Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP CÔNG ĐOÀN VIÊN CẢI THIỆN
ĐỜI SỐNG Ở TRƯỜNG THPT SÔNG RAY
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công đoàn cơ sở là một tổ chức chính trị xã hội có vai trò hết sức quan
trọng trong hệ thống chính trị cơ sở. Là một tổ chức đại diện cho người lao
động. Ở nhà trường Công đoàn giữ vai trò quan trọng trong việc chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần, của cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường, một khi
đời sống còn khó khăn thì khó có thể nâng cao hiệu quả lao động của họ và cũng
từ đó khó có thể nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
Trường THPT Sông Ray nằm ở vùng sâu vùng xa của tỉnh Đồng Nai, hình
thành từ năm 2000, thời điểm mà khu vực này kinh tế xã hội còn rất khó khăn.
Giáo viên đến đây lập nghiệp chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung, họ
sống xa nhà, mọi chi phí phụ thuộc vào tiền lương. Mặt khác với sự leo thang
của giá cả thị trường mà lương mỗi tháng thấp chỉ vài ba triệu đồng thì khó có
thể cải thiện được đời sống gia đình.
Trước những khó khăn của anh chị em giáo viên, là người cán bộ công
đoàn bản thân tôi luôn trăn trở, tìm mọi cách giúp đỡ đồng nghiệp để làm sao
"an cư mà lạc nghiệp", có như thế thì họ mới yên tâm công tác, góp sức xây
dựng nhà trường. Với những kinh nghiệm tham gia hoạt động công đoàn tôi đã
mạnh dạn đề xuất trong lực lượng công đoàn viên tham gia góp vốn, bảo lãnh
công đoàn viên vay vốn ngân hàng cải thiện đời sống, và sau 5 năm thực hiện tôi
thấy đã đạt được những kết quả khả quan nhất định, chính vì vậy tôi muốn trao
đổi “Một số kinh nghiệm giúp công đoàn viên cải thiện đời sống ở trường
THPT Sông Ray ” để chia sẽ cùng quí đồng nghiệp nhằm góp phần xây dựng tổ
chức Công đoàn ở các trường phổ thông ngày một lớn mạnh hơn, được sự ủng
hộ của công đoàn viên mạnh mẽ hơn, nâng cao uy tín và hiệu quả của tổ chức
Công đoàn.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và
của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao
động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao
động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra,
thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;
1
tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Điều 10-Hiến pháp
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, sửa đổi năm 2013).
Lê-nin cũng đã chỉ rõ: “Công đoàn đứng ở giữa Đảng và chính quyền nhà
nước”. Đứng “giữa” có nghĩa là Công đoàn không phải là tổ chức mang tính
Đảng phái, Nhà nước. Công đoàn vẫn là một tổ chức độc lập, nhưng không tách
biệt với Đảng, Nhà nước, mà có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng, Nhà nước, điều
đó có nghĩa rằng: Công đoàn với chức năng của mình là tổ chức có vai trò, vị trí,
bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời Công đoàn cũng là người bảo đảm, trợ
lực để Nhà nước giữ vững và làm tốt chức năng quản lý và điều hành của mình
đối với xã hội.
Theo điều 9 của Điều lệ Công đoàn Việt Nam tại đại hội lần thứ XI nhiệm
kì 2013 - 2018 và theo khoản 7.4, điều 7, chương II của Hướng dẫn số 238/HDTLĐ, ngày 04/3/2014 của tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì Công đoàn
trường THPT Sông Ray là một tổ chức "Công đoàn cơ sở" nằm trong hệ thống
tổ chức Công đoàn Ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai và Công đoàn Việt Nam.
Theo Điều 22 của thông tư số 12/2011-TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011 của
Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành “Điều lệ trường THCS,
THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học”(sau này gọi chung là điều lệ
trường phổ thông) có quy định "Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác trong
nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực
hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục".
Theo khoản 1 và 2 điều 97 Luật số 38/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm
2005 (Luật Giáo dục 2005) có quy định về trách nhiệm xã hội đối với giáo dục
trong đó có trách nhiệm của của tổ chức Công đoàn đối với giáo dục.
Theo điều 18 điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI Công đoàn cơ sở trong
các cơ quan nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị lực
lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Vận động đoàn viên và người
lao động nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật,
chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức
thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị;
cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên
và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan,
2
đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao
động, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội trong đoàn viên,
người lao động.
3. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo
đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Đấu tranh ngăn
chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp
lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp
luật.
4. Tổ chức vận động đoàn viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị thi
đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động
tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và
tham gia xây dựng Đảng.
6. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo Điều 6 điều lệ Công đoàn Việt Nam
khóa XI, cán bộ công đoàn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Ngoài những nhiệm vụ và quyền của người đoàn viên, cán bộ công đoàn có
những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Nhiệm vụ của cán bộ công đoàn:
a. Liên hệ chặt chẽ với đoàn viên và người lao động; tôn trọng ý kiến của
đoàn viên và người lao động. Báo cáo, phản ánh và thực hiện thông tin hai chiều
giữa các cấp công đoàn, giữa người lao động với người sử dụng lao động hoặc
đại diện của người sử dụng lao động.
b. Tổ chức đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động trong
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức công đoàn với đại diện của
người sử dụng lao động.
c. Phát triển đoàn viên và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
d. Đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.
đ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.
Qua đó cho thấy vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn
trong việc xây dựng và phát triển Nhà trường THPT nói chung và trường THPT
Sông Ray nói riêng là rất quan trọng.
Để phát huy vị trí và vai trò đó trong nhà trường thì Công đoàn phải thật sự
là tổ chức đại diện của người lao động, quan tâm đến đời sống, các chế độ,chính
sách của công đoàn viên để họ yên tâm công tác, trong đó chủ tịch Công đoàn là
người năng nỗ, biết tính toán, biết chăm lo cho công đoàn viên, xây dựng và tổ
chức thực hiện các phong trào, giúp công đoàn viên cải thiện đời sống vật chất,
tinh thần để họ bám trường, bám lớp, góp phần xây dựng nhà trường.
3
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
- Trường THPT Sông Ray đặt tại ấp 8, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai, được thành lập theo quyết định số 2101/QĐ.CT.UBT, ngày
08/08/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nhằm tạo điều kiện học tập cho
con em của các xã vùng Đông Bắc huyện Cẩm Mỹ. Tuy thành lập muộn nhưng
nhà trường đã cố gắng phát triển lớn mạnh, nay là trường loại I, thuộc nhóm các
trường lớn trong tỉnh; lúc mới thành lập trường có 23 lớp với khoảng 1200 học
sinh và 45 giáo viên, đến nay đã có 45 lớp với 1440 học sinh, số lượng BC, GV,
NV khá đông 105 người, tuổi đời và tuổi nghề của đội ngũ còn trẻ.
- 100% BC, GV, NV nhà trường là công đoàn viên, chia làm 12 tổ công
đoàn.
- Ban chấp hành Công đoàn trường có 5 đ/c (4 nữ, 1 nam).
- Ban thanh tra nhân dân có 3 đ/c (2 nam, 1 nữ).
- Trường nằm trong vùng có điều kiện KT-XH khó khăn của tỉnh, huyện
Cẩm Mỹ là Huyện miền núi, nghèo thành lập vào năm 2004; chủ yếu là kinh tế
nông nghiệp, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, vị trí cách xa trung tâm hành
chính tỉnh và các khu kinh tế phát triển khác. Người dân sống chủ yếu bằng
nghề nông nên việc xã hội hóa để chăm lo cho đội ngũ CB, GV, NV gặp không
ít khó khăn
- Phần lớn CB, GV, NV của nhà trường là dân di cư từ các tỉnh miền Trung
và miến Bắc vào lập nghiệp, thiếu nguồn hỗ trợ từ gia đình. Đòi hỏi BCH Công
đoàn, Chủ tịch công đoàn nhà trường phải hết sức năng nổ, sáng tạo để xây dựng
và tổ chức các hoạt động công đoàn trong nhà trường nhiều hơn, có hiệu quả
thiết thực, chăm lo được cho đội ngũ CB, GV, NV của nhà truờng, góp phần xây
dựng nhà trường lớn mạnh.
2.2. Thực trạng đời sống của Công đoàn viên nhà trường trong thời
gian qua:
- Với mức lương vào những năm 2005-2010 còn rất khiêm tốn (23trđ/tháng) thì khó có thể giúp công đoàn viên tích lũy được một số tiền lớn để
cải thiện đời sống gia đình, như mua xe, máy tính, trang trí nội thất, thậm chí là
mua đất, làm nhà ở... Trước khó khăn đó tôi đã vận động các công đoàn viên
tham gia vào các tổ góp vốn xoay vòng cho mỗi người nhận một tháng, vay vốn
ngân hàng trả dần theo hàng tháng để cải thiện đời sống gia đình.
- Tổng số công đoàn viên của trường ở thời điểm năm 2005 - 2010 vào
khoảng 60-80 người, đa số Công đoàn viên mới ra trường hoặc mới lập gia đình
4
và nuôi con nhỏ nên điều kiện kinh tế còn hết sức chật vật. Mặt khác thu nhập
của công đoàn viên chủ yếu là tiền lương, không có sự hỗ trợ của gia đình hoặc
là nguồn thu nhập khác. Trong khi đó nền kinh tế thị trường có sự biến động
mạnh về giá cả leo thang, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Trước những khó khăn như vậy, việc góp vốn để tương trợ nhau trong cải
thiện đời sống gia đình là một giải pháp hữu ích và đã được mọi người ủng hộ,
đã góp phần thay đổi nhiều hơn trong đời sống công đoàn viên.
III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TỔ CHỨC CÓ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CÔNG ĐOÀN Ở TRƯỜNG THPT SÔNG RAY.
Bản thân tôi nhận thức được rằng chăm lo đời sống cho công đoàn viên là
chăm lo cho Công đoàn trường và cũng chính là chăm lo cho nhà trường, bởi
hoạt động công đoàn, nhà trường có mạnh hay không thì phụ thuộc vào đội ngũ
công đoàn viên có nhiệt tình ủng hộ hay không. Muốn vậy phải làm cho họ tin
yêu tổ chức của mình bằng những việc làm thiết thực giúp cho tổ chức công
đoàn vững mạnh hơn, quan tâm nhiều hơn đến đời sống của công đoàn viên để
họ yên tâm công tác.
1. Xây dựng tổ chức công đoàn trong sạch, vững mạnh:
Trong thời gian nhiệm kì 2010 – 2015, với cương vị là Chủ tịch Công đoàn
tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng tổ chức công đoàn trường ngày càng vững
mạnh để tạo miền tin trong công đoàn viên vào tổ chức công đoàn trường, như:
- Xây dựng quy chế làm việc của BCH Công đoàn trường.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCH công đoàn trường.
- Thành lập các tổ công đoàn, gồm 12 tổ công đoàn trên cơ sở 11 tổ chuyên
môn và tổ Văn phòng của trường.
- Quan tâm tạo điều kiện cho các thành viên BCH công đoàn được tham gia
các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ Công đoàn, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm
với các đơn vị bạn.
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch cụ thể hóa nhiệm vụ mà nghị quyết
ĐH đề ra, nhiệm vụ hằng năm của Công đoàn trường.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với Nhà trường, các tổ chức đoàn thể, tổ
chức chính trị xã hội khác trong nhà trường.
- Tổ chức sinh hoạt công đoàn định kì theo đúng qui định, đảm bảo BCH
công đoàn họp mỗi tháng 2 lần (đầu tháng xây dựng triển khai KH, cuối tháng
tổng kết đánh giá), tổ công đoàn mỗi tháng họp 1 lần.
5
- Tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc thường xuyên,
định kì mỗi tháng, quí và năm.
- Từ năm 2014, căn cứ vào Điều lệ Công đoàn Việt Nam tại đại hội lần thứ
XI (nhiệm kì 2013 – 2018), BCH công đoàn trường đã trình Công đoàn ngành
giáo dục Đồng Nai kéo dài nhiệm kì BCH Công đòan trường đến năm 2015.
- Hàng tuần chủ tịch Công đoàn chịu trách nhiệm liên hệ, thông tin báo cáo
cùng Bí thư chi bộ vào đầu tuần và đến từng tổ Công đoàn để kiểm tra nắm bắt
thông tin, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên, kịp thời nắm bắt tình
hình và có kế hoạch hỗ trợ giáo viên gặp khó khăn, hoạn nạn nhằm để đảm bảo
giờ dạy đạt hiệu quả cao và không bị thiệt thòi về quyền lợi của công đoàn viên.
- Chủ tịch Công đoàn tổng hợp ý kiến và có đề xuất trong phiên họp ban
chấp hành, hàng tháng lồng vào phiên họp hội đồng sư phạm BCH đã đề ra biện
pháp để bàn bạc thống nhất nhằm làm cho hoạt động mang tính hiệu quả cao.
- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên công đoàn nhằm
giúp đoàn viên thấm nhuần tư tưởng của giai cấp công nhân, như: Triển khai chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, các Luật, nghị định, thông tư, quyết định của nhà
nước, các chính sách đối với CB, GV, NV một cách chủ động, tăng cường giáo
dục truyền thống, sinh hoạt theo đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định.
Đặc biệt, BCH công đoàn trường còn tổ chức sinh hoạt, phổ biến cho đoàn viên
nắm rõ những chế độ chính sách của người lao động về bảo hộ lao động, chế độ
nghỉ dưỡng sức, nghỉ thai sản, ốm đau.
- Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến đoàn viên về phương thức hoạt động
của Ban chấp hành, việc tổ chức thực hiện kế hoạch của công đoàn đã kịp thời,
phù hợp chưa và đồng thời qua đó nắm được tâm tư nguyện vọng của đoàn viên,
từ đó đề xuất, phối hợp với chính quyền, chuyên môn tìm cách giải quyết những
vướng mắc, khó khăn đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, đảm bảo tốt
quy chế dân chủ tại đơn vị.
- Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi những đoàn viên gặp khó khăn trong
cuộc sống gia đình, lúc ốm đau, hữu sự, … luôn nêu cao tinh thần tương thân
tương ái.
- Ban chấp hành luôn gương mẫu, tiên phong trong công tác, phong trào thi
đua của ngành và địa phương, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
- Tổ chức giám sát việc các tổ Công đoàn họp định kỳ đầy đủ vì đây là một
tập thể nhỏ rất thuận lợi cho những đoàn viên giải bày những thắc mắc cũng như
những nguyện vọng của bản thân, từ đó ban chấp hành tổng hợp những đề xuất
6
của tổ Công đoàn kịp thời giải quyết những vướng mắc cũng như kịp thời uốn
nắn, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra.
- Tổ chức họp mặt thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng, giúp các
đoàn viên có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau và thấu hiểu, chia sẻ
những khó khăn của nhau, xây dựng khối đoàn kết trong tổ khối cũng như trong
đơn vị.
- Tổ chức triển khai có hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực", phong trào "Phụ nữ Hai giỏi", cuộc vận động
“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, cuộc vận
động "Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh", thực hiện Quy chuẩn đạo đức Nhà giáo.
Nhờ đó mà hằng năm Công đoàn trường đều được công đoàn ngành công
nhận là đơn vị vững mạnh.
2. Vận động góp vốn cho công đoàn viên vay không tính lãi:
Trước những khó khăn về kinh tế của giáo viên, tôi đã đứng ra vận động
một số giáo viên góp vốn để cho nhau mượn xoay vòng trong một năm mà
không cần tính lãi.
Lúc đầu tôi đã thành lập được một nhóm có 10 người tham gia, nhóm này
có đặc điểm chung là cả hai vợ chồng đều là giáo viên hoặc một là giáo viên,
một là công chức ở địa phương. Hàng tháng mỗi người góp vào 1.200.000đ x 10
người được 12.000.000đ và xoay vòng trong 10 tháng lần lượt các thành viên
trong nhóm nhận. Thông thường ưu tiên cho người có hoàn cảnh khó khăn hơn
trong nhóm mượn trước hoặc GV nào có dự tính mua xe, mua đất hoặc sửa nhà
thì nhận trước, như Thầy Chu Văn Mão đã dùng số tiền này mua cho vợ một xe
Honda để vợ đi làm, Anh Lê Văn Định, nhân viên văn phòng với đồng lương
thu nhập quá thấp đã dùng hỗ trợ nguồn vốn này về mua một con heo nái, một
năm sau sinh ra mười con heo và bán được sáu triệu đồng, nhiều lần như vậy đã
tích lũy được một số tiền lớn và đã dùng số tiền này sửa chữa lại ngôi nhà, Thầy
Trần Văn Nam đã dùng số tiền này về chăn nuôi tằm cũng đem lại thu nhập kinh
kế cho gia đình... .
Sau đó, nhận thấy được sự hợp lý của cách làm này thì mọi người cũng
hưởng ứng và thành lập được 2 rồi 3 nhóm, có nhóm lên đến 15 – 20 người. Với
số tiền lớn đa số quý Thầy Cô trong trường dùng số tiền này để mua rẫy, mua
đất làm nhà hoặc xây nhà... như Thầy Bùi Xuân Tình một giáo viên trẻ mới ra
trường từ Nghệ an vào Sông Ray lập nghiệp thầy đã dùng số tiền này mua một
mảnh vườn rộng 5.0000m2 và sử dụng trồng cây tiêu, caphê, hoặc một số cây
7
xen canh khác như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm. 3 năm sau kết hôn với một
Cô giáo mới ra trường và hai vợ chồng ngoài lương cố định hai thầy cô còn có
thêm thu nhập từ mảnh vườn, đến năm 2015 hai thầy cô đã tích lũy vốn xây
dựng một ngôi nhà có giá trị khoảng 1 tỷ đồng....
Trong suốt thời gian từ năm 2005 đến nay đã có hàng năm lượt CVĐ được
nhận tiền góp vốn từ hoạt động này.
Nhờ vậy mà chỉ với đồng lương vài triệu một tháng nhưng nhiều thầy cô đã
mua được xe máy, đổi xe, sửa nhà, sắm thêm ti vi, tủ lạnh, máy vi tính, điện
thoại, mua đất, chăn nuôi, trồng trọt... Bước đầu thấy thầy cô phấn khởi vì đã
giúp họ thực hiện được những mơ ước nhỏ khó thực hiện được với tiền lương
tháng của chính mình.
3. Làm đại diện hợp pháp bảo lãnh cho công đoàn viên vay vốn tín
chấp tại ngân hàng
Với sự phát triển của nề kinh tế địa phương thì bộ mặt nông thôn cũng có
những thay đổi và rồi thì ngân hàng cũng xuất hiện. Được sự quan tâm của lãnh
đạo Tỉnh và Huyện, Ngân hàng NN&PTNT Cẩm Mỹ cũng được thành lập chi
nhánh ở Sông Ray. Với sự nhạy bén của cán bộ công đoàn, khi được ngân hàng
đề cập vấn đề cho vay tín chấp, bản thân tôi đã tích cực tham mưu cho Hiệu
trưởng phối hợp kí kết hợp đồng bảo lãnh cho GV trong trường vay tín chấp
dưới sự bảo lãnh của Nhà trường và Công đoàn trường để CB, GV, NV nhà
trường được vay vốn phát triển kinh tế, cải tạo cuộc sống.
Lúc đầu căn cứ vào mức lương hiện tại của Công đoàn viên, mỗi GV
được vay 20.000.000 đến 30.000.000 đồng thời hạn vay chỉ được 36 tháng và
trả góp theo hằng tháng, rồi sau đó khi tiền lương được tăng lên từ năm 2011,
Công đoàn đã mạnh dạn đề xuất với Ngân hàng và được chấp thuận để cho giáo
viên vay với số tiền lên đến 50.000.000 đến 100.000.000 đồng thời hạn vay từ
36 tháng đến 50 tháng tùy thuộc vào mức lương của công đoàn viên. Nhờ đó mà
rất nhiều GV đã có nguồn kinh phí lớn để mua đất, xây nhà, sửa lại nhà to đẹp
hơn, sắm sửa các vật dụng trong gia đình, đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, mở khu
vui chơi trẻ em với qui mô lớn. Đó là thầy Lưu Tuấn Dũng dùng số tiền vay
này mua một mảnh rẫy 3.000m 2 dùng trồng cây tiêu, bưởi đem lại thu nhập gia
đình khá cao, gia đình Thầy Trần Văn Hiếu giáo viên dạy lý và Hoàng Thị
Tuyến giáo viên dạy văn cũng đã xử dụng số tiền này đầu tư vào việc nhân
giống cây tiêu bán ra thị trường, hàng năm đem lại thu nhập từ 80.000.000 đến
100.000.000 đồng, gia đình thầy Bùi Trọng Dương giáo viên dạy lý và cô
Nguyễn Thị Thanh Huyền giáo viên dạy hóa cũng đã sử dụng số tiền này đầu tư
vào chăn nuôi heo nái, heo thịt và nuôi cá, hằng năm đem lại thu nhập cho gia
8
đình từ 100.000.00 trở lên, cô Phạm Thị Như Trung đã dùng số tiền này mở khu
vui chơi trẻ em hằng tháng trừ các chi phí đem lại lợi nhuận cho gia đình
khoảng 10.000.000 đến 12.000.000 đồng. Như vậy, nhờ được vay vốn số tiền
lớn mà đã làm cho kinh tế gia đình sớm ổn định, chuyện an cư lạc nghiệp được
thực hiện.
4. Vận động công đoàn viên xây dựng quỹ tham quan du lịch
Chăm lo cho đời sống công đoàn viên không chỉ về vật chất mà cần quan
tâm đến đời sống tinh thần. Đó là tổ chức được các đợt tham quan, du lịch cho
công đoàn viên trong trường sau những ngày lao động mệt nhọc, căng thẳng. Có
như thế sẽ giúp họ có điều kiện tiếp thu kiến thức, mở rộng hiểu biết về thiên
nhiên và con người của các địa phương, phong tục, tập quán của họ để bổ sung
vào các bài dạy, để làm vốn sống, rèn luyện kỹ năng sống và đặc biệt là xả
stress, tạo tinh thần thoải mái để họ lao động tốt hơn trong năm học mới.
Trước sự khó khăn về kinh phí của nhà trường và điều kiện kinh tế của
công đoàn viên, tôi đã đề xuất với Hiệu trưởng việc vận động công đoàn viên
tiết kiệm chi hàng tháng để xây dựng quỹ tham quan, du lịch và được Hiệu
trưởng đồng ý. Mỗi tháng công đoàn viên tiết kiệm 100.000đ và hàng tháng số
tiền này được đem đi gởi ngân hàng, sau một năm sẽ có khoản tiền 1.200.000đ
cộng với tiền lãi suất để đi tham quan, du lịch. Khi nhà trường tổ chức cho CĐV
đi tham quan thì số tiền này được sử dụng như số tiền CĐV đóng góp cá nhân để
đi tham quan ngoài khoản hỗ trợ của Công đoàn và Nhà trường. Ví dụ năm 2013
đi tham quan tại Đà Lạt, tour đi 5 ngày, 4 đêm chi phí 1.800.000đ/khách, nhà
trường và Công đoàn hỗ trợ chín trăm nghìn đồng còn công đoàn viên sẽ đóng
chín trăm nghìn, nếu công đoàn viên không có quỹ tham quan tiết kiệm từ trước
thì họ sẽ phải bỏ thêm chín trăm nghìn từ số tiền họ đã tiết kiệm trong một năm
được một triệu hai trăm nghìn đồng, sau khi đóng xong số tiền tiết kiệm đó còn
dư họ lấy về hoặc thêm vào để đóng cho người thân cùng đi tham quan như con,
chồng tứ thân phụ mẫu...Còn những công đoàn viên không có điều kiện đi tham
quan du lịch, Công đoàn trả lại số tiền đã đóng cộng với tiền lãi xuất ngân hàng.
Với cách làm này thì từ năm 2010 đến nay mỗi năm trường đều tổ chức
tour du lịch cho CĐV tham quan, du lịch hè. Năm 2010 đi tham quan tại Đà Lạt,
năm 2011 tham quan tại Phú Quốc, năm 2012 tham quan Nha Trang, năm 2013
tham quan Đà Lạt – Phan Thiết, năm 2014 tham quan Đà Nẵng – Hội An. Năm
2016 không tổ chức đi mà dự kiến tích lũy thêm 2 năm để có kinh phí đi xa hơn
vào năm 2017 hoặc 2018 tại Hà Nội hoặc Thái Lan.
9
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua thực hiện các biện pháp giúp đỡ công đoàn viên có nguồn vốn cải
thiện đời sống gia đình, tôi nhận thấy đã đem lại hiệu quả tích cực, như sau:
Tổ chức và hoạt động của công đoàn trường ngày một vững mạnh hơn, các
CĐV có cuộc sống ổn định và từ đó các hoạt động của công đoàn được tổ chức
thành công đa dạng, phong phú, công đoàn viên tích cực tham gia nhiều phong
trào của nhà trường, chất lượng công việc ngày một tốt hơn. Công đoàn trường
được Công đoàn ngành, Liên đoàn lao động Tỉnh khen, nhà trường được UBND
tỉnh khen, nhiều năm Công đoàn trường được UBND Tỉnh tặng Bằng khen đơn
vị có “Đời sống văn hóa” tốt. Đặc biệt trong năm học 2015 – 2016 Công đoàn
trường được tổng Liên đoàn tặng cờ đơn vị có thành tích thi đua xuất sắc trong
hoạt động công đoàn. Tính đến ngày 25 tháng 5 năm 2016 công đoàn trường
THPT Sông ray có 105 công đoàn viên, trong đó có 95 công đoàn viên đã lập
gia đình và có 94 công đoàn viên đã có nhà ở ổn định và phương tiện đầy đủ
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, 1 công đoàn viên còn ở nhà thêu.
Đời sống gia đình của nhiều công đoàn viên đã thay đổi mạnh mẽ, tươm tất
hơn để họ yên tâm công tác; được đi tham quan du lịch hằng năm tạo nên sự
phấn khởi giúp họ lao động tích cực hơn, yêu nghề, yêu trường hơn, tạo sự đoàn
kết trong nhà trường ngày càng cao.
V. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã thực hiện và đạt một số
kết quả như trên. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả trong phạm vi của đơn vị, rất
mong nhận được sự đóng góp, chia sẽ của cấp trên và các đơn vị khác để Công
đoàn trường và bản thân tôi có thêm kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế
đồng thời phát huy những mặt tích cực để hoạt động Công đoàn đạt được hiệu
quả cao nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
10
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII BCH Trung ương đảng khóa XI.
[2] Bài giảng “Nhà trường và quản lí nhà trường”_ Nguyễn Thị Hoàng
Trâm và Vũ Thị Lan Hương_Trường Cán bộ quản lí giáo dục Thành phố Hồ Chí
Minh_2009.
[3] Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013.
[4] Luật số 38/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm 2005 (Luật Giáo dục
2005).
[5] Điều lệ Công đoàn Việt Nam nhiệm kì 2013 - 2018
[6] Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT, Ban hành “Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học”.
[7] Hướng dẫn thực hiện Điều lệ công đoàn Việt Nam, khoá XI.
VII. PHỤ LỤC
1. Các kế hoạch, quy chế hoạt động công đoàn
2. Các hình ảnh hoạt động công đoàn
11
Tham quan tại Đà Lạt năm 2013
Tham quan tại Đà Lạt năm 2013
Tham quan tại Đà Nẵng năm 2014
Tham quan tại Đà Nẵng năm 2014
12
Thầy Lưu Tuấn Dũng sử dụng vốn vay để mở rộng vườn
Cô Cao Lê Hằng sử dụng vốn vay để cải tạo vườn
tạp
13
Thầy Trần Thế Phương, gia đình thầy Bùi Xuân Tình, vay thêm để nâng
cấp nhà ở
Thầy Bùi Trọng Dương, thầy Trần Thế Phương, vay thêm vốn
để mở rộng chăn nuôi
14
Thầy Hồ Đắc An, dùng vốn vay để mua
máy tính phục vụ các hoạt động dạy
học
Cô Hoàng Thụy Uyên Phương, dùng
vốn vay để mua xe máy
máy tính phục vụ các hoạt động dạy
Cô Hoàng Thị Tuyến dùngMỤC
vốn vayLỤC
để
giống cây tiêu
I. ĐẶT VẤN ĐỀnhân
......................................................................
máy tính phục vụ các hoạt động dạy
15
Trang: 1
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........
Trang: 1
1. Cơ sở lí luận của đề tài .......................................................
Trang: 1
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài...................................................
Trang: 4
III. TỔ CHỨC THỰC CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI.....
Trang: 5
1. Xây dựng tổ chức công đoàn trong sạch ..........................
Trang: 5
2. Vận động góp vốn cho công đoàn viên vay không tính lãi
Trang: 7
3. Làm đại diện hợp pháp bảo lãnh công đoàn viên vay vốn tín chấp
ngân hàng :....................................................................................
Trang: 8
4. Vận động công đoàn viên xây dựng quỹ tham quan du lịch Trang: 9
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI................................................
Trang: 10
V. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT .............................
Trang: 10
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................
Trang 11
VII. PHỤ LỤC.........................................................................
Trang 11
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Thu Trang
16