Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Cảm nghĩ về chuyến đi bảo tàng chứng tích chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 25 trang )



Đề tài : Cảm nghĩ về chuyến đi bảo tàng
chứng tích chiến tranh
Nhóm 2

GVHD: Th.S
Ngô Thị Kim Liên

1


Chúng tôi được sinh ra và lớn lên trên đất nước mang tên “Việt Nam” . Một đất
nước mà được bạn bè trên thế giới biết đến với đặc điểm là một đất nước nhỏ bé,
có nền kinh tế đang phát triểnvới những con người Việt Nam thân thiện, cởi mở ,
hòa đồng và lòng nhiệt huyết yêu nước cháy bỏng , khát vọng tự do và cuộc sống
hòa bình. Được thể hiện qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm . Điển
hình là hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

2


Tọa lạc gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ 28 Võ Văn Tần Q.3 với
diện tích khoảng 7.300m2, Bảo tàng chứng tích chiến tranh có thể dễ dàng được
tỡm thấy bởi các phương tiện chiến tranh như máy bay trực thăng, máy bay chiến
đấu, xe tăng, xe thiết giáp, v.v… được trưng bày ở sân trước của bảo tàng.
Bảo tàng ra đời năm 1975 để lưu giữ những vật chứng của chiến tranh nhân dân
Việt Nam, thông qua những gì trưng bày, du khách tham quan có thể phần nào thấy
được sự ác liệt của chiến tranh cũng như sự can trường và anh dũng của người dân
Việt Nam. Lần đầu tiên đến tham quan bảo tàng, cảm nhận đầu tiên là sự choáng
ngợp trước các phương tiện và vũ khí chiến tranh. Gần cổng vào bảo tàng là chiếc


trực thăng CH-47 (hay cũn gọi là Chinook) hạng nặng đó từng được dùng để
chuyên chở vũ khí và binh lính, giờ đây chiếc trực thăng này được sửa chữa lại để
làm một phũng chiếu phim nhỏ. Kề chiếc Chinook là các chiếc xe tăng từng được
3


quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sử dụng trong các trận chiến. Xa hơn một
chút là chiếc trực thăng UH1 được sử dụng rất phổ biến trong các cuộc hành quân
của quân đội Mỹ cũng như trong các cuộc càn quét. Gắn trên chiếc trực thăng này
là khẩu súng M134 với 6 nòng xoay đó từng gây bao đau thương chết chóc cho
những người dân vô tội. Ngoài ra, trong sân bảo tàng cũng trưng bày chiếc máy
bay L-19 (cũn được mệnh danh là “Bà Đầm Già”) từng được sử dụng để do thám
và rải truyền đơn kêu gọi người dân quy thuận Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ với diện
tích nhỏ, phần sân trước bảo tàng như một “doanh trại” thu nhỏ tập hợp gần như
đầy đủ các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất thời bấy giờ.

Trực thăng CH-47

4


Máy bay UH 1

5


Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một bức tranh phát họa về một nỗi đau thương ,
mất mát mà dân tộc đã gánh chịu và cũng là nơi ghi nhận những bằng chứng chứng
minh cho tất cả những tội ác khốc liệt, những bản cáo trạng tố cáo tội ác mà quân
đội Mỹ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam và với tất cả các dân tộc , bạn bè trên thế

giới biết đến. Là bằng chứng cho những thế hệ sau này của chúng ta biết về sự tàn
khốc mà chiến tranh đã để lại.
Ở bảo tàng trưng bày một số hiện vật , những hình ảnh tội ác mà Mỹ đã để lại cho
chúng ta những sự thật về lịch sử , những bộ sưu tập ảnh “Hồi niệm” , những bức
tranh thiếu nhi “Chiến tranh và hòa bình” , các loại vũ khí , các phương tiện chiến
tranh xâm lược.

6


7


Đây là bức ảnh : “ Em bé Napalm”. Ảnh do Nick Ut, phóng viên của hãng AP,
chụp ngày 8/6/1972. Nó đã giúp ông giành được giải thưởng Pulitzer năm 1973.
New Statesman đánh giá bức ảnh này đứng đầu trong top 10 bức ảnh chính trị vĩ
đại nhất thế giới.
Trong bức ảnh là cô bé Phan Thị Kim Phúc (lúc bấy giờ 9 tuổi) cùng một số trẻ em
Việt Nam vừa khóc vừa chạy sau khi bom napalm dội xuống. Kim Phúc lúc đó bị
bỏng nặng ở lưng, còn quần áo thì bị cháy hết. Cô được chính phủ Việt Nam cho đi
chữa trị các di chứng tại Cuba. Kim Phúc từng trải qua 14 tháng ròng chịu 17 ca
phẫu thuật: "Đau đớn không thể nào tưởng tượng được. Nhiều lúc tôi cứ ngỡ mình
sẽ chết đi. Nhưng sức mạnh sâu thẳm bên trong của một cô gái nhỏ đã giúp tôi
vượt qua".

8


Nó cho thấy sự dã man , tàn bạo của chiến tranh , không bỏ qua bất kì một ai cả.
Những đứa trẻ thơ ngây vô tội , phải sớm gánh chịu hậu quả nặng nề cảu cái gọi là

chiến tranh. Thật đau đớn khi hậu quả của nó không chỉ dừng lại ở thời gian đó ,
mà nó còn kéo dài mãi đến tận hôm nay và có lẽ là cả những ngày sau này….

Xác người dân nằm la liệt sau đợt xả súng của Mỹ
Trước khi đặt chân vào bảo tàng , có lẽ rất ít người trong chúng tôi biết đến thảm
kịch này , hoặc có biết cũng sẽ không nghĩ là nó kinh khủng như vậy…
Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, đây có lẽ là một “Buổi sáng khủng khiếp”
đối với người dân Sơn Mỹ . Quân đội Hoa Kỳ thực hiện truy quét lực lượng Việt
Cộng tại Mỹ Lai (Sơn Mỹ). Binh lính dồn dân chúng, gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ
em và người già, rồi tiến hành xả súng giết hại họ, cùng với việc đốt cháy nhà cửa
9


và tiêu diệt vật nuôi như trâu. Binh lính còn hãm hiếp phụ nữ và trẻ em trước khi
giết họ. Tổng số 504 dân thường đã bị giết cho đến khi một nhóm lính Mỹ từ một
máy bay trực thăng quân sự của Hoa Kỳ can thiệp.
“Kẻ thù” của chúng lúc này đây là những người già , trẻ em mà nói đúng hơn là tất
cả người dân làng Sơn Mỹ. Chúng “Đốt sạch, giết sạch” . Cảnh tượng thật tàn khốc
dù biết đó là chiến tranh…

“Kẻ địch” của

lính Mỹ

Đốt sạch

Xác của một

người nông dân


cùng con trai

trên đường ra

đồng
Nhìn những

cảnh tượng trên ,

mang lại cho tôi

cảm giác đau

đớn tột cùng . Tội ác của chiến tranh có lẽ đã đi quá xa so với mục đích của nó.
Nỗi đau vẫn còn đấy , giờ đây nếu muốn biết rõ hơn về sự kiện này , bạn có thể
đến thăm “Khu chứng tích Sơn Mỹ” (hay Khu chứng tích Mỹ Lai), nằm trên quốc
lộ 24B thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, Thành phố Quảng Ngãi. Tại
đây bạn sẽ được hiểu rõ hơn về tội ác này.

10


Ngoài ra, bảo tàng còn có tái hiện lại khu nhà giam Chuồng Cọp ở Côn Đảo

11


12



“Hình ảnh của các tù nhân trong lồng đã khắc sâu vào tâm trí tôi, đến giờ vẫn
không tẩy xóa nổi: một người đàn ông với ba ngón tay bị cắt rời; một người khác
(sớm qua đời sau đó) được đưa đến từ tỉnh Quảng Trị có hộp sọ đã vỡ toác; và
nhiều tu sĩ Phật giáo Huế - những người đấu tranh chống sự đàn áp các Phật tử trong tình trạng thê lương. Tôi nhớ rõ mùi hôi thối khủng khiếp do tiêu chảy và và
các vết thương lở loét ở mắt cá chân các tù nhân do xiềng xích cắt vào.” Trích đăng
bài viết của nhà báo Don Luce - một trong những nhân chứng trong vụ phát hiện
khu “Chuồng cọp” Côn Đảo làm chấn động dư luận thế giới tháng 7/1970.

Tái hiện một tù nhân đang bị giam giữ

13


Chuồng cọp" là một kiểu trại giam đặc biệt do người Pháp xây dựng ở Côn Đảo từ
năm 1940 để giam giữ những người Việt Nam yêu nước. Tại đây cai ngục đã áp
dụng các hình thức tra tấn dã man. Mùa nóng tù nhân bị nhốt từ 5 đến 14 người,
ngược lại mùa lạnh thì nhốt thưa từ 1 đến 2 người. Chân người tù luôn bị còng vào
cây quyện sắt hay còng ràng hoặc còng số 8. Ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện, nằm ngủ
cũng trong phạm vi ấy. Chế độ ăn uống trong "Chuồng cọp" rất tồi tệ, sức khỏe tù
nhân suy sụp rất nhanh. Không 1 ngăn chuồng cọp nào là không có tù nhân hy sinh
do sự đàn áp, đánh đập dã man, do thiếu dinh dưỡng trầm trọng, do bệnh tật không
được chữa trị.

Tượng cựu tù chính trị Nguyễn Thị Chỉ (Má sáu mù)
14


Sáng hôm đó có rất nhiều người nước ngoài , à không , có lẽ hôm nào cũng có
nhiều người như vậy đến bảo tàng.
Họ lặng lẽ ngắm nhìn những bức ảnh , di vật , hiện vật còn sót lại, có lẽ đối với

họ , nếu như không đến đây , họ không thể nào tưởng tượng ra được cảnh tượng
chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam lại tàn khốc như thế . Đau đớn , nặng nề , khó diển
tả được , một vài người lưu lại khoảnh khắc ấy , một vài người thì rơi cả nước
mắt….

Một nhóm khách du lịch đang xem Cái giếng cạn , nơi mà 3 em nhỏ đã bị quân đội
Mỹ sát hại một cách dã man khi chúng đang trốn bom đạn bên dưới…..

15


16


Ngoài những hình ảnh trên , bảo tàng còn có một khu vực mà có lẽ ai cũng chạnh
lòng khi đi vào đây. Đó là khu trưng bày ảnh của những nạn nhân chất độc màu da
cam Đioxin.

Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải
hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10%
diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta
rừng và đất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng ngoài tác hại cho môi trường, hóa
chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người
Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh.

17


Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da
cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới với

Campuchia. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả
con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất
độc da cam. Tác động lâu dài của chất độc da cam/điôxin không chỉ có 20 năm, mà
có thể lên tới trên 100 năm. Số người bị ảnh hưởng của chất độc này cũng không
chỉ dừng ở 4,8 triệu người mà có thể là hàng chục triệu người

18


19


Chất độc không từ một ai, chiến tranh không sót một người . Ngay cả những lính
Mỹ khi tham gia chiến trường Việt Nam cũng bị ảnh hưởng , cả con cái của họ
cũng vậy. Hội cựu lính Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam đã đòi số tiền lên đến
180 triệu Đôla để bồi thường những gì họ và gia đình đã và đang gánh chịu.

20


Ngoài ra , lính Mỹ còn dùng nhiều hình thức tra tấn , giết người rất dã man để moi
thông tin từ những người con của Đảng .

Trùm vải vào mặt rồi chế nước

21


Kéo lê xác sau xe tang


22


23


Bức ảnh người lính Mỹ cầm trên tay mảnh xác của người Cộng Sản , đây có lẽ là
bức ảnh mang lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất.
Nếu không lầm , vao năm cấp một , đã có lần tôi được cô chủ nhiệm cho xem qua
bức ảnh này một lần. Lúc ấy tôi còn quá nhỏ, chỉ cảm thấy sự đáng sợ trong bức
ảnh. Giờ đây , khi xem lại tấm ảnh , cảm xúc trong tôi là phẫn nộ , xót xa và may
mắn.
Phẫn nộ trước sự tàn bạo của Mỹ , của chiến tranh , thật tàn khốc , cứ tưởng chỉ có
trong những thước phim kinh dị mà tôi ttừng xem.
Xót xa cho những người cách mạng , những người có tinh thần yêu nước ,căm ghét
chiến tranh, và ra sức bảo vệ cái goi là hòa bình , tổ quốc.
Cuối cùng là may mắn khi tôi và các bạn cùng đang sống trên một quốc gia hòa
bình , cái hòa bình do xương máu của những anh hùng đã ngã xuống để đất nước
đuọc như hôm nay.
Kết thúc chuyến đi , mỗi người một cảm xúc , một suy nghĩ riêng , nhưng có lẽ ,
qua chuyến đi này , mỗi người chúng tôi , đều hiểu hơn về cái gọi là chiến tranh .
Thật khốc liệt, vì thế chúng tôi tự hứa vơi lòng , sẽ cố gắng bảo vệ đất nước , bảo
vệ sự hòa bình mà ông cha đã bỏ xương máu để tạo dựng lên.

“Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu,
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ,
Các anh không về mình mẹ lặng im..

Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi !

Từ thuở còn nằm nôi,
Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa
Lao xao trưa hè một giọng ca dao,
24


Lao xao trưa hè một giọng ca dao.

Xin hát về người đất nước ơi !
Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi, suốt đời lam lũ..
Thương lũy tre làng bãi dâu bến nước,
Yêu trọn tình đời muối mặn gừng cay..

Xin hát về người đất nước ơi !
Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi, mấy mùa không ngủ
Ngăn bước quân thù phía Nam phía Bắc
Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con.”

25


×