BÁO CÁO THUYẾT MINH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG PHÒNG HỘ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HỒ NÚI CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN
(Giai đoạn 2013-2020)
-----------------------MỞ ĐẦU
Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường (RPHBVMT) Hồ Núi Cốc, có diện tích tự
nhiên 11.283 ha, nằm trên địa bàn của 6 xã: xã Tân Thái, xã Vạn Thọ và xã Lục Ba
(huyện Đại Từ); Xã Phúc Tân (huyện Phổ Yên) và 2 xã Phúc Thuận, Phúc Trìu
(Thành phố Thái Nguyên); Cách trung tâmThành phố Thái Nguyên 20 km.
Hồ Núi Cốc là hồ nước ngọt nhân tạo có dung tích 176 triệu m 3 được xây
dựng trong những năm từ 1973 đến 1982 có vai trò: là công trình thủy lợi quan
trọng cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất sản xuất nông - lâm nghiệp, cấp nước
cho công nghiệp và dân sinh 40 ÷ 70 triệu m 3/ năm; làm giảm lũ sông Công, phòng
hộ, bảo vệ các công trình thủy lợi; Giá trị trong phòng hộ bảo vệ môi trường, làm
đẹp cảnh quan, phục vụ du lịch sinh thái.
Để điều tiết nguồn nước, bảo vệ môi trường, hạn chế bồi lắng lòng hồ thì vấn
đề bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn được coi là một trong những nhiệm vụ quan
trọng. Với diện tích 3.454 ha rừng phòng hộ gồm có rừng trồng và rừng tự nhiên,
nếu rừng được bảo vệ tốt sẽ tạo ra những cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch,
góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Bảo vệ rừng chính
là bảo vệ môi trường sinh thái, là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ
phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo phát triển bền vững.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của tỉnh Thái Nguyên và các ban
ngành, chính quyền địa phương, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã thu được
những hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên, hiện nay trong khu vực rừng tự nhiên hiện còn là rừng nghèo,
rừng phục hồi; rừng trồng cơ cấu cây rừng đơn giản (chủ yếu keo), không phát huy
được hiểu quả PHBVMT và đặc biệt chưa tạo nên hệ thống rừng cảnh quan đẹp và
các sản phẩm từ rừng để hấp dẫn du khách phát triển du lịch.
Chính vì vậy, cần phải bảo vệ và phát triển rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc có
cơ cấu cây trồng hợp lý; có các mô hình rừng nhiều loài cây, nhiều tầng, (kể cả tạo
nên mô hình rừng tự nhiên chất lượng cao), tạo cảnh quan đẹp, đồng thời cho các
sản phẩm từ rừng đặc biệt như: nhựa, hoa, quả, dược liệu…, nhằm phát huy vai trò
PHBVMT, làm đẹp cảnh quan và phục vụ du lịch phát triển.
1
Được sự đồng ý của UBND tỉnh Thái Nguyên; Sở NN&PTNT; Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc phối hợp
với Trung tâm môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững tiến hành khảo sát,
nghiên cứu xây dựng Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển RPHBVMT Hồ Núi Cốc,
tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2013-2020)
Nội dung thuyết minh dự án gồm các phần chính sau:
Phần thứ nhất: Khái quát chung về dự án
Phần thứ hai: Nội dung thiết kế kỹ thuật
Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.
Phần thứ tu: Kết luận, kiến nghị
Phần thứ nhất
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi
trường Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020.
2. Xuất xứ hình thành Dự án: Dự án xây dựng trên cơ sở Dự án xác lập
khu rừng PHBVMT Hố Núi Cốc theo Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày
28/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Dự án là một bộ phận của Quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2011-2020), đã được phê
duyệt theo Quyết định số: 1615/QĐ-UBND ngày 28/6/2011 của UBND tỉnh Thái
Nguyên;
3. Mục tiêu
Bảo vệ và phát triển bền vững RPHBVMT Hồ Núi Cốc, tăng độ che phủ của
thảm thực vật rừng nhằm:
- Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, chống sạt lở bờ hồ, hạn chế
tốc độ bồi lắng lòng hồ, bảo đảm khả năng điều tiết, cung cấp nước và tăng tuổi thọ
của hồ theo thiết kế.
- Điều hoà khí hậu, hạn chế thiên tai góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
- Làm đẹp cảnh quan môi trường hồ, góp phần phát triển du lịch sinh thái.
- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong rừng phòng hộ, góp
phần xóa đói, giảm nghèo; đảm bảo an ninh quốc phòng; góp phần xây dựng nông
thôn mới.
4. Địa điểm đầu tư
Trên địa bàn đất lâm nghiệp thuộc rừng phòng hộ của 6 xã: xã Tân Thái, xã
Vạn Thọ và xã Lục Ba (huyện Đại Từ); Xã Phúc Tân (huyện Phổ Yên) và 2 xã
Phúc Thuận, Phúc Trìu (Thành phố Thái Nguyên);
2
5. Chủ quản đầu tư : UBND tỉnh Thái Nguyên
6. Chủ đầu tư: Ban quản lý RPHBVMT Hồ Núi Cốc.
7. Cơ sở pháp lý và tài liệu sử dụng liên quan
7.1. Cơ sở pháp lý
* Những văn bản của Nhà nước và Bộ NN&PTNT
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, ngày 03 tháng 12 năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng;
- Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính
phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng; Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về sửa đổi bổ sung một
số điều Quyết định 661/QĐ-TTg.
- Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 16/11/2010 của Chính phủ về ban hành
quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
- Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ
quy định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.
- Quyết định 66/2011/QĐ-TTg, ngày 9/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ sửa
đổi một số điều của Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 0/9/2007 về chính sách
phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015
- Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định
186 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg, ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 1/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.
- Thông tư Số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009 của BộNN&PTNT
Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.
- Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ
NN&PTNT Hướng dẫn thực hiện Nghị định 73/2010/NĐ-CP;
3
- Thông tư 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC, ngày 5/6/2012 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện
Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ.
* Những văn bản của tỉnh Thái Nguyên:
- Quyết Định số 1563/QĐ-UBND ngày 08/8/2007 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng Tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt dự án xác lập khu rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ
Núi Cốc;
- Quyết định số 1615/QĐ-UBND ngày 28/6/2011 của UBND tỉnh Thái
Nguyên phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2011-2020;
- Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 24/2/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về việc giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ
ngân sách Trung ương;
- Công văn số 330/SNN-LN ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên về việc xây dựng Dự án Đầu tư bảo vệ
và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 02/8/2012 về việc phê duyệt đề cương
kỹ thuật dự án đầu tư Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ
Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 31/8/2012 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt dự toán kinh phí xây dựng dự án Đầu tư bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Thái Nguyên của các đơn vị giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 1297/QĐ-SNN ngày 17/9/2012 của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Thái Nguyên về việc Phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu: Tư vấn xây
dựng dự án đầu tư Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020;
7.2. Các tài liệu sử dụng
- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2005-2010, của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ.
- Bản đồ, báo cáo thuyết minh kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp năm 2006, của
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng - Thái Nguyên.
- Bản đồ và số liệu rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn 6 xã.
4
- Bản đồ và số liệu thiết kế trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng của từng năm
theo chương trình dự án 661.
- Bản đồ, báo cáo xác lập khu rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc
- Kết quả phúc tra tài nguyên rừng của với Trung tâm môi trường và phát
triển lâm nghiệp bền vững tháng 8 năm 2012.
8. Điều kiện tự nhiên
8.1. Vị trí địa lý
* Rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc có tọa độ địa lý:
- Từ 210 34’ đến 210 45’ vĩ độ Bắc
- Từ 1050 46’đến 1050 55 ‘kinh độ Đông.
* Ranh giới:
- Phía Bắc giáp xã Hà Thượng, Hùng Sơn huyện Đại Từ.
- Phía Nam giáp xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên.
- Phía Đông giáp xã Phúc Hà, Tân Cương TP Thái Nguyên.
- Phía Tây giáp xã Bình Thuận, Văn Yên, Ký Phú, Cát Nê huyện Đại Từ.
Rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố
Thái Nguyên 24 km. Có diện tích tự nhiên 11.283 ha, nằm trên địa bàn của 3
huyện, huyện Đại Từ có 03 xã (xã Tân Thái, xã Vạn Thọ và xã Lục Ba); huyện Phổ
Yên có 01 xã ( xã Phúc Tân) thành phố Thái Nguyên có 02 xã (xã Phúc Xuân, xã
Phúc Trìu)
8.2. Đặc điểm địa hình, đất đai và hiện trạng sử dụng đất
8.2.1.Địa hình địa thế
Khu rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc có địa hình khá đơn giản, phía Tây là chân
núi Tam Đảo được phân định từ độ cao 200-300 m trở xuống. Phía Đông là đường
phân thủy trên dãy núi phân cách xã Tân Thái – Cù Vân. Giữa khu vực có hồ sông
Công. Chạy song song với hồ sông Công là dãy núi Thằn lằn.
Trong khu vực chỉ có vài đỉnh núi cao không qua 400m, còn lại chủ yếu là núi
thấp và đồi bát úp có độ cao trung bình 150-200 m. Độ dốc từ 15-250. Địa hình có
tính chuyển tiếp giữa vùng đồi gò bậc thềm phù sa cổ ở phía Đông Nam và vùng
núi cao ở phía Tây Bắc. Có thể chia thành các kiểu địa hình sau:
- Kiểu địa hình núi thấp: Diện tích 1.929 ha, chiếm 17,1 % diện tích tự nhiên.
Độ cao tuyệt đối từ 300 ÷ 400 m, độ dốc trung bình 200 ÷ 250, kiểu địa hình núi
thấp phù hợp với một số loại cây trồng nông, lâm nghiệp, cây ăn quả và cây đặc
sản. Phân bố chủ yếu ở các xã Tân Thái, Phúc Xuân và Phúc Tân.
5
- Kiểu địa hình đồi bát úp : Diện tích 6804 ha, chiếm 60,3 % diện tích tích tự
nhiên. Độ cao tuyệt đối từ 150 ÷ 200 m, độ dốc bình quân từ 100 ÷ 200 , kiểu địa
hình này rất thuận lợi trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc
sản và cây công nghiệp. Phân bố ở tất cả các xã trong khu vực.
- Kiểu địa hình thung lũng và máng trũng: Diện tích 2.550 ha, chiếm 22,6%
diện tích tự nhiên. Tập trung ở ven các chân đồi, ven các con sông, suối ở hầu hết
các xã trong khu vực. Kiểu điạ hình này tương đối bằng phẳng, phù hợp trồng một
số loài cây nông nghiệp và cây công nghiệp.
8.2.2. Đặc điểm đất đai
Rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc có 3 loại đất chính:
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét: Diện tích 4.445
ha, chiếm 39,40% diện tích tự nhiên. Phân bố ở tất cả 6 xã trong khu vực, thành
phần cơ giới trung bình thịt nhẹ, cấu tượng ổn định, độ dày tầng đất trung bình từ
50 - 100 cm; đất thịt, hàm lượng mùn trung bình.
+ Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: Diện tích 4.513 ha, chiếm 40% diện
tích tự nhiên. Phân bố ở tất cả 6 xã, tầng đất dầy >100 cm, thành phần cơ giới từ
trung bình ÷ nặng, ở độ sâu > 80 cm là tầng sét chặt, không có kết cấu.
+ Đất Feralit phát triển trên các sản phẩm dốc tụ: Diện tích 2.324 ha chiếm
20,6% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Phúc Tân, Tân
Thái, tầng đất dày > 100 cm, thành phần cơ giới từ trung bình ÷ nặng, không có
kết cấu.
Nhìn chung, đất đai của khu vực tương đối tốt, phù hợp với nhiều loại cây
trồng nông, lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp và cây đặc sản.
8.2.3. Hiện trạng sử dụng đất
a. Diện tích các loại đất đai
Căn cứ vào kết quả xác lập khu rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc (Theo quyết định
số 3467/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên); Trung tâm
môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững đã tiến hành phúc tra lại hiện trạng
sử dụng đất đai. Kết quả như sau: (Bảng 1)
Tổng diện tích tự nhiên là: 11.283 ha, trong đó:
- Nhóm đất nông nghiệp là: 7.676 ha, chiếm 68 % diện tích tự nhiên khu rừng,
trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp là 2.961 ha, chiếm 39% nhóm đất nông nghiệp và
chiếm 26,24 % tổng diện tích tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp là: 4.714 ha, chiếm 61% nhóm đất nông nghiệp và chiếm
41,78 % tổng diện tích tự nhiên,
6
- Nhóm đất phi nông nghiệp là: 3.465 ha, chiếm 30,70% diện tích tự nhiên
- Nhóm đất chưa sử dụng là: 145 ha, chiếm 1,28% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung quỹ đất nông, lâm nghiệp ở đây khá lớn (68%), nhưng đã cơ bản
được sử dụng, khó có khả năng mở mang thêm. Đất phi nông nghiệp tuy lớn nhưng
chủ yếu là đất mặt nước phục vụ cho thuỷ lợi.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất đai
Đơn vị: ha
Phân theo xã
Loại đất
Tổng diện tích
1. Đất nông nghiệp
Cộng
Phúc
Trìu
Phúc
Xuân
Phúc
Tân
Tân
Vạn
Lục Ba
Thái
Thọ
11.283 2.116
1.853
3.450
1.925
1.279
660
7.676 1.436
1.353
2.643
1.068
776
400
Đất sản xuất NN
2.961
835
560
583
328
455
200
Đất lâm nghiệp
4714
601
793
2.060
740
320
200
3.465
655
494
776
813
475
250
145
25
6
31
44
29
10
2. Đất phi NN
3. Đất chưa sử dụng
Nguồn: BQL rừng và điều tra bổ sung của Trung tâm tư vấn tháng 8/2012
b. Diện tích đất lâm nghiệp
Bảng 2: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính
Đơn vị: ha
Phân theo xã
Loại đất, loại rừng
Cộng
Phúc
Trìu
Phúc
Xuân
Phúc
Tân
Tân
Thái
Lục
Ba
Vạn
Thọ
Tổng diên tích
4714,0 601,0
793,0 2.060,0 740,0 320,0 200,0
I. Đất có rừng
4.467,7 576.4
786,4 1.926,8 678,6 311,0 188,5
1. Rừng tự nhiên
2. Rừng trồng
II.Đất chưa có rừng
325,4 113,2
23,0
4142,3 463,2
763,4
246,3
24,6
6,6
69,0 113,8
2,4
4,0
1857,8 564,8 308,6 184,5
133,2
61,4
9,0
11,5
Nguồn: BQL rừng và điều tra bổ sung của Trung tâm tư vấn tháng 8/20012
7
(Chi tiết các loại rừng xem biểu 01. HT)
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là: 4714 ha, chiếm 41,78% diện tích tự nhiên,
trong đó:
* Diện tích đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính
Diện tích đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 6 xã, trong đó xã Phúc Tân lớn
nhất (2060 ha) và nhỏ nhất là xã Vạn Thọ (200 ha).
* Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chức năng
- Rừng phòng hộ là: 3.453 ha, chiếm 73,24% đất lâm nghiệp, trong đó, diện
tích có rừng là: 3.206,7 ha, chiếm 92,9% diện tích rừng phòng hộ; diện tích đất
chưa có rừng chỉ chiếm 7,1%.
- Rừng sản xuất là: 1.261 ha, chiếm 26,76% diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu
đã có rừng.
Bảng 3: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chức năng
Đơn vị: ha
Loại đất, loại rừng
Cộng
Phúc
Trìu
Phân theo xã
Phúc
Phúc
Tân
Lục Ba Vạn Thọ
Xuân
Tân
Thái
Đất lâm nghiệp
4714,0
601,0
793,0 2.060,0
740,0
320,0
200,0
1. Rừng phòng hộ
3.453,0
359,0
487,0
1347,0
740,0
320,0
200,0
- Đất có rừng
3.206,7
334,4
480,4 1.213,8
678,6
311,0
188,5
246,3
24,6
6,6
133,2
61,4
9,0
11,5
2. Rừng sản xuất
1.261,0
242,0
306,0
713,0
- Đất có rừng
1.261,0
242,0
306,0
713,0
- Đất không có rừng
- Đất không có rừng
Nguồn: BQL rừng và bổ sung của Trung tâm tư vấn tháng 8/20012
* Diện tích đất lâm nghiệp thuộc rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc phân theo
chủ quản lý.
Theo kết quả Dự án xác lập rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc hiện trạng đất lâm
nghiệp (tính đến tháng 9 năm 2012) là: 3.453,0 ha; hiện tại được phân theo các chủ
quản lý sau:
- Ban quản lý rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc quản lý 2.395,4 ha, chiếm 69,37%.
Đây là diện tích nằm trong vùng lòng hồ, Ban quản lý khoán cho các hộ trồng rừng
8
theo dự án 661. Tuy nhiên hiện nay diện tích này Ban quản lý vẫn chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều này hạn chế tính chủ động của Ban trong
việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Hộ gia đình của các xã quản lý là: 999,39 ha chiếm 28,94 % tổng diện tích
đất lâm nghiệp. Đây là diện tích đã giao cho 1.224 hộ, trong đó:
+ Diện tích đã được cấp sổ Đỏ là: 115,31 ha, thuộc 73 hộ (xã Phúc Trìu có 5
hộ với diện tích 4,5 ha, xã Tân Thái có 68 hộ với diện tích 110,81 ha).
+ Còn lại 884,08 ha, thuộc 1.151 hộ, mới được cấp (bìa Xanh).
Bảng 4: Diện tích rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc phân theo chủ quản lý
Đơn vị: ha
Loại đất, loại rừng
Phân theo chủ quản lý
Tổng diện
BQL
Hộ gia đình
Tổ chức khác
tích
Tổng diên tích
3.453,0
2.395,4
999,4
58,2
I. Đất có rừng
3.206,7
2.224,3
924,2
58,2
1. Rừng tự nhiên
310,6
142,3
124,1
44,2
Rừng non phục hồi (IIA)
310,6
142,3
124,1
44,2
2. Rừng trồng
2.896,1
2.082,0
800,1
14,0
a. Cây bản địa
3,5
3,5
2.892,6
2.078,5
800,1
14,0
Keo I
369,6
255,1
102,5
12,0
Keo II
1207,4
965,9
241,5
Keo III
1.015,6
730,3
283,3
Keo IV
255,0
105,8
149,2
Keo V
45,0
21,4
23,6
246,3
171,1
75,2
Đất trống trảng cỏ (IA)
6,6
2,8
3,8
Đất trống cây bụi (IB)
78,3
75,9
2,4
161,4
92,4
69,0
b. Rừng Keo
II.Đất chưa có rừng
Đất trống cây rải rác (IC)
Nguồn: BQL và điều tra bổ sung của Trung tâm tư vấn tháng 8/20012
9
2,0
( Chi tiết cụ thể theo biểu 02. HT của khu rừng và các xã)
- Tổ chức khác quản lý là: 58,20 ha, chiếm 1,69% tổng diện tích lâm nghiệp.
Đây là diện tích được UBND tỉnh giao cho Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động
xã hội tỉnh Thái Nguyên diện tích 50,0 ha và Khách sạn du lịch Công đoàn diện
tích 4,20 ha (đảo Văn hóa), khách sạn Phương Nam 2,0 ha, Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên thương mại và du lịch Trường Sinh 2,0 ha. Tất các diện
tích này mới chỉ có quyết định của tỉnh, chưa được cấp sổ đỏ.
c. Đặc điểm diện tích, trữ lượng các loại rừng và đất lâm nghiệp
* Rừng tự nhiên:
Khu vực Hồ Núi Cốc trước những năm 1980 có kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới núi thấp. Đây là hệ sinh thái rừng nhiệt đới tự nhiên rất đa dạng,
phong phú và có giá trị cao về bảo tồn, lâm đặc sản và phòng hộ.
Rừng trước đây thường có 5 tầng: tầng vượt tán; tầng ưu thế sinh thái; tầng
dưới tán; tầng cây bụi thấp và tầng thảm tươi. Ngoài ra còn có nhiều cây thân thảo,
cây thân gỗ là dây leo, cây phụ sinh cây ký sinh có phân bố trong rừng.
Tầng cây gõ rất phong phú về loài, thường gặp các loài cây gỗ lớn, gỗ nhỡ
thuộc các họ chủ yếu sau: họ Đậu (Fabaceae), họ Re (Lauraceae), họ Dẻ
(Fagaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Vang
(Cacsalpiniaceae), họ Trinh nữ (Myrticaceae), họ Mộc lan (Magnoliacaeae), họ
Trám (Burseraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Máu chó (Myrticaceae), họ Bứa
(Clusiaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Trôm (Stereculiaceae), họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Cà phê (Rubiaceae),
họ Điều (Anacardiaceae).
Tầng cây bụi có rất nhiều loài thuộc một số họ chủ yếu như: Họ Cam, quýt
(Rutaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), hị Mua
(Melastomaceae), họ Hoa tán (Araliaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cau
dừa (Arecaceae), họ phụ Tre nứa (Bambusoideae)
Tầng thảm tươi có các loài phổ biến ở họ Cỏ (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae),
họ Ô rô (Acanthaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Ráy (Araceae), họ Gừng
(Zinginberaceae), họ Hành tỏi (Liliaceae)… và các loài Dương xỉ trong ngành
Dương xỉ.
Tầng phụ sinh, ký sinh có nhiều loài của họ Phong lan (Ochidaceae), họ Đàn
hương (Santalaceae), họ tầm gửi (Loranthaceae), và nhiều loài quyết thực vật sống
phụ sinh.
Tầng dây leo có nhiều loài dây leo thân gỗ có giá trị như các loài dây leo
thuộc họ Na, họ Đậu, họ Sổ (Dilleniaceae), họ Huyết đằng, họ Tiết dê
10
(Menispermaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Cậm cang (Smilaceae), họ Củ nâu
(Dioscoreceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae)…
Rất tiếc đến nay kiểu rừng trên đã không còn do nhiều nguyên nhân: khai thác
lâm sản, làm nông nghiệp…Tuy nhiên, một số diện tích những năm gần đây được
đầu tư khoanh nuôi bảo vệ, rừng đang được phục hồi tương đối tốt.
Chính nó là cơ sở khoa học và thực tiễn để chúng ta chọn tập đoàn cây trồng
trong qúa trình phục hồi lại rừng hỗn giao nhiều tầng, nhiều loài cây tạo nên rừng
cảnh quan đa mục đích PHBVMT, phát triển du lịch và phát triển kinh tế rừng bền
vững.
Đặc điểm rừng tự nhiên phục hồi (IIA)
- Rừng phục hồi (IIA): có diện tích 310,6 ha, chiếm 9,7% diện tích có rừng
của rừng PH, đây là rừng non chưa có trữ lượng. Phân bố ở tất cả 6 xã trong khu
vực. Tổ thành rừng gồm loài cây tiên phong mọc nhanh sau nương rẫy các loài cây
gỗ thuộc các họ điển hình sau: Họ Giẻ (Fagaecae) họ Đay (Tiliaceae), họ Long
Não (Lauraceae), họ Trám (Burseraceae), họ Xoan (Meliaceae).
Tình hình tái sinh rừng IIA: Mật độ cây tái sinh từ 2.500 – 3.000 cây/ha, Số
cây có triển vọng bình quân 1.200 ÷ 1.500 cây/ha. Thành phần cây tái sinh chủ yếu
là các loài: Giẻ, Trám, Lim xẹt, Muồng đen, Trâm. Ràng ràng... số loài cây tái sinh
biến động từ 10÷ 12 loài.
Rừng chỉ có 1 tầng tán, nhiều dây leo bụi rậm, tre nứa nhỏ… do đó tác dụng
chống xói mòn, điều tiết dòng chảy còn hạn chế, đặc biệt rừng chưa tạo được cảnh
quan phục vụ du lịch tốt. Đối tượng này cần được bảo vệ và làm giàu rừng, để tăng
khả năng phòng hộ của rừng và tạo cảnh quan đẹp phục vụ du lịch….
- Rừng trồng cây bản địa cấp tuổi I: Diện tích 3,5 ha, chiếm 0,10% diện tích
đất lâm nghiệp, đây là rừng trồng thử nghiệm của Trung tâm sinh thái Trường Sinh
mới trồng năm 2011 loài cây trồng Lát + Trám, Re…với mật độ 1000 cây/ha. Diện
tích này cần được chăm sóc bảo vệ để rừng phát triển.
- Rừng trồng Keo: Trong rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc hiện nay chủ yếu là
rừng trồng Keo tai tượng, Keo lá tràm, tổng diện tích là: 2.892,6 ha, chiếm 90,2%
diện tích đất có rừng, phân bố hầu hết các xã. Rừng trồng Keo bao gồm từ cấp tuổi
I, đến cấp tuổi V. Nguồn vốn trồng rừng chủ yếu thuộc Dự án 661 và dân tự bỏ vốn
trồng.
+ Rừng trồng keo cấp tuổi I (KI): Diện tích 369,6 ha, chiếm 11,5% diện tích
có rừng. Đây là rừng mới trồng từ 2010 đến nay, với mật độ 1600 cây/ha. Diện tích
này cần được chăm sóc bảo vệ để rừng phát triển.
+ Rừng trồng keo cấp tuổi II (KII): Có diện tích 1.207,4 ha, chiếm 37,7% diện
tích đất có rừng. Rừng có độ tàn che 0,5- 0,6, đường kính bình quân (D= 6 cm),
11
chiều cao bình quân ( H= 8 m), mật độ bình quân (N= 1400 cây/ha), trữ lượng bình
quân (M= 51m3/ha). Tổng trữ lượng rừng Keo II, khoảng 19.165m3.
+ Rừng trồng keo cấp tuổi III (KIII): Có diện tích 1.015,6 ha, chiếm 31,7%
diện tích đất có rừng. Rừng có độ tàn che 0,6 - 0,7; đường kính bình quân (D= 11
cm), chiều cao bình quân (H: 8-9m), mật độ bình quân (N: 1200 cây/ha), trữ lượng
bình quân (M= 61m3/ha). Tổng trữ lượng rừng K III, khoảng 49.026m3.
Để xây dựng rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc bền vững bao gồm nhiều loài cây
bản địa, đa tác dụng, nhiều tầng, cảnh quan đẹp cần tiến hành từng bước nâng cấp
các đối tượng rừng KII, KIII này.
+ Rừng trồng keo cấp tuổi IV (K IV): Có diện tích 255,0 ha, chiếm 7,9% diện
tích đất có rừng. Rừng có độ tàn che 0,4- 0,5, đường kính bình quân ( D= 14 cm),
chiều cao bình quân ( H= 10 m), mật độ bình quân (N= 800 cây/ha), trữ lượng bình
quân (M= 61m3/ha). Tổng trữ lượng rừng Keo IV, khoảng 15.553m3.
Hiện nay rừng đã đến tuổi thành thục, Keo tai tượng có hiện tượng cây bị gió
làm gãy đổ và rỗng ruột, do đó cần thiết phải khai thác để trồng lại rừng thành rừng
hỗn giao, đa chức năng và phát triển bền vững.
+ Rừng trồng keo cấp tuổi V (Keo V): Có diện tích 45,0 ha, chiếm 1,4% diện
tích đất có rừng. Rừng từ Dự án 327; phân bố ở xã Tân Thái và xã Phúc Tân. Rừng
có độ tàn che 0,7- 0,8, đường kính bình quân ( D= 16 cm), chiều cao bình quân
(H = 12 m), mật độ bình quân (N= 600 cây/ha), trữ lượng bình quân.0
( M= 72m3/ha). Tổng trữ lượng rừng Keo V, khoảng 2.100m 3. Đây là rừng đã quá
tuổi thành thục để lâu sẽ rỗng ruột, gẫy đổ. Do vậy cần khai thác để trồng rừng mới
hiệu quả hơn.
- Đặc điểm đất chưa có rừng
Tổng diện tích đất chưa có rừng là: 246,3 ha, chiếm 7,1% diện tích rừng PH,
trong đó:
+ Đất trống trảng cỏ (IA): Có diện tích 6,6 ha, thực bì chủ yếu là trảng cỏ,
phân bố tại xã Tân Thái và xã Phúc Trìu.
+ Đất trống cây bụi (IB): Diện tích 78,3 ha; thực bì gồm một số loại cây bụi
thân gỗ xen lẫn là trảng cỏ, chiều cao từ 1÷ 1,5m, độ che phủ từ 20 ÷ 30%, tập
trung ở các xã Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Tân, Tân Thái và Vạn Thọ.
+ Đất trống có cây gỗ rải rác (IC): Có diện tích 161,4 ha; thực bì gồm một số
loại cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh, đặc biệt có trạng thái này có nhiều tre, nứa
nhỏ và dây leo bụi rậm và phân bố rải rác tại hầu hết các xã trong vùng.
Tái sinh tự nhiên trạng thái IC: Kết quả điều tra tái sinh được 22 loài cây gỗ
tái sinh, loài cây ưu thế gồm: Giẻ 11,3%, Dền 10.5%, Kháo 9,4%, Lá nến 8,7%,
Sau sau 7,6%, Trường 6,8%, Bời lời 5,9%, Lành ngạnh 5,0%, Lòng mang 4,4%...
12
nguồn gốc tái sinh chủ yếu từ chồi. Mật độ cây tái sinh 2.100 cây/ha, cây tái sinh
có triển vọng cao đạt 72%.
8.3. Tình hình khí hậu thủy văn
a. Đặc điểm khí hậu
Khu vực rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc có nền chung của khí hậu vùng núi
miền Bắc Việt Nam, đặc trưng cơ bản của nền khí hậu này là: có mùa Đông lạnh
hanh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. như vậy khí hậu vùng Dự án là
khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa và chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau. Các đặc trưng chính của khí hậu trong vùng như sau:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 22,5 0C, nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 14,6 0C , nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C vào
tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7) là 27,2 0C . nhiệt độ cao nhất
tuyệt đối là 42,60C vào tháng 6, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,6 0C,
biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8 đến 100C.
- Số giờ nắng trung bình năm là 1.560 giờ, năm cao nhất 1.750 giờ, năm thấp
nhất 1.470 giờ.
- Chế độ ẩm:
+ Lượng mưa trung bình năm là 1750 mm, cao nhất tới 2.450 mm, thấp nhất
1.250 mm. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa
chiếm tới 84% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất có thể tới 300 mm. Từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp chiếm 16% lượng mưa cả năm. Các
tháng có lượng mưa 10 - 20 mm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
+ Lượng bốc hơi bình quân năm 885 mm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình
năm. Lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào các tháng 12, tháng 1, gây nên tình
trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân.
+ Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng
trong năm biến thiên từ 75 - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng
4, tháng 5. Các tháng mùa khô mặc dù ít mưa nhưng có sương mù nên độ ẩm
không khí khá cao.
- Sương muối: ở các thung lũng, sương muối thường xuất hiện vào tháng 12,
tháng 1 với tần suất xuất hiện 1 - 3 lần/năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trưởng
và phát triển của cây trồng, đặc biệt là cây con mới trồng.
b. Đặc điểm thủy văn
Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước khoảng 2500 ha, với dung tích khoảng
175,5 triệu m3. Khi mực nước vượt quá cao trình 46,2 m hoặc vào mùa mưa nước
13
được xả qua tràn, bình thường nước được điều tiết theo nhu cầu sử dụng của con
người, dòng chảy nhỏ và không gây ra dòng xoáy trên hồ.
Nước từ Sông Công và các phụ lưu của sông đổ vào hồ tương đối trong, ít ô
nhiễm đảm bảo cho việc sử dụng và khai thác du lịch.
Tuy nhiên, những năm gần đây lưu lượng nước đổ vào hồ chênh lệch giữa các
mùa càng lớn, do diện tích rừng bị suy giảm, nên tác động tiêu cực như mùa khô
hồ ít nước và có hiện tường bồi lấp lòng hồ.
8.4. Đặc điểm cảnh quan
Hồ Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên và nó gắn
liền với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc.
Với không gian hồ nước rộng khoảng 2500 ha, trên đó bao gồm nhiều đảo và
bán đảo. Ở đây có không khí trong lành mát mẻ. Xung quanh hồ là những dãy núi,
cây rừng bao phủ và những đồi chè xanh mướt nhấp nhô tạo nên một bức tranh
thiên nhiên “sơn thuỷ hữu tình” rất ngoạn mục và phảng phất một chút màu huyền
thoại. Hồ Núi Cốc giống như một chiếc gương khổng lồ soi chiếu tất cả mọi vật tạo
nên cảnh sắc huyền ảo lung linh lúc ẩn, lúc hiện.
Hồ Núi Cốc là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên, trong tường lai là
thị xã năng động phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, nghỉ
ngơi cuối tuần, vui chơi giải trí…
9. Điều kiện về kinh tế - xã hội
9.1. Dân tộc dân số và lao động
a. Về dân tộc:
Khu vực rừng PHBVMT, có 5 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh
chiếm chủ yếu ( 20.503 người) chiếm 83,75%; Dân tộc Tày, Nùng: 1.469 người,
chiếm 6,0%. Dân tộc Sán Dìu: 1.383 người, chiếm 5,65%. Dân tộc Hoa: 881 người, chiếm 3,60%. Các dân tộc khác: 245 người, chiếm 1,0%
b. Dân số và lao động
- Kết quả thống kê đến tháng 12/ 2011 trong khu vực rừng PHBVMT có
5.888 hộ, với tổng dân số là: 24.481 người. Mật độ dân số: 305 người/km2; Tỷ lệ
tăng dân số: 1,45%.
- Tổng số lao động là: 15.913 người, chiếm 65% tổng dân số, trong đó:
+ Lao động nông nghiệp: 14.878 lao động, chiếm 93,5% tổng số lao động.
+ Lao động ngành nghề khác: 1.841 lao động, chiếm 6,5% tổng số lao động.
Nhìn chung nguồn nhân lực trong khu vực rừng PHBVMT dồi dào, nhân dân
cần cù lao động, song chủ yếu là lao động nông nghiệp (93,5%), trình độ lao động
14
còn thấp, lao động còn thiếu việc làm; trong khi tỷ lệ tăng dân số còn cao, nhu cầu
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng tăng lên, đặc biệt là nhu cầu chất đốt (sao
sấy chè) và diện tích canh tác lương thực, diện tích đất làm nhà ở…Đây là những
sức ép lớn đến rừng và đất lâm nghiệp.
9.2. Tình hình kinh tế, xã hội
a. Kinh tế chung
- Tổng thu nhập năm 2011 toàn khu vực đạt 63.653,6 triệu đồng, thu nhập
bình quân 4 triệu đồng/người/năm.
- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 25,8% theo chuẩn mới.
- Cơ cấu kinh tế khu vực trong những năm gần đây có xu thế chuyển dịch
theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ. Tuy nhiên nhìn chung nền kinh tế vẫn là nông lâm chiếm chủ đạo.
Bảng 5: Cơ cấu kinh tế khu vực
Ngành kinh tế
Tỷ trọng (%)
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Nông lâm nghiệp
70,2
64,2
61,2
Công nghiệp, xây dựng
12,5
15,6
16,7
Dịch vụ, thương mại
17,3
20,2
22,1
Tổng cộng
100
100
100
Nguồn: Số liệu thống kê của các xã
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Từ năm 2009 đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng
trung bình năm đạt 11,5%, trong đó thương nghiệp và dịch vụ tăng 20%, công
nghiệp, xây dựng tăng 17,5 %, thấp nhất là nông, lâm nghiệp tăng 5,2%.
b. Về sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt là nghề chính của nhân đân trong vùng. Lúa và cây màu vẫn là
cây trồng chủ yếu. Năng suất cây trồng không ngừng được nâng lên nhờ áp dụng
những tiến bộ về giống và kỹ thuật canh tác.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 2.671 ha trong đó:
+ Diện tích đất ruộng:
1.775 ha.
+ Diện tích màu và cây công nghiệp:
896 ha.
Năng suất bình quân: Lúa 43,3 tạ/ha, Ngô 41,5 tạ/ha, Khoai, sắn 63,5 tạ/ha.
15
Tổng sản lượng lương thực ( kể cả màu quy thóc) 32.200 tấn/năm.
Bình quân lương thực đạt: 520 kg/người/năm.
Ngoài ra đây còn là vùng chè lớn của tỉnh, với diện tích 650 ha. Năng suất 80
tạ/ ha. Sản lượng chè hàng năm 520 tấn, đem lại nguồn thu đáng kể cho các hộ sản
xuất nông lâm nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trong vùng.
- Chăn nuôi: Theo số liệu của các xã năm 2011, số lượng gia súc, gia cầm
trong khu vực thực tại như sau:
+ Tổng đàn trâu: 2134 con, trung bình có 0,4 con/hộ.
+ Tổng đàn bò: 344 con, trung bình có 0,05 con/hộ.
+ Tổng đàn lợn: 8.023 con, trung bình có 1,3 con/hộ.
+ Gia cầm các loại: 31.494 con, trung bình có 5,3 con/hộ.
Với lượng gia súc nói trên nếu không có kế hoạch quản lý, bảo vệ tốt sẽ ảnh
hưởng tới công quản lý, bảo vệ rừng nhất là rừng mới trồng. Trong những năm tới
khu vực cần quy hoạch bãi chăn thả cụ thể từng địa phương và thay đổi lại tập
quán chăn thả thành chăn dắt.
c. Thuỷ sản:
Khu vực nghiên cứu có nhiều ao, sông suối và có hồ Núi Cốc, diện tích nuôi
trồng thuỷ sản khoảng 2.500 ha, sản lượng hàng năm khoảng 40 ÷ 50 tấn/năm,
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của địa phương, đã cung cấp cá, tôm và
các loại thuỷ sản khác cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh.
d. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Hệ thống giao thông khu vực khá phát triển, gồm cả trục chính
và các đường nhánh, tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh, tổng chiều
dài các tuyến đường khoảng 150 Km. trong đó chủ yếu là đường nhựa, đường vào
trụ sở UBND các xã và các điểm cư dân chính rất thuận lợi.
- Thuỷ lợi:
+ Số đập nước hiện có: 3 cái.
+ Số phai, rọ chặn nước có: 6 cái.
+ Mương máng tưới tiêu có: 71,4km, trung bình có 0,014km/ha.
Với các công trình thuỷ lợi nói trên, đã đáp ứng tới tiêu được khoảng 90%
diện tích đất canh tác, 10% diện tích còn lại canh tác phụ thuộc vào nước mưa.
- Hạ tầng cơ sở: Hầu hết 6 xã đều có UBND được xây kiên cố nhà 2 tầng có
đủ các phòng ban; các điểm trường học, trạm xá đã được xây nhà cấp 4 tương đối
khang trang.
16
- Điện lưới quốc gia đã về đến được hầu hết các xã trong vùng, tuy nhiên còn
xã Phúc Tân mới có khoảng 80% số hộ được dùng điện lưới quốc gia, một số hộ ở
vùng sâu vẫn phải sử dụng điện do nước tự chảy.
e. Văn hoá xã hội
- Y tế: Tuyến y tế cơ sở có 6 trạm xá với 26 giường bệnh, 41 y, bác sỹ, bình
quân 617 người/y, bác sỹ.
Nhìn chung, về y tế còn thiếu cán bộ y, bác sỹ; các trang thiết bị, y cụ, cơ sở
vật chất chưa đáp ứng đầy đủ, do đó đã ảnh hưởng tới việc khám và chữa bệnh cho
nhân dân trong vùng.
- Giáo dục: Do được sự quan tâm của Nhà nước, các cấp chính quyền nên
trong những năm gần đây cơ sở vật chất của ngành giáo dục đã được chú trọng đầu
tư, xây dựng. Các phòng học đã nâng cấp, các cơ sở phân trường đã được bố trí
xây dựng tới tận thôn bản (trong khu vực có 178 lớp học với 259 giáo viên, trung
bình có 23 học sinh/giáo viên). Đời sống của cán bộ giáo viên ngày càng được cải
thiện. Tuy nhiên, trang thiết bị giảng dạy còn thiếu, do đó đã làm ảnh hưởng tới
chất lượng giảng dạy và học tập.
- Thông tin văn hoá: Đã được chú ý phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Hiện
tại 80% số dân trong khu vực được xem truyền hình, 95% được nghe đài phát
thanh sóng Trung ương, hầu hết ở các xã đã có trạm bưu điện và nhà văn hóa xã.
Nên mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sớm được cập nhật, góp
phần nâng cao trình độ văn hoá và trình độ dân trí của nhân dân.
10. Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
10.1. Công tác giao đất, giao rừng
Công tác giao đất, giao rừng của khu vực được thực hiện từ năm 1984 do hạt
kiểm lâm và UBND xã công nhận một số vườn rừng của các hộ nông dân. Đến
năm 1998 việc giao đất, giao rừng mới được thực hiện theo các văn bản của UBND
tỉnh Thái Nguyên và Nhà nước cho đến nay, kết quả như sau:
a. Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
Từ năm 1999 đến nay, đã giao đất, giao rừng là: 999,39 ha, cho 1.224 hộ gia
đình, trong đó:
+ Diện tích đã được cấp sổ Đỏ là: 115,31 ha, thuộc 73 hộ (xã Phúc Trìu có 5
hộ với diện tích 4,5 ha, xã Tân Thái có 68 hộ với diện tích 110,81 ha).
+ Còn lại 884,08 ha, thuộc 1.151 hộ, mới được cấp (bìa Xanh).
b. Giao đất giao rừng cho các tổ chức khác:
Trong khu vực có 4 đơn vị được UBND tỉnh giao cho quản lý bảo vệ rừng là
Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội Thái Nguyên diện tích 50,0 ha và
17
Khách sạn du lịch Công đoàn diện tích 4,20 ha. Khách sạn Phương Nam 2,0 ha,
Công ty trách nhiệm hữu hạn môt thành viên du lịch sinh thái Trường Sinh 2,0 ha.
Nhưng tất cả các chủ quản lý này mới chỉ có quyết định của tỉnh, chưa được cấp
GCNQSD đất.
Nhìn chung, sau khi được giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp nhiều tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân đã ý thức được vai trò của mình trên diện tích đất lâm nghiệp
được giao và lợi ích kinh tế từ rừng. Chính vì vậy, đã có bước chuyển đổi về cơ
cấu đầu tư và thu nhập của các hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình, cá nhân, doanh
nghiệp đã đầu tư lao động, tiền vốn để bảo vệ rừng; phát triển và kinh doanh từ
rừng có hiệu quả.
Tuy nhiên, công tác giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập:
- Hồ sơ giao đất giao rừng còn sơ sài và thiếu nhất quán. Ranh giới khu rừng
không được xác định tại thực địa, nhiều diện tích giao chồng chéo giữa các chủ,
nên thường xảy ra tranh chấp.
- Xác định diện tích giao bằng phương pháp đo đạc đơn giản còn thiếu chính
xác. Chưa xác định được chất lượng, giá trị rừng…trước khi giao khoán, dẫn đến
người nhận rừng không được hưởng lợi từ sinh khối tăng thêm của rừng.
10.2. Kết quả hoạt động lâm nghiệp
Bảng 6: Kết quả sản xuất lâm nghiệp
Hạng mục
ĐVT
Theo năm
Cộng
2006
20007
20008
2009
2010
2011
I. Xây dựng vốn rừng
- Bảo vệ rừng
Ha
5.228,7
860,4
815,0
718,4
942,1
996,8
896,0
- Khoanh nuôi TS
Ha
601,1
199,0
199,0
182,1
7,3
13,7
0
- Chăm sóc rừng trồng
Ha
3235,9
593,7
540,0
664,9
446,2
528,1
463,0
- Trồng rừng
Ha
927,8
203,9
260,0
58,8
218,0
187,1
0
- XD trạm bảo vệ rừng
Triệu đ
318,6
150,0
- Khuyến lâm, KHKT
Triệu đ
124,4
- XD đường LN
Triệu đ
1083,2
Tổng đầu tư vốn NS
Triệu đ
10.046,4
II. Hoạt động khác
161,1
6,0
7,5
15,0
80,9
394,2
1121,6
18
1315,
1062,0 2205,7
22,5
689
2.456,
1885
5
6
Nguồn: Số liệu của BQL rừng PHBVMT
a. Quản lý bảo vệ rừng:
Công tác quản lý, bảo vệ rừng từ năm 2006 đến năm 2011 đã bảo vệ được
5.228,7 ha ; đây là diện tích rừng trồng hết tuổi chăm sóc đã được đưa vào bảo vệ.
Lực lượng bảo vệ rừng trong khu vực chủ yếu là lực lượng kiểm lâm, các tổ
bảo vệ và BQL khoán cho các hộ gia đình của các xã. Công tác quản lý bảo vệ
được thực hiện tốt, hiện tượng khai thác, đốt phá rừng bừa bãi hầu như không xảy
ra, các vụ vi phạm lâm luật được sử lý nghiêm và kịp thời.
b. Khoanh nuôi phục hồi rừng
Từ năm 2006 đến 2011 đã khoanh nuôi được 601,1 ha. Nhìn chung rừng
phục hồi tương đối tốt. Tuy nhiên, là khu vực đông dân cư, đất trống đồi trọc hình
thành do quá trình làm nương rẫy nhiều lần vì vậy khả năng tái sinh rừng tự nhiên
còn hạn chế so với các khu vực khác trong tỉnh.
c. Trồng rừng:
Tổng diện tích rừng trồng trên khu vực (từ năm 2006 - 2011) là: 927,8 ha, đây
là diện tích trồng rừng theo dự án 661 và bằng vốn tự có của người dân. Về diện
tích cũng như chất lượng cây trồng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, rừng
trồng chủ yếu thuần loại Keo Tai tượng, tuổi thọ thấp, giá trị cảnh quan, kinh tế
thấp. Hiện Trung tâm sinh thái Trường Sinh mới trồng 3,5 ha thử nghiệm Lát,
Trám, Re… cây sinh trưởng tốt. Đây là mô hình cần được theo dõi , nghiên cứu và
nhân rộng.
d. Các hoạt động khác
Việc xây dựng trạm bảo vệ rừng, công tác khuyến lâm và chuyển giao khoa
học công nghệ, xây dựng đường lâm nghiệp kết hợp bảo vệ rừng…đã được quan
tâm đầu tư, nhưng chưa nhiều và thường xuyên.
Tổng đầu tư cho hoạt động lâm nghiệp tại Hồ Núi Cốc từ 2006-2011 là:
10.046,4 triệu đồng và được tăng đều theo các năm. Tuy nhiên, năm 2011 là năm
chuyển tiếp kế hoạch nên có phần chưa đảm bảo như: trồng rừng, khoanh nuôi tái
sinh, đầu tư hạ tầng…
10.3 . Hoạt động các dự án lâm nghiệp
Trong khu vực đã thực hiện các dự án sau:
a. Dự án 327 (1993 – 1998)
- Kết quả thực hiện:
19
+ Về lâm sinh: Bảo vệ rừng: 2.190 ha; Khoanh nuôi rừng: 234 ha và trồng
rừng: 1.506 ha.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng: Mở được 5 Km đường lâm nghiệp ở xã Phúc Tân
huyện Phổ Yên.
+ Tổng vốn đầu tư của dự án là: 3.374 triệu đồng.
- Đánh giá chung : Dự án đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần đẩy
nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong khu vực, không ngừng nâng cao
độ che phủ của rừng, tạo môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tại, điều hoà nguồn
nước, bước đầu phát huy được hiệu quả phòng hộ hồ Núi Cốc.
Dự án đã góp phần tạo việc làm ổn định cho đồng bào các dân tộc, góp phần
thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và Chính phủ. Diện tích rừng
trồng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cung cấp nguyên liệu, cung cấp gỗ, củi
cho nhân dân trong vùng.
Tuy nhiên, Dự án mới chỉ chú trọng vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc
nên chất lượng rừng thấp, hiệu quả kinh tế của rừng không cao dẫn đến đời sống
của người dân tham gia vào dự án còn gặp nhiều khó khăn.
b. Dự án 661 (1999 – 2011)
- Kết quả thực hiện
+ Về lâm sinh: Bảo vệ rừng: 5.530 ha. Khoanh nuôi rừng: 932 ha. Trồng
rừng: 4.434 ha.
+ Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng: Chỉ đầu tư xây dựng được 1 vườn ươm
với công suất 200.000 cây giống các loại/năm.
+ Tổng vốn đầu tư của dự án là: 2.285,329 triệu đồng.
- Đánh giá chung về dự án: Dự án đã góp phần tạo việc làm ổn định cho đồng
bào các dân tộc, góp phần thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và
Chính phủ, do đó người dân nhiệt tình tham gia vào dự án. Vốn đầu tư đã tập
trung, nhà nước đã có cơ chế, chính sách hưởng lợi cho người dân tham gia vào dự
án do đó đã tăng được trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng. Bước đầu dự án đã áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu lâm sinh, nhất là công tác tạo
cây giống.
Tuy nhiên, vốn đầu tư cho khâu lâm sinh còn thấp, chưa đáp ứng được kịp
thời nên chưa có động lực để khuyến khích sự tham gia của người dân, vốn đầu tư
cho cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị cho dự án không đáng kể, dẫn đến việc triển
khai thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn. Diện tích rừng trồng còn phân tán, chỉ
tập trung ở những khu vực thấp, gần và dễ làm. Một số diện tích rừng trồng sử
dụng nguồn vốn 661 cho trồng rừng PH nhưng lại trồng sai đối tượng ( trồng trên
đối tượng rừng sản xuất)
20
10.4. Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh
- Hiện nay trong khu vực có Ban quản lý rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc, với
nhiệm vụ là quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng phòng hộ thực hiện theo
kế hoạch hàng năm mà Chi cục kiểm lâm phân bổ xuống.
- Một số đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân và các hộ gia đình được giao
đất, giao khoán rừng đã thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng bước đầu
có hiệu quả.
10.5. Hoạt động chế biến gỗ và lâm sản
Các xưởng chế biến lâm sản: Trong khu vực có 9 xưởng chế biến nhỏ. Các
xưởng chế biến lâm sản này thu hút được một số lao động đáng kể và hàng năm
cung cấp một số mặt hàng mộc cho nhân dân. Tuy nhiên, những xưởng chế biến
nhỏ này cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng khai thác lâm sản bừa bãi diễn ra
tại một số xã.
10.6. Đánh giá chung về kết quả sản xuất lâm nghiệp.
* Thành tựu:
+ Đã cơ bản thoát khỏi tình trạng suy thoái rừng và bước vào giai đoạn phục
hồi, rừng đã được bảo vệ, công tác trồng rừng không ngừng phát triển, môi trường
sinh thái được cải thiện
+ Độ che phủ rừng năm 2000 là 32,41% đến nay ( năm 2011) đạt 39,59%.
+ Thông qua công tác tuyên truyền vận động và thực hiện các Dự án mà nhận
thức của người dân về rừng và nghề rừng đã được nâng lên rõ rệt.
+ Các chương trình trồng rừng, bảo vệ khoanh nuôi rừng đã tạo việc làm cho
hàng ngàn lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân.
* Một số tồn tại:
+ Hiện nay, tuy Ban quản lý rừng phòng hộ đã được thành lập, nhưng vẫn
chưa được giao đất, giao rừng. Một số diện tích nằm trong rừng phòng hộ đã được
cấp sổ đỏ từ năm 1999 cho các thành phần kinh tế khác, điều này dẫn đến công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng rất khó khăn.
+ Trong giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ, sự phối hợp của các Ban,
Ngành, địa phương và BQL rừng chưa thống nhất (cụ thể phòng tài nguyên và môi
trường cấp GCNQSDĐ không thông qua Ban quản lý rừng phòng hộ để phối hợp).
+ Mặc dù diện tích rừng tăng, nhưng chất lượng rừng vẫn suy giảm, thể hiện
là rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng giầu, rừng trung
bình đã không còn. Rừng trồng chủ yếu rừng thuần loại, khả năng phòng hộ kém,
cảnh quan đơn điệu...
21
+ Trong trồng rừng vẫn còn mang nặng tư tưởng trồng rừng phủ xanh đất
trống đồi trọc, quảng canh; loài cây trồng còn đơn giản.
+ Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được chú trọng, nhưng vẫn còn hiện tượng
để sảy ra cháy rừng, khai thác lâm sản và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm
nghiệp trái phép.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật lâm nghiệp tuy được đầu tư, nhưng còn hạn chế và
thiếu đồng bộ. Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư bảo vệ, phát triển rừng, kinh
doanh rừng chưa nhiều. Vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng còn thấp.
+ Hiệu quả sử dụng rừng, đất rừng còn thấp, người dân tham gia nghề rừng
thu nhập thấp...
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
+ Là khu vực có điều kiện phát triển du lịch; mật độ dân số tăng cao; quỹ đất
hạn chế; sự cạnh tranh về sử dụng đất giữa các ngành ngày trở nên gay gắt.
+ Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, phụ thuộc vào thiên nhiên, có rủi
ro lớn, lợi nhuận thấp. Kinh phí, suất đầu tư còn hạn chế (mang tính hỗ trợ). Đời
sống của nhân dân sống trong rừng, gần rừng còn gặp nhiều khó khăn, không có
khả năng đầu tư vốn cho trồng rừng.
+ Cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, trồng rừng và tham gia đầu
tư kinh doanh rừng còn chưa phù hợp, công tác quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng chưa đồng bộ.
- Đất lâm nghiệp thường bị chuyển đổi do nhu cầu phát triển của các ngành
khác và phát triển KTXH của địa phương.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Người dân tuy đã nhận thức được tác dụng của rừng, nhưng chưa nhận thức
đầy đủ về vai trò, vị trí, ý nghĩa của rừng đối với phòng hộ môi trường sinh thái;
phát triển du lịch và phát triển KTXH bền vững.
+ Chưa phát huy hết tiềm năng đất đai hiện có để phát triển sản xuất, chưa
huy động hết tiềm năng nội lực hiện có của nhân dân.
+ Trong trồng rừng phần lớn vẫn trồng những loài cây có giá trị thấp, chưa
thực hiện trồng các loài cây vừa cho giá trị cao về kinh tế vừa phòng hộ, bảo vệ tốt
môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan phục vụ phát triển du lịch...
+ Sự phối hợp giữa các sở, ban ngành và chính quyền địa phương vào công
tác bảo vệ và phát triển rừng còn chưa chặt chẽ và đồng bộ.
IV. Những lợi thế, hạn chế và thách thức
22
1. Những lợi thế
- Những năm qua được sự quan tâm của UBND tỉnh và các ngành có liên
quan, cùng với sự quan tâm của Trung ương và sự chuyển đổi nhận thức trong
nhân dân nên công tác trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kinh tế
vườn đã thu được những thành quả đáng khích lệ
- Nhân dân và lãnh đạo các cấp đã nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng
hệ thống rừng phòng hộ cho khu vực để bảo vệ chống sạt lở bờ hồ, hạn chế tốc độ
bồi lắng lòng hồ, nâng cao tuổi thọ của công trình.
- Về điều kiện tự nhiên: Khu vực rừng PHBVMT có điều kiện khí hậu, quỹ
đất lâm nghiệp tương đối lớn và phù hợp với các loại cây trồng nông – lâm nghiệp,
cây công nghiệp, đặc sản...
- Đời sống của nhân dân trong khu vực khá ổn định, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển rừng và xây dựng rừng PHBVMT, làm đẹp cảnh quan cho khu
du lịch hồ Núi Cốc,
- Khu vực có tiềm năng lao động khá dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong
trồng cây gây rừng, hoàn toàn có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ xây dựng hệ thống
rừng PHBVMT.
2. Những hạn chế và thách thức
- Mặc dù tỉ lệ che phủ của rừng trên tổng diện tích tự nhiên khu vực tương đối
cao (36,59 %). Song sự phân bố của rừng không đồng đều, chủ yếu là rừng trồng
thuần loài. Nên tác dụng cho phòng hộ chưa cao.
- Tiếp giáp với rừng PHBVMT là các khu dân cư có mật độ dân số cao, nhu
cầu về gỗ xây dựng, chất đốt (củi) ngày càng tăng, trong khi nguồn nguyên liệu,
năng lượng thay thế còn hạn chế, ảnh hưởng tới việc quản lý và bảo vệ rừng.
- Tập đoàn cây trồng còn đơn giản chưa phù hợp với mục đích PHBVMT, loài
cây trồng chủ yếu Keo, Bạch đàn, chưa trồng xen những cây bản địa, nên khả năng
phòng hộ, cảnh quan… còn hạn chế.
- Trong khu vực có nghề trồng và kinh doanh chè nổi tiếng của cả nước và có
nhiều hoạt động dịch vụ du lịch có thu nhập cao, trong khi thu nhập từ nghề rừng
thấp. Đây là thách thức lớn trong việc thu hút nhân dân tham gia nghề rừng.
- Thách thức lớn nhất là xung đột về sử dụng đất lâm nghiệp với mục đích sử
dụng đất khác. Mâu thuẫn giữa đảm bảo diện tích bảo vệ và phát triển rừng với xây
dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, công nghiệp và du lịch….
23
Phần thứ hai
NỘI DUNG THIẾT KẾ KỸ THUẬT
I. CÁC CĂN CỨ VÀ YÊU CẦU XÂY DỰNG RỪNG PHBVMT
- Căn cứ vào mục tiêu Dự án xác lập rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc và quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể khu du lịch Hồ Núi Cốc
- Căn cứ vào đặc điểm khí hậu, đất đai, vị trí, hiện trạng rừng và đất lâm
nghiệp của khu rừng…
- Yêu cầu tổ chức không gian cho khu rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc cần đảm
bảo các nội dung sau:
+ Đảm bảo tốt các chức năng PHBVMT của rừng và phục vụ phát triển du
lịch, phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
+ Không gian rừng và cây xanh phải phù hợp với địa hình, địa thế, các công
trình xây dựng, các khu du lịch vui chơi giải trí, khu công sở, cơ quan, trường học,
khu dân cư…phù hợp với dự kiến đã quy hoạch trong tương lại.
- Về mô hình rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc, có thể xây dựng một số mô
hình trong tương lai chủ yếu sau:
* Mô hình rừng tự nhiên, PHBVMT, đa dạng sinh học phục vụ cho nghiên
cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và phục vụ du lịch sinh thái.
* Mô hình rừng trồng làm đẹp cảnh quan môi trường chung:
+ Mục đích: Phòng hộ đầu nguồn, PHBVMT, tạo vẻ đẹp thẩm mỹ đặc biệt
phù hợp với cảnh quan tổng thể của khu vực rừng Hồ Núi Cốc.
+ Bố trí cây trồng
. Phần đỉnh dông: Thông Mã vĩ, Chò chỉ, Chò nâu, sến mật….
. Phần sườn dông: Sau sau, Dẻ, Trám, Lim xẹt, lim xanh, Lát hoa, Re, Giổi…
. Phần chân dông: Vàng anh, Muồng hoa vàng, Bằng lăng, Lim xẹt, Me…
* Mô hình rừng trồng, rừng tự nhiên trên bán đảo và các đảo độc lập trong
lòng hồ
+ Mục đích: PHBVMT, làm đẹp cảnh quan phù hợp với không gian các điểm
du lịch và cảnh quan chung của hồ, là nơi du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ
ngơi cuối tuần….
+ Bố trí cây trồng
24
. Phần đỉnh dông: Thông hoặc các loài cây khác như: chò nâu, Chò chỉ…
. Phần sườn dông: Trám, dẻ, giổi, Lát hoa, lim xanh, các loài cây bản địa khác
. Phân chân dông (giáp mặt hồ): Phượng vĩ, Muồng hoa vàng, Vàng anh,
Bằng lăng, Sữa, Dâu da xoan, Móng bò, Dừa, Cọ, Liễu rủ, Bụt mọc…
* Mô hình rừng trồng phòng hộ, cảnh quan, kinh tế
+ Mục đích: Tạo rừng PHBVMT, cảnh quan đẹp kết hợp thu các sản phẩm
kinh tế từ rừng như: hoa, quả, nhựa, dược liệu….
+ Địa điểm: gần các điểm dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp…có điều kiện
chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch
+ Bố trí cây trồng: Phần đỉnh và sườn trên lô rừng: trồng Thông và các loài
cây cảnh quan; Phần sườn dưới và chân dông trồng các loài cây ăn quả, đặc sản
như: Trám, Dẻ, Sấu, Mít, Hồng không hạt, Mận, bưởi da xanh, song mây, dược
liệu…..
- Yêu cầu về tập đoàn cây trồng.
+ Cây trồng có yêu cầu sinh thái phù hợp với đặc điểm khí hậu, các loại
đấtđai, vị trí, cảnh quan….
+ Đa dạng về chủng loại, mầu sắc và hình thái, bao gồm cả cây gỗ lâu năm.
Cây bản địa, cây trồng phục vụ cho mục đích công nghiệp chế biến, cây đặc sản,
cây lâm sản ngoài gỗ…
- Cần có đầu tư cao và chủ động nguồn giống, khi cần phải điều chỉnh và kịp
thời thay thế cây. (Nguồn cây lấy tại vườn ươm của Ban quản lý, các vùng lân cận
hoặc nhập nội).
II. THIẾT KẾ KỸ THUẬT LÂM SINH.
1. Khoán bảo vệ rừng
1.1. Đối tượng
Diện tích rừng hiện có và rừng sau khi đã được đầu tư làm giầu rừng, KNTS,
cải tạo nâng cấp và trồng rừng hết giai đoạn đầu tư cơ bản.
1.2. Địa điểm, diện tích
- Diện tích tại hầu hết các xã
- Diện tích khoán bảo vệ trung bình hàng năm là: 1750 ha (Chi tiết Bảng 7)
1.3. Biện pháp tác động
- Tiến hành thiết kế bảo vệ đến từng lô rừng.
25