Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

3-Xay dung noi dung thiet ke phan mem phan tich su dung thuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.91 KB, 10 trang )

BỆNH VIỆN QUẬN 11
KHOA DƯỢC
Ngày 05 tháng 5 năm 2015

XÂY DỰNG NỘI DUNG THIẾT KẾ PHẦN MỀM PHÂN TÍCH SỬ
DỤNG THUỐC THEO THÔNG TƯ 21/2013/TT-BYT
Người thực hiện: DS.CKII.Đào Duy Kim Ngà
1. Phân tích nhóm A theo ABC/VEN (Phụ lục 2, Phụ lục 4 Thông tư 21/2013/TTBYT)
− Truy xuất dữ liệu các thuốc sử dụng theo thời gian cần lấy bao gồm: đơn giá,

số lượng sử dụng, thành tiền, giá trị phần trăm. Các dữ liệu của thuốc được
sắp xếp theo thứ tự phần trăm giảm dần kèm phần trăm tích lũy và được phân
hạng theo A, B hay C.
− Từ danh mục phân hạng ABC, thiết lập bảng dữ liệu bằng cách cài cơng thức

tính chủng loại, thành tiền và tính tỷ lệ thuốc theo từng nhóm A, B, C. Vẽ biểu
đồ và lập bảng phân tích, khi sử dụng thì chọn mốc thời gian cần phân tích.
− Tại bảng phân tích theo thời gian cần, truy xuất các dữ liệu như:
+ Số thuốc nhóm chiếm chi phí cao là nhóm A.
+ Danh mục thuốc đã sử dụng phân theo nhóm thuốc ABC và các tỷ lệ.
− Do cài đặt trên phần mềm cho nhiều phân tích của các phụ lục của Thơng tư

21/BYT nên trong bảng phân tích ABC có thêm các dữ liệu của nhóm VEN và
thuốc biệt dược để rõ nét thêm nội dung phân tích của nhóm thuốc chiếm chi
phí cao (nhóm A) như sau:
+ Thuốc nhóm chiếm chi phí cao là nhóm A kết hợp với nhóm khơng thiết

yếu là nhóm N (tức AN) gồm bao nhiêu thuốc và gồm những thuốc nào.
+ Thuốc nhóm chiếm chi phí cao là nhóm A kết hợp với nhóm thiết yếu là

nhóm V (tức AV) gồm bao nhiêu thuốc và gồm những thuốc nào.


+ Thuốc nhóm chiếm chi phí cao là nhóm A sử dụng bao nhiêu thuốc biệt

dược vì có thể đây là ngun nhân tăng gánh nặng chi phí, cần kiểm sốt
và thay thế thuốc có giá thành thấp hơn để giảm chi phí.
1


− Các dữ liệu này hỗ trợ Hội Đồng Thuốc và Điều Trị có cái nhìn chi tiết hơn để

có quyết định cần giảm hay loại bỏ thuốc không thiết yếu, thuốc giá cao, thuốc
biệt dược và cần thay thế thuốc có giá thành thấp hơn để giảm chi phí cho
ngân sách.
2. Phân tích nhóm N theo ABC/VEN (Phụ lục 4 Thơng tư 21/2013/TT-BYT)
− Tương tự phân tích nhóm A theo ABC/VEN, phân tích nhóm N theo

ABC/VEN chủ yếu phân tích nhóm CN tức nhóm III là nhóm thuốc có giá trị
thấp và không quan trọng cần hạn chế sử dụng.
− Bảng dữ liệu nhóm N theo ABC phân tích số chủng loại và giá trị của nhóm N

(tức AN, BN, CN). Vẽ biểu đồ và lập bảng phân tích, khi sử dụng thì chọn
mốc thời gian cần phân tích.
− Tại bảng phân tích theo thời gian cần, truy xuất các dữ liệu như số thuốc nhóm

BN, CN sẽ hiển thị các thuốc đó để hỗ trợ Hội Đồng Thuốc và Điều Trị đánh
giá phân tích và danh mục thuốc đã sử dụng phân theo nhóm thuốc N theo
ABC.
3. Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo chủng loại và giá trị
− Cài đặt từng thuốc sử dụng là thuốc nội, ngoại vào phần mềm. Kết xuất thơng

tin tương tự bảng dữ liệu phân tích ABC nhưng có thêm cột thơng tin thuốc

nội hay ngoại nhập. Sau đó lập bảng và vẽ biểu đồ kèm theo danh mục thuốc,
khi sử dụng chỉ cần chọn mốc thời gian.
− Tại bảng phân tích theo thời gian cần, truy xuất các dữ liệu như số chủng loại

và giá trị thành tiền của các thuốc nội ngoại. Tỷ lệ sử dụng cao hơn hay thấp
hơn của thuốc nội so với thuốc ngoại để Hội Đồng Thuốc và Điều Trị đề ra lộ
trình tăng dần sử dụng thuốc nội và giảm dần thuốc ngoại đắt tiền hơn để giảm
chi phí trong ngân sách bệnh viện.
4. Phân tích nhóm điều trị (ATC) (Phụ lục 3 Thông tư 21/2013/TT-BYT)
− Cài đặt mã ATC (Phân loại giải phẫu – điều trị - hóa học của tổ chức Y tế thế

giới) vào từng hoạt chất sử dụng trong danh mục. Sau đó truy xuất danh mục
2


có đơn giá, số lượng, thành tiền và cột mã ATC theo mốc thời gian cần sẽ
được danh mục sắp xếp theo nhóm điều trị.
− Từ danh mục theo nhóm điều trị, thiết lập bảng phân tích nhóm thuốc điều trị

bằng cách cài cơng thức tính tổng hợp giá trị, tỷ lệ của tất cả các thuốc cho tất
cả nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất và thấp
nhất giúp Hội Đồng Thuốc và Điều Trị thấy được việc sử dụng thuốc cao hay
thấp có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh hay không hay do nguyên nhân khác đặc
biệt là giúp phân tích mơ hình bệnh tật tại bệnh viện. Sau đó, chỉ cần chọn
mốc thời gian cần phân tích sẽ thấy được bảng dữ liệu, biểu đồ và bảng phân
tích chi tiết.
5. Phân tích VEN (Phụ lục 4 Thơng tư 21/2013/TT-BYT)
− Danh mục VEN của Bệnh Viện được xây dựng dựa trên cơ sở là Thông tư

45/2013 TT- BYT ban hành ngày 26/12/2013, danh mục va li thuốc cấp cứu

ban hành ngày 18/09/2012 và đặc biệt là theo ý kiến chuyên mô của các thành
viên Hội Đồng Thuốc và Điều Trị. Truy xuất dữ liệu các thuốc sử dụng theo
thời gian cần xuất có đơn giá, số lượng, thành tiền, tỷ lệ phần trăm. Các dữ
liệu này được sắp xếp theo thứ tự VEN.
− Từ danh mục VEN thiết lập bảng dữ liệu bằng cách cài cơng thức tính chủng

loại, thành tiền và tính tỷ lệ thuốc theo từng nhóm VEN. Lập và vẽ biểu đồ,
khi sử dụng chỉ cần chọn mốc thời gian cần phân tích.
− Tại bảng phân tích theo thời gian cần, truy xuất các dữ liệu nhóm nào chiếm tỷ

lệ cao nhất và thấp nhất để giúp Hội Đồng Thuốc và Điều Trị có biện pháp
giảm sử dụng nhóm thuốc khơng cần thiết và xác định thuốc ưu tiên mua và
dự trữ tại bệnh viện.
6. Phân tích ma trận ABC/VEN
− Kết hợp chéo phân tích ABC và phân tích VEN. Kết quả phân tích chéo xếp

thành các nhóm I, II, III. Nhóm I bao gồm AV, AE, AN, BV và CV là nhóm
thuốc quan trọng nhất cần ưu tiên để giữ ổn định chi phí và phải ln sẵn có,
3


nhóm II gồm BE, BN, CE là nhóm thuốc quan trọng có giá trị trung bình,
nhóm III chỉ có CN là nhóm thuốc ít quan trọng có giá trị thấp. Thiết lập lý
thuyết trên vào phần mềm sẽ xuất được bảng dữ liệu theo mẫu, khi cần phân
tích trong việc quản lý nhóm để kiểm sốt chủng loại trong xây dựng danh
mục thuốc nhằm loại bỏ những thuốc không thiết yếu hoặc bổ sung những
thuốc thiết yếu.
− Tại bảng phân tích cần có các dữ liệu như tỷ lệ chủng loại và giá trị để so sánh

giữa các nhóm và quan trọng nhất để đánh giá việc sử dụng thuốc hợp lý tại

bệnh viện đó là tổng tỷ lệ sử dụng thuốc của nhóm I và nhóm II.
7. Đánh giá phân tích ABC theo chủng loại và giá trị giữa hai thời gian
− Truy xuất dữ liệu các thuốc sử dụng theo hai thời gian (T1 và T2) cần lấy bao

gồm: chủng loại, đơn giá, số lượng sử dụng, thành tiền, giá trị phần trăm. Các
dữ liệu của thuốc được sắp xếp theo thứ tự phần trăm giảm dần kèm phần trăm
tích lũy và được phân hạng theo A, B hay C.
− Từ danh mục phân hạng ABC, thiết lập bảng dữ liệu bằng cách cài cơng thức

tính chủng loại, thành tiền và tính tỷ lệ thuốc theo từng nhóm A, B, C. Vẽ biểu
đồ và lập bảng phân tích khi sử dụng thì chọn mốc hai thời gian cần so sánh
phân tích.
− Tại bảng phân tích theo thời gian cần, truy xuất và tính chênh lệch các dữ liệu

như:
+ Nhóm thuốc A, B, C tại thời điểm T2 chênh lệch tăng giảm tỷ lệ sử dụng

chủng loại và giá trị so với thời điểm T1, sau đó cài đặt cơng thức so sánh
sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê hay khơng có ý nghĩa thống kê (cơng
thức của phần mềm phân tích chi bình phương)
+ So sánh tại thời điểm T2 tổng số chủng loại và giá trị tăng hay giảm để

phân tích sự tăng giảm chủng loại thuốc và chi phí sử dụng thuốc được
thêm vào hay giảm xuống tại hai thời điểm T1, T2.
− Tuy nhiên, để chứng tỏ được sự tăng giảm chủng loại thuốc và chi phí sử dụng

thuốc có ý nghĩa và sát thực tế cần truy vấn thêm dữ liệu tăng giảm số lượt BN
4



đến nhận thuốc tại hai thời điểm trên sẽ giúp Hội Đồng Thuốc và Điều Trị
phân tích rõ vấn đề hơn.
8. Đánh giá phân tích VEN theo chủng loại và giá trị giữa hai thời gian
− Truy xuất dữ liệu các thuốc V, E, N sử dụng theo hai thời gian cần xuất có

chủng loại, đơn giá, số lượng, thành tiền, tỷ lệ phần trăm. Các dữ liệu này
được sắp xếp theo thứ tự nhóm thuốc VEN.
− Từ danh mục VEN thiết lập bảng dữ liệu bằng cách cài công thức tính chủng

loại, thành tiền và tính tỷ lệ thuốc theo từng nhóm VEN. Lập và vẽ biểu đồ,
khi sử dụng chỉ cần chọn mốc hai thời gian cần phân tích so sánh.
− Tại bảng phân tích theo hai thời gian cần, truy xuất các dữ liệu phân tích như sau:
+ Nhóm thuốc V, E, N tại thời điểm T2 chênh lệch tăng giảm tỷ lệ sử dụng

chủng loại và giá trị so với thời điểm T1, sau đó cài đặt cơng thức so sánh
sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê hay khơng có ý nghĩa thống kê (cơng
thức của phần mềm phân tích chi bình phương).
+ So sánh tại thời điểm T2 tổng tỷ lệ chủng loại và giá trị của nhóm V và

nhóm E tăng hay giảm so với thời điểm T1 để làm rõ nét hơn sự tăng giảm
của nhóm N.
9. Đánh giá phân tích ma trận ABC/VEN theo chủng loại và giá trị giữa hai
thời gian
− Truy vấn được bảng dữ liệu sử dụng theo hai thời gian cần gồm chủng loại,

đơn giá, số lượng, thành tiền, tỷ lệ phần trăm theo mẫu.
− Thiết lập bảng dữ liệu bằng cách cài cơng thức tính chủng loại, thành tiền và

tính tỷ lệ thuốc theo từng nhóm I, II, III. Lập và vẽ biểu đồ, khi sử dụng chỉ
cần chọn mốc hai thời gian cần phân tích so sánh.

− Tại bảng phân tích theo hai thời gian cần, truy xuất các dữ liệu phân tích như sau:
+ Nhóm thuốc I, II, III tại thời điểm T2 chênh lệch tăng giảm tỷ lệ sử dụng

chủng loại và giá trị so với thời điểm T1, sau đó cài đặt công thức so sánh

5


sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê hay khơng có ý nghĩa thống kê (cơng
thức của phần mềm phân tích chi bình phương).
+ So sánh tại thời điểm T2 tổng tỷ lệ chủng loại và giá trị của nhóm I và

nhóm II tăng hay giảm so với thời điểm T1 để làm rõ nét hơn sự tăng giảm
của nhóm III.
10. Đánh giá phân tích chỉ số hiệu quả (Phụ lục 9 Thông tư 21/2013/TT-BYT)
− Tại hai thời điểm T1 và T2 bất kỳ có sự thay đổi tăng giảm thứ bậc nhóm

thuốc như tăng thứ bậc từ nhóm B thay đổi tăng bậc lên nhóm A, nhóm C thay
đổi tăng bậc lên nhóm A, nhóm C thay đổi tăng bậc lên nhóm B hay giảm thứ
bậc như từ nhóm A thay đổi giảm bậc xuống nhóm B, nhóm A thay đổi giảm
bậc xuống nhóm C, nhóm B thay đổi giảm bậc xuống nhóm C. Phân tích các
dữ liệu thay đổi trên vào phần mềm để kết xuất ra số thuốc và danh mục tăng
bậc, giảm bậc theo các nhóm như trên, tiếp theo là đánh giá phân tích giúp Hội
Đồng Thuốc và Điều Trị có những quyết sách về thuốc sau hai thời điểm T1
và T2 của tháng, quý, năm sau đó như sau:
+ Tổng số thuốc và giá trị tăng bậc lên nhóm A, B là nhóm thuốc chiếm chi

phí cao và nhóm thuốc chiếm chi phí trung bình trong đó có bao nhiêu
thuốc nhóm V, E, N.
+ Tổng số thuốc và giá trị giảm bậc xuống nhóm B, C là nhóm thuốc chiếm


chi phí trung bình và chi phí thấp trong đó có bao nhiêu thuốc nhóm V, E,
N.
+ Đánh giá hiệu quả về tài chính trong hoạt động của Hội Đồng Thuốc và

Điều Trị là tiết kiệm hay tăng chi phí trong sử dụng thuốc.
11. Các chỉ số kê đơn (Phụ lục 6 Thông tư 21/2013/TT-BYT)
− Các chỉ số kê đơn là một phần trong phụ lục 6 của thông tư 21/2013/TT-BYT

về các chỉ số sử dụng gồm 6 chi tiết như sau:
+ Số thuốc kê trung bình trong một đơn: để có được kết quả phân tích này

cần có dữ liệu tổng số đơn thuốc (a) và tổng số thuốc trong đơn (b) sau đó
6


lấy a/b. Dữ liệu có sẵn trong phần mềm chỉ cần truy xuất và lấy tỷ số là ra
kết quả mong muốn.
+ Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên genergic: điền vào danh mục sử dụng

trên phần mềm các thuốc là generic sau đó lấy dữ liệu số thuốc generic
trong đơn (c), tổng số thuốc trong đơn (b) và cài đặt công thức kết quả c/b
x 100%.
+ Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên biệt dược: Tương tự tỷ lệ phần trăm

thuốc được kể tên generic đó là điền vào danh mục thuốc sử dụng trên
phần mềm các thuốc INN sau đó lấy dữ liệu số thuốc biệt dược trong đơn
(d), tổng số thuốc trong đơn (b) và cài đặt công thức kết quả d/b x 100%
hoặc lấy 100% - (c/b x 100%).
+ Tỷ lệ phần trăm kê đơn có kháng sinh: Các thuốc kháng sinh đã được mã


hóa bằng mã ATC là mã J, S, P trong danh mục hoạt chất sử dụng tại BV.
Số đơn thuốc có kháng sinh được lấy từ các đơn thuốc có các mã ATC trên
(e) và tổng số đơn thuốc (a). Lấy tỷ số giữa e/a x 100% là ra kết quả tỷ lệ
phần trăm đơn kê có kháng sinh.
+ Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm: Tất cả các phân tích dữ lệu được lấy

theo cách chọn tùy người dùng đó là lấy ngoại trú hay nội trú hay cả nội trú
và ngoại trú. Riêng trường hợp tỷ lệ đơn kê có thuốc tiêm chỉ lấy được dữ
liệu của nội trú do ngoại trú không cấp phát thuốc tiêm. Dữ liệu được lấy
dựa vào đơn vị tính đó là các đơn thuốc có kê lọ, chai, ống (ký hiệu là f) và
tổng số đơn thuốc (ký hiệu là a). Lấy tỷ số giữa f/a x 100%.
+ Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin: Tương tự tỷ lệ phần trăm đơn kê có

kháng sinh đó là các thuốc vitamin đã được mã hóa bằng mã ATC là mã
A11 và B03 trong danh mục hoạt chất tại bệnh viện. Số đơn thuốc có
vitamin được lấy từ các đơn thuốc có các mã ATC trên (h) và tổng số đơn
thuốc (a). Lấy tỷ số giữa h/a x 100% là ra kết quả tỷ lệ phần trăm đơn kê có
vitamin.

7


+ Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do

Bộ Y Tế ban hành đó là Thơng tư 45/2013/TT- BYT gồm 466 hoạt chất.
Để có được kết quả phân tích, đánh dấu hoạt chất sử dụng tại bệnh viện
được Thông tư 45/2013/TT- BYT quy định. Sau đó lấy dữ liệu số thuốc
được đánh dấu đã được kê (i), tổng số thuốc trong đơn (b). Tỷ số giữa i/b x
100% là tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết

yếu do BYT ban hành.
12. Các chỉ số sử dụng thuốc tồn diện (Phụ lục 6 Thơng tư 21/2013/TT-BYT)
− Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện là một phần trong phụ lục 6 của thông tư

21/2013/TT-BYT về các chỉ số sử dụng thuốc gồm 8 chi tiết trong đó mã hóa
được trên phần mềm 5 chi tiết như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc: Hiện bệnh

nhân không dùng thuốc tại bệnh nhân là những bệnh nhân chỉ thực hiện
cận lâm sàng hoặc chỉ châm cứu hoặc tập vật lý trị liệu hoặc loại bệnh nhân
khác. Từ trên phần mềm, lấy số lượt của những bệnh nhân này (j) chia cho
tổng số lượt bệnh nhân đi khám và điều trị tại Bệnh Viện (k) với công thức
j/k x 100% là tỷ lệ người bệnh được điều trị khơng dùng thuốc.
+ Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn: Từ trên phần mềm lấy tổng giá

trị sử dụng thuốc (l) chia cho tổng số đơn thuốc (a), cài đặt công thức l/a
vào phần mềm.
+ Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh: Từ trên phần mềm lấy

tổng giá trị sử dụng thuốc kháng sinh (m), tổng giá trị sử dụng thuốc (l) cài
đặt công thức m/l x 100% vào phần mềm.
+ Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm: Từ trên phần mềm lấy

tổng giá trị sử dụng thuốc thuốc tiêm (n), tổng giá trị sử dụng thuốc (l) cài
đặt công thức n/l x 100% vào phần mềm.
+ Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc vitamin: Từ trên phần mềm

lấy tổng giá trị sử dụng thuốc thuốc vitamin (p), tổng giá trị sử dụng thuốc
(l) cài đặt công thức p/l x 100% vào phần mềm.
8



13. Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong Bệnh Viện (tùy chọn thời gian) (Phụ lục
6 Thông tư 21/2013/TT-BYT)
− Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong Bệnh Viện là một phần trong phụ lục 6 của

Thông tư 21/2013/TT-BYT về các chỉ số sử dụng thuốc gồm 11 chi tiết trong
đó mã hóa được trên phần mềm 5 chi tiết như sau:
+ Số ngày nằm viện trung bình: Từ trên phần mềm lấy tổng số ngày nằm viện

của bệnh nhân (q) chia cho tổng lượt bệnh nhân nằm viện (r), cài đặt công
thức q/r vào phần mềm.
+ Số thuốc trung bình cho một người bệnh: Từ trên phần mềm lấy tổng số

thuốc được kê (s) chia cho tổng lượt bệnh nhân nằm viện (r), cài đặt công
thức s/r vào phần mềm.
+ Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh: Từ trên phần mềm lấy tổng

số thuốc kháng sinh được kê (t) chia cho tổng lượt bệnh nhân nằm viện (r),
cài đặt công thức t/r vào phần mềm.
+ Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh: Từ trên phần mềm lấy tổng

số thuốc tiêm được kê (u) chia cho tổng lượt bệnh nhân nằm viện (r), cài
đặt công thức u/r vào phần mềm.
+ Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh: Từ trên phần mềm lấy tổng

chi phí thuốc được kê (w) chia cho tổng lượt bệnh nhân nằm viện (r), cài
đặt công thức w/r vào phần mềm.
− Các số liệu trên chỉ lấy từ dữ liệu sử dụng của nội trú và người dùng có thể


chọn thời gian tùy nội dung báo cáo.
14. Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong Bệnh Viện từng ngày (chọn được mốc
thời gian là 1 ngày tùy ý) (Phụ lục 6 Thông tư 21/2013/TT-BYT)
− Các số liệu dưới đây chỉ lấy từ dữ liệu sử dụng của nội trú trong 1 ngày và

người dùng chỉ được chọn mốc thời gian là 1 ngày tùy ý với các nội dung báo
cáo gồm 4 chi tiết sau đây:

9


+ Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong 1 ngày: Từ trên phần mềm

lấy tổng số thuốc được kê trong 1 ngày (x) chia cho tổng lượt bệnh nhân
nằm viện trong 1 ngày (y), cài đặt công thức x/y vào phần mềm.
+ Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong 1 ngày: Từ trên phần mềm

lấy tổng số thuốc kháng sinh được kê trong 1 ngày (z) chia cho tổng lượt bệnh
nhân nằm viện trong 1 ngày (y), cài đặt công thức z/y vào phần mềm.
+ Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong 1 ngày: Từ trên phần mềm

lấy tổng số thuốc tiêm được kê trong 1 ngày (x’) chia cho tổng lượt bệnh nhân
nằm viện trong 1 ngày (y), cài đặt công thức x’/y vào phần mềm.
+ Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong 1 ngày: Từ trên phần

mềm lấy tổng chi phí thuốc được kê trong 1 ngày (y’) chia cho tổng lượt bệnh
nhân nằm viện trong 1 ngày (y), cài đặt công thức y’/y vào phần mềm.
KẾT LUẬN: Từ các nội dung trên, phần mềm đã được thiết kế bằng ngôn
ngữ VB.Net, cơ sở dữ liệu SQL 2005 gồm 18 bảng phân tích. Các bảng này
chỉ cần chọn từng bước theo các thao tác hướng dẫn sẽ có kết quả sau thời

gian vài mươi giây đến vài phút tùy mức độ xử lý của máy chủ mạnh hay yếu.

10



×