Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đánh giá hiện trạng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng rừng thâm canh nguyên liệu công nghiệp bằng cây Keo lai ( Acacia Hybrid ) ở xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.79 KB, 64 trang )

1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với khoa học tiến bộ phát triển là nhu cầu về hàng hóa
càng tăng cao, gỗ rừng rừng là một loại hàng hóa cũng nằm trong số những
hàng hóa đó. Để đáp ứng được nhu cầu đó con người đã áp dụng những biện pháp
kỹ thuật để nâng cao năng suất cũng như sản lượng của rừng. Việc áp dụng những
tiến bộ khoa học này đã được thực hiện ở rất nhiều nước trên thế giới, còn ở Việt
Nam thì việc ứng dụng tiến bộ khoa học còn nhiều hạn chế.
Việt Nam là một trong những nước có sản lượng gỗ xuất khẩu ra nước
ngoài lớn trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật
Bản. Trên thực tế thì mặc dù xuất khẩu nhiều nhưng Việt Nam vẫn phải nhập
khẩu một lượng khá lớn gỗ nguyên liệu từ các nước khác. Theo số liệu thống
kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 5/2009, nhập khẩu gỗ nguyên liệu
các loại là 80 triệu USD, tăng 27% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 17,5%
so với cùng kỳ năm 2008. Tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu
các loại tiếp tục chậm lại so với các tháng đầu năm. Kim ngạch nhập khẩu gỗ
nguyên liệu 5 tháng đầu năm 2009 là 273 triệu USD, giảm 40% so với cùng kỳ
năm ngoái.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 đã
đề ra mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2010 đạt 5,56 tỷ USD. Tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm của kim ngạch xuất khẩu gỗ vào khoảng trên
30%/năm. Con số này cho thấy nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các doanh
nghiệp xuất khẩu sẽ tăng mạnh từ nay đến năm 2010 và đến năm 2020. Với
tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu gỗ cho xây dựng và các nhu
cầu khác trên thị trường nội địa cũng được các chuyên gia dự báo là sẽ liên
tục tăng. Đáp ứng được nhu cầu gỗ ngày càng tăng của xã hội đồng thời góp
phấn cải thiện phần nào khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, ngành


Lâm nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp lựa chọn các loài
cây mọc nhanh và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng rừng trồng.


2

Một trong những loài cây nguyên liệu có khả năng sinh trưởng nhanh
được đề cập đến đó là cây Keo lai (Acacia huybrids). Cây keo lai là 1 trong
48 loài cây trồng chính để trồng rừng sản xuất đã được Bộ Nông nghiệp &
PTNT công nhận tại Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005. Keo
lai không chỉ là giống có ưu thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có
khả năng thích ứng với nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải
thiện môi trường sinh thái. Gỗ Keo lai có thể được sử dụng cho nhiều mục
đích khác nhau như ván sàn, ván dăm, trụ mỏ và đặc biệt hơn cả là được sử
dụng trong công nghiệp sản xuất giấy. Keo lai có khối lượng gỗ lấy ra lớn gấp
2 - 3 lần keo tai tượng và Keo lá tràm, hàm lượng xenlulô trong gỗ cao, lượng
lignin thấp, do đó có hiệu suất bột giấy lớn, chất lượng bột giấy tốt.
Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã có chủ trương đẩy mạnh
công tác trồng rừng sản xuất và loài cây trồng chính được đưa vào trồng là
cây Keo lai và cây Keo tai tượng ngoài ra còn có các loài cây khác khá phổ
biến như: Mỡ, Bạch Đàn.... nhưng theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp
và PTNT tỉnh Bắc Kạn thì lượng tăng trưởng bình quân hàng năm là không
cao khoảng 15 - 18m3/ha/năm. Với lượng tăng trưởng như vậy thì khả năng
đáp ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu cho địa phương là không đủ. Vì vậy, cần
cần phải nâng cao được năng suất và chất lượng rừng trồng. Để thực hiện
được mục tiêu trên cần phải lựa chọn giống tốt, điều kiện lập địa và áp dụng
các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp.
Xuất phát từ những thực tế trên tôi thấy thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện
trạng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng rừng thâm canh

nguyên liệu công nghiệp bằng cây Keo lai ( Acacia Hybrid ) ở xã Lục Bình,
huyện Bạch Thơng, tỉnh Bắc Kạn” là rất cần thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đánh giá kết quả áp dụng tiến bộ khoa học trong trồng rừng
nguyên liệu ở khu vực nghiên cứu nhằm phát hiện và bổ sung các giải pháp
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng nguyên liệu mà người dân chưa áp
dụng hoặc áp dụng không đúng.


3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công tác trồng rừng nguyên liệu tại xã Lục Bình.
- Đánh giá được khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất kinh doanh rừng trồng Keo lai tại xã Lục Bình.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển rừng trồng nguyên liệu công
nghiệp bằng Keo lai tại các lô rừng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật trong trồng rừng Keo Lai.
1.4. Ý nghĩa chuyên đề
1.4.1. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được thực tế áp dụng những tiến bộ khoa học của địa phương
trong trồng rừng đối với cây keo để làm tài liệu tham khảo cho Lâm Trường
Bạch Thông và người dân tham gia trồng rừng.
1.4.2. Ý nghĩa học tập
Thực hiện chuyên đề giúp sinh viên củng cố thêm kiến thức đã học vào
công tác nghiên cứu khoa học ngoài thực tiễn và áp dụng những kiến thức đó
vào thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả.
Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho khoa, trường và địa phương nơi
thực hiện chuyên đề.



4
PHẦN 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.4.1.1. Khái quát tình hình trồng rừng ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
Từ trước năm 1900, trên thế giới chưa có nhu cầu trồng rừng thâm canh
cho mục đích công nghiệp, mặc dù đã có một số nước quan tâm đến do việc
thiếu gỗ từ rừng tự nhiên. Trong giai đoạn này biện pháp kỹ thuật lâm sinh
được chú ý và có đóng góp quan trọng cho đến nay là việc trồng thử nghiệm
các loại cây ngoại lai cũng như cây bản địa trồng phục vụ mục đích kinh
doanh. Giai đoạn 1900 - 1945, việc trồng rừng đã được tiến hành ở nhiều
nước trên thế giới. Nhiều tiến bộ về kỹ thuật lâm sinh đã được áp dụng cho
trồng rừng trong thời kỳ này, như nghiên cứu của Craib ở Nam Phi vào những
năm 1930 về tỉa thưa và tỉa cành (Craib 1934, 1939, 1947), hệ thống trồng
rừng “Taungya” được sử dụng rộng rãi ở Kenya vào năm 1910 (FAO 1967b),
ở Trinidad là phương pháp chính để trồng rừng Tếch.
Giai đoạn (1945 - 1965), trồng rừng thâm canh bắt đầu được quan tâm,
việc sử dụng giống cây ngoại lai trồng ở các nước nhiệt đới được đề xuất (Hội
nghị lâm nghiệp thế giới 1954) các chương trình trồng rừng thương mại ở FiJi,
Papua New Guinea đã được thực hiện.
Đến giai đoạn (1966 - 1980) các diện tích rừng trồng thâm canh được mở
rộng nhanh chóng để phục vụ cho công nghiệp chế biến và các nhu cầu khác,
các kỹ thuật lâm sinh đã được áp dụng và đặc biệt là công tác chọn, nhân giống
áp dụng vào sản xuất được quan tâm, như ở Brazil có nơi đã chuyển đổi hơn
400.000 ha rừng kém chất lượng thành rừng trồng các loài cây Thông (Pinus
caribaea) và Bạch đàn (E. saligna).

Từ sau năm 1980, diện tích rừng trồng cơng nghiệp ngày càng được mở
rộng, hơn 14 triệu ha rừng đã được trồng trong 15 năm, Sedio (1987) ước
lượng diện tích rừng trồng ở Châu Mỹ la tinh giữa 1980 - 1990 tăng gấp 3 lần
và sản lượng gỗ công nghiệp tăng gấp 4 lần từ rừng trồng và có thể thoả mãn
50% tổng yêu cầu của khu vực.


5

Evans, J. (1992) [16] cho rằng: Trước năm 1965 các nước nhiệt đới và
cận nhiệt đới mới chỉ trồng khoảng 60,7 triệu ha rừng, nhưng đến năm 1980
đã trồng được gần 21 triệu ha và đến năm 1990 đã đạt gần 43 triệu ha, chiếm
khoảng 30% diện tích rừng trồng trên toàn thế giới, đến năm 2000 diện tích
rừng trồng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới khoảng 60
triệu ha. Các loài cây sử dụng để trồng rừng chủ yếu là: Eucalypcua, Pinus,
Acacia, swietenia macrophylla....Mục tiêu trồng rừng chủ yếu là cung cấp gỗ
nguyên liệu cho công nghiệp giấy ván nhân tạo, gỗ xẻ, chất đốt và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Như vậy, lịch sử phát triển rừng trồng theo hướng trồng rừng thâm canh
đã được quan tâm từ lâu, đặc biệt trong vài thập kỷ trở lại đây, nhiều quốc gia
đã tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu cải thiện giống và nhân giống cây rừng,
vì vậy năng suất rừng trồng bằng một số loài cây mọc nhanh như keo, bạch
đàn và một số cây trồng rừng khác đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Điển hình như ở Công Gô, Trung Quốc đã chọn được giống bạch đàn có năng
suất từ 40 – 50 m3/ha/năm, Cộng hoà Nam phi cũng đã tuyển chọn được dòng
E. grandis năng suất đạt trên 40 m3/ha/năm, ở các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Brazil thông qua con đường lai tạo giữa các loài Bạch đàn, đã lựa chọn
được một số tổ hợp lai cho năng suất từ 40 – 60 m 3/ha/năm (Zobel et al.
1993), mợt sớ rừng Bạch đàn thí nghiệm bình qn đạt 100 m3/ha/năm.
Kết hợp với công tác cải thiện giống, nhân giống, nhiều nước đã có các

công trình nghiên cứu đồng bộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hiện
đại trong trồng rừng thâm canh với các điều kiện gây trồng khác nhau, như
chọn lập địa, làm đất, bón phân và chăm sóc rừng.... Vì vậy, năng suất rừng
trồng cũng được tăng lên rõ rệt.
2.1.2.2. Các nghiên cứu về trồng rừng thâm canh và thâm canh trồng rừng
trên thế giới
a) Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng
Lập địa được hiểu là tất cả các yếu tố ngoại cảnh thường xuyên tác động
tới sự sinh tồn và phát triển của thực vật, cũng có nghĩa là lập địa bao gồm tất
cả các ́u tớ như: Khí hậu, địa hình, đất, sinh vật tạo thành một quần lạc sinh
địa. Tất cả các yếu tố trong quần lạc sinh địa có ảnh hưởng qua lại, tác động


6

lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau, trong đó con người có vai trò đặc biệt
quan trọng. Có thể hiểu lập địa như là nơi mà cây sinh sống và phát triển
hay là phạm vi không gian chứa đựng tất cả các yếu tố ngoại cảnh tác động
đến đời sống thực vật.
Tập hợp các kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức nông
lương thế giới (FAO, 1984) [17] đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của rừng
trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4
nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa hình, loại đất
và hiện trạng thực bì.
Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazin, Golcalves
J.L.M và cs, (2004) [19] cho rằng năng suất rừng trồng là sự “kết hơn” thích
hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả
còn chỉ cho thấy giới hạn của sản lượng rừng có liên quan tới các yếu tố môi
trường theo thứ tự mức độ quan trọng như sau: Nước > dinh dưỡng > độ sâu
tầng đất.

Qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy việc xác định điều kiện
lập địa phù hợp với từng loài cây trông là rất cần thiết, đó là một trong yếu tố
quan trọng quyết định năng suất và chất lượng của rừng trồng.
b) Nghiên cứu cải thiện giống
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất trong trồng rừng thâm
canh, không có giống tốt thì không thể đưa năng suất rừng lên cao.
Ở Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống bạch đàn lai
(Eucalyplus hybrids) có năng suất đạt tới 35 m3/ha/năm ở giai đoạn tuổi 7.
Bằng con đường chọn lọc nhân tạo, Brazil đã chọn được giống
Eucalyplus grandis đạt tới 55 m3/ha/năm sau 7 năm trồng, ở Swaziland cũng
đã chọn được giống Pinus patula sau 15 năm tuổi đạt 19 m 3/ha/năm, giống
Paraserianthes jaicataria trồng ở Malaysia được 7 -10 năm cũng đạt 30
m3/ha/năm. Ở Zimbabwe cũng đã chọn được giống E.gradis đạt từ 35 - 40
m3/ha/năm, giống E.urophylla đạt trung bình tới 55 m3/ha/năm, có nơi lên tới
70 m3/ha/năm.


7

c) Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng
Trước hết chúng ta cần lựa chọn loại phân và cách bón nào cho kết quả,
liều lượng bón là bao nhiêu và nên bón vào lúc nào cho phù hợp nhu cầu sinh
lý của cây, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, bón ít mà thu lợi
nhiều khơng gây lãng phí hoặc làm ơ nhiễm hay suy thoái mơi trường. Chính
vì vậy nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, điển hình như công trình
nghiên cứu của Mello (1976) ở Brazil cho thấy bạch đàn Eucaliptus sinh
trưởng khá tốt ở công thức không bón phân nhưng bón NPK thì năng suất có
thể lên trên 50%.
Trong một công trình nghiên cứu khác ở South Africa của Schonau (1985)
về vấn đề bón phân cho bạch đàn Eucaliptus grandis, tác giả đã cho thấy công

thức bón 150g NPK/gốc với tỷ lệ N:P:K = 3:2:1 có thể nâng chiều cao trung
bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất. Khi nghiên cứu bón phân
cho rừng thông P.caribeae ở Cuba, Herrero và cộng sự (1988) cũng cho thấy
bón phosphate đã nâng sản lượng rừng từ 56m3 lên 69m3 sau 13 năm trồng.
d) Ảnh hưởng mật độ đến năng suất rừng trồng
Tác giả Evans.J.(1992) [16], đã bớ trí 4 cơng thức mật độ khác nhau
(2985, 1680, 1075 và 750 cây/ha) cho Bạch đàn E.deglupta ở Papua New
Guinea, số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình qn của
các cơng thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm mật độ, nhưng tổng tiết diện
ngang lại tăng theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật đợ
thấp tuy lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây
đứng của rừng vẫn nhỏ hơn công thức trồng ở mật độ cao.
e) Ảnh hưởng của biện pháp tưới nước đến sinh trưởng của rừng trồng
Theo (Evans.J,1992) [16] cho thấy: Ngoài những biện pháp trên, biện
pháp tưới nước cho cây mới trồng, nhất là ở những vùng khơ hạn tuy còn rất
ít cơng trình nghiên cứu nhưng đã có một vài công trình đề cập đến. Như ở
Brazin khi trồng rừng Bạch đàn E.gadis trên những vùng đất khô hạn người ta
đã phải tưới cho cây con mới trồng 3-4l nước/cây, sau đó 3 ngày và 9 ngày
phải tưới nước lại nếu chưa có mưa.


8

f) Về vấn đề sâu bệnh hại
Đối với rừng trồng công nghiệp vấn đề sâu bệnh hại đang rất quan tâm.
Với kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhiều công trình đã nghiên cứu rất sâu ở mức độ
phân tử như chuyển và biến đổi gen để phòng chống sâu bệnh hại. Như công
trình nghiên cứu sâu rầy hại cây Keo dậu (L.leucocephla) ở khu vực Châu á
Thái Bình Dương của Napompeth.B (1989) [20]
Qua các công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã giải quyết khá

đầy đủ các vấn đề liên quan, nhưng hầu hết các công trình được nghiên cứu
trong những hoàn cảnh sinh thái và các điều kiện về kinh tế kỹ thuật hết sức
khác nhau nên không thể ứng dụng một cách máy móc vào điều kiện cụ thể
nước ta.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.1.2.1. Khái quát tình hình trồng rừng ở nước ta trong những năm qua
Trong vòng 3 thập kỷ qua, do nhiều nguyên nhân, diện tích rừng nước ta
biến đổi lớn. Theo sớ liệu thớng kê diện tích và đợ che phủ toàn quốc của Bộ
NN&PTNT qua các thời kỳ cho thấy:
- Trong giai đoạn 1943 - 1990 diện tích rừng nước ta giảm liên tục từ
14.000.000 ha năm 1943 xuống 9.176.000 ha năm 1990 (giảm 4.824.000 ha,
tương đương 34,5% diện tích rừng), đợ che phủ của rừng giảm từ 43,0%
x́ng còn 27,8%. Sự suy giảm diện tích này chủ yếu là rừng tự nhiên, giảm
từ 14.000.000 ha xuống 8.430.000 ha (5.570.000 ha) trong khi diện tích rừng
trồng tăng lên. Năm 1946 chúng ta trồng được 93.000 ha và đến năm 1990
diện tích rừng trồng đã lên tới 745.000 ha (tăng 701,1% so với năm 1976).
Đây là giai đoạn khởi đầu của cơng tác trồng rừng và chính là giai đoạn rừng
tự nhiên bị phá hủy nhiều nhất.
- Giai đoạn 1990 đến nay, có sự đầu tư của chính phủ vào phát triển lâm
nghiệp, diện tích rừng đặc biệt rừng trồng đã tăng lên nhanh chóng, tính trung
bình mỡi năm diện tích rừng tăng lên từ 300 - 400 ha, trong đó diện tích rừng
tự nhiên tăng từ 150 - 300 ha, diện tích rừng trồng tăng trung bình 150 170.000 ha/năm. Theo Bộ NN&PTNT, 2001 [1] Thành tựu lớn nhất và được
áp dụng rộng rãi trong trồng rừng sản xuất trước hết phải nói đến công tác
chọn và cải thiện giống cây trồng lâm nghiệp. Đây là một lĩnh vực mũi nhọn


9

được ưu tiên rất cao cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong nhiều
năm qua, mang lại những bước nhảy vọt góp phần nâng cao năng suất và chất

lượng rừng trồng, đặc biệt đối với các loài cây mọc nhanh cung cấp nguyên
liệu giấy như Keo lai, Bạch đàn. Các thành tựu và tiến bộ trong lĩnh vực giống
cây lâm nghiệp đã được đúc kết thành hệ thống quy trình, quy phạm và tiêu
chuẩn áp dụng có hiệu quả trong sản xuất.
2.1.2.2. Nghiên cứu về trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng
a) Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng
Xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng ở nước t.a đã
có nhiều công trình nghiên cứu như: Đỗ Đình Sâm và cs, (1994) [16], tác giả
căn cứ vào 3 nội dung: Đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sử dụng đất và đợ thích
hợp của cây trồng đã chỉ ra vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng sản xuất kinh
doanh Lâm Nghiệp khá lớn, đặc biệt để phát triển các loài cây cung cấp gỗ
nguyên liệu công nghiệp như một số loài Bạch đàn (Ecalyptces), Keo
(Acacia), Tếch (Tectona Grandis)...
b) Nghiên cứu cải thiện giống
Thành tựu lớn nhất là được ứng dụng rộng rãi trong trồng rừng thâm
canh trước hết là công tác chọn và cải thiện giống. Đây là một lĩnh vực mũi
nhọn được ưu tiên rất cao cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong
nhiều năm qua đã mang lại những bước tiến nhảy vọt góp phần nâng cao năng
suất và chất lượng rừng trồng từ năng suất bình quân chỉ đạt 5 - 7 m 3/ha/năm
lên bình quân 12 - 15 m3/ha/năm, có nơi đạt 30 - 35 m3/ha/năm.
Các thành tựu và tiến bộ trong lĩnh vực giống cây Lâm nghiệp đã được
đúc kết thành hệ thống quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn áp dụng trong sản
xuất (Bộ NN&PTNT, 2001) [2]. Các loài cây đã khảo nghiệm và đưa giống
có năng suất cao vào sản xuất bao gồm: Keo lai, Bạch đàn, Phi lao, Tre lấy
măng... nay đã có 67 giống cây Lâm Nghiệp được công nhận là giống tiến bộ
kỹ thuật và giống quốc gia, trong đó có các dòng Keo lai cao sản như: BV10,
BV16, BV32, TB3, TB5, TB6, TB12. KL: Các dòng Bạch đàn cao sản như:
U6, PN2, PN10, PN14, PN46, PN47 và các dòng Phi lao có năng suất cao là
601 và 701 đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi (Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh,
2005) [9].



10

Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (2003) [8] cho rằng: Giống là một
khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh. Hầu hết các sách về chọn giống
cây rừng đã xuất bản đến nay đều chỉ tập trung vào 3 mục tiêu: Năng śt sinh
trưởng, chất lượng gỡ, tính chống chịu với sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi
khác.
Qua nghiên cứu các tác giả (Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Hồ
Quang Vinh, 1997) [7], đã có số liệu chứng minh khả năng kỳ diệu của
chúng: Sau 4 năm tuổi giớng keo lai có thể tích thân cây 70 - 80 dm 3/cây
trong khi những xuất xứ tốt nhất của Keo tai tượng thể tích đạt 30 - 40
dm3/cây, còn xuất xứ tốt của Keo lá tràm đạt 17 - 27 dm 3/cây. Các ông kết
luận: Cải thiện giống cây rừng nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất
lượng gỗ và các sản phẩm mong muốn khác là một yêu cầu cấp bách đối với
sản xuất Lâm nghiệp nước ta.
Như vậy công tác nghiên cứu cải thiện giống mới chỉ tập trung cho một số
loài cây phục vụ trồng rừng nguyên liệu công nghiệp như Keo lai và Bạch đàn.
Vì chúng có chu kì ngắn khoảng 7 năm, đáp ứng được mục tiêu chọn loài cây
trồng rừng sản xuất, có năng suất cao nếu chúng ta thực sự trồng rừng thâm
canh.
c) Ảnh hưởng của biện pháp làm đất đến năng suất rừng trồng
Nước ta địa hình phức tạp, chính vì thế mà có nhiều nghiên cứu về biện
pháp làm đất sao cho năng suất cao, giảm xói mòn, đất phát triển bền vững.
Như nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm thí nghiệm cày ngầm để trồng Bạch đàn
U6 trên đất thoái hóa ở Phù Ninh (Phú Thọ) thấy trữ lượng cây đứng của
Bạch đàn 8 tuổi trồng trên đất cày ngầm 16 m 3/ha/năm cao hơn nhiều so với
làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5 m3/ha/năm.
Ngược lại nghiên cứu của Phạm Thế Dũng và cs (2005) trên đất chưa

bị thoái hóa ở Đông Nam Bộ, đã thử nghiệm 2 phương pháp làm đất thủ công
và cơ giới để trồng rừng Keo lai, kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng của
Keo lai 3 năm tuổi khi tiến hành trồng trên đất làm thủ cơng đạt đường kính
9,44 - 10,38 cm và chiều cao 11,33 - 11,70 m tốt hơn phương pháp cơ giới
đường kính đạt 8,74 - 8,87 cm, chiều cao 9,82 - 9,92 m. Tác giả nhận xét trên
đất dốc còn tơi xốp, sử dụng cơ giới để xử lý thực bì, san ủi gốc cây sẽ làm


11

cho đất bị xói mòn rửa trôi và thúc đẩy quá trình thoái hóa đất nhanh hơn.
Vậy tùy điều kiện lập địa và địa hình cụ thể để xác định phương pháp làm đất
cho phù hợp.
d) Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng
Gần đây việc trồng rừng thâm canh có sự đầu tư nên việc bón phân
nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ nhanh sinh trưởng cây trồng trong
giai đoạn đầu. Trong khi nguồn phân hữu cơ có hạn nên thường sử dụng phân
tổng hợp như NPK, supe lân, phân vi sinh hữu cơ... dùng để bón lót và bón
thúc từ 1 - 2 năm đầu.
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hải (2003) [8] bố trí 8 cơng thức thí
nghiệm bón lót khác nhau cho 3 giống Thông caribe trên đất nghèo xấu ở Ba
Vì Hà Tây. Kết quả thí nghiệm thấy từ 14 đến 36 tháng tuổi cả 3 giống
Thông trên đều sinh trưởng tốt ở công thức bón 200g P2O5/gốc. Hầu hết
các tác giả điều thống nhất bón phân có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng các
loài cây trồng, nhưng mỗi loài cây trên dạng lập địa khác nhau có nhu cầu
bón phân và loại phân khác nhau.
e) Ảnh hưởng mật độ đến năng suất rừng trồng
Khi ra ngoài thực địa chúng ta thấy có những khu rừng trồng, cây thẳng,
cành nhánh ít, thậm chí tầng cây bụi và thảm tươi khơng có. Nhưng có khu
rừng cây nhiều cành nhánh, cong và nhiều cỏ dại. Vấn đề này có liên quan

đến mật độ, mật độ trồng ban đầu như thế nào để có kết quả nhất? Vấn đề này
được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu.
Đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai ở Vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế
Dũng (2004) [5] đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng ban đầu khác
nhau là: 952, 1111, 1142 và 1666 cây/ha, kết quả phân tích cho thấy sau 3
năm trồng năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1666 cây/ha (21 m 3/ha/năm),
năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7 m3/ha/năm). Tác giả cho
rằng đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam Bộ nên trồng mật đợ từ 1111 1666 cây/ha là thích hợp nhất. Các nhà nghiên cứu chưa đưa ra được mật đợ
trồng cụ thể mà vẫn mang tính chất tạm thời, vì nó còn phụ thuộc nhiều vào
các yếu tố khác.


12

f) Vấn đề sâu bệnh hại
Rừng công nghiệp với đặc điểm là trồng thuần loài tập trung trên quy
mô diện tích lớn tuy có nhiều ưu điểm nhưng khơng ít nhược điểm. Một trong
những nhược điểm lớn nhất là vấn đề sâu bệnh hại, chúng có thể phát dịch và
gây chết hàng loạt. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp
phòng trừ một số loài sâu bệnh hại chính cho các loài cây trồng trong phạm vi
những vùng sinh thái đề tài thực hiện là rất cần thiết.
Trồng được rừng đã khó, quản lý bảo vệ rừng để rừng sinh trưởng phát
triển tốt càng khó hơn và đòi hỏi các kỹ thuật phòng chống sâu bệnh hại, cháy
rừng, chăm sóc tỉa thưa và các biện pháp xử lý lâm phần khác như: Đưa thêm
cây bản địa vào các rừng trồng thuần loài, đa dạng hoá lâm sinh để tạo ra các
hệ sinh thái gần với tự nhiên và bền vững về sinh thái. Các kỹ thuật trong
quản lý bảo vệ rừng đã được áp dụng.
- Quy trình phòng chống bệnh rơm lá Thông. QTN 13 -78 ban hành
kèm theo quyết định 1201 ngày 5/7/1978 của Tổng cục Lâm nghiệp.
- Quy trình phòng trừ ong ăn lá Mỡ. QTN 16 -79 ban hành kèm theo

quyết định 1148 ngày 26/11/1979 của Tổng cục Lâm nghiệp.
Điển hình cho biện pháp sinh học là công trình nghiên cứu của Nguyễn
Hoàng Nghĩa (2004) [11] đã chọn 2 giống Bạch đàn kháng bệnh (SM23,
SM16) đã được công nhận là tiến bộ kĩ thuật, đó là hướng nghiên cứu hoàn
toàn mới ở nước ta và rất có triển vọng.
Qua các công trình nghiên cứu có liên quan về trồng rừng thâm canh và
thâm canh rừng trồng mới chỉ tập trung nghiên cứu khoảng 15 năm và kết quả
nghiên cứu mới được công bố khoảng 8 năm cho nên việc ứng dụng các kết
quả vào thực tế sản xuất còn rất nhiều hạn chế, song mang lại thành quả rất
đáng kể.


13

2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Lục Bình là mợt xã vùng cao của huyện Bạch Thông, cách trung tâm huyện
khoảng 8km về phía đơng bắc, cách thị xã Bắc Kạn khoảng 15km về phía nam.
Có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.868,75 ha, có ranh giới với 5 xã.
+ Phía Đơng giáp xã Tân Tiến và xã Qn Bình.
+ Phía Tây giáp xã Đơn Phong
+ Phía Nam giáp xã Hà Vị
+ Phía Bắc giáp xã Tú Trĩ.
Là xã có địa hình nằm ngay dưới chân dải núi Phia Bjooc nên có điều
kiện phát huy, khai thác tiềm năng đất đai, khả năng phát triển nghề rừng
cũng như nguồn lực khác cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
b) Địa hình và các loại đất đai chính của đại bàn
* Địa hình của địa bàn
Địa bàn xã thuộc dãy núi Phia Bjooc có độ cao trên 1.575m so với mực

nước biển, là một xã vùng núi có đường giao thông liên xã , có địa hình đồi
núi cao xen kẽ giữa các đồi núi là các khe suối nhỏ, thấp trũng. Lục Bình có
diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ khá lớn và nằm bao quanh xã tạo cho xã một địa
hình lòng chảo. Ở trung tâm xã là cánh đồng màu mỡ rộng lớn, phục vụ cho
sản xuất lúa cũng như ngô và các loại rau màu khác. Vùng đồi núi có độ cao
trung bình 150 – 500 m so với mực nước biển đã tạo ra những thung lũng
thoải dần từ sườn, chân đồi xuống suối, khu vực này có thể canh tác ruộng
bậc thang.
* Các loại đất chính của địa bàn
Đất ở Lục Bình chủ yếu là đất felarit đỏ vàng, tập trung chủ yếu ở khu
vực đồi núi. Ngoài ra còn có đất phù sa śi tập trung ở ven các con śi
chính chảy qua địa bàn xã, tuy nhiên diện tích là khơng lớn.
c) Hiện trạng sử dụng đất đai của địa bàn
Qua điều tra về hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp ta thu
được số liệu tổng hợp vào bảng sau:


14

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Lục Bình năm 2009
Diện tích
Cơ cấu
Ghi
TT
Loại hình sử dụng
(Ha)
(%)
chú
Tổng diện tích tự nhiên
2.868,75

100
1
Đất nông nghiệp
2520,73
87,87
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
350,56
12,21
1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp
2.160,36
75,31
1.2.1 Đất rừng tự nhiên
1421,36
49,51
1.2.2 Đất rừng trồng
739,00
25,76
1.3 Diện tích có mặt nước
12,00
0,41
2
Đất phi nơng nghiệp
79,10
2,67
2.1 Đất các công trình
30,89
1,07
2.2 Đất thổ cư thổ canh
18,70
0,65

3
Đất chưa sử dụng
268,92
9,37
3.1 Đất bằng chưa sử dụng
98,04
3,42
3.2 Đất đồi chưa sử dụng
171,13
5,96
(Nguồn: Ủy ban xã Lục Bình )
Qua bảng sớ liệu trên ta thấy được tình hình sử dụng đất của xã, với tổng
diện tích tự nhiên là 2.868,75 ha trong đó có hơn 2520,73 ha đất nông nghiệp
chiếm 87,87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 350 ha (chiếm 12,21%)
được sử dụng vào mục đích nơng nghiệp và 2.160,36 ha (chiếm 75,31%) là
đất lâm nghiệp trong đó có 739 ha là rừng trồng và đất rừng tự nhiên là hơn
1.421,36 ha. Đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng lần lượt là 79,10 ha và
268,92 ha chiếm 1,07% và 9,37% tổng diện tích tự nhiên. Từ bảng trên ta
thấy được quỹ đất của địa phương là rất lớn. Tuy nhiên việc khai thác sử dụng
đất còn chưa hiệu quả, diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm tỷ lệ lớn. Bên
cạnh đó diện tích đất lâm nghiệp là rất lớn nên cần phải có những biện pháp
phát triển một cách hợp lý kể cả việc khoanh nuôi phục hồi diện tích rừng tự
nhiên cũng như thâm canh tăng hiệu quả sản xuất của những diện tích rừng đã
có.


15

d) Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu Lục Bình mang đặc tính cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt

Nam, Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, có một mùa đơng lạnh ít mưa và
mợt mùa hè nóng mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình tháng là 22,2 0C, tổng lượng
mưa là 1386,3 mm, tuy nhiên lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè.
Về mùa đông, thời tiết lạnh và khơ, do vị trí địa lý nên chịu ảnh hưởng
của gió mùa đông bắc, là thời gian nhiệt độ hạ thấp và tuy nhiên không kéo
dài, nhiệt độ có thể giảm xuống thấp tới 12 0C có những ngày nhiệt độ có thể
xuống tới 50C nhưng không nhiều ngày.
Về mùa hè, là thời gian nắng nóng, mưa nhiều, kéo dài từ tháng 5 tới
tháng 8 thời gian này lượng mưa chiếm tơi 70% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ
trung bình tháng cao nhất là 27,2 0C số giờ nắng có thể lên tơi 129,3 giờ và
lượng mưa trung bình của tháng là 370,5 mm. Số liệu cụ thể được tổng hợp
vào bảng sau.
Bảng 2.2: Tình hình khí hậu thuỷ văn của địa xã Lục Bình năm
2009
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm

Nhiệt độ trung

bình (0C)
12,6
20,1
19,3
22,7
27,2
27
27
26
26
23
18
17

Ẩm độ
trung bình (%)
79,38
85,5
81
85
86
85
88,3
83,7
83,7
83,3
74,7
77,3

Lượng mưa

(mm)
5,5
14,3
18,6
161,6
370,5
218,3
303,3
141,7
137,5
12,1
1,6
1,3
1386,3

Giờ nắng
(giờ)
89,3
88,3
68,7
97
129,3
163
154
241
185
117
139
84,3
1557,2



16
TB/tháng

22,2
82,74
(Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Bạch Thông )
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

129,7

a) Dân tộc, dân số và lao động
Qua tìm hiểu, thống kê tình hình dân số, lao động của xã tôi thu được thông tin sau.
Bảng 2.3: Tình hình dân số, dân tộc của xã Lục Bình
Số hộ
Số nhân khẩu
Ghi
TT
Dân tộc
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
chú
(hộ)
(%)
(khẩu)
(%)
1

Kinh
40
6,27
154
6,6
2
Tày
586
91,99
2.133
91,2
3
Nùng
11
1,72
52
2,2
Tổng
637
2.339
(Nguồn: Báo cáo hàng năm về dân số và lao động của Ủy ban xã Lục Bình)
Qua bảng trên ta thấy được toàn xã có 3 dân tộc sinh sống là Kinh, Tày,
Nùng trong đó dân tộc kinh chiếm 6,6 % số dân toàn xã, dân tộc tày chiếm
91,2% số dân toàn xã, dân tộc nùng là 2,2% số dân tòan xã. Nhìn chung toàn
xã chủ yếu là người dân tộc tày số lượng hộ lên tới 586 hộ chiếm hơn 91,99%
tổng số hộ toàn xã với số lượng nhân khẩu là 2.133 khẩu chiếm 91,2% toàn
xã. Tày, Nùng là nhóm dân tộc bản địa nên có nhiều kinh nghịêm trong sản
xuất, cũng như canh tác trên đất dốc ngay tại địa phương.
b) Tình hình dân số và lao động
Sớ liệu thớng kê tình hình dân số, lao động của xã Lục Bình tổng hợp

vào bảng sau:
Bảng 2.4: Tình hình dân số và lao động của xã Lục Bình
Số hộ
Lao động
TT Các xã, thơn, xóm Sớ lượng Tỷ lệ Sớ lượng Tỷ lệ Ghi chú
(hộ)
(%)
(l.động)
(%)
Tổng
637
100
1711
100
1 Bản Piềng
50
7,85
120
7,01
2 Bắc lanh Chang
97
15,22
290
16,94
3 Cao Lộc
88
13,81
240
14,02
4 Nam lanh Chang

85
13,34
240
14,02
5 Nà Chuông
52
8,16
129
7,53
6 Nà Nghịu
109
17,11
265
15,48
7 Lủng Chang
77
12,08
197
11,51
8 Pác Chang
79
12,40
230
13,44


17

( Nguồn: Báo cáo hàng năm về dân số và lao động của Ủy ban xã Lục Bình)
Theo bảng trên ta thấy được tình hình lao động của các thôn trong toàn

xã, thôn có số lao động cao nhất là thôn Băc Lanh Chang với 97 hộ và 290 lao
động chiếm 16,94% tổng số lao động của toàn xã, thấp nhất là thôn Bản Piềng
với 50 hộ và 120 lao động. Nhìn chung toàn xã có lượng lao động dồi dào với
hơn 1711 lao động trên tổng số 673 hộ. Trung bình mỗi hộ có từ 2 đến 3 lao
động chính và 2 lao đợng phụ. Lực lượng lao đợng của xã là khá đông tuy
nhiên là xã thuần nông nên các lao động này chủ yếu là phục vụ các công
việc nông nghiệp, nên thu nhập không cao.
c) Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương những năm qua
* Tình hình sản xuất Nơng nghiệp
Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của địa phương năm 2010 được
chúng tơi tổng hợp vào bảng sau:
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi năm 2010
Diện tích
Năng
Ghi
Loại hình SX
Sản lượng
(ha)
suất
chú
1. Trồng Trọt
1.1. Cây lúa
307
45 tạ/ha
1.381,5 tấn/năm
1.2 Cây Ngô
60
35 tạ/ha
210 tấn/năm
1.3 Cây màu

48
45 tạ/ha
216 tấn/ năm
2. Chăn nuôi
2.1 Trâu
748 con
2.2 Bò
31 con
2.3. Lợn
1.631 con
2.4 Gia Cầm
10.107 con
3. Thủy sản
12
17 tạ/ha
204 tấn/ năm
( Nguồn:Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của xã Lục Bình )
* Tình hình phát triển lâm nghiệp
Thiết kế trồng rừng theo dự án 661 tại 08 thôn với 145 hộ thực hiện với
tổng diện tích là 63,93 ha. Trong đó rừng sản xuất là 46,3ha/50 ha, rừng


18
phòng hộ 17,63ha/ 30 ha. Hiện nay đã hoàn thành việc cấp giớng cho người
dân đưa vào trồng.
Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 2.160,37 ha. Hiện nay rừng trồng
của toàn xã chủ yếu là cây Keo, Mỡ. Rừng trồng tập trung đạt 449,09 ha trồng
rừng phân tán đạt 525,91 ha tuy nhiên hiện nay diện tích rừng trồng chỉ còn
khoảng 739 ha do mợt phần diện tích đã khai thác, hoặc bị chết do sâu bệnh
hại nên chuyển sang trồng các loại cây khác như ngô, sắn. Trên địa bàn xã có

17 cơ sở kinh doanh gỗ tạo công ăn việc làm cho 214 lao động với mức lương
thu nhập bình quân 1,7 triệu đồng/ tháng/ người. Nhờ phát triển lâm nghiệp
mà đời sống người dân được nâng cao, nhiều hộ gia đình đã trở nên khá giả
nhờ phát triển cây lâm nghiệp.
d) Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của xã, về cơ bản thì các tuyến đường liên xã đã
được trải nhựa hoặc trải bê tông, còn lại các tuyến đường đến các thôn bản
chủ yếu là đường đất, chưa có sự đầu tư xây dựng nên vào mùa mưa việc đi
lại sinh hoạt của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung hệ thống
giao thông của xã chủ yếu là đường đất, đã được nâng cấp cải tạo nhờ nguồn
vốn của chương trình 135 giai đoạn 2 nhưng chưa hoàn thành, nhiều đoạn còn
bỏ dở.
đ) Hệ thống giáo dục
Trên địa bàn xã có 01 trường mầm non và 01 trường tiểu học, có 07 lớp
mầm non với tổng số học sinh là 99 học sinh, và 07 lớp tiểu học với tổng số
học sinh là 133 học sinh. Duy trì nề nếp dạy và học, đảm bảo sĩ số học sinh
đến trường. Duy trì tốt công tác phổ cập giáo dục phổ thông, hoạt động của
hội khuyến học, tỷ lệ các em học sinh khá giỏi là 68/133 học sinh, học sinh
trung bình 60/ 133 học sinh.


19

e) Phát triển y tế - sức khoẻ
Trạm y tế xã có 5 cán bộ trong đó có 1 bác sỹ, 1 y sỹ, 1 nữ hộ sinh,và 2
điều dưỡng viên, đảm bảo thường trực 24/24, tổ chức họp giao ban tháng với
8/8 y tế thôn bản, triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế
dự phòng. Đã phần nào đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe
cho người dân, và phòng chống các bệnh dịch thông thường.
Trong năm 2010 đã khám và điều trị cho 1.254 bệnh nhân, trong đó

điều trị nội trú là 65 bệnh nhân, phát thuốc và điều trị ngoại trú cho 1.189
bệnh nhân. Tiêm phòng đủ 6 loại vacxin cho trẻ em trong độ tuổi là 36 người,
tổ chức duy trì 10 chuẩn quốc gia về y tế xã.


20

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các khu rừng trồng nguyên liệu bằng cây Keo Lai trên địa bàn xã
Lục Bình huyện Bạch Thông.
- Cán bộ và người dân tham gia nhân giống và trồng rừng nguyên liệu.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Rừng trồng tại xã Lục Bình về khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong trồng rừng bằng cây Keo Lai.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu Tại: xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc
Kạn.
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 2 đến
tháng 5 năm 2011.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng công tác trồng rừng nguyên liệu công
nghiệp tại xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
- Liệt kê và đánh giá khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong trồng rừng trên địa bàn xã Lục Bình (tiến bộ trong trồng rừng: Phân
chia lập địa; chọn và nhân giống; làm đất trồng; bón phân và kỹ thuật bón

phân; kỹ thuật trong chăm sóc; tiến bộ trong ứng dụng quản lý và bảo vệ
rừng;...).
- Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển ở các lơ rừng khác nhau
tại địa bàn.
- Dự tính hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng rừng nguyên liệu
trên địa bàn xã.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của việc ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong trồng rừng nguyên liệu tại địa bàn tại xã Lục Bình, huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.


21

- Đề xuất các giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong trồng rừng
nguyên liệu đạt hiệu quả cho địa phương xã Lục Bình huyện Bạch Thông, tỉnh
Bắc Kạn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài tôi tiến hành một số phương pháp sau:
3.4.1.Thu thập thông tin ngoại nghiệp
a. Công tác chuẩn bị.
- Can vẽ bản đồ cầm tay từ bản đồ địa hình, bản đồ 3 loại rừng.
- Sơ thám địa hình khu vực điều tra, dự định vạch tuyến điều tra và mạng
lưới ÔTC.
- Chuẩn bị đầy đủ các loại bảng biểu và phiếu điều tra.
- Chuẩn bị các dụng cụ: Địa bàn cầm tay , thước dây, thước kẹp kính ,
dụng cụ đo cao , máy định vị GPS , máy ảnh , cuốc , xẻng , bút , giấy , sơn...
b. Quá trình điều tra thực địa.
Bước 1: Lập tuyến điều tra và mạng lưới ƠTC.
- Trên toàn bợ diện tích khu vực nghiên cứu ta tiến hành lập 3 tuyến điều
tra đại diện

- Trong xã chọn 3 xóm , mỗi xóm lập 3 ÔTC đại diện cho địa hình của
xóm đó. Diện tích mợt ƠTC là 600m2 – 1000m2
Bước 2: Điều tra, theo dõi và thu thập sớ liệu trên từng ƠTC
* Điều tra sinh trưởng của rừng trồng
Trên các ÔTC tiến hành đo chu vi , chiều cao vút ngọn và đếm sớ cây
trong ƠTC. Cứ cách 1 hàng lấy 1 hàng trong hàng đó cây cách cây lấy 1 cây.
Số liệu được ghi vào phiếu sau:
Phiếu điều tra tình hình sinh trưởng của rừng trồng
Tuyến điều tra:……..OTC :……

Địa điểm……….

Độ dốc:………… Đợ cao :…….

Vị trí OTC…….

Năm trồng:………

Diện tích :……..

Cấp đất:…………


22

Người điều tra:………….. Ngày điều tra: Ngày....... tháng......năm 2011
Tình hình
Chu
Dt (m)
D1.3 H.vn

Ghi
sinh trưởng
TT
vi
(cm) (cm)
chú
(cm)
ĐT NB TB Tốt TB Xấu

Tên Chủ rừng………..
Người điều tra:……………..
* Điều tra hiện trạng thực vật dưới tán rừng
- Trên các ƠTC tiến hành lập 5 ơ dạng bản (ODB) mỡi ơ có diện tích
25m2. 4 ơ ở 4 góc và 1 ô ở giữa . Trong các ƠDB tiến hành đo đếm tất cả các
chỉ sớ và ghi vào phiếu sau:
Phiếu điều tra hiện trạng thực vật dưới tán rừng
Tuyến điều tra:……..OTC:……
Địa điểm……….
Độ dốc:………… Độ cao:…….
Vị trí OTC…….
Năm trồng:………
Diện tích :……..
Cấp đất:…………
Ngày điều tra: Ngày tháng năm 2011 Người điều tra:…………..
Chất lượng cây
STT
Loài
H.vn
ĐCP
Ghi

ODB
cây
(m)
(%)
chú
Tốt
TB
Xấu
* Điều tra hiện trạng thảm tươi dưới tán rừng : Trên các ODB tiến hành
điều tra hiện trạng thảm tươi và ghi vào phiếu sau:
Phiếu điều tra hiện trạng thảm tươi dưới tán rừng
Tún điều tra:………OTC:……
Địa điểm……….
Đợ dớc:…………..Đợ cao:…….
Vị trí OTC…….
Năm trồng:………
Diện tích :……..
Cấp đất:…………
Người điều tra :………….........Ngày điều tra: Ngày...... tháng......năm 2011
Chất lượng cây
Loài
H.vn
ĐCP
Ghi
STT
cây
(m)
(%)
chú
Tốt

TB
Xấu


23

Phiếu điều tra sơ bộ về đất dưới tán rừng
Tuyến điều tra:………OTC:……
Địa điểm……….
Đợ dớc:…………..Đợ cao:…….
Vị trí OTC…….
Năm trồng:………
Diện tích :……..
Cấp đất:…………
Người điều tra :…………..... Ngày điều tra: Ngày.....tháng........ năm 2011
TT Tầng Độ dày Độ Tỷ lệ Màu Độ
Thành
Động Ghi
đất
tầng
ẩm đá
sắc
chặt phần cơ vật
chú
đất
lẫn
giới

1
1.

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
2.
2.1
2.2
3.
4.
5.
6.
6.1
7.
7.1
7.2
8

Phiếu điều tra về chi phí cho 1 ha trồng rừng thâm canh
Đơn vị tính 1000đồng
Các khoản
Đơn vị
Số
Đơn giá Thành
chi phí
tính
lượng (VNĐ)
tiền
Trồng , chăm sóc năm 1

Phân bón
Hố
Kg NPK
Kg
Xử lý thưc bì
Công
Cuốc hố
Công
Cây giống + trồng dặm 10%
Cây
Bón phân
Công
Trồng
Công
Chăm sóc năm 2
Phân bón (Kg NPK )
Hố
Chăm sóc ,bón phân
Cơng
Chăm sóc năm thứ 3
Cơng
Chăm sóc năm thứ 4
Cơng
Chi phí bảo vệ (năm 1 – 7 )
Năm
Chi phí khai thác
Tổng chi phí 1 chu kỳ
M3
Sản lượng khai thác
Gỡ

M3
Củi
M3
Th́ sử dụng đất lâm nghiệp
Tổng thu (7.1 + 7.2)


24
c) Phương pháp điều tra khảo sát kết hợp với tiếp cận thơng tin định tính,
định lượng với các phương pháp như: RRA , PRA:
Với phương pháp này chủ yếu tiến hành lập bảng hỏi để điều tra từ phía
người chỉ đạo trồng rừng và trực tiếp trồng rừng về khả năng, trình độ kỹ
thuật, phương pháp chọn đất đai để trồng rừng, các phương pháp kỹ thuật lâm
sinh đã áp dụng; những thuận lợi khó khăn khi tiến hành kinh doanh rừng;
những đề xuất và giải pháp của họ. Về giống: Phỏng vấn cán bộ và công nhân
Lâm trường về công tác ươm giống cây lâm nghiệp.
d) Phương pháp quan sát
- Nhằm quan sát và ghi chép các yếu tố của đối tượng nghiên cứu.
- Quan sát hành vi của đối tượng phỏng vấn thông qua biểu hiện bên
ngoài (hoạt động, ngôn ngữ, cử chỉ …)
3.4.2. Công tác nội nghiệp (phân tích xử lý số liệu)
Sau khi đã thu thập các tài liệu và điều tra các số liệu cần thiết tôi tiến
hành xử lý nội nghiệp bằng các phương pháp như sau:
- Xử lý và phân tích sớ liệu từ phỏng vấn, ta dùng sơ đồ SWOT.
- Xác định trữ lượng bằng biểu thể tích 2 nhân tớ (sổ tay điều tra quy hoạch
rừng).
- Tính toán các chỉ tiêu kinh tế như sau
+ Chỉ tiêu về giá trị hiện tại thực: NPV (Net present value), hay còn gọi
là lợi nhuận ròng.
Công thức:

n

NPV = ∑
t =0

Trong đó:

Bt
(1 + r ) t

t là chỉ sớ năm phân tích
n là sớ năm trong một chu kỳ đầu tư trồng rừng (7 năm)


25

Bt: Thu nhập từ trồng rừng/ha (đồng)
r: Tỷ lệ chiết khấu, nếu khơng tính được thì lấy bằng tỷ lệ lãi
suất vay vốn trồng rừng (5,4%/năm)
+ IRR (Internal rate of returne) là tỷ lệ thu hồi vốn nôi bộ, đây là tỷ lệ lãi
được đúng bằng lãi suất vay vốn trồng rừng thì làm cho NPV = 0, tức là hòa
vốn, trồng rừng không có lãi.
Công thức:

 n Bt
  n Ct


t
t




 
=0
(
1
+
r
)
(
1
+
r
)
 t= 0
  t=0


Tức là IRR = r

+ Chỉ tiêu BCR (Benefit Cost Ratio) là tỷ lệ thu nhập trên chi phí đã qua
chiết khấu, tức là người trồng rừng bỏ ra 1000 đồng vốn đầu tư trồng rừng thì
thu được bào nhiêu 1000 đồng thu nhập.

 n Bt

Công thức BCR =  ∑
t
 t = 0 (1 + r ) 


 n Ct

t



 t = 0 (1 + r ) 

+ Chỉ tiêu VAIN là chỉ tiêu lợi nhuận ròng thu được trên 01 ha trong
môt năm
Công thức: VAIN = NPV/7
- Xử lý số liệu trên máy tính bằng phầm mềm excel.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.


×