BM 01-Bia SKKN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÓ HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
Người thực hiện: Người thực hiện: TRẦN NGỌC ANH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: .............................
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: .......................................................
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình
Đĩa CD (DVD)
Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2015 - 2016
BM02-LLKHSKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: TRẦN NGỌC ANH
2. Ngày tháng năm sinh: 1965
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: 202/7 Phan Đình Phùng, KP5, P.Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại:
(CQ)/
6. Fax:
E-mail:
(NR); ĐTDĐ: 0913108702
7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn,
giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…) : Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi,
Đảng viên, Giáo viên dạy toán.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Toán
- Năm nhận bằng: 1986
- Chuyên ngành đào tạo: Khoa Toán _ ĐHSP TP.Hồ Chí Minh
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 30
- Số năm có kinh nghiệm: 6 ( quản lý)
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không
2
PHÓ HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau 30 năm đổi mới, nhiều thành tựu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đã
đưa thế và lực của nước ta ngày càng tăng cao trên trường quốc tế. Cùng với sự thay
da đổi thịt của mọi mặt trong đời sống xã hội là sự phát triển như vũ bão của thông tin
và công nghệ thông tin. Cho đến nay, phải nói rằng không một ai còn nghi ngờ về
vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực
của đời sống. Trong giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin trên thực tế cũng
đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học, nhất là về
phương pháp dạy học.
Với nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để cơ cấu
lại nền kinh tế, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, Bộ
giáo dục và đào tạo đã tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới giáo dục. Để làm được điều đó,
Bộ giáo dục và đào tạo đã đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được
thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới
phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương
tiện dạy học phù hợp và công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan
trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học bằng việc cung cấp cho giáo viên
những phương tiện làm việc hiện đại. Từ những phương tiện này giáo viên có thể
khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin. Việc khai thác mạng giúp giáo
viên tránh được tình trạng “dạy chay” một cách thiết thực đồng thời giúp giáo viên
có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và hiệu quả.
Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Phó Hiệu trưởng quản lý hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin trong trường THPT Nguyễn Trãi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
của mình. Sáng kiến kinh nghiệm bám sát các văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo,
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai và đặc
điểm, tình hình của trường THPT Nguyễn Trãi.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Sáng kiến kinh nghiệm được xây dựng trên cơ sở hệ thống các văn bản quy
pháp luật sau:
Chỉ thị 58 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 17
tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nói rõ: “Ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ
và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện
3
đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,
hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt
đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nói một
cách khác, công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của
sự phát triển hiện nay.
Tại cuộc họp “Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính
trị và triển khai đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông
tin và truyền thông” vào tháng 12/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng
định: “Công nghệ thông tin không chỉ là ngành công nghiệp dịch vụ phát triển với
tốc độ cao, đóng góp lớn vào nguồn thu cho đất nước mà còn là động lực phát triển
hạ tầng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, không một ngành
nào, lĩnh vực nào phát triển mà không dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
và truyền thông”.
2. Cơ sở thực tiễn
Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã và đang là
nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Công nghệ thông tin đã đi vào trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục, nơi mà tính hiệu
quả của việc ứng dụng thông tin trong giảng dạy và quản lý được chứng minh. Đối
với Giáo dục và Đào tạo, công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất
lượng giáo dục. Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có những đề
án và dự án về ứng dụng thông tin trong giảng dạy và quản lý giáo dục. Trong
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, việc nâng cao hiệu quả ứng dụng công
nghệ thông tin cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin luôn được
nhấn mạnh. Nhờ vậy đã có những bước tiến không nhỏ về ứng dụng công nghệ
thông tin trong lĩnh vực giáo dục.
Vì vậy, Cán bộ quản lý nhà trường có trách nhiệm triển khai, thúc đẩy, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường đúng
pháp luật, hiệu quả, chấn chỉnh các trường hợp né tránh hoặc lạm dụng việc ứng
dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, Ban giám hiệu nhà trường cũng cần có biện
pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phù hợp
với đặc điểm tình hình và chiến lược phát triển nhà trường.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Đặc điểm, tình hình về trường THPT Nguyễn Trãi (Trích báo cáo tổng
kết năm học 2014 – 2015)
Trường vinh dự mang tên Nguyễn Trãi anh tài vĩ đại đất Việt, anh hùng giải
phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Trường được thành lập theo quyết định
1219/UBT Ngày 30-08-1983 của chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai và Quyết định số
189/QĐ-BGD ngày 09/04/1987 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục.
1.1. Môi trường bên trong
1.1.1. Điểm mạnh
4
Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn, khoa học, bản lĩnh, sáng
tạo. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế.
Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá thực chất và đổi mới. Được sự tin
tưởng cao của công chức, viên chức trong nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 100% đạt chuẩn, trong đó có 10
thạc sĩ; hiện đang học cao học 02; nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với
nhà trường mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn và nghiệp
vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chi bộ Đảng của trường có 34 Đảng viên đạt tỷ lệ 42% luôn làm tốt vai trò
lãnh đạo các mặt hoạt động trong trường, là tập thể đoàn kết, có ý thức và tinh thần
trách nhiệm, nhiều Đảng viên giữ những vai trò chủ chốt trong trường như BGH,
Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trưởng ban Thanh tra nhân
dân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Cựu chiến binh, Tổ trưởng chuyên môn….
Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn
hiện tại: 19 phòng học, 04 phòng thực hành - thí nghiệm, 01 phòng công nghệ thông
tin, 02 phòng vi tính, thư viện đạt chuẩn 01, khu sân chơi, bãi tập,… Trường có cảnh
quan xanh, sạch, sân trường rộng, thoáng mát, có nhiều cây xanh, đạt chuẩn về tỷ lệ
đất/ hs (7m2/hs), có đủ nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch cho sinh hoạt.
Là một trong những trường THPT đạt chuẩn Quốc gia, có thành tích trong
giảng dạy và học tập; được học sinh và phụ huynh học sinh vùng Hố Nai tín
nhiệm: Nhà trường liên tục 22 năm liền (1989 - 2012) là tập thể lao động xuất sắc;
được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba (1995), Huân chương lao
động hạng nhì (2001), Huân chương lao động hạng nhất (2009); Trường được
UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen.
1.1.2. Điểm hạn chế
Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: Chưa chủ động trong việc thanh tra,
đánh giá chuyên môn; đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang
tính động viên, công tác kiểm tra chưa thật sự sâu sát, dầy đủ, chưa có tiêu chí
đánh giá các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, nhất là các
tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin.
Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: được đào tạo cơ bản, có năng lực
chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự
đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Ý thức học tập
nâng cao trình độ của một số giáo viên còn hạn chế. Nhiều giáo viên nữ còn trong
độ tuổi sinh con, có con nhỏ nên đã hạn chế nhiều đến phân công chuyên môn
Chất lượng học sinh: vẫn còn học sinh có học lực yếu, ý thức học tập, rèn
luyện chưa tốt.
Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại; phòng học bộ môn chưa đạt chuẩn;
phòng làm việc của giáo viên, tổ chuyên môn chưa có.
1.2. Môi trường bên ngoài
5
1.2.1. Thời cơ
Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trong khu vực Hố Nai.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn
và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Bên cạnh đó là lực lượng giáo viên lớn tuổi có nhiều
kinh nghiệm. Nhà trường là một tập thể đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau.
Chính sách xã hội hóa trong giáo dục đang được phụ huynh quan tâm.
Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
1.2.2. Thách thức
Đòi hỏi ngày càng cao của cha mẹ học sinh và xã hội về chất lượng giáo
dục trong thời kỳ hội nhập.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đổi mới phương pháp trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng
tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
Các trường THPT ở khu vực và tỉnh tăng về số lượng và chất lượng giáo dục.
2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THPT Nguyễn Trãi
2.1. Một số khái niệm
“Thông tin là tất cả những gì có thể cung cấp cho con người những hiểu biết
về đối tượng được quan tâm trong tự nhiên và xã hội, về những sự kiện diễn ra
trong không gian và thời gian về những vấn đề chủ quan và khách quan” (Hoàng
Lê Minh (2005), Công nghệ thông tin và con người, NXB Văn hóa thông tin). Có
thể hiểu, tất cả những gì có thể giúp cho con người hiểu đúng về đối tượng mà họ
quan tâm đều được gọi là thông tin.
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và
công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao
đổi thông tin số” (Luật công nghệ thông tin – 2006 do Quốc hội thông qua ngày 29
tháng 6 năm 2006).
Như vậy, công nghệ thông tin là một thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa
học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo
quan niệm này thì công nghệ thông tin là hệ thống các phương pháp khoa học,
công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền
thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu giữ, truyền dẫn và khai thác,
sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã
hội, văn hóa… của con người.
Công nghệ thông tin là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông
tin. Tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ làm cho việc luân chuyển thông
tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan
trọng. Những khả năng ưu việt này của công nghệ thông tin đã nhanh chóng làm
thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và cả cách ra quyết
6
định của con người. Chính do tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của công nghệ thông
tin đã có tác động to lớn và toàn diện đến xã hội loài người, và hiển nhiên cũng tác
động mạnh mẽ trực tiếp đến giáo dục.
Công nghệ thông tin đã làm thay đổi mô hình giáo dục từ giáo viên là trung
tâm trong mô hình truyền thống sang học sinh là trung tâm trong mô hình giáo dục
mới. Mọi tại nguyên, nguồn lực trong mỗi trường học đều tập trung vào việc tạo
lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho học sinh. Một môi trường hiện
đại sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tìm kiếm thông tin cho mỗi học sinh; trong
khi giáo viên chỉ hướng dẫn kỹ năng, phương pháp giải quyết công việc – cốt lõi
của phương pháp giáo dục này. Máy tính đóng vai trò quyết định chuyển từ mô
hình truyền thống sang mô hình thông tin và ngày càng khẳng định được tính ưu
việt vượt trội so với các phương tiện, đồ dùng dạy học truyền thống ví công nghệ
thông tin không chỉ là một công cụ hỗ trợ dạy học mà còn là tác nhân góp phần tạo
ra một cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo.
Công nghệ thông tin có khả năng nâng cao chất lượng giáo dục thông qua
khả năng đa phương tiện, nó có thể cung cấp cho người học truy cập đến các khái
niệm mà trước đây họ không thể nắm bắt. Công nghệ thông tin nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập, chia sẻ kiến thức và thông tin,… Công nghệ thông tin
và internet đang dần dần trở thành một cánh cửa góp phần nhanh chóng rút ngắn
khoảng cách trong giáo dục giữa các vùng miền. Nó là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi
mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và
chất lượng giáo dục. Ngoài ra, công nghệ thông tin còn hỗ trợ chúng ta phát triển
các hình thức dạy học đã có và triển khai thêm nhiều hình thức dạy học mới.
Nhờ công nghệ thông tin, các khâu và nội dung của quá trình quản lý giáo
dục như: các khuôn khổ pháp lý; các mệnh lệnh quản lý; các cơ sở dữ liệu phục vụ
quản lý giáo dục như: đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, cơ sở vật
chất, trang thiết bị, kinh phí,…; các hoạt động quản lý như: hội họp, tổ chức kiểm
tra, thi cử; các dữ liệu… đều được số hóa dưới dạng chuẩn; tổ chức cập nhật
thường xuyên, nhanh chóng, kịp thời và được lưu chuyển nhanh trên toàn hệ thống
nên hoạt động quản lý hết sức thuận lợi và hiệu quả. Nó từng bước làm thay đổi
phương thức quản lý nhà trường, quản lý hệ thống giáo dục.
2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THPT
Nguyễn Trãi
2.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án
Ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp giáo viên soạn thảo và ứng dụng các
phần mềm dạy học có hiệu quả. Từ năm 2008, hầu hết tất cả giáo viên đều biết sử
dụng máy vi tính để soạn giáo án với các phần mềm phổ biến trong bộ Office của
Microsoft. Hiện nay, 100% giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi đã soạn thảo giáo án
bằng công nghệ thông tin thay thế cho hình thức viết tay trước đây. Ưu điểm của giáo
án này là sạch, đẹp, dễ chỉnh sửa, tiết kiệm thời gian; hạn chế là dễ sao chép giáo án,
in mới mà không bổ sung, chỉnh sửa,… Vì vậy, nhà trường đã triển khai, quán triệt
trong các tổ chuyên môn, đồng thời kiểm tra hồ sơ giáo án định kỳ 2 lần/ năm và kiểm
tra đột xuất khi có vấn đề phát sinh hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lệch lạc, tiêu cực,… để
7
có biện pháp điều chỉnh theo hướng tích cực. Ban giám hiệu trực tiếp kiểm tra hồ sơ,
giáo án của các tổ trưởng chuyên môn và phân công các tổ trưởng chuyên môn trực
tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, giáo án giáo viên.
2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện bài giảng
Từ năm 2010, mỗi giáo viên có ít nhất 2 tiết ứng dụng công nghệ thông tin
trong một năm học được đưa vào nhiệm vụ năm học. Các tiêu chí về ứng dụng
công nghệ thông tin trong soạn thảo giáo án cũng như giảng dạy đã được đưa vào
tiêu chí thi đua, đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm.
Giáo viên thường sử dụng mô hình giảng dạy bằng bài giảng điện tử cùng
với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu, màn chiếu,… Từ năm học
2015 – 2016, nhà trường và phụ huynh học sinh đã đầu tư thêm 17 màn hình LCD
lớn cho 17 phòng học, trị giá hơn 170 triệu đồng. Với các phòng nghe nhìn, phòng
vi tính, phòng tương tác và màn hình ở các phòng học càng đẩy mạnh việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giáo viên tích cực soạn giảng các bài
giảng điện tử, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực,…
Giáo viên có thể sử dụng nhiều phần mềm như PowerPoint, MindMap,… để
thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên có thể cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng
hình, trình bày đề cương bài giảng gọn, đẹp, sinh động và thuận tiện. Khi sử dụng
bài giảng điện tử sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi
bảng, thay vào đó, giáo viên có điều kiện tốt hơn để tổ chức cho học sinh trao đổi,
thảo luận, phát huy tính năng động tích cực và sự say mê, hứng thú của học sinh
trong học tập. Đồng thời, trong một thời gian ngắn của một tiết học, giáo viên có
thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú đa dạng
và sinh động thu hút được sự thích thú say mê học tập của học sinh, lớp học sôi
nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương
pháp dạy học điều cần lưu ý là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cần
kết hợp một cách hài hòa giữa ý tưởng thiết kế nội dung bài giảng và kĩ thuật vi
tính. Một mặt phải bảo đảm đặc trưng bộ môn, chuyển tải được các đơn vị kiến
thức cơ bản cần thiết, mặt khác phải bảo đảm tính thẩm mỹ, khoa học và thuận tiện
trong việc sử dụng. Điều đó đòi hỏi khi thiết kế giáo án điện tử giáo viên cần nắm
bắt tính hệ thống và kết cấu của một bài giảng điện tử, những thông tin, hình ảnh,
đoạn phim phải được chọn lọc, phải thiết thực và phù hợp với nội dung bài giảng.
Việc sử dụng kênh màu, kênh chữ phải hài hòa, hợp lý rõ ràng. Có thể sử dụng các
hiệu ứng để bài giảng sinh động hơn nhưng nếu lạm dụng sẽ làm học sinh mất tập
trung. Đồng thời lượng chữ và thông tin trên một slide cụ thể phải được trình bày
một cách lôgic, hợp lý và bảo đảm tính sư phạm. Giáo viên cần lưu ý công nghệ
thông tin chỉ là phương tiện hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy và học chứ không
phải là tất cả.
Muốn ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ tốt công tác giảng dạy của
mình trước hết người giáo viên cần phải nắm được công cụ đó, nghĩa là giáo viên
phải có những kiến thức cơ bản về tin học, các kỹ năng sử dụng máy tính và một
số thiết bị công nghệ thông tin thông dụng nhất. Vì thế, được phân công nhiệm vụ
8
quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn
tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy cho giáo viên. Bên cạnh đó, tôi cùng với các tổ chuyên môn đã xây
dựng tiêu chí đánh giá tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin để đặt ra những yêu
cầu đối với tiết dạy cho giáo viên. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy trở thành việc thường xuyên, việc đương nhiên đối với giáo viên, tôi đã
đề xuất đưa tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên
vào tiêu chí thi đua, thang điểm thi đua.
2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác tài liệu
Hiện nay, mạng Internet đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong
công tác giảng dạy của giáo viên, sử dụng Internet giúp giáo viên tìm kiếm thông
tin nhanh và có hiệu quả. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của hội đồng sư
phạm, nội dung về các thư viện tài nguyên trực tuyến, các diễn đàn chuyên môn,…
được chia sẻ để giáo viên có thêm thông tin và kinh nghiệm tìm kiếm, trao đổi và
tự tạo tài nguyên phục vụ giảng dạy. Nhà trường tạo cho mỗi giáo viên một tài
khoản trên trang web />Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi giáo viên phải thu thập những địa chỉ web hay
trong từng lĩnh vực cụ thể, phải trang bị cho mình các kỹ năng tìm kiếm thông tin
trên mạng, kỹ năng tra cứu, lưu giữ, xử lý thông tin…
2.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá
Với thế mạnh về tốc độ tính toán, thống kê, sắp xếp, phân loại, trích lọc dữ
liệu, lưu trữ,… các phần mềm máy tính đã giúp cho việc đánh giá trở nên nhanh
chóng, thuận tiện, chính xác, khách quan,.. Kết quả đánh giá được lưu trữ có thể
được phân tích tự động giúp cho người quản lý thuận lợi hơn khi quản lý theo quá
trình. Trong các năm học gần đây, việc ra đề, trộn đề được soạn thảo bằng các
phần mềm giúp cho các đề vừa đẹp về hình thức, vừa bảo đảm nội dung,…
Năm học 2015 – 2016, trường áp dụng kiểm tra tập trung các bài một tiết trở
lên với các môn: Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, cắt phách và nhập điểm độc lập trên hệ
thống mạng giáo dục Việt Nam đã bảo đảm việc đánh giá khách quan, truy xuất
kết quả, thống kê nhanh chóng, chính xác,… Từ đó, Ban giám hiệu và Hội đồng sư
phạm có thể ra các quyết định giáo dục chính xác. Phụ huynh và học sinh có thể
.heo dõi kết quả học tập của con em mình. Được phân quyền quản trị mạng nhà
trường, tôi đã lập kế hoạch và triển khai nhập điểm tất cả các môn học mỗi năm 4
đợt để giám sát tiến trình kiểm tra đánh giá và thực hiện phân phối chương trình.
Điểm được cập nhận lên mạng để phụ huynh và học sinh tra cứu, đồng thời nhắn
tin thông báo về cho cha mẹ học sinh.
Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cũng được cập nhật hàng ngày vào hệ
thống để giáo viên và phụ huynh dễ dàng theo dõi quá trình rèn luyện của học sinh.
2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh
Việc sử dụng công nghệ thông tin làm cho môi trường học tập của học sinh
không còn giới hạn mà học sinh có thể học trên mạng, sách điện tử, CD-Rom,…
Có thể nói, học sinh trường THPT Nguyễn Trãi rất tự tin trong việc làm việc
9
nhóm, tìm kiếm thông tin phục vụ môn học, giờ học, làm việc theo dự án,… phát
huy năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh trong đổi mới phương pháp học tập.
Nhà trường có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng, tuyên
dương các cá nhân, tập thể ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin. Ví dụ như, nhà
trường đã khen thưởng 5 học sinh đạt giải cấp tỉnh Kỳ thi Violympic tiếng Anh
trên Internet, trong đó, một học sinh đạt giải khuyến khích cấp Quốc gia Kỳ thi
Violympic tiếng Anh trên Internet.
2.3. Ứng dụng thông tin trong quản lý nhà trường
Một số hệ thống thông tin quản lý trong nhà trường
-
Hệ thống thông tin quản lý giảng dạy (Elearning, mạng Lan, Mail nội bộ…)
Hệ thống quản lý học sinh (VnEdu)
Hệ thống thông tin quản lý thi cử (VnEdu)
Hệ thống thông tin quản lý nhân sự (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hệ thống thông tin quản lý tài chính (Misa, iBHXH, HTKK 3.3.37)
Hệ thống thông tin quản lý hành chính, thư viện
Hệ thống thông tin quản lý tài sản, thiết bị công hữu
Hệ thống thống kê giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo (EMIS)
Các điều kiện để xây dựng và khai thác hệ thống thông tin quản lý
- Điều kiện về lực lượng lãnh đạo: có năng lực quản lý, tầm nhìn chiến lược,
trình độ CNTT, nhận thức đúng đắn, đầy đủ về việc tin học hóa 1uản lý nhà
trường và tổ chức dạy và học…
- Điều kiện về trình độ công nghệ thông tin của giáo viên, công nhân viên và
học sinh
- Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, các phần mềm ứng dụng
- Điều kiện về các phương pháp dạy học, phương pháp học tập
Các nguyên tắc xây dựng và khai thác hệ thống thông tin quản lý
- Nguyên tắc hiệu quả: không thể máy móc ứng dụng công nghệ thông tin
hoặc ứng dụng công nghệ thông tin theo phong trào, vồ vập, mù quáng mà phải
căn cứ vào tính hiệu quả của từng nội dung công việc, từng bài dạy, từng đối
tượng, từng thời điểm để đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Ngành giáo dục là một
ngành đặc thù cần kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp, phương tiện, không có
một phương pháp, phương tiện nào là tối ưu, là có thể thay thế hoàn toàn cho các
phương pháp, phương tiện khác.
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: để có thể vận dụng đúng, hiệu quả, cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh cần tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống,
có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về vấn đề.
- Nguyên tắc người lãnh đạo cao nhất
- Nguyên tắc tự động hóa việc luân chuyển tài liệu
- Nguyên tắc cơ sở thông tin thống nhất
- Nguyên tắc hệ thống mở
- Nguyên tắc làm phù hợp khả năng thông qua tại mọi nút, mọi bộ phận
10
Phần mềm quản lý là phần mềm ứng dụng với nhiệm vụ thực hiện tin học
hóa các quá trình quản lý truyền thống, không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ hay xử
lý thông tin. Ngày nay, các phần mềm quản lý có xu hướng “trực tuyến” nhiều hơn
nhờ công nghệ trên nền Internet phát triển mạnh hơn trước đây rất nhiều. Các phần
mềm quản lý trường học và hệ thống thông tin quản lý giáo dục, cơ sở dữ liệu về
học sinh, giáo viên,… trong đó có học bạ và bảng điểm điện tử. Loại hình các phần
mềm quản lý trường học này đã và đang được các nhà cung cấp trong và ngoài
nước cung cấp nhiều và khá phù hợp với từng mục đích ứng dụng, mức độ đầu tư
khác nhau. Tuy nhiên, để có thể tích hợp các thông tin một cách đồng bộ và các cơ
sở dữ liệu liên quan thì cần phải thống nhất về các chuẩn.
3. Các nguyên tắc tổ chức và quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin trong nhà trường
Ý thức về tầm quan trọng và tính hữu ích của việc ứng dụng CNTT trong
giáo dục. Nâng cao nhận thức về lợi ích ứng dụng CNTT vào giảng dạy
Lãnh đạo nhà trường phải là người tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng
các tiện ích của CNTT thông tin đem lại, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng
cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường noi theo.
Bằng nhiều hình thức, cần quán triệt trong Ban giám hiệu, Chi ủy Đảng,
Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác, cung cấp, tuyên truyền các văn
bản chỉ đạo của cấp trên về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường;
Cần động viên, khuyến khích các giáo viên cao tuổi có kinh nghiệm, say mê
CNTT, say sưa tìm tòi phương pháp giảng dạy mới, tổng hợp, góp ý, kết hợp các
phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại để đạt được
hiệu quả cao nhất trong dạy học, coi đó là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên
trẻ noi theo. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, giao cho chi đoàn giáo viên là
nòng cốt đi đầu trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ
ngoại ngữ, tin học. Đồng thời mời các chuyên gia về CNTT về tập huấn cho cán bộ
giáo viên - nhân viên trong nhà trường. Tạo thói quen vào mạng, cập nhật thông
tin, sưu tầm dữ liệu, phần mềm giáo dục, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi
mới phương pháp dạy học. Hằng năm, luân phiên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và
kỹ năng sử dụng CNTT cho giáo viên để sử dụng được máy vi tính, phần mềm ứng
dụng vào giảng dạy, công tác để ứng dụng các thiết bị và phần mềm nhằm đổi mới
nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá, vận dụng phương tiện
CNTT vào tự học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ . Bồi dưỡng kiến thức về tin
học cho cán bộ lãnh đạo, giáo viên và nhân viên có đủ trình độ để sử dụng, khai
thác tốt các thiết bị CNTT trong quản lý nhà trường. Tin học hóa trong công tác
quản lý nhân sự, sổ điểm, trao đổi thông tin trong trường qua email,…
Xây dựng các kế hoạch, ra các văn bản, quyết định có tính chất chiến lược
lâu dài, kết hợp triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho các cán
bộ quản lý và các tổ chức khác trong nhà trường thực hiện các nhiệm vụ về ứng
dụng công nghệ thông tin phù hợp với trình độ CNTT của cán bộ quản lý và giáo
viên trong nhà trường. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong Ban giám hiệu và các tổ
11
chức khác trong nhà trường bằng cách đưa vào Nghị quyết Hội nghị công chức,
viên chức hằng năm.
Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng
CNTT vào giảng dạy cho từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học. Phó Hiệu
trưởng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT xây dựng thang điểm đánh giá tiết dạy
ứng dụng CNTT và tổ chức kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của hoạt động. Đồng
thời, với việc xây dựng kế hoạch về khai thác và sử dụng kinh phí đầu tư: không
chỉ dừng ở việc đầu tư trang thiết bị, mà cần chú trọng hơn trong kế hoạch kinh phí
cho bảo trì, bảo dưỡng; mua phần mềm; lắp đặt và khai thác đường truyền Internet,
xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ dạy học và quản lý... Hơn hết, ban giám
hiệu nhà trường cần xây dựng kế hoạch về con người: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng,
nâng cao trình độ cho đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng soạn
thảo văn bản trên máy tính để thiết kế giáo án, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học,
kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng, kỹ năng tổ chức dạy học bằng
trình chiếu,.... Tất cả các kế hoạch về việc ứng dụng CNTT cần phải cụ thể, phù
hợp với từng giai đoạn, từng nhóm công việc, từng đối tượng, hình thức và giải
pháp thực hiện…
Nhà trường phải tổ chức sơ kết, tổng kết và họp rút kinh nghiệm về những
công việc và kế hoạch đề ra. Các tổ chuyên môn có trách nhiệm báo cáo hàng
tháng về việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy, tra cứu tài liệu, nghiên cứu trải nghiệm khoa học kỹ thuật,… Giao
cho các tổ nhóm chuyên môn, cá nhân sưu tầm, tuyển chọn các tiết dạy hay có ứng
dụng CNTT để giáo viên tham khảo, học tập. Tăng cường công tác kiểm tra, dự
giờ thăm lớp, xếp loại giáo viên nhất là các bài dạy, tiết dạy có ứng dụng CNTT
trong đổi mới phương pháp dạy học, coi tiêu chí ứng dụng CNTT là một tiêu chí
thi đua trong nhà trường. Đồng thời, nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất đáp
ứng được nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà
trường, như: máy tính, máy chiếu, màn chiếu, bảng tương tác, mà hình LCD, âm
thanh, internet,… bằng cách tiết kiệm các khoản chi tiêu trong năm từ ngân sách,
các khoản thu nhập phúc lợi của tập thể để mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị,
máy tính, mạng máy tính phục vụ cho giảng dạy và ứng dụng CNTT. Đồng thời,
tích cực làm tốt công tác xã hội hóa để huy động nhân dân, cộng đồng, cha mẹ học
sinh, các nhà hảo tâm tài trợ đóng góp cho nhà trường để trang bị thêm cơ sở vật
chất, máy tính và mạng máy tính cho nhà trường. Việc trang bị cơ sở vật chất phải
có kế hoạch, lộ trình từng bước, từng giai đoạn, từng mảng công việc cụ thể theo
hướng hiện đại hóa được đến đâu là đảm bảo hoạt động tốt đến đó không dàn trải,
bảo trì bảo dưỡng thường xuyên để các thiết bị luôn luôn hoạt động tốt. Có kế
hoạch khai thác, sử dụng các thiết bị đúng mục đích, hiệu quả.
Phát động học sinh tích cực tham gia các cuộc thi qua mạng do Bộ GD& ĐT
tổ chức nhằm nâng cao chất lượng dạy và học như giải toán trên Internet, tiếng
Anh trên Internet, giao thông thông minh, thiết kế bài giảng điện tử e-learning....
Qua đó, nâng lên một tầm cao mới của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của
đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
4. Bài học kinh nghiệm
12
- Thành lập Ban ứng dụng công nghệ thông tin chỉ đạo sát sao việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong từng bộ phận hợp thành nhà trường. Ban hành các văn
bản mang tính pháp lý về việc ứng dụng công nghệ thông tin.
- Có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với giáo viên chậm, ngại ứng
dụng công nghệ thông tin.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác tuyên truyền việc ứng
dụng công nghệ thông tin, xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng
công nghệ thông tin, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học của cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh.
- Phải có kế hoạch, phương án quản lý, chỉ đạo để nâng cao chất lượng dạy
và học. Đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình, đảm bảo lượng kiến thức của giờ
dạy, kết hợ linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học. Ban giám hiệu quản
lý chặt chẽ chương trình, thời khóa biểu, dự giờ thăm lớp,…
- Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin,
thường xuyên bảo dưỡng, bảo hành đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu
sử dụng.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ
yêu nghề, yên tâm công tác, trách nhiệm, say mê, sáng tạo trong ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác và giảng dạy.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Bằng các biện pháp tổ chức đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học và
quản lý giáo dục như trên, nhà trường giữ vững được vị trí của mình trong hệ
thống giáo dục tỉnh Đồng Nai, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT luôn ở mức
99%, kết quả thi học sinh giỏi luôn nằm trong top cao của tỉnh, kết quả thi đại học
đạt trên 75%,…
100% các phòng học được trang bị màn hình LCD 52inch, 100% các thiết bị
CNTT được cấp phát đã đưa vào khai thác và sử dụng…
100% giáo viên có tiết dạy ứng dụng CNTT.
Đời sống giáo viên ổn định, nguồn tăng thu nhập tương đối tốt, cán bộ giáo
viên yên tâm công tác.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề xuất
Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý để Hiệu trưởng có thể tổ chức đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông, xã hội hóa các nguồn
lực xã hội đầu tư vào cơ sở vật chất nhà trường phục vụ việc ứng dụng công nghệ
thông tin, chấn chỉnh hoạt động dạy thuần túy truyền thống – không đổi mới
phương pháp dạy học, không sử dụng phương tiện dạy học, không ứng dụng công
nghệ thông tin… trong đơn vị mình.
Nhà nước và các ngành chức năng chăm lo chế độ, chính sách cho đội ngũ
cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục.
13
Bộ giáo dục và Đào tạo cần biên soạn chương trình sách giáo khoa phù hợp.
Các ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để tăng cường
công tác kiểm tra, cần có khung và mức quy định cụ thể với các hình thức ứng
dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường.
2. Khuyến nghị khả năng áp dụng
Đề tài này phù hợp cho việc áp dụng ở hầu hết các trường THPT có trang bị
vi tính, màn chiếu, máy chiếu, kết nối internet (tối thiểu là khu Hiệu bộ).
14
PHỤ LỤC
SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
Số:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
/KH-THPT.NT
Biên Hòa, ngày 21 tháng 8 năm 2015
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2015-2016
- Căn cứ Quyết định số 2797/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2015 về ban
hành khung kế hoạch thời gian năm học 2015-2016;
- Căn cứ Kế hoạch số 6359/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2015 của UBND
tỉnh Đồng Nai về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2015-2016;
- Căn cứ công văn số 1811/SGDĐT, ngày 19 tháng 8 năm 2015: Hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ năm học,
Trường THPT Nguyễn Trãi xây dựng kế hoạch năm học 2015-2016 như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1- Đội ngũ CB-GV-CNV:
Tổng số: 80, biên chế: 62, hợp đồng qua sở: 16, hợp đồng trường: 03 (1 bảo
vệ, 2 quản sinh); Nữ: 52 (65%), Nam: 28 (35%). Trong đó:
- Ban giám hiệu: 3; Giáo viên: 67 (gồm cả 3 giáo viên phụ trách thiết bị ); nhân
viên: 10.
- Đảng viên: 32 (40%)
- Tôn giáo: 24 (30%)
- Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 24 (37%)
- Trên đại học: 9 (14%)
- Giáo viên đạt chuẩn: 67/67=100%
- BGH đạt chuẩn: 3/3=100%
2. Học sinh
2. Học sinh
- Tổng số: 1222 (Nữ: 718; chiếm tỉ lệ 60%).
+ Khối 12: 388 (Nữ: 218).
+ Khối 11: 388 (Nữ: 238).
+ Khối 10: 446 (Nữ: 262).
- Công giáo: 918 (76%), Phật giáo: 51 (5%), Tôn giáo khác: 0, Không theo tôn
giáo nào: 236 (19%).
- Khối sáng: khối 12 và 7 lớp 10 (từ 10A5 đến 10A9 và 10B1, 10B2)
- Khối chiều: khối 11 và 4 lớp 10 (từ 10A1 đến 10A4)
15
3. Điều kiện cơ sở vật chất:
- Khu hiệu bộ: 05 phòng
- Phòng học: 20
- Phòng bộ môn: 03 (Lý, Hóa, Sinh)
- Phòng lab: 01
- Phòng máy tính: 02 (45 máy)
- Thiết bị: đảm bảo đủ phục vụ yêu cầu tối thiểu công tác dạy và học.
4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn:
4.1. Thuận lợi
- Trường thành lập trên 30 năm, là cơ sở giáo dục có uy tín trên địa bàn.
- CBQL có tâm huyết và bản lĩnh trong quản lý nhà trường.
- Đội ngũ GV lớn tuổi, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, được đào tạo khá toàn diện, dễ tiếp cận
phương pháp, phương tiện dạy học mới.
- Học sinh được thi tuyển đầu vào, hầu hết có học lực khá giỏi, đạo đức tốt.
4.2. Khó khăn
- Quy chế thi, xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học liên tục thay đổi, gây khó
khăn lớn trong việc xây dựng kế hoạch, ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên, học
sinh và phụ huynh.
- Trường có thay đổi lớn về đội ngũ giáo viên, bị động trong phân công chuyên
môn và phân công dạy thay:
+ Tổ Toán: 01 GV nghỉ hưu, chưa có GV thay thế
+ Nhóm Sử: 01 GV nghỉ hưu, 01 GV chuyển trường (chưa có GV thay thế), 01
GV chuẩn bị nghỉ sinh.
+ Nhóm Tin: 01 GV nghỉ hộ sản
+ Nhóm Địa: 01 GV bệnh, 02 GV chuẩn bị nghỉ sinh
+ Tổ Tiếng Anh: 04 GV đi học (đến hết tháng 9/2015), 01 GV nghỉ chữa bệnh.
+ Tổ Văn: 01 GV nộp đơn xin thôi việc.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn thiếu, dẫn đến khó khăn trong việc tổ
chức dạy học 2 buổi/ ngày và công tác bồi dưỡng, phụ đạo học sinh..
B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM: Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy - học và các
hoạt động giáo dục, giữ vững sự đoàn kết, khẳng định thương hiệu trường THPT
Nguyễn Trãi.
Chủ đề năm học “Dân chủ, kỷ cương, đổi mới, chất lượng”
C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
I. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức:
1. Nhiệm vụ:
- Triển khai học tập và thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
- Tiếp tục triển khai và thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị Quyết
số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”.
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ
Chính trị khóa XI về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo
16
đức Hồ Chí Minh”, chú trọng tinh thần nêu gương, nâng cao ý thức trách nhiệm,
năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ giáo viên.
2. Giải pháp thực hiện:
- Công đoàn xây dựng các nội dung tuyên tuyền và tổ chức tuyên truyền trong
các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chủ nhiệm, giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn
trước những đổi mới của ngành.
- Đoàn trường, chi đoàn giáo viên tổ chức tuyên truyền dưới cờ, tổ chức các
hoạt động mang tính chiều sâu, thiết thực, giúp học sinh hiểu những thay đổi trong
quy chế thi, từ đó có nhận thức đúng trong học tập, rèn luyện cũng như lựa chọn
ngành nghề.
- Yêu cầu CB-GV-CVN tự học tập, tìm hiểu để thực hiện tốt chủ trương của
trương của Đảng, nhà nước và của ngành.
3. Chỉ tiêu:
- 100% CB,GV, CNV tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ chuyên
môn do sở và trường tổ chức.
- 100% CB-GV-CNV chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
- Trong năm học, giới thiệu 02 quần chúng ưu tú cho chi bộ xem xét kết nạp.
- Không có học sinh vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.
- 100% học sinh cam kết và chấp hành tốt luật An toàn giao thông.
II. Công tác chuyên môn:
1. Nhiệm vụ:
- Trọng tâm : “Bảo đảm 100% học sinh đỗ tốt nghiệp, giữ vững tỉ lệ 80% đỗ
vào cao đẳng, đại học, tiếp tục thực hiện phân luồng, định hướng nghề nghiệp phù
hợp với năng lực cá nhân theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục đào tạo"
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học gắn với đổi mới hình thức, phương
pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực
người học.
- Giáo viên bộ môn bồi dưỡng tập trung theo quy định; Tự bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực đội ngũ, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học.
- Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Khắc phục việc thiếu phòng học, thực hiện tốt kế hoạch dạy học 2
buổi/ngày, đảm bảo ôn luyện tốt cho học sinh khối 12
2. Giải pháp thực hiện:
- Ban giám hiệu:
+ Xây dựng kịp thời, đầy đủ, sát thực tế và cụ thể các kế hoạch nhằm lãnh đạo
toàn trường thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm.
+ Tăng cường dự giờ, thăm lớp, việc đánh giá giáo viên sẽ chuyển sang chú
trọng năng lực sáng tạo trong thiết kế bài dạy trên lớp, kết quả công tác, uy tín với
đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh.
+ Tổ chức Hội thi GV dạy giỏi cấp trường và Hội thi GVCN lớp giỏi để tạo
điều kiện cho GV trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn,
17
đồng thời làm cơ sở tham dự Hội thi cấp Tỉnh.
- Tổ chuyên môn:
+ Chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu, học sinh và phụ huynh học sinh về
kết quả đào tạo.
+ Xây dựng phân phối chương trình dạy học chính khoá, tự chọn, dạy 2 buổi
theo hướng đáp ứng yêu cầu của kỳ thi THPT Quốc gia. Hiệu trưởng phê duyệt
trước khi thực hiện. Đây là căn cứ để giáo viên thực hiện và các cấp quản lý kiểm
tra, đánh giá.
+ Điều chỉnh cách ra đề kiểm tra, tăng cường các câu hỏi mở yêu cầu vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với kỳ thi THPT Quốc gia.
+ Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo Kế hoạch
số 80/KH-BGDĐT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ban
giám hiệu tổ chức kiểm tra sinh hoạt tổ chuyên môn theo đúng kế hoạch.
- Giáo viên bộ môn:
+ Chịu trách nhiệm về chuyên môn ở các lớp được phân công giảng dạy.
+ Thực hiện dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến
thức, kỹ năng của chương trình GD cấp THPT, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện
chương trình và điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT để sử dụng hợp lý
sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp
xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý,
phù hợp với các đối tượng; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, biết vận dụng
kiến thức đã học, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm hợp lý cho học sinh.
+ Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khóa; bảo đảm cân đối
giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; liên hệ thực tế
phù hợp với nội dung bài học. Tích cực ứng dụng CNTT một cách hợp lý vào bài
giảng. Tăng cường sử dụng và sử dung hiệu quả các thiết bị dạy học, phương tiện
nghe nhìn.
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động ngoại khoá, HĐGDNGLL theo
nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm
đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn
luyện kỹ năng hoạt động xã hội cho HS.
3. Chỉ tiêu :
3.1 Giáo viên:
- 100% giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn, có đủ hồ sơ giảng dạy.
- 100% giáo viên tham gia hội giảng cấp trường.
- 100% giáo viên chủ nhiệm có hồ sơ chủ nhiệm, 50% chủ nhiệm giỏi, 100%
giáo viên mới ra trường được công nhận hết tập sự.
- 100% giáo viên được kiểm tra HĐSP.
Cụ thể:
STT
Nội dung
Năm học 2014-2015
Năm học 2015-2016
1
GV giỏi cấp trường
10
12
2
GVCN giỏi cấp trường
15
16
3
CSTĐ cấp tỉnh
01
03
4
CSTĐCS
11
11
18
5
6
7
Lao động xuất sắc
Lao động tiên tiến
Tổ lao động tiên tiến
20
75
8
20
75
8
Năm học 2014-2015
40
41
Không dự thi
118 (9.65%)
832 (68.03%)
99,26%
07/1223 (0,74%)
0
1193 (97.55%)
27 (2.21%)
438/443 (98,87%)
Chưa có số liệu
Năm học 2015-2016
40
41
12
120/1222 (9,81%)
850/1222 (69,55%)
100%
4
0
1200/1222 (98,19%)
22 (1,8%)
100%
80%
3.2 Học sinh:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Nội dung
HSG cấp tỉnh khối 12
HSG cấp tỉnh khối 10
HSG cấp tỉnh MTCT K.12
HSG toàn diện (3 khối)
HS tiên tiến (3 khối)
Lên lớp thẳng
Học sinh yếu
Lưu ban
Xếp loại
Tốt
Hạnh kiểm Khá
Tốt nghiệp THPTQG
Đỗ đại học, cao đẳng
III. Công tác hướng nghiệp:
1. Nhiệm vụ:
Từng bước thực hiện NQ 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đào tạo, trong đó chú trọng: “ Đẩy mạnh phân luồng, định hướng nghề nghiệp ở
THPT ; bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học phổ thông phải tiếp cận nghề
nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng…”
2. Giải pháp:
- Ban giám hiệu:
+ Tổ chức dạy hướng nghiệp theo chương trình của Bộ GDĐT: Thời lượng
HĐGDHN 9 tiết/năm. Trong đó, tích hợp đưa sang giảng dạy ở môn Công nghệ
(phần Tạo lập doanh nghiệp” ở lớp 10) và tích hợp đưa sang HĐGDNGLL (do
GV môn Công nghệ, GV HĐGDNGLL thực hiện) ở 3 chủ đề: “Thanh niên với
vấn đề lập nghiệp” (chủ đề tháng 3); “Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (chủ đề tháng 9); “Thanh niên
với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (chủ đề tháng 12).
+ Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp khác phù hợp cho từng khối như: Tư
vấn chọn nghề, chọn trường, chọn ngành học; tham quan các trường đại học, các
công ty, xí nghiệp....
- GVCN:
+ Có biện pháp nắm rõ năng lực học tập của từng học sinh trong lớp, định
hướng, tư vấn cho học sinh và phụ huynh từ đầu năm học, giúp học sinh nhận rõ
năng lục và sở thích của bản thân, hiểu yêu cầu của nghề, của xã hội và biết lựa
chọn nghề phù hợp.
+ Phối hợp với nhà trường cập nhật và cung cấp thông tin đầy đủ cho HS về
19
các trường ĐH-CĐ, các trường nghề để HS có những lựa chọn đúng đắn, tránh
lãng phí thời gian học tập.
- Đoàn trường:
+ Điều chỉnh hoạt động tham quan, hướng nghiệp phù hợp đối tương học
sinh: tổ chức cho HS khá giỏi tham quan một số trường ĐH-CĐ trọng điểm; học
sinh trung bình tham quan một số trường nghề có chất lượng ở địa phương...
- Tiếp tục tổ chức chương trình giao lưu, giới thiệu gương điển hình đã thành
công trong quá trình lập nghiệp nhờ lựa chọn đúng năng lực bản thân, giúp HS tự
tin có những quyết định đúng đắn.
3. Chỉ tiêu :
- Tư vấn thành công 80% học sinh vào đại học, cao đẳng.
- Tư vấn thành công 30% học sinh vào cao đẳng nghề và các hình thức lập
nghiệp khác.
IV. Các hoạt động giáo dục khác :
- Thực hiện đủ các chủ đề NGLL theo quy định, với thời lượng 2 tiết/ tháng.
Trong đó chú trọng giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Bảo đảm
100% học sinh tham gia.
- Dạy nghề phổ thông: Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số
8608/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2007 và công văn số 10945/BGDĐT-GDTrH
ngày 27/11/2008 của Bộ GDĐT. Tổ chức dạy nghề Tin học văn phòng, nghề Điện
dân dụng. Thời lượng 105 tiết/ năm học (mỗi tuần 3 tiết). Từng bước khuyến khích
học sinh không đăng kí thi tốt nghiệp nghề phổ thông để được cộng điểm ưu tiên.
- Tổ chức tốt việc dạy học môn giáo dục thể chất, GD quốc phòng theo
chương trình: Xếp thời khóa biểu trái buổi, đảm bảo nội dung và thời lượng dạy
học.
- Việc dạy học tích hợp và thực hiện các nội dung giáo dục địa phương: tiếp
tục thực hiện theo công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 7/7/2008.
- Tham gia đầy đủ các hội thi, hội thao giáo dục quốc phòng do ngành, Tỉnh
tổ chức.
V. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể :
1. Chi bộ :
- Chỉ đạo các tổ chức trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
- Trong năm học, bồi dưỡng, kết nạp 02 đảng viên mới.
2. Công đoàn :
- Tổ chức, động viên CB-GV-CNV thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà
trường.
- Quan tâm đến đời sống CB-GV-CNV, thực hiện đầy đủ, bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của CĐV.
- Tổ chức 01 đợt tham quan, du lịch cho toàn trường.
3. Đoàn thanh niên :
Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động GDNGLL:
- Phối hợp với GVCN làm tốt các phong trào thi đua, kích thích phong trào
học tập, rèn luyện tính chủ động sáng tạo cho học sinh.
- Tổ chức các chương trình hoạt động ngoại khóa, chuyên đề để giáo dục ý
20
thức chấp hành pháp luật, ATGT cho học sinh, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục
giới tính. Xây dựng cho học sinh tinh thần trách nhiệm, ứng xử tốt với các vấn đề
xã hội.
- Làm tốt công tác phát triển đoàn: cuối năm học, tỉ lệ tập hợp 100%.
4. Hội chữ thập đỏ:
- Tích cực vận động quyên góp từ các tổ chức, cá nhân, sử dụng hiệu quả quỹ
hội.
- Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo, từ thiện: hiến máu nhân đạo, ủng hộ
đồng bào gặp thiên tai, các cơ sở từ thiện, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
quan tâm chăm sóc các học sinh diện chính sách như con thương binh, mồ côi…
5. Ban đại diện CMHS:
- Kiện toàn tổ chức từ đầu năm học qua đại hội CMHS toàn trường ngày
06/9/2015.
- Thực hiện đúng Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Ban đại
diện cha mẹ học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngày 22 tháng 11năm 2011.
- Thực hiện việc thu, chi hợp lý.
- Phối hợp với GVCN, BGH nhà trường giáo dục toàn diện học sinh, ủng hộ
các phong trào hoạt động do nhà trường phát động.
6. Ban thanh tra nhân dân : Thực hiện tốt công tác kiểm tra theo kế hoạch.
VI. Công tác tài chính, cơ sở vật chất:
- Thực hiện việc thu chi đúng quy chế, công khai tài chính, quỹ học phí, quỹ
Ban Đại diện CMHS.
- Kết hợp nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước với các nguồn huy động hợp
pháp khác, sửa chữa, nâng cấp các phòng thực hành vi tính, phòng ứng dụng
CTTT;
- Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.
- Xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn theo Quy chế hoạt động thư viện
trường học ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT.
- Sửa chữa, cải tạo, xây dựng cảnh quan, môi trường nhà trường xanh - sạch đẹp theo Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số
221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế và yêu cầu của phong trào
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tiếp tục kiến nghị các ban ngành có liên quan nhanh chóng xây dựng thêm 10
phòng học mới để đáp ứng việc dạy học 2 buổi/ngày.
- Tăng cường kiểm tra, bảo quản cơ sở vật chất hiện có và có kế hoạch sửa chữa
kịp thời.
VII. Công tác kiểm tra, thi đua, khen thưởng, chế độ thông tin, báo cáo:
1. Trong năm học, nhà trường lập kế hoạch kiểm tra nội bộ, tập trung vào các
nội dung:
- Kết quả thực hiện chủ đề năm học.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học.
- Việc thực hiện CTGDPT và KHGD, đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG, quy
chế chuyên môn, chất lượng các hoạt động của tổ chuyên môn .
21
- Việc triển khai các nội dung CBQL, tổ trưởng và GV đã được tổ chức bồi
dưỡng, tập huấn.
- Biện pháp xây dựng, bảo quản và sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị và đồ
dùng dạy học.
- Việc thực hiện công tác tài chính.
- Về kết quả thực hiện xã hội hóa giáo dục.
- Về kết quả, triển khai tổ chức công tác Giáo dục quốc phòng – An ninh.
- Việc chấp hành chế độ hội họp, thông tin, báo cáo.
2. Xây dựng kế hoạch thi đua phù hợp với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, tình
hình phát triển của nhà trường và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra một cách
thực chất.
3. Chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo.
D. CÁC CHỈ TIÊU, DANH HIỆU THI ĐUA CỦA TRƯỜNG:
- Trường tiên tiến cấp Tỉnh.
- Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh.
- Công đoàn, Đoàn thanh niên đạt vững mạnh.
- Ban Đại diện CMHS được tặng bằng khen của UBND Tỉnh.
- 8/8 tổ đạt Tập thể lao động tiên tiến.
Trên đây là kế hoạch năm học được thông qua trong Hội nghị Cán bộ - Viên
chức năm học 2015-2016 ngày 29/8/2015. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó
khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh đến hiệu trưởng, BCH Công đoàn để được
hướng dẫn giải quyết.
HIỆU TRƯỞNG
VÕ TÁ TẤN
Nơi nhận:
- Sở GDĐT (báo cáo)
- Các PHT, GV, NV (thực hiện)
- Lưu VT
- Website trường
22
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THANG ĐIỂM THI ĐUA ÁP DỤNG
NĂM HỌC 2015 -2016
A. XẾP LOẠI ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:
I. Các tiêu chí để xếp loại giáo viên:
1. Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (đánh giá về: nhận thức tư
tưởng, chính trị; chấp hành NQ Đảng, pháp luật nhà nước; Qui định của ngành;
Giữ gìn đạo đức lối sống).
2. Tiêu chí 2: Trình độ nghiệp vụ sư phạm (đánh giá về: trình độ nắm nội
dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, hiệu quả giảng dạy)
3. Tiêu chí 3: Thực hiện qui chế, qui định chuyên môn (đánh giá về: thực hiện
chương trình, quy định về dạy học thêm, soạn giáo án, ra đề thi, chấm bài, phụ
đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, coi thi, chấm thi)
4. Tiêu chí 4: Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh.
5. Tiêu chí 5: Hoàn thành công tác chủ nhiệm và công tác khác được Hiệu
trưởng và các đoàn thể phân công.
6. Tiêu chí 6: Tổng điểm sau khi đã quy đổi, đã cộng, trừ theo quy định.
II. Các quy định:
1. Số điểm tiêu chuẩn: Tất cả Giáo viên- CNV đều được tính số điểm ban đầu
là 200 điểm
2. Số điểm cộng:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
NỘI DUNG CỘNG
Tham gia hội giảng Tỉnh
Tham gia hội giảng trường
Hội giảng tổ
GVCN có lớp đạt xuất sắc
GVCN có lớp đạt tiên tiến
GV có HS đạt giải cấp tỉnh các môn văn hóa hoặc
huy chương cấp tỉnh về các môn TDTT
GV làm tốt các công tác kiêm nhiệm như: Phó CT
Công đoàn, Bí thư chi đoàn GV, Trưởng ban nữ
công, Trưởng ban TTND, Phó CT Hội CTĐ,
UVBCH CĐ, UVBCH đoàn TN, thanh tra kiêm
nhiệm, thành viên hội đồng bộ môn, thư kí hội
đồng GD.
Dạy thay
Tham gia Lao động, kiểm tra thiết bị, mitting,
viếng NTLS, giao lưu, hoặc các hoạt động khác
trong nhà trường
23
CỘNG ĐIỂM
50 điểm
30 điểm
20 điểm
30 điểm
20 điểm
Ghi chú
30 điểm
30 điểm
5 điểm/1 tiết
5 điểm
Không hạn
chế
điểm
cộng
nếu
kiêm nhiệm
nhiều chức
danh
STT
10
11
12
NỘI DUNG CỘNG
Dự giờ dư theo quy định (12 tiết /năm đối với GV
< 5 năm; 10 tiết/năm đối với GV ≥ 5 năm)
Dẫn học sinh đi thi HS giỏi, Văn nghệ, TDTT, về
nguồn, giao lưu ở ngoài nhà trường
Tổ trưởng tổ tiên tiến, CT công đoàn, CT Hội
CTĐ
3. Số điểm trừ:
CỘNG ĐIỂM
Ghi chú
3 điểm/tiết
(100% số tiết
dự phải của
GV cùng tổ,
dự giờ phải
có xếp loại
đánh giá).
5 điểm.
30 điểm
STT
NỘI DUNG TRỪ
TRỪ ĐIỂM
1
Vắng dạy: có phép
(Có phép : là có đơn và được tổ trưởng, BGH ký
trước ngày nghỉ. Hoặc những trường hợp đột xuất
gửi đơn sau ngày nghỉ trễ nhất là 2 ngày).
-1đ/tiết
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Vắng dạy: không phép
Vắng: họp (tổ, hội đồng, đoàn thể); chào cờ; lao
động; kiểm tra thiết bị, mitting, viếng NTLS, giao
lưu, hoặc các hoạt động khác trong nhà trường:
- Có lý do:
- Không lý do:
Dự giờ không đủ số tiết quy định:
Đi dạy trễ hoặc ra tiết sớm trên 5 phút:
Thiếu 01 loại sổ sách (không phải là giáo án
hoặc sổ điểm):
Tham gia tiết Sinh hoạt hoặc Chào cờ dưới 30
phút (không có lý do):
Nhập sổ điểm không đúng thời gian hoặc thiếu
cột điểm theo quy định:
Nộp bài chấm thi HK không đúng thời gian theo
thông báo:
Vào điểm, phê học bạ không đúng thời gian qui
định hoặc vào điểm sai, sót trên 5 lỗi:
Không phê sổ đầu bài hoặc phê không đầy đủ:
24
-10 đ/tiết
- 5 đ/buổi
- 10 đ/buổi.
- 3 điểm/tiết.
- 5 điểm.
- 10 điểm.
- 5 điểm.
Hạ bậc thi đua
- 5 điểm.
- 5 điểm
- 3 đ/tiết.
Ghi chú
Đi công tác,
đi học – có
QĐ
điều
động,
bản
thân
bệnh
nằm viện có
giấy
BV,
hiếu hỉ theo
quy
định
được BGH
duyệt không
trừ.
STT
12
13
14
15
NỘI DUNG TRỪ
GV-CNV mặc trang phục không theo quy định,
không đeo thẻ Công chức, ngày thứ hai nam
không đeo cà vạt.
Báo giảng không đúng thời gian (đầu tuần)
Lớp đứng cuối khối
Không dự giờ hội giảng, sơ tổng kết trường
TRỪ ĐIỂM
Ghi chú
-5 điểm/lần
- 3 điểm/lần
-20 điểm
-10 điểm
III. Xếp loại:
Yêu cầu phải hội đủ 6 tiêu chí theo từng loại
XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
TRUNG
XUẤT SẮC
KHÁ
BÌNH
Đạt Y/C trở
Tiêu chí 1
Tốt
Khá trở lên
lên
Đạt Y/C trở
Tiêu chí 2
Tốt
Khá trở lên
lên
Đạt Y/C trở
Tiêu chí 3
Tốt
Khá trở lên
lên
Đạt Y/C trở
Tiêu chí 4
Tốt
Khá trở lên
lên
Đạt Y/C trở
Đạt Y/C trở
Tiêu chí 5
Khá trở lên
lên
lên
260 điểm trở
200 đến 259
165 đến 199
Tiêu chí 6
lên, có SKKN
điểm
điểm
gởi HĐ thi đua
KHÔNG ĐẠT
YÊU CẦU
Một trong 05
tiêu chí trên
chưa đạt yêu
cầu
Dưới 165 điểm
Lưu ý: Ngoài những tiêu chí trên thì còn một số quy định sau:
• Không xếp loại xuất sắc: nếu GV có 01 trong những vấn đề sau:
+ Vắng họp hoặc vắng các hoạt động với lớp CN không lý do: 02 buổi trở lên
+ Vắng dạy không lý do
+ Ít sử dụng thiết bị, thí nghiệm trong giờ dạy (nếu nhà trường có thiết bị)
+ GVCN lớp: xếp loại cuối toàn trường hoặc bị nhắc nhở, chậm trễ nhiều trong
các phong trào.
+ Nghỉ dạy có lý do, nghỉ bệnh trên 20 tiết.
+ Chấm chênh lệch điểm thi HK từ 2 đến 3 điểm.
+ Không dạy thay khi được phân công.
+ Không đăng ký sáng kiến kinh nghiệm, không đăng ký danh hiệu thi đua từ
thấp đến cao.
• Không xếp loại khá: nếu GV có 01 trong những vấn đề sau:
+ Vắng họp hoặc vắng các hoạt động với lớp CN không lý do: 04 buổi trở lên
+ Vắng dạy không lý do trên 06 tiết.
+ Nghỉ dạy có lý do, nghỉ bệnh trên 01 tháng.
+ Chấm thi HK chênh lệch từ 3 điểm trở lên.
+ Thiếu một loại hồ sơ chuyên môn, nghiệp vụ.
25