Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Kiến thức thực hành của bà mẹ có con từ 3 5 tuổi về chăm sóc dinh dưỡng trẻ tiêu chảy tại các trường mẫu giáo thuộc thị xã lagi – tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.23 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THANH NGUYÊN

KIẾN THỨC -THỰC HÀNH CỦA
BÀ MẸ CÓ CON TỪ 3 - 5 TUỔI
VỀ CHĂM SÓC DINH DƢỠNG
TRẺ TIÊU CHẢY TẠI CÁC TRƢỜNG
MẪU GIÁO THUỘC THỊ XÃ LAGI –
TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THANH NGUYÊN

KIẾN THỨC -THỰC HÀNH CỦA
BÀ MẸ CÓ CON TỪ 3 - 5 TUỔI


VỀ CHĂM SÓC DINH DƢỠNG
TRẺ TIÊU CHẢY TẠI CÁC
TRƢỜNG MẪU GIÁO THUỘC
THỊ XÃ LAGI – TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Ngƣời hƣớng dẫn:
PGS. TS Nguyễn Văn Tập
ThS. Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là đƣợc ghi nhận, nhập liệu và phân
tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã
đƣợc Đại học Y Dƣợc TP Hồ Chí Minh hay trƣờng đại học khác chấp nhận để cấp
văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã
đƣợc công bố trừ khi đã đƣợc công khai thừa nhận.
Đề cƣơng nghiên cứu đã đƣợc chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ hội
đồng duyệt đề cƣơng khoa Y tế công cộng số

kí ngày…….//…….//……

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

Xác nhận của giảng viên hƣớng dẫn

Xác nhận của hƣớng dẫn 1

Xác nhận của hƣớng dẫn 2


PGS. TS Nguyễn Văn Tập

ThS Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng
Sinh viên kí tên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Dàn ý nghiên cứu
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN ....................................................................... 1
1.1 Một số khái niệm ............................................................................................. 1
1.2 Tình hình nghiên cứu về kiến thức-thực hành................................................. 1
1.3 Tình hình tiêu chảy trẻ em trên thế giới .......................................................... 2
1.4 Tình hình tiêu chảy tại địa bàn nghiên cứu ..................................................... 3
1.5 Một số hậu quả của tiêu chảy .......................................................................... 3
1.6 Khuyến cáo của UNICEF và thực trạng chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy
trên thế giới. ..................................................................................................... 4
1.7 Khuyến cáo chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy.............................................. 4
1.8 Một số nghiên cứu liên quan ........................................................................... 6
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 7
2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 7
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... 7
2.3. Cỡ mẫu. ......................................................................................................... 7
2.4. Kỹ thuật chọn mẫu. ....................................................................................... 7

2.5. Tiêu chí chọn mẫu ......................................................................................... 9
2.6. Thu thập dữ kiện ........................................................................................... 9
2.7. phân tích dữ kiện ........................................................................................... 9
2.8. Nghiên cứu thử............................................................................................ 17
2.9. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................... 17
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ.......................................................................................... 18
3.1. Đặc điểm của các bà mẹ có con từ 3-5 đƣợc khảo sát. ............................... 18
3.2. Tiền căn tiêu chảy của trẻ từ 3-5 tuổi có bà mẹ đƣợc khảo sát. .................. 21


3.3. Kiến thức chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy của các bà mẹ đƣợc khảo sát..
............................................................................................................................ 25
3.4. Thực hành chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy của các bà mẹ đƣợc khảo
sát. ...................................................................................................................... 28
3.5. Kiến thức của các bà mẹ đƣợc khảo sát về chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu
chảy và một số yếu tô liên quan. ........................................................................ 30
3.6. . Thực hành của các bà đƣợc khảo sát về chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy
và một số yếu tô liên quan. ................................................................................ 31
3.7. Mối liên quan giữa tỷ lệ kiến thức đúng và tỷ lệ thực hành đúng về chăm
sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy ở các bà mẹ đƣợc khảo sát................................... 33
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 34
4.1. Đặc tính các bà mẹ trong mẫu nghiên cứu.................................................. 34
4.2. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy. ..................... 35
4.3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy. .................... 36
4.4. Mối liên quan giữa kiến thức của mẹ và các đặc tính xã hội, tiếp cận truyền
thông, y tế và tiền căn tiêu chảy của trẻ. ............................................................ 37
4.5. Mối liên quan giữa thực hành của mẹ và các đặc tính xã hội, tiếp cận truyền
thông, y tế và tiền căn tiêu chảy của trẻ. ............................................................ 37
4.6. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dƣỡng ở bà mẹ
đƣợc khảo sát ..................................................................................................... 38

4.7. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ............................................................... 38
4.8. Vấn đề y đức ............................................................................................... 38
4.9 Tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu........................................................... 38
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 40
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 42
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 44
Phụ lục . Bộ câu hỏi phỏng vấn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y Tế

FAO

Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp Thế giới
(Food and Agriculture Organization)

IMCI

Hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh
Intergrated Management of Childhood Illness

KAP

Kiến thức- Thái độ- Thực hành
(Knowledge, Attitude, Practive)


KTC

Khoảng tin cậy

MG

Mẫu giáo

OR

Tỉ suất chênh (Odds Ration)

SD

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

UNICEF

Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc
(United Nation Child’s Fund)

VDD

Viện Dinh dƣỡng

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. Số trẻ tƣơng ứng của 18 trƣờng trong thị xã Lagi sử dụng trong phƣơng
pháp lấy mẫu.
Bảng 3.1.1. Thông tin chung của các bà mẹ đƣợc khảo sát
Bảng 3.1.2. Thông tin truyền thông và tiếp cận y tế
Bảng 3.2. Tiền căn tiêu chảy của trẻ.
Bảng 3.3.1. Kiến thức của các bà mẹ đƣợc khảo sát về chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu
chảy
Bảng 3.3.9. Kiến thức về chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy của các bà mẹ có con
3-5 tuổi đang học tại 4 trƣờng mẫu giáo thị xã Lagi, Bình Thuận đƣợc khảo sát.
Bảng 3.4.1. Thực hành của các bà mẹ đƣợc khảo sát về chăm sóc dinh dƣỡng trẻ
tiêu chảy.
Bảng 3.4.2. Thực hành chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy của các bà mẹ có con từ
3-5 tuổi đang học tại 4 trƣờng mẫu giáo thị xã Lagi, Bình Thuận đƣợc khảo sát.
Bảng 3.5.1. Mối liên quan giữa tỷ lệ kiến thức đúng và đặc điểm dân số của các bà
mẹ đƣợc khảo sát.
Bảng 3.5.2. mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy và khả
năng tiếp cận truyển thông, y tế ở nhóm các bà mẹ đƣợc khảo sát.
Bảng 3.5.3. Mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy ở bà
mẹ đƣợc khảo sát và tiền căn tiêu chảy của trẻ.
Bảng 3.6.1. Mối liên quan giữa tỷ lệ thực hành đúng và đặc điểm dân số của các bà
mẹ đƣợc khảo sát.
Bảng 3.6.2. Mối liên quan giữa thực hành chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy ở bà
mẹ đƣợc khảo sát và tiền căn tiêu chảy của trẻ.
Bảng 3.6.3. Mối liên quan giữa thực hành chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy ở bà
mẹ đƣợc khảo sát và tiền căn tiêu chảy của trẻ.
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tỷ lệ kiến thức đúng và tỷ lệ thực hành đúng về chăm
sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy của các bà mẹ có con từ 3-5 tuổi đang học tại 4 trƣờng

mẫu giáo thị xã Lagi, Bình Thuận đƣợc khảo sát.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiêu chảy là bệnh phổ biến, có tỉ lệ mắc chết cao, là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong trẻ dƣới 5 tuổi trên thế giới, đặc biệt là ở các nƣớc đang
phát triển. Ở các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dƣơng, tổng số trẻ tử vong dƣới 5 tuổi
xấp xỉ 700000 trẻ năm 2010, tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây ra gần
10% tổng số tử vong. Từ năm 2006-2010, gần một nửa số trẻ em dƣới 5 tuổi bị tiêu
chảy không đƣợc uống bù nƣớc và cho ăn tiếp tục. Tại Việt Nam, tiêu chảy là bệnh
phổ biến, có tỉ lệ mắc và chết cao, đặc biệt là trẻ dƣới 5 tuổi. trong vòng 2 tuần kể từ
đầu tháng 6 năm 2012, có khoảng 7% trẻ mắc tiêu chảy, 58% đƣợc điều trị bằng bù
nƣớc và điện giải. 10% đƣợc uống oresol hoặc dung dịch muối bù nƣớc tự chế.[17]
Kiến thức chăm sóc trẻ tiêu chảy rất quan trọng, góp phần hạn chế hậu quả
nặng nề của bệnh, tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn chƣa hiểu rõ tầm quan trọng của việc
chăm sóc dinh dƣỡng cho trẻ tiêu chảy cũng nhƣ có những kiến thức, thực hành
dinh dƣỡng chƣa đúng. , Nghiên cứu của Phạm Văn Phong cho thấy tỷ lệ suy dinh
dƣỡng cấp ở nhóm bệnh tiêu hoa là 10,1%.[7] Việc chăm sóc dinh dƣỡng cho trẻ bị
bệnh vẫn chƣa thỏa đáng, đa số trẻ nhập viên chỉ đƣợc quan tâm chủ yếu đến điều
trị mà bỏ qua vấn đề dinh dƣỡng
Nghiên cứu của Đinh Đạo 2014, nhiều bà mẹ không dám cho con ăn “chất
tanh”, kiêng khem khi con bị ốm.[9] nguyên nhân sâu xa là do bà mẹ thiếu kiến
thức và hạn chế về thực hành nuôi dƣỡng trẻ nhỏ. Khi thiếu ăn tạm thời, cơ thể tăng
trƣởng chậm lại, tuy nhiên tình trạng đó có thể phục hồi khi ăn đầy đủ trở lại.Tuy
nhiên trong trƣờng hợp dinh dƣỡng không đầy đủ kéo dài có thể cản trở quá trình
phục hồi đó. Việc kiêng khem này có thể dẫn đến việc trẻ thiếu hụt một số chất cần
thiết. Nghiên cứu của Lê Hồng Phúc và Lý Văn Xuân, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức
đúng về xử lý tiêu chảy cấp cho trẻ tại nhà là 26,9%, có 87,5% có kiến thức đúng
về bù nƣớc, 55,1% có kiến thức đúng về ORS, 63,6% có kiến thức đúng về dinh

dƣỡng.[1]
Bình Thuận 2014 co 89997 trẻ dƣới 5 tuổi, trong đó thấp còi 28,3%, nhẹ cân
15,1%, gầy còm 5,8%. Theo Thống kê của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Bình
Thuận, trong tháng 4 và tháng 5/2015, có 984 trƣờng hợp mắc tiêu chảy.


, thị xã Lagi nằm phía đông nam tỉnh Bình Thuận, đƣợc tách ra từ huyện
Hàm Tân năm 2005, dân số 156.210 ngƣời năm 2015 , nghề nghiệp chính là đánh
bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Tháng 9 năm 2015, toàn thị xã có 3666 trẻ dƣới 5
tuổi. Thời điểm chuyển mùa là thời gian gia tăng số ca bệnh ở trẻ. Theo thống kê
của bệnh viện thị xã Lagi, nhiều trẻ em, từ 1-6 tuổi phải nhập viên do bị tiêu chảy.
từ ngày 1-27/3/2016 đã có 76 ca trẻ bị tiêu chảy, trong đó có 45 ca phải nhập viện,
31 ca điều trị ngoại trú. Tỷ lệ trẻ tiêu chảy đến khám và nhập viện tại bệnh viện thị
xã Lagi chiếm số đông. Thời điểm này, trung bình mỗi ngày có từ 50 – 70 bệnh
nhân đến khám. Trong tháng 4/2016, tổng số bệnh nhi nhập viện thị xã Lagi là 295
trƣờng hợp. Trong đó 41 ca bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. các bệnh thƣờng gặp nhất
là viêm đƣờng hô hấp, tiêu chảy, sốt phát ban. Số ngày điều trị trung bình mỗi bệnh
nhi từ 5 – 6 ngày, trƣờng hợp nặng hơn đến 10 ngày mới khỏi. Theo thống kê, đến
trung tuần tháng 5, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện đã gần 250 ca. Riêng tại Khoa nhiễm,
đã có trên 40 ca nhập viện do nhiễm siêu vi, tiêu chảy. Việc nghiên cứu về kiến thức
và thực hành của bà mẹ chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy cùng các yếu tố liên
quan sẽ góp phần cải thiện tình trạng dinh dƣỡng của trẻ sau tiêu chảy, giúp hạn chế
hậu quả trầm trọng của bệnh.


Câu hỏi nghiên cứu:
Bà mẹ có con từ 3-5 tuổi tại thị xã Lagi có kiến thức và thực hành chăm sóc dinh
dƣỡng trẻ tiêu chảy còn thấp bao nhiêu ?
Có mối liên quan giữa tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng của bà mẹ có con từ 3-5 tuổi
về chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy và các yếu tố tuổi, trình độ học vấn, nghề

nghiệp, tiếp cận truyền thông và y tế của bà mẹ không ?
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung:
Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy của
bà mẹ và các yếu tố liên quan
Mục tiêu cụ thể
1) Xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy
2) Xác định tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng vê chăm sóc dinh dƣỡng cho trẻ tiêu
chảy
3) Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thực hành đúng của bà mẹ và các đặc
tính nền, tiếp cận truyền thông, y tế và tiền căn tiêu chảy ở trẻ


Dàn ý nghiên cứu

Đặc điểm cá nhân
-

Tuổi

-

Nghề nghiệp

-

Trình độ học vấn

Nguồn thông
tin bà mẹ đƣợc

Kiến thức thực hành về

tiếp cận
-

chăm sóc dinh
Kinh nghiệm trƣớc đó
-

Đã từng chăm sóc trẻ tiêu
chảy, nhiễm khuẩn hô hấp

-

dƣỡng trẻ tiêu

Nhân viên y
tế

-

Báo chí,
internet

chảy
-

Đài phát

cấp


thanh,

Đã từng tham gia các

truyền hình

chƣơng trình giáo dục, nhận
thông tin từ truyền thông

-

Ngƣời thân,
bạn bè


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1.

Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về kiến thức, thực hành

Kiến thức của cộng đồng đề cập đến sự hiểu biết của họ về một lĩnh vực nhất định .
Thực hành đề cập đến cách thức mà họ thể hiện kiến thức và thái độ của họ thông
qua hành động của họ. Hiểu đƣợc mức độ kiến thức, thực hành sẽ cho phép tạo ra
nhận thức hiệu quả hơn vì nó sẽ cho phép các chƣơng trình can thiệp đƣợc thiết kế
phù hợp hơn với nhu cầucủa cộng đồng.[25]
1.1.2. Khái niệm về dinh dƣỡng

Dinh dƣỡng là lƣợng thực phẩm xem xét trong mối liên hệ với nhu cầu dinh dƣỡng
của cơ thể.[21]
Dinh dƣỡng tốt- dinh dƣỡng đầy đủ, cân bằng với chế độ ăn uống và các hoạt động
thể chất thƣờng xuyên – là một nền tảng sức khỏe tốt[21]
1.1.3. Định nghĩa tiêu chảy
Tiêu chảy ở trẻ em là sự đi tiêu ba hoặc nhiều lần phân lỏng hoặc phân nƣớc, có thể
thay đổi tính chất phân nhƣ có nhầy, toàn nƣớc.[19]
Tiêu chảy: là tình trạng đi ngoài ba hoặc nhiều hơn ba lần phân lỏng hoặc chất lỏng
mỗi ngày- hoặc là thƣờng xuyên hơn bình thƣờng với một số cá nhân, đi ngoài
thƣờng xuyên phân đóng khuôn không phải tiêu chảy, cũng không phải tình trạng
phân lỏng, nhão ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.[18]
1.2.

Tình hình nghiên cứu về kiến thức- thực hành
1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về kiến thức- thái độ- thực hành của bà mẹ về tiêu chảy và bổ

sung nƣớc cho trẻ của Datta V- Ấn Độ 68% bà mẹ biết chính xác định nghĩa tiêu
chảy, trong đó, chỉ có 5,3% biết tiêu chảy dẫn đến mất nƣớc, 60% thực hành
ORT.[23]
Nghiên cứu của Manijieh Khalili về tiêu chảy trẻ nhỏ và chế độ ăn cho thấy 64,3%
bà mẹ có kiến thức tốt liên quan đến tiêu chảy, 3,7% có chế độ ăn đúng, chỉ có
2,3% thực hành tốt[26]
Nghiên cứu về kiến thức-thái độ- thực hành về bù nƣớc muối đƣờng uống cho trẻ
tiêu chảy dƣới 5 tuổi của Famara Sillah cho thấy các bà mẹ có học vấn có kiến thức


2

về bệnh tiêu chảy cao hơn đáng kể, việc sử dụng dung dịch bù nƣớc đƣờng uống

trong thực tế còn thấp với 4%, nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa tuổi
mẹ và thực hành, tình trạng kinh tế, xã hội cũng liên quan đến thực hành.[24]
Nghiên cứu của Seddiqe Amini-Ranjbar và Babak Bavafa, 80% bà mẹ không bổ
sung dịch giàu dinh dƣỡng cho trẻ trong thời kì tiêu chảy, hầu hết đã bỏ qua việc
cung cấ chất béo, 91% bổ sung sắt, 86% bổ sung vitamin tổng hợp. Các bà mẹ có
nguồn truyền thông bằng thông tin đại chúng thực hành tốt hơn với các bà mẹ khác
(với p<0.05).[15]
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Mạc Hùng Tắng, Trần Đỗ Hùng về phòng chống tiêu chảy
cấp của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là 26,9%,
bà mẹ có kiến thức đúng về bù nƣớc là 85,7%, các bà mẹ có kiến thức về ORS là
55,1%, bà mẹ có kiến thức đúng về dinh dƣỡng là 63,6%[6]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền về kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ có
con bị tiêu chảy tại khoa nội tổng hợp bệnh viện Sản Nhi Cà Mau cho thấy 44,2%
bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh tiêu chảy, 80,7% có thái độ đúng và 33,9% có
hành vi đúng về bệnh tiêu chảy. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa
kiến thức, hành vi về bệnh tiêu chảy với trình độ học vấn của mẹ. Cũng nhƣ bà mẹ
có kiến thức đúng sẽ có hành vi đúng cao gấp 19 lần so với bà mẹ có kiến thức chƣa
đúng.[10] Theo nghiên cứu của Phạm Văn Phong: tỷ lệ suy dinh dƣỡng cấp ở nhóm
tiêu hóa là 10,1%.[7] Nghiên cứu của Đinh Đạo 2014: nhiều bà mẹ không dám cho
con ăn “chất tanh”, kiêng khem khi con bị ốm.[9] Nghiên cứu của Lê Hồng Phúc và
Lý Văn Xuân, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về xử lý tiêu chảy cấp cho trẻ tại nhà
là 26,9%, có 87,5% có kiến thức đúng về bù nƣớc, 55,1% có kiến thức đúng về
ORS, 63,6% có kiến thức đúng về dinh dƣỡng[1]
1.3.

Tình hình tiêu chảy trẻ em trên thế giới
Tiêu chảy chiếm 9% nguyên nhân tử vong của trẻ dƣới 5 tuổi trên thế giới

năm 2015, nghĩa là có 14000 trẻ nhỏ tử vong mỗi ngày, 530.000 tử vong trẻ một

năm mặc dù đã có phƣơng pháp điều trị hiệu quả và đơn giản.[22]
Ở các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dƣơng, tổng số trẻ tử vong dƣới 5 tuổi xấp xỉ
700000 trẻ năm 2010, tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây ra gần 10%


3

tổng số tử vong.[17] Năm 2015, Việt Nam có 34191 trẻ dƣới 5 tuồi tử vong, trong
đó, 13,9% trẻ dƣới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy.[3]
1.4.

Tình hình tiêu chảy tại địa bàn nghiên cứu
Bình Thuận 2015 co 89,997 trẻ dƣới 5. Theo Thống kê của Trung Tâm Y Tế

Dự Phòng tỉnh Bình Thuận, trong tháng 4 và tháng 5/2015, có 984 trƣờng hợp mắc
tiêu chảy.
Thời điểm chuyển mùa là thời gian gia tăng số ca bệnh ở trẻ. Theo thống kê
của bệnh viện thị xã Lagi đến tháng 6 năm 2016, nhiều trẻ em, từ 1-6 tuổi phải nhập
viên do bị tiêu chảy. từ ngày 1-27/3/2016 đã có 76 ca trẻ bị tiêu chảy, trong đó có
45 ca phải nhập viện, 31 ca điều trị ngoại trú. Tỷ lệ trẻ tiêu chảy đến khám và nhập
viện đang chiếm số đông. Thời điểm này, trung bình mỗi ngày có từ 50 – 70 bệnh
nhân đến khám. Trong tháng 4/2016, tổng số bệnh nhi nhập viện là 295 trƣờng hợp.
Trong đó 41 ca bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. các bệnh thƣờng gặp nhất là viêm
đƣờng hô hấp, tiêu chảy, sốt phát ban. Số ngày điều trị trung bình mỗi bệnh nhi từ 5
– 6 ngày, trƣờng hợp nặng hơn đến 10 ngày mới khỏi. Theo thống kê, đến trung
tuần tháng 5 tỷ lệ bệnh nhân nhập viện đã gần 250 ca. Riêng tại Khoa nhiễm, đã có
trên 40 ca nhập viện do nhiễm siêu vi, tiêu chảy.
1.5.

Một số hậu quả của tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng nhƣ mất nƣớc,

suy dinh dƣỡng, thậm chí là tử vong. Ở các quốc gia phát triển, trẻ dƣới 3 tuổi trải
qua trung bình ba đợt tiêu chảy. mỗi đợt khiến trẻ mất nhiều chất dinh dƣỡng cần
thiết cho sự phát triển. Tiêu chảy là nguyên nhân chính gây suy dinh dƣỡng và trẻ bị
suy dinh dƣỡng có khả năng mắc bệnh tiêu chảy. ngoài ra, tiêu chảy gây mất nƣớc,
mất điện giải, có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng, thậm chí tử vong.
Việc quan tâm đến chăm sóc dinh dƣỡng ở trẻ bị tiêu chảy là cần thiết, giúp bổ sung
kịp thời nƣớc, điện giải và các chất dinh dƣỡng cần thiết để hạn chế những hậu quả
trầm trọng cũng nhƣ tình trạng suy dinh dƣỡng. Tuy nhiên, vấn đề dinh dƣỡng ở trẻ
tiêu chảy vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mực.


4

1.6.

Khuyến cáo của UNICEF và thực trạng chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu
chảy trên thế giới.
Kể từ năm 2004, UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo

điều trị tiêu chảy ở trẻ em bằng cách bù dịch bị mất thông qua liệu pháp bù nƣớc
đƣờng uống. Cùng với tiếp tục nuôi ăn, dung dịch điện giải (ORESOL) và bổ sung
kẽm là những phƣơng pháp đƣợc khuyến cáo cho điều trị tiêu chảy. Tính sẵn có,
khả năng tiếp cận của các loại thuốc này để tất cả trẻ em, đặc biệt là những ngƣời
dân nghèo, nông thôn và vùngsâu, có thể cứu sống hàng trăm ngàn trẻ em mỗi năm.
Những biện pháp này đã chứng minh hiệu quả chi phí, giá cả phải chăng và tƣơng
đối đơn giản để thực hiện. Tuy nhiên, trên toàn thế giới, chỉ có hơn 40 phần trăm trẻ
em dƣới 5 tuổi bị tiêu chảy đƣợc điều trị bằng các liệu pháp uống bù nƣớc và tiếp
tục nuôi ăn. Vùng áp dụng của phác đồ điều trị này thấp nhất ở vùng cận Sahara

châu Phi và Nam Á (lần lƣợt là 38 phần trăm và 47 phần trăm), các khu vực với hầu
hết các ca tử vong do tiêu chảy. Trong thời gian quan sát, tiến độ can thiệp quan
trọng này đƣợc thực hiện rất chậm.[22] Tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi tiêu chảy đƣợc điều trị
bằng ORS năm 2011 là 47%.[20] Tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi tiêu chảy đƣợc bù nƣớc và
tiếp tục cho ăn năm 2014 là 56,7% trong đó, 46,5% đƣợc điều trị bằng ORS, 42,8%
đƣợc điều trị bằng các chất lỏng bù nƣớc và 65,6% đƣợc uống ORS và các chất
lỏng bù nƣớc tự pha chế tại nhà. 28,6% trẻ dƣới 5 tuổi bị tiêu chảy đƣợc cho uống
nhiều hơn bình thƣờng, trong khi đó 45,5% đƣợc cho uống nhƣ bình thƣờng. 36,4%
đƣợc cho ăn nhƣ bình thƣờng, 42,8% dƣợc cho ăn nhiều hơn và 16,9% đƣợc cho ăn
ít hơn bình thƣờng trong thời gian tiêu chảy.[4]
1.7.

Khuyến cáo chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy

Một số khuyến cáo dinh dƣỡng cho trẻ tiêu chảy theo Uptodate 2015[19]
-

Một số trẻ tiêu chảy do phải chịu đựng sữa bò, nó không phải là lý do để pha
loãng hay tránh các sản phẩm từ sữa, ngoại trừ trẻ dị ứng với sữa.

-

Thực phẩm khuyến cáo bao gồm sự kết hợp của phức hợp carbonhydrat, thịt
nạc, sữa chua, trái cây và rau xanh, nên tránh các loại thực phẩm giàu chất
béo và khó tiêu.


5

-


Việc kiêng cử không cần thiết nhằm tránh việc tiêu chảy hay chế độ ăn
“Brat” – gạo, lúa mì, khoai, bánh mì…dẫn đến việc ăn không đủ dinh dƣỡng,
kéo dài thêm tình trạng tiêu chảy, gọi là “phân chết đói”

-

Các loại nƣớc trái cây có hàm lƣợng đƣờng cao nên tránh, nƣớc uống thể
thao cũng nên tránh vì có hàm lƣợng đƣờng cao và nồng độ điện giải không
thích hợp với bệnh nhân tiêu chảy

Khuyến cáo chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà theo IMCI[16]
-

Bù dịch phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ

-

Bú sữa mẹ thƣờng xuyên và lâu hơn ở mỗi lần bú

-

Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, cung cấp thêm ORS hoặc nƣớc sạch ngoài sữa mẹ

-

Nếu trẻ không bú đƣợc sữa mẹ, cung cấp dung dịch ORS hoặc các thực hẩm
lỏng hoặc nƣớc sạch

-


Hƣớng dẫn pha ORS, dùng ORS tại nhà

-

Bù dịch sau mỗi lần đi ngoài- 50-100ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa các lần
đi ngoài

-

Cho trẻ uống thƣờng xuyên và từng ngụm nhỏ bằng cốc

-

Nếu trẻ nôn, cho ngƣng 10 phút, sau đó tiếp tục nhƣng chậm hơn

-

Tiếp tục bù dịch cho đến khi ngƣng tiêu chảy

-

Bổ sung kẽm

Chăm sóc dinh dƣỡng trẻ hồi phục:
-

Cho ăn thêm bữa, ăn thêm số lƣợng

-


Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dƣỡng

-

Kiên nhẫn, khuyến khích khi trẻ chán ăn

-

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn

Kiến thức và thực hành của bà mẹ trong chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy đúng rất
quan trọng. Việc bà mẹ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của dinh dƣỡng đối với trẻ
tiêu chảy, phƣơng pháp chăm sóc dinh dƣỡng đúng sẽ góp phần hạn chế các hậu
quả nặng nề của tiêu chảy ở trẻ. Kiến thức chăm sóc trẻ tiêu chảy của bà mẹ còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo nghiên cứu của Trần Phan Quốc Bảo, Nguyễn
Văn Vỹ, Trần Xuân Dật, có mối liên quan giữa độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học
vấn của mẹ với tiêu chảy của trẻ dƣới 5 tuổi[5]


6

1.8.

Một số nghiên cứu liên quan chăm sóc trẻ tiêu chảy
Nghiên cứu của Seddiqe Amini-Ranjbar và Babak Bavafa, 80% bà mẹ không

bổ sung dịch giàu dinh dƣỡng cho trẻ trong thời kì tiêu chảy, hầu hết đã bỏ qua việc
cung cấ chất béo, 91% bổ sung sắt, 86% bổ sung vitamin tổng hợp. Các bà mẹ có
nguồn truyền thông bằng thông tin đại chúng thực hành tốt hơn với các bà mẹ khác

(với p<0.05)[15]
Nghiên cứu của Trần Phan Quốc Bảo chia nghề nghiệp của bà mẹ thành cán
bộ công chức và không phải cán bộ công chức, kết quả nghiên cứu cho thấy bà mẹ
có nghiề nghiệp ồn định thì tỷ lệ tiêu chảy thấp 2,2%, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê. Cũng trong nghiên cứu này, tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn cao thì tỷ lệ
trẻ tiêu chảy thấp so với mẹ không biết chữ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê.[5]
Nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng, Nguyễn Văn Bàng, 57,6% bà mẹ biết
đúng loại dịch thay thế ORS, 21,2% không biết đúng lƣợng ORS cho trẻ uống khi
trẻ đang tiêu chảy cấp, 65,9% không biết cách cho trẻ ăn them khi trẻ đang bị tiêu
chảy cấp.[2]
Nghiên cứu của Lê Hồng Phúc, Lý Văn Xuân, có 26,9% bà mẹ có kiến thức
đúng, 17,3% bà mẹ có thực hành đúng về chăm sóc trẻ tiêu chảy, không thấy có mối
tƣơng quan giữa kiến thức, thực hành với thu nhập, học vấn và nghề nghiệp của bà
mẹ, nhƣng có mối tƣơng quan giữa độ tuổi và nguồn thông tin bà mẹ tiếp cận với
kiến thức, thực hành đúng[1]


7

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
2.2.1. Dân số mục tiêu
Tất cả bà mẹ có con từ 3-5 tuổi tại thị xã Lagi, Bình Thuận. năm 2016
2.2.2. Dân số chọn mẫu
Các bà mẹ có con từ 3- 5 tuổi tại các trƣờng mẫu giáo Tân Thiện, mẫu giáo Tân An
1, mẫu giáo tƣ thục Hy Vọng, mẫu giáo Tuổi Thơ, Thị xã Lagi, Bình Thuận.
2.3. Cỡ mẫu

Đây là nghiên cứu cắt ngan trong cộng đồng dân cƣ, theo đó, áp dụng công
thức tính cỡ mẫu sau.

n

Z 2 (1

/ 2)

p(1 p)
d2

Trong đó
p : tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng ƣớc lƣợng 63,6% dựa trên nghiên cứu của Lê
Hồng Phúc và Lý Văn Xuân[1]
d: độ chính xác mong muốn 5%
Z: phân vị tại 1-α/2 của phân phối chuẩn = 1,96
Thay số liệu vào công thức, tính đƣợc cỡ mẫu n= 356
Tiến hành nghiên cứu trên đối tƣợng là bà mẹ bằng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên, Do đó có một số khả năng mất mẫu, vì vậy dự trù mất mẫu là 10% nên tổng
số mẫu cần lấy là n= 400
2.4. Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu theo phƣơng pháp chọn cụm xác xuất tỉ lệ theo cỡ (PPS)


8

Bảng 2. Số trẻ tƣơng ứng của 18 trƣờng trong thị xã Lagi sử dụng trong
phƣơng pháp lấy mẫu.


Số trẻ

Số trẻ tích lũy

MG Tân An 1

130

130

1 – 130

MG Tân An 2

108

238

131 – 238

MG Tân Thiện

117

355

239 – 355

MG Tân Phƣớc


298

653

356 – 653

MG Tuổi Thơ

196

849

654 – 849

MG Phƣớc Lộc

185

1034

850 – 1034

MG Bình Tân

140

1174

1035 – 1174


MG Tân Bình

173

1347

1175 – 1347

MG Tân Tiến

261

1608

1348 – 1608

MG Tân Hải 1

180

1788

1609 – 1788

MG Tân Hải 2

212

2000


1789 – 2000

MN Hoa Hồng

260

2260

2001 – 2260

MN Bông Sen

122

2380

2261 – 2380

MG TT Mai Anh

354

2736

2383 – 2736

MG TT Hƣờng Dƣơng

214


2950

2737 – 2950

MG TT Tuổi Ngọc

208

3158

2951 – 3158

MG TT Họa Mi

254

3412

3159 – 3412

MG TT Hy Vọng

254

3666

3413 – 3666

Cụm


Số ngẫu nhiên tƣơng ứng

Số trẻ trung bình là 203 trẻ/trƣờng
Cỡ mẫu là 400
Chọn ngẫu nhiên 4 số từ 1-3666
Chọn đƣợc số 37, 298, 763 và 3473 tƣơng ứng với trƣờng Mẫu giáo Tân An 1, Mẫu
giáo Tân Thiện, Mẫu giáo Tuổi Thơ và Mẫu giáo tƣ thục Hy Vọng. Tại mỗi trƣờng,
dựa trên danh sách, chọn ngẫu nhiên 100 bà mẹ có con đang theo học.


9

2.5 Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí chọn vào:
Các bà mẹ có con đang theo học tại 4 trƣờng mẫu giáo Tân An 1, Tân Thiện,
Tuổi Thơ và mẫu giáo Tƣ thục Hy Vọng, có trong danh sách đã đƣợc bốc thăm
ngẫu nhiên trƣớc đó
Tiêu chí loại ra
-

Bà mẹ không có khả năng đọc, hiểu, trả lời

-

Bà mẹ không hợp tác

-

Bà mẹ không trả lời hết bộ câu hỏi khảo sát


2.6. Thu thập dữ kiện
2.6.1. Phƣơng pháp thu thập dữ kiện
Thông tin của bà mẹ đƣợc thu thập bằng bộ câu hỏi khảo sát
Toàn bộ thông tin đƣợc nhập máy và mã hóa để phân tích
2.6.2. Công cụ thu thập dữ kiện
- Phiếu khảo sát tự điền
- Nhập liệu bằng phầm mềm Epidata 3.1
- Phân tích số liệu bằng phần mềm stata 13
2.6.3. Thống kê mô tả: bảng tần số và tỷ lệ phần trăm các biến số.
-

Thông tin chung về đặc điểm dân số: tuổi của mẹ, nghề nghiệp, trình độ học

vấn.
-

Thông tin chung khả năng tiếp cận truyền thông, mục sức khỏe, khả năng đi

đến trung tâm y tế
-

Thông tin về tiền căn tiêu chảy của trẻ, tiêu chảy gần nhất và tỷ lệ đƣợc tƣ

vấn dinh dƣỡng khi đƣa con đến khám.
-

Kiến thức về bệnh tiêu chảy và chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy.

-


Thực hành chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy.
2.6.4. Thống kê phân tích: Dùng phép kiểm chi bình phƣơng để xác định

mối liên quan.
-

Mối liên quan giữa nhóm tuổi của mẹ với kiến thức, thực hành chăm sóc

dinh dƣỡng cho trẻ tiêu chảy
-

Mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với kiến thức, thực hành chăm sóc


10

dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy.
-

Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với kiến thức, thực hành chăm

sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy.
-

Mối liên quan giữa khả năng tiếp cận truyền thông với kiến thức, thực hành

chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy
-

Mối liên quan giữa tỷ lệ quan tâm mục sức khỏe với kiến thức, thực hành


chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy.
-

Mối liên quan giữa khả năng đến trung tâm y tế với kiến thức, thực hành

chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy
-

Mối liên quan giữa tiền căn tiêu chảy của trẻ với kiến thức, thực hành chăm

sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy.
-

Mối liên quan giữa tiền căn tiêu chảy gần nhất của trẻ với kiến thức, thực

hành chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy.
-

Mối liên quan giữa tỷ lệ bà mẹ đƣợc tƣ vấn dinh dƣỡng khi đƣa trẻ đến khám

với kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy.
2.6.5. Kiểm soát sai lệch thông tin
Các sai lệch có thể xảy ra là sai lệch thông tin và sai lệch chọn lựa.
* Kiểm soát sai lệch thông tin:
Xây dựng bộ câu hỏi để khảo sát chính xác
- Điều tra thử để điều chỉnh bộ câu hỏi
Các thông tin trong bộ câu hỏi đƣợc thu thập đầy đủ
*Kiểm soát sai lệch chọn lựa:
- Chọn đối tƣợng khảo sát theo phƣơng pháp PPS

2.7. Phân tích dữ kiện
2.7.1 Liệt kê và định nghĩa biến số:
+ Kiến thức chăm sóc dinh dƣỡng trẻ bệnh của bà mẹ là biến nhị giá gồm hai giá trị
Đúng, sai
Đƣợc tính dựa trên số câu đúng trong mục C. Kiến thức chăm sóc trẻ tiêu chảy và
sau tiêu chảy (phục hồi) gồm 8 câu, đúng khi trả lời đúng 5/8 câu. Trong đó, phải
trả lời đúng câu C1, C2, C3, C4
- C1. Kiến thức về định nghĩa tiêu chảy, là biến danh định, gồm các giá trị:


11

Đi tiêu nhiều lần hơn bình thƣờng (>3 lần/ngày)
Có thay đồi tính chất phân (lỏng, nƣớc)
Có thể kèm theo chất nhầy, máu
Dựa trên định nghĩa tiêu chảy của WHO và Uptodate,[18, 19] nếu chọn “Đi tiêu
nhiều lần hơn bình thƣờng (>3 lần/ngày)”, “Có thay đồi tính chất phân (lỏng,
nƣớc)”, “Có thể kèm theo chất nhầy, máu”. Đúng khi lựa chọn 2 ý “Đi tiêu nhiều
lần hơn bình thƣờng (>3 lần/ngày) và “Có thay đổi tính chất phân (lỏng, nƣớc) hoặc
cả 3 ý đúng.
- C2. . Thành phần trong bữa ăn là biến danh định, gồm các giá trị:
Giàu dinh dƣỡng
Nhiều chất xơ (nhiều rau củ, đậu hạt, bắp)
Thanh đạm (chủ yếu là cháo trắng, )
Khác: gồm các tính chất không kể trên
Theo khuyến cáo chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy của IMCI và Uptodate[14, 19]
Đúng khi lựa chọn “Giàu dinh dƣỡng”
Sai khi lựa chọn “Nhiều chất xơ”, “ Thanh đạm”
- C3. Lƣu ý ngoài bữa ăn cho trẻ tiêu chảy là biến danh định, gồm các giá trị:
Uống nhiều nƣớc

Bổ sung kẽm
Giữ vệ sinh
Khác: gồm nhƣng lƣu ý không kể trên
Theo khuyến cáo chăm sóc dinh dƣỡng của trẻ tiêu chảy của IMCI và Uptodate[14,
19]
Đúng khi lựa chọn cả 3 “Uống nhiều nƣớc”, “Bổ sung kẽm”, “Giữ vệ sinh”. Hoặc
lựa chọn 2 trong số 3 lựa chọn trên và bao gồm “Uống nhiều nƣớc”
Sai khi chỉ lựa chọn 1 trong 3 lựa chọn
- C4. Loại nƣớc dùng để bổ sung nƣớc là biến danh định, gồm các giá trị
Nƣớc đun sôi để nguội
Nƣớc trái cây
Nƣớc ngọt có gas
Oresol (dung dịch muối đƣờng)


12

Nƣớc dừa
Nƣớc cháo muối
Sữa
Khác: gồm nhƣng loại nƣớc không kể trên
Theo khuyến cáo chăm sóc dinh dƣỡng của trẻ tiêu chảy của IMCI và Uptodate[14,
19]
Đúng khi lựa chọn “Nƣớc đun sôi để nguội”, “Nƣớc trái cây”, “ Oresol”, “ Nƣớc
dừa”, “Nƣớc cháo muối”, “Sữa”
Sai khi lựa chọn “nƣớc ngọt có gas”
C5. Tính chất bữa ăn của trẻ bị tiêu chảy là biến danh định gồm các giá trị:
Nấu nhƣ bình thƣờng, mềm hơn, lỏng hơn, đặc hơn
Khác: không thuộc các tính chất kể trên
Theo khuyến cáo chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy của IMCI và Uptodate[14, 19]

Đúng khi lựa chọn nấu “Mềm hơn”, “Lỏng hơn”
Sai khi lựa chọn “Nấu nhƣ bình thƣờng”, “Nấu đặc hơn”
- C6. Tính chất bữa ăn trẻ sau khi hết tiêu chảy là biến danh định, gồm:
Ăn nhiều bữa, thêm lƣợng
Ăn bình thƣờng nhƣ trƣớc khi bệnh
Ăn ít lại
Khác: gồm nhƣng tính chất không kể trên
Theo khuyến cáo chăm sóc dinh dƣỡng của trẻ tiêu chảy của IMCI và Uptodate[14,
19]
Đúng khi lựa chọn “Ăn thêm bữa, thêm lƣợng”
Sai khi lựa chọn “Ăn bình thƣờng nhƣ trƣớc khi bệnh”, “Ăn ít lại”
- C7. Lƣu ý sau hết tiêu chảy là biến danh định, gồm:
Vẫn cho uống nƣớc bổ sung
Trẻ uống kẽm
Cân đo lại
Khác: gồm nhƣng lƣu ý không kể trên
Theo khuyến cáo chăm sóc dinh dƣỡng của trẻ tiêu chảy của IMCI và Uptodate[14,
19]


13

Đúng khi lựa chọn “ Vẫn cho uống nƣớc bổ sung”, “ Trẻ uống kẽm”, “Cân đo lại”.
Sai khi lựa chọn < 2 lựa chọn trong số kể trên
+ Thực hành chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy là biến nhị giá, gồm hai giá trị
Đúng, sai
Đƣợc xác định bằng các biến trong mục D
Thực hành chăm sóc dinh dƣỡng trẻ tiêu chảy có 8 câu, đúng khi trả lời đúng
6/8 câu và đúng D1, D2, D3
- D1: Cho trẻ uống nƣớc thêm là biến danh định, gồm ba giá trị

Cho uống nhiều hơn bình thƣờng
Cho uống sau mỗi lần đi tiêu
Cho uống nhƣ bình thƣờng
Đúng khi lựa chọn “ Cho uống nhiều hơn bình thƣờng” và “ Cho uống sau mỗi lần
đi tiêu”.
Sai khi lựa chọn “cho uống nhƣ bình thƣờng”
- D2. Những loại nƣớc dùng bổ sung cho trẻ là biến danh định, gồm tám giá trị
Nƣớc đun sôi để nguội
Nƣớc trái cây
Nƣớc ngọt có gas
Oresol (dung dịch muối đƣờng)
Nƣớc dừa
Nƣớc cháo muối
Sữa
Khác: gồm nhƣng loại nƣớc không kể trên
Theo khuyến cáo chăm sóc dinh dƣỡng của trẻ tiêu chảy của IMCI và Uptodate[14,
19]
Đúng khi lựa chọn “Nƣớc đun sôi để nguội”, “Nƣớc trái cây”, “ Oresol”, “ Nƣớc
dừa”, “Nƣớc cháo muối”, “Sữa”
Sai khi lựa chọn “nƣớc ngọt có gas”
- D3. Số bữa trong ngày trẻ ăn là biến danh định, gồm các giá trị:
Vẫn ăn số bữa nhƣ bình thƣờng
Ăn nhiều bữa


14

Giảm số bữa ăn
Khác: gồm nhƣng lựa chọn không kể trên
Theo khuyến cáo chăm sóc dinh dƣỡng của trẻ tiêu chảy của IMCI và Uptodate[14,

19]
Đúng khi lựa chọn “ Ăn nhiều bữa”
Sai khi lựa chọn “Vẫn ăn số bữa nhƣ bình thƣờng”, “Giảm số bữa ăn”
- D4. Lƣợng thức ăn mỗi bữa là biến danh định, gồm các giá trị:
Nhiều hơn bình thƣờng
Nhƣ bình thƣờng
Ít hơn bình thƣờng
Theo khuyến cáo chăm sóc dinh dƣỡng của trẻ tiêu chảy của IMCI và Uptodate[14,
19]
Đúng khi lựa chọn “Nhiều hơn bình thƣờng”
Sai khi lựa chọn “Nhƣ bình thƣờng”, “Ít hơn bình thƣờng”
- D5 Có cho trẻ ăn kiêng là biến nhị giá, gồm hai giá trị
Có, không
Nếu chọn giá trị “Không”, nhảy sang câu D6
Đúng khi lựa chọn “Không”
Sai khi lựa chọn “Có”
- D6 .Thực phẩm cho ăn kiêng là biến danh định, gồm:
Kiêng chất tanh (gồm các thực phẩm thủy sản giàu đạm nhƣ tôm, cua, cá)
Kiêng dầu mỡ
Kiêng trái cây
Kiêng khác. Gồm những thực phẩm không kể trên
-D7 Xử lý thức ăn đã nấu là biến danh định gồm các giá trị:
Ép trẻ ăn cho hết
Đem cất, bữa sau ăn tiếp, ăn trong ngày, trong ngày nên khỏi cần đun lại
Đem cất, bữa sau ăn tiếp,ăn trong ngày, trƣớc khi ăn đun lại.
Đem cất, bữa sau ăn tiếp, có thể để qua ngày sau
Nấu vừa đủ từng bữa, mỗi bữa đều nấu.
Khác: gồm những xử lý không kể trên



×