Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Đặc điểm nghệ thuật tác phẩm nam ông mộng lục của hồ nguyên trừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.93 KB, 57 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học trung đại Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng,
bởi suốt hàng nghìn năm phát triển, văn học trung đại đã phản ánh được đất
nước Việt, con người Việt, đồng thời là ý thức của người Việt về tổ quốc,
dân tộc. Nền văn học ấy đã nảy sinh từ chính quá trình đấu tranh dựng
nước, giữ nước vĩ đại của dân tộc, đồng thời lại là sức mạnh tham gia vào
quá trình đấu tranh này. Chính từ văn học trung đại, những truyền thống
lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõ đến
sự vận động của văn học hiện đại. Bởi lẽ, trong suốt lịch trình một ngàn
năm phát triển, văn học trung đại Việt Nam đã tạo dựng những truyền
thống nghệ thuật riêng cho dân tộc; trong đó có sự hình thành và phát triển
rất quan trọng của các yếu tố từ ngữ, thể loại, hệ thống thi pháp, phương
thức tư duy nghệ thuật đến cách tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại
và sáng tạo truyền thống nghệ thuật riêng cho mình.
1.2. Trong các thể loại văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam, chúng ta
không thể không nhắc đến thể loại kí- một trong những thể loại góp phần
quan trọng tạo nên vị thế của văn xuôi trung đại trong dòng chảy văn học Việt
Nam. Kí sự với đặc trưng thể loại là phản ánh chân thực và sinh động cuộc
sống hiện thực, nên khi mới ra đời, thể loại kí đã được nhiều nhà viết văn đón
nhận và sử dụng rất nồng nhiệt nhằm để phản ánh hiện thực, đồng thời thể
hiện tình cảm thái độ của mình. Mặt khác,thể loại kí cũng mang lại thành
công đáng kể cho các nhà văn.
1.3. Tác phẩm Nam Ông mộng lục được xem là tác phẩm hải ngoại đầu
tiên, là đỉnh cao của thể loại kí Việt Nam thời trung đại, thể hiện tài năng sáng
tạo của tác giả.Vì vậy nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm sẽ
góp phần xác định đóng góp của Hồ Nguyên Trừng cho sự phát triển của văn
học Việt Nam thời kì trung đại mà đặc biệt là thể loại kí. Tuy nhiên, từ trước
1



tới nay có rất nhiều bài viết về tác phẩm này trên nhiều phương diện khác
nhau, nhưng chưa hề thấy có một bài viết nào viết về nghệ thuật của tác
phẩm, nên tôi chọn đề tài này để giúp cho mọi người tìm hiểu thêm về khía
cạnh nghệ thuật của tác phẩm. Đây là nguyên nhân chính thúc đẩy tôi thực
hiện khóa luận này với đề tài: Đặc điểm nghệ thuật tác phẩm Nam Ông mộng
lục của Hồ Nguyên Trừng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nam Ông mộng lục, không phải tác phẩm lớn nhưng lại rất có giá trị
trong nền văn học Việt Nam. Tuy tác phẩm được viết ở Trung Quốc nhưng
tấm lòng hướng về quê hương của tác giả lại được thể hiện khá sâu sắc. Trong
tác phẩm cảnh vật, con người, cuộc sống văn hóa, tâm linh của người Việt
được hiện lên bằng sự cảm nhận của một người con xa xứ gợi sự hấp dẫn và
cách đánh giá mới mẽ nơi độc giả. Vì vậy, tác phẩm đã trở thành đối tượng
tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu và công chúng văn học.
Nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp được coi là người mở đầu cho các công
trình nghiên cứu về Nam Ông mộng lục của thời hiện đại, những ý kiến của
ông đã trở thành khuôn mẫu cho các nhà nghiên cứu, nhiều cuốn từ điển viết
về Nam Ông mộng lục. Nhà nghiên cứu đã thống kê được 28 mục và tóm tắt
nội dung sơ lược của các mục đó. Ông nhận xét về nội dung sơ lược của tác
phẩm này: “Trong sách Nam Ông mộng lục, ông đã tỏ rỏ lòng yêu nước và
thương nhớ quê hương tha thiết” [22, tr.45-49]. Quan trọng hơn, ông đã đề
cập đến một số khía cạnh về nghệ thuật của tác phẩm như: “Nam Ông mộng
lục thuật lại một số sự việc có tính chất lịch sử thời Lí – Trần là thời gần gũi
ông”, “một số thần thoại có vẽ hoang đường mê tín”,“một số mục nói về thơ
và thi nhân”… [22, tr.45 -49]. Qua những lời đánh giá trên ta đã thấy nhà
nghiên cứu Trần Văn Giáp đã phần nào chú ý tới nghệ thuật của tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh tìm hiểu khá sâu sắc về tác giả, hoàn
cảnh ra đời và vị trí của tác phẩm đối với văn học giai đoạn này: “Tác giả viết
sách này với tâm trạng của một người đời Trần, Hồ” [39, tr.135-138]. Ông đã
2



thống kê 28 thiên truyện và phân tích sự phong phú về nội dung và hình thức
của Nam Ông mộng lục, có những thiên chép“sự kiện lịch sử”,“nét sinh hoạt
về mọi mặt xã hội”, về “việc liên quan đến tăng lữ, đạo sĩ và tín ngưỡng”, về
“sự việc kì lạ, lí thú”… và ông so sánh đẻ thấy nội dung của tác phẩm đa dạng
hơn Việt điện u linh. Ông cũng phân tích kĩ hai thiên truyện “Văn trinh ngạnh
trực”, và “Y thiện dụng tâm” nhằm làm sáng tỏ thêm nghệ thuật: “xúc tích
ngắn gọn như chép sử, nhưng lại có tính chất linh hoạt” [39, tr.135-138].Về
nghệ thuật, Đinh Gia Khánh đánh giá đây là một truyện kí “… được viết trong
cuộc sống lưu vong ở nước ngoài, Nam Ông mộng lục vẫn có một vị trí nhất
định trong thể loại tự sự của thời kì lịch sử giai đoạn này” [39, tr.135-138].
Quan điểm trên của Đinh Gia Khánh đã phần nào, đánh giá một phần nghệ
thuật của tác phẩm, tuy nhiên nhà nghiên cứu chưa đi sâu vào khai thác vấn đề.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na dành nhiều tâm huyết cho Nam Ông
mộng lục, ông là người giới thiệu tác phẩm tới người đọc với tác phẩm đầy đủ
31 thiên truyện. Nguyễn Đăng Na còn đi sâu vào phân tích về văn bản, tác
giả, thể loại, nội dung của tác phẩm này: “Hồ Nguyên Trừng vẫn còn một nổi
khắc khoải hướng về nơi chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng ông suốt 33 năm
trời từ thuở lọt lòng và tới khi bị bắt và gửi hồn mình vào trong giấc“mộng”
Nam Ông” [15, tr.28-36]. Nguyễn Đăng Na quan tâm tới những đặc sắc trong
Nam Ông mộng lục. Theo ông đó là truyện dị văn, truyện: “người thật việc
thật”. Bằng lối so sánh liên tưởng độc đáo, ông viết như sau: “Như vậy cách
bên này Hồ Nguyên Trừng khép lại khuynh hướng viết về truyện kì, dị, quái
của giai đoạn thế kỷ X - XIV, còn bên kia 80%(25/3 truyện) ông mở ra cánh
cửa mới, viết về người thật, việc thật với mục đích biểu dương việc thiện của
tiền nhân”. Tác giả cũng phát hiện ra và đi sâu vào một vấn đề đặc sắc đó là
những thi thoại mà: “trước Hồ Nguyên Trừng kiểu, loại này chưa hề xuất hiện
và sau ông cũng ít người quan tâm”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã giới thiệu về tác giả Hồ Nguyên

Trừng và phân tích kĩ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nam Ông
3


mộng lục. Ông quan tâm tới nhân vật của tác phẩm: “ Đó là những con người
thuộc đủ mọi tầng lớp khác nhau”, gồm những vị vua “hiếu thảo, cung kính
cần kiệm và quả đoán”, những nhà nho“cương trực”, những dũng sĩ “trung
nghĩa hết lòng”, những thầy thuốc “coi trọng nạn nhân hơn tính mạng’’,
những nhân vật tôn giáo “đầy uy tín và tài năng”...Ông cũng nhận thấy giá trị
của thi thoại “ …một phần khoảng hơn mười bài cuối sách, có tính chất thi
thoại và những đoạn bình luận thi ca ít ỏi của ông lại còn đặc sắc hơn”.
Nguyễn Huệ Chi cũng cho ta thấy được giá trị đặc sắc của tác phẩm này về
mặt thể loại: “…Cuốn sách là một tập ghi chép về “người tài”,“người thiện”
của nước Đại Việt, những mẫu chuyện hồi ức lại như những giấc mơ về dĩ
vãng của Hồ Nguyên Trừng…”. Tuy nhiên, vấn đề về đặc điểm nghệ thuật của
tác phẩm vẫn chưa phần nào, được nhìn nhận đánh giá một cách hệ thống và
đầy đủ.
Ngoài ra còn có một số công trình của các nhà nghiên cứu mà chúng tôi
không thể không kể đến như: Nguyễn Phạm Hùng, Chu Quang Trứ, Tạ Ngọc
Liễn... cũng để tâm nghiên cứu tới Nam Ông mộng lục. Tuy nhiên, vẫn chưa
có công trình nào thực sự đi sâu vào nghiên cứu vấn đề nghệ thuật của tác
phẩm. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài này, nhằm làm rõ những vấn đề có liên
quan đến khía cạnh nghệ thuật của tác phẩm Nam Ông mộng lục, từ đó chúng
tôi hy vọng góp phần đánh giá nhìn nhận đầy đủ về giá trị độc đáo cuả tác
phẩm, cũng như có cái nhìn khái quát hơn về vị trí của Nam Ông mộng lục và
tác giả Hồ Nguyên Trừng trong lịch sử văn học dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: tác phẩm Nam Ông mộng lục.
-Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là: Đặc điểm nghệ thuật tác phẩm
Nam Ông mộng lục của tác giả Hồ Nguyên Trừng.

4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến như:
thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh... Trong đó chúng tôi đặc biệt chú trọng
4


phương pháp lịch sử cụ thể, nghiên cứu tác phẩm trong điều kiện tác giả viết
khi lưu vong ở nước ngoài.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của khóa luận có
ba chương:
Chương 1: Nam Ông mộng lục – Nỗi hoài vọng cố hương.
Chương 2: Đặc điểm nghệ thuật trong Nam Ông mộng lục nhìn từ thế
giới hình tượng nhân vật.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật trong Nam Ông mộng lục nhìn từ
phương thức thể hiện.
Cuối khóa luận có mục Tài liệu tham khảo.

5


CHƯƠNG 1
NAM ÔNG MỘNG LỤC – NỖI HOÀI VỌNG CỐ HƯƠNG
1.1. Hồ nguyên Trừng và Nam Ông mộng lục
1.1.1. Hồ Nguyên Trừng - Cuộc đời tha hương sầu xứ
Trước hết, chúng tôi nói về tác giả Hồ Nguyên Trừng. Cuộc đời của Hồ
Nguyên Trừng có thể chia ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn ở Việt Nam và giai
đoạn ở Trung Quốc. Giai đoạn ở Việt Nam là thời gian Hồ Nguyên Trừng
sinh sống cho đến khi triều Hồ thất bại. Còn thời gian sống ở Trung Quốc
được tính từ khi hai cha con Hồ Quý Ly và Nguyên Trừng lưu vong Trung

Quốc, phần đời còn lại của một Nam Ông nhưng đã phải làm thần dân của
Minh triều. Thân tại tha hương mà tấm lòng cố quốc khôn nguôi.
Hồ Nguyên Trừng sinh năm 1734, còn gọi là Lê Trừng, tự là Mạnh
Nguyên, hiệu là Nam Ông. Tổ tiên họ Hồ gốc ở Chiết Giang (Trung Quốc)
làm quan ở Diễn Châu thời Ngũ Đại. Qua 12 đời, đến đời Hồ Liêm chuyển
đến Đại La (Thanh Hóa). Hồ Liêm làm con nuôi Tuyên úy Lê Huấn nên đổi
sang họ Lê. Đến Hồ Quý Ly là đời thứ tư. Hồ Nguyên Trừng là con trưởng
của Hồ Quý Ly, lớn lên ở Thăng Long, Thanh Hóa, Thăng Long là một vùng
đất địa linh nhân kiệt, Hồ Nguyên Trừng được tiếp nhận truyền thống văn hóa
từ vùng đất ấy. Hồ Nguyên Trừng sống trong gia đình quan lại phong kiến, gia
đình cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến cuộc đời ông. Cha làm quan dưới thời
Trần Nghệ Tông, hơn nữa cha ông là người rất có tài (khởi xướng cuộc cải
cách tân xã hội). Bản thân ông cũng là người làm quan dưới thời nhà Trần,
Hồ. Năm 1393 ông làm Phán quan ở Thượng Lân tự. Năm 1399, giữ chức Tư
đồ dưới triều vua Trần Thuận Tông. Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần
lên làm vua, sau đó nhường ngôi cho Hồ Hán Thương. Hồ Nguyên Trừng lên
làm chức Tả tướng quốc. Điều đó làm cho ông am hiểu về cuộc sống của các
tầng lớp vua chúa, quan lại, trí thức phong kiến thời Trần, Hồ. Sự xuất hiện

6


đậm nét của những nhân vật trong Nam Ông mộng lục có thể là ám ảnh từ
những gì ông chứng kiến và hiểu biết.
Năm 1406 giặc Minh sang xâm lược nước ta. Trước nguy cơ ngoại xâm
triều đình nhà Hồ bàn bạc nên hòa hay nên đánh, Hồ Nguyên Trừng cùng cha
và em tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Ông
cũng là người sáng suốt, tỉnh táo khi nhận định vấn đề lòng dân: “Thần không
sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi”. Sau đó, Hồ Nguyên Trừng thống
lĩnh binh mã chống giặc ở cửa biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nhưng thất bại.

Năm1407, toàn bộ gia tộc họ Hồ bị bắt về Trung Quốc. Sự thất bại này đã
được Hồ Nguyên Trừng nhận thấy từ trước. Đó là một tất yếu lịch sử gắn liền
với sự thất bại của công cuộc cải cách chính trị, kinh tế do Hồ Quý Ly khởi
xướng mà không được sự ủng hộ của nhân dân.
Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương bị đưa về Kim Lăng (Trung Quốc) và bị
xử phạt. Chỉ có Hồ Nguyên Trừng và Hồ Nhuế (con trai Hồ Hán Thương)
được tha. Từ tháng 5 năm1407 đến tháng 7 năm 1446 là thời gian Hồ Nguyên
Trừng sống ở Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo súng thần công, ông được nhà
Minh trọng dụng. Ban đầu giữ chức Chủ sự, sau thăng tiến lên Tả thị lang rồi
đến Thượng thư bộ Công. Cũng trong thời gian này ông viết cuốn Nam Ông
mộng lục (hoàn thành năm 1438) ghi lại hồi ức của ông về con người, xã hội
Việt Nam dưới thời Lý -Trần- Hồ. Nam Ông mộng lục là mộng hồn cố quốc
của một người tha hương vĩnh viễn. Tác phẩm Nam Ông mộng lục của Hồ
Nguyên Trừng được xem là tác phẩm hải ngoại đầu tiên của Việt Nam. Mặc
dầu sống trên đất Bắc làm quan đến chức thượng thư, chức quan cao nhất
đứng đầu các bộ, hơn nữa ông lại là người được người Trung Quốc trọng đãi.
Vậy mà, về cuối đời ông viết Nam Ông mộng lục, nêu gương những con
người tốt, việc tốt, những đức tính đẹp từ lời nói, việc làm, cử chỉ, hành động
đều là những việc thiện nho nhỏ của các bậc tiền nhân ở nước Việt.Tâm trạng
nhớ về nơi chôn rau cắt rốn được Hồ Nguyên Trừng trải lòng trong tác phẩm
Nam Ông mộng lục. Điều quan trọng trong tâm hồn và ý nguyện của ông:
7


“Sách lấy tên là mộng, nghĩa của nó là gì?”
Đáp:
“Nhân vật trong sách xưa nhiều lắm. Nhưng thời thay, đời đổi, chút ít
dấu vết cũ không còn. Riêng một mình ta biết mà kể lại, đó chẳng phải mộng
là gì? Các bậc đại nhân quân tử biết cho điều này chăng? Còn Nam ông là
Trừng tôi tự gọi mình như vậy” [9, tr.44].

Viết Nam Ông mộng lục Hồ Nguyên Trừng luôn luôn có một nổi ưu tư
về chút ít dấu vết cũ không còn. Riêng một mình ông biết cần viết ra và kể lại.
Đó phải chăng là một là một nổi hoài niệm về đất nước không nguôi từ nơi
sâu thẳm nhất của cõi lòng. Cũng là một cách để tác giả hướng về quê hương
nơi chôn rau, cắt rốn của mình. Là tiếng vọng về Tổ quốc trong trái tim người
con từ hải ngoại. Theo tác giả Hồ Huỳnh – quan đồng triều Thượng thư bộ lễ
người Tỳ Lăng Trung Quốc nhận xét trong bài tựa của mình là: “Qua lời tự
thuật của Mạnh Nguyên, phúc lành hun đúc (…) đủ biết tấm lòng của ông, tôi
cho đó là sự tích lạ lùng của phương trời xa”[9, tr.203].
Ở nơi đất khách quê người, ông viết tác phẩm này nhằm bảy tỏ sự
ngưỡng mộ, thương nhớ về những người tài, người hiền và cả nơi mảnh đất
gắn bó với ông từ thuở ấu thơ. Đối với ông nước Nam là một vùng đất mà nơi
đó có những con người hiền, người tài làm rạng danh cho đất nước dân tộc vì
binh lữa mà họ sẵn sàng vứt bỏ sách vở, là một vùng đất trù phú giàu có, nền
văn hóa phồn thịnh. Ông đi sưu tầm lại những chuyện cũ, tập hợp thành sách
tên là Nam Ông mộng lục. Việc làm ấy trong hoàn cảnh xa xứ cũng là một
việc mà người con xa quê như ông cần nghỉ đến và ông cũng đã thành công
với những giá trị văn hóa của dân tộc, đối với đất nước, chính nhờ như thế mà
người nước ngoài biết đến con người Việt Nam, phong tục Việt Nam. Ngay từ
tiêu đề của tập truyện kí cũng đã thể hiện tấm lòng của một người tha hương
luôn nhớ về nơi chôn rau cắt rốn, không phải ngẫu nhiên mà tác giả lấy tiêu
đề là Nam Ông mộng lục, mà vì trong tâm trí của ông luôn tưởng vọng về cố
quốc, nên ông gọi là Nam Ông (Ông già nước Nam).
8


Trong cái nhìn hướng về quá khứ, Hồ Nguyên Trừng tìm về những
nhân vật nước Nam được xem là những tấm gương đạo đức, những hiền tài
của đất nước, để nhà văn tưởng nhớ và cũng đồng thời làm dịu đi nổi nhớ
nước Nam.Từ xưa tới nay, nhân dân ta luôn trân trọng nhân tài, coi trọng đạo

đức. Với mục đích ca ngợi “điều thiện” và cung cấp truyện “dị văn” của con
người Vệt Nam, Hồ Nguyên Trừng đã góp thêm tiếng nói thể hiện tấm lòng
yêu nước, niềm tự hào về dân tộc sâu sắc của một người con xa xứ. Tuy ở đất
khách quê người, song tấm lòng hướng về đất nước của ông thật đáng quý,
thật đáng tự hào là người con xứ Việt. Ông cũng đã giới thiệu cho bạn bè bốn
phương biết về nước Nam với những vẻ đẹp và nhân tài đất nước có nhân
cách cao đẹp. Dù mấy chục năm sống lưu vong ở nước ngoài, nhưng tấm lòng
của Hồ Nguyên Trừng không bao giờ quên nơi quê cha, đất tổ. Bằng chứng
cho ta thấy, đó là: Trong những năm tháng cuối đời, ông viết Nam Ông mộng
lục, ghi lại được nhiều tài liệu sử học và văn học đời Trần đồng thời đề cao
một số nhân vật Đại Việt, việc làm đó của ông cho chúng ta cảm động thấy
được rằng, dù ở trong tình cảnh nào, hoàn cảnh nào ông cũng không hề quên
đất nước và dân tộc mình.
Như vậy viết Nam Ông mộng lục, Hồ Nguyên Trừng luôn luôn có một
nổi ưu tư, khắc khoải về quá khứ, quá khứ vàng son của đất nước, dân tộc. Đó
là những câu chuyện qua sự hoài niệm ông viết ra và kể lại. Phải chăng là một
nỗi hoài niệm về đất nước không nguôi từ nơi sâu thẳm nhất của cõi lòng.
Cũng là một cách để tác giả hướng về quê hương nơi chôn rau, cắt rốn của
mình. Là tiếng vọng tha thiết về Tổ quốc trong trái tim người con xa quê.
1.1.2. Nam Ông mộng lục – hoài vọng chân trời cũ
Nam Ông mộng lục là tác phẩm văn học hải ngoại đầu tiên của nước ta,
giữ vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam thời trung đại. Tác phẩm được
nhà văn viết ở nước ngoài, trong những năm tháng xa quê sống lưu vong ở
Trung Quốc vào thế kỉ XV, tác phẩm gồm có 31 thiên và ba bài tựa của Hồ
Quỳnh, quan Thượng thư bộ lễ đồng triều với Hồ Nguyên Trừng, viết năm
9


Chính Thống thứ năm (1440). Tiếp đến là bài tựa của chính Hồ Nguyên
Trừng, viết năm Chính Thống thứ ba (1438). Cuốn sách có bài hậu tự của

Tống Chương, người Việt Nam, làm quan cho triều Minh, viết năm Chính
Thống thứ bảy (1442). Một số dịch bản chỉ có ghi 28 thiên, thiếu mất ba thiên
“Mệnh thông thi triệu”, “Thi chí công danh” và “ Tiểu lệ thi cú”, trong đó,
thiên “Tiểu lệ thi cú” bị chuyển vào phần sau của “Thi ngôn tự phụ”, bản
thân thiên “Thi ngôn tự phụ” cũng bị cắt bớt một đoạn. Tác phẩm Nam Ông
mộng lục được in lần đầu vào năm 1442 ở Trung Quốc, nằm trong Tập IX của
bộ Tùng thư Hàm lâu bí kíp.
Trong Nam Ông mộng lục người đọc dễ nhận ra một đặc điểm, tác giả
hầu hết viết về những chuyện xưa, chuyện của người khác nhưng những câu
chuyện đó lại là những câu chuyện có thật, những con người thật, sự việc có
thật có trong lịch sử mà Hồ Nguyên Trừng còn nhớ được, kể cả những câu
chuyện được kể là chuyện có tính cách là kỳ, dị, quái.
Trong bài tựa, Hồ Nguyên Trừng có viết như sau:
Sách Luận ngữ từng nói: “Trong cái xóm mười nhà, thế nào cũng có
người trung tín như Khâu này vậy”, huống hồ nhân vật cõi Nam Giao từ xưa
đã đông đúc, lẽ nào vì nơi hẻo lánh mà cho là không có nhân tài! Trong lời
nói, việc làm, trong tài năng của người xưa có nhiều điều khả thủ, chỉ vì qua
cơn binh lửa, sách vở cháy sạch, thành ra những điều đó bị mất mát cả,
không còn được ai nghe, há đáng tiếc lắm sao? nghỉ tới điểm này, tôi thường
tìm ghi những việc cũ, nhưng thấy mất mát gần hết, trong trăm phần chỉ còn
một hai bèn góp lại thành một tập sách tên là Nam Ông mộng lục, phòng khi
có người đọc tới! Một là để biểu dương việc thiện của người xưa, hai là để
cung cấp điều mới lạ cho người quân tử, tuy đóng khung trong vòng chuyện
vặt, nhưng cũng là để góp vui cho những chuyện vui.
“Có kẻ hỏi tôi rằng: “Những người ông chép đều là người thiện, vậy
thì trong các chuyện bình sinh ông nghe thấy, lại chẳng có chuyện nào bất
thiện ư?” Tôi trả lời họ rằng: “Chuyện thiện tôi rất mê nghe, nên có thể nhớ
10



được, còn chuyện bất thiện thì không phải là không có chẳng qua tôi không
nhớ đấy thôi”. Họ lại hỏi: “Sách lấy tên là mộng, ý nghĩa ở chổ nào?” Tôi trả
lời: “Nhân vật trong sách xưa rất phong phú, chỉ vì đời thay đổi, dấu tích hầu
như không để lại, thành ra còn mỗi mình tôi biết chuyện và kể lại mà thôi, thế
không phải mộng là gì?” Các bậc đại nhân quân tử có thấu cho chăng?”.
Theo lời tựa của tác giả thì Nam Ông mộng lục được biên soạn, một là:
“để biểu dương các mẩu việc thiện của người xưa”, hai là để: “cung cấp điều
mới lạ cho bậc quân tử”. Bên cạnh đó, đây còn là tác phẩm mở đường cho
khuynh hướng viết về: “người thực, việc thực” trong văn xuôi tự sự Việt Nam.
Nam Ông mộng lục là tác phẩm hầu hết viết về những chuyện xưa,
chuyện của người khác qua hồi ức của tác giả. Những câu chuyện đó có thật,
sự việc có thật trong lịch sử, tác phẩm là bức tranh nước Nam, với những con
người tốt đẹp, tiêu biểu cho đạo đức, phẩm chất và tài năng, có thể đem ra làm
gương cho độc giả phương Bắc cùng soi. Đó là những người thuộc tầng lớp
khác nhau dưới triều đại nhà Lý, nhà Trần, và nhà Hồ, từ vua Trần Nghệ Tông
hiếu thảo, cần kiệm, hay Trần Minh Tông không tham tước vị, đến những nhà
nho cương trực như: Chu Văn An, những thầy thuốc coi lương tâm hơn tính
mạng như Phạm Công, cho đến những nhân vật tôn giáo đầy uy tín và tài
năng như pháp sư Không Lộ hay đôi bạn cả sư lẫn đạo Giác Hải và Thông
huyền…
Tuy tác phẩm được viết bằng chữ Hán, được in và lưu hành bên tàu,
nhưng ta không hề thấy ở Hồ Nguyên Trừng có một mặc cảm, tự ti nào, một ý
đồ đen tối nào, kể cả ý muốn đề cao kẻ thù dân tộc.Trái lại, qua Nam Ông
mộng lục, nhà văn muốn gửi gắm một ý tưởng xuyên suốt tập hồi kí : nước
Nam của tác giả cũng có những con người tốt đẹp trong mọi tầng lớp xã hội,
họ là những con người tiêu biểu, cho phẩm chất đạo đức tài năng, đáng cho
mọi người phương Bắc noi theo.
1.2. Nam Ông mộng lục trong tiến trình vận động của văn xuôi
trung đại Việt Nam
11



1.2.1.Đặc điểm chung của văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ XVXVII
Gần 10 thế kỷ phát triển trong lòng xã hội phong kiến, sự phát triển của
văn học trung đại gắn liền với nền tảng mĩ học phong kiến. Đó là những sáng
tác nằm trong hệ thống thẩm mĩ riêng do quan niệm mĩ học phong kiến quy
định. Văn học trung đại Việt Nam đã đem lại những thành tựu lớn cho văn
học trung đại nước nhà. Mỗi tác phẩm giúp ta hiểu ra suy nghĩ, cảm xúc của
con người cụ thể trong một thời đại cụ thể, hiểu và sống với các tác phẩm của
dân tộc làm ta nếm trải được những suy nghĩ và cảm xúc của vô số người, vô
số hoàn cảnh, vô số thời đại thật đa dạng. Văn học trung đại Việt Nam, vì thế
có những đặc trưng nổi bật như là một chìa khóa mở cánh cửa để tạo tiền đề
cho sự phát triển của văn học hiện đại sau này. Văn học trung đại Việt Nam
trải qua ba giai đoạn với những biến động sâu sắc, mỗi giai đoạn gắn với
những thời kì lịch sử riêng.Vì vậy giai đoạn thế kỉ XV-XVII cũng có những
dấu ấn riêng, đặc điểm riêng vốn có của nó.
Trong thời kì này vai trò sáng tạo của các tác gia văn xuôi được thể
hiện tương đối trọn vẹn. Văn học dân gian hoặc sử liệu chỉ còn là một phần
chất liệu, cảm hứng sáng tác. Nhà văn không dừng lại ở việc ghi chép, "gia
công" mà thực sự đã "sản xuất" ra "sản phẩm" mới. Một phần, văn xuôi tiếp
nối mạch nguồn chủ đề đất nước - dân tộc; phần quan trọng hơn hướng tới
chủ đề thế sự, phản ánh hiện thực cuộc sống và nêu cao cảm hứng nhân văn,
"lấy con người là đối tượng và trung tâm phản ánh". Tiêu biểu có Nam Ông
mộng lục (Hồ Nguyên Trừng), Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền
kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Nam Xương tứ quái truyện (khuyết danh), Ngọc
Thanh u minh thần lục (khuyết danh). Tiếp nối truyền thống về truyện quái dị,
u linh, truyện truyền kỳ giai đoạn này sử dụng phổ biến yếu tố kỳ ảo - hoang
đường như một phương thức quan trọng để thể hiện tư tưởng nghệ thuật. Tuy
vậy, con người vẫn hiện hiện với tư cách trung tâm, chói rọi hào quang tư
tưởng nghệ thuật. Ấn tượng sâu sắc hơn cả trong các thiên truyện ký là cảm

12


hứng ca ngợi phẩm chất đạo đức hiếu trung, nhân nghĩa, tiết tháo và cả sự tài
hoa của con người; đặc biệt là cảm hứng về thân phận con người với những bi
kịch thảm thiết. Đối tượng và phạm vi lĩnh vực đời sống mà văn xuôi giai
đoạn này miêu tả, phản ánh có sự thay đổi và mở rộng, trở nên đa dạng,
phong phú hơn trước. Đề tài quốc gia dân tộc tiếp tục phát triển với cách tiếp
cận mới. Đề tài ca ngợi đạo đức, đạo lý theo lý tưởng thời đại cũng được quan
tâm. Viết về các tăng ni, đạo sĩ nhưng không nhằm vào mục đích tuyên truyền
tôn giáo như thời kỳ trước, vì vậy sự phân hóa cũng khá phức tạp. Tình yêu
nam nữ, một phương diện nhân văn của con người thế tục, cũng được các tác
giả đề cập. Cảm hứng thế sự, phản ánh hiện thực, phơi bày những mặt xấu là
đề tài mới, được Nguyễn Dữ khai thác tinh tế, nhưng đặc sắc hơn cả là mảng
đề tài về thân phận con người, nhất là người phụ nữ.
Xã hội phong kiến coi vua là thiên tử, thụ mệnh trời chăn dắt bá tánh.
Đấng minh quân thánh chúa phải tài đức vẹn toàn để trăm họ làm gương, nơi
nơi quy thuận. Nam Ông mộng lục có nhiều truyện biểu dương nhân đức của
một số vị vua đời nhà Trần. Thánh Tông di thảo có hình ảnh nhà vua Lê
Thánh Tông biết xét đoán việc đời, có trách nhiệm đối với dân chúng và xã
tắc. Truyền kỳ mạn lục có những ông vua anh minh ở thế giới khác. Văn xuôi
trung đại thế kỷ XV-XVII có những nhân vật hiền thần lấy nguyên mẫu từ
lịch sử và cả hư cấu. Họ là những vị tướng từng có công giết giặc, một lòng
trung quân báo quốc như Phạm Ngũ Lão, Ngô Miễn, cháu trai Long thần;
những văn thần đức độ như Dương Đức Công, Tư Lập. Nhưng lịch sử thăng
trầm, có minh quân thì hiền thần được trọng dụng; gặp bạo chúa thì hết chỗ
dung thân, có điều trước sau họ vẫn giữa trọn một tấm lòng trung hiếu. Tiêu
biểu như các nhân vật Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Phạm Mại.
Dưới cái nhìn chịu sự chi phối của thế giới quan và nhân sinh quan
Nho-Phật-Lão cùng tín ngưỡng người Việt, văn xuôi thế kỷ XV-XVII đã phần

nào khái quát được bức tranh đời sống xã hội cũng như bộc lộc tư tưởng, tình
cảm của các tác giả. Hai thế kỷ, một chặng đường, con người bước vào trang
13


văn từ chỗ mang hình hài dáng dấp và cả khối óc, con tim của kiểu mẫu đã
định sẵn để làm gương giáo huấn đến con người bằng xương bằng thịt với
những hỉ-nộ-ái-ố rất đời thường.Văn xuôi trung đại giai đoạn thế kỷ XV-XVII
là thành quả lao động nghệ thuật đáng tự hào của ông cha ta. Tiềm năng giá trị
của nó chắc chắn còn ẩn sâu trong những tầng vỉa trầm tích đang chờ đợi sự
khám phá của nhiều thế hệ tiếp theo. Lý luận hiện đại cung cấp cho người
nghiên cứu thêm nhiều công cụ hữu hiệu để có thể tiếp cận vốn di sản văn học
dân tộc từ nhiều góc độ, phương pháp khác nhau. Thiết nghĩ tìm hiểu sâu hơn
các đặc điểm của văn xuôi tự sự thời kỳ này từ góc nhìn văn hóa, trong đó tín
ngưỡng dân gian và tư tưởng tam giáo là chìa khóa hi vọng hé mở nhiều
khoảng trời thú vị.
Xã hội phong kiến thế kỷ XV-XVII đi từ thịnh thế đến suy thoái, nhưng
trong lý tưởng các nhà văn đương thời vẫn trung thành với chế độ quân chủ.
Thế sự có lúc đảo điên thị phi lẫn lộn, con người lắm khi rơi vào bất hạnh bởi
cái ác, cái xấu, nhưng "gạn đục 23 khơi trong", "khuyến thiện trừng ác", phê
phán để cho xã hội tốt hơn mới là tôn chỉ nhất quán của những người cầm bút.
Tuy vậy, phần lắng đọng sâu xa nhất trong lòng người đọc bao thế hệ có lẽ là
những giá trị nhân văn cất lên từ cảm hứng về thân phận con người trước vô
vàn bất trắc của cuộc đời. Tam giáo đều có sự ảnh hưởng nhất định, nhưng
đạo Nho luôn chiếm địa vị nổi trội trong cái nhìn con người và cuộc sống,
cũng như cách xử lý thế giới hình tượng nghệ thuật ở các tác phẩm. Tôn giáo
và tín ngưỡng dân gian chi phối sự tưởng tượng, hư cấu ra thế thới kỳ ảo,
hoang đường, nhưng hiện thực đời sống trần thế mới là mục tiêu cuối cùng
trong từng câu chuyện. Tiên phật, thánh thần có năng lực siêu phàm, quyết
định sinh tử, họa phúc, nhưng con người với sức mạnh và những giá trị nhân

văn được đề cao, luôn giữ vị trí trung tâm trong thế giới nhân vật. Về phương
diện này, văn xuôi tự sự thế kỷ XV-XVII đã chạm đến giá trị đích thực của
văn chương chân chính.Văn xuôi thế kỷ XV-XVII nằm ở khoảng giữa dòng
chảy chung của tự sự trung đại, đã gánh vác sứ mệnh tiếp nối và tạo đà một
14


cách xuất sắc, đồng thời cũng để lại dấu ấn chói lọi trên sắc phục riêng của
thời đại mình.
1.2.2. Đặc điểm riêng của Nam Ông mộng lục
Tác phẩm Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng trong tùng thư
Tập thành sơ biên được xem là văn bản tốt nhất, được in sớm nhất - năm
1617. Tác phẩm gồm có lời tựa của Lê Trừng năm 1438, gồm 225 chữ và 31
thiên truyện tổng cộng 5955 chữ. Đề tài câu chuyện trong Nam Ông mộng lục
đều viết chuyện xưa, chuyện của người khác còn nhớ lại, đó là những câu
chuyện có thật của lịch sử nhưng giờ đây đã trở thành dĩ vãng.
Nam Ông mộng lục là một tác phẩm kí độc đáo của Hồ Nguyên Trừng
nói riêng và của văn xuôi trung đại nói chung. Tác phẩm được xem là văn
xuôi hải ngoại đầu tiên của Việt Nam, giữ vị trí quan trọng trong văn xuôi tự
sự thời trung đại. Đây quả thực là một tập truyện kí đầy tính văn học, thuật
tính, tà lòng, kết hợp chặt chẽ, làm nổi bật những nhân cách thanh cao, đẹp đẽ
của những hiền tài nước Nam thời Trần- Hồ. Nhà văn miêu tả một cách tỉ mĩ
những đức tính đẹp của những người hiền người tài và đặc biệt là các vị vua,
các vị quan hiền có thật trong lịch sử như: Trần Nhân Tông, Lý Thánh Tông,
quan Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trung Ngạn…
Nam Ông mộng lục mặc dầu không phải là một tác phẩm thực sự lớn,
nhưng chứa đựng đầy đủ những tư liệu về xã hội Việt Nam thời Trần - Hồ, đó
là những con người có tài, có đức như thầy thuốc Phạm Công trong truyện Y
thiện dụng tâm, ông là một người thầy thuốc có tâm với nghề, y đức trong con
người ông lúc nào cũng bừng sáng, qua câu chuyện cho ta thấy sự đức độ của

một vị thầy thuốc và cả sự hy sinh quên mình vì bệnh nhân của Phạm Công,
đó là những người con hiếu thảo như công chúa Thiều Dương, đó là những vị
vua, vị thần một lòng trung thành với đất nước…Trong Nam Ông mộng lục,
Hồ Nguyên Trừng đã hết lòng ngợi ca những đức tính cao đẹp vốn có của
những con người Việt Nam từ xưa và tới nay vẫn còn gìn giữ…

15


Nam Ông mộng lục là một tác phẩm viết về các nhân vật có trong lịch
sử, cho nên trong tác phẩm nhà văn đã sử dụng rất nhiều các mốc sự kiện thời
gian, để nhằm chứng minh đây là những câu chuyện có thật. Tác phẩm viết về
những sự kiện có liên quan tới vận mệnh của đất nước là phần nhiều, còn các
đề tài về cuộc sống thường ngày thì rất ít, cho nên thấy được rằng trong tác
phẩm Hồ Nguyên Trừng đã khai thác về đề tài lịch sử. Trong quá trình ghi
chép lại sự kiện tác giả thường xác định thời gian, địa điểm rỏ ràng.
Ta có thể thấy rằng Nam Ông mộng lục là một tác phẩm đậm chất kí, có
sự kết hợp nhuần nhuyễn và đặc sắc với các thể loại tự sự, trữ tình, tạo nên
dấu ấn riêng cho tác giả. Sau mỗi câu chuyện, tình tiết, sự kiện tác giả thường
để lại những lời bình, mục đích là tác giả nhằm đánh giá, bộc lộ thái độ của
mình với nhân vật. Có lúc nhà văn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, có lúc lại thể
hiện sự biết ơn, có lúc lại bày tỏ sự ngợi ca … Điều này làm cho tác phẩm
thực sự trở nên độc đáo về giá trị văn học, lịch sử và văn hóa của người Việt.
Trong Nam Ông mộng lục, người đọc không chỉ bắt gặp những thiên văn xuôi
theo kết cấu của truyện kí, những thiên tự sự như là những truyện truyền kỳ,
quái, dị, những giai thoại về cuộc sống, về nhà vua, nhà sư, thầy thuốc, đạo
sĩ... mà chúng ta còn bắt gặp những thiên mang tính chất như là những thi
thoại văn học. Thể loại thi thoại trước Hồ Nguyên Trừng chưa hề xuất hiện và
sau ông cũng không có nhiều người quan tâm. Có thể nói người mở đầu cho
thể tài thi thoại Việt Nam là Hồ Nguyên Trừng. Trong Nam Ông mộng lục,

ông đã dành cho thể này 13/31 thiên, chiếm tỉ lệ gần 42%, một con số không
nhỏ chút nào. Nhân vật của các thi thoại của Hồ Nguyên Trừng đủ mọi tầng
lớp, có người làm vua (như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông), có người làm
quan (như Trần Nguyên Đán, Chu Văn An), có người thuần túy là Nho sĩ (như
Ái Sơn, Sầm Lâu). Và đặc biệt trong số đó có người xuất thân trong quân ngũ
(như Phạm Ngũ Lão, Mạc Kí). Có thể nói hơn 10 thiên ở cuối tác phẩm có
tính chất là những thi thoại, những đoạn bình luận thơ ca là nội dung thứ hai
bên cạnh nội dung viết về người thật việc thật của Nam Ông mộng lục. Những
16


thi thoại của Nam Ông mộng lục ít nhiều có phong vị đặc sắc và những lời
bình luận thi ca của ông tuy ít ỏi nhưng cũng không kém phần đặc sắc.
Trong Nam Ông mộng lục nhà văn trung thành với khuynh hướng
“người thực, việc thực”, nên nhà văn ít khai thác yếu tố hoang đường, kì ảo
lồng vào trong truyện, mà yếu tố chân thực lại chiếm giữ vai trò chủ đạo, và
theo Nguyễn Đăng Na, duờng như: “Hồ Nguyên Trừng, muốn chứng minh
rằng “giấc mộng” Nam Ông là một hiện thực 100%. Chỉ có điều, nó đã trở
thành dĩ vãng, và với hoàn cảnh hiện thực này ông đành bất lực”. Có chăng
những yếu tố hoang đường, kì ảo mà nhà văn sử dụng nó chỉ làm tăng lên vẽ
đẹp của nhân vật hay câu chuyện chứ không làm mất đi tính chân thực vốn có
của nó.
Như vậy, cùng với một số tác phẩm văn học có giá trị lớn trong giai
đoạn này như: Thánh tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Nam Xương tứ quái
truyện…Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng đã trở thành mẫu mực cho
văn học trung đại Việt Nam và là những đỉnh cao cho đời sau vươn tới.
Những thành tựu ấy không chỉ đánh giấu giai đoạn phát triển rực rỡ của nền
văn học nước nhà, mà còn tạo ra những biến đổi về chất so với các giai đoạn
trước đó.
Nói chung, Nam Ông mộng lục khai thác về yếu tố lịch sử, tác phẩm

viết về những người hiền, người tài nước Nam thời phong kiến, có thật trong
lịch sử. Đó là những gương mặt, chân dung, việc làm của họ, đáng để ngợi ca,
đáng để nhớ đến và ngưỡng mộ. Qua tác phẩm Nam Ông mộng lục, người ta
phần nào hình dung được đất nước, con người Việt Nam cách đây hơn 600
năm, các mãng đời sống, tín ngưỡng, phong tục, văn hóa…rất chân thực và
đời thường, bởi vậy Hồ Quỳnh nhận định: “Văn họ Hồ ngắn gọn mà nghiêm
trang, cẩn thận, tao nhã mà uyên bác, theo tình kể lại, heo nghĩa đặt lời… Ca
ngợi sự tiết nghĩa thì bừng bừng khoái cảm, có thể uốn nắn phong tục, biểu
dương trước thuật thì siêu thoát, thanh tân, có thể nuôi dưỡng tính tình…”.

TIỂU KẾT
17


Trong chương này chúng tôi trình bày đôi nét về tác giả Hồ Nguyên
Trừng và đặc điểm của tác phẩm Nam Ông mộng lục, tìm hiểu về văn xuôi
thời kì này, những đặc điểm riêng, những thành tựu nổi bật của văn xuôi thời
kì trung đại thế kỉ XV-XVII.
Qua việc tìm hiểu trên giúp chúng ta hiểu được cuộc đời lưu vong của
nhà văn, một người con hải ngoại luôn hướng tấm lòng không nguôi về nơi
quê cha, đất tổ và hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của của tác phẩm, hơn nữa qua
đó còn giúp chúng ta hiểu được Nam Ông mộng lục là một tác phẩm đặc sắc
viết về “người thực, việc thực”, “nêu ra những việc nhỏ của tiền nhân” đã
được tác giả chứng kiến hoặc nghe và kể lại. Đó là những câu chuyện rất chân
thực và đời thường, mang đậm phẩm chất con người Việt Nam.

18


CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG NAM ÔNG MỘNG
LỤC NHÌN TỪ THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
2.1. Hình tượng nhân vật gắn với chủ đề ngợi ca đạo lí
Nam Ông mộng lục là tác phẩm viết về những truyện xưa, người xưa
trong lời tựa tác giả có viết “…một là biểu dương các việc thiện của người
xưa, hai là để cung cấp những điều mới lạ cho người quân tử…”, nên hầu hết
trong tác phẩm nhà văn chú trọng vào việc ngợi ca nhân vật của mình. Hệ
thống nhân vật mà nhà văn ngợi ca được hệ thống như sau:
2.1.1 Ca ngợi vua sáng, tôi hiền
Đây là những nhân vật có tài có đức, có tư chất thông minh khác người
thường là những người đàn ông như: những vị vua, những người trí thức,
những anh hùng hảo hán…
Trong Nam Ông mộng lục, chúng ta thấy một lượng lớn nhân vật đều là
những người trí thứ họ là những bậc thầy mẫu mực, những vị lương y có đức.
Những câu chuyện thường ghi lại mọi vấn đề trong đời sống: văn hóa, chính
trị và ngay cả những câu chuyện về chính bản thân tác giả, nhưng người trí
thức vẫn được nhìn nhận đánh giá với những mối quan hệ về luân thường đạo
lí, vì vậy mà người ta thường quan tâm đến nhất cử nhất động của nhân vật
này. Hồ Nguyên Trừng nói về những nhân vật này với những đức tính tốt đẹp
vốn có của họ đáng để chúng ta lấy làm noi theo. Ví dụ như, khi nói về nhân
vật thầy giáo Chu Văn An, nhà văn đã khắc họa lên những nét tính cách ngay
thẳng vốn có của ông, nhà văn kể lại chuyện Chu Văn An dâng “Thất trảm
sớ”: “Minh Vương mất, con ngài là Dụ Vương ham chơi, lười việc chính sự.
Bọn quyền thần lắm kẻ không theo phép nước, Chu Văn An nhiều lần can dán
nhưng Dụ vương không nghe. Ngài lại dâng sớ xin chém 7 kẻ gian thần,
chúng đều là những bọn quyền thần, bấy giờ người đời gọi là Thất trảm sớ,
sớ đã dâng lên mà không thấy trả lời, Chu Văn An bèn treo mũ về nhà”

19



(truyện số 7). Đối với học trò của mình ông luôn chính trực mà nghiêm khắc:
“trước đây đệ tử của Chu Văn An làm quan nắm quyền chính, khi đến thăm
hỏi, thường lạy ở dưới giường. Ai được trò chuyện với ngài vài lời thì về lấy
làm sung sướng lắm. Có kẻ nào không tốt, ngài trách mắng thậm tệ, thậm chí
còn không cho vào nhà”(truyện số 7).
Những vấn đề người trí thức quan tâm là công danh, đạo đức trong đó
thường nhấn mạnh đến trung hiếu, lễ nghĩa… Họ luôn thấm nhuần đạo lý
thánh hiền của Nho gia: anh em Phạm Mại, Phạm Ngộ trung trực cho tới chết
để bảo vệ đạo lí, chuyện Văn Túc cảm kích vua Trần Nhân Tông mà suốt đời
đi bộ… Đại Việt sử kí toàn thư cũng bàn về vấn đề này như sau: “Bọn Nho
giả nước Việt ta đắc dụng ở đời, không phải là không nhiều, song kẻ thì chỉ vì
công danh, kẻ thì chỉ vì phú quý, kẻ thì hào quang đồng trần, kẻ thì chỉ cốt ăn
lộc giữ mình, chưa thấy có người nào chí về đạo đức, để tâm đến việc giúp
vua nên đức tốt, cho dân được nhờ ơn” [13, tr.661].
Người trí thức luôn là tấm gương sáng về đạo đức: có hoài bão giúp ích
cho đời (truyện số 7, 23, 24, 30…), là những trung thần dám thách thức cường
quyền để bảo vệ lễ phải (truyện số 7, 20). Họ cũng là người biết trân trọng,
gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc (truyện số 22,
28). Trong truyện “Thi dụng tiền nhân cảnh cú”, Nhà văn Hồ Nguyên Trừng
ghi chép trung thực cuộc đời của Nguyễn Trung Ngạn với những nét chính về
thân thế, sự nghiệp, tính cách: “Nguyễn Trung Ngạn rất tự phụ vì sớm nổi
tiếng là người có tài. Ông từng làm đoạn thơ trường thiên để nói về điều đó,
đại khái có đoạn như thế này:
Bình sinh hận bất thức Sầm Lâu,
Nhất đọc di biên nhất điểm đầu.
Soa lạp Ngũ Hồ vinh bội ấn,
Tang ma sổ mẫu thắng phong hầu.
Dịch là:
Đời ta chẳng biết bác Sầm Lâu,

20


Mở đọc thơ xưa lại gật đầu.
Tơi nón ngũ Hồ hơn ấn tín,
Dâu gai dăm mẫu át công hầu.
Sự kiêu căng tự phụ của ông là như vậy. Song, ông phụng sự Trần
Minh vương, giữ các chức trọng yếu của triều đình, làm việc trong chính phủ,
khi mất lưu lại tiếng tốt, không phụ là bậc Nho gia. Làm quan tới chức
Thượng thư tả phụ, thọ hơn tám mươi tuổi. Ông có Giới Hiên tập lưu hành ở
đời”. (Truyện số 23).

Một vấn đề được đặt ra khiến người trí thức

luôn trăn trở là vấn đề xuất xử. Có khá nhiều truyện bàn về vấn đề này (truyện
số 7, 21, 24…). Ta đã biết chuyện Chu Văn An can gián nhưng vua Dụ Tông
không nghe, ông liền treo mũ từ quan về. Chuyện Trần Nguyên Đán dâng thư
can gián mà không được trả lời, bèn đem tấm thân ra đi, trước khi đi còn gửi
thư cho bạn ở Ngự sử để bày tỏ những trăn trở của mình:
Đài đoan nhất khứ tiện thiên nhai,
Hồi thủ thương tâm sự sự vi.
Dịch thơ:
Rời đài Ngự sử đến chân trời,
Ngoảnh lại lòng đau việc trái sai. (truyện số 21)
Đọc Nam Ông mộng lục ta bắt gặp tài đức của những con người lừng
danh một thời, để lại tiếng thơm muôn thuở. Với thiên thứ 7 Văn trinh ngạnh
trực [tr.6; 78] chúng ta được chiêm ngưỡng sự thanh cao của một thầy giáo,
một con người liêm khiết, cương trực, điềm đạm, ít ham muốn, ham sách vở,
học vấn tinh thông. Chu Văn An thanh cao, nghiêm chính, nổi tiếng trong
nghề dạy học, học trò theo học rất đông và đã đào tạo nên những người tài

giỏi, đỗ đạt làm quan to. Nghệ Vương ban cho ông hiệu “Văn Trinh tiên
sinh”, sau này khi người đời nhắc đến cái tên Chu Văn An thì ai ai cũng đều
nhớ đến ông, một vị thầy giỏi về trí tuệ, vẹn toàn về cái đức. Thiên thứ tám Y
thiện dụng tâm [tr.6;79] Hồ Nguyên Trừng đã ngợi ca Phạm Công một vị bác
sĩ có tài, có đức một người thầy thuốc có tâm với nghề, ông thường vét tiền
21


của để tích trữ thuốc tốt và lúa gạo để giúp dân. Với những người côi cút thì
cung cấp cơm gạo, với những người khổ sở bệnh tật thì chăm sóc chữa trị chu
đáo. Những năm đói khát dịch bệnh lan tràn, ông đã dựng nhà cho kẻ nghèo
khổ ở bởi thế mà hơn một nghìn người đói khát, bệnh tật được cứu sống.
Phạm Công vừa tài giỏi lại có lòng nhân đức cao cả vô bờ, đối với thần dân
ngài hết sức yêu thương:
"Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và
tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ bệnh tật cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm
cháo chữa trị. Tuy bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh.
Bệnh nhân đến chữa, tới khi khỏe mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên gường không
lúc nào nào vắng người. Bỗng có năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại
dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật để ở, cứu sống
hơn ngàn người. Ngài được người đời đương thời trọng vọng. Có lần, cùng
một lúc có người dân đến gõ cửa, mời gấp: Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên
nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Nghe vậy ngài theo người đó
đi ngay. Nhưng ra tới cửa thì gặp sứ giả do vua sai tới, nói rằng: Trong cung
có bậc quí nhân bị sốt, vua triệu đến khám. Ông đã lựa chọn cứu bệnh cho
người dân nguy kịch trước, cứu chữa cho người trong cung chỉ bị cảm sốt
sau. Sau ngài đến yết kiến. Vua quở trách. Ngài bỏ mũ ra tạ tội, bày tỏ lòng
thành của mình. Vua mừng rỡ nói: Ngài thật là bậc lương y chân chính, đã
giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật
xứng với lòng ta mong mỏi... [9, tr.75 - 76]. Đức tính cao đẹp của Phạm Công

càng ngời ngời hơn khi rơi vào tình huống giống như “lửa thử vàng”, khi
Phạm Công được đặt vào trong hoàn cảnh thử thách thì những phẩm chất tốt
đẹp của ông mới được tỏa sáng. Trước sự nguy kịch của người bệnh, ông
khẩn trương đi ngay. Đúng lúc đó, vua triệu ông tới khám bệnh cho quý nhân
trong cung. Ông quyết định đi cứu người bệnh nghèo bất chấp lời dọa nạt của
quan Trung sứ và thậm chí ông có thể bị vua trách tội. Ở đây, tính cách nhân
vật được bộc lộ qua hành động và lời nói. Hành động khẩn trương mau lẹ đi
22


cứu người bệnh, từ chối lời quan Trung sứ của Phạm Công cho ta thấy sự dứt
khoát, khẳng khái trong tính cách: việc nhân nghĩa trong lúc cấp bách không
thể bỏ qua. Y đức sáng ngời của người thầy thuốc được bộc lộ. Lời nói của
Phạm Công chứng tỏ sự ngay thẳng đến quyết liệt, không run sợ trước cường
quyền song vẫn chứa chan tinh thần nhân nghĩa: “Tôi có mắc tội, cũng không
biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc,
chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa
thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. Đọc truyện này, chúng ta cảm phục tài
năng, đức độ và sự hi sinh quên mình vì người bệnh của người lương y Phạm
Công. Vì vậy, khi hiểu rõ sự tình, vua Trần Anh Tông hết lời khen ngợi bậc
lương y chân chính vừa giỏi nghề nghiệp lại có tấm lòng nhân đức, vua cho
rằng những việc làm như thế luôn luôn cần được khuyến khích, nêu gương.
Kết truyện, tác giả ngợi ca hậu duệ của Phạm Công cũng là để nói tiếng
thơm của ông đã vang danh nơi hậu thế:“Về sau, con cháu của ngài làm
quan, làm lương y đến hàm ngũ phẩm, tứ phẩm có tới hai ba vị. Người đời
đều khen ngợi họ không để sa sút nghiệp nhà”. Sách giáo viên Ngữ Văn 6,
Tập 1 có viết:“Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh trong đó có
lòng nhân ái và trí tuệ. Lời văn kết thúc truyện nói về con cháu của Thái y
lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông dựa trên thuyết nhân
quả và theo quan niệm truyền thống dân tộc: Ở hiền gặp lành đã tạo nên sự

thăng hoa cho y đức và bản lĩnh đó” [tr.59 ; 224]. Bên cạnh đó nhân cách
sống cao đẹp như thầy giáo Chu Văn An, ông đã đem sức mạnh thần kỳ của
mình để trừ tàn bạo, giết gặc ngoại xâm đem yên bình hạnh phúc cho dân.
Một con người chính trực, không màng chức tướng, danh lợi, chỉ thích làm
một thảo dân sống ở chốn thôn dã. Hay khi viết về Phạm Ngũ Lão với những
chi tiết chân thực, không khác gì nhiều so với bộ sử chính thống của ta là Đại
Việt sử kí toàn thư: “Phạm Ngũ Lão phụng sự Trần Nhân vương, giữ chức
Điện súy Thượng tướng quân ông là một người ham mê đọc sách, là người
phóng khoáng, có chí làm việc lớn, thích ngâm thơ, về việc võ hình như không
23


để ý đến. Nhưng quân của ông thì ông đều một lòng coi như người thân yêu
như cha với con, đánh đâu tất được đấy. Ông làm quan thị vệ cần mẫn, cẩn
thận, là bề tôi nanh vuốt đứng đầu và có bài thơ như sau:
“Hoành sóc giang san cáp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Ông coi quân có kỉ luật, đối đãi với tướng hiệu như người nhà, cùng
quân lính chia ngọt sẽ bùi, cho nên đánh đâu không ai địch nổi. Phàm đánh
dẹp lấy được gì đều bỏ vào việc chi dùng cho quân lính, coi của cải như
không, là danh tướng giỏi một thời” [tr.13; 592]. Phạm Mại là một người hiểu
lễ nghĩa biết nhìn nhận sự viêc một cách sáng suốt, khi người chú của vương
giữ chức Thượng tể, nắm quyền bính trong nước không né tránh sự hiềm
nghi, lại đang hiềm khích với quan Tể chấp thì có kẻ thù hằn dựng chuyện
biến loạn, vu cáo cho quan Thượng tể. Quan Quốc tướng đem bá quan đến
đàn hặc, nghị án khép vào đại hình. Riêng một mình Phạm Mại lúc đó đang
làm quan Ngự sử trung thừa, cố xin hoãn lại việc ngục, thận trọng việc gia
hình. Bấy giờ, quan Thượng tể bị bắt, còn các gia thần, liêu thuộc, thân thích,

gia nô đều bị hạ ngục giết hại rất nhiều. Mại liên tiếp dâng sớ can gián, đối
diện bác bỏ quan pháp ty, biện luận, phân tích sự oan khuất. Trước sự tức giận
ra oai của chúa, Mại vẫn ra sức tranh cãi không thôi. (Truyện số 20)
Nhân vật Lê Phụng Hiểu trong Dũng lực phi thường là người có công
đánh giặc giúp dân. Hình ảnh của chàng trai dũng lực phi thường này được
tác giả khắc họa qua những hành động cụ thể, làm cho người đọc không khỏi
liên tưởng đến chàng Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng. Khi giặc đến
xâm phạm bờ cõi thì Phụng Hiểu chỉ mới 12, 13 tuổi. Chàng bảo dân làng và
cha mẹ đừng lo lắng, chỉ cần nấu cho chàng ăn một bữa no nê thì việc đánh
giặc dễ như trở bàn tay. Ăn xong Phụng Hiểu cầm một con dao ngắn chặt cây
làm vũ khí xông thẳng vào trận giặc, dọc ngang đánh địch vỡ chạy, hơn một
24


nghìn người trong thôn xóm bị giặc bắt được cứu về, chính nhờ sự dũng mãnh
phi thường ấy của mình Phụng Hiểu đã dẹp loạn sứ quân, trấn an bờ cõi, cứu
nước giúp dân khỏi cảnh lầm than. Những tính cách tốt đẹp của chàng được
Hồ Nguyên Trừng nhớ lại, ghi chép lại một cách tỉ mĩ và chính xác, công lao
của chàng thật to lớn nhưng khi được nhà vua ban thưởng vàng bạc, châu báu
thì chàng lại không nhận, mà có yêu cầu đơn giản, chỉ xin đất đai để làm ăn
bằng chính công sức của mình. Quả thật, Phụng Hiểu hiện lên với những cốt
cách phẩm chất thật đáng ngưỡng mộ, một người hùng dũng có sức mạnh phi
thường nhưng không hề ham chức đoạt tước, chàng đúng là một con người
đáng để lưu danh sử sách. Tinh tần dân tộc, sức mạnh dân tộc chống giặc
ngoại xâm như Phụng Hiểu còn có ở trong hai nhân vật đó chính là Giác Hải
và đạo sĩ Thông Huyền trong Phép thần thông của tăng đạo, nhân vật trong
truyện có phép thần thông biến hóa giúp vua Lý diệt trừ yêu ma. Lấy đạo trừ
tà, lấy thiện trừ ác cứu giúp muôn dân thoát khỏi cảnh ma quỷ: “Giác Hải lấy
chỡi tràng hạt đập vào cột, tiếng kêu gào ngừng ngay. Thông Huyền cầm
chiếc lệnh bài đánh vào cột, bỗng thấy một bàn tay ở thượng lương hiện ra,

đem con thạch sùng ném xuống đất.Yêu quái bèn hết”. Các tăng đạo đã được
nhà vua làm thơ khen ngợi:
Tâm Giác Hải như biển
Đạo thông huyền, càng huyền.
Thần thông tài biến hóa,
Một phật, một thần tiên.
Nam Ông mộng lục ca ngợi về những con người thật đẹp như: hai anh
em họ Chúc có công lớn trong việc chỉnh đốn lại triều cương. Ngợi ca tài làm
thơ của Trần Nguyên Đán hay ngợi ca Mạc Ký, một thi sĩ tài hoa quý khách.
Rồi Hồ Tông Thốc người Diễn Châu trẻ tuổi đã đỗ đạt cao, nổi tiếng là người
có tài. Trong một đêm ông làm được một trăm bài thơ, uống trăm chén rượu,
không ai địch nổi tên ông chấn động khắp cả đô thành...

25


×