Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành giữa các phòng, ban sở giáo dục và đào tạo tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.14 KB, 26 trang )

BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phan Hữu Mão
2. Ngày tháng năm sinh: 06/9/1976
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Số 1 Lê Đại Hành, Khu phố 3, Thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai
5. Điện thoại: 0613847234 (CQ)/
6. Fax:

(NR); ĐTDĐ:0909562626

E-mail:

7. Chức vụ: Thanh tra viên
8. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2016
- Chuyên ngành đào tạo: Địa lí học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:Giảng dạy địa lý bậc THPT
Số năm có kinh nghiệm:14 năm; Thanh tra giáo dục 03 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT qua môn địa lí.
2. Tổ chức tuyên truyền về biển đảo qua hoạt động ngoại khóa địa lí.
3. Tham mưu UBND tỉnh chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ
trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra chuyên


ngành giữa các phòng, ban sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
cấp tỉnh Đồng Nai, tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung
giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục;
tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử
và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
Sở Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp
tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về cơ cấu tố chức Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai hiện nay được biên
chế thành 13 phòng, ban chuyên môn gồm:
1. Phòng Giáo dục Mầm non
2. Phòng Giáo dục Tiểu học
3. Phòng Giáo dục Trung học
4. Phòng Giáo dục Thường xuyên
5. Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp
6. Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
7. Phòng Kế hoạch-Tài chính
8. Phòng Tổ chức cán bộ
9. Thanh tra Sở
10. Phòng Công tác học sinh, sinh viên
11.Văn Phòng sở
12. Công đoàn ngành
13. Ban quản lý dự án
Ngoài các chức trách, nhiệm vụ được quy định, các phòng, ban có trách

nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Sở. Các
Phòng, Ban của Sở là những đơn vị giúp Lãnh đạo Sở đi sâu nghiên cứu vận
dụng những chủ trương, đường lối, giải pháp của Đảng, của Nhà nước, của Bộ
2


và của tỉnh; tham mưu đề xuất những chủ trương, biện pháp chỉ đạo cụ thể về
những mặt công tác theo chức năng nhiệm vụ quy định của đơn vị. Sau khi được
Lãnh đạo Sở xét duyệt, quyết định, các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, hướng
dẫn, tổ chức, đôn đốc, thanh kiểm tra việc thực hiện ở các Phòng Giáo dục - Đào
tạo và cơ sở giáo dục trực thuộc quản lý.
Quan hệ với các ngành hữu quan của tỉnh: Các phòng, ban của Sở có trách
nhiệm giúp Lãnh đạo Sở quan hệ với các ngành nhằm phối hợp công tác, nâng
cao hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác. Khi có nhu cầu chỉ đạo
liên ngành để thực hiện chương trình kế hoạch công tác, phải phối hợp với các
bộ phận, cá nhân có liên quan chuẩn bị chu đáo để tổ chức gặp gỡ, bàn bạc, thảo
luận giữa các cấp lãnh đạo liên ngành.
Quan hệ với Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc: quan hệ
giữa Trưởng phòng của Sở với Trưởng phòng giáo dục các huyện/thành phố,
Hiệu trưởng/Thủ trưởng các trường THPT và các đơn vị trực thuộc, Hiệu trưởng
các trường chuyên nghiệp của tỉnh là quan hệ đồng cấp, cùng phối hợp tổ chức
thực hiện các chủ trương công tác, Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản của cấp trên
và của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Được Lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ, các phòng, ban của Sở có trách nhiệm
truyền đạt, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các mặt
công tác thuộc chức năng nhiệm vụ do phòng, ban phụ trách.
Quan hệ giữa các đơn vị trong Sở: quan hệ giữa các phòng, ban, các cán bộ
công chức của Sở là mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ, thống nhất tạo nên
sức mạnh tổng hợp, đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng công tác.
Các mặt công tác có liên quan đến nhiều đơn vị; các phòng, ban có chức

năng chủ trì cần tham khảo ý kiến các đơn vị có liên quan trước khi trình lãnh
đạo Sở.
Các phòng, ban có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với các phòng có liên
quan xây dựng các báo cáo định kì và đột xuất thuộc phạm vi phụ trách theo quy
định của ngành và các ngành hữu quan.

3


Để giúp Lãnh đạo Sở theo dõi quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm
chuyên môn, kịp thời đôn đốc các đơn vị cấp dưới thực hiện tốt các mục tiêu ,
nhiệm vụ giáo dục cũng như những quy định của pháp luật, các quy chế của
Ngành giáo dục và đào tạo…nên công tác thanh tra, kiểm tra có vai trò vô cùng
quan trọng.
Các năm qua công tác thanh tra, kiểm tra đã được tổ chức thực hiện song
song với quá trình chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của Ngành giáo dục,
giúp Ngành giáo dục của tỉnh phát triển tốt. Bên cạnh đó, công tác thanh tra,
kiểm tra cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định: Sự phối hợp giữa các phòng, ban
sở trong công tác thanh tra, kiểm tra một số nội dung hành chính, chuyên ngành,
ở khâu phối hợp chưa thực sự chặt chẽ về cơ chế phối hợp cũng như nội dung
thanh tra, kiểm tra. Chưa có sự phối hợp các hoạt động nên dẫn đến sự rời rạc,
không thống nhất và trùng lặp nộp dung thanh tra, kiểm tra không những làm
cho hiệu quả quản lý không cao, làm tốn kém kinh phí phục vụ cho các đoàn
thanh tra, kiểm tra mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, giải quyết công
việc của các cơ quan, đơn vị là đối tượng được thanh tra, kiểm tra.
Vì vậy, để góp phần thúc đẩy công tác quản lý vì sự phát triển chung của
ngành Giáo dục và Đào tạo tôi chọn đề tài “Xây dựng cơ chế phối hợp trong
công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành giữa các phòng, ban Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai” với mong muốn công tác thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành thường xuyên có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ và đem lại hiệu

quả quản lý giáo dục cao nhất.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Căn cứ theo Luật thanh tra năm 2010;
- Nghị định số 42/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo
dục ngày 09 tháng 5 năm 2013;
- Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 về hướng
dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

4


- Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính
phủ Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và
trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra:
Căn cứ Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT quy định:
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động thanh tra chuyên ngành
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung
thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra
giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra.
3. Tiến hành thường xuyên, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên
môn, nghiệp vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
4. Kết hợp giữa hoạt động thanh tra nhà nước, thanh tra nội bộ, kiểm tra,
kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá nhà giáo và hoạt động thanh tra nhân
dân theo quy định của pháp luật.
NỘI DUNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
Điều 3. Thanh tra chuyên ngành đối với sở giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương.
2. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, cho phép
thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục.
3. Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật về giáo dục.
4. Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị
giáo dục.
5. Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện
nội dung, phương pháp giáo dục; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thực
hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn;

5


hoạt động liên kết đào tạo, mở ngành đào tạo, cho phép hoạt động giáo dục, đình
chỉ hoạt động giáo dục theo thẩm quyền.
6. Chỉ đạo và thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học
và thực hiện chế độ, chính sách đối với người học.
7. Chỉ đạo và thực hiện các quy định về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục đối với giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh và đối với cơ sở giáo
dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp theo phân cấp.
8. Chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng
giáo dục, xã hội hóa giáo dục.
9. Chỉ đạo việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các
nguồn lực tài chính khác.
10. Quản lý các hoạt động du học tự túc trên địa bàn.
11. Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,
giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo, thống kê, công khai về
giáo dục đối với các phòng giáo dục và đào tạo và các đơn vị trực thuộc.
Điều 4. Thanh tra chuyên ngành đối với phòng giáo dục và đào tạo

1. Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
2. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, cho
phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục.
3. Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật về giáo dục.
4. Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị
giáo dục.
5. Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện
nội dung, phương pháp giáo dục; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thực
hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn;
cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục
theo thẩm quyền.
6


6. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và thực hiện
chế độ, chính sách đối với người học.
7. Chỉ đạo và thực hiện các quy định về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên địa
bàn.
8. Chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục.
9. Chỉ đạo việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các
nguồn lực tài chính khác.
10. Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải
quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo, thông kê, công khai về giáo
dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
Điều 5. Thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục đại học và

trường trung cấp chuyên nghiệp
1. Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp
chuyên nghiệp bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục
pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong
lĩnh vực giáo dục; công tác thanh tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ
chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2. Thực hiện quy chế đào tạo, liên kết đào tạo; quy định về mở ngành đào
tạo; xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu phục vụ đào
tạo; quy chế thi cử; việc in, quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
3. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế
độ, chính sách đối với người học.
4. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi
dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục và người lao động khác.
5. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giáo
dục.

7


6. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài
chính khác.
7. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và
chuyển giao công nghệ; thực hiện dịch vụ khoa học; tổ chức hoạt động hợp tác
quốc tế về giáo dục.
8. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục đại học, trung
cấp chuyên nghiệp.
Điều 6. Thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
1. Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ

thông, giáo dục thường xuyên bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ
biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về
công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các
quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động
của nhà trường.
2. Thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, phương pháp giáo
dục; việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và
đồ chơi trẻ em.
3. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế
độ, chính sách đối với người học.
4. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi
dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục và người lao động khác.
5. Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm.
6. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về
kiểm định chất lượng giáo dục.
7. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài
chính khác.
8. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục mầm non, phổ
thông, giáo dục thường xuyên.
8


Điều 7. Thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động hợp tác đầu tư có
yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
1. Đối với liên kết đào tạo
a) Việc cấp giấy phép hoạt động liên kết;
b) Việc thực hiện quy định về hình thức, đối tượng, phạm vi, thời hạn liên
kết đào tạo; tuyển sinh, thực hiện chương trình giáo dục, cấp văn bằng, chứng
chỉ; tiêu chuẩn giáo viên; việc thực hiện quy định về điều kiện liên kết đào tạo,

kiểm định chất lượng giáo dục; việc thực hiện quy định về thủ tục, thẩm quyền
phê duyệt, gia hạn, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo.
2. Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
a) Thực hiện quy định về thủ tục thành lập cơ sở giáo dục, cho phép hoạt
động giáo dục; thực hiện quy định về việc mở phân hiệu cơ sở giáo dục;
b) Việc thực hiện các quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và các
điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục khác; tuyển sinh, thực hiện chương trình
giáo dục; kiểm định chất lượng giáo dục, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
3. Đối với văn phòng đại diện
a) Thực hiện quy định về thủ tục thành lập văn phòng đại diện, cho phép
hoạt động giáo dục;
b) Thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thời hạn hoạt động;
việc thực hiện quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt, gia hạn và
chấm dứt hoạt động; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện
giáo dục nước ngoài.
Điều 8. Thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân khác
tham gia hoạt động giáo dục
1. Thẩm quyền thành lập tổ chức, cho phép hoạt động giáo dục đối với tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục; nội dung quyết định thành lập, cho
phép hoạt động giáo dục; đối tác liên kết với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động giáo dục (nếu có).
2. Thực hiện quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và các điều kiện
đảm bảo chất lượng giáo dục khác.
9


3. Việc tuyển sinh, thực hiện chương trình giáo dục, cấp phát văn bằng,
chứng chỉ.
4. Việc thông tin, công khai hoạt động giáo dục và báo cáo về hoạt động
giáo dục với cơ quan có thẩm quyền.

III .TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP
1. Đối với công tác thanh tra chuyên ngành:
a) Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật Thanh tra.
- Căn cứ Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013
về hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
- Căn cứ Điều lệ quy định cho từng cấp học, các Thông tư, Nghị định
được áp dụng cho từng cấp học, từng năm học, từng lĩnh vực cần thanh tra.
- Căn cứ vào các văn bản và kế hoạch chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào
tạo.
b) Quy trình thủ tục
Thực hiện đúng theo hướng dẫn của Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày
16/10/2014. Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh
tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra:
- Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh
tra
- Ra quyết định thanh tra
Quyết định thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 44, Điều 52 Luật
thanh tra và theo Mẫu số 04-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
Kế hoạch tiến hành thanh tra thực hiện theo Mẫu số 05-TTr ban hành
kèm theo Thông tư này và là tài liệu nội bộ của Đoàn thanh tra.
- Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến và phân
công nhiệm vụ cho các tổ, các thành viên Đoàn thanh tra; thảo luận về phương

10


pháp tiến hành thanh tra; sự phối hợp giữa các tổ, nhóm, các thành viên Đoàn

thanh tra.
- Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra (kèm theo đề
cương yêu cầu báo cáo) ít nhất 05 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra;
văn bản yêu cầu phải nêu rõ cách thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo.
- Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành được thực
hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
- Công bố quyết định thanh tra
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.
Biên bản công bố quyết định thanh tra thực hiện theo Mẫu số 06-TTr ban
hành kèm theo Thông tư này.
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh
tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo đề cương; yêu cầu đối tượng thanh
tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
đến nội dung thanh tra.
- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
Công văn yêu cầu báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 10-TTr ban hành
kèm theo Thông tư này.
Biên bản kiểm tra, xác minh thực hiện theo Mẫu số 11-TTr ban hành kèm
theo Thông tư này.
Kết quả làm việc liên quan đến nội dung thanh tra phải được thể hiện
bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được làm việc hoặc lập thành biên
bản làm việc.
Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 12-TTr ban hành kèm theo
Thông tư này.
- Xử lý sai phạm được phát hiện khi tiến hành thanh tra
11



Khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm đến mức phải xử lý
ngay thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải lập biên bản về
việc sai phạm để làm cơ sở cho việc xử lý.
Việc xử lý sai phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh
tra và pháp luật khác có liên quan.
Khi phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra
báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
- Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra
Theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu
của Trưởng đoàn thanh tra, từng thành viên Đoàn thanh tra, Tổ trưởng (nếu có)
báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh
tra. Trường hợp phát hiện những vấn đề cần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo
Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.
- Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra
Văn bản thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra thực hiện
theo Mẫu số 32-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc tiến hành thanh
tra tại nơi được thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo
bằng văn bản với Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan, trung thực về nội
dung báo cáo đó.
- Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
và kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng
báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra.
Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra thực hiện theo Mẫu số 33TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
- Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra


12


Người ra quyết định thanh tra trực tiếp nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan,
đơn vị chuyên môn giúp việc nghiên cứu, xem xét các nội dung trong báo cáo
kết quả thanh tra.
- Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra
Trong quá trình xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định
thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra
báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề dự
kiến kết luận về nội dung thanh tra.
- Ký và ban hành kết luận thanh tra
Người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý báo cáo của Trưởng đoàn
thanh tra, chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra tiếp tục hoàn thiện Dự thảo kết luận
thanh tra (Mẫu số 34-TTr) trình người ra quyết định thanh tra ký ban hành.
- Công khai kết luận thanh tra
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết
định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra theo
quy định tại Điều 39 Luật thanh tra và Điều 46 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.
- Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để tổng
kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra. Nội dung họp Đoàn thanh
tra được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ thanh tra.
- Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra
Việc lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra được thực hiện theo
quy định tại Điều 43 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và quy định khác có liên
quan.
c) Giải pháp phối hợp
Thanh tra sở là đơn vị chủ trì (2-3 thành viên). Tùy theo nội dung cần

thanh tra mà có sự phối hợp các thành viên giữa các phòng, ban sở:
Ví dụ 1: Thanh tra chuyên ngành trường THPT Ngô Quyền, Thanh tra sở
là đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm chính nhưng có sự phối hợp:

13


- Phòng Tổ chức cán bộ (1 thành viên): Thanh tra mảng tổ chức cán bộ,
thực hiện công tác quy hoạch cán bộ và các chế độ chính sách cho đội ngũ nhà
giáo.
- Phòng Kế hoạch tài chính (1 thành viên): phụ trách kiểm tra các khoản
thu, chi và thực hiện các quy định về tài chính;
- Phòng giáo dục trung học (1-2 thành viên) thanh tra việc thực hiện các
quy định về quản lý chuyên môn, nghiệp vụ;
- Phòng Công tác học sinh, sinh viên (1 thành viên) kiểm tra việc tổ chức
các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp (thi đấu thể dục thể thao,
hoạt động văn hoá văn nghệ, giáo dục truyền thống, giáo dục phòng chống tệ
nạn xã hội, phòng chống tội phạm, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, bảo vệ
môi trường, giáo dục dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Công đoàn ngành kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động của ngành,
việc thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên.
Ví dụ 2: Thanh tra việc thực hiện quy chế chuyên môn và đánh giá xếp
loại học sinh bậc Tiểu học:
- Thanh tra sở là đơn vị chủ trì cử 2- 3 thành viên, ngoài ra cần phối hợp
với:
- Phòng giáo Tiểu học 02 người và 05 cộng tác viên bậc tiểu học: chia các
thành viên ra tổ thanh tra:
+ Tổ 1( Thanh tra: 01 người, phòng GDTH: 01 người và 02 cộng tác
viên): Thanh tra việc thực hiện đánh giá học sinh ở bậc Tiểu học theo Thông tư
30/2014/TT-BGDĐTngày 28/8/2014.

+ Tổ 2 (Thanh tra: 01 người, phòng GDTH: 01 người và 03 cộng tác
viên): Thanh tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của các khối lớp.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu về nội dung thanh tra; Thanh tra sở có thể
điều động thêm cộng tác viên ở một số môn học, còn nếu thanh tra bậc giáo dục
mầm non hay bậc THCS sẽ phối hợp với các phòng trên cử thành viên tham gia
và điều động thêm cộng tác viên ở các bậc học trên.
d) Sản phẩm cần đạt
14


Sau thanh tra phải xây dựng báo cáo kết quả thanh tra trình Giám đốc sở
và tham mưu Giám đốc sở ban hành kết luận thanh tra gửi đối tượng thanh tra và
theo dõi đối tượng thanh tra khắc phục các kiến nghị trong kết luận.
2. Đối với công tác kiểm tra chuyên ngành:
Công tác kiểm tra nội dung và đối tượng rộng hơn, nhưng về quy trình và
thủ tục đơn giản hơn công tác thanh tra (Không phải ra thông báo triển khai
quyết định thanh tra, thông báo kết thúc thanh tra, Kết luận thanh tra, nhật ký
thanh tra…)
2.1. Kiểm tra hoạt động tổ chức dạy thêm, học thêm
a) Căn cứ pháp lý để kiểm tra:
Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm. học thêm
Quyết định số 25/ 2013/ QĐ-UBND ngày 16/4/2013 của UBND tỉnh
Đồng Nai ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh và hướng
dẫn số 1328/SGDĐT-GDTrH ngày 01/7/2013 về hướng dẫn tổ chức thực hiện
quy định dạy thêm, học thêm;
a) Giải pháp phối hợp:
Thanh tra sở là đơn vị chủ trì (bố trí 2 thành viên) cần nắm thông tin về
đối tượng kiểm tra, tham mưu Giám đốc ra quyết định, xây dựng kế hoạch kiểm
tra, biên bản kiểm tra, giấy đi đường, phương tiện đi lại… đơn vị cần phối hợp

Phòng Giáo dục tiểu học (1 thành viên), Phòng Giáo dục trung học (1-2 thành
viên), phòng giáo dục thường xuyên (1 thành viên) .
c) Sản phẩm cần đạt:
Sau kiểm tra hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm tra trình Giám đốc, sau báo
cáo cần tham mưu văn bản chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm (nếu có)
2.2. Kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng,
đại học
a) Căn cứ pháp lý để kiểm tra:

15


Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học
Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng và đại học
b) Giải pháp phối hợp
Liên kết đào tạo có sự tham gia của nhiều trường trung cấp chuyên
nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học của các Bộ, Ngành; ngoài ra còn có sự
tham gia của một số trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Bồi dưỡng
chính trị…Do đó, Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh
ra quyết định kiểm tra, nên ngoài Thanh tra sở Giáo dục và Đào tạo (bố trí 2
thành viên), cần phối hợp với phòng Giáo dục chuyên nghiệp (1 thành viên), Sở
Nội vụ (1 thành viên) , Tỉnh ủy (1 thành viên) , Sở Lao động thương binh- xã
hội (1 thành viên), Công an tỉnh - PA83 (1 thành viên) .
c) Sản phẩm cần đạt:
Sau kiểm tra hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm tra trình UBND tỉnh, sau
báo cáo cần tham mưu văn bản chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo (nếu có)
2.3. Kiểm tra tra hoạt động của các cơ sở Tin học, Ngoại ngữ

a) Căn cứ pháp lý để kiểm tra:
Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/0/2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin
học
b) Giải pháp phối hợp
Thanh tra sở là đơn vị chủ trì ( bố trí 2 thành viên) cần nắm thông tin về
đối tượng kiểm tra, tham mưu Giám đốc ra quyết định, xây dựng kế hoạch kiểm
tra, biên bản kiểm tra, giấy đi đường, phương tiện đi lại… đơn vị cần phối hợp
Phòng Giáo dục trung học (1 thành viên), phòng giáo dục thường xuyên (1-2
thành viên)
c) Sản phẩm cần đạt:

16


Sau kiểm tra hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm tra trình Giám đốc, sau báo
cáo cần tham mưu văn bản chấn chỉnh hoạt động các trung tâm tin học, ngoại
ngữ (nếu có)
2.4. Kiểm tra công tác chấp hành quy định về quản lý chuyên môn,
thực hiện nội dung chương trình dạy học
a) Căn cứ pháp lý để kiểm tra:
- Kế hoạch số 5428/KH-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh về kế
hoạch thời gian năm học của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo
dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai.
- Văn bản số 1300/SGDĐT-GDTX ngày 18/08/2011 về việc hướng dẫn
thực hiện chương trình GDTX cấp THPT.
- Văn bản số 1685/SGDĐT-GDTX ngày 06/9/2012 về việc hướng dẫn
thực hiện chương trình GDTX trong các đơn vị vừa dạy nghề vừa dạy
chương trình GDTX cấp THPT.
- Phân phối chương trình các môn học bậc THPT, GDTX.

- Quyết định số 02/QĐ/2007-BGDĐT ngày 23/01/2007 về việc ban hành
Qui chế đánh giá xếp loại học viên theo học chương trình GDTX cấp THCS
và cấp THPT
- Quyết định số 40/QĐ/2006-BGDĐT ngày 05/10/2006 về việc ban hành
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học
phổ thông
b) Giải pháp phối hợp
Thanh tra sở là đơn vị chủ trì ( bố trí 2 thành viên) cần nắm thông tin về
đối tượng kiểm tra, tham mưu Giám đốc ra quyết định, xây dựng kế hoạch kiểm
tra, biên bản kiểm tra, giấy đi đường, phương tiện đi lại… đơn vị cần phối hợp
Phòng Giáo dục trung học (2-3 thành viên phụ trách bộ môn), phòng giáo dục
thường xuyên (2 thành viên); phòng giáo dục mầm non (2 thành viên); phòng
giáo dục tiểu học ( 2 thành viên)
Ngoài các cuộc thanh tra kiểm tra định kỳ trên, các phòng, ban sở cần có
sự phối hợp để kiểm tra một số nội dung khác như:
17


- Kiểm tra công tác xây dựng và phát triển thư viện trường học theo 5 tiêu
chuẩn được hướng dẫn tại Quyết định số 01/2003/QĐ-BG&ĐT ngày 02/01/2003
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Kiểm tra các tiêu chuẩn để công nhận trường mầm non, trường tiểu học,
trường THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia.
- Kiểm tra công tác thực hiện các khoản thu đầu năm học.
Đối với kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý chuyên môn,
việc phối hợp cần lưu ý: Chuyên viên phòng thanh tra phụ trách bậc học nào thì
cử thành viên đó tham gia đoàn kiểm tra của bậc học đó, không điều động
chuyên viên phụ trách bậc học này kiểm tra thực hiện quản lý chuyên môn của
bậc học khác.
c) Sản phẩm cần đạt:

Sau kiểm tra hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm tra trình Giám đốc, sau báo
cáo cần tham mưu văn bản chấn chỉnh chấp hành quy chế chuyên môn, thực
hiện nội dung chương trình dạy học (nếu có)
2.5. Kiểm tra, xác minh hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ
a) Căn cứ pháp lý để kiểm tra:
- Bản phô tô văn bằng, chứng chỉ của đối tượng khả nghi.
- Kiểm tra sổ đăng bộ của trường học mà đối tượng đã tham gia học
- Kiểm tra sổ gọi tên ghi điểm qua các năm học.
- Một số nghiệp vụ khi xác minh ( đối chiếu chữ ký của bộ phận quản lý,
giáo viên giảng dạy, con dấu….)
b) Giải pháp phối hợp
Thanh tra sở là đơn vị chủ trì ( bố trí 2 thành viên) cần nắm thông tin về
đối tượng kiểm tra (liên hệ với các sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ngoài nếu cần
xác minh các trường hợp ngoài tỉnh), tham mưu Giám đốc ra quyết định, xây
dựng kế hoạch kiểm tra, biên bản kiểm tra, giấy đi đường, phương tiện đi lại…
đơn vị cần phối hợp Phòng Giáo dục trung học (01 thành viên), phòng giáo dục
thường xuyên (01 thành viên); phòng Khảo thí KĐCLGD (01 thành viên); mời
công an tỉnh (PA83) 01 thành viên.
18


c) Sản phẩm cần đạt:
Sau kiểm tra hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm tra trình Giám đốc, báo cáo
kết quả xác minh cho cơ quan , tổ chức nhà nước yêu cấu xác minh, xử lý vi
phạm hành chính hoặc chuyển hồ sơ tới cơ quan điều tra (nêu phát hiện gian lận)
IV. HIỆU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ
Các Phòng, Ban của Sở là những đơn vị giúp Lãnh đạo Sở đi sâu nghiên
cứu vận dụng những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của Bộ và của
tỉnh; tham mưu đề xuất những chủ trương, biện pháp chỉ đạo cụ thể về những
mặt công tác theo chức năng nhiệm vụ quy định của đơn vị. Sau khi được Lãnh

đạo Sở xét duyệt, quyết định, các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ
chức, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ở các Phòng Giáo dục - Đào tạo
và các cơ quan đơn vị trực thuộc.
Được Lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ, các phòng, ban của Sở có trách nhiệm
truyền đạt, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các mặt
công tác thuộc chức năng nhiệm vụ do phòng, ban phụ trách.
Quan hệ giữa các đơn vị trong Sở: quan hệ giữa các phòng, ban, các cán
bộ công chức của Sở là mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ, thống nhất tạo
nên sức mạnh tổng hợp, đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng công
tác.
Các mặt công tác có liên quan đến nhiều đơn vị; phòng, ban có chức năng
chủ trì cần tham khảo ý kiến các đơn vị có liên quan trước khi trình lãnh đạo Sở.
Các phòng, ban có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với các phòng có liên
quan xây dựng các báo cáo định kì và đột xuất thuộc phạm vi phụ trách theo quy
định của ngành và các ngành hữu quan.
Các công tác của Sở đều cần có sự phối hợp giữa các phòng, ban, trong đó
có một phòng, ban chịu trách nhiệm chính trong quá trình thực hiện.
Riêng công tác thanh tra, kiểm tra trong những năm qua Thanh tra sở và
các phòng ban đã có sự phối hợp và thực hiện thường xuyên đem lại hiệu quả
quản lý giáo dục cao. Qua thanh tra kiểm tra giúp trưởng các phòng ban chuyên
môn và lãnh đạo sở nắm được thực trạng phát triển của các bậc học, công tác
19


quản lý chuyên môn và thực hiện các quy định pháp luật khác của các cơ sở giáo
dục.
Trong 3 năm học 2013-2014; 2014-2015 và năm học 2015-2016 Thanh
tra sở đã phối hợp với các phòng, ban đã tổ chức được 43 cuộc thanh tra hành
chính và chuyên ngành, đã ban hành công khai 43 kết luận của 43 đơn vị được
thanh tra.

Về hoạt động kiểm tra, trong thời gian trên Thanh tra sở đã phối hợp với
các phòng, ban thực hiện các cuộc kiểm tra chuyên ngành như: Kiểm tra được
38 đơn vị và cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm, sau kiểm tra có báo cáo kết
quả kiểm tra trình Giám đốc và tham mưu cho Giám đốc ban hành văn bản chấn
chỉnh hoạt động dạy thêm học thêm; Kiểm tra việc tổ chức hoạt động của 42 cơ
sở giảng dạy Tin học, Ngoại ngữ; tham mưu cho UBND tỉnh và phối hợp với
các phòng, ban sở và các Sở, Ngành kiểm tra được 21 đơn vị tổ chưc liên kết
đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học, sau kiểm tra đã xây dựng báo
cáo kết quả kiểm tra trình UBND tỉnh và đã tham mưu UBND tỉnh văn bản chấn
chỉnh hoạt động liên kết đào tạo đang diễn ra trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, năm 2016 Thanh tra sở
đã phối hợp với phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, phòng Giáo
dục trung học, phòng Giáo dục thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành
quy định về quản lý chuyên môn, thực hiện nội dung chương trình dạy học của
21 đơn vị trường học, sau kiểm tra đã hoàn thành báo cáo kết quả kiểm tra trình
Giám đốc sở và tham mưu cho Giám đốc sở văn bản chấn chỉnh công tác quản
lý chuyên môn của các trường THPT, các trung tâm GDTX và các đơn vị có liên
quan đến giảng dạy chương trình GDTX.
V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DUNG:
Các công tác thanh tra, kiểm tra của Sở đều cần có sự phối hợp giữa các
phòng, ban; trong đó có một phòng, ban chịu trách nhiệm chính trong quá trình
thực hiện. Đối với công tác thanh tra do Thanh tra sở chủ trì và chịu trách nhiệm
chính và phải thực hiện đúng quy trình thủ tục theo hướng dẫn của Thanh tra
Chính phủ; còn công tác kiểm tra, các phòng, ban có trách nhiệm chủ trì, phối
20


hợp với các phòng, ban có liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra định kì hoặc
đột xuất thuộc phạm vi phụ trách theo quy định của ngành. Để công tác thanh
tra, kiểm tra có kết quả tốt nhất và tránh tình trạng trùng lặp nội dung, đối tượng

thanh tra, kiểm tra, tác giả có một số kiến nghị sau:
1. Các phòng, ban sở khi xây dựng hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm
học, kế hoạch chuyên môn hoặc có các văn bản về chỉ đạo về chuyên môn cần
gửi cho Thanh tra sở để có cơ sở theo dõi phối hợp thanh tra, kiểm tra.
2. Các hội nghị triển khai nhiệm vụ chuyên môn hoặc đổi mới trong
kiểm tra, đánh giá ở các bậc học; cán bộ thanh tra phụ trách bậc học đó phải
tham dự để biết và phối hợp thực hiện thống nhất với các phòng, ban trong công
tác thanh tra, kiểm tra sau này.
3. Khi xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm Chánh
thanh tra sở cần tham mưu cho Giám đốc sở chỉ đạo tổ chức hội nghị bàn giải
pháp phối hợp và thống nhất với các phòng, ban sở nội dung, đối tượng, thời
gian thực hiện, thành phần phối hợp tham gia của các phong, ban. Kế hoạch
thanh tra chuyên ngành hàng năm phải được gửi công khai tới phòng, ban sở để
phối hợp thực hiện.
4. Căn cứ vào kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, các phòng, ban sở
mới xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên ngành ở lĩnh vực mình phục trách để
trách tình trạng trùng nội dung và đối tượng thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch kiểm
tra định kỳ của các phòng, ban sở cần gửi cho Thanh tra sở để theo dõi và thống
nhất phương án phối hợp thực hiện.
5. Các Đoàn tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra chuyên ngành trực tiếp
các đơn vị trường học, sau kiểm tra cần phải tổng hợp và xây dựng báo cáo kết
quả kiểm tra trình Ban Giám đốc để nắm rõ thực trạng hoạt động của các đơn vị,
trên cơ sở đó lãnh đạo có giải pháp chẩn chỉnh kịp thời và tránh tình trạng thành
lập đoàn tổ chức kiểm tra các nội dung ở cơ sở nhưng về không báo cáo kết quả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tường nói “ thanh tra là tai mắt của trên, là bạn
của dưới”. Thực vậy, thanh tra giúp phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp
21



chấn chỉnh, khắc phục; phòng ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; góp phần nâng
cao hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý ngành, quản lý Nhà nước; bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Với thời gian có hạn và giới hạn là một sáng kiến kinh nghiệm trong
quản lý ngành giáo dục nên tác giả chỉ đề cập tóm tắt quy trình thanh tra theo
yêu cầu mới của Thanh tra Chính phủ và đề cập đến 05 nội dung thường phối
hợp để kiểm tra định kỳ và đề xuất được 05 kiến nghị cần làm của các phòng,
ban trong thời gian tới để công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành giáo dục và
đào tạo ngày một tốt hơn. Qua đây kính mong quý thầy cô trong Ban Giám đốc
và các phòng, ban sở góp ý để tác giả ngày càng hoàn thiện hơn cho chuyên đề
của mình, để sáng kiến này được áp dụng nhiều hơn trong công tác quản lý
ngành giáo dục và đào tạo.

22


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật số: 56/2010/QH12 Luật thanh tra 2010.
2. Căn cứ Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 về
hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
3. Quy định 42/2008/QĐBGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
4. Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học
5. Quyết định số 02/QĐ/2007-BGDĐT ngày 23/01/2007 về việc ban hành
Qui chế đánh giá xếp loại học viên theo học chương trình GDTX cấp THCS và
cấp THPT
6. Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 về việc ban hành
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ

thông
7. Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/0/2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin
học
8. Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm. học thêm
9. Quyết định số 25/2013/ QĐ-UBND ngày 16/4/2013 của UBND tỉnh Đồng
Nai ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn số
1328/SGDĐT-GDTrH ngày 01/7/2013 về hướng dẫn tổ chức thực hiện quy định
dạy thêm, học thêm;

23


VII. PHỤ LỤC
Trang
I.



DO

CHỌN

ĐỀ

TÀI..............................................................................2
II.




SỞ



LUẬN



THỰC

TIỄN..........................................................4
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP.................................... 10
IV. HIỆU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ.....................................................................19
V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DUNG............................20
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................23
NGƯỜI THỰC HIỆN

Phan Hữu Mão

24


BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Thanh tra Sở

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đồng Nai, ngày 30 tháng 5 năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2015-2016
––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: XÂY DỰNG CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG
THANH TRA, KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH GIỮA CÁC PHÒNG, BAN SỞ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
Họ và tên tác giả:Phan Hữu Mão; Chức vụ: Cán bộ thanh tra sở
Đơn vị: Sở Giáo dục và Đào tạo
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp đã có ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ
chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu

quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp đã có ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ
chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong
ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi
rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu
của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm
này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh
giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh
nghiệm cũ của chính tác giả.

25



×