học sinh
Các mục tiêu đề ra trong việc giáo dục PCTT cho học sinh (theo đánh giá
của giáo viên) nhìn chung đạt mức độ khá (66,7%), vẫn còn ý kiến cho rằng
việc giáo dục PCTT mới chỉ đạt kết quả ở mức độ trung bình (20%), mức độ
cao rất ít (13,3%) cịn mức độ rất cao chưa đạt được.
1.5.5.9. Khó khăn thường gặp khi tích hợp giáo dục PCTT
Hầu như các giáo viên được hỏi đều cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc
tích hợp giáo dục PCTT cho học sinh hiện nay là thiếu cơ sở vật chất và phương
tiện dạy học (80%), thiếu thời gian (66,7%), 33,3% cho rằng thiếu các hướng
dẫn cụ thể và 13,3% cho rằng chưa có chủ trương tích hợp.
1.5.5.10. Thuận lợi khi tích hợp giáo dục PCTT
Thuận lợi cơ bản khi thực hiện tích hợp giáo dục PCTT cho học sinh qua
bài dạy Địa lí lớp 12 theo các giáo viên được điều tra có thứ tự là: Sự quan tâm
của nhà trường và xã hội (46,7%), sự thích thú cao của học sinh (33,3%),
phương tiện dạy học đầy đủ (20%), còn ý kiến giáo viên nhiệt tình và tài liệu
tham khảo đa dạng và cập nhật không được lựa chọn.
1.5.5.11. Các điều kiện cần để hỗ trợ cho việc giáo dục PCTT
Để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục PCTT, tất cả các giáo viên được
điều tra đều sắp xếp thứ tự các điều kiện như sau:
1.
Tổ chức tập huấn cho giáo viên
- 14 -
2.
Các hướng dẫn cụ thể về tích hợp giáo dục PCTT
3.
Cung cấp các tài liệu tham khảo
4.
Tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện dạy học.
1.5.5.12. Nhận thức của học sinh đối với thiên tai
Bảng 1.10. Nhận thức của học sinh đối với thiên tai
Nội dung
Đồng ý
Số
lượng
Thiên tai ở Việt Nam không nhiều
Phân vân
Không
đồng ý
Tỉ
Số
Tỉ
Số
Tỉ
lệ lượng lệ lượng lệ
(%)
(%)
(%)
4
3,3
10
8,3
106
88,4
Rừng đầu nguồn có vai trị quan
trọng trong việc ngăn chặn lũ lụt,
hạn hán, đất trượt, đất lở
120
100
0
0
0
0
Vùng đồi núi (nhất là những nơi
rừng bị tàn phá) thường xảy ra lũ
quét, trượt lở đất
120
100
0
0
0
0
Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của bão
3
2,5
20
16,7
97
80,8
Lốc, mưa đá chỉ diễn ra ở miền núi
15
12,5
45
37,5
60
50
Việt Nam thường có tuyết lở vào
mùa đơng
0
0
0
0
120
100
Việt Nam khơng có động đất
0
0
0
0
120
100
Động đất khơng tạo nên sóng thần
0
0
20
16,7
100
83,3
Elnino gây nên lũ lụt, hạn hán
67
55,9
43
35,8
10
8,3
Gió Tây khơ nóng diễn ra mạnh ở
Trung Bộ và Tây Bắc Việt Nam
38
31,7
58
48,3
24
20
Ninh Thuận và Bình Thuận mưa ít
nhất nước ta
39
32,5
61
50,8
20
16,7
Bão hình thành trên đất liền
12
10
24
20
84
70
Lũ lụt ở Việt Nam ngày càng tăng
106
88,4
10
8,3
4
3,3
Con người có thể hạn chế được tác
hại của thiên tai
109
90,8
5
4,2
6
5
- 15 -
Không thể dự báo được động đất và
núi lửa
29
24,2
40
33,3
51
42,5
Trồng rừng là biện pháp rẻ tiền nhất
để phòng chống thiên tai
120
100
0
0
0
0
Từ kết quả trên cho thấy hiểu biết của học sinh về thiên tai đã được nâng
cao, ví dụ: 88,4 % không đồng ý với ý kiến thiên tai ở Việt Nam không nhiều;
100% đồng ý với ý kiến rừng đầu nguồn có vai trị quan trọng trong việc ngăn
chặn lũ lụt, hạn hán, đất trượt, lở đất; 100% không đồng ý với ý kiến Việt Nam
khơng có động đất; 90,8 cho rằng con người có thể hạn chế được tác hại của
thiên tai và 100% đồng ý với ý kiến: trồng rừng là biện pháp rẻ tiền nhất để
phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn có một số học sinh đang có
những nhận thức lệch lạc về thiên tai, chẳng hạn: có 3,3% học sinh được hỏi
cho rằng: khơng có nhiều thiên tai ở Việt Nam; 22,5% đồng ý và 37,5% phân
vân với nhận định: lốc, mưa đá chỉ diễn ra ở miền núi; 16,7% phân vân với
nhận định: động đất khơng tạo nên sóng thần; 35,8% phân vân và 8,3% không
đồng ý với ý kiến: Elnino gây nên lũ lụt và hạn hán; 10% đồng ý và 20% phân
vân với ý kiến cho rằng bão hình thành trên đất liền; 24,2% đồng ý và 33,3
phân vân với ý kiến: không thể dự báo được động đất và núi lửa…Việc nhận
thức không đúng về thiên tai sẽ dẫn đến tình trạng ứng xử khơng phù hợp, do
đó việc giáo dục PCTT cho học sinh là hết sức cần thiết.
1.5.6. Nhận xét kết quả điều tra
Kết quả điều tra cho thấy:
- Vấn đề giáo dục PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài dạy Địa lí đã đựơc
đa số giáo viên quan tâm tiến hành. Giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp
dạy học khác nhau để giáo dục PCTT. Trong đó tập trung vào các phương pháp
dạy học mới, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Cùng với các
phương pháp dạy học mới là hình thức và phương tiện dạy học phù hợp có tác
dụng hổ trợ rất lớn trong việc giáo dục PCTT.
- 16 -
- Nội dung giáo dục PCTT trong chương trình và SGK Địa lí 12 đã được
giáo viên khai thác một cách triệt để với đầy đủ các vấn đề như: loại thiên tai,
nguyên nhân hình thành, phân bố, diễn biến, tác hại, cách PCTT …
Những việc làm đó đã mang lại một số kết quả nhất định đối với học sinh
trong việc nhận thức về thiên tai. Tuy nhiên vẫn cịn một số giáo viên do những
khó khăn khác nhau mà việc tích hợp giáo dục PCTT cho học sinh còn chưa
được tiến hành thường xuyên và hiệu quả mang lại vẫn chưa cao.
- Nhận thức của học sinh về thiên tai vẫn chưa đầy đủ cịn có nhiều vấn đề
lệch lạc.
- Thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông cho thấy vấn đề giáo dục
PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài dạy Địa lí cịn gặp một số khó khăn như
thiếu phương tiện và thiết bị dạy học, thiếu các hướng dẫn…Những khó khăn
trên cần được khắc phục để nâng cao tính hiệu quả của việc giáo dục PCTT
nhằm đem đến cho học sinh những nhận thức đúng đắn để phòng tránh và giáo
dục những người xung quanh phòng tránh thiên tai.
- 17 -
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC PHỊNG CHỐNG THIÊN TAI QUA MƠN
ĐỊA LÍ LỚP 12
2.1. MỤC TIÊU GIÁO DỤC PHỊNG CHỐNG THIÊN TAI QUA MƠN
ĐỊA LÍ LỚP 12
Các nội dung giáo dục PCTT trong chương trình và SGK Địa lí lớp 12
THPT thường nhằm vào các mục tiêu sau:
Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được nguyên nhân hình thành, phân
bố một số loại thiên tai ở Việt Nam, phân tích được những hậu quả do chúng để
lại đối với tự nhiên và các hoạt động sản xuất, đời sống của con người. Biết và
tìm ra các biện pháp giúp giảm thiểu và phòng tránh thiệt hại do thiên tai gây ra.
Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng như quan sát, so
sánh, phân tích, liên hệ thực tế địa phương, tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
Về thái độ: Giáo dục cho học sinh biết cách tự bảo vệ mình, giúp đỡ,
tun truyền và giáo dục người khác phịng chống, thích ứng với thiên tai, tránh
những thiệt hại đáng tiếc do thiếu hiểu biết gây ra.
2.2. MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC PHỊNG CHỐNG THIÊN TAI
QUA BÀI DẠY ĐỊA LÍ LỚP 12
2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản để khai thác nội dung giáo dục phòng
chống thiên tai cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12
- Khơng làm biến tính đặc trưng mơn học, khơng biến bài học Địa lí thành
bài giáo dục PCTT.
- Khai thác nội dung giáo dục PCTT phải có chọn lọc, nên tập trung vào
những chương, mục nhất định, không tản mạn, rời rạc.
- Kế thừa những kiến thức đã có ở học sinh để khai thác nội dung giáo dục PCTT.
2.2.2. Các dạng nội dung giáo dục phịng chống thiên tai trong SGK
Địa lí lớp 12
- 18 -
2.2.2.1. Dạng trực tiếp (dạng I):
Ví dụ: Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Mục 2d. Thiên
tai (Có nội dung là các thiên tai đến từ biển, tác hại và cách phòng chống); Bài
10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo). Mục 3. Ảnh hưởng của thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống (có nội dung
ảnh hưởng của các loại thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán... ); Bài 15. Bảo vệ mơi
trường và phịng chống thiên tai. Mục 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp
phịng tránh (Có nội dung là ảnh hưởng của các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn
hán, động đất, sương muối, sương giá … và biện pháp phòng tránh)
2.2.2.2. Dạng gián tiếp (dạng II):
Ví dụ: Bài 22. Vấn đề phát triển nông nghiệp. Mục 1. Ngành trồng trọt (có
thể khai thác ảnh hưởng của các thiên tai đến các cây trồng); Bài 24. Vấn đề
phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp. Mục 1. Ngành thuỷ sản (nội dung giáo
dục PCTT là ảnh hưởng của các loại thiên tai đối với sự phát triển của ngành
thuỷ sản nước ta); Bài 30. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông
tin liên lạc. Mục 1d. Ngành vận tải đường biển (có thể khai thác ảnh hưởng của
thiên tai đến việc phát triển giao thông đi lại trên biển)
2.2.3. Một số nội dung cụ thể giáo dục phòng chống thiên tai trong
chương trình SGK Địa lí 12 THPT
Bảng 2.1. Các nội dung cụ thể giáo dục PCTT trong chương trình và SGK
Địa lí lớp 12
TT
1
2
Kiến thức địa lí có
khả năng giáo dục
PCTT
Bài 2: Vị trí - Nằm trong vùng nội
địa lí phạm chí tuyến
vi lãnh thổ
- Tiếp giáp với vùng
biển rộng lớn
Tên bài Địa
lí lớp 12
Nội dung giáo dục
PCTT
- Các thiên tai: bão,
lũ lụt, hạn hán, giá
rét.
- Cách phòng
chống
Bài 6: Đất - Đồi núi chiếm 3/4 - Thiên tai thường
nước nhiều diện tích, địa hình chia xun
như
lũ
- 19 -
Dạng
I
I
đồi núi
3
4
5
6
7
Bài 7: Đất
nước nhiều
đồi núi (tiếp
theo)
Bài 8: Thiên
nhiên chịu
ảnh hưởng
sâu sắc của
biển
Bài 9: Thiên
nhiên nhiệt
đới ẩm gió
mùa
Bài 10: Thiên
nhiên nhiệt
đới ẩm gió
mùa
(tiếp
theo)
Bài 11: Thiên
nhiên phân
hố đa dạng
cắt mạnh
nguồn, lũ qt, xói
- Địa hình vùng nhiệt mịn, sụt lở đất
đới ẩm gió mùa
- Ngun nhân và
cách phịng tránh
- Đồng bằng châu thổ Bão, ngập lụt, hạn
và đồng bằng ven biển hán thường xảy ra
ảnh hưởng đến sản
xuất và sinh hoạt
- Biển Đông là biển - Các thiên tai:
nhiệt đới ẩm gió mùa Bão, lũ lụt, sạt lở
bờ biển, cát bay,
triều cường, xâm
nhập mặn
- Các biện pháp
phịng tránh
- Khí hậu nhiệt đới ẩm - Các thiên tai như
gió mùa, lượng mưa bão, lũ lụt, lạnh
lớn, chịu ảnh hưởng giá, hạn hán
của các khối khí hoạt - Nguyên nhân
động theo mùa với 2 hình thành và cách
mùa gió chính gió phịng tránh
mùa mùa Đơng và gió
mùa mùa Hạ
- Địa hình vùng đồi - Thiên tai thường
núi bị xâm thực mạnh xảy ra như mưa
- Chế độ nước sơng có bão, lũ lụt, hạn
2 mùa, mùa lũ và mùa hán, dông, lốc,
cạn.
mưa đá, sương
- Đất feralít rất dễ xói muối, rét hại, khơ
mịn
nóng...
- Nguyên nhân và
cách phòng tránh
- Thiên nhiên phân - Các loại thiên tai
hoá theo chiều Bắc - thường xuyên xảy
Nam và theo chiều ra ở các khu vực và
Đông - Tây
cách phòng chống
- 20 -
I
I
I
I
II
Bài 12: Thiên
nhiên phân
hoá đa dạng
(tiếp theo)
8
9
Bài 14: Sử
dụng và bảo
vệ
tài
nguyên thiên
nhiên.
+ Miền Bắc và Đông
Bắc Bắc Bộ: đồi núi
thấp chiếm ưu thế, núi
có hướng vịng cung,
các thung lũng rộng
lớn, đồng bằng mở
rộng, gió mùa mùa
đơng hoạt động mạnh.
+ Miền Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ: Địa
hình cao nhất cả nước,
sơng ngòi ngắn, dốc,
đồng bằng cắt xẻ nhỏ
hẹp.
+ Miền Nam Trung
Bộ và Nam Bộ: Địa
chất địa hình phức tạp
gồm các khối núi cổ,
các sơn nguyên bạc
màu và cao nguyên
bazan, đồng bằng châu
thổ rộng lớn ở Nam
Bộ và đồng bằng ven
biển nhỏ hẹp ở Nam
Trung Bộ, khí hậu cận
xích đạo gió mùa.
Sơng Cửu Long lớn,
bắt nguồn từ lãnh thổ
bên ngoài
- Tài nguyên rừng suy
giảm cả về chất lượng
và số lượng
- Đất đai bị phong hoá
- 21 -
- Các thiên tai như
giá rét, sương
muối, hạn hán, lũ
lụt....
- Bão, lũ, sạt lở đất,
gió Tây khơ nóng,
hạn hán....
- Xói mịn, rửa trơi
đất ở miền núi,
ngập lụt trên diện
rộng ở đồng bằng,
nhiễm mặn, phèn ở
vùng cửa sơng...
I
- Ngun nhân, tác
hại và cách phịng
chống các loại
thiên tai trên.
- Chặt phá rừng
dẫn đến các thiên
tai như lũ quét, sạt
lở đất...
- Có ý thức bảo vệ
rừng, bảo vệ các hệ
II
10
11
12
13
sinh thái cửa sơng,
ven biển; có biện
pháp phịng chống,
giảm thiểu tác hại
do thiên tai gây ra
- Hoạt động của bão, - Nguyên nhân,
ngập lụt, lũ quét, hạn diễn biến, hậu quả
hán cùng nhiều loại và cách phòng
thiên tai khác.
chống thiên tai
Bài 15: Bảo
vệ
mơi
trường
và
phịng chống
thiên tai.
Bài 18: Đơ - Dân cư tập trung
thị hố
đơng ở các đơ thị lớn,
cơ sở hạ tầng thấp,
quy hoạch thiếu hợp
lý.
- Vấn đề ngập lụt ở
các đơ thị (khi có
mưa lớn nước
khơng thốt được)
- Quy hoạch, xây
dựng cơ sở hạ tầng
đô thị một cách
hợp lý.
Bài 22: Đặc - Nền nông nghiệp - Sản xuất bấp
điểm
nền nhiệt đới chịu ảnh bênh do nhiều
nông nghiệp hưởng nhiều của tự thiên tai tác động.
nước ta
nhiên.
- Cần có các biện
pháp phịng chống,
xác định cơ cấu
cây trồng, vật ni,
cơ cấu mùa vụ hợp
lý.
Bài 24: Vấn
đề phát triển
ngành thuỷ
sản và lâm
nghiệp
- Ngành nuôi trồng và
đánh bắt thuỷ sản của
nước ta phát triển
mạnh do chúng ta có
nhiều điều kiện thuận
lợi: diện tích mặt nước
- 22 -
- Ảnh hưởng của
bão, lũ lụt làm cho
ngành thuỷ sản và
lâm nghiệp gặp
nhiều khó khăn.
- Có biện pháp
I
II
I
II
14
Bài 30: Vấn
đề phát triển
giao thông
vận tải và
thông
tin
liên lạc
Bài 31: Vấn
đề phát triển
thương mại,
dịch vụ.
15
16
Bài 32: Vấn
đề khai thác
thế mạnh ở
Trung du và
miền
núi
Bắc Bộ.
lớn, có nhiều ngư
trường lớn...
- Tài nguyên rừng
nhiệt đới phong phú
và giàu có đang bị suy
thối nặng do hoạt
động của con người.
- Ngành giao thông
vận tải của nước ta
phát triển khá tồn
diện gồm nhiều loại
hình khác nhau.
- Ngành du lịch nước
ta phát triển mạnh
nhưng chịu ảnh hưởng
lớn của điều kiện tự
nhiên.
- Chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất của gió
mùa mùa đơng, có
mùa đơng lạnh nhất
nước ta.
- 23 -
thích hợp để thích
nghi với điều kiện
tự nhiên (thiên tai)
để phát triển sản
xuất.
- Thiên tai như
bão, lũ lụt, sạt lở
đất... ảnh hưởng
đến mạng lưới giao
thơng vận tải, do
đó phải cải tạo và
có biện pháp khắc
phục kịp thời để
hạn chế thiệt hại.
- Thiên tai ảnh
hưởng đến du lịch,
do đó cần tìm ra
biện pháp để hạn
chế tác hại đó.
- Biết chọn thời
gian, địa điểm đi
du lịch một cách an
tồn và có hiệu
quả.
- Rét đậm, rét hại,
sương muối, sương
giá và tình trạng
thiếu nước vào
mùa đông.
- Biện pháp khắc
phục hạn chế tác
hại.
II
I
I
17
18
Bài 33: Vấn
đề chuyển
dịch cơ cấu
kinh tế theo
ngành
ở
Đồng bằng
Sông Hồng
Bài 34: Vấn
đề phát triển
kinh tế - xã
hội ở Bắc
Trung Bộ.
Bài 36: Vấn
đề phát triển
kinh tế - xã
hội ở duyên
hải
Nam
Trung Bộ.
19
20
Bài 37: Vấn
đề khai thác
thế mạnh ở
Tây
- Nằm trong vùng có
khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa, chịu ảnh
hưởng của nhiều thiên
tai.
- Mật độ dân số cao,
đơ thị hố diễn ra
mạnh mẽ.
- Khí hậu có tính chất
chuyển tiếp giữa vùng
Đồng bằng sơng Hồng
và Bắc Trung Bộ, chịu
ảnh hưởng khá mạnh
của gió mùa Đơng Bắc
về mùa đơng, gió
phơn Tây Nam vào
mùa hạ.
- Có đặc điểm của khí
hậu Đơng Trường
Sơn: Mùa hạ có gió
phơn Tây Nam; về thu
đơng có mưa địa hình
và dải hội tụ nhiệt đới
nên mưa lớn .Phía
Nam duyên hải Nam
Trung Bộ thường ít
mưa, khơ hạn kéo dài
đặc biệt là Ninh Thuận
và Bình Thuận. Mùa
mưa sơng có lũ lên rất
nhanh nhưng về mùa
khơ lại cạn rất nhanh.
- Khí hậu cận xích đạo
với một mùa mưa và
một mùa khô kéo dài.
- 24 -
- Các thiên tai: bão,
lũ lụt, hạn hán, tác
hại và cách phịng
chống.
- Ngập lụt do quy
hoạch đơ thị khơng
hợp lý.
- Hạn hán, lũ qt,
bão, gió phơn khơ
nóng.
- Ngun nhân
hình thành, ảnh
hưởng và cách
phòng chống.
II
II
- Các biện pháp
hạn chế tác hại của
các thiên tai như lũ
lụt, khô hạn... để
phát triển sản xuất
và ổn định đời
sống cho nhân dân.
II
- Hạn hán và cách
phòng tránh
II
21
22
23
Nguyên.
Bài 39: Vấn - Mùa khô kéo dài 4-5
đề khai thác tháng.
lãnh
thổ
theo chiều
sâu ở Đông
Nam Bộ
Bài 40: Vấn
đề sử dụng
hợp lý và cải
tạo tự nhiên
ở đồng bằng
sông
Cửu
Long
- Đồng bằng châu thổ
rộng lớn, chịu tác
động trực tiếp của
sông Tiền và sông
Hậu.
- Khí hậu cận xích
đạo, mưa lớn.
- Địa hình thấp trũng
- Mạng lưới sơng ngịi
và kênh rạch chằng
chịt
- Hạn hán, thiếu
nước cho sản xuất
và sinh hoạt, ngập
lụt khi triều cường
lên, do đó phải tìm
các biện pháp hạn
chế và khắc phục.
- Mùa mưa bị ngập
lụt nghiêm trọng
- Mùa khô bị xâm
nhập mặn, phèn...
- Hậu quả của các
thiên tai trên và
biện pháp khắc
phục (sống chung
với lũ)
Bài 42: Vấn - Biển Việt Nam là - Thiên tai trên
đề phát triển vùng biển nhiệt đới có biển và cách phịng
kinh tế, an nhiều thiên tai
tránh
ninh quốc
phịng
ở
biển Đơng
và các đảo,
quần đảo
II
II
II
(Dạng I. Trực tiếp; Dạng II. Gián tiếp)
Nhìn chung các nội dung bài học Địa lí có khả năng tích hợp và lồng ghép
giáo dục PCTT cho học sinh lớp 12 rất đa dạng. Có thể khai thác tập trung vào
các nội dung như: các loại thiên tai, nguyên nhân hình thành, phân bố, tác hại
và cách phòng chống thiên tai.
- 25 -