Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn CÔNG đoàn PHỐI hợp với CHÍNH QUYỀN NHÀ TRƯỜNG xây DỰNG cơ QUAN văn HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.32 KB, 10 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT ĐẮC LUA
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÔNG ĐOÀN PHỐI HỢP VỚI CHÍNH QUYỀN NHÀ TRƯỜNG
XÂY DỰNG CƠ QUAN VĂN HOÁ

Người thực hiện: QUÁCH VĂN VINH
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ......................................................... 
Có đính kèm:
 Mô hình
 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2015 - 2016
1


 Hiện vật khác


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: QUÁCH VĂN VINH
2. Ngày tháng năm sinh: 20/12/1978
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THPT Đắc Lua - Xã Đắc Lua - Tân Phú - Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ)/ 0633.884564
6. Fax:

(NR); ĐTDĐ: 0918.804914

E-mail:

7. Chức vụ: Chủ tịch Công đoàn.
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Đắc Lua
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Toán
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: 16 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
“ CÔNG ĐOÀN TỔ CHỨC CHO ĐOÀN VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
BAN ĐẦU VÀ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ”


2


BM03-TMSKKN

Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ CÔNG ĐOÀN PHỐI HỢP VỚI CHÍNH
QUYỀN NHÀ TRƯỜNG XÂY DỰNG CƠ QUAN VĂN HOÁ”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường học là nơi để tiến hành các hoạt động dạy và học với sự tham gia của
cơ sở vật chất trường học, cán bộ quản lý giáo dục, thầy, trò, chương trình, nội
dung giáo dục… để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo của mỗi cơ
sở giáo dục. Do vậy, nói đến cơ quan văn hóa trước hết phải nói đến môi
trường, cảnh quan sư phạm, cách ăn mặc, văn hoá ứng xử, nơi vui chơi, giải trí,
sinh hoạt, hội họp, học tập, vệ sinh an toàn như thế nào. Nhưng tất cả những
điều đó không phải tự dưng mà có. Muốn vậy các cơ quan nói chung và mỗi
trường học nói riêng phải có sự chung tay góp sức của tất cả các thành viên
trong tập thể đó mà chủ đạo vẫn là thủ trưởng cơ quan đơn vị, bên cạnh đó cần
có sự tham mưu , sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã
hội trong đó có tổ chức Công đoàn nhà trường. Vì tổ chức Công đoàn nhà
trường có vai trò như là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường với người lao động
trong cơ quan đó, là người đại diện chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần
của người lao động, tạo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn,
lành mạnh, thoải mái. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ CÔNG ĐOÀN PHỐI HỢP
VỚI CHÍNH QUYỀN NHÀ TRƯỜNG XÂY DỰNG CƠ QUAN VĂN
HOÁ”
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
- Tập thể Ban chấp hành Công đoàn luôn đoàn kết, nhất trí cao trong mọi

hoạt động chung, có ý thức tập thể và có tinh thần hợp tác tốt.
- Được sự hưởng ứng và ủng hộ nhiệt tình của đông đảo viên chức,
người lao động trong đơn vị
- Nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chi bộ Đảng, sự quan tâm phối
hợp của chính quyền nhà trường.
2. Khó khăn
- Văn hoá cơ quan là khái niệm rộng, bao quát và đòi hỏi nhiều người
cùng tham gia vào hoạt động chung, mang tính tập thể cao đồng thời đòi hỏi ý
thức tự giác của mỗi người trong tập thể.
- Một số ít học sinh chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh chung,
giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường sư phạm, chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa
của việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, xây dựng cơ quan văn hoá.
- Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn
xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ, nguy cơ tệ nạn xã hội xâm
3


nhập học đường ngày một tăng
3. Số liệu thống kê
Trong thời gian qua chính quyền nhà trường và các tổ chức chính trị xã
hội trong nhà trường THPT Đắc Lua luôn quan tâm đến việc làm thế nào để xây
dựng một cơ quan văn hoá, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, văn
minh, lịch sự, kỹ cương. Đây là một việc làm thường xuyên, liên tục của tất cả
các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên việc làm đó không phải một thời gian ngắn có
thể làm được mà đòi hỏi cả một quá trình lâu dài. Trong những năm qua nhà
trường đã không ngừng chú trọng đến việc xây dựng cơ quan xanh- sạch-đẹp và
văn minh, thân thiện như trang bị panô, khẩu hiệu tuyên truyền, bổ sung cây
cảnh tạo cảnh quan, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận

Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm khóa VIII đã khẳng
định nhiệm vụ đầu tiên để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc là: “Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với những đức tính
sau:
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân
nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ
và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng
suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì “Văn hóa học đường là hệ các
chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, phụ huynh
và các em học sinh có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp”.
- Văn hóa học đường là hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động
giáo dục đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học thể
hiện
như:
- Ứng xử của thầy, cô giáo với học sinh được thể hiện như sự quan tâm đến
học sinh, biết tôn trọng người học, biết phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm người
học để chỉ bảo. Muốn vậy trước hết mỗi người thầy, cô luôn gương mẫu cả về
lời nói và hành động trước học sinh, đối xử công bằng với người học
- Ứng xử của học sinh với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự kính trọng, yêu
quí của người học với thầy, cô giáo, phát huy truyền thống tôn sư- trọng đạo.
Hiểu được những chỉ bảo giáo dục của thầy, cô và thực hiện điều đó tự giác, có
trách
nhiệm.
- Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện người lãnh đạo
phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo có lòng vị tha,
độ lượng, tôn trọng giáo viên, nhân viên xây dựng được bầu không khí lành
mạnh,

thoải
mái
trong
tập
thể
nhà
trường.
- Ứng xử giữa các đồng nghiệp, học sinh với nhau phải thể hiện qua cách
đối xử mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau.
4


Tất cả các yếu tố trên là nhằm xây dựng một môi trường sống văn minh, lịch
sự trong nhà trường. Trường học là một cơ quan có tổ chức, do đó việc xây
dựng văn hóa học đường cũng phải thực hiện một cách có tổ chức. Một tổ chức
sau khi được hình thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình
thành nên những nề nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin và giá trị. Đó là sợi dây
vô hình gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau cùng phấn đấu cho
những giá trị chung của tổ chức. Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập
trật tự, sinh hoạt nề nếp, cách ứng xử, đến trường học đúng giờ, hiểu biết, tôn
trọng, đoàn kết nhau, cùng nhau bảo vệ không làm nguy hại đến danh dự và uy
tín chung của nhà trường
Trường THPT Đắc Lua tuy là một trường thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện
Tân Phú nhưng tập thể lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến việc xây dựng nề
nếp, kỹ cương của cơ quan, luôn chăm lo đến việc xây dựng môi trường giáo
dục văn hoá lành mạnh, luôn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục
truyền thống của dân tộc cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau.
Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn bản thân tôi tự ý thức được rằng: Tổ chức
Công đoàn nhà trường là trung tâm sự đoàn kết, là “ cầu nối” giữa người lao
động và lãnh đạo nhà trường, là người đại diện chăm lo đời sống vật chất và

tinh thần cho người lao động trong đơn vị, làm thế nào để người lao động có
điều kiện tốt nhất, có môi trường làm việc tốt nhất, thoải mái nhất để họ yên
tâm công tác; làm thế nào để người lao động cảm thấy được mỗi ngày đến
trường là một niềm vui. Từ đó từng bước giáo dục ý thức trách nhiệm của bản
thân đối với nhà trường trong việc giữ gìn và xây dựng môi trường sư phạm
lành mạnh, cùng nhau xây dựng cơ quan văn hoá, chung tay phấn đấu hoàn
thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
2 . Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Qua thực tiễn làm Chủ tịch Công đoàn bản thân tôi ý thức được rằng
ngoài việc thực hiện các chức năng của Công đoàn thì việc chăm lo điều kiện,
môi trường làm việc, đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh, văn hoá là điều
hết sức quan trọng. Bởi vì trong môi trường sư phạm ngoài việc dạy chữ cho
các em thì còn phải bồi dưỡng nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống và ý thức tập
thể cho các em, giáo dục các em sống có lý tưởng, có hoài bão lớn. Bên cạnh đó
giúp cho việc tạo không khí vui tươi, thoải mái để viên chức, người lao động
làm việc thoải mái và hiệu quả hơn góp phần lớn vào việc giúp cho tập thể nhà
trường hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ năm học.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên thì bản thân nhận thấy rằng cần
phải tạo điều kiện cho Đoàn viên được làm việc trong điều kiện môi trường tốt
nhất có thể, nên với cương vị là Chủ tịch Công đoàn tôi đã tham mưu và xin ý
kiến chỉ đạo của Chi bộ đồng thời tham mưu với chính quyền tạo điều kiện và
trang bị bổ sung cơ sở vật chất dạy và học như
+ Sữa chữa, trang trí phòng nghỉ giáo viên lịch sự, thoáng mất, sạch sẽ
hơn để sau giờ dạy giáo viên có thể nghỉ giải lao, trao đổi kinh nghiệm lẫn
nhau.
5


+ Tham mưu mua sắm đồng phục áo dài cho viên chức nữ và yêu cầu
mặc đồng phục theo quy định vào các ngày chào cờ đầu tuần, các ngày lễ. Các

ngày còn lại có thể mặc áo dài màu khác.
+ Tham mưu mua sắm quần áo đồng phục, cà vạt cho viên chức Nam
và mặc đồng phục theo quy định. Riêng cà vạt thì phải đeo hết các ngày trong
tuần.
+ Tham mưu chính quyền sữa chữa lại nhà để xe cho giáo viên, quy
định xếp xe ngăn nắp, đúng quy định.
+ Tham mưu xây dựng quy chế và thang điểm thi đua đồng thời chấm
điểm thi đua hàng tháng để căn cứ kết quả theo dõi thi đua xếp loại thi đua cuối
năm học.
+ Tham mưu cho Chi bộ nhà trường, Chính quyền nhà trường chỉ đạo
tổ chức Đoàn, Đội tích cực tuyên truyền đến Đoàn viên, Đội viên có ý thức cao
trong việc bảo vệ, giữ gìn môi trường sư phạm sạch đẹp, có ý thức bảo vệ môi
trường.
+ Tiếp tục phát động, động viên công đoàn viên trong đơn vị nêu cao
tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, có tinh thần tự giác cao đối với việc giữ
gìn, bảo vệ danh dự, uy tín của nhà trường, bảo vệ danh dự của nhà giáo và
người học.
+ Phối hợp tuyên truyền Luật viên chức, Luật lao động đến Đoàn viên,
người lao động để mọi người biết và thực hiện nghiêm túc quy định của Luật.
+ Luôn luôn gần gũi động viên viên chức, người lao động thực hiện tốt
nội quy của cơ quan, chấp hành tốt các quy định của ngành và địa phương nơi
cư trú. Có tinh thần trách nhiệm cao với nghề, gần gũi, thân thiện và tôn trọng
người học.
+ Phối hợp tổ chức cho Đoàn viên đi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của
đơn vị bạn những kinh nghiệm, những mô hình, cách làm hay để từ đó áp dụng
trong cơ quan, đơn vị tốt hơn
IV. KẾT QUẢ
Nhìn chung sau một năm thực hiện, bản thân tôi nhận thấy:
- Ý thức tự giác của mỗi người về việc chăm sóc, giữ gìn môi trường sư
phạm ngày càng được nâng lên rõ rệt, các em học sinh có ý thức tự giác hơn

trong việc chăm sóc, bảo vệ môi trường xung quanh.
- Tinh thần đoàn kết trong đơn vị càng được nâng lên rõ rệt, tinh thần làm
việc thoải mái, thân thiện, gần gũi hơn, tích cực đóng góp, tham mưu, đề xuất
cho Ban chấp hành Công đoàn, cho lãnh đạo nhà trường nhiều ý kiến hay hơn,
mang tính xây dựng và có trách nhiệm hơn với nhà trường.
- Trường, lớp ngày càng khang trang, lịch sự hơn, cảnh quan sư phạm
ngày càng đẹp hơn, tác phong của người giáo viên chững chạc hơn, tự tin hơn
trong việc đứng lớp và trong giao tiếp.
6


- Ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở mỗi người nhất là
các em học sinh được cải thiện đáng kể.
Chính vì vậy mà kết quả hai mặt giáo dục của học sinh cuối năm học mỗi
năm một tăng, chất lượng thi đua cuối năm của viên chức được cải thiện đáng
kể. Trong cơ quan không xảy ra hiện tượng tiêu cực, không có đơn thư khiếu
nại tố cáo.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Công đoàn là người đại diện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, là
trung tâm đoàn kết trong đơn vị, là người chủ trì trong phong trào tập thể cũng
như những hoạt động trong nhà trường nhằm mục đích tập hợp, thu hút sự tham
gia vào mọi hoạt động chung của nhà trường. Muốn vậy cần phải thực sự là
“ cầu nối ” giữa lãnh đạo nhà trường và viên chức tạo cho họ lòng tin, sự quan
tâm. Chính vì thế Chủ tịch công đoàn nói riêng, Ban chấp hành Công đoàn nói
chung ngoài việc gương mẫu, tiên phong trong các phong trào, các hoạt động
thì cần phải tích cực hơn trong việc tham mưu, đề xuất với Chi bộ Đảng, chính
quyền để quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần của đoàn viên nhiều hơn.
Đặc biệt là môi trường và điều kiện làm việc để người lao động phấn khởi, thoải
mái tinh thần khi đến trường từ đó tiếp thêm ngọn lửa sự nhiệt tình, tinh thần tự
giác tham gia hoạt động chung của nhà trường và hoạt động của Công đoàn nơi

họ đang công tác.
- Qua quá trình thực hiện thì đã có hiệu quả đáng kể và được đông đảo
công đoàn viên hưởng ứng, đồng tình. Ý thức trách nhiệm được nâng lên đáng
kể, việc thực hiện các quy định về đồng phục, thực hiện nội quy nhà trường
nghiêm túc và tự giác hơn, không còn xảy ra vi phạm nhất là thực hiện quy định
đồng phục các ngày lễ, ngày chào cờ đầu tuần rất nghiêm túc. Không xảy ra
hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp.
VI. KẾT LUẬN
Tuy đây không phải là vấn đề mới trong việc xây dựng cơ quan công sở
lành mạnh, xây dựng cơ quan văn hoá. Vì bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng
luôn luôn chú ý đến việc chăm lo xây dựng cơ quan văn hoá tại đơn vị mình,
nhất là thủ trưởng đơn vị. Nhưng nếu một cơ sở giáo dục mà chúng ta chỉ chú ý
đến việc dạy chữ cho các em học sinh mà quên đi việc giáo dục kỹ năng sống, ý
thức tập thể và tinh thần hợp tác cũng như tính tự giác, ý thức giữ gìn và bảo vệ
môi trường xung quanh thì chưa đáp ứng hết yêu cầu giáo dục trong tình hình
mới. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi trường, mỗi địa
phương mà thủ trưởng cơ quan sắp xếp, trang bị cơ sở vật chất cũng như việc
thực hiện nội quy cơ quan phù hợp đồng thời Công đoàn căn cứ điều kiện thực
tế để có ý kiến tham mưu và đề xuất cho phù hợp với hoàn cảnh nhà trường.
Nhìn chung với sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với sự quan tâm phối hợp
của chính quyền nhà trường cũng đã thu được một số kết quả nhất định như đã
nêu ở trên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chắn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý đồng nghiệp và Hội đồng khoa học
các cấp góp ý kiến để bản thân tôi cũng như tập thể Ban chấp hành công đoàn
7


phát huy những gì đã làm được đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót để
hoạt động của tổ chức Công đoàn cơ sở phát huy hết chức năng từ đó ngày càng
đạt hiệu quả cao nhất đồng thời để đề tài hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm

ơn.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hoá, xây dựng con
người trong giai đoạn mới. (PGS, TS. Phạm Duy Đức)

+ Giải pháp xây dựng văn hoá học đường (TS. Phạm Văn Khanh - Chủ
tịch Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục tỉnh Tiền Giang)
NGƯỜI THỰC HIỆN

Quách Văn Vinh

8


BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT ĐẮC LUA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Phú., ngày 27 tháng 5 năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 -2016
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ CÔNG ĐOÀN PHỐI HỢP VỚI CHÍNH
QUYỀN NHÀ TRƯỜNG XÂY DỰNG CƠ QUAN VĂN HOÁ”
Họ và tên tác giả: QUÁCH VĂN VINH

Đơn vị (Tổ): Tổ Toán – Lý, Trường THPT Đắc Lua
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ......................

Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ...............................................

1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới



- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả


- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ
thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

9

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


10



×