Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

So sánh nam ông mộng lục của hồ nguyên trừng và bắc hàng tùng ký của lê quýnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.09 KB, 98 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Hồ thị hà

So sánh nam ông mộng lục của Hồ Nguyên
trừng
và bắc hành tùng ký của lê quýnh

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2008

MC LC
Trang
M U....................................................................................................1
1. Lý do chn ti.....................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................6


2
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................7
6. Đóng góp của luận văn............................................................................7
7. Cấu trúc luận văn.....................................................................................7
NỘI DUNG.................................................................................................8
Chương 1. Các tiền đề của việc so sánh hai tác phẩm Nam ông
mộng lục và Bắc hành tùng ký................................................8


1.1. Khái quát chung về thể loại ký trong văn chương Việt Nam
trung đại ...................................................................................8
1.2. Tiền đề trực tiếp của việc so sánh hai tác phẩm...................................13
1.2.1. Tác giả Hồ Ngun Trừng và hồn cảnh sáng tác
Nam ơng mộng lục............................................................................13
1.2.2. Tác giả Lê Quýnh và xuất xứ của Bắc hành tùng ký.........................16
1.2.3. Những điểm tương đồng giữa hai tác giả và hai tác phẩm................24
1.2.4. Những điểm khác biệt giữa hai tác giả và hai tác phẩm....................26
Chương 2. So sánh hai tác phẩm trên phương diện nội dung...............29
2.1. Đề tài nội dung câu chuyện trong hai tác phẩm...................................29
2.1.1. Nam ông mộng lục viết chuyện xưa, chuyện của người khác
còn nhớ lại .........................................................................................29
2.1.2. Bắc hành tùng ký chép chuyện nay, chuyện chính mình...................37
2.2. Chủ đề tư tưởng của hai tác phẩm.......................................................46
2.2.1. Nam ông mộng lục là mộng hồn cố quốc của một người tha hương
vĩnh viễn...........................................................................................46
2.2.2. Bắc hành tùng ký là tiết tháo của một kẻ cô trung đối cựu hoàng
chờ ngày trở lại quê hương ..............................................................56
Chương 3. So sánh hai tác phẩm trên phương diện hình thức


3
nghệ thuật................................................................................72
3.1. Tính chất thể loại của từng tác phẩm...................................................72
3.1.1. Tác phẩm Nam ơng mộng lục có tính cách là một tập tạp ký,
ngẫu lục............................................................................................72
3.1.2. Bắc hành tùng ký có tính cách là một bút ký, ký sự..........................76
3.2. Thời gian phản ánh trong hai tác phẩm................................................77
3.2.1. Nam ông mộng lục về cơ bản là hồi tưởng thời gian quá khứ...........77
3.2.2. Bắc hành tùng ký bám sát ngày giờ hiện tại, phản ánh một chuỗi

thời gian liên tục, chờ đợi ngày hồi hương cố quốc..........................79
3.3. Bút pháp của hai tác phẩm...................................................................80
3.3.1. Nam ông mộng lục sử dụng bút pháp sử truyện................................80
3.3.2. Bắc hành tùng ký sử dụng bút pháp thực lục, biên ký......................82
3.4. Kết cấu của hai tác phẩm......................................................................85
3.4.1. Nam ông mộng lục là một tập các thiên văn xuôi đa thể loại,
lỏng về kết cấu chung..........................................................................86
3.4.2. Bắc hành tùng ký là một trường thiên bút ký xen dùng nhiều thể văn....87
Kết luận......................................................................................................89
Tài liệu tham khảo.....................................................................................91

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tầm quan trọng của thể loại ký trong văn chương trung đại
Ký là một thể loại lớn của nền văn xuôi trung đại Việt Nam. Không
giống như văn học hiện đại, trong văn xuôi Việt Nam trung đại ký là một thể
loại bên cạnh các thể loại khác. Có thể nói, trừ những tác phẩm đã là đoản


4
thiên truyện ngắn truyền kỳ hoặc trường thiên chương hồi và văn chính luận
ra cịn nữa dường như đều được xếp vào ký.
1.2. Trong số những tác phẩm ký của văn học trung đại Việt Nam Nam
Ông mộng lục và Bắc hành tùng ký xứng đáng có được một sự chú ý đặc biệt.
Cả hai đều là những tác phẩm có quy mơ, hồn chỉnh và được sáng tác
trong những hồn cảnh có thể nói là đặc biệt đối với tác giả của chúng nhưng
lại khá điển hình cho hồn cảnh chung của lịch sử triều đại.
Có thể gọi đây là hai tác phẩm hải ngoại của văn xuôi tự sự Việt Nam
thời trung đại. Tác giả của chúng là những vong thần của những vong triều,
để lại một phần lớn cuộc đời trên đất khách mà tác phẩm được viết ra như là

một nỗi niềm cố quốc tha hương.
1.3. Bản thân hai tác phẩm này tự chúng cũng chứa đựng những đối
sánh rất thú vị:
Tác giả Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng sau khi lưu vong
Trung Quốc trở thành mệnh quan triều đình nhà Minh, sáng tác trong điều
kiện quý nhân hiển đạt thì tác giả Bắc hành tùng ký của Lê Quýnh lại sáng tác
trong ngục triều nhà Thanh.
Nam ông mộng lục là một tập gồm các thiên đoản văn có tính cách chí
nhân, chí dị, thi thoại, hồi tưởng lục. Trong lúc Bắc hành tùng ký là một
trường thiên ký sự nhiều chỗ tựa như ghi chép lưu đày hoặc giống một hình
thức nhật kí trong tù (Ngục trung nhật ký). Hai trường hợp hai hồn cảnh hai
bút pháp - tất cả những điều đó tạo nên những tương đồng và dị biệt rất đáng
được chú ý giữa hai tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
Trong khả năng bao quát của chúng tôi, những tư liệu có liên quan đến
đề tài được tìm thấy ở Việt Nam, chúng tôi đã nêu cụ thể ở phần tài liệu tham


5
khảo. Điểm không thuận lợi cho chúng tôi khi thực hiện đề tài của luận văn là
có rất ít các cơng trình nghiên cứu khoa học trong nước đề cập đến hai tác
phẩm, đặc biệt chưa có tài liệu nào đề cập tới việc so sánh hai tác phẩm Nam
ông mộng lục và Bắc hành tùng ký. Hơn nữa các cơng trình nghiên cứu của
nước ngồi (văn học Trung Quốc) về hai tác phẩm được đưa vào Việt Nam
lại rất hiếm. Có thể nói rằng tài liệu nghiên cứu tập trung nhất về Nam Ông
mộng lục là của các nhà nghiên cứu, dịch giả: Ưu Đàm - La Sơn soạn, dịch,
chú giải, Nguyễn Đăng Na giới thiệu. Tài liệu nghiên cứu tập trung nhất về
Bắc hành tùng ký là của học giả Hoàng Xuân Hãn. Ngoài ra trong suốt trường
kỳ nghiên cứu và giới thiệu các tác phẩm trung đại của các nhà nghiên cứu,
đây đó trong các chuyên luận, các bài tạp chí, bài báo và giáo trình đại học

hai tác phẩm này đều thấy được ít nhiều đề cập đến...
2.1. Tư liệu về tác phẩm Nam ông mộng lục
Ở Việt Nam, các nhà khoa học từ lâu đã chú ý đến tác phẩm Nam ông
mộng lục. Song cho đến nay chúng tơi có thể khẳng định tài liệu nghiên cứu
tập trung nhất về Nam ông mộng lục là tài liệu của các nhà nghiên cứu, dịch
giả: Ưu Đàm - La Sơn soạn, dịch, chú giải; Nguyễn Đăng Na giới thiệu, nhà
xuất bản văn học, Hà Nội 1999. So sánh tài liệu của Ưu Đàm - La Sơn và
Nguyễn Đăng Na với các tài liệu của các tác giả khác đã từng soạn, dịch, chú
giải, phê bình, chúng tơi nhận thấy rằng: Tài liệu nghiên cứu, soạn, dịch, chú
giải của các tác giả khác cịn có một số khiếm khuyết trên một số phương
diện về tác giả, văn bản, bản dịch…
Các tài liệu khác nghiên cứu Nam ông mộng lục đều có chung một
điểm: Đây đó trong các tư liệu nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Nam ông
mộng lục còn tản mạn, nhỏ lẻ. Các nhà nghiên cứu chưa sưu tầm đủ 31 thiên
truyện vì thế nghiên cứu của họ ít nhiều cịn có những sai sót đáng kể. Thiếu
sót, chắp vá các thiên truyện. Tư liệu không đầy đủ về tác giả, tác phẩm. Bản


6
dịch khơng đầy đủ, dịch sót, dịch sai phiên âm sai, dẫn tới dịch sai. Đây chính
là ngun nhân có thể làm cho bạn đọc có thể hiểu thiên lệch hoặc không đầy
đủ về tác giả, tác phẩm Nam ông mộng lục.
Khắc phục được các vấn đề nói trên, tài liệu của các nhà nghiên cứu,
dịch giả Ưu Đàm - La Sơn và nguyễn Đăng Na quả là đặc sắc, có giá trị rất
lớn đối với bạn đọc - những ai có nhu cầu quan tâm đến tác giả, tác phẩm
Nam Ông. Tài liệu của các tác giả này được xem là tài liệu nghiên cứu tập
trung nhất về tác giả, tác phẩm Nam ông mộng lục. Chúng tôi đánh giá rất cao
về giá trị của nguồn tư liệu này. Sự đóng góp của các tác giả Ưu Đàm - La
Sơn và Nguyễn Đăng Na trên các phương diện như sưu tầm, dịch thuật, biên
soạn, chú giải, nghiên cứu giới thiệu… thật cơng phu, tỉ mỉ, đầy đủ, có những

phát hiện mới mẻ, sáng tạo giúp người đọc và nghiên cứu tác giả, tác phẩm
Nam ơng mộng lục có một cái nhìn tồn diện, chính xác, khoa học hơn. Bên
cạnh đó ở phần phụ lục của tài liệu các tác giả đã tập hợp giới thiệu các bài
tựa, bạt, thuyết minh, các bài phê bình về tác giả, tác phẩm Nam ơng mộng
lục qua các thời kỳ có một giá trị rất hữu ích đối với người đọc. Đó là một
kênh tham khảo tài liệu tiện lợi, nhanh, khá đầy đủ trong cái nhìn đồng đại và
lịch đại về tác phẩm Nam ơng mộng lục của Hồ Ngun Trừng. Đóng góp về
tư liệu của các tác giả thật sự có ý nghĩa thiết thực, là người tiếp nối tư tưởng
của Nam Ông quảng bá, giới thiệu con người, tài năng một nhân vật lịch sử,
tư liệu sử học, văn học thời Lý - Trần đến với bạn đọc được tốt nhất.
Nam ông mộng lục được đề cập đến rất nhiều trên mạng Internet. Ý
kiến chung khẳng định đây là tập hồi kí chữ Hán đầu tiên của Việt Nam. Các
nhà nghiên cứu đánh giá đây là tập kí ghi chép về các sử thoại và một số
chuyện về những nhân vật nước Nam thời Lý - Trần, gồm đủ loại: Nhà nho,
thầy thuốc, đạo sĩ, nhà thơ, thầy tu, tướng sĩ, các vua đời Trần, hoặc bà con
thân thích với tác giả. Ý kiến cho rằng đối với Hồ Nguyên Trừng, đó là


7
những sự kiện và những con người tiêu biểu của nước Nam. Khẳng định này
kín đáo lí giải động cơ sáng tác của tác giả tập ký đồng thời cũng gợi ý chúng
ta về tính cách chí nhân, chép sự của tác phẩm.
Tác giả Lê Văn Hảo trong loạt bài dưới nhan đề Việt Nam Văn Hiến
Ngàn Năm đã xem Hồ Nguyên Trừng như một danh nhân văn hóa của triều
Hồ. Đặt Hồ Nguyên Trừng cùng tác phẩm Nam ông mộng lục trong một bối
cảnh văn hóa - lịch sử rộng lớn, tác giả đã đưa ra nhiều nhận xét, bình luận
sắc sảo. Chúng tơi cho rằng chính là vì chứng kiến sự kết hợp giữa nhiều tài
năng - khoa học kĩ thuật và văn chương ở Hồ Nguyên Trừng mà tác giả Lê
Văn Hảo đã đặt cả một mục lớn Khoa học, kỹ thuật và văn học thời Hồ. Bài
viết dài của Lê Văn Hảo đã phác thảo được bối cảnh lớn cần thiết cho việc

tìm hiểu cụ thể Hồ Nguyên Trừng cùng tác phẩm Nam ông mộng lục.
Điểm lớn nhất, nổi bật nhất trong lịch sử nghiên cứu về Nam ơng mộng
lục có lẽ là sự phân tích chủ đề Nam ông mộng lục và tư tưởng của Hồ
Nguyên Trừng sau khi lưu vong đất Bắc. Bàn về chủ đề tư tưởng trong tác
phẩm Nam ông mộng lục đã từng có rất nhiều ý kiến, song có hai ý kiến hoàn
toàn trái ngược nhau khi đánh giá tác phẩm Nam ông mộng lục. Ý kiến thứ
nhất của Trần Nghĩa. Trần Nghĩa căn cứ vào cuộc đời có phần khiếm khuyết
của Hồ Nguyên Trừng để luận tội: Dân tộc sẽ không bao giờ tha thứ, một khi
Hồ Nguyên Trừng đã bước hẳn về phía bên kia, đem trí tuệ và tài năng ra
phục vụ cho triều Minh, một tên xâm lược ác nhất trong số những tên xâm
lược. Cụ thể ông cho rằng "Hồ Nguyên Trừng không phải là một con người
tốt", m
" à là một đứa con hư của dân tộc, chẳng qua có chút tài liệu sử học ít
nhiều có thể bổ khuyết cho Việt sử". Nguyễn Đức Vân - Tuấn Nghi cũng có ý
kiến phản đối như Trần Nghĩa. Song các ý kiến khác của Trần Văn Giáp,
Đinh Gia Khánh, Nguyễn Huệ Chi… đã phản đối khá gay gắt lại kết luận đó.


8
Về điều này Nguyễn Đăng Na đã giới thiệu trong cuốn Nam ông mộng lục
phần phụ lục.
2.2. Tư liệu về tác phẩm Bắc hành tùng ký
Tác phẩm Bắc hành tùng kí, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu gì đáng
kể ngồi cơng trình khảo cứu đặc biệt quan trọng của học giả Hồng Xn
Hãn. Những cơng trình nghiên cứu, khảo cứu của ông đã để lại những dấu ấn
sâu đậm trên nhiều lĩnh vực văn hóa - khoa học - giáo dục. Theo lời nhà xuất
bản, những cơng trình khảo cứu của ơng về văn hóa, lịch sử cho đến nay vẫn
được coi là những mẫu mực cả về tính khoa học chính xác và về phong cách
nghiên cứu. Khảo cứu của ơng đối với Bắc hành tùng kí và con người tác giả
Lê Quýnh rất công phu. Qua khảo cứu của ông người đọc hiểu rõ thêm về vẻ

đẹp của những vong thần chạy theo vua Lê Chiêu Thống sang đất nhà Thanh,
cũng như những sáng tác văn học của họ để lại cho đời. So với các tư liệu
khác như "Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tồn thư, Hồng Lê nhất
thống chí", cơng trình của ơng bộc lộ một thái độ nghiên cứu khách quan,
cơng bình. Bình luận khen chê đều rất chừng mực, thấu tình đạt lí. Đối khảo
với các tài liệu khác, ít nhiều có đánh giá sai hoặc chưa đúng về nhân cách
của một con người - vong thần Lê Qnh, thì khảo cứu của Hồng Xn Hãn
qua tập ký sự giúp người đọc hiểu chính xác, chi tiết, tỉ mỉ tiết tháo của một
trong những vong thần Lê mạt có tinh thần dân tộc sâu sắc. Lê Qnh khơng
chịu cắt tóc, khơng chịu thay đổi trang phục cam chịu ngồi tù gần mười lăm
năm (kể cả giam lỏng) từ khi sang đất Bắc để bàn chuyện cầu viện binh cho
đến khi triều Tây Sơn hết mới được tha và đem quan tài của chúa cũ về nước
với trang phục, đầu tóc như lúc ra đi. Bên cạnh đó Hồng xuân Hãn đối chiếu
các tài liệu để khảo cứu về tiểu sử con người Lê Quýnh giúp người đọc góp
nhặt, suy đoán một cách khách quan về chủ đề tư tưởng của tác phẩm khi đọc
văn bản, bản dịch Bắc hành tùng ký.


9
2.3. Thực hiện đề tài này chúng tơi cũng có gặp một số khó khăn là
chưa có điều kiện bao quát một cách đầy đủ các tư liệu trong và ngoài nước.
Điểm các tài liệu được nhắc đến trong mục tài liệu của các nhà nghiên cứu,
chúng tơi có thể khẳng định: Xét về phương diện đề tài, đề tài của chúng tôi
không trùng với tên của bất kỳ một cuốn tài liệu nào, hay một bài báo nào.
Hướng đi của chúng tôi không trùng lặp con đường mà những người đi trước
đã lựa chọn, mặc dù những kết quả nghiên cứu của họ là một trong những gợi
ý cho q trình nghiên cứu luận văn của chúng tơi. Như vậy có thể khẳng
định một điều là chưa thấy có một cơng trình độc lập nào nghiên cứu hai tác
phẩm này trong thế đối sánh cụ thể.Vì thế chúng tơi chọn đề tài đặt cho mình
nhiệm vụ so sánh trực tiếp hai tác phẩm. Hy vọng qua đó tìm kiếm một vài

kết luận học thuật nho nhỏ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu khảo sát so sánh hai tác phẩm này trên một
số phương diện về cuộc đời, hoàn cảnh sáng tác, một số phương diện về nội
dung và nghệ thuật của hai tác phẩm. Các phương diện so sánh đó sẽ được
chúng tơi triển khai thành một hệ thống nhất định trong luận văn.
4. Nhiệm vụ của luận văn
Chúng tơi có nhiệm vụ khảo sát hai tác phẩm Nam ông mộng lục và
Bắc hành tùng ký nhằm đối sánh những điểm giống nhau và những điểm khác
nhau về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm. Từ
đó, qua nghiên cứu của luận văn có thể giúp bạn đọc, đối tượng học sinh phổ
thơng hình dung một phần nào về sự phát triển của thể ký trong văn xuôi tự sự
Việt Nam thời trung đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng lý luận so sánh trên cơ sở sử dụng các phương pháp
so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp. Luận văn cũng vận dụng các thành tựu


10
của thi pháp học, phong cách học, ngôn ngữ học... Trong đó chúng tơi đặc
biệt chú trọng: Phương pháp so sánh và phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các
học giả, đóng góp của luận văn là đối sánh những nét giống và khác nhau
giữa hai tác phẩm: Nam ông mộng lục và Bắc hành tùng ký. Qua đó, giúp
chúng tơi rút ra một vài kết luận nhỏ về thể ký - bộ phận văn học hải ngoại
trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có ba chương
Chương 1. Các tiền đề của việc so sánh hai tác phẩm Nam ông

mộng lục và Bắc hành tùng ký
Chương 2. So sánh hai tác phẩm trên phương diện nội dung
Chương 3. So sánh hai tác phẩm trên phương diện hình thức nghệ
thuật


11
CHƯƠNG 1
CÁC TIỀN ĐỀ CỦA VIỆC SO SÁNH HAI TÁC PHẨM
NAM ÔNG MỘNG LỤC VÀ BẮC HÀNH TÙNG KÝ

1.1. Khái quát chung về thể loại ký trong văn chương Việt Nam
trung đại
1.1.1. Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX gọi là văn
học trung đại bao gồm hai bộ phận: văn học chức năng và văn học nghệ
thuật. Dựa vào cấu trúc câu văn, văn học trung đại cũng có thể được chia
thành hai loại lớn: văn xuôi và văn vần. Hai loại này gần như tương ứng với
hai phương thức phản ánh cuộc sống mà Arixtơt đã chỉ ra: tự sự và trữ tình.
Văn xuôi tự sự thời trung đại được chia thành ba nhóm: truyện ngắn, tiểu
thuyết chương hồi và ký. Như vậy, ký trước hết là một bộ phận cùng với
truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi hợp thành văn xuôi tự sự trung đại
Việt Nam.
1.1.2. Theo quan điểm của lí luận văn học hiện đại, ký là một loại
hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể như:
bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tuỳ bút... Khác với truyện
ngắn, tiểu thuyết, ký có đặc trưng riêng do nội dung và quan điểm thể loại
của ký qui định. Ký không chú trọng vào việc miêu tả q trình hình thành
tính cách của các cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu
chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành các vấn đề xã hội cũng không phải là
đối tượng quan tâm của ký. Đối tượng nhận thức thẩm mỹ của ký thường là

một trạng thái đạo đức - phong hoá xã hội (thể hiện qua những cá nhân
riêng lẻ), mội trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội
nóng bỏng. Vì thế, tuy có nhiều tác phẩm ký rất gần gũi với truyện ngắn


12
nhưng khác với truyện ngắn, truyện vừa, đặc biệt là tiểu thuyết, ký có quan
điểm thể loại là tơn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu.
Nhà văn viết ký phải chú trọng việc đảm bảo tính xác thực của hiện thực đời
sống được phản ánh trong tác phẩm. Ký thường khơng có cốt truyện và tính
hư cấu. Sự việc và con người trong ký phải hoàn tồn chân thực, có địa chỉ.
Ký dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động, không xây
dựng các hình tượng mang tính khái qt mà tính khái quát là do tác giả ký
thể hiện bằng suy tưởng. Đây là quan điểm của lý luận văn học hiện đại về
thể loại ký và ký hiện đại khác với các tác phẩm văn xuôi theo cách gọi ước
lệ là tác phẩm ký văn học trung đại.
1.1.3. Có thể thấy, những tác phẩm được gọi là ký trong văn xuôi tự sự
Việt Nam thời trung đại thuộc về một loại hình văn học hết sức phức tạp. Nói
cách khác, khái niệm ký trong văn học Việt Nam trung đại hàm chứa một nội
diên có biên độ hết sức co dãn. Ký là một bộ phận của văn học, vì thế nó cũng
chịu sự tác động của các qui luật chung đó. Tuy nhiên, với tư cách là một thể
văn, ký có số phận riêng. Ký có nghĩa là ghi chép sự việc để khỏi quên (gồm
tất cả các loại văn bản...). Ban đầu ký là động từ, khi chuyển sang khái niệm
ký là danh từ, ký được dùng để chỉ những cơng văn giấy tờ mang tính chất
hành chính, rồi được dùng chỉ cả những điển tịch, những trước tác của một số
học giả cổ đại. Với nghĩa ấy, ký gộp vào trong nó những tác phẩm văn xi
(kể cả văn xi có tiết tấu) nằm trong văn học chức năng hành chính, văn học
chức năng lễ nghi cũng như văn học chức năng thẩm mỹ. Ký bao gồm tất cả
những tư liệu văn tịch được viết bằng bút, bằng dao, bằng đục, trên các chất
liệu: giấy, lụa, da thú, thẻ tre, đồ gốm, kim loại, đá, xương thú, mai rùa...

1.1.4. Thế kỷ X - XIV là thời kỳ đặt nền móng cho loại hình truyện
ngắn và dịng tự sự viết dưới dạng ký của văn học Việt Nam trung đại. Cũng
như truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, ký chủ yếu được viết bằng chữ


13
Hán dưới hình thức của các thể văn Trung Quốc. Đề tài của ký bị hạn chế
trong khuôn khổ viết về hiện tại, về những điều mắt thấy tai nghe. Nhìn
chung ký khơng được viết về q khứ, nếu có, chỉ là quá khứ gần xoay quanh
nhân vật hiện tại. Thời trung đại, ký không được hư cấu, không được dùng
các thủ thuật của thần thoại, sử thi, truyền kỳ. Không gian và thời gian nghệ
thuật trong ký bao giờ cũng cụ thể, gắn với sự kiện hoặc nhân vật đang đề cập
tới. Thế kỷ X - XIV ký vẫn thuộc loại hình văn học chức năng bao gồm: Văn
khắc và tự bạt. Văn khắc bao gồm các văn bản viết bằng dao bằng đục trên
chất liệu rắn như: gỗ, đồng, đá, gốm, xương thú, mai rùa... Những tác phẩm
ký cịn có thể được viết trên chất liệu rắn bằng loại bút đặc biệt như: dao và
đục gồm văn bia và chng khánh. Văn bia là loại hình văn học khắc trên đá
(cột đá, trụ đá, bia đá, vách đá). Từ thưở xa xưa, ông cha ta gọi bia là trụ đá,
cột đá đặt trước nhà cung thất, nhà tông miếu để xem thời gian qua bóng mặt
trời đổ. Sau đó người ta khắc chữ, ghi việc lâu dần thành văn bia hay còn gọi
là bi văn. Văn bia là những tác phẩm văn chương thuộc thể ký khắc trên chất
liệu đá. Văn chuông khánh nội dung và nghệ thuật của chúng giống văn bia.
Kết cấu của hai loại văn bản này gồm hai phần: kể và ghi nhớ (minh), nội
dung không phong phú, nhưng văn phong khá đa dạng. Đặc biệt mỗi bài
thường là sự kết hợp giữa tả cảnh, tả tình, kể việc, kể người với phát biểu trực
tiếp cảm nghĩ cá nhân người cầm bút khiến chúng mang đậm tính chất ký.
Ngồi hai thể loại này, ký cịn có tự bạt. Tự, bài tựa cho cuốn sách theo cách
hiểu thơng thường, trên thực tế thể tự cịn chỉ những bài giới thiệu cho một
cơng trình, một sự thể. Bạt chỉ bài ký nhỏ viết để kèm vào sau một cuốn sách,
tập tranh. Nó đơi khi làm ta liên tưởng đến những dòng lạc khoản ở các bức

trướng, cơng trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc. Tự và bạt khác nhau ở chỗ:
Tự thường đặt ở đầu tác phẩm, cịn bạt thường đặt ở cuối tác phẩm. Có thể
nói, tự bạt cùng với văn khắc đã tạo nên diện mạo của thể ký thế kỷ X - XIV


14
và đặt nền móng vững chắc cho văn xi tự sự Việt Nam trung đại những giai
đoạn tiếp theo. Sau đó, do sự phân hóa chức năng và phát triển của các thể
loại, văn khắc trở thành một loại hình riêng - loại hình văn học chức năng lễ
nghi và khơng đồng hành cùng thể ký. Cịn tự bạt dần đi vào chức năng khảo
cứu, giới thiệu sách, tranh luận văn chương, bình luận học thuật và bị chìm đi
trước những tác phẩm ký trường thiên.
Sang giai đoạn thế kỷ XV thể văn tự bạt bùng nổ, ký dưới dạng tự bạt
tách dần ra thành môn khoa học riêng: nghiên cứu, phê bình, lí luận văn học
và chia tay văn xi tự sự, song nó đã đặt nền móng cho loại hình ký nghệ
thuật. Tự bạt là tiếng nói cá nhân người cầm bút, khi vai trò cá nhân chưa trực
tiếp bộc lộ thì thể ký nghệ thuật chưa thể ra đời. Giai đoạn này, ký nghệ thuật
bắt đầu nảy mầm, ranh giới giữa ký và truyện ngắn hết sức mơ hồ, bất định.
Đặc điểm này đeo đẳng lịch trình văn xuôi tự sự Việt Nam suốt thời trung
đại.
Ký khác truyện ở chức năng và kết cấu tác phẩm. Phân biệt bản chất
truyện và ký là ở thái độ của người cầm bút. Nếu tác giả hịa mình vào các sự
kiện, vào các nhân vật với tư cách là người trong cuộc thì đó là ký. Ký thực
sự ra đời khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng mình đang phản
ánh bằng cảm quan của chính mình. Theo cách hiểu này ta có thể khẳng định
Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) là một trong những người đặt nền móng cho
cho thể ký Việt Nam thời trung đại vừa là đại diện cho tác giả ký thế kỷ XV XVII với tác phẩm Nam ơng mộng lục.
Sau đó ký phát triển thêm một bước mới. Lúc này, tác giả viết ký đã
bám sát hiện thực, hơn nữa còn phản ánh trực tiếp những sự kiện, những con
người quanh người viết. Khơng hiếm những trường hợp mà ở đó tác giả đã

viết chuyện của chính bản thân mình. Qng đời từng trải, hồi ức chuyện
đời mình đã trở thành nội dung của một số tác phẩm ký. Tác phẩm ký nghệ


15
thuật được đánh giá là đỉnh cao, là sự hoàn thiện của thể ký Việt Nam thời
trung đại là Thượng kinh ký sự. Lúc này, tác giả ký đã kết hợp nhiều bút
pháp nghệ thuật: du ký, nhật ký, hồi ký, ký phong cảnh, ký người, ký vật...
vào trong một chỉnh thể tự sự nhất định. Vì thế, khơng thể không nhắc đến
tác phẩm Bắc hành tùng ký đã ra đời trong giai đoạn văn xi tự sự đã có
một qui mơ khả quan. Tiếp đó ký viết bằng chữ Hán đến giai đoạn này đã
nhường chỗ cho thể ký giai đoạn sau cuối thế kỷ XIX được viết bằng chữ
quốc ngữ hiện đại.
1.1.5. Như vậy, qua khảo cứu trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra
được tầm quan trọng của thể loại ký trong văn xuôi Việt Nam trung đại.
Khác với ký báo chí, ký văn học là một thể loại lớn trong văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại. Ký trần thuật những người thật việc thật một cách xác
thực. Ký không nhằm thông tin thẩm mĩ, mà là thông tin sự thật. Sở dĩ ký có
tính nghệ thuật và trở thành một thể loại văn học phổ biến bởi vì ngay trong
sự thực đã có cái thẩm mĩ. Sự thật của cuộc sống là chân lý của cuộc đời. Sự
thật của cuộc sống cũng có những đột biến, phức tạp mà con người cần biết
và rất muốn biết đến. Chính vì lẽ đó mà thể ký nghệ thuật đã nở rộ và kết
tinh được những tác phẩm lớn. Trần thuật những người thật, việc thật,
những tác phẩm ký văn học có giá trị như những tư liệu lịch sử q giá, có ý
nghĩa và tác dụng rất lớn đối với sự sáng tạo nghệ thuật sau này. Trần thuật
người thật việc thật là đặc trưng cơ bản của thể ký. Trong những tác phẩm
ký Việt Nam thời trung đại, hai tác phẩm Nam ông mộng lục và Bắc hành
tùng ký xứng đáng có được một sự chú ý đặc biệt. Hai tác phẩm được đánh
giá là những được hợp khá đặc biệt- tác phẩm hải ngoại của văn xuôi tự sự
Việt Nam thời trung đại.



16
1.2. Tiền đề trực tiếp của việc so sánh hai tác phẩm
1.2.1. Tác giả Hồ Nguyên Trừng và hoàn cảnh sáng tác Nam ông
mộng lục
Chúng tôi xem vấn đề tác giả và hoàn cảnh sáng tác của hai tác phẩm
là tiền đề trực tiếp cho việc có thể đem chúng ra so sánh được với nhau. Có
các nguồn tư liệu để giúp chúng tơi tìm hiểu về cuộc đời Hồ Nguyên Trừng,
tác giả Nam ông mộng lục: Thứ nhất, tài liệu khảo cứu của Trần Văn Giáp,
công bố năm 1962. Tư liệu thứ hai, Đại Việt sử ký tiền biên, nhà xuất bản
Khoa học xã hội năm 1997. Tư liệu thứ ba, Đại Việt sử ký toàn thư, nhà xuất
bản Khoa học xã hội, năm 2004. Tư liệu thứ tư là lời thuyết minh của Trần

ích Nguyên năm 1986. Tư liệu thứ năm,

Nam ông mộng lục, nhà xuất bản

Văn học, Hà Nội, năm 1999, và một số thông tin trên mạng Internet.
Trước hết, chúng tơi nói về tác giả Hồ Nguyên Trừng. Cuộc đời của Hồ
Nguyên Trừng có thể chia ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn ở Việt Nam và giai
đoạn ở Trung Quốc. Giai đoạn ở Việt Nam là thời gian Hồ Nguyên Trừng
sinh sống cho đến khi triều Hồ thất bại. Còn thời gian sống ở Trung Quốc
được tính từ khi hai cha con Hồ Quý Ly và Nguyên Trừng lưu vong Trung
Quốc, phần đời còn lại của một Nam Ông nhưng đã phải làm thần dân của
Minh triều. Thân tại tha hương mà tấc lòng cố quốc khơn ngi.
Hồ Ngun Trừng (1374 - 1446) cịn được gọi là Lê Trừng (như ta đọc
thấy trong sử tịch của Trung Hoa), tự Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông; là con
trưởng của Hồ Quý Ly (làm vua những năm 1370 - 1372). Khảo cứu xa hơn
về nguồn gốc của dòng họ Hồ cho thấy tổ tiên của họ là Hồ Hưng Dật gốc

người Chiết Giang. Thời Hậu Hán đến làm thái thú ở đất Diễn Châu, hương
Bào Đột. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm. Hồ Liêm là cháu đời thứ
mười hai của Hồ Hưng Dật. Năm 1393, Hồ Nguyên Trừng được theo cha giữ
chức Phán quan ở chùa Thượng Lâm. Năm 1400 Hồ Quý Ly lập con thứ là


17
Hán Thương làm Thái tử. Lúc đó, Hồ Quý Ly đã làm thơ để dò ý con trưởng.
Hồ Nguyên Trừng đã làm bài thơ vịnh Cây tùng để đáp lại lời cha biểu thị tỏ
lịng hiếu khơng làm trái lệnh phụ thân. Năm 1406 quân Minh xâm lược Việt
Nam, Hồ Nguyên Trừng cầm quân chống giặc Minh. Trong thời kỳ kháng
chiến chống Minh, ông từng tham gia các hoạt động xã hội, chính trị và quân
sự của đất nước. Làm tả tướng quốc từ năm 1400 cho đến khi bị bắt năm
1407. Hồ Nguyên Trừng đã cùng cha, em và tồn dân chuẩn bị tích cực cho
cuộc kháng chiến chống quân Minh. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, vấn đề
ông lo lắng nhất là lòng dân: "chỉ sợ lòng người có theo hay khơng theo. Có
lẽ ngay từ đầu Hồ Nguyên Trừng đã nhìn thấy trước sự thất bại của cơng cuộc
cải cách do cha mình cầm đầu. Cuộc cải cách chính trị, kinh tế của Hồ Q
Ly tuy có nhiều tiến bộ và xuất phát từ tầm chiến lược thúc đẩy nhanh nhịp
độ phát triển cho đất nước. Thế nhưng triều Hồ vấp phải vấn đề tạm gọi là
lòng dân. Nói cụ thể, cha con Hồ Q Ly khơng làm tốt công tác tư tưỏng và
chuẩn bị dư luận. Cơng cuộc cải cách cấp tiến đó rơi vào bi kịch. Nói theo
cách nói hiện đại là bi kịch ý thức kẻ được giải phóng chưa ý thức được nổi
sự giải phóng. Vì thế cha con Hồ Q Ly bị thất bại, ngun nhân thất bại
cịn có một lí do khác là vì tất yếu của lịch sử.
Dưới triều đại nhà Hồ, Hồ Nguyên Trừng tham gia chính sự trên hai
phương diện quân sự và khoa học. Ngoài trọng trách Tả tướng quốc triều Hồ,
ơng cịn là một kĩ sư qn khí, cơng trình sư thiết kế chiến thuyền tài tình. Hồ
Nguyên Trừng bộc lộ tài năng thiên bẩm của mình trong lĩnh vực khoa học kỹ
thuật quân sự. Là người phát minh, sáng chế súng cho quân đội nhà Hồ ơng

đã có hai phát minh có thể nói là phi thường so với thời đại. Tài năng của Hồ
Nguyên Trừng thể hiện trong việc sáng chế cho nhà Hồ thuyền Cổ Lâu và
súng Thần Cơ. Theo học giả Nguyễn Văn Hảo, thuyền Cổ Lâu là một loại
thuyền lớn, đóng đinh sắt, có hai tầng và hàng chục tay chèo, hai người chèo


18
một mái tạo ra tốc độ lớn khi có thủy chiến. Súng Thần Cơ, loại hỏa pháo cải
tiến hiệu nghiệm hơn tất cả các loại đại bác đương thời. Triều Minh đã nếm
mùi của các phát minh của Hồ Nguyên Trừng, vì thế khi xâm lăng đã tuyển
lựa bắt giữ, áp giải Hồ Nguyên Trừng theo những người tài giỏi của Việt
Nam về Trung Quốc để khai thác tài năng của họ.
Đôi nét về thời kỳ Hồ Nguyên Trừng phải sống lưu vong ở Trung
Quốc. Giai đoạn này được xác định chính xác từ tháng 5 năm 1407 - lúc ông
và thân phụ Hồ Quý Ly bị bắt sang Trung Quốc. Từ đó cho đến tháng 7 năm
1446 ơng sống phần đời cịn lại của cuộc đời mình trên đất Trung Hoa hơn
bốn mươi năm. Cha con Hồ Quý Ly và con thứ Hồ Hán Thương bị bắt và giải
về Kim Lăng (tứ Nam Kinh ngày nay) thì bị giết chết. Còn Hồ Nguyên Trừng
dâng cách làm súng thần được ban chiếu cho làm quan. Toàn Việt thi chép:
"Quý Ly ở ngục tù, con là Trừng dâng cách làm súng thần được giao chức Lễ
bộ thương thư. Trừng xin ban ơn tha tội, Quý Ly được tha ra, cuối cùng được
hưởng thọ rồi mất"[49; 528].
Thoạt đầu, Hồ Nguyên Trừng giữ chức chủ sự ở bộ công trong triều
Minh. Sau dần thăng lên Lang Trung, Hữu thị lang, Tả thị lang và cuối cùng
là Thượng thư - chức quan cao nhất đứng đầu các bộ. Về cuối đời, Ơng viết
Nam ơng mộng lục ghi lại những tài liệu sử học và văn học thời Trần ở Việt
Nam, đề cao một số nhân vật Đại Việt. Tác phẩm được người Trung Hoa hết
sức coi trọng. Tác phẩm Nam ông mộng lục đã có mặt trong hầu hết các tùng
thư lớn của văn học Trung Quốc như: Kỉ lục vựng biên, Thuyết phu tục, Ngũ
triều tiểu thuyết, Ngũ triều tiểu thuyết đại quan, Hàm phân lâu bí kíp, Tùng

thư tập thành, Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san... Trừ bộ Việt Nam Hán
văn tiểu thuyết tùng san là một tuyển tập xuất bản ở Đài Loan thời hiện đại,
còn lại các tác phẩm đã kể tên đều là sách soạn trong hai thời đại Minh
Thanh. Các sách đó mặc nhiên xem Nam ông mộng lục thuộc vào lịch sử văn


19
học Trung Quốc. Đó là chưa kể các bản chép tay. Nam ông mộng lục hiện
diện trong thư tịch Trung Hoa với lịch sử 545 năm. Riêng 80 năm gần đây tác
phẩm được người Trung Hoa in ra ít nhất 6 lần vào các năm 1920, 1926,
1935, 1938, 1985, 1986... Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của tác phẩm đối
với đời sống văn học không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả đối với nước Trung
Hoa. Hồ Nguyên Trừng rất được người Trung Hoa trọng đãi. Đặc biệt khi
làm lễ tế vũ khí - một nghi thức mang tính tơn giáo, thì họ kiêm làm lễ tế cả
ơng nữa. Trên thực tế, nhà Minh tôn Hồ Nguyên Trừng làm tổ sư của ngành
chế tạo vũ khí. Khi Ơng qua đời, người Trung Quốc đã an táng ông tại một
thắng cảnh nổi tiếng ở cố đô Bắc Kinh - vùng Tây Sơn với những trái núi
diễm lệ. Đó là hai ân điển mà ngay cả các danh nhân Trung Quốc không phải
ai cũng được hưởng.
1.2.2. Tác giả Lê Quýnh và xuất xứ của Bắc hành tùng ký
Lê Quýnh (1750 - 1805) cha là Lê Doãn Giản, quê làng Đại Mão,
huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc (Bắc Ninh). Cha và chú đều đậu tiến sĩ, làm
quan đồng triều. Năm 1770, được bổ làm Văn quán nho sinh là nhờ phụ ấm
chứ khơng phải thi đậu. Theo một tác giả Hồng Lê nhất thống chí, thì Lê
Qnh lúc cịn trẻ là một công tử chơi bời, nhưng cũng biết làm văn. Năm
1774 cha mất, ông về làng nuôi mẹ. Sau khi Nguyễn Huệ ra Thăng Long diệt
Trịnh, ơng đem 300 gia đình để bảo vệ vua Lê năm 1786. Lê Quýnh từng
được vua Lê Chiêu Thống giao cho coi quân Tả và Hữu vệ năm 1787. Tháng
12 năm 1787, Vũ Văn Nhậm tướng Tây Sơn kéo quân ra chiếm Thăng Long
hỏi tội Nguyễn Hữu Chỉnh. Quân vua Lê thua, vua Lê Chiêu Thống lại chạy

lên phủ Lạng Giang. Lê Quýnh đem hương binh đuổi theo hộ vệ. Vua chuyển
sang huyện Chí Linh, năm sau 1788 chạy xuống Vị Hồng (Nam Định). Ơng
được phong tước Trường phái hầu, vua Lê sai Lê Quýnh cùng Quốc cữu
Nguyễn Quốc Đống lên huyện Vũ Nhai ở Thái Nguyên để hộ tống và bảo vệ


20
thái hậu là Nguyên phi Nguyễn Thị Kim và con trai. Tháng 4 năm 1788, ông
đến Vũ Nhai. Tháng 5 năm 1788 trong khi bị quân Tây Sơn đuổi gấp, đến khi
rơi vào thế bí, mọi người đành phải qua sông Phất Mê đất Trung Quốc lánh
nạn. Cùng đi theo để hộ giá nhà vua, lúc này có rất ít người. Những người
theo vua phần đông là những người tuổi cịn trẻ là con cháu những danh thần,
trong đó có Lê Quýnh. Tháng 6 năm 1788, vua Thanh lệnh cho tổng đốc Tơn
Sĩ Nghị có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ cung quyến vua Lê trú tại Nam
Ninh với mục đích là thăm dị tình hình trong nước ta. Vì thế vua Càn Long
bằng lịng cứu viện nhà Lê. Ngày 24 tháng 10, Tôn Sĩ Nghị phát quân, chiến
tranh giữa hai nước xảy ra, mở đầu công cuộc xâm lược của nhà Minh trên
đất Việt Nam. Tổng đốc Sĩ Nghị đã giao cho Lê Quýnh chuẩn bị việc binh
lương để soạn sửa tấn công vào Nam, rồi lại định chiêu hàng. Vua Lê Chiêu
Thống giao cho ơng chức bình chương sự, coi các việc binh và hộ. Song ông
bị bệnh sốt rét phát mạnh, nên xin về quê nhà nghỉ. Nhưng trong tác phẩm
Hồng Lê nhất thống chí lại chép, hằng ngày ông cưỡi ngựa theo vua đến
doanh Sĩ Nghị và cho rằng Lê Qnh khơng đồng tình, giục Sĩ Nghị tiếp tục
tấn cơng, vì sợ Sĩ Nghị khơng bằng lịng. Một tháng sau, triều đình nhà Lê bị
tiêu tan trước sự tấn cơng chớp nhống của vua Quang Trung (đầu tháng
giêng năm 1789). Lê Chiêu thống theo Sĩ Nghị chạy sang Quảng Tây, Tôn Sĩ
Nghị bị cách chức, Phúc Khang An được thay chân tổng đốc. Với chính sách
ngoại giao mềm dẻo của vua Quang Trung và văn từ giao tiếp với Thanh
Triều hết sức bạt thiệp, khéo léo của Ngơ Thì Nhậm, thành thử Phúc Khang
An được lệnh chuyển sang thế hòa với Việt Nam (khoảng tháng 3 năm 1789).

Nhưng sự thực trong cơn binh lửa giai đoạn này, Lê Quýnh nghỉ tại quê nhà.
Khi đã khỏi bệnh, ơng toan tìm kế kháng Tây Sơn. Tháng 5 năm 1789, tổng
đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An biên thư giục vua Quang Trung chuẩn bị
sang chầu, nhân dịp tìm gọi Lê Qnh sang Trung Quốc để thăm dị tình hình



×