Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

skkn một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS-THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 26 trang )

BM03-TMSKKN

Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS&THPT BÀU HÀM
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hơn mười năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành vấn đề xã hội
bức xúc của nhiều nước trên thế giới. Nghiêm trọng là các vụ bạo lực học đường
có sử dụng vũ khí nhất là các vụ xả súng ở Mỹ. Bạo lực học đường không phải là
hiện tượng mới, nhưng hiện nay, nó ngày càng bộc lộ tính nguy hiểm và phức tạp.
Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh học
sinh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở
nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả ở học sinh nữ. Nó không những gây
ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò, mà còn gây
hại trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự
giảng dạy của thầy cô và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Bạo lực học
đường hầu như xẩy ra ở các cấp học nhưng tập trung nhất là ở lứa tuổi 14,15,16 là
học sinh ở cuối cấp THCS và đầu cấp THPT
Từ những lý do đã phân tích ở trên, việc phòng, chống bạo lực học đường
đang là vấn đề bức thiết trong thời điểm hiện tại, chính vì thế tôi thực hiện đề tài:
“Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS &
THPT Bàu Hàm”, Trảng Bom, Đồng Nai.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Khoản 1, Điều 27 trong Luật giáo dục năm 2005 xác định Mục tiêu của giáo
dục phổ thông: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho
học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và


bảo vệ Tổ quốc.”
Khoản c, mục 3 chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 của Bộ
giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013 ghi rõ: “c) Rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói
quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai
nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo
lực và các tệ nạn xã hội.”
1.1. Khái niệm về bạo lực học đường:
Theo tự điển Tiếng Việt, bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp.
-1-


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành
vi xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ, tinh thần, uy tín, danh dự của người bị
hại trong môi trường học đường.
Có 3 mức độ tiếp cận khái niệm bạo lực học đường bao gồm:
- Theo nghĩa hẹp: Là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh
trong cùng một trường diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường.
- Theo nghĩa rộng: Là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh
hoặc giữa học sinh với giáo viên hoặc giữa giáo viên với giáo viên diễn ra bên
trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường.
- Theo nghĩa lấy học sinh làm trung tâm: Là những hành vi xâm hại mà chủ
thể gây hại là học sinh, người bị hại là bất kỳ ai diễn ra bên trong hay bên ngoài
khuôn viên nhà trường. Đây là cách tiếp cận được nhiền người quan tâm vì ý nghĩa

lý luận và thực tiễn của nó trong công tác giáo dục.
Mỗi cách tiếp cận sẽ có cách nhận diện và đưa ra các nguyên nhân, giải pháp
ngăn ngừa tương đối khác nhau về bạo lực học đường. Cách tiếp cận như trên cũng
giúp chúng ta phân biệt đâu là bạo lực học đường, đâu là không. Ví dụ một phụ
huynh học sinh vì bênh vực con vào trường gây gổ, hành hung thầy cô giáo, một
học sinh bị bọn trấn lột hành hung buộc phải chống trả tự vệ thì đó cũng không
phải là bạo lực học đường. Cần phân biệt bạo lực học đường với bạo lực xã hội,
đạo đức xã hội…
1.2. Nhận diện bạo lực học đường: Bạo lực học đường cũng là hành vi lệch
chuẩn nhưng thiên về sử dụng bạo lực.
* Phân loại hành vi bạo lực học đường:
- Hành vi bạo lực học đường thụ động là hành vi sai lệch do nhận thức sai
hoặc nhận thức không đầy đủ chuẩn mực (nội qui, qui tắc). Đây là loại hành vi
không đáng ngại.
- Hành vi bạo lực học đường chủ động là hành vi mà các cá nhân biết rõ
chuẩn mực nhưng vẫn cố ý làm sai, đây là loại hành vi đáng ngại, nguy hiểm.
* Nhận diện hành vi bạo lực học đường:
- Hành vi sử dụng bạo lực cơ bắp là hành vi đánh đập, hành hung để cưỡng
bức, trấn lột người bị hại, người gây hại có thể sử dụng hung khí ở các mức độ
khác nhau làm tổn thương tinh thần, sức khỏe, tính mạng người bị hại.
- Hành vi đe doạ, khủng bố là hành vi nhằm gây bất an cho người bị hại, nói
xấu, sỉ nhục, bêu rếu làm mất uy tín, danh dự người bị hại.
Các hành vi trên có thể do người gây hại thực hiện hay tổ chức thành băng
nhóm để thực hiện
* Dấu hiệu bạo lực học đường
Bạo lực học đường thường trải qua ba giai đoạn là trước, trong và sau hành
vi bạo lực và đều để lại dấu vết hoặc dấu hiệu, báo trước bằng các biểu hiện, chứng
cứ nhận biết được gồm có:
-2-



Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

- Dấu hiệu tiền bạo lực gồm có dấu hiệu xa và cận bạo lực. Dấu hiệu xa như
học sinh học kém, lêu lỏng, chán học, bất cần đời. Dấu hiệu gần (cận bạo lực) như
gây gỗ, hăm dọa, kết băng nhóm, mang theo hung khí trong người…
- Dấu hiệu thực hiện hành vi bạo lực: Là các dấu vết bạo lực để lại sau hành
vi bạo lực nói lên mức độ độc ác, nương tay hay chỉ là dằn mặt, cảnh cáo người bị
xâm hại. Ngoài ra các dấu hiệu còn cho biết kẻ gây hại là nhẫn tâm, vô tình hay cố
ý với người bị hại
- Dấu hiệu hậu bạo lực: chủ yếu là hành vi, thái độ của kẻ gây hại sau khi bị
xử lý đó là thái độ đối với hậu quả xảy ra như ăn năn, hối hận hay hả hê, thỏa mãn
của người gây hại.
Đối với công tác giáo dục cần xem các dấu hiệu trong một vụ bạo lực học
đường nhưng các dấu hiệu tiền bạo lực là vấn đề có ý nghĩa nhất vì nó là chỉ báo
để nhà truờng tiến hành can thiệp, ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường hiệu
quả, kịp thời, định hướng cách giải quyết thỏa đáng nhằm ngăn chặn bạo lực xảy
ra. Dấu hiệu sau bạo lực cũng cần được xem xét để có thể giáo dục cảm hóa người
gây hại, ngăn chặn hành vi tiếp diễn đối với những dấu hiệu ân hận, hối cải sau bạo
lực.
1.3. Nguyên nhân bạo lực học đuờng
Có nhiều cách phân tích nguyên nhân của bạo lực học đường, nhìn chung có
4 nhóm nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân từ giáo dục của gia đình: Nhiều tác giả cho đây là nguồn
nguyên nhân chính của bạo lực học đường.
- Nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường: Nhiều tác giả cho đây là nguyên
nhân quan trọng do nhà trường chỉ chú trọng dạy chữ không chăm lo đầy đủ cho
việc dạy người.
- Nguyên nhân từ phía giáo dục xã hội: Do tác động của mặt trái kinh tế
kinh tế thị trường, các mối quan hệ tiêu cực xã hội và truyền thông gây ra.

- Nguyên nhân tâm lý từ chính bản thân người chưa thành niên: Do đặc
điểm tâm lý lứa tuổi, do người chưa thành niên không làm chủ bản thân mà ra.
2. Thực trạng việc phòng, chống bạo lực học đường tại trường
THCS&THPT Bàu Hàm
2.1. Khái quát về trường THCS & THPT Bàu Hàm, Trảng Bom, Đồng
Nai
Trường THCS & THPT Bàu Hàm được thành lập theo quyết định số
1812/QĐ – UBND tỉnh Đồng Nai ngày 25 tháng 6 năm 2007. Trụ sở đóng tại ấp
Tân Hợp, xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Địa bàn nơi trường
đóng là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đa số là người dân tộc Hoa
Nùng chiếm 85%. Điều kiện kinh tế xã hội rất khó khăn, dân cư trong địa bàn sinh
sống bằng nghề làm ruộng, rẫy.
2.1.1. Học sinh:
-3-


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Năm học 2015 – 2016, toàn trường có 1297 học sinh cơ cấu thành 35 lớp,
THCS 17 lớp (593 HS), THPT 18 lớp (650 HS). Đa phần các em học sinh là con
em người dân tộc gia đình sinh sống trong rẫy xa, điều kiện kinh tế khó khăn, bố
mẹ lo làm ăn sinh sống ít có thời gian chăm sóc và quản lý con cái dẫn đến học
sinh lơ là, buông lỏng việc học hành, trốn học đi theo bạn bè, sa ngã vào những tệ
nạn xã hội. Từ đó, việc quản lý, giáo dục của gia đình đối với các em học sinh còn
nhiều hạn chế, coi việc giáo dục các em là trách nhiệm của nhà trường.
Chất lượng đầu vào thấp và không đồng đều, phần lớn đều là những em
không trúng tuyển vào các trường có thi tuyển hoặc không tham gia thi tuyển mà
chỉ xét tuyển. Đối tượng học sinh của trường phần đông là các em mất căn bản,
không có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, có không ít học sinh được xếp vào
dạng học sinh cá biệt.

2.1.2. Đội ngũ cán bộ - giáo viên – công nhân viên:
Năm học 2015 – 2016 trường có 87 cán bộ, giáo viên, nhân; trong đó CBQL
03 (01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng), 80 giáo viên, 04 NV, 03 hợp đồng 68. Về
tuổi nghề có tới 70% là giáo viên trẻ công tác trong ghề chưa quá 5 năm. Lực
lượng giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động nhưng thiếu kinh nghiệm trong công tác
quản lý giáo dục học sinh, công tác chủ nhiệm còn hạn chế.
2.1.3. Về cơ sở vật chất:
Trường có 40 phòng học, 10 phòng chức năng, 03 phòng máy vi tính, 01
phòng học ngoại ngữ, khu nhà hiệu bộ đầy đủ cho các phòng ban, sân chơi, bãi tập
rộng. Trang thiết bị dạy học được trang bị tương đối đầy đủ cho việc dạy và học
trong nhà trường.
2.2. Phân tích tình hình thực tế các biện pháp phòng chống bạo lực học
đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm năm học 2014– 2015 và những
năm trước đó.
Thực tế hiện nay tại các trường THPT nói chung, trường THCS & THPT
Bàu Hàm nói riêng, vấn đề phòng, chống bạo lực học đường trong trường học còn
hạn chế, tập trung chủ yếu vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp ngoài giờ lên lớp
(01 buổi/tháng), thông qua một số hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn do Đoàn –
Đội tổ chức được triển khai trong thời gian nhất định. Cách thức triển khai ở cấp
học phổ thông chưa đa dạng chủ yếu là phát triển tài liệu, tập huấn giáo viên, dạy
thí điểm, thông qua các hoạt động ngoại khóa, hiệu quả của việc phòng, chống bạo
lực học đường thực sự chưa cao....
Việc tích hợp phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trong các giờ
dạy trên lớp còn hạn chế, một số giáo viên chưa chú trọng, một số chưa có kinh
nghiệm trong việc tích hợp phòng, chống bạo lực cho học sinh thông qua bộ môn.
Chính vì thế hiệu quả phòng chống bạo lực học đường chưa cao.
Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về tầm
quan trọng của việc phòng, chống bạo lực học đường còn hạn chế, chủ yếu tập
chung nhiều vào việc dạy chữ.


-4-


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Sau khi tìm hiểu và tham khảo tình hình thực tế của trường THCS&THPT
Bàu Hàm cũng như các trường trên địa bàn, việc phòng, chống bạo lực học đường
trong những năm vừa qua; cũng như qua thăm dò nhu cầu của học sinh về sự cần
thiết phải áp dụng các giải pháp hiệu quả hơn trong việc phòng, chống bạo lực học
đường, đồng thời giúp các em học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không sa vào
những games trực tuyến bạo lực, và các tệ nạn xã hội. Tôi chọn đề tài: “Một số
biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS & THPT Bàu
Hàm”
Bên cạnh các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ngoài giờ lên lớp (01
buổi/tháng), các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt
động phong trào, còn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống thường xuyên mỗi
tuần 01 buổi/lớp/tuần trong xuốt năm học theo từng chủ đề; thường xuyên tổ chức
kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh, để từ đó ngăn chặn các em đem theo những
đồ vật nguy hiểm (dao, kéo, ...); thành lập tổ tư vấn học đường. Đây là một giải
pháp hoàn toàn mới đối với trường THCS&THPT Bàu Hàm, các trường PT trên
địa bản củng như trong ngành giáo dục.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Công tác tuyên truyền
- Nội dung tuyên truyền: Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên, học
sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của việc phòng, chống bạo lực học đường
hướng đến mục tiêu: Mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường đếu có
trách nhiệm trong việc tư vấn, tham vấn tâm lý cho các em, dạy cho các em không
chỉ tri thức khoa học mà cả tri thức và cách thức làm người. Đội ngũ giáo viên bộ
môn, nhất là giáo viên dạy các môn công dân, văn học và nghệ thuật cần trang bị
cho học sinh những hiểu biết cần thiết để nhận diện các biếu hiện của bạo lực, khợi

dậy ở các em tình yêu thương, gắn bó...
- Hình thức tuyên truyền: Thông qua các buổi phát thanh học đường, họp hội
đồng, sinh hoạt ngoại khóa, băng rôn, khẩu hiệu, ….
2. Tập huấn nghiệp vụ công tác phòng, chống bạo lực học đường cho đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao nhận
thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn tâm lý cho học sinh, các hoạt động phòng,
chống bạo lực học đường, năm học 2015 – 2016 đã tham mưu với BGH tổ chức 01
lớp tập huấn cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
3. Thành lập tổ tư vấn học đường
Năm học 2015 – 2016 đã thành lập tổ tư vấn học đường với các thành viên:

-5-


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

STT

1

Họ tên

Lê Văn Dĩnh

2

GVCN các lớp

3


14 thành viên trong
BCH Đoàn trường
Bà Nguyễn Thị
Hồng Nghiếp – NV
Y tế học đường

4

BCH các chi đoàn

Chức vụ
BT Đoàn
TN - TT

Nhiệm vụ
- Xây dựng nội dung, kế
hoạch hoạt động của tổ.
- Kiểm tra, đánh giá

- Nắm bắt tâm tư, tình
cảm tâm lý của học sinh,
kịp thời tư vấn, đưa ra
Thành viên
giải pháp khắc phục, là
cầu nối giữa gia đình và
nhà trường
- Tổ chức các buổi tư
vấn tâm lý, SKSSVTN.
- Kịp thời năm bắt, phát

Thành viên hiện các dấu hiệu bạo
lực học đường để từ đó
đưa ra giải pháp ngăn
chặn kịp thời.
- Kịp thời năm bắt tư
tưởng, tâm lý của các
thành viên trong lớp từ
Thành viên
đó phản ánh tới các
thành viên tư vấn của tổ
tư vấn

Thời gian
- 09/2015
- Thường xuyên

- Thường xuyên

- 09, 10/2015
- 02, 03/2016
- Thường xuyên

- Thường xuyên

Năm học 2015 – 2016 đã tổ chức 05 buổi nói truyện, tư vấn SKSSVTN, rèn
luyện kỹ năng đối mặt cho học sinh thu hút trên 4500 học sinh, trong đó có mời
các chuyên gia về tâm lý về để trao đổi nói truyện (đặc biệt có sự tham gia của tiến
sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu – ĐHSP TP.HCM).
Năm học vừa qua, tổ cũng tiếp nhận tư vấn tâm lý cho nhiều học sinh trong
đó có những vấn đề về tâm lý lứa tuổi, mâu thuân với bạn bè, gia đình, ....

4. Tổ chức kiểm tra dụng cụ học sinh
Mục tiêu: Đảm bảo vấn đề học sinh tới trường, tới lớp đều có đầy đủ dụng
cụ học tập; phòng ngừa, kịp thời phát hiện học sinh đem theo những đồ dùng nguy
hiểm, vũ khí, ….
Hình thức: BCH đoàn trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thường
xuyên (định kỳ và đột xuất) tổ chức kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh (năm
học vừa qua đã tổ chức 20 đợt kiểm tra)
5. Tổ chức câu lạc bộ GDKNS cho học sinh
5.1. Hình thức tổ chức
Đoàn trường tổ chức thành lập CLB GDKNS cho học sinh. CLB hoạt động
mỗi tuần 01 buổi, sau khi các thành viên tham gia các buổi sinh hoạt tại CLB sẽ kết
-6-


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

hợp với giáo viên chủ nhiệm triển khai cho các bạn khác trong lớp khi sinh hoạt 15
phút đầu giờ.
* Dách sách các thành viên
STT

1

Họ tên

Lê Văn Dĩnh

Chức vụ

Nhiệm vụ

- Xây dựng nội
dung, kế hoạch
BT Đoàn TN hoạt động CLB.
Chủ nhiệm CLB
- Kiểm tra, đánh
giá

Thời gian
- 09/2015
- Thường xuyên

2

GVCN các lớp

Thành viên

Tổ chức các buổi
sinh hoạt GDKNS

Buổi chiều
hàng tuần

3

14 thành viên trong
BCH Đoàn trường

Thành viên


Hỗ trợ tổ chức các
buổi sinh hoạt

Buổi chiều
hàng tuần

4

BCH các chi đoàn

Thành viên

Tổ chức sinh hoạt

15 phút đầu giờ

5.2. Nội dung triển khai
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục KNS ở
Việt Nam những năm qua nói chung, tại trường THCS&THPT Bàu Hàm nói riêng,
nội dung giáo dục KNS cho HS bao gồm các KNS cơ bản, cần thiết sau: Kĩ năng
tự nhận thức, Kĩ năng xác định giá trị, Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, Kĩ năng ứng
phó với căng thẳng, Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, Kĩ năng thể hiện sự tự tin, Kĩ
năng giao tiếp, Kĩ năng lắng nghe tích cực, Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, Kĩ
năng hợp tác, Kĩ năng ra quyết định, Kĩ năng giải quyết vấn đề, Kĩ năng kiên định,
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, Kĩ năng đạt mục tiêu, Kĩ năng quản lý thời
gian,… đặc biệt chú trong nhiều đến kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, Kĩ năng
kiểm soát cảm xúc, Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
5.3. Biện pháp
Giáo dục KNS cho các em học sinh thông qua các buổi nói chuyện trên hội
trường, sinh hoạt ngoài trời, giáo viên cần đưa trước nội dụng, yêu cầu học sinh

chuẩn bị một số nội dung để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây tôi xin
giới thiệu một giáo án áp dụng trong các buổi sinh hoạt GDKNS.
5.3.1. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
5.3.1.1. Mục tiêu giáo dục
- Giúp các em hiểu rõ bản chất mâu thuẫn, những mặt tích cực và tiêu cực
của mâu thuẫn trong học đường.
- Giúp các em có suy nghĩ tích cực với những ý kiến đối lập, có cái nhìn tích
cực với những người có ý kiến đối lập
- Trang bị cho các em những kỹ năng ứng phó với những mâu thuẫn có nguy
cơ gây xung đột
-7-


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

- Giúp các em hiểu rõ tác hại của xung đột, những hậu quả của việc thiếu
kiềm chế.
- Trang bị cho các em kỹ năng, cách giải quyết mâu thuẫn hòa bình
5.3.1.2. Phương pháp
- Phương pháp kể chuyện, phương pháp trò chơi
5.3.1.3. Tiến trình hoạt động
a. Khởi tạo bầu không khí (15’): Sử dụng các bài hát, các trò chơi sinh hoạt
tập thể
b. Giới thiệu về mâu thuẫn
* Sử dụng khảo sát: Hai từ mâu thuẫn gợi cho các em những hành vi không
tốt nào?
Khảo sát 200 HS cho kết quả như sau:
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

Nôi dung trả lời
Đánh nhau
Nói xấu
Cãi nhau
Bôi nhọ
Chửi mắng
Sỉ nhục
Bứt tóc
Vu khống
Đe dọa
Tranh luận

Kết quả
30
26
34
12
28
8
4
16

20
22

Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay
nhiều người về một vấn đề nào đó.
Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng thường bắt nguồn từ sự khác
nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa,…Mâu
thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của các bên.
Nếu chúng ta không biết kiềm chế, sẽ dẫn tới những hành vi đáng tiếc như
đánh nhau, cãi nhau, sỉ nhục,…
c. Nguyên nhân gây mâu thuẫn
* Kể cho các em nghe câu chuyện 1: Sự hiểu lầm đáng tiếc
Qua câu chuyện tình huống trên, có 3 câu hỏi được đặt ra cho các em cùng
suy nghĩ:
1) Em cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự xung đột trên? Khi em nhìn thấy
sự việc và vội đưa ra ý kiến theo cảm nhận chủ quan của mình như trong trường
hợp trên thì nó gây nên những tác hại nào?

-8-


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

2) Theo em việc bạn Thu phản ứng dữ dội như thế có chấp nhận được
không? Có giải quyết được vấn đề gì không?
3) Theo em những người đứng vỗ tay reo hò, cổ vũ, quay phim, thậm chí
khoanh tay im lặng làm ngơ… những hành vi như vậy xẽ gây ra hậu quả gì? Có
được phép làm như vậy không? Tại sao?
Sau khi các em ý kiến, giáo viên chốt lại các vấn đề:
* Các nguyên nhân gây mâu thuẫn:

- Nguyên nhân 1: Do ý kiến đánh giá, nhận định chủ quan của bạn Yến đã
vội vã kết luận và đưa ra những bình phẩm làm sự việc trở nên phức tạp.
- Nguyên nhân 2: Do thiếu làm chủ cảm xúc, Thu đã bộc lộ sự thiếu tự chủ
qua hành động của mình dẫn đến hậu quả đáng tiếc
Ngày nay các bạn trẻ thường thiếu kìm chế và hay giải quyết các xung đột
bằng bạo lực, hiện tượng này đang gia tăng rất nhiều trong đó đối tượng là các em
học sinh rất phổ biến. Xu hướng các em muốn giải quyết bằng bạo lực hơn là tìm
những giải pháp hòa bình.
d. Giải quyết mâu thuẫn
* Biện pháp 1:
- Mục tiêu: giúp các em tránh những mâu thuẫn, xung đột
- Kể cho các em nghe câu chuyện 2: Nồi cơm khổng tử
Cuối câu chuyện có đoạn: Khổng tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao
ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn
không hiểu được đúng sự thật! Suýt tí nữa là Khổng tử này trở thành kẻ hồ đồ!”.
GV: Thông qua câu chuyện các em có nhận định gì?
Sau khi các em học sinh trả lời, GV rút ra kết luận:
- Câu chuyện trên của Khổng tử cũng là câu chuyện mà ta bắt gập rất nhiều
trong cuộc sống, đôi khi chính mắt ta nhìn thấy, nhưng sự việc không thực sự như
suy diễn của ta, hậu quả là gây nên những điều thị phi, những hiểu lầm, dẫn đến
những xung đột rất đáng tiếc
- Trước mỗi sự việc, ta nên suy xét cẩn trọng, đừng vội xét đoán và cũng
đừng vội đưa ra những nhận định thiếu khách quan, dễ có nguy cơ gây xung đột.
 Bài học cho ta là: Không vội xét đoán
* Biện pháp 2:
- Mục tiêu: Giúp các em làm chủ bản thân khi xây ra mâu thuẫn, xung đột
- Câu chuyện: Mượn sách
Sự việc xẩy ra vào lúc 8h sáng ngày thứ 2 tại trường THCS X, tỉnh Đăk
Lawk. Nạn nhân là D (15 tuổi học sinh lớp 9)


-9-


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Trong giờ ra chơi D có sang lớp bên mượn người bạn học cùng khối,
Nguyễn Thành T quyển sách nhưng T không đồng ý, chính vì vậy giữ T và D đã
xẩy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi vã.
Trong lúc đang mắng chửi nhau thi T bất ngờ chạy về chỗ ngồi của mình lấy
con dao để trong cặp đâm một nhát vào lưng D. Vết đâm trúng tim khiến D tử
vong trên đường đưa đi cấp cứu.
- Kết luận: Các em thân mến, cuộc sống con người luôn tồn tại những mâu
thuẫn. Để giải quyết hòa bình, chúng ta phải biết bình tĩnh, kiềm chế những cảm
xúc tiêu cực của mình, “Làm chủ cơn giận” của mình. Có như thế bạn mới tìm
được cho mình cách giải quyết ổn thỏa các mâu thuẫn. Nếu để cơn giận bùng phát,
sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, mà khi bình tĩnh lại ta hối hận cũng đã muộn.
* Biện pháp 3:
- Mục tiêu: Giúp các em ý thức trách nhiệm trong việc ngăn ngừa bạo lực
học đường; không quay phim chụp hình bạo lực đưa lên mạng.
Các em thân mến, trở lại với câu chuyện “sự hiểu lầm đáng tiếc” việc một số
học sinh đứng ngoài cổ vũ, quay phim, thơ ơ không can ngăn là một việc làm
không thể chấp nhận được. Đã đến lúc chúng ta cần phải thể hiện là một người học
sinh có ý thức trách nhiệm trong việc kiến tạo hòa bình, biết tham gia vào việc
ngăn chặn bạo lực học đường, phải biết “Chung tay hòa giải”
- Câu chuyện: Hãy thắp lên một que diêm
e. Kết luận: Chuyên đề này, xin gửi đến các em ba điều:
- Thứ nhất: Đứng trước một sự việc, “không vội xét đoán”
- Thứ hai: Khi bản thân bị xúc phạm,… ta cần biết “làm chủ cơn giận”
- Thứ ba: Hãy “chung tay hoa giải”, hãy là người xây dựng kiến tạo hòa
bình.

Kết thúc chuyên đề cùng các em hát vang bài: Trái đất này là của chúng
minh – Nhạc Trương Quang Lục, lời Định Hải
6. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm
Tổ chức dưới hình thức các hội thi, phong trào thi đua chào mừng các ngày
lễ lớn, các hoạt động du khảo về nguồn, sinh hoạt câu lạc bộ,…
6.1. Tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn
Nhân kỷ niệm 33 năm ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam
(20/11/1982 – 20/11/2015), 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(26/03/1931 – 26/03/2016); 66 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên
(09/01/1950 - 09/01/2016); 59 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên
Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2015); Nhà trường đã tổ chức các hoạt động văn
nghệ, báo tường, hội thi cắm hoa, TDTT, lễ hội hóa trang, ….
Các hoạt động này là các hoạt động tổ chức thường niên hàng năm, thông
qua các hoạt động giúp các em có kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, nâng cao thể
- 10 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

chất, tinh thần, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời giáo dục
tinh thần yêu thương đoàn kết, …
6.2. Tổ chức các hoạt động du khảo “về nguồn”
Năm học 2015 – 2016, nhà trường đã tổ chức 01 lượt du khảo “về nguồn”:
Tháng 03/2016 tổ chức cho các em học sinh thăm quan: “Căn cứ tỉnh ủy
Biên Hòa U1”, “Khu ủy miền đông” (chiến khu D)
Trước các buổi đi thăm quan giới thiệu cho các em một số tư liệu định
hướng để các em khi đến các địa điểm năm bắt, ghi chép lại, trên cơ sở đó các em
hoàn thành bài thu hoạch sau mỗi chuyến du khảo.
Thông qua các buổi thăm quan học hỏi, giáo dục học sinh về tư tưởng,
truyền thống cách mạng của cha ông, giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn

kết dân tộc…
6.3. Tổ chức học sinh tham gia các câu lạc bộ
Tổ chức các câu lạc bộ (CLB) HS là một biện pháp quan trọng để thực hiện
nội dung giáo dục rèn luyện KNS cho HS trong quá trình triển khai phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở các trường phổ thông hiện
nay. Hoạt động CLB được xem là hình thức phù hợp nhất để tạo sân chơi bổ ích
cho HS bởi HS luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luôn mong
muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng lực, sở
trường của mình về một số lĩnh vực nào đó. Các nhu cầu này được hình thành
không chỉ trong các hoạt động học tập chính khóa mà chủ yếu lại qua các hoạt
động, các sinh hoạt ngoại khóa. Từ việc tham gia các CLB giúp các em rèn luyện
kỹ năng, tinh thần đoàn kết, khả năng làm việc nhóm, ….
Một số CLB: CLB ngoại khóa vui để học, CLB võ thuật, câu lạc bộ học tập,

7. Tích hợp phòng chống bạo lực học đường qua các môn học chính
khóa.
Tham mưu Ban giám hiệu nhà trường thực hiện các nội dung:
- Triển khai thực hiện tốt việc tích hợp phòng, chống bạo lực học đường qua
một số môn học có tiềm năng mà Bộ giáo dục đã quy định.
- Thường xuyên kiểm tra việc tích hợp nội dung phòng, chống bạo lực học
đường trong các môn học của giáo viên giảng dạy.
8. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia

đình - Nhà trường - Xã hội.
- Xác định rõ vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm
trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đảm bảo song song việc dạy chữ và dạy
làm người. Nhà trường và thầy cô giáo phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế
để răn đe giáo dục học sinh. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm phải là người cầu
nối giữa gia đình và nhà trường để kịp thời đưa ra các định hướng giáo dục học
- 11 -



Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

sinh phù hợp
- Nâng cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tiếp tục thúc đẩy phong trào “ông, bà, cha, mẹ
mẫu mực, con cháu thảo hiền”; xây dựng gia đình văn hóa. Loại bỏ các hành vi
bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Nâng cao kiến thức bảo vệ chăm sóc trẻ em
và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại gia đình.
- Toàn xã hội cần phải quan tâm củng cố nâng cao chất lượng môi trƣờng
xã hội, văn minh tiến bộ. Quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt
động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các trò chơi điện tử,
phim ảnh bạo lực.
Phối hợp tốt với chính quyền địa phường, đặc biệt lực lượng công an để kịp
thời năm bắt, ngăn chặn và sử lý những dấu hiệu bạo lực học đường. Đặc biệt
ngăn chặn thanh niên bên ngoài đón đánh học sinh của trường khi có mâu thuẫn
phát sinh.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn thực hiện đề tài trong thời gian qua, đã có
những chuyển biến tích cực trong việc phòng, chống bạo lực học đường tại trường
THCS&THPT Bàu Hàm
- Những em học sinh biết cách giải quyết mâu thuẩn và các xung đột phát
sinh trong và ngoài nhà trường làm cho tình trạng các em gây gổ với nhau giảm
đáng kể.
- Khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây rất
nhút nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp, trong các buổi sinh hoạt tập thể nay tự tin
hơn, dạn dĩ hơn, đã dám phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, lưu loát suy nghĩ
của mình khi được yêu cầu phát biểu ý kiến.
- Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước. Trong giờ

chơi, hay trong các hoạt động tập thể rất ít khi nghe các em nói tục, phát biểu linh
tinh, các em gọi bạn, xưng tôi khá thân mật.
- Tính tời thời điểm này (Năm học 2015 – 2016) học sinh gây gổ dẫn đến sô
sát phải đưa ra hội đồng kỷ luật chỉ có 02 học sinh (năm học 2014 – 2105 là 8 hs);
không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. Có thể nói học sinh nhà trường đã thực
hiện các mặt này rất tốt so với thời gian này năm trước, tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm
khá, tốt cao hơn so với năm học trước.
- Các em qua tìm hiểu đã có nhiều kỹ năng bảo vệ bản thân, năng lực nhận
thức và xử lý tình huống, không để bạn xấu rủ rê trốn học.
- Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về việc
phòng, chống bạo lực học đường được nâng cao rõ rệt, giáo viên bộ môn đã đẩy
mạnh việc tích hợp giáo dục phòng, chống bạo lực học đường trong quá trình
giảng dậy
- 12 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Để đánh giá thực tế hiệu quả của đề tài, tôi tổ chức khảo sát thông qua các
phiếu định tính, định lượng, qua các buổi kiểm tra:
Tổ chức khảo sát trên 200 học sinh kết quả như sau
* Khảo sát 1: Kiểm tra học sinh thực hành trong giao tiếp, xử lí tình huống giải
quyết mâu thuẫn
- Đầu năm học (khi chưa áp dụng giải pháp)
Nội dung

Tốt

Kết quả (n = 200)
Khá

Trung bình
SL
TL
SL
TL

SL

TL

Yếu

SL

TL

Kỹ năng làm
chủ cơn giận

26

13.0%

77

38.5%

62

31.0%


35

17.5%

Sử lý giải
quyết mâu
thuẫn

32

16.0%

81

40.5%

70

35.0%

17

8.5%

- Cuối năm học (khi đã áp dụng)
Nội dung

Tốt


Kết quả (n = 200)
Khá
Trung bình
SL
TL
SL
TL

SL

TL

Yếu

SL

TL

Kỹ năng làm
chủ cơn giận

50

25.0%

78.0

39.0%

61.0


30.5%

11.0

5.5%

Sử lý giải
quyết mâu
thuẫn

41

20.5%

101.0

50.5%

56.0

28.0%

2.0

1.0%

* Khảo sát 2: Hành động phản ứng nếu em là nạn nhân của hành vị bạo lực học
đường
- Đầu năm học (khi chưa áp dụng giải pháp)

Kết quả (n-200)
STT

Hành động phản ứng
Số lượng câu trả lời

Tỷ lệ

1

Im lặng

28

14.0%

2

Nói lại bạn

26

13.0%

3

Đánh lại bạn

38


19.0%

4

Báo với thầy cô

47

23.5%

5

Về nhà nói với người thân

56

28.0%

- 13 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

6

Nghỉ học vì sợ

5

2.5%


- Cuối năm học (khi áp dụng giải pháp)
Kết quả (n-200)
STT

Hành động phản ứng
Số lượng câu trả lời

Tỷ lệ (%)

1

Im lặng

10

5.0%

2

Nói lại bạn

24

12.0%

3

Đánh lại bạn


15

7.5%

4

Báo với thầy cô

89

44.5%

5

Về nhà nói với người thân

62

31.0%

6

Nghỉ học vì sợ

0

0.0%

* Khảo sát 3: Hành động phản ứng khi chứng kiến cảnh HS bị các bạn khác có
hành vị bạo lực học đường

- Đầu năm học (khi chưa áp dụng giải pháp)
Kết quả (n-200)
STT

Hành động phản ứng
Số lượng câu trả lời

Tỷ lệ (%)

1

Im lặng

39

19.5%

2

Báo với thầy cô

79

39.5%

3

Can ngăn bằng lời khuyên

78


39.0%

4

Nghỉ học vì sợ

4

2.0%

- Cuối năm học (khi đã áp dụng giải pháp)
Kết quả (n-200)
STT

Hành động phản ứng
Số lượng câu trả lời

Tỷ lệ (%)

1

Im lặng

10

5.0%

2


Báo với thầy cô

124

62.0%

3

Can ngăn bằng lời khuyên

66

33.0%

4

Nghỉ học vì sợ

0

0.0%

- 14 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Từ kết quả khảo sát chúng ta thấy đã có chuyển biến rõ rệt trong việc nhận
thức cũng như hình thành kỹ năng cho học sinh trong vấn đề bạo lực học đường,
các em đã chủ động, tin tưởng chia sẻ với giáo viên nhiều hơn; giảm bớt xu hướng

bạo lực.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề xuất
1.1. Đối với Bộ GDĐT
- Đổi mới chương trình giáo dục, phát huy năng lực của người học, từ đó
đẩy mạnh việc giáo dục toàn diện “dạy chữ” và “day người” tránh tình trạng các
trường chay theo thành tích chỉ chú trọng “dạy chữ”
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác tư vấn tâm lý cho
GV phổ thông;
- Tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện tài chính để triển khai nhiệm vụ
phòng, chống bạo lực học đường.
1.2. Đối với Sở GDĐT:
- Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo công tác GDKNS học sinh. Phải đặt vị trí,
vai trò GDKNS như các môn văn hóa khác; tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá
kết quả thực hiện GDKNS;
- Đưa việc phòng chống bạo lực học đường vào tiêu chí đánh giá thi đua
hang năm của các đơn vị.
1.3. Đối với trường THCS & THPT Bàu Hàm.
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV và HS về tầm quan trọng
của phòng, chống bạo lực học đường;
- Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục KNS cho học sinh, thực hiện nghiêm túc
việc kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở đối với công tác giáo dục rèn luyện KNS cho học
sinh;
- Xây dựng kênh thông tin điện tử, tăng cường mối liên lạc giữa nhà trường
với PHHS và các tổ chức đòan thể trong và ngoài trường học.
2. Khuyến nghị khả năng áp dụng
Các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường sau khi được áp dụng
không những giúp cho các em có được những kiến thức về văn hóa mà còn giúp
các em rèn luyện về đạo đức và lối sống, trở thành một con người “vừa hồng vừa
chuyên”. Sau khi áp dụng SKKN vào thực tế tại đơn vị đã cho thấy khả năng áp

dụng đạt hiệu quả cao, tình trạng bạo lực giảm rất nhiều, đặc biệt là học sinh đã
biết vận dụng các kĩ năng một cách hợp lý trong sinh hoạt và học tập hàng ngày.
Tôi tin rằng phương pháp này không những cải tiến tình hình bạo lực học đường,
rèn luyện KNS, giá trị sống cho học sinh tại trường THCS&THPT Bàu Hàm mà có
khả năng áp dụng rộng rãi tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh cũng như trong
ngành giáo dục.

- 15 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, ban hành Luật giáo dục ngày 14
tháng 6 năm 2005;
2. Bộ GDĐT, thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014
Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo
dục ngoài giờ chính khóa;
3. Bộ GDĐT, chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 07 năm 2008 về
việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”;
4. Bộ GDĐT, thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011
ban hành qui chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT;
5. Trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh, tài liệu học tập bồi
dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông năm 2013.
6. Bùi Văn Trực – Phạm Thế Hưng, 10 chuyên đề giáo dục kỹ năng sống
dưới sân cờ, NXB Văn hóa – Thông tin.
7. Bùi Văn Trực – Phạm Thế Hưng, Phương pháp Giảng dạy kỹ năng sống,
NXB Văn hóa – Thông tin.
8. Trần Thị Thuý Ninh -Trần Thị Ngân “Hướng dẫn nhận biết một số tệ nạn

và cách phòng chống bạo lực trong nhà trường” NXB Hà Nội, 2012.
9. Th.S Nguyễn Văn Lượt “Bạo lực học đường: Nguyên nhân và một số biện
pháp hạn chế” Tạp chí thế giới mới: số 864, ngày 14/12/2009.
10. PGS.TS Nguyễn Ngọc Bích “Tâm lý học nhân cách” NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2010.
11. Trường THCS&THPT Bàu Hàm - Trảng Bom - Đồng Nai, Kế hoạch
năm học 2015 – 2016
12. Trường THCS&THPT Bàu Hàm - Trảng Bom - Đồng Nai, báo cáo tổng
kết năm học 2014 – 2015.

- 16 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

VII. PHỤ LỤC
1. Các câu chuyện
1.1. Câu chuyện 1: Sự hiểu lầm đáng tiếc
Một buổi chiều chủ nhật, Yến một học sinh lớp 11A6 của trường NVT đến
siêu thị để vừa thư giãn, vừa là để mua sắm. Khi đi đến cầu thang, Yến bắt gập một
đôi nam nữ đang năm tay nhau rất thân mật, tươi cười tình tứ; nhìn dánh người
quyen quyen, Yến chợt nhận ra đó là Thu cô bạn học chung lớp, Thu đang đi cùng
một người con trai xa lạ. Có một đặc điểm là người bạn trai nay nhìn rất xấu, từ
cách ăn mặc, cử chỉ, điệu bộ,…
Yến chợt nghĩ, con Thu nổi tiếng là đẹp và kiêu kỳ, chảnh. Tụi con gái lớp
mình mà nghe tin này thi đúng là tin giật gân
Thư 2, sau 2 tiết học đến giờ ra chơi, đám con gái 11A6 đang túm tụm để
tám.
- Yến: Ê tụi mày, hôm nay tao có tin giật gân nè có nghe không
- Thủy: Thì mày bao giờ chả có tin giật gân, nhưng nghe song thì ai cung

biết lâu rồi
- Yến: Nhưng tin này đảm bảo bọn mày nghe là khoái liền
- Thương: Tin gì nói ngay đi, để tui này suốt ruột
- Yến: mà tụi mày phải nhớ không được phao tin tùm lum nghe
- Thương: Ok, nói liền đi
- Yến: Chủ nhật tao đi siêu thị, tao bắt gập con Thu lớp mình đi chơi với
thằng Boy bẩn lắm
- Thủy: Thiệt hả, O la la … tin hay, mà có thiệt không mày
- Yến: Tao thề đó, bữa đó tao goi mà nó làm bộ lảng tránh tao
- Thủy: Thằng đó nhìn thế nào
- Yến: Thì nhìn nó bẩn bẩn thế nào ấy, tóc hung hung như thằng đánh giầy
ấy!...
- Thương: Mà trong hai đứa nó đi với nhau có tình tứ không mày?
- Yến: Chà! Nó vừa đi vừa cười, nói vẻ Happy lắm. Mà nè, mấy bà đừng có
bép xép nó lại nói là tôi lắm chuyện mệt lắm.
Các thành viên trong lớp người này lại đi rỉ tai người kia, và thổi phồng
thêm sự việc. Câu chuyện khi đến tai của Thu thì thông tin đã rất khủng khiếp.
Ngay ngày hôm sau, sau hồi chuông cả lớp nhốn nháo ra chơi, Thu mặt hầm
hầm đi thẳng tới chỗ bạn Yến, chống nạnh hất cầm hỏi
-Thu: Ê nhỏ kia, mày nói xấu ai đó? Có ngon mày nói lại tao nghe coi.
- Yến: Tao có nói gì đâu, mà mắc gì tao phải nói xấu, tao nói sự thật chớ xấu
gì?
- 17 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

- Thu (Chống hông, giơ tay xỉa mặt): Nè, có phải mày nói tao đi chơi với
thằng đánh giầy bẩn thỉu nào đó đúng không? Rồi mày nói tao là đồ thài lài cắm
bãi cứt trâu đúng không?

- Yến: Ừ thì zậy đó, tại mày đẹp mà ngu đi chơi với với thằng không ra gì
nên tao nói zậy đó!
- Thu: Zậy hả, ……….
Ngay lập tức Thu lao vào nắm tóc, tát thẳng vào mặt Yến 2 cái trời giáng,
Yến lao vào vừa giơ tay tát thẳng vào mặt Thu, vừa đá, đám túi bụi, …
Thấy đánh nhau, một số bạn nam nữ đứng vỗ tay reo: Zô, zô, zô, số khác có
người lấy điện thoại ra quay, người thi đứng quan sát không ai ra tay ngăn cản.
Thấy ồn ào lập tức thày giám thị xuất hiện can ngăn và đưa 2 em xuống
phòng giám thị
- GT: Tại sao 2 em đánh nhau
- Thu: Tại nó nói xấu và vu khống cho em đủ chuyện
- GT: Tại sao lại nói xấu bạn, mà nói xấu chuyện gì?
- Yến: Em đâu có nói xấu, em chỉ nói sự thật những gì em thấy thôi
- GT: Sự thật nào?
- Yến: Chủ nhật tuần trước, em thấy nó đi chơi với thằng boy xấu trai nên
em nói cho các bạn trong lớp nghe là em thấy nói đi chơi, vậy thôi mà, chớ em có
thêm thắt gì đâu.
- Thu: Nè, vậy mà không nói xấu hả, đó là anh trai tao chứ bộ
- Yến: Trời, vậy mà tao tưởng…. xin lỗi mày nghe.
1.2. Câu chuyện 2: Câu chuyện về nồi cơm của Khổng Tử
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học
trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử
Thời Đông Chu bên Tàu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân
chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ ... Thầy trò Khổng Tử trên đường từ
Lỗ sang Tề cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và có nhiều ngày phải nhịn đói,
nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo
thầy đến cùng. May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu
đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân
công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc
thổi cơm.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở
nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái
sân nhỏ. Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng "cộp" từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử
ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống thì thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm
cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ ... Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt
nhìn chung quanh ... rồi từ từ đưa cơm lên miệng ...
- 18 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của người thầy. Khổng Tử thở dài,
ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Chao ôi! Học trò giỏi nhất của ta mà lại đi ăn
vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế
là tan thành mây khói!"
Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng
Tử vẫn nằm im đau khổ ...
Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các
môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: "Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường
xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ
như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương
đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói
cơm, khát nước ...
Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được
bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương
nước Lỗ! Thầy nhớ đến cha mẹ thầy... cho nên thầy muốn xới một bát cơm để
cúng cha mẹ, các con bảo có nên chăng?
Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: "Dạ thưa thầy,
nên ạ!"

Khổng Tử lại nói: "Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?"
Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy
giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: "Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch."
Khổng Tử hỏi: "Tại sao?"
Nhan Hồi thưa: "Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều
chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn
cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới
lớp cơm bẩn ra, định vứt đi ... nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ
lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại.
Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy,
còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em... Thưa thầy, như vậy là hôm nay
con đã ăn cơm rồi ... Bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần
rau. Thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Chao
ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành
mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Suýt chút nữa là Khổng Tử này trở
thành kẻ hồ đồ!"

- 19 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

2. Một số hình ảnh

Hoạt động của các CLB

- 20 -



Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Lớp truyền thông giáo dục kỹ năng đối mặt (với sự tham gia của TS
tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)
- 21 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Lớp tuyên truyền giáo dục giới tính

- 22 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Lớp tập huấn KNS

- 23 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

- 24 -


Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm

Một số hoạt động tình nguyện


- 25 -


×