Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đảng bộ thừa thiên huế trong tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 71 trang )

ÂẢI HC HÚ
TRỈÅÌN G ÂẢI HC SỈ PHẢM
KHOA GIẠO DỦC CHÊNH TRË
------

PHẢM THN H NGHÉA
ÂN G BÄÜ THỈÌA THIÃN - HÚ TRONG
TÄØN G TIÃÚN CÄNG V NÄØI DÁÛY MA XN 1975

KHỌA LÛN TÄÚT NGHIÃÛP
Ngn h hc : GIẠO DỦC CHÊNH TRË
Gin g viãn hỉåïn g dáùn : ThS. TRÁƯN VÀN LỈÛC
Hú, Khọa hc 2012 - 2016

Lời Cảm Ơn


Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, ThS. Trần
Văn Lực đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Giáo dục
Chính trò Trường Đại học Sư phạm Huế, các bạn sinh
viên lớp Giáo dục Chính trò 4 và gia đình đã quan tâm
giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn và lời chúc tốt
đẹp nhất đến tất cả bạn bè của tôi, những người đã
luôn ở bên tôi, chia sẻ, những lúc khó khăn, cùng tôi
trải qua những tháng ngày đầy ý nghóa suốt quãng
đời sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2016


Sinh viên
Phạm Thành Nghóa


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................4
3.1 Mục đích nghiên cứu...................................................................................4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
4.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................4
4.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài..........................................................................................5
7. Cấu trúc của đề tài............................................................................................5

B. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................6
Chương 1..........................................................................................................6
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA THIÊN - HUẾ......................................6
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và con người ở Thừa Thiên - Huế...........6
1.2. Truyền thống cách mạng của Thừa Thiên - Huế.........................................10

Chương 2........................................................................................................21
THỪA THIÊN - HUẾ TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY.....21
XUÂN 1975 DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG.....................................21
2.1. Tình hình chiến trường miền Nam và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam.....................................................................................................................21
2.1.1. Tình hình chiến trường miền Nam.........................................................21

2.1.2. Chủ trương Tổng công kích - tổng khởi nghĩa của Đảng......................22
2.2. Thừa Thiên - Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975............28
2.2.1. Tình hình chiến trường Thừa Thiên - Huế.............................................28


2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ Thừa Thiên - Huế trong Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân năm 1975.........................................................................................34

Chương 3........................................................................................................48
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ............................48
3.1. Nhận xét.......................................................................................................48
3.1.1. Thành tựu..............................................................................................48
3.1.2. Hạn chế..................................................................................................53
3.2. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................54
3.2.1. Quán triệt và tuân thủ sự chỉ đạo của Trung ương, linh hoạt, sáng tạo
phù hợp với thực tiễn kháng chiến ở địa phương...........................................55
3.2.2. Luôn nhận thức rõ đặc điểm, vị trí chiến lược, nhiệm vụ chính trị của
chiến trường Thừa Thiên – Huế......................................................................56
3.2.3. Cơ quan các cấp luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nắm
chắc tình hình, nhiệm vụ mới, kịp thời chỉ đạo theo yêu cầu của thực tiễn....57
3.2.4. Thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện của Đảng.......................................................57

C. PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................59
PHỤ LỤC ẢNH.............................................................................................62
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................65


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, quân
và dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nỗ lực cùng với miền Nam và cả nước quyết
tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, góp sức vào sự nghiệp giải phóng miền Nam
thống nhất Tổ quốc. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được
nhiều thắng lợi to lớn, thực hiện mục tiêu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy
nhào” giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế có truyền thống yêu nước, đoàn kết,
dũng cảm, sáng tạo, cần cù trong lao động sản xuất, chiến đấu chống ngoại
xâm cũng như đấu tranh phòng chống thiên tai. Với những đặc điểm về mặt
địa lý và lịch sử nên Huế không chỉ là trung tâm chính trị của chế độ thực dân
phong kiến, đế quốc mà còn là vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến
trường Huế luôn nóng bỏng, là nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân Thừa Thiên - Huế
đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, lập nên các chiến công hiển hách trong
đó nổi bật lên phong trào đồng khởi miền núi năm 1960, phong trào đấu tranh
chính trị năm 1963 và năm 1966, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu
Thân năm 1968, đại thắng mùa Xuân năm 1975. Thắng lợi to lớn của cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đó là đỉnh cao của sự kết hợp
giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công để đánh bại và làm tan rã toàn
bộ lực lượng địch, kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn, có lợi nhất. Qua
đó, thể hiện nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh và tài thao lược quân sự sắc bén,
sáng tạo, táo bạo và đúng đắn của Đảng ta. Sự kết hợp giữa tiến công quân sự
của bộ đội chủ lực và nổi dậy của quần chúng được thực hiện hết sức chặt
chẽ, hiệu quả trong suốt cuộc Tổng tiến công. Những đòn tiến công quân sự
của bộ đội chủ lực, bằng một loạt trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô
1


lớn, đánh thẳng vào các thành thị, trung tâm đầu não, căn cứ quân sự lớn của

địch, tiêu diệt, làm tan rã lực lượng lớn và gây cho chúng hoang mang tột độ
đã tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy lực lượng chính trị của quần chúng nổi dậy,
đập tan bộ máy kìm kẹp của địch ở địa phương, cơ sở để giành quyền làm
chủ. Mặt khác, sự nổi dậy mạnh mẽ của lực lượng quần chúng đông đảo trên
nhiều địa bàn từ nông thôn đến thành thị, với nhiều hình thức phong phú, linh
hoạt đã tạo thuận lợi cho bộ đội chủ lực cả về thế, lực và điều kiện để nhanh
chóng đập tan sự kháng cự của địch; đồng thời, để tập trung lực lượng vào
những mục tiêu chủ yếu của cuộc Tổng tiến công.
Chiến dịch đã giải phóng được hoàn toàn Thừa Thiên - Huế, trong đó
thành phố Huế là một trong những trung tâm chính trị, văn hóa lớn ở miền
Nam, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ to lớn đối với cả nước và có ảnh hưởng lớn về
chính trị đối với thế giới; đã chứng minh sức mạnh tiến công và nổi dậy của
quân và dân ta không những có khả năng tiêu diệt, quét sạch những tập đoàn
phòng ngự mạnh của địch ở chiến trường rừng núi, mà còn có khả năng giải
phóng những vùng đồng bằng, thành phố rộng lớn, nơi địch cố sức bảo vệ.
Thắng lợi triệt để và trọn vẹn của chiến dịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Đảng bộ và quân dân Thừa Thiên - Huế nhanh chóng xây dựng chính quyền
nhân dân, ổn định cuộc sống, thiết lập trật tự và phát huy được sức mạnh mới
của cách mạng, trước mắt là tập trung, động viên sức người, sức của chi viện
cho cuộc Tổng tiến công giải phóng Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
Để tái hiện lại cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân
Thừa Thiên - Huế trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước nói chung và
trong đại thắng Xuân 1975 nói riêng nên tôi chọn vấn đề: “Đảng bộ Thừa
Thiên - Huế trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975” làm đề tài
nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.

2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, có các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài khóa
luận được công bố như: Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên – Huế: Lịch sử
Đảng bộ Thừa Thiên – Huế (1945-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995, tập 2; Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế: Thừa
Thiên – Huế kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1999; Thành ủy Huế: Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ Thành phố
Huế (1945-1975), Nxb Thuận Hóa, Huế, 1995, tập 2; Tỉnh ủy Thừa Thiên
Huế, Lịch sử công tác xây dựng Đảng về tổ chức của Đảng bộ tỉnh Thừa
Thiên Huế (1930-2010), Nxb Thuận Hóa, Huế, 2015; Vũ Quang Hiển: “Sự
chỉ đạo của Bộ Chính trị trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm
1975”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (4-2015); Nguyễn Trọng Phúc: “Những quyết
sách của Đảng trong đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (4-2015); Đỗ Bá Tỵ: “Sự chỉ đạo
sắc sảo của Đảng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm
1975”, Tạp chí quốc phòng toàn dân, Số 4-2015; Lê Tự Đồng: “Trị-Thiên –
Huế xuân năm 1975”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1983; Ban Tổng kết
chiến tranh Chiến trường Trị-Thiên – Huế, Chiến trường Trị-Thiên – Huế
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng (Dự thảo) – Lưu
hành nội bộ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1985.
Nhìn chung, những công trình trên tương đối đa dạng, phong phú và đã
đề cập đến một số khía cạnh về mặt tổ chức và hoạt động của Đảng bộ Thừa
Thiên - Huế thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên đến nay vẫn
chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống, toàn diện về chủ trương
lãnh đạo của Đảng bộ Thừa Thiên - Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân năm 1975, làm nổi bật sự chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Đảng
trong công tác xây dựng Đảng, sự sáng tạo của cấp ủy địa phương trong quá
trình lãnh đạo kháng chiến.

3



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ở Thừa
Thiên - Huế.
- Góp phần làm rõ vai trò của Trung ương Đảng, của Khu ủy Trị - Thiên
và Đảng bộ Thừa Thiên - Huế trong lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Làm rõ cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt, tinh thần đấu tranh anh
dũng, kiên cường, đoàn kết của quân và dân Thừa Thiên - Huế trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát chung về Thừa Thiên - Huế
- Làm rõ chủ trương trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của
Trung ương Đảng, của Khu ủy Trị Thiên và Đảng bộ Thừa Thiên - Huế.
- Nhận xét và đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo
quân và dân tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của Đảng bộ
Thừa Thiên - Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương, đường lối của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Sự lãnh đạo của Đảng trong Tổng tiến công và nổi dậy.
- Về thời gian: Mùa xuân năm 1975.
- Về không gian: Tỉnh Thừa Thiên - Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các
văn kiện Đại hội, Hội nghị về đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trên cở sở đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp…để giải quyết và làm

4


sáng tỏ những nội dung đề cập trong khóa luận. Trong các phương pháp đó
được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic.
6. Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa kiến thức về Tổng tiến công và nổi dậy xuân năm1975 ở
Thừa Thiên - Huế.
Cung cấp thêm nguồn tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu
khoa học của giảng viên và sinh viên ngành Giáo dục Chính trị và Lịch sử.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục ảnh, tài liệu tham khảo, nội
dung khóa luận gồm 3 chương.
Chương 1. Khái quát chung về Thừa Thiên - Huế
Chương 2. Thừa Thiên - Huế trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng
Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

5


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA THIÊN - HUẾ
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và con người ở Thừa Thiên - Huế
Đặc điểm về tự nhiên ở Thừa Thiên - Huế
Thừa Thiên - Huế là một dải đất nằm giữa hai miền Nam - Bắc của
nước ta, có lịch sử từ ngàn xưa cùng với nền văn hóa phong phú và truyền
thống cách mạng vẻ vang. Truyền thống đó được bồi đắp theo chiều dài của
thời gian, đứng vững trên nền đất hiền hòa, tươi đẹp và con người anh dũng

bất khuất cần cù, bình dị. Từ trên mảnh đất này, các tổ chức của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã ra đời và lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước, xây dựng
quê hương ngày càng thêm giàu mạnh.
Thừa Thiên - Huế là một tỉnh miền Trung Việt Nam nằm ở 16 - 16,80
vĩ độ Bắc và 107,8 - 108,20 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị,
phía Nam giáp với thành phố Đà Nẵng, phía Tây là dãy Trường Sơn giáp
nước bạn Lào, phía Đông là biển. Diện tích tự nhiên khoảng 500.920 ha, với
số dân 1.127.905 người. Bình quân đất tự nhiên theo đầu người 5.560m2 .
Từ 1-5-1976 Thừa Thiên hợp nhất với Quảng Bình, Quảng Trị trở
thành tỉnh Bình - Trị - Thiên, đến 1-7-1989 thì trở về tỉnh cũ gồm thành phố
Huế, 6 huyện đồng bằng và 2 huyện miền núi: Phong Điền, Quảng Điền,
Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, A-Lưới, Nam Đông. Là khúc
ruột miền Trung, phía đông tỉnh là một dải đồng bằng đẹp, phía tây là rừng rú,
đồi núi chân Trường Sơn. Trường Sơn đoạn này không cao lắm, các tỉnh trên
dưới 1.100m, nhiều chỗ chân núi ăn ra tận biển. Chính địa bàn này đã chi phối
mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh. Về đường bộ: Đường chính là quốc lộ
1A, cách Hà Nội 654km. Ngoài ra còn hệ thống đường cao (đường thượng
đạo) từ đường 14 qua Đakrông, Tà rụt, A-Lưới, A-so, A-sầu đi tiếp miền Tây
6


Quảng Nam. Về đường thủy: các sông ở Thừa Thiên - Huế đều ngắn, chỉ
thuận tiện cho việc thông thương trong tỉnh, trong từng vùng. Sông Hương dài
30km, không chỉ có giá trị về mặt giao thông mà còn nhiều giá trị về tiềm
năng kinh tế - du lịch.
Thừa Thiên - Huế có nhiều đầm phá thông với biển cả. Men theo phía
Tây dải biển Trường Sa đến quãng hợp lưu hai sông Ô Lâu, Vĩnh Định đi vào
Thừa Thiên là bắt đầu phá Tam Giang: Dải đất ven phá chạy suốt 6 huyện
trong tỉnh, hòa chung với phá Cầu Hai. Hai bên bờ phá có những xóm làng
của những huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.

Cửa bể Thuận An có khẩu độ rộng hơn 1.000m, là điểm hội tụ của phá
Tam Giang, đầm San, đầm Chuồn và cũng là nơi hợp điểm của những con
sông lớn như: sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu. Mực nước của cửa biển
Thuận An sâu, nên lúc thủy triều lên, tàu lớn vào ra thuận tiện, thuyền bè có
khi từ biển theo sông vào sâu trong nội địa. Xưa nay, cửa biển Thuận An là vị
trí quân sự hết sức quan trọng - bảo vệ kinh thành Huế. Do đó, các triều đại
phong kiến cũng như bọn thực dân xâm lược luôn luôn củng cố vị trí quân sự
chiến lược này. Ở đây đã xảy ra nhiều trận chiến đấu ác liệt. Năm 1786,
Nguyễn Huệ đã đánh chìm tàu chiến và tiêu diệt quân địch đồn trú ở đây để
giải phóng Phú Xuân. Tháng 6 năm 1883, phái chủ chiến nhà Nguyễn đã
chống trả kịch liệt đội chiến thuyền của bọn xâm lược Pháp.
Cùng với sông Hương, Huế còn nổi tiếng bởi núi Ngự Bình. Núi Ngự
Bình còn gọi là núi Bằng (ngọn núi bằng phẳng). Đây là một hòn núi đất cao
103m, hình thang cân, đứng ngay ngắn trước mặt thành phố Huế như một tấm
bình phong nên vua chúa phong kiến đặt cho nó là Ngự Bình. Núi Ngự Bình
không phải chỉ đứng một mình che chở cho kinh thành xưa, quanh núi còn có
nhiều ngọn núi khác. Cách núi Ngự Bình vài km là núi Thiên Thai, trên núi có
chùa Thuyền Tôn nổi tiếng. Ở phía Nam huyện Hương Trà có ngọn “Núi
Thương”. “Núi Phù Ô” ở phía bắc huyện Hương Trà. “Núi Duệ ở phía nam
huyện Hương Trà hình nhọn và đẹp, phía đông nam kề nguồn Tả Trạch”.
7


Núi Túy Vân và vườn quốc gia Bạch Mã ở phía Tây huyện Phú Lộc, là
hai quần thể du lịch nổi tiếng có nhiều tiềm năng và triển vọng cho hướng
phát triển kinh tế - du lịch trong tương lai. Phía Nam là Hải Vân sơn với ải
Hải Vân là một trong những ải hùng vĩ nhất trong cả nước. Theo các nhà địa
lí học thì núi Hải Vân nơi ranh giới phía nam của Thừa Thiên - Huế là ngọn
núi cuối cùng của một mạch núi từ Trường Sơn đâm ngang ra biển và đó là
đường phân giới cả về địa chất và địa lí trong thiên nhiên nước ta giữa Bắc và

Nam. Bắc là cảnh quan đá Karstic với các hang động kì thú. Vùng giáp ranh
và miền núi còn có các thung lũng bao bọc các núi cao, trở thành căn cứ địa
kháng chiến như Hòa Mỹ, Dương Hòa, A-sầu, A-lưới…
Đặc điểm về kinh tế-xã hội và con người Thừa Thiên - Huế.
Thừa Thiên - Huế trình độ sản xuất còn thấp kém, ruộng đất nói chung
cằn cỗi và phần lớn là công điền. Nhân dân sống chủ yểu bằng nghề nông
nhưng lương thực thường không đủ cho địa phương, một số sống bằng nghề
đánh cá và tiểu thương. Những vùng gọi là trù phú ở đồng bằng về làm ruộng
hoặc đánh cá, dưới thời Mỹ ngụy tuy có được trang bị thêm chút ít máy móc
nhỏ, nhưng sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, năng suất rất thấp. Đặc biệt ở
vùng cao, đồng bằng các dân tộc ít người từ bao đời vẫn sống theo lối du canh
du cư, lương thực làm ra chỉ đủ ăn chủ yếu là sắn, ngô, dựa vào củ rừng hoặc
trao đổi lâm sản với vùng xuôi để lấy gạo, muối mà sinh sống.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tại các vùng giải
phóng và căn cứ địa của ta (chủ yếu là rừng núi) các dân tộc ở phân tán (du
canh du cư) sức sản xuất thấp kém, vận tải ở đây chủ yếu dựa vào cùi, cõng
và các phương tiện thô sơ khác. Nhân dân các dân tộc đã nỗ lực rất lớn, chịu
đựng biết bao gian khổ, hết lòng đóng góp với cách mạng. Địch đã tìm mọi
cách đánh phá ác liệt rải chất hóa học triệt phá mùa màng và bao vây cô lập
căn cứ của ta, cắt đứt hành lang tiếp tế từ miền Bắc vào và từ đồng bằng lên,
làm cho cuộc sống của nhân dân miền núi càng cực khổ, nạn đói thường
xuyên đe dọa. Sự nghèo nàn và lạc hậu về cơ sở vật chất là một nhược điểm,
8


đồng thời là khó khăn thường xuyên tác động đến mọi sinh hoạt, chiến đấu
xây dựng quê hương.
Với việc mở rộng thị trường buôn bán ở trong nước và ngoài nước,
giao lưu thương mại đã kích thích nền kinh tế hàng hóa phát triển và gắn liền
với nó là sự phát triển của các ngành thủ công như dệt, thêu, làm nón, làm

giấy, đúc đồng…Nghề đúc đồng có vị trí đặc biệt quan trọng, nghề truyền
thống đó đã cắm rễ từ lâu đời tại địa điểm phường Phường Đúc ngày nay.
Ngoài việc đúc súng, phường Đúc ngày ấy còn đảm nhận việc đúc tiền,
chuông, tượng, khánh, vạc…mà ngày nay chúng ta còn thấy được hai chiếc
vạc lớn, mỗi chiếc năng hơn 1 tấn rưỡi đặt sau Điện Thái Hòa và chiếc “đại
hồng chung” nặng hơn 2 tấn, đúc vào năm 1710 tại chùa Thiên Mụ.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế bao gồm đại bộ phận là người Kinh và đồng
bào các dân tộc ít người như Pa Cô, Tà Ôi, Ca Tu, Vân Kiều…sống rải rác
dọc Trường Sơn giáp biên giới Việt - Lào. Về xã hội, vấn đề nổi bật nhất là
tôn giáo. Tiếp theo thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai ra sức lợi dụng,
khuyến khích và phát triển nhiều tổ chức tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa
giáo, đạo Tin Lành…) và nhiều tổ chức đảng phái chính trị phản động gắn
liền với tôn giáo. Nhưng chính tinh thần dân tộc và ý thức giác ngộ chính trị
của nhân dân đã đánh bại quân địch ngay trên lĩnh vực tôn giáo mà chúng
đang ra sức lợi dụng.
Nhân dân Thừa Thiên - Huế từ miền ngược đến miền xuôi, từ ven biển
đến thành phố vốn có truyền thống cách mạng kiên cường anh dũng, có tinh
thần yêu nước nồng nàn, ý chí thống nhất Tổ quốc mãnh liệt và lòng căm thù
giặc sâu sắc. Trải qua các thời kì cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân
dân Thừa Thiên - Huế tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú từ đấu
tranh đòi dân chủ dân sinh đến khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng.
Đồng bào miền núi đã gan góc chiến đấu bằng vũ khí tự tạo, sẵn sàng
chịu đựng mọi gian khổ hy sinh đóng góp đến mức cao nhất để bảo vệ cán bộ,
nuôi dưỡng bộ đội, bảo vệ căn cứ địa cách mạng. Nhân dân ở đồng bằng với
9


truyền thống yêu nước, đánh giặc giữ làng, bảo vệ cơ sở cách mạng vừa chiến
đấu vừa sản xuất, tích cực đóng góp sức người sức của cho kháng chiến.
Đồng bào thành thị với truyền thống bất khuất dũng cảm, đoàn kết đấu tranh

chống Mỹ lật ngụy trong đó nổi bật phong trào của hàng chục vạn học sinh,
sinh viên Huế, có nhiều tri thức nổi tiếng đã thường xuyên châm ngòi nổ và là
nơi phát khởi nhiều làn sóng đấu tranh chính trị rộng lớn chống xâm lược Mỹ
và bè lũ tay sai nhiều phen làm cho bọn địch phải nghiêng ngả, khiếp đảm.
Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, trực tiếp là sự lãnh đạo của Khu ủy,
quân và dân Thừa Thiên - Huế đoàn kết chiến đấu, phát huy sức mạng đoàn
kết đấu tranh quân sự chính trị ở cả ba vùng: vùng núi, nông thôn đồng bằng
và thành thị, nêu cao ý thức tự lực tự cường, đoàn kết nghị lực và trí tuệ, tính
mạng và của cải, đánh Mỹ lật ngụy đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Với những đặc điểm về mặt địa lí và lịch sử nên tỉnh Thừa Thiên - Huế
không chỉ là trung tâm chính trị của chế độ thực dân phong kiến, đế quốc mà
còn là vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự. Có thể nói từ khi thất thủ
Kinh đô đến 1945 là thời kì chuyển tiếp để Huế bàn giao lại cho lịch sử vai trò
Kinh đô của nước Việt Nam, nhưng Thừa Thiên - Huế vẫn giữ lại trong lịch sử
vai trò là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Đi qua hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bằng bản sắc của mình, Thừa Thiên
- Huế vẫn chứng tỏ khả năng miễn dịch hết sức mạnh mẽ trước sức tấn công
của văn hóa thực dân cũ và mới, góp phần to lớn trong lĩnh vực bảo vệ và phát
huy văn hóa dân tộc. Kế thừa một gia sản nghèo nàn về cơ sở vật chất kỹ thuật,
Thừa Thiên - Huế bước vào kỷ nguyên xây dựng chủ nghĩa xã hội với những
khó khăn không nhỏ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Thừa Thiên - Huế đã
cố gắng chuyển mình để bắt kịp đà phát triển của đất nước.
1.2. Truyền thống cách mạng của Thừa Thiên - Huế
Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân Huế đã cùng
nhân dân cả nước tụ nghĩa dưới trướng của các tướng lĩnh tài ba có tinh thần
yêu nước để bảo vệ Huế. Mặc dầu Huế là dinh lũy cuối cùng của chế độ thực
10


dân phong kiến ở Trung Kỳ, được bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng không vì thế

mà các phong trào yêu nước, các cuộc khởi nghĩa vũ trang bị lắng xuống,
ngược lại, Huế là điểm xuất phát mang đậm dấu ấn lịch sử của các phong trào,
các cuộc khởi nghĩa vũ trang, lôi kéo cả tầng lớp quan lại phong kiến và cả
nhà vua tham gia. Trong số đó nổi bật là các vị vua yêu nước Hàm Nghi,
Thành Thái và Duy Tân.
Những cuộc chống thuế của nhân dân vào các năm 1904 mà đỉnh cao là
cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân 6 huyện Thừa Thiên - Huế trước tòa
Khâm sứ Pháp ngày 11- 4 -1908 đã thể hiện quyết tâm vùng lên đấu tranh vì
quyền sống của mình, nằm trong cuộc vận động của sĩ phu yêu nước thời bấy
giờ. Cuộc đấu tranh chống thuế ở Thừa Thiên - Huế năm 1908 rất mạnh mẽ
song vì lãnh đạo thiếu kinh nghiệm, tinh thần tổ chức còn thấp, quần chúng
giác ngộ chưa đầy đủ nên cuối cùng thất bại, các nhân vật đầu não của phong
trào bị thực dân Pháp bắt bỏ tù, đày đi Lao Bảo hoặc bị tử hình.
Sự phát triển của phong trào chống thuế, sự bùng nổ mạnh mẽ của
phong trào Duy Tân vào những năm 1907 - 1908 đã thôi thúc quyết tâm hành
động của vua Duy Tân một ông vua tuy còn nhỏ nhưng đã thể hiện là ông vua
bản lĩnh. Ngày 2 -5-1916, lúc 11h đêm, vua Duy Tân rời kinh thành Huế tham
gia cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang Phục Hội do Thái Phiên và Trần
Cao Vân khởi xướng ở Huế, tiếc thay việc lớn không thành, vua Duy Tân bị
bắt, bị lưu đầy sang đảo Rêuyniông. Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phan Hữu
Khánh, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu hiên ngang ra pháp trường ngày
17-5-1916 tại cổng chém An Hòa, thi hài các chiến sĩ đều chôn chung một
chỗ ngay tại nơi xử án chém.
Sau khi thất bại của khởi nghĩa Duy Tân, tinh thần của Duy Tân vẫn
được nuôi dưỡng và bùng lên mạnh mẽ với phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội
Châu và để tang cụ Phan Châu Trinh; phong trào bãi khóa của tri thức, học
sinh ở trường Quốc học, Đồng Khánh, Kỹ Nghệ thực hành phản ứng đối với
các giáo sư người Pháp bạc đãi, nhục mạ học sinh người bản xứ. Trong số các
học sinh tham gia có Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn
11



Khoa Văn. Đặc biệt là sự ra đời của tổ chức cách mạng ở Thừa Thiên Huế:
Đảng Tân Việt, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Qua các
phong trào đấu tranh, tri thức, học sinh Huế đã dần dần khẳng định được vị trí
của mình trong cuộc đấu tranh chung vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Một trong những ảnh hưởng có tác động mạnh đến phong trào đấu
tranh của tri thức, học sinh Huế những thập niên đầu thế kỷ XX là ảnh hưởng
của cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917 mở ra một thời đại mới
trong lịch sử loài người, thời đại mà trong đó cách mạng giải phóng dân tộc là
một bộ phận khăng khít với cách mạng của thế giới. Và sự truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng
chí của mình thực hiện qua các con đường bí mật, từ Pháp, Quảng Châu, ảnh
hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đã lan rộng trong nhân dân ta. Ở Thừa
Thiên - Huế đã xuất hiện nhiều tác phẩm của Mác - Ăngghen như: “Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản”, “Tư bản luận” cùng nhiều bài viết ca ngợi thắng
lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
Hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài, cùng với
những tác phẩm của Người như: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Báo “Người
cùng khổ” cũng tác động rất sâu sắc tới nhận thức tư tưởng của thanh niên trí
thức Huế, hướng dẫn họ tham gia vào các hoạt động cách mạng. Qua báo
Người cùng khổ thanh niên học sinh Huế bắt đầu biết đến Nguyễn Ái Quốc
với cách mạng tháng Mười Nga.
Năm 1921 học sinh lớp Đệ tam trường Quốc học bãi khóa, có sự tham
gia của đồng chí Trần Phú, sau này là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Năm 1924 một số giáo viên tiến bộ trong các trường Quốc học, Quốc
Tử giám và một số y sĩ trong bệnh viện, do chán ghét chế độ thực dân, có tinh
thần yêu nước đã đứng ra tổ chức hoạt động công khai, tiêu biểu trong nhóm
này là Trần Đình Ngân, Trần Đình Nam, Lê An…Cũng trong thời gian này
phong trào đọc sách tiến bộ cũng phát triển ở nhiều nơi trong tỉnh.

Năm 1925, cụ Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải, thực dân Pháp đưa
cụ về giam tại Hỏa Lò, Hà Nội. Tại phiên tòa ngày 23-11-1925, thực dân
Pháp đã kết án cụ ở mức khổ sai trung thân. Bản án đã gây xôn xao dư luận,
12


một phong trào đấu tranh bùng nổ trên phạm vi cả nước đòi thực dân Pháp
phải trả lại tự do cho cụ Phan. Trước áp lực mạnh mẽ của quần chúng, ngày
24-12-1925, Toàn quyền Varen đã phải hủy bỏ bản án, đưa cụ Phan về giảm
lỏng ở Huế với mục đích hạn chế ảnh hưởng của cụ.
Ngày 24-3-1926, nhà chí sĩ Phan Chu Trinh qua đời tại Sài Gòn. Nhiều
cuộc truy điệu để tang cụ Phan Chu Trinh được tổ chức ở Huế để tuyên truyền
về lòng yêu nước thu hút nhân dân tham gia.
Tháng 6-1926 cụ Phan Bội Châu đề xướng và tổ chức ra Nữ công học
hội, với mục đích đưa phụ nữ vào con đường hoạt động xã hội, nâng cao kiến
thức và vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Tuy còn hạn chế, song sự
ra đời của hội nữ công đã có tác động tốt với chị em phụ nữ, thu hút đông đảo
chị em tham gia vào các hoạt động xã hội.
Ngày 10-4-1927, học sinh trường Quốc Học, Đồng Khánh bãi khóa,
hàng ngàn học sinh các trường kỹ nghệ thực hành và các trường khác trong
nội thành đã tham gia đấu tranh. Cuộc đấu tranh đã gây được tiếng vang trong
cả nước, được dư luận đồng tình ủng hộ.
Đến đầu năm 1930, tại Huế đã có hai tổ chức cộng sản tiền thân đã ra
đời và hoạt động mạnh mẽ trong một số nhà máy, trường học và công sở, đó
là tổ chức Tỉnh Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập 4-1927, sau
này một bộ phận ưu tú chuyển thành Đông Dương Cộng sản Đảng (7-1929)
và Tổ chức Tân Việt thành lập 7-1927 đến đầu 1930 một bộ phận ưu tú được
chuyển sang Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Sự ra đời của hai tổ chức
Cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
ở Huế đã thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào đấu tranh của nhân dân Huế trong

những năm trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 3-2-1930, Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát
triển của dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của tỉnh Đảng bộ Thừa Thiên Huế, phong trào đấu tranh
trong các xí nghiệp, trường học phát triển rất nhanh. Mặc dù bị đàn áp khốc liệt,
Đảng bộ Thừa Thiên - Huế đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi

13


qua các cao trào 1930 -1931, 1936-1939 và đỉnh cao là Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Cách mạng tháng Tám ở Thừa Thiên - Huế (1940-1945)
Sau khi bị lôi vào vòng binh lửa của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai,
chính phủ phản động Pháp liền thi hành một chính sách hoàn toàn phát xít,
giải tán Đảng Cộng sản và các tổ chức dân chủ tiến bộ ở trong nước cũng như
ở các nước thuộc địa của Pháp. Tỉnh ta có thành phố Huế lúc bấy giờ là trung
tâm chính trị của Trung kỳ nên chính sách đàn áp bóc lột ở đây càng nặng nề.
Giữa năm 1940, thấy được nhu cầu cần có tổ chức Đảng trong lao tù để
lãnh đạo các cuộc đấu tranh và giữ mối liên lạc với Đảng, đồng chí Nguyễn Chí
Thanh cùng một số đồng chí chủ chốt khác của Đảng bộ tỉnh đã quyết định
thành lập chi bộ Thừa Phủ. Chi bộ đã chú trọng đến việc nâng cao giác ngộ, bồi
dưỡng năng lực công tác, khí tiết cách mạng cho đảng viên để sẵn sàng đối phó
với sự đàn áp dã man của kẻ thù. Trong lao Thừa Phủ, chi bộ lãnh đạo nhiều
cuộc đấu tranh chống chính sách khủng bố, đàn áp dã man của nhà tù, đòi cải
thiện đời sống tù nhân. Đêm 13 rạng ngày 14-7-1940, truyền đơn xuất hiện
nhiều nơi trong thành phố Huế và các địa phương như: Thanh Lương (Hương
Trà), Tài Ba, Sịa, Niêm Phò (Quảng Điền), Ưu Điềm, Phò Trạch, Phò Ninh
(Phong Điền), Diêm Trường (Phú Lộc). Truyền đơn kêu gọi nhân dân tiếp tục
chống chiến tranh đế quốc, chống chủ trương đưa thanh niên Đông Dương sang

Pháp làm “bia đỡ đạn”, chống sưu cao thuế nặng, chống đàn áp khủng bố…
Cuộc rải truyền đơn báo hiệu Đảng Cộng sản vẫn tồn tại, đấu tranh vì lợi ích
của nhân dân.
Tại thành phố Huế, các cơ sở cách mạng đã tìm mọi cách bảo vệ, nuôi
dưỡng, liên lạc cho các đảng viên ở các huyện về đây hoạt động.
Từ 1940, tình hình trong và quốc tế có nhiều thay đổi. Nhật nhảy vào
Đông Dương, Hiệp ước Nhật - Pháp ngày 8-12-1941 buộc Pháp ở Đông
Dương phải cung cấp mọi phương tiện cho quân đội Nhật hoạt động. Nhật và
bọn Việt gian thân Nhật ra sức tuyên truyền cho thuyết “Đại Đông Á”, “khối
thịnh vượng chung”, “giải phóng các dân tộc nhược tiểu” ... để lừa bịp, làm
14


lạc hướng đấu tranh của nhân dân ta. Phát xít Nhật còn đẩy mạnh việc vơ vét
sức người sức của để phục vụ cho đội quân xâm lược của chúng. Nhân dân ta
phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, đời sống vô cùng khốn đốn.
Tháng 5-1941, trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình trong nước và trên
thế giới, Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc, Nghị
quyết chỉ rõ: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân
tộc, không đòi được độc lập thì chẳng những dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa
trâu mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp vạn năm cũng không đòi lại
được ”.[28, tr196]
Cuối năm 1944, Nhật - Pháp đua nhau vơ vét lúa gạo dẫn đến tình trạng
khan hiếm lương thực, đời sống quần chúng nhân dân rất khó khăn, nạn đói
tràn lan, nhất là ở các vùng làm nghề các ven biển, trên các đầm Cầu Hai,
đầm Chuồn, phá Tam Giang…
Đêm 9 tháng 3 năm 1945, cũng như các thành phố trong cả nước, ở
Huế, vào khoảng 21h, quân Nhật làm đảo chính Pháp. Nhật đồng loạt nổ súng
vào các đồn Mang Cá, đồn Khố xanh, Tòa công sứ ở Huế, đánh vào sân bay

Phú Bài. Lực lượng Pháp khá đông nhưng tinh thần rất bạc nhược nên cầm cự
yếu ớt và đầu hàng ngay đêm đó. Sáng 10-3, quân Nhật làm chủ hoàn toàn
thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên - Huế, kiểm soát toàn bộ các đồn bốt, công
sở, đường giao thông.
Ngày 11-3, vua Bảo Đại theo lệnh Nhật đã triệu tập Hội đồng cơ mật
của triều đình Huế, ra tuyên bố “Việt Nam độc lập” xóa bỏ những hiệp ước đã
kí với Pháp và xác lập quan hệ với chính phủ Nhật Bản để xây dựng “khối
thịnh vượng chung đại Đông Á”.
Như vậy, kể từ khi Nhật đảo chính Pháp, tình hình chính trị ở Thừa
Thiên - Huế, đặc biệt là kinh đô Huế diễn biến rất phức tạp. Thực tế lịch sử
đòi hỏi tổ chức Đảng ở Thừa Thiên - Huế phải kịp thời có chủ trương và sách
lược đúng đắn với kẻ thù và những tổ chức chính trị của chúng.
Tháng 7 năm 1945, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến
chuyển, ngày tận thế của chủ nghĩa phát xít đang đến gần, Thường vụ Việt
Minh tỉnh triệu tập cuộc họp khẩn cấp tại nghẹo Giàng Xay (An Cựu) để xúc
15


tiến việc võ trang khởi nghĩa. Được tin phát xít Nhật có nguy cơ bị tiêu diệt,
ngày 10-8-1945, Thường vụ Việt Minh tỉnh họp thảo luận kế hoạch khởi nghĩa
ở Thừa Thiên - Huế.
Đúng như ta dự đoán, ngày 14-8-1945 phát xít Nhật đầu hàng Đồng
minh, thường vụ Tỉnh ủy triệu tập hội nghị cán bộ toàn tỉnh tại nhà ông Tô
Tuấn và bà Phan Thị Luận ở 16 Giáp Hạ (phường Phú Bình - Huế). Hội nghị
hoàn toàn nhất trí với chủ trương khởi nghĩa và quyết định chọn huyện Phú
Lộc để phát động giành chính quyền trước nhằm rút kinh nghiệm cho các
huyện khác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Huế tiến hành khởi nghĩa.
Tại các huyện, khí thế cách mạng quần chúng sôi sục. Từ ngày 18 đến
22 -8-1945, thực hiện quyết định của Hội nghị mở rộng ngày 15-8, các Uỷ
ban khởi nghĩa đã tổ chức lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Thắng lợi của hai huyện Phong Điền và Phú Lộc đã mở đầu và tạo đà cho
phong trào các huyện còn lại và thành phố Huế giành thắng lợi. Chiều 30-81945, lễ thoái vị của Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến cuối
cùng đã được tổ chức tại lầu Ngọ Môn trong kinh thành Huế.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Thừa Thiên - Huế chính là
thắng lợi của đường lối giải phóng dân tộc của Đảng, thắng lợi đại đoàn kết
toàn dân của Đảng và Mặt trận Việt Minh, thắng lợi của lòng yêu nước đã
thành sức mạnh trong tâm hồn nhân dân, thắng lợi của sự chỉ đạo kịp thời và
sáng suốt của Đảng bộ Thừa Thiên - Huế. Thắng lợi này đã đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử lãnh đạo nhân dân đấu tranh của Đảng bộ
Thừa Thiên - Huế.
Đảng bộ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
ở Thừa Thiên - Huế.
Cách mạng Tháng Tám thành công đã đem lại độc lập tự do cho dân
tộc Việt Nam. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Cũng
giống như nhân dân cả nước, lần đầu tiên sau hơn 80 năm đô hộ của thực dân,
đế quốc, nhân dân Thừa Thiên Huế thực sự làm chủ đời mình, làm chủ quê
16


hương đất nước. Sau Cách mạng Tháng Tám, hệ thống chính quyền cách
mạng từ cấp tỉnh cho đến huyện, xã và thành phố đã nhanh chóng được thiết
lập, kiện toàn đi vào hoạt động.
Tại Thừa Thiên - Huế, thế lực phản động địa phương núp dưới bóng
quân đội Tưởng Giới Thạch đã nổi dậy chống phá chính quyền cách mạng.
Ngay ở thành phố Huế, chúng đòi chính quyền ta phải cung cấp phương tiện
để lập trụ sở hoạt động. Bọn Việt Quốc, Việt Cách ra sức xuyên tạc chính
sách của mặt trận Việt Minh, nói xấu chính quyền, kích động những phần tử
bất mãn với cách mạng. Chính quyền và nhân dân Thừa Thiên - Huế trước

những thử thách nghiêm trọng, tưởng chừng như không vượt qua nổi. Song
nhân dân Thừa Thiên - Huế có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đấu
tranh cách mạng kiên cường, có khối đoàn kết toàn dân, có chính quyền mới,
đặc biệt có một Đảng bộ kiên cường trong đấu tranh cách mạng được nhân
dân tin cậy, lại được sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Trung ương Đảng đã
vượt qua những thử thách của tình hình “ngàn cân treo sợi tóc” để đưa phong
trào cách mạng tiến lên, giữ vững thành quả cách mạng Tháng Tám.
Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, âm mưu trở lại xâm
lược nước ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ nổ ra. Hưởng ứng lời kêu
gọi của Hồ Chủ tịch ủng hộ sức người, sức của cho đồng bào miền Nam kháng
chiến, Đảng bộ Thừa Thiên - Huế đã động viên con em mình vào Nam chiến
đấu. Phong trào “Nam tiến” và “Tây tiến” ở Thừa Thiên - Huế khá sôi nổi.
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và Hồ Chủ tịch, Đảng bộ
Thừa Thiên - Huế đã thực hiện đối sách với quân Tưởng là hết sức mềm dẻo,
hòa hoãn và tránh những cuộc va chạm để rơi vào âm mưu khiêu khích của
chúng. Đối với bọn phản động tay sai của quân đội Tưởng Giới Thạch thì
cương quyết không cho một đảng phái phản động nào được lập trụ sở và hoạt
động trên đất Thừa Thiên - Huế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân
Thừa Thiên - Huế đã đối phó khéo léo và cương quyết đối với quân đội
Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai.

17


Đối với thực dân Pháp, nhân dân ta đã thấy rõ dã tâm xâm lược của
chúng. Ngày 6-3-1946, Chính phủ ta đã kí với đại diện của chính phủ Pháp
bản Hiệp định sơ bộ, đặt cơ sở cho một cuộc đàm phán chính thức.
Trước tình hình đó, thái độ của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên - Huế
là bình tĩnh, sáng suốt, chấp hành triệt để những điều khoản của Hiệp định sơ
bộ, kìm chế, tránh những va chạm, xung đột, tìm cách ngăn chặn những hành

động gây hấn của Pháp. Hiệp định sơ bộ được kí kết chưa ráo mực thì thực
dân Pháp đã bội ước. Tại Huế, chúng liên tục khiêu khích, gây căng thẳng,
hòng đẩy ta vào thế bị động. Tất cả những hoạt động của các thế lực phản
động khi quân Pháp đến đã bị lực lượng công an Thừa Thiên - Huế phát hiện
kịp thời và ngăn chặn.
Đầu tháng 12-1946, dã tâm xâm lược toàn bộ đất nước ta của thực dân
Pháp đã rõ ràng, nhất là sau khi đưa mấy nghìn quân đổ bộ lên Đà Nẵng, đánh
chiếm Đáp Cầu, Lạng Sơn, Hải Phòng. Công cuộc kháng chiến ở Thừa Thiên
- Huế được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Nhân dân Thừa Thiên - Huế đã sẵn
sàng chiến đấu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thừa Thiên - Huế
đã vượt qua mọi khó khăn, giữ vững, củng cố chính quyền cách mạng, xây
dựng cuộc sống mới và được củng cố cả về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Đúng 2 giờ 30 phút ngày 20-12-1946 sau hàng loạt phát đại bác bắn vào
các vị trí tiền tiêu của địch ở Morin, chiến dịch Huế mở màn. Quân ta đồng loạt
nổ súng tiến công vào các cứ điểm địch, nhà máy điện Huế bị điểm hỏa, toàn
bộ điện ở Huế bị cắt, bọn Pháp chìm trong bóng tối cố thủ, quân ta phải giành
giật với địch từng tầng nhà, từng góc phố với vũ khí thô sơ phải đương đầu với
hỏa lực của địch cố thủ. Quân dân ta đã bao vây địch suốt 50 ngày đêm trong
thành phố Huế, tiêu diệt hàng trăm tên địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí,
phương tiện chiến tranh của chúng.
Bước sang năm 1948, địch chuyển hướng chiến lược. Từ mở rộng
chiếm đóng quay sang củng cố Nam Bộ, thay những cuộc hành quân lớn, quy
mô bằng những cuộc hành quân nhỏ, nhằm phá hoại kinh tế và cơ sở quần

18


chúng của ta, triệt để thực hành chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh,
dùng người Việt đánh người Việt”.
Đầu năm 1949, bọn Pháp tăng cường tiếp tế thêm đạn dược phương

tiện cho Quảng Bình, Quảng Trị và Trung Lào để sửa soạn cho kế hoạch
khủng bố xuân hè 1949. Trước tình hình ấy, hưởng ứng nhật lệnh ngày 1-1
của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ta chủ trương đánh giao thông nhằm vào các
đoàn tàu chở vũ khí quan trọng của địch để phá kế hoạch của chúng, lấy vũ
khí của chúng trang bị cho các đơn vị, cổ vũ các đại đội độc lập, lực lượng vũ
trang địa phương, đẩy mạnh tác chiến, tạo bước phát triển mới trong phong
trào chiến tranh du kích. Thực hiện chủ trương trên, ngày 12-1-1949, trận giao
thông chiến, tiêu diệt, phá hỏng phương tiện chiến tranh của địch được tiến
hành đầu tiên tại Hói Mít (Phú Lộc). Đây là trận phục kích tấn công đoàn xe
lửa của địch dưới chân đèo Hải Vân cách ga Lăng Cô 2km.
Đầu năm 1952 với những âm mưu thủ đoạn mới Pháp gây cho ta không
ít khó khăn, nhiều làng mạc bị triệt hạ, chiến trường ngày càng quyết liệt. Ngày
6-2-1952, Thường ủy Tỉnh ủy Thừa Thiên họp để kiểm điểm, phân tích, đánh
giá tình hình địch và ra chỉ thị về việc “vận động phong trào tòng quân”. Đặc
biệt là phong trào toàn dân tự nguyện tự giác tham gia ngụy vận, liên kết ngụy
vận với chống tổng động viên của địch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giải
thích trong nhân dân các chính sách, chủ trương của Chính phủ, của Đảng. Các
cuộc càn quét của địch đều bị quân và dân Thừa Thiên - Huế bẽ gãy liên tục
gây cho địch nhiều tổn thất.
Đầu năm 1954, với khí thế mới của cục diện chiến tranh trong cả nước,
chiến trường Thừa Thiên - Huế tích cực đấu tranh chính trị kết hợp diệt ác
phá tề, phá thế kìm kẹp, mở rộng vùng giải phóng, xây dựng lực lượng kháng
chiến toàn dân toàn diện. Để ngăn chặn địch, hạn chế chúng di chuyển quân
phối hợp càn quét, cướp phá, bộ đội địa phương và dân quân du kích đã liên
tục chặn đánh trên những trục đường giao thông quan trọng.
Bước sang xuân hè 1954, những thắng lợi liên tiếp trên các chiến
trường khác trong cả nước đã cổ vũ mạnh mẽ quân và dân tỉnh ta. Giữa lúc
quân và dân Thừa Thiên - Huế đang liên tục tấn công địch thì trên khắp các
19



chiến trường Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ, Trung Hạ Lào và
Đông bắc Campuchia quân viễn chinh Pháp cũng bị đánh tả tơi.
Ở mặt trận Điện Biên Phủ, tập đoàn cứ điểm kiên cố vào bậc nhất Đông
Dương của thực dân Pháp cũng đang rung chuyển trước bão táp tiến công của
quân và dân ta. Hòa cùng khí thế của các chiến trường trong cả nước, tiếng
súng kháng chiến của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên - Huế đã góp phần
cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, đẩy
thực dân Pháp vào đường hầm không lối thoát.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và kiên cường của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch, trực tiếp là Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh, nhân dân Thừa Thiên - Huế đã góp phần to lớn vào việc đánh thắng cuộc
chiến tranh xâm lược kiểu cũ của thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược với bao gian khổ khó khăn, bao mất mát, hy sinh trên
đất Thừa Thiên - Huế đã góp phần tạo nên bản chất tốt đẹp của con người quê
hương Thừa Thiên - Huế, tạo ra sức mạnh và niềm tin để tiếp tục đương đầu
với đế quốc Mỹ trong giai đoạn cách mạng tiếp theo.

20


Chương 2
THỪA THIÊN - HUẾ TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY
XUÂN 1975 DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
2.1. Tình hình chiến trường miền Nam và chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam
2.1.1. Tình hình chiến trường miền Nam
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là cuộc đọ sức quyết liệt giữa
dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Đó là một trong những
cuộc chiến tranh giải phóng lâu dài nhất, lớn nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử

chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Xét toàn cục về mặt chiến lược, nó
được chia làm hai giai đoạn cơ bản: giai đoạn một, từ năm 1954 – 1973,
“đánh cho Mỹ cút”; giai đoạn hai, từ năm 1973 – 1975, “đánh cho ngụy
nhào”, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến, giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước.
Bị thất bại đau đớn trước đòn tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến
trường miền Nam và cuộc tập kích không quân chiến lược vào Hà Nội, Hải
Phòng vào cuối tháng 12-1972, Chính phủ Mỹ buộc phải chấp nhận ký Hiệp
định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973);
đơn phương rút hết quân chiến đấu Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ
ra khỏi miền Nam Việt Nam (29-3-1973). Tuy nhiên, với bản chất ngông
cuồng, hiếu chiến, Mỹ ngấm ngầm gia tăng ngân sách viện trợ, đưa thêm
nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam, nhằm "vực" quân đội
Sài Gòn có đủ sức đương đầu với Quân giải phóng miền Nam nói riêng, quân
và dân miền Nam nói chung.
Được Mỹ "hà hơi, tiếp sức," quân đội Sài Gòn đã huy động khoảng 6070 tiểu đoàn chủ lực cơ động phối kết hợp với quân địa phương và các lực
lượng khác, trong thời gian ngắn triển khai hàng trăm nghìn cuộc hành quân
"lấn chiếm, bình định" quy mô khác nhau. Chúng xác định đây là "keo cuối
21


×