Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Luận văn đẩy mạnh xuất khẩu của công ty CP may 10 sang thị trường mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.6 KB, 57 trang )

Khoa Kế hoạch & phát triển
wĐẩy Mạnh Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần May 10 Sang Thị Trường
Hoa Kỳ
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I: Tổng Quan Về Nền Kinh Tế Hoa Kỳ Và Thị Trường May mặc Hoa Kỳ
1. Tổng quan về nền kinh tế Hoa Kỳ
* Vài nét về Hoa kỳ:
* Vị trí địa lý: Hoa Kỳ là một quốc gia ở Tây Bán cầu. Hoa Kỳ gồm 48 bang tiếp
giáp nhau trên lục địa Bắc Mỹ; Alaska, một bán đảo tạo thành phần cực tây bắc của Bắc
Mỹ và đảo Hawaii, một quần đảo ở Thái Bình Dương. Quốc gia này cũng có nhiều lãnh
thổ thuộc Mỹ ở Thái Bình Dương và vùng Caribbean. Hoa Kỳ có chung biên giới với
Canada và Mexico và một vùng nước giáp với Nga.
* Diện tích: Theo tổng diện tích bao gồm cả diện tích mặt nước, Hoa Kỳ hơi lớn hơn
hoặc nhỏ hơn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khiến Hoa Kỳ là quốc gia có diện tích lớn
thứ ba thế giới. Tuy nhiên vị trí này còn tùy thuộc vào việc hai vùng lãnh thổ do Ấn Độ
tuyên bố chủ quyền nhưng do Trung Quốc quản lý và được tính vào diện tích của Trung
Quốc. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều xếp sau Canada và Nga về tổng diện tích. Tính theo
diện tích đất, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba thế giới, sau Nga và Trung Quốc. Tính theo
tổng diện tích, Hoa Kỳ:
• 3/10 kích thước châu Phi§
• 1/2 kích thước Nam Mỹ§
• 1/2 kích thước của Nga§
• Gần như bằng Trung Quốc§
• Hơi nhỉnh hơn Brazil§
• Hơi hơn 1 và ¼ kích thước Australia§
• 2 và ½ kích thước của Tây Âu§
• Xấp xỉ hơn 14 lần kích thước Pháp§
• Xấp xỉ 39 lần kích thước Anh quốc§

Báo cáo thực tập tổng hợp


1


Khoa Kế hoạch & phát triển
Dân số: Trên 300 triệu dân. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc
nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế
giới.
* Ngôn ngữ: Hoa Kỳ không có một ngôn ngữ chính thức, nhưng tiếng Anh được
khoảng 82% dân số nói như tiếng mẹ đẻ. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thông dụng thứ
nhì tại Hoa Kỳ, được khoảng 30 triệu người nói (hay 12% dân số).
* Đơn vị tiền tệ: Dollar Hoa Kỳ (USD)
* Nhà lãnh đạo kinh tế: Tổng thống Obama
* Nền kinh tế Hoa kỳ:
Gần đây đã có nhiều ưu tư về kinh tế Hoa kỳ và nhiều người cho là kinh tế Hoa kỳ
xuống dốc. Ở đầu năm 2009, ta nêu đánh giá sức mạnh và thế yếu của kinh tế Hoa Kỳ và
so sánh với nhiều các kinh tế khác trên toàn cầu. Sau khi đánh giá lợi ưu thế thì sẽ đánh giá
những cố gắng của chính phủ Bush cùng chính phủ kế tiếp để lấy lại địa vị Hoa Kỳ trên thế
giới
Chỗ đứng của kinh tế Hoa Kỳ trên thế giới
GDP: Hạng 1 trên thế giới.
GDP theo đầu người: Hạng 16.
Chi tiêu y tế theo đầu người: Hạng 1.
Sản xuất năng lượng theo đầu người: Hạng 6.
Chi tiêu về nghiên cứu và phát triển (R&D) theo đầu người: Hạng 1.
Tỷ lệ tăng gia dân số so với các nước phát triển G8 : Hạng 1.
Tỷ lệ học đại học: Hạng 7.
Trong 2008: Nếu dựa trên các con số thì GDP của Hoa Kỳ khoảng 14,000 tỷ USD
nghĩa là gấp ba lần GDP kinh tế Nhật đứng thứ hai trên thế giới và gấp 4 lần GDP của
Trung Quốc và của Ðức được ước lượng khoảng 3,500 tỷ USD. Nhìn chung thì GDP Hoa
Kỳ không những đứng số 1 về phương diện tổng quát nhưng cũng đứng số 1 về công

nghiệp và dịch vụ. Năm 2005, trị giá về công nghiệp là 1,700 tỷ USD trong khi đó sản xuất
công nghiệp của Nhật trị giá $950 tỷ trong khi đó Trung Quốc ở mức 750 tỷ USD. Trong
thời kỳ kinh tế suy giảm, trị giá công nghiệp sẽ sút nhưng các nước khác cùng tình trạng.

Báo cáo thực tập tổng hợp

2


Khoa Kế hoạch & phát triển
Mặc dù GDP/đầu người thì Hoa Kỳ đứng thứ 16 nhưng nếu nhìn xâu hơn và kỹ càng
hơn thì Hoa Kỳ còn giữ hàng đầu.
Về nhà đất trung bình nhà của Mỹ rộng hơn gấp hai nhà tại Âu Châu như tại Ðức,
Pháp, Anh trong khi trung bình nhà tại Hoa Kỳ còn rộng hơn Âu Châu nhiều.
Về mức sống và đắt đỏ thì Hoa Kỳ còn nằm trong các nước hàng đầu. Một gia đình
tại Mỹ chỉ xài 5.7% về ăn uống trong khi đó các nước Âu Châu hay Canada phải xài 9 đến
14% về ăn uống và một gia đình Nhật phải xài đến 15% lợi tức để trang trải phần ăn uống.
Hoa Kỳ có hệ thống hạ tầng cơ sở rất tốt: xa lộ, đường, đường rầy xe lửa, cầu, hệ
thống cảng, điện, nước, v.v. Hạ tầng cơ sở của Hoa Kỳ đường sắp vào hạng thứ 9 trên thế
giới sau hệ thống hạ tầng của Ðức, Pháp, và 4 nước Âu Châu khác và Singapore và Hong
Kong.
Dự đoán kinh tế Hoa Kỳ năm 2009 như sau:
GDP: Xuống còn 1-1.8%.
Lãi suất: Xuống còn khoảng 3-3.5%.
Lạm phát: Xuống.
Tỷ lệ thất nghiệp: Lên 7-9%.
Dầu khí: Xuống khoảng 45-70 USD/thùng.
Tỷ lệ bán lẻ: Xuống.
Thâm hụt cán cân thương mại: Xuống còn 400-500 USD tỷ hay 3% GDP.
Kinh tế Mỹ tiếp tục mất đi hàng trăm ngàn việc làm, nâng tỷ lệ thất nghiệp lên mức

cao nhất từ năm 1983. Theo số liệu do Bộ Lao Động Mỹ công bố trong tháng ba vừa qua,
đã có thêm 663 ngàn việc làm bị cắt giảm, nâng tỷ lệ thất nghiệp lên 8,5%.
Như vậy là từ khi tình trạng suy thoái kinh tế bắt đầu tháng 12 năm 2007, Hoa Kỳ đã
mất 5,1 triệu chỗ làm, trong số này có 3,3 triệu đã bị dẹp bỏ chỉ trong vòng năm tháng gần
đây nhất.
Ngành công nghiệp, vốn bị khó khăn từ hơn hai năm qua, đã mất thêm 305 000 chỗ
làm trong tháng ba, trong khi đó lĩnh vực dịch vụ, nơi làm việc của khoảng 85 % người lao
động ngoài nông nghiệp ở Hoa Kỳ đã dẹp thêm 358 000 chỗ làm trong tháng ba. Lĩnh vực
duy nhất tạo việc làm là ngành giáo dục và dịch vụ y tế với 8000 chỗ làm.

Báo cáo thực tập tổng hợp

3


Khoa Kế hoạch & phát triển
Tình hình đen tối trong lĩnh vực công ăn việc làm phần nào làm giảm nhẹ cảm tưởng
lạc quan gần đây là cuộc khủng hoảng ở Hoa Kỳ đã xuống đến tận cùng và không thể trở
nên trầm trọng hơn. Nhất là tháng hai vừa qua các đơn đặt hàng trong ngành công nghiệp
đã bất ngờ tăng lên lần đầu tiên từ sáu tháng qua. Cùng lúc có những dấu hiệu cho thấy là
niềm tin của người tiều dùng bắt đầu được hồi phục.
Tuy nhiên trong mấy dự báo sau cùng công bố hồi tháng hai, Ngân hàng Trung ương
Mỹ đã dự đoán là tỷ lệ thất nghiệp sẽ là từ 8,5 % đến 8,8 % trong năm 2009. Nhưng với
nhịp độ phát triển hiện nay của thất nghiệp, nhiều nhà phân tích cho rằng tỷ lệ thất nghiệp
sẽ là hai số trong năm 2010 và chắc chắn sẽ là trên 9 % trong năm nay.
2. Thị trường may mặc Hoa kỳ
Thị trường hàng may mặc Hoa Kỳ
• Xuất khẩu hàng may mặc dệt kim của nhiều nước ASEAN như Việt Nam, Thái
Lan, Campuchia, Inđônêxia, Philippin và Lào tăng lên, trong khi xuất khẩu của Brunei và
Singapore giảm đi. Hiện Việt Nam là nước đứng thứ 7 về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim

vào thị trường Hoa Kỳ.
Sau khi hạn ngạch hàng dệt may được bãi bỏ, nhập khẩu từ các nước xuất khẩu hàng
dệt may có chi phí thấp như Trung Quốc và Ấn Độ tăng mạnh. Bên cạnh hàng nhập khẩu
từ Trung Quốc, hàng may mặc dệt kim nhập khẩu từ Ấn Độ cũng tăng 37,91%, lên 937
triệu USD.
Năm 2005, nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi vào thị trường Hoa Kỳ đạt 37,514 tỉ
USD, tăng 6,3% so với năm 2004. Trung Quốc cũng là nước đứng đầu về xuất khẩu hàng
may mặc dệt thoi vào thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt 10,231 tỉ USD, tăng
54,57% so với năm 2004, chiếm 27,27% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi
của Hoa Kỳ. Tiếp theo là Mêhicô và Ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu tương ứng đạt 3,841
tỉ USD và 2,121 tỉ USD. Trong khi xuất khẩu của Mêhicô giảm 7,13%, thì xuất khẩu của
Ấn Độ lại tăng tới 32,75% so với năm 2004.
Do xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ tăng quá nhanh, ngày 8/11/2005, Hoa
Kỳ và Trung Quốc đã ký hiệp định hạn chế xuất khẩu 34 mặt hàng dệt may của Trung
Quốc sang Hoa Kỳ trong thời hạn 3 năm. Hiệp định này có hiệu lực từ 1/1/2006, quy định
hạn ngạch đối với một số mặt hàng dệt-may của Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong
3 năm từ năm 2006 đến năm 2008. Trong số các mặt hàng may mặc có sơ mi cotton dệt

Báo cáo thực tập tổng hợp

4


Khoa Kế hoạch & phát triển
kim, tất, sơ mi nam và bé trai dệt thoi, áo dệt kim, quần cotton, áo bơi, bộ complê len, sơ
mi dệt kim từ sợi nhân tạo, quần từ sợi nhân tạo và quần từ tơ tằm/sợi thực vật. Hiệp định
này đã đáp ứng các yêu cầu từ phía các nhà sản xuất hàng dệt-may Hoa Kỳ, nhưng cũng
gặp không ít ý kiến phản đối từ phía Hiệp hội Nhập khẩu hàng dệt-may cũng như Hiệp hội
các nhà bán lẻ Hoa Kỳ, do những biện pháp hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc, sẽ làm tăng
giá sản phẩm dệt-may trên thị trường Hoa Kỳ, khi các nhà nhập khẩu buộc phải tìm kiếm

các nhà xuất khẩu có mức giá cao hơn từ các nước xuất khẩu châu Á và Trung Mỹ.
• Dung lượng thị trường
Doanh thu bán lẻ hàng may mặc trên thị trường Hoa tăng khoảng 2,1%/năm trong
giai đoạn 2004 – 2008, lên 121,2 tỉ USD.
Mặc dù mức tăng tiêu thụ ít nhiều bị ảnh hưởng của xu hướng suy giảm thu nhập,
nhưng giá sản phẩm dệt-may cũng có xu hướng giảm do nhiều nhà sản xuất Hoa Kỳ đã
chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, để giảm chi phí cũng như do tỉ trọng hàng may mặc
giá rẻ nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất thấp gia tăng. Các sản phẩm mang nhãn
mác riêng của nhà sản xuất cũng như của các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng vẫn là lựa chọn ưu
tiên của người tiêu dùng Mỹ.
• Kênh phân phối
Kênh bán lẻ hàng may mặc lớn nhất trên thị trường Hoa Kỳ là các chuỗi cửa hàng
bán lẻ. Các chuỗi cửa hàng chuyên doanh như “Gap” đã tăng doanh thu nhờ chiến lược tập
trung vào các mặt hàng thời trang thông dụng cho các đối tượng tiêu dùng từ 20 – 30
tuổi. Nhiều nhà bán lẻ cũng áp dụng chiến lược tập trung cho một số nhóm đối tượng tiêu
dùng riêng biệt như hàng thời trang “cấp tiến” hay các đối tượng tiêu dùng trẻ. Hiện chi
tiêu cho hàng may mặc của nhóm trẻ vị thành niên chiếm tới 20% tổng mức chi tiêu cho
hàng may mặc của Hoa Kỳ.
Thị trường bán lẻ hàng may mặc của Hoa Kỳ có xu hướng “phân mảng” khá rõ nét. 5
nhà bán lẻ lớn nhất chiếm tới 28,1% tổng dung lượng thị trường, trong đó Gap chiếm
12,1%; TJX (Marshall’s, TJ Max, A.J.Wright) chiếm 7,4%; Limited Brands (Limited,
Express, Victoria’s Secret) chiếm 4,2%; Burlington chiếm 2,7% và Charming Shoppes
(Lane Bryant, Fashion Bug, Catherine’s), chiếm 2%.
Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, bán hàng qua mạng Internet đang có xu
hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2008, khoảng 10% hàng may mặc sẽ

Báo cáo thực tập tổng hợp

5



Khoa Kế hoạch & phát triển
được tiêu thụ qua mạng.
* Tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ đã cung cấp một thông tin thú vị, đó là các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đánh giá
rất tốt về sản phẩm Việt Nam và sẵn sàng mua hàng Việt Nam.
Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ luôn muốn tìm kiếm các nguồn cung cấp mới và hơn lúc
nào hết, khi đã trở thành thành viên của WTO, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần chủ động
tìm đến các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ để tìm cơ hội. Các nhóm hàng được các nhà nhập khẩu
Hoa Kỳ quan tâm và kỳ vọng ở các nhà xuất khẩu Việt Nam là đồ gỗ gia dụng, giày da,
thực phẩm, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng lưu niệm. Ngoài ra, hàng
dệt gia đình (các loại màn cửa, bao gối, chăn, ga…) cũng có thể xuất khẩu và tiêu thụ tốt
tại Hoa Kỳ. Hàng thủ công của các dân tộc thiểu số, có tính chất đặc biệt… cũng có thể là
một mặt hàng xuất khẩu thế mạnh, nếu các nhà xuất khẩu Việt Nam nắm bắt tốt thị hiếu.
Hoa Kỳ là một thị trường hỗn hợp, đa dạng nhu cầu về chủng loại, chất lượng và giá
cả hàng hóa. Vì thế các nhà xuất khẩu chỉ cần nắm bắt được nhu cầu và phân khúc thị
trường là không sợ thất bại. Là một quốc gia công nghiệp, người Mỹ thích sự sẵn sàng,
thuận tiện, nhanh chóng. Chẳng hạn, với mặt hàng quà tặng, người Mỹ chuộng những sản
phẩm có sẵn bao bì đóng gói, đến mua là có ngay, chứ không cần phải mất thời gian chờ
đợi và đó là điều các nhà xuất khẩu cần phải nắm bắt.
Khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã có hiệu lực, Việt Nam được hưởng
ưu đãi MFN đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. như vậy triển vọng tăng mạnh
khối lượng xuất khẩu hàng hoá sẽ rất lớn. Điều đó ngành may mặc sẽ có điều kiện thu
được ngoại tệ lớn, góp phần không nhỏ trong việc phục vụ các mục tiêu tăng trưởng kinh
tế của đất nước.
Xuất khẩu hàng dệt may những tháng đầu năm xuất khẩu vào thị trường Mỹ, dù sụt
giảm chút ít so với một số thị trường khác, song đây vẫn tiếp tục là số 1 của hàng dệt may
Việt Nam với kim ngạch chiếm 57% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Tiếp theo Mỹ là
các thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản với 9%.
Sự đánh giá cao từ các khách hàng nhập khẩu dành cho chất lượng sản phẩm và việc

bảo đảm thời gian giao hàng của các nhà xuất khẩu Việt Nam đã đẩy lượng đơn đặt hàng
tăng nhiều trong năm nay. Trong đó, lượng đơn hàng giá trị cao cũng tăng, doanh nghiệp
sản xuất giảm bớt một phần khó khăn do nhiều doanh nghiệp đặt hàng tăng giá gia công và
giá xuất khẩu khoảng 10-15%.

Báo cáo thực tập tổng hợp

6


Khoa Kế hoạch & phát triển
Theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2008, hàng dệt may đạt kim ngạch xuất
khẩu đạt trên 6,04 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Dệt may vẫn duy trì ngôi
vị thứ hai trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, sau dầu thô.
Các Nhà Nhập Khẩu Hoa Kỳ Hạn Chế Mua Hàng Trung Quốc: Đây là một tiềm
năng rất lớn cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này.
Xuất khẩu hàng may mặc Trung Quốc sang Hoa Kỳ giảm sút nghiêm trọng trong
năm 2008 do chi phí sản xuất cao hơn, đồng NDT tăng giá nhanh và cạnh tranh tăng lên từ
Việt nam trong khi quota đối với phần lớn các cat nhậy cảm vẫn được duy trì cho tới cuối
năm. Nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đã giảm 15% trong tháng
12/07, có thể cho thấy khả năng chuyển các đơn hàng sang các nước khác trong thời gian
tới. Và Việt Nam chúng ta sẽ co cơ hội rất lớn để kí kết các đơn hàng này.

* Nhiều nhà xuất khẩu trên thế giới xuất khẩu vào Hoa kỳ
Giá nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may đang có xu hướng tăng lên. Các nước xuất
khẩu hàng dệt may chính sang Hoa Kỳ là Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Việt Nam,
Indonesia… Trung Quốc là nước cung cấp nhóm hàng này lớn nhất cho Hoa Kỳ cả về số
lượng lẫn kim ngạch.
Nhập khẩu dệt may từ Mexico, nước cung cấp lớn thứ hai của Hoa Kỳ, năm 2007
giảm cả về số lượng và kim ngạch. Trong khi đó, mặc dù mới chỉ chiếm 13,6% về kim

ngạch và 14,9% về số lượng của thị trường nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ, song sản phẩm
dệt may đến từ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Pakistan đang tăng mạnh.
* Xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Hoa kỳ
Trong xu thế toàn cầu hoá, sản phẩm chỉ có thể khẳng định vị trí và năng lực cạnh
tranh của mình bằng chính chất lượng. Những đặc tính cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng
hàng dệt may bao gồm: nhãn mác, kiểu dáng, kích cỡ, độ bền và sự tiện lợi khi sử dụng.
Người tiêu dùng Mỹ rất thực tế, họ luôn cân nhắc và tính toán sao cho công việc
mình làm đem lại hiệu quả cao nhất. Về thị trường tiêu thụ hàng dệt may, cho dù người
tiêu dùng Mỹ coi trọng vấn đề nhãn mác, giới trẻ đặc biệt thích tiêu dùng đồ hiệu nhưng họ
cũng rất nhạy cảm với giá cả, tuy nhiên họ vẫn có thể trả nhiều tiên cho những sản phẩm
có chất lượng tốt mang tính sang tạo.
Về chất lượng sản phẩm: Theo thói quen mua hàng truyền thống, người tiêu dùng

Báo cáo thực tập tổng hợp

7


Khoa Kế hoạch & phát triển
thường đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua thương hiệu, nhãn mác sản phẩm. Thương
hiệu nổi tiếng mang ý nghĩa quan trọng để tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm, song ngày
nay người tiêu dùng Mỹ không quá coi trọng thương hiệu nữa, chỉ có khoảng 32% hách
hàng luôn chú ý vào nhãn mác sản phẩm trước khi họ quyết định mua hàng. Người tiêu
dùng Mỹ quan tâm tới chất lượng nhiều hơn, 60% người tiêu dùng tìm hiểu kỹ chất lượng
sợi trước khi quyết định mua hàng, chỉ 17% khách hàng sử dụng những sản phẩm may mặc
của một hãng sản xuất duy hất mà họ cho là nổi tiếng thế giới, tỷ lệ này rơi vào các ngôi
sao điện ảnh, ca sĩ, người mẫu hoặc những người nổi tiếng.
Thời trang và thị hiếu về màu sắc: Tính cách người dân Mỹ phóng khoáng, điều này
cũng có ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn sản phẩm của họ. Họ mua hàng phần nhiều theo
cảm hứng, thế nên nếu không tìm thấy loại sản phẩm mà mình ưa chuộng thì có thể mua

một loại sản phẩm khác để thay thế. Tuy nhiên khả năng thích ứng với các loại sản phẩm
khác nhau cũng tuỳ thuộc vào lứa tuổi, khi tuổi càng cao thì khả năng thích ứng này càng
giảm.
Người tiêu dùng Mỹ rất phong phú: Trong xu hướng tiêu dùng người Mỹ có sở thích
mua những sản phẩm mang phong các cổ điển hơn những sản phẩm mốt thời thượng, mặc
dù tỷ lệ khách hàng thích dùng sản phẩm mốt thời thượng khá cao, chiếm khoảng 20%
tổng số người tiêu dùng hàng dệt may, đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Đức (30%), hơn hẳn
các trung tâm thời trang lớn như Anh và Italia (tỷ lệ này là khoảng 15%), Pháp (17%).
Quần áo mang phong cách cổ điển chiếm giữ thị phần đáng kể tại thị trường Mỹ - khoảng
79%, chứng tỏ thị trường tiềm năng này có nhu cầu rất phong phú, đối tượng phục vụ khá
rộng: giới sành điệu và cả những ngưòi bình dân.
Người Mỹ rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa vụ: Người tiêu dùng có thói
quen là họ quyết định mua hàng theo thời vụ. Bắt đầu mỗi mùa tiêu thụ, họ sẽ đi mua hàng
ngay chứ không chờ đến cuối mùa mới mua với giá rẻ hơn. Cho nên, yếu tố giao hàng
đúng thời hạn, bắt kịp thời vụ cũng rất quan trọng trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng
dệt may sang thị trường Mỹ.
Do nhiều nền văn hoá khác nhau cùng tồn tại với nhiều sắc tộc, nhiều tôn giáo, tín
ngưỡng vì vậy thị hiếu người dân Mỹ rất đa dạng. Với hàng hoá là những đồ dùng cá nhân
như dày dép, quần áo người Mỹ thích sự đơn giản, thoải mái. Thị trường mỹ khá dễ tính về
sản phẩm may song lại rất khó tính về sản phẩm dệt và chất lịệu sản phẩm dệt. Người Mỹ
thích vải sợi bông cotton không nhàu, khổ rộng. Ngưòi Mỹ đang có xu hướng thay đổi tiêu

Báo cáo thực tập tổng hợp

8


Khoa Kế hoạch & phát triển
dùng từ các loại sản phẩm dệt thoi sang các sản phẩm dệt kim vì những ưu điểm mới của
sản phẩm này

3. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Hoa kỳ_ nước có nền khoa học công nghệ rất phát triển và nguồn vốn dồi dào vào
bậc nhất trên thế giới, một thị trường đầy tiềm năng. Việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị
trường này là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp làm ăn với các đối tác Hoa Kỳ. Giải
quyết thị trường đầu ra rất lớn cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang cố gắng mở rộng và xâm nhập vào thị trường thế giới. Với lợi thế về
nguồn nhân công giá rẻ và những kinh nghiệm lâu năm với các thị trường lớn như EU,
Canada, Nhật Bản….vậy nên Hoa kỳ - một thị trường đầy tiềm năng này hoàn toàn chúng
ta có thể xâm nhập và mở rộng được.
Các sản phẩm dệt may được sản xuất tại Hoa Kỳ chủ yếu tập trung ở một số nhóm
hàng chính như thêu ren, đồ dùng trong nhà như thảm, rèm cửa và vải bọc cho các sản
phẩm nội thất. Các công ty lớn của Hoa Kỳ chủ yếu chuyên sâu vào các dòng sản phẩm
chất lượng cao, trong khi đó các công ty vừa và nhỏ lại thành công với những sản phẩm dệt
may hàng loạt. Mặc dù ngày càng “tự động hoá” trong sản xuất nhưng số lượng lao động
sử dụng trong ngành dệt may của Hoa Kỳ vẫn rất lớn với thu nhập hàng năm khoảng gần
170.000 USD.
Các nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành sản xuất vải sợi của Hoa Kỳ là len,
bông (cotton) và sợi nhựa tổng hợp. Vải chiếm 40% doanh thu của ngành sản xuất dệt may
Hoa Kỳ, chỉ sợi chiếm 20%, các loại thảm chiếm 20%, và chăn màn, rèm cửa chiếm 20%.
Nhu cầu nhập khẩu: Với những mặt hàng chính như quần áo may sẵn, hàng thêu ren,
trang trí và vải sợi, nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ chỉ tăng 1,8% trong năm 2007. Trong
đó các sản phẩm dệt tăng 4,5%, hàng thêu ren tăng 3,5%, tuy nhiên nhập khẩu vải giảm
2,9% và sợi giảm 9,8%. Hàng thêu ren vẫn tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong tổng sản
lượng nhập khẩu hàng dệt may với 43,9%. Mặc dù vậy, các sản phẩm từ vải dệt đang ngày
càng trở nên quan trọng trong những năm qua với thị phần tăng đều theo các năm từ 16,8%
năm 1997 lên đến 33,7% năm 2007.
Về chất liệu, cotton hiện vẫn rất được ưa chuộng tại Hoa Kỳ. Năm 2007, số lượng
nhập khẩu mặt hàng quần áo chất liệu cotton chiếm 60,2% tổng số lượng hàng dệt may của
Hoa Kỳ.


Báo cáo thực tập tổng hợp

9


Khoa Kế hoạch & phát triển
Theo thống kê của Bộ thương mại Hoa Kỳ, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc sang
Hoa Kỳ đang giảm xuống, thị phần của Trung Quốc đang thu hẹp lại, tạo cơ hội cho các
sản phẩm dệt may đến từ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2008,
xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng hơn 20%, Ấn Độ tăng 8,2%, trong khi
đó Trung Quốc chỉ tăng 0,2%, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng 14,8% năm
2007.
4. Các hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa kỳ
Mặc dù giá nguyên liệu tăng cao trong những tháng đầu năm 2008, Việt Nam vẫn
xuất khẩu được 2,4 tỉ USD kim ngạch sản phẩm dệt may sang thị trường Hoa Kỳ trong 6
tháng đầu năm, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ hiện là nước xuất khẩu hàng
dệt may lớn nhất của Việt Nam, tiếp đó là EU (780 triệu USD) và Nhật Bản (360 triệu
USD).
Hiện nay, Hội đồng Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đang xếp Việt Nam nằm
trong top 5 nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất vào Hoa Kỳ. Theo Bộ Công Thương Việt Nam,
mặc dù trong thời gian gần đây thị trường dệt may trên thế giới có nhiều biến động, song
ngành dệt may của Việt Nam vẫn đặt ra chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu năm 2008 đạt 9,5 tỉ
USD, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 5,4 tỉ USD. Kim ngạch này sẽ đưa Việt Nam trở
thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 vào Hoa Kỳ, chỉ sau Trung Quốc (6,1 tỉ USD).
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng cường xuất
khẩu những mặt hàng có giá trị cao và các loại sản phẩm mới nhằm tăng thêm lợi nhuận và
giảm thiểu những tác động xấu của hệ thống giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ.
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may khoảng 40%, ngành dệt may của Việt
Nam có nhiều triển vọng tốt trong hoạt động xuất khẩu trong tương lai.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải tập trung hơn nữa vào việc đổi mới cơ cấu, mẫu mã

sản phẩm, phát triển các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, các doanh
nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Bộ Công Thương theo
dõi sát diễn biến, cũng hư chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của phía Hoa Kỳ, để tránh
tình hình bất lợi đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Thời điểm đầu năm 2007 lo ngại Hoa Kỳ áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng dệt
may Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ hàng dệt may Xuất Khẩu của Việt Nam bị áp thuế
chống bán phá giá, các nhà Nhập Khẩu Hoa Kỳ đã rút hợp đồng làm các Doanh Nghiệp dệt

Báo cáo thực tập tổng hợp

10


Khoa Kế hoạch & phát triển
may Việt Nam rất khó khăn.
Việc trở lại của những khách hàng lớn từ Hoa Kỳ đó là biểu hiện có dấu hiệu tốt, bởi
các cơ quan quản lý của Việt Nam cùng các Doanh Nghiệp dệt may đã chủ động áp dụng
các biện pháp và hạn chế được tác động của cơ chế giám sát của phía Hoa Kỳ.
Tốc độ tăng trưởng hàng dệt may Xuất Khẩu của Việt Nam cũng ở mức độ vừa phải
mà phía Hoa Kỳ chấp nhận được. Do đó, khả năng hàng dệt may Việt Nam bị áp thuế
chống bán phá giá ít xảy ra.
Nhận thức được mối nguy hại nếu để phía Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá
giá, các Doanh Nghiệp đã chấp hành tốt những yêu cầu từ phía cơ quan quản lý, do đó
không để xảy ra trường hợp gian lận.
Các đơn hàng dệt may từ các nhà NK Hoa Kỳ đã tạo việc làm cho nhiều DN, nhiều
hợp đồng đã được ký kết và điều đáng quan tâm là trong những đơn hàng quay trở lại với
ngành dệt may, có rất nhiều hợp đồng không thuộc nhóm mặt hàng nằm trong diện bị giám
sát từ phía Hoa Kỳ. Điều đó cho thấy các DN đã chủ động tìm được những mặt hàng mới
để XK vào thị trường này chứ không phụ thuộc vào những Cat "nóng" vốn được coi là
những mặt hàng XK chủ lực của ngành dệt may VN đối với thị trường Hoa Kỳ.

Năm 2008, xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng mạnh. Dệt may Việt
Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2007.
Đặc biệt, vấn đề khó khăn nhất vẫn là những rào cản đến từ thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam là Mỹ. Năm 2008 là một năm “căng thẳng” đối với ngành dệt may với
những “rào cản” đến từ thị trường chủ lực Hoa Kỳ.
5. Các chính sách thương mại của Hoa kỳ
* Quy định về nhãn hiệu thương mại ở Mỹ.
Luật về nhãn hiệu ở Mỹ khác của ta ba điểm:
- Luật ở đó xuất phát từ ba nguồn: (I) những bản án do các toà án tuyên, gọi là thông
luật, (II) luật cho các tiểu bang ban bố, (III) luật do Quốc hội liên bang ban hành. Ở nước
ta chỉ có một nguồn là Bộ luật dân sự.
- Luật của liên bang tiếp nối truyền thống của thông luật nên nó duy trì một số quy
định của thông luật. Điều này làm cho điều kiện để cho nhãn hiệu được bảo hộ ở bên Mỹ
khác với của ta. Ở Việt Nam, chủ nhãn hiệu đặt ra một nhãn hiệu, xin đăng ký bảo hộ, nếu

Báo cáo thực tập tổng hợp

11


Khoa Kế hoạch & phát triển
không có ai đăng ký trước thì nhãn hiệu được bảo hộ. Điều này được gọi là bảo hộ theo
ngày ưu tiên. ở Mỹ phải sử dụng nhãn hiệu trong giao thương (đã dùng hay dự định sẽ
dùng) thì mới xin bảo hộ được và nếu không dùng là mất, dù thời gian bảo hộ vẫn còn.
- Người vi phạm nhãn hiệu ở Mỹ chịu nhiều hình phạt hơn.
Ngoài sự khác biệt này thì việc đăng ký sử dụng và bảo vệ không khác nhau lắm.
* Quy định về chống bán phá giá, trợ giá của Mỹ.
Vấn đề bán phá giá, trợ giá và các biện pháp chống trợ giá của Mỹ được điều chỉnh
bởi Luật thuế1930 và năm 1995, được sửa đổi thành Luật Hiệp định vòng đàm phán
Urugoay khi kết thúc vòng đàm phán Urugoay /GATT.

Trợ giá là trường hợp các nhà sản xuất được Chính phủ trợ cấp trực tiếp hoặc gián
tiếp và việc nhập khẩu hàng hoá được trợ cấp đó gây ảnh hưởng hoặc đe doạ gây ảnh
hưởng tới nền công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự của Mỹ.
Bán phá giá là việc hàng hoá nhập khẩu được bán với giá thập hơn với giá công
bằng, gây ảnh hưởng hoặc đe doạ gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp trong nước của
nước nhập khẩu sản xuất mặt hàng tương tự. Mỹ có quyền áp đặt thuế chống phá giá lên
hàng nhập khẩu để bù lại mức phá giá.
Luật thuế chống phá giá: Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật
thuế chống trợ giá. Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được
xác định là hàng nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa
Kỳ với giá “thấp hơn giá trị thông thường”.
Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ giá. Thuế
chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng nước
ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá “thấp hơn giá
trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ
thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3 thay thế thích hợp.
Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) DOC phải xác định
hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa
Kỳ, và (2) USITC phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật
chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương
tự tại Hoa Kỳ.
Cũng giống như trường hợp luật thuế chống trợ giá, các thủ tục điều tra về bán phá

Báo cáo thực tập tổng hợp

12


Khoa Kế hoạch & phát triển
giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của một ngành công nghiệp hoặc do DOC tự khởi

xướng.
Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị thông
thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. DOC sẽ xác định giá trị thông thường của
hàng nhập khẩu bằng một trong ba cách. Theo thứ tự ưu tiên là:
(1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa,
(2) Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba,
(3) “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản
lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác như đóng gói.
Hiện nay, vấn đề khó khăn nhất vẫn là những rào cản đến từ thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam là Hoa kỳ. Thị trường Hoa kỳchiếm tới 55% tổng kim ngạch xuất khẩu
dệt may. Tuy nhiên, đến nay Hoa kỳ vẫn tiếp tục duy trì chương trình giám sát. Quyết định
mới đây cho thấy, Hoa kỳ không giảm bớt số mặt hàng nằm trong diện giám sát và cũng
không nêu các tiêu chí, điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá
hàng dệt may Việt Nam
Một cơ chế tự giám sát vẫn sẽ tiếp tục được duy trì. Thay cho chế độ giấy phép xuất
khẩu là việc kết nối dữ liệu thông tin giữa các cơ quan quản lý như Hải quan, Bộ Công
thương, Doanh Nghiệp; duy trì chế độ báo cáo... và sử dụng công cụ Tổ cơ động giám sát
dệt may một cách có hiệu quả.
Trong hoàn cảnh này, cách duy nhất mà Việt Nam có thể chủ động đối phó là Doanh
Nghiệp và các cơ quan Chính phủ Việt Nam phải hợp tác trong một cơ chế tự điều tiết xuất
khẩu. Việt Nam nên quan tâm đến các đơn hàng giá cao, tránh những đơn hàng giá thấp
gây chú ý cho các cơ quan kiểm soát Hoa Kỳ.
Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ cho phép sử dụng các phương pháp kinh tế thị
trường để xác định giá trị bình thường trong các trường hợp kinh tế phi thị trường nếu như
ngành công nghiệp liên quan ở nước bị kiện chứng minh được là ngành công nghiệp hoạt
động theo cơ chế thị trường. Các tiêu chí để xác định ngành công nghiệp hoạt động theo cơ
chế thị trường gồm:
·Hoàn toàn không có sự can thiệp của chính phủ vào việc định giá và số lượng sản
xuất;
·Ngành công nghiệp không phải do nhà nước sở hữu;


Báo cáo thực tập tổng hợp

13


Khoa Kế hoạch & phát triển
·Tất cả các chi phí đầu vào kể cả vật chất và phi vật chất (trừ một phần không đáng
kể) tạo thành tổng giá trị hàng hóa phải được thanh toán theo giá thị trường.
Trên thực tế, những tiêu chí này rất khó thỏa mãn và rất hiếm có trường hợp một
ngành công nghiệp ở nước có nền kinh tế phi thị trường được coi là hoạt động theo cơ chế
thị trường để được áp dụng các phương pháp kinh tế thị trường trong điều tra bán phá giá
vào Hoa Kỳ.

Báo cáo thực tập tổng hợp

14


Khoa Kế hoạch & phát triển
Chương II: Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng May Mặc Của Công Ty Cổ Phần may 10 sang
Thị Trường Hoa kỳ
I. Khái quát chung về Công ty cổ phần may 10
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty May 10
Công ty cổ phần May 10 tiền thân là các xưởng may quân trang đặt tại chiến khu
Việt Bắc. Các xưởng may ra đời năm 1946 trong những ngày sục sôi không khí toàn quốc
kháng chiến. Vào thời điểm đó, các xưởng may này có nhiệm vụ sản xuất quân trang bộ
đội trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.
Từ những xưởng may nhỏ bé, với nhà xưởng, thiết bị thô sơ, trình độ quản lý lạc hậu,
sản xuất theo kế hoạch nhà nước giao, đến nay May 10 đã trở thành một trong những

doanh nghiệp may mặc hàng đầu Việt Nam. Hiện tại May 10 có 14 xí nghiệp thành viên
đặt tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, THanh Hoá,Quảng Bình…. Với hơn
8000 lao động, nhà xưởng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại. Cho đến ngày nay Công
ty đã trải qua các giai đoạn phat triển:
* Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954) :
Sau cách mạng tháng 8/1945 do nhu cầu quần áo, mũ… phục vụ bộ đội hình thành
nên các tổ may. Ngày 19/12/1946 sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ
Chí Minh các xưởng, các nhà máy ở thủ đô Hà Nội nhất loạt rời lên núi rừng Việt Bắc tổ
chức thành hai hệ xưởng sản xuất quân trang: hệ chủ lực và hệ bán công xưởng. Gọi là hệ
chủ lực vì trong các xưởng này thợ may hầu hết là bộ đội và công nhân quốc phòng. Còn
hệ bán công xưởng là loại xưởng chỉ có một số ít thợ thuộc diện công nhân quốc phòng
làm nòng CSE cốt cho sản xuất, còn lại là thợ thuê từ ngoài vào làm.
Trong thời gian từ năm 1947 đến năm 1949, miền Tây tỉnh Thanh Hoá thuộc
liên khu IV có xưởng chủ lực Yên Sinh đóng ở Cầu Vàng, huyện Quỳnh Côi (Thái
Bình) thuộc Liên khu 3 có cơ sở kéo sợi, dệt vải, may quần áo… Năm 1947, nghành
Quân nhu Liên khu V đã tổ chức 2 xưởng may: Xưởng May tháng 8 ở Quảng Ngãi có
105 công nhân do đồng chí Nguyễn Duy Triên phụ trách, một tổ sửa chữa may khâu
và máy dệt do đồng chí Nguyễn Đương phụ trách. Năm 1948, Bình trị Thiên tổ chức 2
xưởng may quân trang ở Đại Lược (Bắc Thừa Thiên) và Mỹ (Nam Thừa Thiên).
Trong những năm 1951 – 1952, Nha Quân nhu đã tiến hành giải thể các bán công

Báo cáo thực tập tổng hợp

15


Khoa Kế hoạch & phát triển
xưởng may ở Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh BÌnh. X30 – nguyên là xưởng may của Liên khu
III đóng ở Cầu Vàng (Yên Định – Thanh Hoá) và một số cơ sở may khác được sát nhập
vào xưởng may chủ lực X40 (đến năm 1956 xưởng X40 sát nhập với xưởng X10).

Tại chiến khu Việt Bắc, ba xưởng May nhỏ AK1, BK1, CK1 Sáp nhập lại thành
xưởng May Hoàng Văn Thụ, sau đó ít lâu lại đổi tên thành xưởng May 1 mang bí số là X1.
Trong số công nhân may của xưởng X1 ở Việt Bắc có một số thợ thuê ở làng Cổ Nhuế
(ngoại thành Hà Nội) tình nguyện bỏ làng theo kháng chiến. Họ được Nha Quân nhu tuyển
mộ, tập hợp rồi tổ chức thành nòng cốt của X1. Đến năm 1952, Xưởng X1 ở Việt Bắc
được đổi thành Xưởng May 10 với bí số là X10. Đây chính là tiền thân của Công ty cổ
phần May 10 ngày nay.
* Giai đoạn 1954 – 1960:
Năm 1954 kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Xưởng May 10 được lệnh trở
về Hà Nội để có điều kiện sản xuất tập trng hơn. Đồng thời, Cục Quân nhu cũng quyết
định ghép Xưởng May 40 ở Thanh Hoá vào Xưởng May 10. Với việc ghép hai đơn vị và
trở về Thủ Đô, May 10 đã bước vào một giai đoạn phát triển mới cao hơn. Sau một thời
gian tìm hiểu, xã Hội Xá thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là Phường Sài Đồng, quận Long
Biên, thành phô Hà Nội được chọn làm cơ sở mới của May 10, vì nơi đây đáp ứng được 2
điều kiện cơ bản:
Thứ nhất, Hội Xá là cửa ngõ Thủ Đô, tuận tiện về giao thông (sát đường quốc lộ số
5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, gần sân bay Gia Lâm).
Thứ hai, Hội Xá có khu đất hoang (trước là bãi pháo cua quân đội Pháp và Nhật)
rộng gần 20 ha, đủ để xây dựng xí nghiệp lớn, lại không ảnh hưởngđến sản xuất của bà con
nông dân quanh vùng.
Tháng 10/1955, Tổng cục hậu cần tiến hành biên chế cho Xưởng May 10 số lượng
564 cán bộ, công nhân viên. Ngày 26/7/1956, Xưởng May 10 và Xưởng May 40 được hợp
nhất.
Cuối quý IV năm 1956, một bộ phận của May 10 được tách ra để thành lập Xưởng
May 20 chuyên may đo quần áo cán bộ trung, cao cấp của quân đội đóng ở khu vực Hà
Nội. Riêng Xưởng May 10 được Tổng cục hậu cần giao nhiệm vụ may sẵn quần áo cấp
phát từ cấp uý trở xuống.
Đến cuối năm 1956 đầu năm 1957, quy mô Xưởng May 10 được mở rộng, máy móc

Báo cáo thực tập tổng hợp


16


Khoa Kế hoạch & phát triển
được trang bị nhiều hơn với 253 chiếc máy bay, trong đó có 236 chiếc chạy bằng điện .
Nhiệm vụ chủ yếu của Xưởng May 10 vẫn là may quân trang cho quân đội. Yêu cầu về số
lượng mặt hàng tuy có nhiều và phức tạp hơn so với thời kỳ kháng chiến, nhưng với sự cố
gắng của toàn bộ cán bộ công nhân, Xưởng May 10 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
sản xuất thêm được nhiều loại hàng quân trang đáp ứng nhu cầu của các binh chủng trong
quân đội.
* Giai đoạn từ bao cấp đến làm quen với hạch toán kinh tế (1961 -1964):
Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tháng
2/1961, xưởng May 10 được chuyển về bộ Công nghiệp nhẹ. Toàn bộ nhà Xưởng, máy
móc thiết bị va 1092 cán bộ công nhân Xưởng May 10 được Tổng cục hậu cần, Cục Quân
nhu bàn giao về đơn vị quản lý mới.
Ngày 20/2/1961, đồng chí Trần Quí Hai (Chủ nhiệm Tổng Cục Hậu Cần) thay mặt
Quân uỷ Trung ương Bộ Quốc phòng tặng “cờ thi đua khá nhất ” cho tập thể chiến sĩ
Xưởng May 10. Từ thời điểm này, nhiệm vụ của Xí nghiệp là sản xuất theo kế hoạch của
Bộ Công nghiệp nhẹ giao. Tuy chuyển đổi cơ quan chủ quản, nhưng hàng năm, Xí nghiệp
May 10 vẫn dành từ 90 – 95% năng lực sản xuất quan trang phục vụ quan đội, 5 – 10%
năng lực sản xuất còn lại cho mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu và dân dụng.
Trong thời kỳ thuộc quân đội quản lý, May 10 sản xuất theo chế độ cung cấp, ít tính
toán chi ly, thiếu thì xin thêm, thừa thì để lại, vốn hết bao nhiêu cũng được, có cấp trên lo,
miễn đảm bảo kế hoạch và thời gian giao hàng cho quân đội. Sau khi chuyển sang Bộ
Công nghiệp nhẹ, chế độ bao cấp dần được thay thế bằng cơ chế sản xuất kinh doanh có
tính toán đến hiệu quả kinh tế, phải thực hiện hạch toán lỗ, lãi rõ ràng. Đây là sự chuyển
đổi không hề dễ dàng, vì nhiều cán bộ, công nhân May 10 đã quen với nếp sản xuất theo cơ
chế bao cấp trong nhiều năm liền.
Như vậy là chỉ sau ba năm (từ tháng 2/1961 đến tháng 1/1964), kể từ khi chuyển

sang bộ Công nghiệp nhẹ quản lý, May 10từ một đơn vị sản xuất theo chế độ bao cấp, cách
làm ăn vốn theo nếp cũ, đã kịp thích ứng với cơ chế quản lý mới, sản xuất đã tính đến hiệu
quả kinh tế: giá thành sản phẩm phải rẻ, chất lượng phải tốt. Thời gian đầu Xí nghiệp gặp
không ít khó khăn về tổ chức, nhất là về mặt tư tưởng. nhưng chính truyền thống xây dựng
và trưởng thành trong kháng chiến của tập thể cán bộ công nhân May 10 đã giúp Xí nghiệp
từng bước vượt qua các kho khăn, luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch sản xuất
Nhà Nước giao và xứng đáng là một trong những lá cờ đầu nghành may mặc trong xây

Báo cáo thực tập tổng hợp

17


Khoa Kế hoạch & phát triển
dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Báo cáo thực tập tổng hợp

18


Khoa Kế hoạch & phát triển
* Giai đoạn 1965 – 1975 :
Năm 1965, giặc Mỹ thua đau ở chiến trường Miền Nam và đã liều lĩnh đem
không quân ồ ạt đánh phá Miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc cho
Miền Nam. Không quân Mỹ tập trung đánh bom vào những tuyến đường giao thông
huyết mạch của Miền Bắc, các cơ sở kinh tế, cơ quan xí nghiệp hòng làm tê liệt nền
kinh tế, đưa Miền Băc” trở lại thời kỳ đồ đá”. May 10 nằm trong khu vực kinh tế quân sự quan trọng, sát quốc lộ 5 nối Hà Nội với Thành Phố cảng Hải Phòng, gần
Tổng kho 205 của Tổng cục Hậu cần, Tổng kho xăng dầu, Sân bay Gia Lâm…. Khu
vực này chính là mục tiêu đánh phá hang đầu của Không quân Mỹ.

Thực hiện phong trào do Bộ Công nghiệp nhẹ phát động, May 10 đã cử một bộ
phận cán bộ lãnh đạo và công nhân viên lành nghề lên Hà Bắc, xây dựng Xí nghiệp
May X200 tại Đáp cầu - Bắc Ninh để tăng them năng lực sản xuất cho quốc phòng.
Sau này Xí nghiệp May X200 tách ra hạch toán độc lập và nay là Công ty Cổ phần
may Đáp Cầu.
Ngoài việc chiến đấu bảo vệ sản xuất, May 10 hàng năm đều thực hiện đúng
nghĩa vụ quân sự đối với Tổ quốc. Thời gian này, Xí nghiệp hoàn thành tốt hai đợt
tuyển quân: đợt một gồm 8 công nhân viên chức, đợt hai gồm 9 cháu là con em cán bộ
của Xí nghiệp.
Trong trời gian 1973 – 1975, Xí nghiệp May 10 được cấp trên giao nhiệm vụ sản
xuất quân trang số lượng lớn phục vụ quân giải phóng và bộ đội Miền Bắc. Cả Xí
nghiệp sống lại không khí tưng bừng, náo nhiệt như thời gian chuẩn bị chiến dịch
Điện Biên Phủ 20 năm về trước. Cả xí nghiệp hăng say sản xuất vì tiền tuyến lớn, làm
việc không biết mỏi, không quản ngày đêm. Các tổ, các phân xưởng thực hiện để
động viên mình: “ Ngày không giờ, tuần không thứ”. “Hễ bộ đội cần đến quân trang
là May 10 có ngay.”

* Giai đoạn từ 1975 đến 1986:
Sau khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, xí nghiệp
May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đó là
chuyển từ may quân trang phục vụ quân đội sang làm hàng xuất khẩu. Thị trường
chủ yếu là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Quy trình và tiêu chuẩn

Báo cáo thực tập tổng hợp

19


Khoa Kế hoạch & phát triển
chất lượng làm hàng xuất khẩu rất phức tạp, khắt khe. Từ kiểu dáng, màu mắc,

đường kim, mũi chỉ đến bao gói sản phẩm đều được quy định chặt chẽ trong hợp
đồng và buộc Xí nghiệp phải thực hiện chuẩn xác. Nhiều khó khăn mới nảy sinh: tay
nghề của người lao động chưa cao, thiết bị máy móc của Xí nghiệp so với các nước có
kỹ thuật tiên tiến trên thế giới còn lạc hậu. Công tác quản lý kinh doanh còn non yếu
dẫn đến năng suất thấp. chất lượng sản phẩm chưa thoả mãn được thị hiếu của
khách hàng.
Mặt khác trong những năm này, nền kinh tế non trẻ Việt Nam bị tàn phá nặng
nề của chiến tranh, chế độ quan liêu bao cấp kìm hãm sự phát triển, xuất hiện nhiều
tư tưởng chủ quan duy ý chí, đời sống của nhân dân lao động chưa được cải thiện….
Thực tế này đã ít nhiều ảnh hưởng đến lòng tin và nhiệt tình lao động của công nhân,
viên chức. Nhằm tháo gỡ khó khăn, Đảng ủy cùng Ban giám đốc Công ty đã chủ động
đề ra định hướng hoạt động và cùng lúc phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp:
Khơi dậy phong trào thi đua ái quốc mà Bác Hồ phát động
Đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại
Tiếp cận thị trường may mặc thế giới để tìm bạn hàng mới.
Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và trình độ quản lý cho đội nhũ cán bộ công
nhân.
Vay vốn ngân hàng, tận dụng vốn tự có , tranh thủ sự giúp đỡ của khách hàng
để trang bị thiết bị mới.
Mở nhiều lớp đào tạo công nhân mới, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân cũ
nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, cử cán bộ đi học tập trung hoặc tại chức để nâng
cao trình độ quản lý.
Kết quả là sản lượng , chất lượng sản phẩm cứ tăng dần hàng năm. Đặc biệt,
năm 1984, hai mặt hàng xuất khẩu sang Công hoà dân chủ Đức và Bungari đượcđặt
gia công tăng gấp đôi so với năm 1983. Xí nghiệp được Tổng Công ty Xuất nhập khẩu
hàng Dệt May gửi công văn khen ngợi vì đã đảm bảo tốt các yêu cầu, quy định về tiêu
chuẩn, quy cách chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng.
Từ năm 1975 đến năm 1985, mỗi năm xí nghiệp May 10 đã xuất ra thị trường
các nước xã hội chủ nghĩa từ 4 đến 5 triệu áo sơ mi. Mức tăng trưởng bình quân hàng
năm 30%, nộp ngân sách tăng từ 10 – 15%/ năm, thu nhập bình quân tăng từ 5 –


Báo cáo thực tập tổng hợp

20


Khoa Kế hoạch & phát triển
10%/ năm.
* Giai đoạn từ 1986 đến nay :
Năm 1986 được xem là một mốc son lịch sử đôi với nền kinh tế Việt Nam. Từ sự
tỏng kết tình hình thực tiễn, phân tích những bài học thành công và những tồn tại của
giai đoạn 1976 – 1985, những nhận thức mới về xu thế cvà con đường quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội lần thư VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới
mà trước hết là sự đổi mới tư duy kinh tế.
Là một doanh nghiệp Nhà nước gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển của đất
nước, Xĩ nghiệp May 10 quán triệt tinh thần đổi mới trong tư duy kinh tế và đường
hướng hoạt đông sản xuất kinh doanh. Chú trọng sản xuất và kinh doanh hàng may
mặc xuất khẩu, những năm 1986 – 1990 May 10 đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường
Liên Xô và Đông Âu theo nội dung các Nghị định thư hàng hoá ký kết giữa Việt Nam
và các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế SEV.
Những năm 1990 – 1991, hệ thống các nước XHCN sụp đổ trên phạm vi toàn
thế giới. Thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Xô và Đông Âu bị thu
hệp nhanh chóng. Sản xuất ngừng trệ, thiếu nguyên phụ liệu đầu vào, người lao động
không đủ việc làm… là tình trạng chung ở các đơn vị sản xuất trong đó có May 10.
Giá cả đắt đỏ, đời sống người lao độngvốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Thực
hiện nghị định 176/HĐBT về việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc
doanh, năm 1991 Xí nghiệp May 10 đã giải quyết chế độ về nghỉ hưu, mất sức cho
hơn 300 cán bộ, công nhân.
Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển, Đảng ủy và ban Giám đốc Xí
nghiệp đã khanửg định : “ không có con đường nào khác, Xí nghiệp May 10 phải

chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Khu vực 2 - thị trường các nước Tư bản
chủ nghĩa. Đây là thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng
như mẫu mã, và đặc biệt là thời gian giao hàng phải chính xác”. Để đáp ứng được
những yêu cầu đó, một mặt xí nghiệp phải đổi mới trang thiết bị tiên tiến hơn, mặt
khác phải cải tiến hệ thống quản lý, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
phù hợp yêu cầu phát triển của thời kỳ mới.
Sau một thời gian nghiên cứu thị trường và củng cố bộ máy nhân sự, chất lượng
sản phẩm của May 10 đã có nhiều bước chuyển biến tích cực. Xí nghiệp đã ký kết
được hợp đồng may xuất khẩu với hai khách hàng Hàn Quốc, Hà Lan và họ trở

Báo cáo thực tập tổng hợp

21


Khoa Kế hoạch & phát triển
thành hai bạn hàng mới của May 10. Tiếng lành đồn xa, bắt đầu từ các đơn hàng đạt
tiêu chuẩn chất lượng cho phía Hàn Quốc và Hà Lan, May 10 có được nhiều đối tác
lớn như CHLB Đức, Nhật Bản, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông…. Cũng từ đây sản phẩm
áo sơ mi, áo Jackét và nhiều sản phẩm may mặc khác của May 10 được biết đến
nhiều hơn trên thị trường quốc tế.
Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường may mặc trong nước và thế giới, tháng
11/1992, Xí nghiệp May 10 chuyển đổi hình thức tổ chức, phát triển thanh Công ty cổ
phần May 10 với tên giao dịch quốc tế la “ GRACO 10”.
Năm 1992 – 1993, trong cuộc đua cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh trong
nước, Công ty đầu tư, đổi mới trang thiết bị và dây chuyền công nghệ tiên tiến hơn.
Thiết bị máy móc hiện đại chưa đủ mà điểm mấu chốt là phương pháp và cách thức
quản lý để tăng năng suất lao động . Một lần nữa May 10 tìm cách khắc phục để đi
lên bằng chính nội lực của mình. Công ty đã vận dụng linh hoạt, sang tạo, đồng bộ
các biện pháp:

Mạnh dạn đầu tư chiều sâu.
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ.
Trang bị thêm thiết bị kỹ thuật và công nghệ mới.
Chăm lo đời sống và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân viên chức.
Mở rộng thị trường quốc tế và coi trọng thị trường trong nước, đồng thời tranh
thủ sự giúp đỡ của anh em bạn bè.
Vừa đẩy mạnh xuất khẩu, Công ty May 10 Vừa coi trọng thị trường trong nước.
Công ty đã mở cacs cửa hàng, các đại lý, các chi nhánh ở nhiều địa phương trong cả
nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thành Phố Hồ Chí
Minh….để giới thiệu sản phẩm, bán hàng, dạy nghề may, chuyển giao công nghệ,
luân chuyển trang thiết bị. Kết quả là năm 1993 Công ty đã bắt đầu chiếm lĩnh được
thị trường trong nước và được người tiêu dung ưa chuộng.
Cũng bắt đầu từ thời kỳ này, Công ty May 10 không ngừng phát huy những
thành tích đã đạt được và liên tục phấn đấu tăng trưởng hàng năm từ 20 – 30% xứng
đáng là một trong những cánh chim đầu đàn trong nghành may mặc cả nước, đồng
thời là một trong những trung tâm đào tạo, kinh tế, kỹ thuật của nghành.

Báo cáo thực tập tổng hợp

22


Khoa Kế hoạch & phát triển
2. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty May 10
* Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty May 10

Báo cáo thực tập tổng hợp

23



Khoa Kế hoạch & phát triển
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức công ty may 10
Tổng GĐ
CT HĐQT
ĐDLĐ về
MT

GĐ điều hành

ĐDLĐ về
ATSK

ĐDLĐ về CL

Trường đào tạo

Phòng kho vận

24

Tổ là B

GĐ điều hành

XN địa phương

Tổ cắt B

Các PX phụ trợ


Trưởng ca B

Tổ kiểm hoá
Các tổ
may

Nguồn: Ban tổ chức hành chính công ty May 10

Báo cáo thực tập tổng hợp

GĐ điều hành

Phòng kĩ thuật

Phòng QA

P. Kinh doanh

Tổ là A

Tổ quản trị

Tổ hòm hộp

Trưởng ca A
Tổ cắt A

5 xí nghiệp
may


Phòng kế
hoạch

Văn phòng

Ban đầu tư

Phòng TCKT

Các tổ
cắtmay

Phó tổng GĐ


Khoa Kế hoạch & phát triển
Đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty là Tổng Giám Đốc (TGĐ) do cấp trên bổ
nhiệm sau khi đã tham khảo ý kiến của Đảng bộ và phiếu tín nhiệm của cán bộ, công nhân
viên trong toàn công ty. Tổng giám đốc là đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt
động kinh doanh.
* Phòng Kế Hoạch:
Hiện nay, số lượng cán bộ công nhân viên là 116 người. Với chức năng nhiệm vụ:
nghiên cứu, xây dựng mục tiêu và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty.
Quản lý các hoạt động kinh doanh quốc tế, cân đối kế hoạch và điều độ sản xuất. Quản lý
các kho nguyên phụ liệu, thiết bị, bao bì, thành phẩm phế liệu. Quản lý các hoạt động xuất,
nhập khẩu.
* Phòng tài chính kế toán:
Số lượng cán bộ công nhân viên phòng là 15 người. Chức năng, nhiệm vụ là : nghiên
cứu, quản ly, kinh doanh tài chính, tài sản. Tổng hợp, phân tích kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty trên từng lĩnh vực.
* Phòng kinh doanh: Số lượng cán bộ công nhân viên: 85
Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường, tổ chức, quản lý các hoạt động kinh
doanh trong nước.
Doanh thu nội địa Năm 1998 đạt là: 20,4 tỷ đồng, Năm 2008 đạt là: 110 tỷ đồng.
* Ban đầu tư xây dựng và quản lý công trình: quản lý các dự án, công trình đầu tư
xây dựng; duy tu, bảo dưỡng, sản xuất lắp đặt trang thiết bị phụ trợ, sửa chữa các công
trình xây dựng của Công ty. Là đơn vị nghiệp vụ về xây dựng cơ bản trực thuộc tổng giám
đốc, tham mưu cho tổng giám đốc về quy hoạch đầu tư phát triển công ty, lập dự án đầu tư,
tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, bảo dưỡng
duy trì các công trình xây dựng, vật kiến trúc trong công ty.
* Phòng chất lượng QA: Với số lượng cán bộ công nhân viên là 41.
Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý, quản lý chất lượng
sản phẩm trong toàn Công ty và các hoạt động đánh giá của khách hàng.
* Phân xưởng cơ điện: Chức năng nhiệm vụ là quản lý,bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị,
chế tạo công cụ, trang thiết bị phụ trợ. Cung cấp năng lượng, lắp đặt các hệ thống điện,
nước, hơi, khí, nén, sản xuất lắp đặt trang thiết bị phụ trợ…

25


×