Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Luận văn một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại công ty XNK thiết bị toàn bộ và kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.36 KB, 68 trang )

Lời Nói Đầu
Trong thế giới hiện đại, trớc xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế
thế giới, mọi quốc gia, mọi khu vực đều không thể đứng ngoài xu thế này.
Với chính sách đổi mới của nền kinh tế, nớc ta đã và đang nhanh chóng hội
nhập vào xu hớng chung của thế giới, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế
trong khu vực và thế giới nh AFTA, WTO, APEC v.v.. với quan điểm đó chúng ta
coi trọng vai trò của Thơng mại Quốc tế, coi đây là chiếc cầu nối liền giữa nền
kinh tế nớc ta với nền kinh tế thế giới, là chiếc đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản
xuất trong nớc, thu hút đầu t v.v.. và là phơng tiện để thúc đẩy sự phân công lao
động quốc tế.
Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ khó có thề hoà nhập với công cuộc toàn cầu
hoá, khu vực hoá nếu không nhận ra những khó khăn của chính mình và không đủ
sức vợt qua những khó khăn đó. Một trong những khó khăn của Việt Nam trên con
đờng hội nhập kinh tế thế giới đó là xuất phát điểm của Việt Nam thấp, khoa học
công nghệ lạc hậu, cơ sở vật chất kĩ thuật nghèo nàn v.v..
Hiểu đợc vấn đề này, trong những năm qua Đảng và Chính phủ ta đã cho
tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc. Và con đờng nhanh
nhất để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá là cần nhanh chóng tiếp cận
những công nghệ và kĩ thuật tiên tiến của nớc ngoài bằng cách nhập khẩu máy
móc thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế và xây
dựng đất nớc. Nhng nhập khẩu máy móc, vật t thiết bị nh thế nào để phù hợp với
điều kiện nền kinh tế của Việt Nam và đạt hiệu quả cao là vấn đề mà các nhà
doanh nghiệp nhập khẩu và các ngành các cấp có liên quan đang rất quan tâm xem
xét
Nhận thức đợc vai trò và tầm quan trọng của nhập khẩu thiết bị toàn bộ
trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nớc, trên cơ sở những kiến thức về
kinh tế và nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã đợc truyền thụ tại nhà trờng và một số
kinh nghiệm thực tế thu thập đợc trong quá trình thực tập tại công ty Xuất
Nhập Khẩu Thiết Bị Toàn Bộ Và Kỹ Thuật, em đã lựa chọn đề tài luận văn tốt
nghiệp là: " Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu thiết
bị toàn bộ tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật ".


Mục đích của đề tài này nhằm nêu lên thực trạng qui trình nhập khẩu
thiết bị toàn bộ, nghiên cứu những vấn đề phát sinh, những tồn tại vớng mắc
khi thực hiện qui trình từ đó tìm ra nguyên nhân, đa ra những đề xuất và giải
pháp khắc phục.
1


Đề tài sử dụng phơng pháp nghiên cứu lí thuyết và phơng pháp duy vật
biện chứng làm phơng pháp luận nghiên cứu, đồng thời kết hợp với việc thu
thập các thông tin gắn liền với tình hình thực hiện qui trình nhập khẩu thiết bị
toàn bộ tại Technoimport để minh chứng cho những luận điểm đợc đa ra.
Trên cơ sở mục đích đề tài, luận văn tốt nghiệp bao gồm 3 chơng:
Chơng I: Tổng quan về hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ trong cơ
chế thị trờng
Chơng II: Thực trạng về quy trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại công ty
xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
Chơng III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu thiết
bị toàn bộ tại Technoimport
Do thời gian cũng nh kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết không thể
tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp và
những lời khuyên quý báu của các thầy, cô giáo, tập thể cán bộ công nhân viên
trong công ty Technoimport, cũng nh những ý kiến đóng góp từ phía bạn bè để
có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho việc học tập, nghiên cứu sau này.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Quốc Thịnh - thầy giáo
trực tiếp hớng dẫn, các cô chú, anh chị trong phòng xuất nhập khẩu 5 đã tận
tình hớng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài
luận văn này.
Chơng I
Tổng quan về hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ
trong cơ chế thị trờng

I. Khái quát về hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ

1. Khái niệm và đặc điểm của thiết bị toàn bộ
Khái niệm về thiết bị toàn bộ
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển và thay đổi cơ cấu của nền kinh tế , các
khái niệm và định nghĩa về thiết bị toàn bộ cũng đợc bổ sung và phát triển. Ngày
13/11/1992 Thủ tớng Chính Phủ đã ra quyết định số 91/TTg ban hành Quy định
về quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nớc,
trong đó đa ra định nghĩa Thiết bị toàn bộ nh sau:
Thiết bị toàn bộ là tập hợp máy móc thiết bị, vật t dùng riêng cho một dự án
có trang bị công nghệ cụ thể có các thông số kinh tế - kỹ thuật đợc mô tả và qui
định trong thiết kế của dự án.
2


Nh vậy, nội dung của hàng hoá thiết bị toàn bộ bao gồm:
Khảo sát kỹ thuật.
Luận chứng kinh tế- kỹ thuật hoặc nghiên cứu khả thi công việc thiết kế.
Thiết bị , máy móc, vật t cho xây dựng dự án.
Các công tác xây dựng, lắp ráp, hiệu chỉnh, hớng dẫn vận hành.
Các dịch vụ khác có liên quan đến dự án nh chuyển giao công nghệ, đào
tạo v.v..
Thiết bị toàn bộ là nhà máy, cơ sở sản xuất nông, lâm, ng nghiệp, cơ sở
khoa học hay thí nghiệm, bệnh viện, trờng học, công trình kiến trúc, công trình
thủy lợi, giao thông, bu điện v.v.. nhờ nớc ngoài thiết kế hoặc giúp ta thiết kế, do
nớc ngoài cung cấp thiết bị, nguyên liệu sản xuất thử, hớng dẫn xây lắp máy và
sản xuất thử. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình đặc biệt, có thể có một số thiết bị tuy
không đủ điều kiện trên nhng đợc uỷ ban kế hoạch nhà nớc duyệt là thiết bị toàn
bộ thì cũng đợc quy định là thiết bị toàn bộ.
Việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ đợc tiến hành thông qua một hợp đồng (theo

hình thức trọn gói) với toàn bộ nội dung hàng hoá nêu trên hoặc thực hiện từng
phần tùy theo yêu cầu cụ thể.
Đặc điểm của hàng hoá là thiết bị toàn bộ
- Xây dựng công trình thiết bị toàn bộ đòi hỏi vốn đầu t lớn. ở Việt Nam
vốn thờng đợc lấy từ ngân sách nhà nớc. Ngoài nguồn này, Technoimport còn huy
động từ các nguồn nh vốn tự bổ xung của công ty, vốn vay của chính phủ các nớc,
tổ chức quốc tế, ngân hàng, công ty nớc ngoài do ngân sách nhà nớc hoặc ngân
hàng nhà nớc bảo lãnh và viện trợ bằng tiền Chính phủ các nớc, các tổ chức phi
chính phủ, tổ chức quốc tế đối với các dự án công trình dựa vào ngân sách nhà nớc
quản lý.
- Thời gian xây dựng công trình kéo dài
- Trong mua bán thiết bị toàn bộ, ngoài vật t, máy móc thiết bị còn nhiều
dịch vụ khác nh khảo sát, thiết kế, vận hành, bảo dỡng v.v.. trong đó phải sử dụng
chuyên gia kỹ thuật nớc ngoài.
- Hàng hoá thiết bị toàn bộ có tính chất kỹ thuật chuyên ngành vì thế phải
có kiến thức kỹ thuật. Từ năm 1988, nhà nớc cho phép Bộ, ngành trực tiếp nhập
khẩu mặt hàng này để góp phần tháo gỡ khó khăn trong vấn đề kỹ thuật.
- Hàng hóa thiết bị toàn bộ đa dạng, phong phú, phức tạp nên cần kèm
theo một dự án gồm những mục chi tiết về giá cả, chủng loại, quy cách đối với
từng loại hàng.

3


2. Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở Việt Nam hiện nay
2.1. Đối tợng đợc phép nhập khẩu thiết bị toàn bộ
Kinh doanh nhập khẩu thiết bị toàn bộ là quá trình giao dịch, ký kết,thực
hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ và các dịch vụ có liên quan đến thiết bị
đó. Công trình thiết bị toàn bộ thờng có tổng vốn đầu t rất lớn, nguồn vốn sử dụng
để nhập khẩu thiết bị toàn bộ thờng là vốn ngân sách nhà nớc hoặc từ các nguồn

tài trợ của nớc ngoài thông qua Chính Phủ hay các nguồn vay nớc ngoài có sự bảo
lãnh của Nhà nớc, các Ngân hàng thơng mại Việt Nam v.v.. vì vậy một doanh
nghiệp chỉ có thể đợc phép nhập khẩu thiết bị toàn bộ sau khi đã thực hiện đầy đủ
các thủ tục có liên quan theo qui định cụ thể của pháp luật.
Trớc kia, theo qui định của thông t 04/TM- ĐT ngày 30/7/1993 của Bộ thơng mại, muốn kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, doanh nghiệp phải đợc
Bộ thơng mại cấp giấy phép kinh doanh phù hợp với Điều 5 Nghị định số
144/HĐBT ngày 7/7/1992 trong đó ở phần nhập khẩu có ghi ngành hàng thiết bị,
máy móc. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu nh:
- Doanh nghiệp có bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên
môn kỹ thuật, nghiệp vụ ngoại thơng, giá cả, pháp lý quốc tế trong kinh doanh
xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
- Doanh nghiệp đã kinh doanh nhập khẩu ngành hàng máy móc thiết bị lẻ
tối thiểu 5 năm và có mức doanh số nhập khẩu máy móc thiết bị trong năm không
dới 5 triệu USD.
- Doanh nghiệp có vốn lu động do nhà nớc giao tự bổ sung bằng tiền Việt
nam và tiền nớc ngoài tối thiểu tơng đơng với 500.000USD tại thời điểm đăng ký
kinh doanh nhập khẩu thiết bị.
Do đó, muốn nhập khẩu thiết bị toàn bộ, doanh nghiệp cần phải xin đăng ký
kinh doanh nhập khẩu thiết bị toàn bộ với Bộ thơng mại bằng cách gửi bộ hồ sơ
đăng ký kinh doanh, bao gồm: đơn xin kinh doanh nhập khẩu thiết bị, giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu, hồ sơ hợp lệ xác nhận vốn lu động (bao gồm vốn Nhà
nớc giao và vốn tự bổ sung), bảng tổng kết tài sản 5 năm cuối cùng (Biểu tổng
hợp), sơ đồ tổ chức bộ máy kinh doanh và cán bộ cần thiết để đảm bảo đủ năng lực
kinh doanh thiết bị.
Tuy nhiên, sau này theo nội dung của nghị định 33/CP ngày19/4/1994 về
Quản lý Nhà nớc đối với hoạt động xuất nhập khẩu, nhập khẩu và tiếp đó là Nghị
định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 qui định chi tiết rằng để đợc phép kinh
doanh xuất nhập khẩu (kể cả hàng hoá thiết bị toàn bộ), doanh nghiệp phải đợc
thành lập theo qui định pháp luật, đợc phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo ngành
nghề đã đăng ký kinh doanh, đã đăng ký mã số kinh doanh với Cục Hải Quan tỉnh,

4


thành và hàng hoá đó không thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu. Với
cơ chế mới, để mở rộng sản xuất, doanh nghiệp có thể trực tiếp nhập khẩu thiết bị
toàn bộ thông qua đấu thầu; hoặc doanh nghiệp có thể uỷ thác cho doanh nghiệp
khác đợc phép kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
Điều đáng lu ý ở đây là đối với một doanh nghiệp muốn đợc phép kinh
doanh xuất nhập khẩu mặt hàng này thì trong những văn bản ban hành sau thông t
04/TM-ĐT nh đã kể trên lại cha đợc qui định cụ thể, trong các danh mục ngành
hàng mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu lại không có tên của
ngành hàng "thiết bị toàn bộ. Do vậy, trong thực tế, hiện nay các doanh nghiệp
muốn kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ vẫn áp dụng các qui định của
thông t 04/TM-ĐT.
2.2. Các phơng thức nhập khẩu thiết bị toàn bộ
Nếu nh thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị lẻ không gặp nhiều vớng mắc
và chỉ mất một khoảng thời gian tơng đối ngắn thì việc thực hiện hợp đồng nhập
khẩu thiết bị toàn bộ thờng kéo dài hơn nhiều với một khối lợng công việc đồ sộ
và phức tạp liên quan tới các công đoạn xây xựng nhà xởng, nhập khẩu hàng hoá,
lắp đặt, vận hành, đào tạo vận hành v.v.. Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra là nên tiến
hành nhập khẩu theo phơng thức nào là tối u nhất đảm bảo an toàn cho đầu t trong
khi chúng ta cha đủ khả năng và trình độ để có thể hoàn toàn an tâm về quyết định
nhập khẩu thiết bị toàn bộ và công nghệ của mình. Sau đây là một số phơng thức
nhập khẩu thiết bị toàn bộ thờng gặp:
Nhập khẩu uỷ thác: là hoạt động nhập khẩu đợc hình thành giữa một
doanh nghiệp trong nớc có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu thiết bị toàn
bộ, uỷ thác cho một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp giao
dịch ngoại thơng tiến hành nhập thiết bị toàn bộ theo yêu cầu của mình. Bên nhận
uỷ thác phải tiến hành với nớc ngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu
cầu của bên uỷ thác và đợc nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.

Đặc điểm: trong hoạt động nhập khẩu này doanh nghiệp nhập khẩu uỷ thác
không phải bỏ vốn, không xin hạn ngạch (nếu có) không phải nghiên cứu thị trờng
tiêu thụ. Không phải lo tiêu thụ hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra thay mặt bên uỷ
thác tìm và giao dịch với nớc ngoài, ký kết hợp đồng và làm thủ tục hải quan, thủ
tục xuất nhập khẩu hàng hoá cũng nh thay mặt bên uỷ thác tiến hành đòi bồi thờng
bên nớc ngoài khi có tổn thất. Khi tiến hành xuất nhập khẩu uỷ thác thì doanh
nghiệp xuất nhập khẩu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không tính vào
doanh số.
Nhập khẩu tự doanh: hoạt động nhập khẩu tự doanh chính là hoạt động
nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở
5


nghiên cứu thị trờng trong và ngoài nớc, tính toán đầy đủ chi phí để đảm bảo kinh
doanh xuất nhập khẩu có lãi đúng phơng hớng, chính sách, luật pháp của quốc gia
cũng nh quốc tế.
Đặc điểm: doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn
bộ, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt kinh doanh của mình liên quan đến quá trình
nhập khẩu. Đây là hoạt động mà doanh nghiệp phải xem xét kỹ càng, từ bớc
nghiên cứu thị trờng đến việc ký kết hợp đồng- bởi vì doanh nghiệp phải tự bỏ vốn
mình ra, chịu mọi chi phi giao dịch thị trờng, giao nhận ở kho tới chi phí vận
chuyển và giao nhận hàng hoá, chịu thuế VAT. Khi nhập khẩu tự doanh thì doanh
nghiệp phải tính kim ngạch xuất nhập khẩu và khi tiêu thụ hàng thì sẽ tính vào
doanh số, do đó phải chịu thuế.
2.3. Khung pháp lý hiện nay cho hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở
Việt Nam
Từ những đặc điểm đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng không giống nh
nhập khẩu thiết bị lẻ thông thờng, công tác nhập khẩu thiết bị toàn bộ đòi hỏi cả
một khoảng thời gian rất dài để có thể hoàn tất các khâu, từ chuẩn bị nguồn vốn,
chuẩn bị dự án, lựa chọn phơng thức thực hiện đến phê duyệt, đàm phán, ký kết, tổ

chức thực hiện, và vận hành công trình. Trong suốt quá trình thực hiện, các khâu
này lại chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nớc thông qua hệ thống các văn bản pháp
luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu thiết bị toàn bộ
nói riêng.
Nh vậy, hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ là một công tác phức tạp, nó
đòi hỏi phải có hệ thống văn bản pháp quy tạo điều kiện cho việc thực hiện phối
hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp có liên quan trong các giai đoạn nhập
khẩu công trình. Xuất phát từ yêu cầu đó, Chính phủ Việt Nam đã cho ban hành
nhiều quyết định, nghị định, thông t tạo thành khung pháp lý vững chắc cho hoạt
động nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở Việt Nam.
+ Có thể coi Quyết định 91/TTg ngày 13/11/1992 của Thủ tớng Chính phủ
và Thông t 04/TM-ĐT ngày 30/7/1993 của Bộ Thơng mại là 2 văn bản pháp quy
làm nền cho các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn
bộ sau này. Chúng đã góp phần thể chế hoá quá trình nhập khẩu và nâng cao hiệu
quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ
Nếu nh quyết định 91/TTg ban hành Quy định về quản lý nhập khẩu máy
móc thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nớc thì Thông t 04/TM-ĐT hớng dẫn
thực hiện quy định đó.Trong 2 văn bản pháp quy này có nêu định nghĩa và xác
định phạm vi hàng hoá thiết bị toàn bộ và thiết bị lẻ không chỉ bao gồm phần hàng
hoá hữu hình (máy móc, thiết bị, vật liệu v.v..) mà còn bao gồm cả phần hàng hoá

6


vô hình (thiết kế, giám sát, đào tạo, chuyển giao công nghệ v.v..). Từ đó nêu rõ
việc chuyển giao công nghệ là một phần của hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
Ngoài ra, theo quyết định 91/TTg thì Bộ thơng mại giữ vai trò chính thay
nhà nớc quản lý việc nhập khẩu, Bộ thơng mại có quyền cấp giấy phép kinh doanh
nhập khẩu thiết bị cho các doanh nghiệp; quy định cụ thể trình tự và văn bản cần
thiết để phê duyệt hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ; quy định rõ các tiêu

chuẩn của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ; cùng
các ngành quản lý hữu quan và chủ đầu t xử lý cụ thể khi phải nhập khẩu thiết bị
đã qua sử dụng v.v..
+ Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nhà nớc đợc huy động để nhập
khẩu máy móc, thiết bị đồng thời đảm bảo quy hoạch xây dựng, áp dụng hiệu quả
công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, chính phủ Việt Nam đã ban hành quy
chế quản lý đầu t và xây dựng (Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999) và các
nghị định sửa đổi, bổ xung một số điều của quy chế nh nghị định 12/2000/NĐ-CP
ngày 5/5/2000 và Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính Phủ
+ Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho đến nay vẫn luôn gắn
liền với hoạt động đấu thầu vì khi lựa chọn nhà cung cấp nớc ngoài, các doanh
nghiệp Việt Nam hầu hết là tổ chức đấu thầu để lựa chọn đối tác thích hợp. Điều
này dẫn đến việc Chính phủ ta luôn phải bổ xung thêm những nội dung cơ bản của
công tác đấu thầu và tổ chức đấu thầu, đa ra những quy định cụ thể hơn, hệ thống
hơn, đặc biệt là công tác quản lý nhà nớc về đấu thầu
Nghị định 88/1999/ NĐ-CP ngày 4/9/1999 ban hành Quy chế đấu thầu,
cùng với Nghị Định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính Phủ- sửa đổi, bổ
xung một số điều của Quy chế đấu thầu - ra đời nhằm mục đích thống nhất quản
lý các hoạt động đấu thầu tuyển chọn t vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp và lựa
chọn đối tác để thực hiện dự án hoặc từng phần dự án trên lãnh thổ Việt nam.
+ Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị, Bộ khoa
học công nghệ và môi trờng đã ban hành một hệ thống những văn bản pháp luật
nh :
Thông t số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/7/1999 hớng dẫn thực hiện
nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính Phủ quy định chi tiết về
chuyển giao công nghệ. Trong đó, có đa ra các định nghĩa về "chuyển giao công
nghệ", "tài liệu kỹ thuật", "đào tạo","các dịch vụ hỗ trợ, t vấn kỹ thuật và t vấn
quản lý kinh doanh "v.v.. đa ra các phơng thức thanh toán trong chuyển giao công
nghệ và quản lý chuyển giao công nghệ của nhà nớc. Đặc biệt, thông t đã nhấn
mạnh trong trờng hợp chuyển giao công nghệ đi kèm với nhập thiết bị thì phần

chuyển giao công nghệ cần lập thành một phần riêng của hợp đồng nhập khẩu
thiết bị và chi phí cho việc chuyển giao công nghệ cần tính riêng ngoài giá thiết bị
7


Quyết định 1091/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 22/6/1999 ban hành quy định
kiểm tra Nhà nớc về chất lợng hàng hoá xuất nhập khẩu.Văn bản này quy định phơng thức, nội dung, thủ tục kiểm tra nhà nớc về chất lợng hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu và quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong kiểm tra nhà nớc về chất lợng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
+ Mặt khác, hệ thống văn bản quản lý về thuế và thủ tục hải quan cũng lần
lợt ra đời, thay đổi theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, góp phần không nhỏ vào
việc điều chỉnh hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ theo quản lý của Nhà nớc
3. Vai trò của hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ đối với nền kinh tế
Việt Nam
Bớc vào thời kỳ 2001- 2010, thế và lực của nớc ta đã khác hẳn 10 năm trớc
đây, đất nớc đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng và năng lực sản
xuất đợc cải thiện đáng kể, thị trờng đợc mở rộng. Tuy nhiên, trình độ phát triển
kinh tế của nớc ta còn thấp, nguy cơ tụt hậu so với các nớc trên thế giới còn lớn, cơ
sở vật chất còn lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ chuyển biến
chậm, nguồn nhân lực có kiến thức, có tay nghề còn ít, năng suất lao động xã hội
tăng chậm, GDP bình quân đầu ngời còn nhỏ bé
Để có thể khắc phục những tồn tại này, đồng thời rút ngắn khoảng cách tụt
hậu về trình độ phát triển kinh tế hàng chục năm so với một số nớc trên thế giới,
chúng ta chỉ còn cách đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc. Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc không thể chỉ đơn
thuần dựa trên khoa học kỹ thuật công nghệ lạc hậu trong nớc mà còn đòi hỏi phải
có nền công nghiệp hiện đại đủ sức trang thiết bị kỹ thuật và hàng tiêu dùng cho
xã hội . Với mức tích luỹ quá khiêm tốn của nền kinh tế quốc dân nh hiện nay thì
việc vơn lên thoát khỏi sự lạc hậu đó đòi hỏi cả một khoảng thời gian lâu dài, một
khả năng tài chính lớn và sự nỗ lực huy động tiềm năng chất xám, trong khi đó,
trên bình diện quốc tế, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và đang trở thành
lực lợng sản xuất trực tiếp, đa thế giới vào thời kỳ phát triển mới " thời kỳ kinh tế

tri thức và xã hội thông tin ".
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nớc và phát triển kinh tế, lối thoát để có thể rút ngắn thời gian, rút
ngắn khoảng cách lại tiết kiệm đợc công sức cho những lĩnh vực mà mình có thế
mạnh và phù hợp với hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay chính là nhập khẩu
thiết bị và công nghệ từ các nớc tiên tiến. Có thể nói ngắn gọn những u thế mà nền
kinh tế Việt Nam nói chung và ngời nhập khẩu nói riêng tận dụng đợc nhờ nhập
khẩu thiết bị toàn bộ nh sau:
- Nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho phép ngời mua có thể làm chủ kỹ thuật
và công nghệ mới, làm chủ các công nghệ và vật liệu trong các lĩnh vực của nền
8


kinh tế quốc dân mà nớc mình không có khả năng sản xuất hoặc việc sản xuất rất
tốn kém về thời gian và tiền của, từ đó tranh thủ sử dụng những thành tựu khoa
học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và sẽ dần dần xây dựng đợc một nền sản xuất
hiện đại với chi phí hợp lý.
- Việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ giúp cho ngời mua tiết kiệm đợc quỹ
thời gian và một phần không nhỏ chi phí cho việc xây dựng các cơ quan nghiên
cứu khoa học, các viện thiết kế, phòng thiết kế chuyên môn, đào tạo chuyên gia
v.v.. mà đôi khi không mang lại hiệu quả mong muốn. Thay vào đó chủ đầu t có
thể tập trung đi sâu vào những lĩnh vực mà mình có thế mạnh
- Nhập khẩu thiết bị toàn bộ là một trong những con đờng nâng cao hiệu
quả sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân, hạn chế đợc việc phải nhập khẩu những hàng hoá là thành phẩm của
công nghệ cao từ nớc ngoài với chi phí cao
- Xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng quy mô nhà máy hiện tại có thể
góp phần tạo ra công ăn việc làm cho ngời lao động, đồng thời giúp cho các cán
bộ kỹ thuật và công nhân tiếp thu đợc kiến thức kỹ thuật mới cũng nh phơng pháp
quản lý tiên tiến của nớc xuất khẩu. Những u điểm trên hoàn toàn thích hợp với

mục tiêu thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc, chống lại nguy cơ tụt
hậu, cải thiện bộ mặt kinh tế Việt Nam
II. Quy trình nhập khẩu thiết bị

Ngày nay theo quy định ở Việt Nam, hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ
bao gồm các bớc cơ bản sau:
1. Nghiên cứu thị trờng
Cũng nh các loại hàng hoá thông thờng khác, trớc khi tiến hành nhập khẩu
thiết bị toàn bộ cần thiết phải nghiên cứu thị trờng thiết bị toàn bộ. Thực chất của
thị trờng thiết bị toàn bộ là thị trờng máy móc, thiết bị và nó cũng luôn tuân theo
quy luật cung cầu hàng hoá trên thị trờng. Khi nghiên cứu thị trờng này cần chú ý
một số đặc điểm sau:
- Cung cầu hàng hoá trong ngắn hạn thay đổi chậm, sức ỳ lớn, không nhạy
bén linh hoạt nh những hàng hoá khác.
- Cung hàng hoá mang tính độc quyền kinh tế.
- Thời kỳ mua bán, chuyển giao, lắp đặt v.v.. thờng dài.
- Hiệu quả kinh tế của thiết bị toàn bộ phải trải qua một thời gian dài mới
bộc lộ hết.

9


Còn nội dung của nghiên cứu thị trờng thiết bị toàn bộ cũng giống nh nội
dung nghiên cứu thị trờng của một số loại hàng hoá nhập khẩu khác cụ thể nh
sau :
Nghiên cứu thị trờng trong nớc: gồm các bớc sau
- Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu: khảo sát, phân tích và nghiên cứu về
mặt hàng, quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, tỷ suất ngoại tệ hàng
nhập khẩu v.v..
- Nghiên cứu dung lợng thị trờng và nhân tố ảnh hởng đến dung lợng thị

trờng:
+ Nghiên cứu dung lợng thị trờng cần phải xác định khả năng cung cấp của
doanh nghiệp nhập khẩu cũng nh nhu cầu thật sự của khách hàng. Biết đợc dung lợng thị trờng sẽ giúp doanh nghiệp có thể định hớng cho hoạt động nhập khẩu
hàng hoá của mình
+ Nhân tố ảnh hởng đến dung lợng thị trờng: cần phải đánh giá đúng mức
độ ảnh hởng của từng nhân tố, xác định nhân tố nào có ý nghĩa quyết định đến xu
hớng vận động của thị trờng từ đó xác định chính xác nhu cầu nhập khẩu mặt hàng
đã lựa chọn.
Có 3 nhóm nhân tố ảnh hởng chính đến dung lợng thị trờng đó là các
nhóm nhân tố làm cho dung lợng thị trờng biến đổi theo chu kỳ (nh đặc điểm của
sản xuất, lu thông và phân phối sản phẩm của từng thị trờng đối với mỗi loại hàng
hoá, sự vận động của t bản v.v..), các nhóm nhân tố làm cho dung lợng thị trờng
biến đổi lâu dài (nh thị hiếu, tập quán của ngời tiêu dùng, ảnh hởng của hàng hoá
thay thế, các chính sách, biện pháp của chính phủ, sự tiến bộ cuả khoa học kỹ
thuật và công nghệ), các nhóm nhân tố làm dung lợng thị trờng biến đổi tạm thời
(nh thiên tai, hạn hán, lũ lụt hoặc các hiện tợng gây ra đột biến về cung cầu)
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: tức là việc nghiên cứu tình hình hoạt
động, thị phần, chiến lợc kinh doanh và khả năng thay đổi chiến lợc kinh doanh
của, các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trong cùng một mặt hàng
kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trờng
- Nghiên cứu sự vận động của môi trờng kinh doanh: để nắm bắt quy luật
vận động của môi trờng kinh doanh từ đó có các biện pháp hoặc chính sách tơng
ứng. Môi trờng kinh doanh gồm môi trờng tự nhiên, văn hoá, xã hội, chính trị,
pháp luật .v.v.. có tác động lớn, chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nghiên cứu thị trờng quốc tế: doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố về
cung cầu, giá cả, cạnh tranh v.v.. đặc biệt quan tâm đến các thông tin về nguồn
hàng và giá cả hàng hoá

10



- Nguồn cung cấp hàng hoá: nắm vững đợc tình hình các nguồn cung cấp
trên thị trờng thế giới, nghiên cứu đặc điểm các nớc cung cấp hàng hoá cho doanh
nghiệp để xem xét mức độ ổn định và an toàn của nguồn cung cấp hàng hóa nh
chính sách xuất khẩu của nớc cung cấp là u tiên hay hạn chế, tình hình chính trị
của quốc gia đó có ổn định không, vị trí địa lý của quốc gia cung cấp có thuận tiện
cho giao dịch mua bán, có tiết kiệm đợc chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong quá
trình nhập khẩu của doanh nghiệp không
- Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trờng thế giới: doanh nghiệp phải dự
đoán đợc xu thế biến động của giá cả dựa trên việc đánh giá hiệu quả nghiên cứu
tình hình biến động của từng thị trờng trên các nhân tố nh lạm phát, cung cầu, giá
cả v.v.. cộng với những hiểu biết và kinh nghiệm về quy luật thị trờng của doanh
nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp tiến hành so sánh và phân loại các báo giá mặt hàng
để lựa chọn đợc nhà cung cấp thích hợp nhất cho doanh nghiệp
2. Lựa chọn đối tác và hình thức giao dịch
- Để lựa chọn đợc đối tác giao dịch phù hợp nhất với mình doanh nghiệp
cần phải nghiên cứu:
+ Tình hình sản xuất kinh doanh, phạm vi hoạt động, lĩnh vực kinh doanh,
uy tin, chất lợng, giá cả, khả năng về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của đối tác
+ Xem xét đến môi trờng chính trị của nớc đối tác, vị trí địa lý có cho phép
ta đánh giá đợc các u thế về địa lý của phía đối tác để giảm thiểu chi phí vận tải,
bảo hiểm
- Sau khi đã lựa chọn đợc đối tác giao dịch, doanh nghiệp tùy vào điều
kiện của mình để lựa chọn hình thức giao dịch phù hợp. Có 2 hình thức giao dịch
là giao dịch trực tiếp với ngời bán và giao dịch gián tiếp với ngời bán qua các văn
phòng đại diên, các công ty trung gian
- Sau đó, doanh nghiệp sẽ lập dự án (báo cáo) tiền khả thi. Báo cáo tiền
khả thi là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và ra quyết định đầu t và
cấp giấy phép đầu t.
Sau khi thẩm định báo cáo tiền khả thi, ngời ta sẽ tiến hành lập luận

chứng kinh tế kỹ thuật hay dự án (báo cáo) khả thi.Về cơ bản, nội dung của báo
cáo khả thi tơng tự nh báo cáo tiền khả thi nhng mức độ chi tiết cao hơn nhiều.
Đây thực chất là sự cụ thể hoá báo cáo tiền khả thi.
Đối với các dự án thông thờng thì chỉ cần lập báo cáo khả thi là đủ. Đối với
các công trình phức tạp và quan trọng thì ngời ta có thể lập cả báo cáo tiền khả thi
và báo cáo khả thi. Nếu việc lập báo cáo tiền khả thi cho thấy việc đầu t xây dựng
công trình này là hoàn toàn hợp lý thì sẽ bắt đầu lập báo cáo khả thi. Sở dĩ nh vậy

11


vì một khi báo cáo khả thi đã đợc thẩm định và thông qua thì sẽ bắt đầu tiến hành
công việc thiết kế.
Mặc dù có khác nhau về tên gọi và cách phân định các phần cụ thể bên
trong nhng luật chứng kinh tế kỹ thuật và báo cáo khả thi có thể coi tơng tự nh
nhau. Đây chỉ là cách gọi khác nhau cho công việc tìm hiểu tính hợp lý và các giải
pháp của việc xây dựng một công trình thiết bị toàn bộ.
3. Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hoá
Đàm phán: có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều
doanh nghiệp. Đàm phán tạo điều kiện cho hai bên hiểu biết nhau rõ hơn để dễ
dàng đi đến thống nhất những bất đồng, những tồn tại, những vớng mắc nẩy sinh.
Đặc biệt đối với thiết bị toàn bộ là loại hàng hoá mà đặc điểm của nó là có nhiều
chi tiết kỹ thuật, nhiều linh kiện máy móc dẫn đến nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu cần phải thoả thuận để đi đến thống nhất về các linh kiện đồng bộ về thời
gian giao hàng v.v.. sao cho thuận tiện nhất cho cả hai phía. Hai bên có thể trao đổi
về mọi điều kiện giao dịch, về mọi vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện
hợp đồng mua bán. Từ đó đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề còn khúc mắc
giữa ngời mua và ngời bán để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng.
Ký kết hợp đồng: sau khi đàm phán nhất trí với các điều kiện mua, bán,
hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Có thể nói giai đoạn đàm phán là bàn đạp để đi

đến việc ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Nếu đàm phán có kết quả thì các bên
tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thơng. Nhng trớc khi ký kết hợp đồng
thì chủ thể của hợp đồng cần phải nắm đợc nội dung và các điều khoản chủ yếu
của hợp đồng, cần có sự thoả thuận thống nhất với nhau tất cả mọi điều khoản trớc
khi ký kết. Bởi một khi đã ký kết rồi thì việc thay đổi một điều khoản nào đó sẽ rất
khó khăn và bất lợi.
Văn bản hợp đồng thờng do một bên soạn thảo, do đó trớc khi ký kết bên
kia phải xem xét một cách kỹ lỡng, cẩn thận đối chiếu với những điều khoản đã
thoả thuận trong đàm phán. Ngoài ra trong hợp đồng cần đợc trình bày một cách
sáng sủa, phản ánh đúng nội dung đã đợc thoả thuận, không để tình trạng mập mờ,
dễ suy luận theo nhiều cách khác nhau không có lợi cho mình. Hợp đồng nên đề
cập đến nhiều vấn đề, tránh tình trạng phải áp dụng tập quán để giải quyết những
điểm hai bên không đề cập đến. Những điều khoản trong hợp đồng phải đợc xuất
phát từ những đặc điểm của thiết bị toàn bộ, từ những điều kiện của hoàn cảnh tự
nhiên, xã hội và quan hệ giữa hai bên. Trong hợp đồng không có những điều
khoản trái với luật lệ hiện hành của nớc ngời bán hoặc nớc ngời mua, ngời đứng ra
ký kết phải là ngời đúng thẩm quyền. Ngôn từ để xây dựng nên hợp đồng là thứ
ngôn ngữ mà cả hai bên cùng thông thạo.
12


Nội dung của hợp đồng nhập khẩu bao gồm:
- Phần mở đầu: tên và số hiệu của hợp đồng, ngày và nơi ký kết hợp đồng,
tên và địa chỉ của các bên ký kết (Tên đơn vị, địa chỉ th, tên điện tín, số điện thoại,
số Fax, tên và chức vụ của ngời ký hợp đồng), cam kết ký hợp đồng.
- Các điều khoản của hợp đồng: tên hàng; chất lợng, quy cách, phẩm chất
và cách xác định; số lợng và cách xác định; đóng gói, bao bì, ký hiệu, mã hiệu; giá
cả, giá trị, điều kiện giao hàng; thời hạn, phơng tiên và địa điểm giao hàng; phơng
thức thanh toán và chứng từ thanh toán; bảo hiểm, bảo hành, khiếu nại; phạt và bồi
thờng thiệt hại; tranh chấp và giải quyết tranh chấp; kiểm tra và giám định hàng

hoá nhập khẩu; trờng hợp bất khả kháng
- Phần ký kết: hợp đồng đợc làm thành mấy bản, mỗi bên giữ mấy bản, có
hiệu lực pháp lý nh nhau; hiệu lực của hợp đồng từ lúc nào; bên bán, bên mua ký.
Trong thơng mại quốc tế hợp đồng có thể là một văn bản hoặc nhiều văn
bản nh những điện báo, th từ giao dịch v.v.. Do đặc điểm của thiết bị toàn bộ nên
hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ thờng gồm nhiều văn bản chẳng hạn nh đơn
chào hàng cố định của ngời bán và chấp nhận của ngời mua hoặc đơn đặt hàng của
ngời mua và chấp nhận của ngời bán.
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu đợc ký kết, đơn vị kinh doanh sẽ tổ chức
thực hiện hợp đồng đó. Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp cần
phải tiến hành công việc theo trình tự sau:
4.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Hiện nay, các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu muốn
thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký mà hàng hoá
đó không thuộc danh mục các loại hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có
điều kiện thì doanh nghiệp chỉ việc đăng ký mã số với cơ quan hải quan là có thể
tiến hành hoạt động nhập khẩu. Còn nếu loại hàng hoá doanh nghiệp cần nhập
khẩu thuộc danh mục hàng nhập có điều kiện thì doanh nghiệp phải xin hạn ngạch
nhập khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu của Bộ Thơng Mại hoặc Bộ quản lý chuyên
ngành
4.2. Mở L/C
Hoạt động này đợc ngời mua thực hiện khi phơng thức thanh toán là thanh
toán tín dụng chứng từ. Thờng bên mua mở L/C trớc thời gian giao hàng từ 20 đến
25 ngày. L/C là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền
cho ngời xuất khẩu nếu họ trình đợc chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của
L/C Khi mở L/C ngời mở dựa trên căn cứ là các điều khoản của hợp đồng để điền
vào mẫu của giấy xin mở L/C kèm theo bản sao hợp đồng cùng 2 uỷ nhiệm chi là

13



uỷ nhiệm chi để ký quỹ theo quy định mở L/C và uỷ nhiệm chi để trả thủ tục phí
mở L/C cho ngân hàng
4.3. Thuê tàu
Công ty có thể uỷ thác thuê tàu hoặc tự thuê tàu. Nhà nhập khẩu chỉ thuê
tàu nếu trong hợp đồng quy định hoặc nhập khẩu theo giá FOB. Khi đó, ta phải
tiến hành thuê tàu dựa vào: những điều khoản của hợp đồng, đặc điểm của hàng
hoá cần nhập khẩu, điều kiện vận tải v.v.. Hiện nay, do điều kiện về tàu của ta rất
hạn chế và việc thuê tàu nớc ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam còn ít kinh
nghiệm nên chúng ta thờng nhập khẩu theo điều kiện CIF
4.4. Mua bảo hiểm hàng hoá
Hàng hoá có thể đợc vận chuyển bằng đờng bộ, đờng biển và đờng hàng
không. Khi vận chuyển thì hàng hoá thờng gặp mất mát, h hỏng và tổn thất. Do
vậy, nếu các nhà kinh doanh muốn tránh rủi ro nên mua bảo hiểm hàng hoá. Hiện
nay, vận chuyển hàng hoá bằng đờng biển là loại hình vận chuyển thông dụng nhất
nên bảo hiểm đờng biển cũng là loại hình bảo hiểm phổ biến nhất. Các đơn vị kinh
doanh muốn hàng hoá của mình đợc bảo hiểm thì cần phải mua bảo hiểm bằng
cách ký với công ty bảo hiểm một hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm có thể
đợc ký điều kiện A, B hoặc C. Điều quan trọng nhất ở đây là doanh nghiệp cần
phải lựa chọn điều kiện bảo hiểm nào cho hợp lí nhất với giá thấp nhất nhng lại đạt
lợi ích cao nhất trong từng trờng hợp cụ thể. Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc điểm và
tính chất của hàng hoá, điều kiện vận chuyển mà ta nên mua bảo hiểm chuyến hay
bảo hiểm bao ( một khoảng thời gian nhất định ).
4.5. Thủ tục hải quan
Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để nhập khẩu hay xuất khẩu
đều phải làm thủ tục hải quan. Về nguyên tắc, trình tự các bớc làm thủ tục hải
quan đối với hàng hoá nhập khẩu mậu dịch phải đợc tiến hành theo ba bớc sau:
*Làm thủ tục nhập khẩu về mặt giấy tờ tại cơ quan hải quan: chủ hàng nhập
khẩu phải nộp hồ sơ hải quan tại trụ sở Chi cục hải quan và phải chịu trách nhiệm

trớc pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ hải quan và tính chính xác của các nội
dung kê khai trong tờ khai hải quan
*Bớc kê khai tại kho hàng, chủ hàng phải xắp xếp hàng hoá trặt tự, thuận
tiện cho kiểm tra. Hải quan phải đối chiếu hàng hoá khai trên giấy tờ với thực tế.
*Quyết định xử lý của hải quan: sau khi kiểm tra, đối chiếu, cán bộ hải
quan sẽ quyết định cho hàng hoá đi hoặc không cho hàng hoá đi. Nếu đồng ý cho
hàng hoá qua, hải quan sẽ kiểm tra xác định số thuế phải nộp của lô hàng dựa trên
kết quả tự tính thuế của ngời khai hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá
(nếu có), ra thông báo thuế hoặc viết biên lai thu thuế (nếu có), viết biên lai lệ phí
hải quan .v.v..
14


Công ty phải hoàn toàn tuân theo quy định của hải quan. Nếu vi phạm các
quyết định của hải quan sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ
4.6. Nhận hàng nhập khẩu
Căn cứ theo nghị định 200/CP thì mọi giao nhận hàng nhập khẩu đều phải
uỷ thác cho cảng, nên phải ký kết hợp đồng với cảng. Khi hàng về thì cảng phải có
trách nhiệm báo cho chủ hàng và chủ hàng cử ngời đến làm thủ tục nhận hàng.
Công ty phải tiến hành một số công việc sau:
- Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cảng về việc giao nhận hàng từ tàu nớc
ngoài về
- Xác nhận với cảng kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu theo lịch tàu, cơ
cấu mặt hàng, điều kiện giao nhận
- Cung cấp tài liệu cấn thiết cho việc giao nhận hàng hoá nh: vận đơn, lệnh
giao hàng .v.v..
- Thanh toán cho cảng các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp bảo quản
vận chuyển hàng hoá
- Theo dõi việc giao nhận đôn đốc cảng lập biên bản (nếu cần) về hàng
hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong lúc giao nhận

4.7. Kiểm tra hàng hoá
Khi nhận hàng nhập khẩu, công ty phải tiến hành kiểm tra hàng hoá thông
qua một công ty giám định nh Vinacontrol. Nếu phát hiện thiếu hụt, tổn thất công
ty yêu cầu Vinacontrol tiến hành lập chứng từ giám định để đòi bồi thờng hoặc
nếu rủi ro đó đã đợc mua bảo hiểm thì công ty có thể yêu cầu công ty bảo hiểm
lập biên bản giám định và bồi thờng những thiệt hại đã xảy ra.
4.8. Thanh toán tiền hàng nhập khẩu
Trong kinh doanh quốc tế hiện nay có rất nhiều phơng thức thanh toán khác
nhau nh phơng thức nhờ thu, phơng thức chuyển tiền, phơng thức tín dụng chứng
từ v.v.. nhng phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ và phơng thức chuyển tiền
là đợc sử dụng phổ biến nhất
Đối với phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhà nhập khẩu phải tiến
hành mở L/C theo đúng hợp đồng đã ký kết với nhà xuất khẩu, cần cân nhắc thời
gian mở L/C có lợi nhất. Khi bộ chứng từ thanh toán gốc từ nớc ngoài về đến ngân
hàng mở L/C thì nhà nhập khẩu phải cẩn thận kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy hợp
lệ thì mới thông báo đồng ý trả tiền cho ngân hàng và lấy bộ chứng từ đi nhận
hàng.
4.9. Giải quyết khiếu nại và tranh chấp ( nếu có )
Nếu có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thì việc giải
quyết theo đúng điều khoản trọng tài và luật quy định trong hợp đồng

15


III. Những nhân tố ảnh hởng đến hoạt động nhập khẩu
thiết bị toàn bộ

1. Yếu tố chính trị - luật pháp
- Tình hình chính trị bất ổn định có ảnh hởng đến hoạt động nhập khẩu nói
chung và nhập khẩu thiết bị toàn bộ nói riêng. Nó dẫn đến chiến tranh, đình công,

bạo động gây ách tắc, trở ngại cho hàng hoá khi hàng đang trên đờng từ nớc xuất
khẩu tới nớc nhập khẩu. Không những nó làm chậm tiến độ giao hàng mà còn có
thể gây tổn thất, mất mát cho hàng hoá. Ngoài ra, nếu bị bao vây, cấm vận kinh tế,
nớc bị cấm vận sẽ không thể nhập khẩu đợc những máy móc, thiết bị có trình độ
kỹ thuật, công nghệ cao từ nớc ngoài để phục vụ sản xuất trong nớc
- Yếu tố luật pháp: hoạt động nhập khẩu nói chung và nhập khẩu thiết bị
toàn bộ nói riêng đợc tiến hành giữa các chủ thể ở các Quốc gia khác nhau bởi vậy
nó chịu sự tác động của chính sách thơng Mại và các quốc gia đó.
Đối với các quốc gia cần nhập khẩu thiết bị toàn bộ để hiện đại hoá cơ sở
vật chất kỹ thuật, chính sách thơng Mại của họ luôn khuyến khích thực hiện hoạt
động nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Nhng đôi khi các nớc này lại ban hành quá nhiều
các văn bản, quy định có liên quan tới việc đầu t, tiếp cận công nghệ, nhập khẩu
máy móc thiết bị, chuyển giao và áp dụng công nghệ.v.v.. dẫn đến gây khó khăn
cho các nhà đầu t, các nhà nhập khẩu.
Ngợc lại, các nớc xuất khẩu thiết bị toàn bộ lại có xu hớng ngăn chặn việc
bán những công nghệ và máy móc hiện đại mới tạo ra, đặc biệt là những công
nghệ mà mới chỉ một mình họ nắm giữ. Thiết bị máy móc và công nghệ đợc các nớc nh Nhật, Hoa Kỳ xuất khẩu chẳng qua là những máy móc thiết bị và công nghệ
đã sử dụng ở trong nớc họ từ trớc đó nhiều năm, thậm chí hàng chục năm, và khi
đợc bán ra chúng vẫn có thể coi là hoàn toàn mới đối với nhiều quốc gia đang phát
triển. Rõ ràng trong nhiều trờng hợp, ngời nhập khẩu thiết bị toàn bộ vẫn rơi vào
tình thế "lực bất tòng tâm", dù có sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra để mua công nghệ
cũng không đợc mua, và vì thế để thực hiện đợc mục tiêu của mình đã đặt ra mà
phải "xuống thang" theo những yêu cầu từ phía nhà xuất khẩu.
2. Trình độ sản xuất - khoa học công nghệ và quản lý
- Trình độ sản xuất - khoa học công nghệ:
Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ chịu sự chi phối tác động mạnh mẽ
của khoa học kỹ thuật. Các quốc gia phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật cao
thờng là ngời xuất khẩu thiết bị toàn bộ. Trong khi các quốc gia nhập khẩu thiết bị
toàn bộ lại là các quốc giao đang và chậm phát triển mà Việt Nam là một ví dụ
điển hình. Đây là những nớc còn yếu kém về trình độ khoa học công nghệ và cơ sở


16


hạ tầng hoặc đang có nhu cầu về thiết bị công nghệ để phục vụ cho quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc.
Tuy nhiên, việc xác định đúng đắn trình độ công nghệ của thiết bị toàn bộ
nhập khẩu là không dễ dàng. Mặc dù hiện nay, Việt Nam đã có một hệ thống các
tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá trình độ công nghệ của máy móc, dây chuyền
nhập khẩu nhng việc áp dụng và thực hiện nó còn nhiều bất cập.
Điều này dẫn đến trong một thời gian dài chúng ta đã nhập khẩu rất nhiều
các công trình thiết bị toàn bộ chỉ đạt từ 30-35% công suất, một số công trình
không sử dụng đợc, nhiều liên doanh đã bị biến thành một nơi tiêu thụ hàng hoá
tồn kho ứ đọng của các máy móc thiết bị cũ đã qua sử dụng hoặc đã lạc hậu của
phía nớc ngoài. Ngoài ra, trong khi xây dựng nhà máy, nhiều nhà đầu t do trình độ
kém, không hiểu biết và quan tâm tới lợi ích xã hội nên đã cố tình cắt giảm nhiều
hạng mục xử lý chất thải, máy móc thiết bị bảo vệ ngời lao động và môi trờng.
Các yếu tố có hại trong môi trờng lao động không chỉ gây ô nhiễm tại nơi làm việc
mà còn ảnh hởng xấu đến cả môi trờng sống của dân c xung quanh.
Nhập khẩu công nghệ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng là lợi thế của
nớc công nghiệp hoá muộn trong việc tận dụng thành tựu khoa học công nghệ.
Tuy nhiên nếu không cẩn thận trong việc tiếp nhận và quản lý công nghệ thì lợi
thế sẽ trở thành yếu thế, thậm chí biến đất nớc thành bãi rác thải công nghệ của
các nớc phát triển.
- Trình độ quản lý: với mọi hoạt động, mọi ngành nghề khả năng quản lý
của con ngời luôn là yếu tố quan trọng đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Cạnh
tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao, khả năng lãnh đạo
cùng với sự nhạy bén, và nhìn xa trông rộng ở ngời quản lý để có thể điều khiển
đội ngũ cán bộ công nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu
ngợc lại, có một ngời lãnh đạo kém cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên làm

việc không nhiệt tình và năng động thì việc thực hiện một quy trình nhập khẩu sẽ
không thành công
3. Tỷ giá hối đoái
Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động thơng mại quốc tế, sự thay
đổi của tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu và có thể gây sự
biến đổi lớn trong tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu. Khác với thuế quan và hạn
ngạch là những công cụ mà Chính Phủ có thể điều chỉnh trực tiếp, tỷ giá hối đoái
lại chủ yếu hình thành từ thị trờng, nhà nớc chỉ tác động có tính chất điều chỉnh
Trong trờng hợp tỷ giá hối đoái giảm đồng nội tệ bị mất giá so với đồng
ngoại tệ, hàng hoá nhập khẩu trở nên đắt hơn vì ngời nhập khẩu phải dùng nhiều
đơn vị đồng tiền nội tệ hơn để mua cùng một số lợng hàng nhập khẩu. Điều này,
kích thích sự tăng giá cả trong nớc, làm hạn chế nhập khẩu hàng hoá hoặc kích
17


thích sự phát triển sản xuất các hàng hoá thay thế nhập khẩu ở trong nớc. Tỷ giá
hối đoái giảm tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Việc tăng chi
phí đồng tiền dân tộc để mua hàng hoá từ nớc ngoài các nhà nhập khẩu đã phải
tăng chi phí sản xuất kinh doanh của mình. Đây là một nhân tố cơ bản làm giảm
hiệu quả kinh doanh của hoạt động nhập khẩu. Việc tăng chi phí sẽ dẫn tới tăng
giá thành sản xuất, do đó sẽ làm giảm cầu trên thị trờng nội địa về sản phẩm nhập
khẩu. Mặt khác do giá cả tăng lên ngời tiêu dùng nội địa sẽ sử dụng hàng hoá thay
thế khác. Điều này, làm giảm kết quả của hoạt động nhập khẩu dẫn tới giảm hiệu
quả của các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu. Nh vậy, nếu tỷ giá giảm
sẽ làm giảm hiệu quả nhập khẩu theo hai hớng tăng chi phí và giảm kết quả. Nhng
xét về hiệu quả kinh tế - xã hội khi tỷ giá hối đoái giảm sẽ khuyến khích xuất
khẩu, sản xuất, tăng tiềm năng sản xuất trong nớc tạo việc làm và cải thiện cán cân
thanh toán.
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ, nếu
nh không có các yếu tố khác ảnh hởng thì sẽ tác động khuyến khích nhập khẩu vì

hàng hoá nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với giá cả chung trong nớc. Chi phí kinh
doanh giảm xuống, làm cho kết quả kinh doanh tăng
Tơng tự, tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu giữa các mặt hàng thay thế sẽ gây
nên sự biến đổi trong cơ cấu hàng nhập khẩu, từ đó dẫn đến sự thay đổi phơng án
kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu
4. Các nhân tố ảnh hởng khác
ảnh hởng của hệ thống tài chính ngân hàng: hiện nay, hệ thống tài chính
ngân hàng- với các dịch vụ của mình- đang trở thành một phần không thể thiếu
trong các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp không phân
biệt đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, doanh nghiệp nhà nớc, t nhân hay doanh
nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài. Dựa trên các mối quan hệ, uy tín và nghiệp vụ của
mình, các ngân hàng đảm bảo đợc lợi ích của các nhà kinh doanh tham gia vào
hoạt động thơng mại quốc tế. Ngoài ra, hệ thống các ngân hàng còn giúp các
doanh nghiệp trong việc cung cấp vốn, thanh toán một cách nhanh chóng, chính
xác và tiện lợi. Đồng thời, các ngân hàng cũng có thể đứng ra bảo lãnh hay cho
các doanh nghiệp vay tiền với khối lợng lớn, tạo điều kiện kịp thời cho doanh
nghiệp nắm bắt và tận dụng thời cơ, cơ hội trong kinh doanh.
ảnh hởng của hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải: nh chúng
ta đã biết việc thực hiện hoạt động nhập khẩu luôn gắn liền với vận chuyển và
thông tin liên lạc. Việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực
thông tin liên lạc và giao thông vận tải là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy hoạt
động nhập khẩu.
18


+ Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại nh Fax, Telex, dịch vụ chuyển phát
nhanh DHL v.v.. sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh ở các quốc gia khác nhau có
thể liên lạc đợc với nhau để đàm phán, thoả thuận và tiến hành hoạt động nhập
khẩu một cách kịp thời.
+ Việc hiện đại hoá các phơng tiện vận chuyển, nâng cao năng lực bốc dỡ,

bảo quản v.v.. cũng làm cho quá trình nhập khẩu đợc nhanh chóng, an toàn và hiệu
quả hơn.

Chơng II
Thực trạng về việc thực hiện quy trình nhập khẩu
thiết bị toàn bộ tại Technoimport

19


I. Tóm lợc về công ty
1. Sự hình thành và phát triển của công ty
Tổng công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật hoạt động kinh
doanh theo giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thơng mại ký ngày
22/3/1995 với những thông tin nh sau:
Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật -Technoimport- có tên
giao dịch đối ngoại: "The Viet Nam National Equipment and Technics ImportExport cooperation" đặt trụ sở chính tại 16-18 Tràng Thi - Hà Nội - Việt Nam với
cơ quan chủ quản là Bộ thơng mại.
Các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn từ năm 1959-1989: công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ
và kỹ thuật (Technoimport)-Bộ thơng mại đợc thành lập vào ngày 28/01/1959.
Suốt một thời gian dài trong thời kỳ bao cấp (1959-1989), Technoimport hoạt động
nh là một đơn vị duy nhất trong cả nớc, thực hiện chức năng nhập khẩu thiết bị
toàn bộ. Technoimport đã nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho hơn 500 công trình lớn
nhỏ bằng các nguồn vốn khác nhau. Nhiều dây chuyền công nghệ mà
Technoimport nhập khẩu đã và đang phát huy tác dụng cho nền kinh tế Việt Nam,
trong đó một số công trình giữ vai trò nền tảng cơ bản và là động lực cho sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Giai đoạn từ năm 1989 đến nay: Chính Phủ chủ trơng chuyển giao việc
xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho tất cả các ngành, các địa phơng, các thành

phần kinh tế có đủ điều kiện trong cả nớc. Trớc tình hình mới đó, bản thân
Technoimport một lần nữa lại phải tự khẳng định mình, nỗ lực và cố gắng để đứng
vững và phát triển, thể hiện vai trò chủ đạo của mình để đảm bảo phục vụ nhập
khẩu thiết bị toàn bộ cho tất cả các ngành. Cũng trong thời gian này Technoimport
đợc Bộ Kinh tế đối ngoại nay là Bộ thơng mại cho phép đổi tên thành tổng công ty
xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật, thực hiện hạch toán kinh doanh toàn
phần, hoạt động theo cơ chế thị trờng có điều tiết của nhà nớc, với chức năng
nhiệm vụ mở rộng và đa dạng hơn bao gồm cả sản xuất và nhập khẩu.
Hiện nay, Tecnoimport có quan hệ giao dịch hợp đồng rộng khắp trong
phạm vi cả nớc và với gần 60 quốc gia trên thế giới. Trong hoạt động của mình
Tecnoimport luôn chú trọng tuân thủ công tác bảo mật, giữ gìn bí mật quốc gia,
đảm bảo an ninh quốc phòng cũng nh thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân một
cách nghiêm túc. Bớc vào giai đoạn 10 năm 2001- 2010, lấy mục tiêu công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nớc làm phơng hớng kinh doanh, Technoimport tiếp tục phát
20


huy vai trò và trách nhiệm của mình nhằm phục vụ tốt hơn nữa mọi nhu cầu của
khách hàng trong và ngoài nớc.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng của công ty: chức năng chính của công ty là tổ chức lu thông
hàng hoá thông qua trao đổi mua bán giữa trong nớc và nớc ngoài. Cụ thể hơn
công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu nên có thể hiểu chức năng chính là tổ
chức lu thông hàng hoá thông qua trao đổi mua bán xuất nhập khẩu giữa công ty
và các đối tác trong và ngoài nớc.
Nhiệm vụ của Technoimport: Nhiệm vụ chính của Công ty là nhập khẩu
trong đó chủ yếu nhập khẩu thiết bị toàn bộ (chiếm 67% cơ cấu nhập khẩu của
công ty- số liệu năm 2002). Mặt khác, công ty còn nhập khẩu thiết bị lẻ (14%),
nguyên liệu sản xuất (18%) và hàng tiêu dùng (1%). Nhập khẩu trực tiếp và nhận
uỷ thác nhập khẩu các công trình thiết bị toàn bộ, các dây chuyền công nghệ, các

máy móc thiết bị lẻ, phụ tùng, nguyên nhiên liệu v.v.. phục vụ sản xuất, xây dựng
đầu t chiều sâu, mở rộng và hiện đại hoá các công trình kinh tế văn hoá, giáo dục
v.v.. và các loại hàng hoá khác phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội.
Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu cao su, nông sản, than, hàng công nghiệp.
Nhận uỷ thác xuất khẩu thiết bị toàn bộ, máy móc thiết bị lẻ, vật t và các loại hàng
hoá theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nớc.
Hiện nay, Technoimport thực hiện các hoạt động t vấn về đầu t và thơng mại
bao gồm việc tìm kiếm đối tác đầu t, cung cấp thông tin, tính toán hiệu quả kinh tế
công trình, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, xác định vốn đầu t, giá thiết bị, nguyên
vật liệu, soạn theo các văn bản, hợp đồng xuất nhập khẩu và đầu t.
Mặt khác, công ty đã và đang đẩy mạnh công tác giao nhận, vận chuyển
một khối lợng lớn máy móc, thiết bị và hàng hoá từ cảng lớn đến tận chân công
trình cụ thể ở đây là chi nhánh Techonimport Hải Phòng
3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Là công ty trực thuộc Bộ thơng mại nên Technoimport có một tổng giám
đốc. Giúp việc cho tổng giám đốc có ba phó tổng giám đốc và một kế toán trởng.
Tất cả những vị trí này do Bộ thơng mại quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Hiện
nay, Technoimport có:
+ Bảy phòng nghiệp vụ đây là 7 phòng xuất nhập khẩu có chức năng thực
hiện các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc nhận xuất nhập khẩu uỷ thác cho
các tổ chức kinh tế trong và ngoài nớc. Các phòng xuất nhập khẩu chủ động hạch
21


toán kinh doanh, tự tìm nguồn hàng bằng các biện pháp thăm dò thị trờng hoặc
liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nớc để gia công, sản xuất hàng
xuất khẩu sau đó triển khai công tác xuất khẩu. Các trởng phòng chịu trách nhiệm
trớc Tổng giám đốc về vốn và tài sản đợc giao.
+ Ba phòng chức năng gồm phòng kế hoạch tài chính, phòng tổ chức cán bộ
và phòng hành chính quản trị.

+ Bốn đơn vị trực thuộc gồm trung tâm t vấn đầu t và thơng mại và 3 chi
nhánh Technoimport đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Ngoài ra Technoimport còn có mạng lới văn phòng đại diện tại rất nhiều nớc
trên thế giới nh liên bang Nga, Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Italia, Đức, Mỹ, Singapore,
Australia v.v.. Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Technoimport:
Tổng giám đốc
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Technoimport
Các phó tổng
giám đốc
Các đơn vị
trực thuộc

Các phòng chức
năng

Các phòng
nghiệp vụ

TTTV đầu t và
& TM

Phòng kế hoạch
tài chính

Phòng XNK I

Chi nhánh tại
TPHCM

Phòng tổ chức

cán bộ

Phòng XNK II

Chi nhánh tại
Hải Phòng

Phòng hành
chính quản trị

Phòng XNK
III

Chi nhánh tại
Đà Nẵng

Phòng XNK
IV

Các VPĐD tại
nớc ngoài

Phòng XNK V

Phòng XNK
VI
22

Phòng XNK
VII



4. Thị trờng và mặt hàng kinh doanh của công ty
Xuất khẩu
Thị trờng xuất khẩu: hiện nay, Technoimport đang tích cực mở rộng thị trờng xuất khẩu sang các nớc Châu âu, Châu Phi, từng bớc khôi phục lại thị trờng
SNG và Đông âu, thúc đẩy quan hệ thơng mại với các nớc Châu Mỹ và tập trung
chủ yếu vào các nớc Châu á.nh Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản và
đặc biệt công ty đã đặt văn phòng đại diện tại Mỹ để tìm hiểu cũng nh nắm bắt cơ
hội xâm nhập vào thị trờng đầy tiềm năng này
Mặt hàng xuất khẩu: trong những năm gần đây, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
của Technoimport khá phong phú về chủng loại và dồi dào về số lợng. Trong đó,
tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cao su tự nhiên và các chế phẩm có nguồn gốc
từ cao su tự nhiên (chiếm 60% trong cơ cấu xuất khẩu của công ty), hàng nông sản
thực phẩm (chiếm 19%), than đá (10%), hàng công nghiệp (6%). Ngoài ra, là các
sản phẩm khác (5%). Tuy nhiên hàng xuất khẩu của công ty nhìn chung còn ở
dạng nguyên liệu thô, cha qua chế biến tinh xảo hoặc mới chỉ là hàng sơ chế cho
nên giá bán sản phẩm còn thấp
Nhập khẩu
Thị trờng nhập khẩu: của công ty rất rộng gồm Hàn Quốc, Singapore, Nhật
Bản v.v.. Theo kinh nghiệm của công ty thì mỗi mặt hàng cũng nên có nhà cung
cấp riêng của nó. Chẳng hạn khi nhập khẩu que hàn công ty thờng gửi đơn đặt
hàng đến Singapore còn khi nhập khẩu máy chế biến gỗ công ty thờng gửi đơn đặt
hàng đến Hà Lan, Hàn Quốc. Sau đây là một số thị trờng chính của Technoimport:
Thị trờng Nhật Bản: đây là thị trờng nhập khẩu quan trọng của công ty.
Nhật là quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, ngời Nhật luôn
áp dụng triệt để những thành tựu, tiến bộ của các cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật. Nắm bắt đợc nhu cầu và thị hiếu của thị trờng nội địa là a dùng hàng có chất
lợng cao, hàng ngoại đặc biệt là hàng sản xuất tại Nhật bản, Technoimport luôn
duy trì việc nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp phục vụ tiêu dùng từ Nhật bản
nh ôtô, xe máy, thiết bị máy xây dựng, các loại nguyên vật liệu sản xuất trong nớc

v.v..
Thị trờng Trung Quốc: là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, tình hình
chính trị ổn định và nhịp độ tăng trởng kinh tế khá đều qua nhiều thập kỷ nên
Trung Quốc là một thị trờng tiềm năng lớn của công ty. Mặt hàng nhập khẩu từ
23


Trung Quốc thờng là thiết bị toàn bộ nh các nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy đờng, nhà máy thuỷ điện nhỏ, nhà máy cấp thoát nớc và nhà máy chè. Với thị trờng
này công ty lợi dụng đợc u thế về địa lý, vận chuyển tơng đối rẻ và thuận lợi. Bên
cạch đó, hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc rất mạnh về cạnh tranh giá cả, phù
hợp với đại bộ phận dân c có thu nhập cha cao trong nớc. Kể từ khi Hồng Kông trở
về với Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu từ thị trờng này tăng mạnh, do kim
ngạch nhập khẩu từ Hồng Kông luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập
khẩu. Hàng nhập khẩu từ Hồng Kông chủ yếu là máy móc nh các nhà máy dệt bao
PP, nhà máy chế biến gỗ, máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị ngành hoá chất, máy
móc công cụ, máy điện thoại, máy soi bó tiền, điều hoà nhiệt độ v.v..
Thị trờng Hàn Quốc: Hàn Quốc là một nớc công nghiệp mới phát triển
(Nics), áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật vào đời sống. Từ
khi nớc ta thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, Technoimport đã tăng cờng
giao dịch với Hàn Quốc và nhanh chóng thành đối tác nhập khẩu thiết bị lẻ, máy
và phụ tùng nh ôtô các loại, máy xây dựng, máy cắt, máy dệt len, máy hút bùn,
thang máy dân dụng, máy bơm nớc, ắc quy ôtô, thiết bị điện, xe máy v.v..
Thị trờng Pháp: trên cơ sở các văn bản pháp lý đã ký kết giữa hai nhà nớc,
Technoimport đã nhập khẩu uỷ thác nhiều dây chuyền thiết bị toàn bộ cho các
công trình dới dạng viện trợ không hoàn lại của chính phủ Pháp nh hệ thống chiếu
sáng đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, hệ thống tín hiệu giao thông Hà Nội, hệ
thống quản lý cấp thoát nớc quận Hai Bà Trng-Hà Nội, thiết bị thí nghiệm, thiết bị
trờng học v.v..
Thị trờng Đức: là thị trờng mà công ty có nhiều quan hệ thơng mại từ lâu.
Nhóm hàng nhập khẩu từ Đức chủ yếu là thiết bị lẻ công nghiệp nh các nhà máy

bia, dây chuyền sản xuất bánh kẹo, các trạm trộn bê tông, trạm bơm có công suất
lớn, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị lẻ và phụ tùng v.v.. Để mở rộng thị trờng,
tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu Technoimport đã đặt văn phòng đại diện tại Đức
với kế hoạch tăng thị phần tại thị trờng nớc này.
Thị trờng Mỹ: đây là một thị trờng đầy triển vọng vì Mỹ là một siêu cờng
quốc về kinh tế trên thế giới. Hiệp định thơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ đợc ký đã
tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức mới cho doanh nghiệp ở hai nớc. Kim nghạch
nhập khẩu của công ty từ Mỹ đang tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn với
các công trình nhập khẩu nh dây chuyền lò thiêu xác, nhà máy đốt rác y tế, dây
chuyền sứ vệ sinh cao cấp, các thiết bị y tế công nghệ cao nh máy x- quang, máy
điện tâm đồ, máy nội soi, máy điện não v.v..

24


Mặt hàng nhập khẩu: Technoimport là công ty chuyên về nhập khẩu thiết bị
toàn bộ và kỹ thuật, trớc đây lại là đơn vị duy nhất đợc Nhà nớc giao phó cho
nhiệm vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho mọi ngành, mọi địa phơng trong cả nớc,
cho nên thế mạnh của Technoimport là nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu thiết bị
toàn bộ. Ngoài ra, Technoimport còn nhập khẩu thiết bị lẻ, nguyên liệu sản xuất và
hàng tiêu dùng cụ thể nh sau:
Thiết bị toàn bộ: thiết bị toàn bộ, dây chuyền máy móc thiết bị là mặt hàng
kinh doanh của yếu của công ty chiếm 67% (số liệu năm 2002) tổng kim ngạch
nhập khẩu gồm
- Vật liệu xây dựng: trạm trộn bê tông, nhà máy xi măng, nhà máy gạch
ceramic, nhà máy sản xuất tấm lợp, nhà máy đùn ép nhôm v.v..
- Công nghiệp nhẹ: nhà máy dệt bao PP, nhà máy dệt bao xi măng, nhà
máy thủy tinh v.v..
- Thuỷ lợi: các dự án thuỷ lợi đồng bằng Sông Hồng nh trạm bơm Cẩm
Hà, trạm bơm Phù Sa, trạm bơm Ninh Bình v.v..

- Giao thông và thông tin liên lạc: hệ thống tín hiệu giao thông, hệ thống
chiếu sáng công cộng, hệ thống viba Bắc - Nam, hệ thống thiết bị thông tin sóng
ngắn v.v..
- Cơ sở hạ tầng: hệ thống quản lý nớc, cấp nớc Hà Nội các trạm thuỷ điện
nhỏ, nhà máy đốt rác y tế v.v..
- Công nghiệp hoá chất: nhà máy cao su, nhà máy phân đạm v.v..
- Ngân hàng: nhà in ngân hàng, nhà máy in tiền K-84 v.v..
- Công nghiệp thực phẩm: nhà máy đờng, nhà máy bia, nhà máy nớc
khoáng, dây chuyền sản xuất bánh kẹo v.v..
Thiết bị lẻ, máy và phụ tùng: trong đó thiết bị lẻ (gồm thiết bị thi công nh
máy đào, máy xúc, máy ủi v.v.., thiết bị nâng chuyển nh cần cẩu, xe nâng hàng,
băng tải v.v.. ,thiết bị y tế, thiết bị thông tin, thiết bị trờng học, thiết bị văn phòng
v.v.. , các loại xe nh xe cứu hoả, xe trải nhựa đờng, xe trộn bê tông, xe tải, ô tô chở
khách). Máy và phụ tùng ( gồm máy soi kiểm tra hành lý, máy công cụ, máy ca
đá, máy nén khí, máy dệt len, máy bơm nớc, máy bơm chân không, máy phun
thuốc trừ sâu v.v..)
Nguyên vật liệu: trong nhiều năm qua, Technoimport kiêm luôn việc nhập
khẩu uỷ thác nguyên vật liệu cho nhà máy, xí nghiệp nhằm khép kín chu trình từ
nhập khẩu thiết bị đến nhập khẩu nguyên vật liệu dùng trong sản xuất. Nguyên vật
25


×