MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
Chương 1..............................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................3
1.1. ĐẠI CƯƠNG BUỒNG TRỨNG.................................................................................................3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu.......................................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm mô học.............................................................................................................. 4
1.1.3 Sinh lý buồng trứng........................................................................................................... 5
1.2. GIẢI PHẨU CLVT BUỒNG TRỨNG...........................................................................................5
1.3. UNG THƯ BUỒNG TRỨNG....................................................................................................6
1.3.1. Dịch tễ.............................................................................................................................. 6
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh.............................................................................................................. 8
1.3.3. Mô bệnh học các khối u buồng trứng.............................................................................10
1.3.4. Lâm sàng......................................................................................................................... 13
1.4. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG.............................................................................14
1.4.1. Siêu âm........................................................................................................................... 14
1.4.2. Cắt lớp vi tính................................................................................................................. 15
1.4.3. Cộng hưởng từ............................................................................................................... 15
1.4.4. Chất chỉ điểm huyết thanh.............................................................................................16
1.5. GIÁ TRỊ CỦA CLVT ĐA DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG.......................17
1.5.1. Ưu điểm của CLVT đa dãy............................................................................................... 17
1.5.2. Hạn chế của CLVT đa dãy................................................................................................ 18
1.5.3. Đặc điểm ung thư buồng trứng trên CLVT......................................................................18
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2........................................................................................................23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................................................23
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh.................................................................................................... 23
Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng gợi ý ung thư buồng trứng...............................................23
Kết quả CA125, siêu âm có tổn thương nghi ngờ ung thư buồng trứng....................................23
Kết quả giải phẫu bệnh làm mô bệnh học chẩn đoán ung thư buồng trứng.............................23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................................................... 23
2.1.3. Cỡ mẫu chọn: Mẫu thuận tiện. (N >=50).........................................................................23
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................................... 23
Khoa phụ sản BVTW Huế.......................................................................................................... 23
Khoa ung bướu BVTW Huế....................................................................................................... 23
Khoa CĐHA-TDCN tim mạch BVTW Huế...................................................................................23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................ 23
Nghiên cứu mô tả cắt ngang..................................................................................................... 23
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu................................................................................................. 23
2.2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................... 24
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................. 25
2.3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ................................................................................................................25
2.4. Y ĐỨC..................................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................27
ĐẶT VẤN ĐỀ
Buồng trứng vừa có chức năng ngoại tiết là tạo noãn, vừa có chức năng
nội tiết là tạo ra các hormone sinh dục. Với những chức năng đó nên buồng
trứng có một vai trò quan trọng trong đời sống sinh sản của phụ nữ. Không
những có chức năng nội tiết đa dạng, buồng trứng lại có nguồn gốc mô học và
giải phẫu tổ chức phức tạp, vì thế bệnh lý buồng trứng khá phong phú, trong đó
khối u buồng trứng là một bệnh lý tương đối thường gặp ở phụ nữ.
Trên toàn thế giới, Ung thư buồng trứng là ung thư đường sinh dục
thường gặp thứ ba sau ung thư vú, ung thư cổ tử cung, và là nguyên nhân gây tử
vong đứng hàng thứ tám trong những nguyên nhân tử vong vì ung thư ở phụ nữ.
Theo số liệu thống kê năm 2012 của WHO có 238.719 trường hợp mắc ung thư
buồng trứng và có 151.917 phụ nữ tử vong. Ở Mỹ năm 2006 có 20180 trường
hợp ung thư buồng trứng được chẩn đoán và 15310 phụ nữ tử vong, năm 2015
có 22280 trường hợp mắc ung thư buồng trứng và 14210 phụ nữ tử vong Có thể
thấy nó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu bất chấp những tiến bộ trong chẩn
đoán và điều trị.
Ung thư buồng trứng thường thầm lặng, triệu chứng giai đoạn đầu thường
không rõ ràng, buồng trứng lại nằm sâu trong hố chậu nên khó phát hiện, đến
khi phát hiện thì thường ở giai đoạn muộn và rất khó điều trị, 70% bệnh nhân
đến khám vì tự sờ thấy khối u ở bụng. Hiện tượng này dẫn đến kết quả là khi
phát hiện mắc ung thư buồng trứng thì có đến khoảng 2/3 bệnh nhân đã ở giai
đoạn cuối, đa số là đã lan sang tử cung, và các cơ quan khoang chậu, vì vậy tỷ lệ
bệnh nhân có thể sống thêm 5 năm ở giai đoạn III chỉ có 30%, giai đoạn IV là
dưới 10%. Ðiều này cho thấy tầm quan trọng của bệnh. Ung thư buồng trứng có
xu hướng tăng, diễn biến lại phức tạp, chẩn đoán thường muộn, nên việc chọn
lựa phương pháp điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Vì phẫu thuật buồng trứng
cho dù là một thủ thuật tương đối nhưng cũng liên quan đến những hậu quả có
hại lâu dài. Phẫu thuật gây dính quanh vòi tử cung là yếu tố thuận lợi cho nhiễm
1
trùng và ứ mũ vòi tử cung. Cắt buồng trứng một bên có thể rút ngắn thời kỳ sinh
sản của phụ nữ bằng cách giảm dự trữ noãn trong buồng trứng. Kết quả cắt
buồng trứng hai bên liên quan tới bệnh tật và tử vong do mãn kinh sớm, bao
gồm mất chất xương và tử vong tim mạch.
Vì vậy, một khi khối u buồng trứng đã được phát hiện thì mục tiêu của
CĐHA là mô tả chính xác đặc điểm lành hay ác tính của tổn thương, kết quả
phẫu thuật chỉ dành cho những tổn thương không rõ ràng hoặc khẳng định là ác
tính. Việc phát hiện sớm, và đánh giá đúng mức ung thư buồng trứng là
cần thiết.
Có rất nhiều phương tiện để đánh giá độ lành tính, ác tính của u buồng
trứng như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, các chất chỉ điểm huyết
thanh như CA 125. Trong đó, CLVT (Cắt lớp vi tính) đa dãy với độ phân giải cao
và lát cắt mỏng cho phép phát hiện tổn thương tới từng milimet, đánh giá tổn
thương một cách đầy đủ và toàn diện đối với khối u nguyên phát, với các vị trí di
căn phúc mạc và hạch. Từ đó MDCT cung cấp các dữ liệu cho chẩn đoán UTBT
và cho việc lập kế hoạch điều trị, từ đó chọn lựa phương thức điều trị thích hợp,
có hiệu quả, mang lại ích lợi thiết thực trong việc chăm sóc sức khoẻ phụ nữ.
Tại Mỹ, MDCT là kỹ thuật đầu tiên được dùng để phát hiện và đánh giá
ung thư buồng trứng. Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu giá trị
của MDCT trong chẩn đoán UTBT. Từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong
chẩn đoán ung thư buồng trứng” với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của ung thư buồng trứng trên cắt lớp vi tính
đa dãy.
2. Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán ung
thư buồng trứng.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG BUỒNG TRỨNG
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu
Có hai buồng trứng, một phải một trái nằm áp vào thành bên chậu hông,
sau dây chằng rộng, có màu hồng nhạt. Bề mặt buồng trứng thường nhẵn nhụi
cho tới khi dậy thì, sau đó ngày càng sần sùi vì hàng tháng một trứng tiết ra từ
một nang trứng vào vòi tử cung làm rách vỏ buồng trứng và tạo thành những vết
sẹo trên mặt buồng trứng.
Buồng trứng có hai mặt: mặt trong và mặt ngoài. Mặt trong lồi, tiếp xúc
với các tua của phễu vòi tử cung và các quai ruột. Mặt ngoài nằm áp vào phúc
mạc của thành bên chậu hông trong một hố lõm gọi là hố buồng trứng. Hố
buồng trứng được giới hạn do các thành phần nằm ngoài phúc mạc đội lên. Phía
trước dưới là dây chằng rộng, phía trên là động mạch chậu ngoài, phía sau là
động mạch chậu trong và niệu quản. Mặt ngoài buồng trứng có một vết lõm gọi
là rốn buồng trứng là nơi mạch máu và thần kinh đi vào buồng trứng.
Buồng trứng có hai bờ: bờ tự do và bờ mạc treo buồng trứng. Bờ tự do
quay ra phía sau và liên quan với các quai ruột còn bờ mạc treo thì có mạc treo,
treo buồng trứng vào mặt sau dây chằng rộng. Buồng trứng có hai đầu: đầu vòi
và đầu tử cung. Đầu vòi tròn hướng lên trên và là nơi bám của dây chằng treo
buồng trứng còn đầu tử cung nhỏ hơn quay xuống dưới, hướng về phía tử cung
và là nơi bám của dây chằng riêng buồng trứng.
Buồng trứng được treo lơ lửng trong ổ phúc mạc nhờ một hệ thống dây
chằng. Ngoài mạc treo buồng trứng còn có dây chằng treo buồng trứng và dây
chằng riêng buồng trứng. Có thể có một dây chằng rất ngắn gọi là dây chằng vòi
- buồng trứng bám từ đầu vòi của buồng trứng tới mặt ngoài của phễu vòi tử
cung.
3
Hình 1.1 Hình ảnh minh họa giải phẩu buồng trứng […]
Động mạch chủ yếu là động mạch buồng trứng tách ra từ động mạch chủ
bụng ở vùng thắt lưng đi trong dây chằng treo buồng trứng để vào buồng trứng ở
đầu vòi. Ngoài ra còn có nhánh buồng trứng của động mạch tử cung. Tĩnh mạch
đi theo động mạch và tạo thành một đám rối tĩnh mạch hình dây leo ở gần rốn
buồng trứng. Bạch huyết theo các mạch và đổ vào các hạch bạch huyết ở vùng
thắt lưng. Thần kinh tách từ đám rối buồng trứng đi theo động mạch buồng
trứng để vào buồng trứng [3], [4].
1.1.2. Đặc điểm mô học
Trên mặt cắt ngang của buồng trứng, có thể thấy rõ buồng trứng chia làm
hai vùng rõ rệt: vùng tuỷ và vùng vỏ.
Vùng tủy:
Vùng tủy ở trung tâm, hẹp, cấu tạo bởi mô liên kết thưa, nhiều sợi tạo
keo, sợi chun và ít tế bào sợi. Ngoài ra, còn có các sợi cơ trơn, các động mạch
xoắn và những cuộn tĩnh mạch tạo nên mô cương buồng trứng.
Vùng vỏ buồng trứng:
Vùng vỏ ở ngoại vi, rộng. Mặt ngoài phủ bởi biểu mô trụ đơn, bên dưới là
4
mô kẽ gồm các tế bào hình thoi xếp theo hình xoáy tròn rất đặc biệt chỉ thấy ở
buồng trứng, chúng có tiềm năng biệt hóa thành các tế bào nội tiết gọi là tế bào
kẽ và tế bào vỏ buồng trứng. Vùi trong mô kẽ buồng trứng là các nang trứng.
Mỗi nang trứng là một túi chứa noãn.
1.1.3 Sinh lý buồng trứng
Buồng trứng là cơ quan vừa ngoại tiết vừa nội tiết. Hoạt động của buồng
trứng mang tính chất chu kỳ dưới sự điều khiển của hạ đồi - tuyến yên.
- Chức năng ngoại tiết: tạo noãn và phóng noãn trong mỗi chu kỳ.
- Chức năng nội tiết: chế tiết Progesterone và Estrogen .
1.2. GIẢI PHẨU CLVT BUỒNG TRỨNG
Buồng trứng có thể khó xác định cấu trúc trên CLVT, nhưng với các lắt
cắt mỏng và kĩ thuật tái cấu trúc của MDCT thì buồng trứng không lớn cũng
được nhìn thấy dễ dàng.
Các đặc điểm để xác định buồng trứng:
• Hình thái buồng trứng
• Mối liên quan giữa buồng trứng và niệu quản
• Nguồn gốc động mạch và tĩnh mạch buồng trứng
• Các dây chằng.
Về hình thái, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, hình dáng và kích thước
buồng trứng thay đổi đáng kể, có tỷ trọng mô mềm, bờ có thể nhẵn hoặc không,
bình thường ngấm thuốc không đáng kể [MDCT bụng]. Tuổi mãn kinh buồng
trứng thường teo nhỏ. Trước khi có kinh nguyệt, bình thường có thể có nang
<9mm, còn tuổi thanh thiếu niên có thể có nang > 9mm và <3cm.
Mối liên quan với niệu quản, trong trường hợp điển hình thì buồng trứng
nằm ở trước hoặc trước ngoài niệu quản đoạn chậu, khi niệu quản đầy TCQ sẽ là
mốc tốt để xác định buồng trứng. […]
5
Hình 2:
Về tĩnh mạch buồng trứng, lần theo đường đi của tĩnh mạch buồng trứng
từ tĩnh mạch chủ dưới hoặc trước động mạch thận trái, tĩnh mạch này ở trước cơ
thắt lưng chậu và đi trực tiếp vào buồng trứng. […,…]
Hình 3:
Với các dây chằng, dây chằng treo buồng trứng dễ nhận biết nhất là mốc
giải phẫu để tìm buồng trứng, tìm từ phúc mạc, nằm ở phía sau bên thành chậu,
kế cận với phúc mạc bao phủ bó mạch chậu ngoài và cơ thắt lưng chậu, mang bó
mạch buồng trứng tới bám vào đầu vòi của buồng trứng. []
1.3. UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
1.3.1. Dịch tễ
Hiện nay ung thư buồng trứng chiếm 25% trong ung thư đường sinh dục ở nữ
giới, mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh này nhưng tỷ lệ chữa khỏi chỉ
khoảng 20 - 30%, con số này không thay đổi nhiều trong gần 25 năm qua, điều
này phản ảnh sự phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, lúc chẩn đoán khoảng 2/3
bệnh nhân đã ở giai đoạn III hoặc IV. Vấn đề chủ yếu là do khó chẩn đoán sớm,
gần 1/2 số bệnh nhân đến khám bệnh do có triệu chứng hoặc dấu hiệu bệnh
muộn như báng bụng, bụng to [71].
6
UTBT phổ biến tăng từ 34% ở lứa tuổi <70 đến 63% ở nhóm tuổi lớn hơn
[57]. UTBT ở phụ nữ lớn tuổi được chẩn đoán ngày một nhiều cùng với kỳ vọng
sống ngày một gia tăng, ngay cả ở các nước kém phát triển [89]. Ở Mỹ, UTBT
chiếm 25% ung thư cơ quan sinh dục nữ và 4% tổng số ung thư ở nữ giới, con số
tử vong do UTBT nhiều hơn số tử vong do ung thư cổ tử cung và thân tử cung
cộng lại. Có sự khác nhau về tần suất của UTBT ở các nước trên thế giới [16].
Ung thư biểu mô BT khá phổ biến ở những nước công nghiệp phát triển,
thấp nhất ở Nhật Bản. Sự phân bố đó có thể do chế độ ăn uống và yếu tố môi
trường sống. Một số nghiên cứu cho thấy UTBT tăng ở những người di cư từ
những nước ít phát triển đến những quốc gia phát triển. Những nghiên cứu khác
cũng gợi ý một chế độ ăn uống giàu vitamin A và chất xơ sẽ giảm nguy cơ
UTBT (Byers và CS.1983) [20].
Ung thư buồng trứng chiếm 3-4% ung thư ở phụ nữ và đứng hàng thứ 4
gây tử vong thường gặp ở phụ nữ ở Mỹ, trong năm 2005 ước tính có 22.220
những trường hợp ung thu buồng trứng mới được chẩn đoán ở Mỹ và 16.210
bệnh nhân tử vong vì bệnh này, ung thư buồng trứng là bệnh lý đứng hàng thứ 2
trong số bệnh lý phụ khoa ác tính thường gặp. Năm 1985, tỷ lệ ung thư buồng
trứng mới mắc bệnh được công bố 0,8%/năm thường gặp nhất ở những phụ nữ
sau tuổi 75. Nhìn chung bệnh ung thư buồng trứng là bệnh của những phụ nữ
sau mãn kinh chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuổi từ 65-74 tuổi, nguy cơ bị ung thư
buồng trứng trong một đời người là khoãng 1,4% và nguy cơ một đời người bị
tử vong do ung thư buồng trứng là 1% . Ở Việt Nam Trong 4 năm từ năm 20002003 bệnh viện Từ Dũ đã phẩu thuật 10.494UBT, trong đó có 9.909UBT lành
tính (94,4%) và 585 UBT ác tính (5,6%) (Nguyễn Thị Ngọc Phượng). một
nghiên cứu khác của(Trần thị Lợi )cũng tại bệnh viện từ Dũ từ 2003- 2005 mỗi
năm có khoảng 3000 trường hợp khối UBT được phẩu thuật .U lành tính chiếm
khoảng 95% trong đó nhiều nhất là u bọc bì (40%), kể đến là u lạc nội mạc tử
cung(29%), u bọc dịch trong (24%), u bọc dịch nhầy (9%), u ác tính chiếm
khoảng 5% tổng số khối UBT, trong số đó,carcinome bọc dịch nhầy chiếm nhiều
7
nhất(28%),carcinome bọc dịch trong chiếm (23%), u xoang nội bì: 12,8%,
carcinome dạng lạc nội mạc tử cung: 12,1%, u quái không trưởng thành:
10%.Tất cả các trường hợp UBT ác tính đều được gủi sang khoa ung thư phụ
khoa để tiếp tục điều trị bằng hoá chất.
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh
Ngày nay, nguyên nhân ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết, nhưng có một
số yếu tố liên quan đã được thừa nhận. Sự phóng noãn lặp lại nhiều lần của
buồng trứng liên quan đến sự phát triển ung thư. Phóng noãn đi kèm với sự phá
vỡ tế bào mầm gây hoạt hóa cơ chế sửa chữa tế bào. Sự phóng noãn lặp đi lặp
lại có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phá hủy cấu trúc gen gây nên đột biến,
góp phần tham gia hình thành và phát triển của u.
Những phụ nữ không phóng noãn mạn tính, sinh đẻ nhiều, có tiền sử cho
con bú là những yếu tố bảo vệ. Thai nghén làm giảm nguy cơ 13% - 19% đối
với mỗi lần mang thai. Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang có thể làm
tăng nguy cơ ung thư buồng trứng 2,5 lần. Sử dụng thuốc ngừa thai đường
uống có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng đến 50% đối với người sử
dụng trên 5 năm.
Tuổi được xem như là một yếu tố nguy cơ của ung thư buồng trứng. Ung
thư buồng trứng được xem như bệnh của gia tăng tuổi tác. Yếu tố di truyền đã
được nghiên cứu, đó là do sự đột biến gen BRCA1 gây hội chứng ung thư vú buồng trứng gia đình.
Ung thư buồng trứng không phải tế bào mầm là bệnh của những phụ nữv
lớn tuổi, có thai trước 25 tuổi, mãn kinh sớm liên quan đến sự giảm nguy cơ
UTBT và UTBT cũng có liên quan đến yếu tố gia đình. Ở những phụ nữ mà mẹ
hoặc chị em gái mắc bệnh này, nguy cơ tăng lên hai mươi lần [57].
Nghiên cứu tỷ lệ UTBT trên bệnh nhân UT vú ở các phụ nữ bị đột biến
BRCA1 và BRCA2, sự khác biệt chủng tộc, cho thấy số bệnh nhân có nguy cơ
UTBT 5 và 10 năm sau khi bị UTV là 4,5% và 12,7% đối với các phụ nữ đột
biến gen BRCA1, 5,3% và 6,8% đối với phụ nữ đột biến BRCA2 [36], [90]. Gần
8
đây người ta đã xác định được một gen chuyên biệt trên nhiễm sắc thể 17 gây
UTBT và UT vú ở những phụ nữ trẻ và gen PDGFR alpha, gen PDGFR beta và
gen c-kit cũng gây nên UTBT [67], [74], [106], [115], [122].
Sự phát hiện của gen SPOC1 trong mẫu UTBT và vị trí của bộ di truyền
của gen này trong vùng liên quan đến sự phát triển UT, kích thích sự phát triển
của chúng có hệ thống trong sự phát triển của UTBT. Nó còn có ảnh hưởng đến
sự còn lại của u và thời gian sống còn lại của bệnh nhân UTBT. Nó còn có ảnh
hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân UTBT [52], [57], [65], [93].
Các nhà chuyên môn đã lo ngại nguy cơ UTBT cao hơn có thể nghiêm
trọng và thậm chí biến chứng nguy hiểm đến tính mạng đối với phụ nữ được
điều trị bằng phương pháp kích thích BT.
Thuốc tránh thai uống liên quan một cách nhất quán với giảm thiểu guy
cơ UTBT [52], [63], [72], [75], [92], [102].
Theo nghiên cứu của Mills P.K. và cs cho thấy sử dụng hormon thay thế
có liên quan đến nguy cơ tăng UTBT biểu mô, mối liên quan này lớn hơnở phụ
nữ không bị cắt TC hay thắt vòi trứng [63], [73], [92].
Chất chủ vận GnRH đã chỉ báo về các rối loạn phụ thuộc vào các hormon
nữ giới như lạc nội mạc tử cung và các ung thư phụ khoa nhưng chưa có bằng
chứng thuyết phục cho các tác dụng nguy hại buồng trứng của GnRH được tìm
thấy [121].
Các yếu tố chuyển tiếp Snail và Slug là quan trọng đối với sự di chuyển
các tế bào trong quá trình phát triển và di căn khối u. Các tác giả nhận thấy vai
trò đặc trưng của các yếu tố chuyển tiếp Snail và Slug trong quá trình di căn
UTBT và sự sống còn của tế bào thông qua trung gian của sự chuyển tiếp biểu
mô-trung mô [78].
Một nghiên cứu cho thấy sự thay đổi phôi có thể là nguyên nhân chính
của UTBT. Phát hiện này gợi ý rằng sự thay đổi phôi có thể là nguyên nhân
chính của UTBT và tiếp tục các sự kiện biến đổi thân và tế bào gốc xác định sự
xâm nhập gia tăng đặc trưng liên quan đến bệnh UT [39].
9
Phòng bệnh UTBT bằng cách cắt 2 BT ở người có nguy cơ cao khi tiền sử
gia đình có người bị UTV, UTBT. Trong mẫu BT ở những phụ nữ này, lớp tế bào
biểu mô với nguồn gốc của biểu mô BT có hiện tượng thay đổi về hình thái học,
mô hình phát triển và sự phân biệt có nét đặc trưng cho người ta liên tưởng và
tiên đoán trước UTBT [65], [99], [113].
Hình 4:
1.3.3. Mô bệnh học các khối u buồng trứng
Giải phẫu bệnh có thể giúp phân loại chính xác khối u buồng trứng,
chẩn đoán phân biệt lành tính hay ác tính, giúp lựa chọn phương pháp điều trị
thích hợp. Một số loại u buồng trứng thường gặp:
- Các u có nguồn gốc biểu mô.
- Các u tế bào mầm của buồng trứng.
- Các u dây sinh dục đệm của buồng trứng.
- Ung thư buồng trứng thứ phát: ung thư di căn xuống buồng trứng
thường xuất phát từ đại tràng, vú, dạ dày… 7
1.3.3.1. Các u có nguồn gốc biểu mô
- U thanh dịch là u phổ biến nhất trong các loại u buồng trứng, trong
đó 60% lành tính, 15% giáp biên ác và 25% ác tính:
+ U lành tính: u thường có dạng nang (thường gọi là u nang thanh dịch
buồng trứng).
10
+ U giáp biên ác: u có ở cả hai bên trong khoảng 25 - 34% các trường
hợp và 16 - 18% trường hợp cho di căn ngoài buồng trứng.
+ U ác tính (ung thư thanh dịch buồng trứng) có cả hai bên trong 66%
các trường hợp, 80% cho di căn ngoài buồng trứng. Các tế bào u xâm nhập vào
mô đệm có 3 mức độ biệt hóa: biệt hóa rõ, biệt hóa vừa và biệt hóa kém.
- U dịch nhầy là loại u mà tế bào biểu mô có chế tiết chất nhầy giống
như biểu mô cổ tử cung và biểu mô ruột. Trong u dịch nhầy có 80% lành tính,
10% giáp biên ác và 10% ác tính.
- U dạng nội mạc tử cung chiếm 5% các u buồng trứng, chủ yếu là u
ác tính, u lành và u ác tính thấp hiếm gặp hơn.
- U tế bào sáng thường là ác tính, chiếm 5% các ung thư buồng trứng.
Hầu hết các u tế bào sáng là u đặc, mặt cắt màu vàng nhạt.
- U Brenner là loại u không phổ biến, chiếm 2 - 3% các u buồng trứng. U
thường lành tính nhưng những u giáp biên ác và ác tính vẫn được mô tả [14], [39].
1.3.3.2. Các u tế bào mầm của buồng trứng
- Các u tế bào mầm gồm nhiều loại khác nhau, gặp ở mọi lừa tuổi từ 10 60 tuổi. Ở trẻ em và thiếu nữ, hơn 60% u buồng trứng là các lại u tế bào mầm,
1/3 số này là ác tính. Ở người lớn u tế bào mầm là lành tính và thường là u quái.
- U quái buồng trứng: là u được cầu tạo từ nhiều loại mô thuộc về hai
hoặc ba lá thai. Cấu trúc này là có thể chưa thuần thục, thuần thục và cả hai.
Một số trường hợp có thể có sự biệt hóa của một lá thai hoặc một loại mô
nào đó chiếm ưu thế.
+ U quái không trưởng thành: cấu tạo gồm các mô xuất phát từ 3 lá thai
và được chia thành 4 độ đựa trên lượng mô non. Độ càng cao, tiên lượng càng
xấu, độ 0 được xem là u quái trưởng thành.
+ U quái trưởng thành: cấu tạo gồm những mô thuần thục và bao gồm
những loại sau: u quái trưởng thành dạng nang và u quái trưởng thành gồm 1
loại mô. U quái trưởng thành dạng nang xuất phát từ 3 lá thai nhưng thành phần
lá thai ngoái chiếm ưu thế, có thể hóa ác trong 2% các trường hợp, là loại hay
11
gặp nhất chiếm khoảng 20% các u buồng trứng. U quái trưởng thành gồm một
loại mô điểm hình là loại u giáp buồng trứng. U được cấu tạo hoàn toàn bởi mô
tuyến giáp, hiếm gặp, chiếm 2,7% các u quái.
- Các u tế bào mầm khác:
+ U nghịch mầm là loại u ác tính, gặp ở tuổi trẻ dưới 30 tuổi và có thể
gặp ở trẻ em, thường có cả 2 bên buồng trứng.
+ U xoang nội bì: u ác tính, thường gặp ở người trẻ, trung bình 17 tuổi.
+ Ung thư biểu mô phôi: u hiếm gặp, ác tính [14], [39].
1.3.3.3. Các u dây sinh dục đệm của buồng trứng
- U xuất phát từ dây giới bào hoặc từ mô đệm của dây sinh dục nguyên
thủy, chiếm 6% các u buồng trứng, gồm 3 loại: u hạt - vỏ bào, u xơ, u tể bào
Sertoli và Leydig.
- U hạt - vỏ bào gồm u hạt bào, u vỏ bào và u sợi bào đơn thuần hay phối
hợp với nhiều mức độ khác nhau.
+ U hạt bào (ung thư biểu mô tế bào hạt, u nang trứng) xuất phát từ tế
bào hạt của u nang trứng, thường tiết ra estrogen, có 2 loại mô học khác nhau: u
tế bào hạt ở người lớn tuổi và hạt bào ở tuổi thiếu niên, hai loại u này có hình
ảnh mô học khác nhau.
+ U vỏ bào là sự phát triển thành u của tế bào vỏ quanh nang Graaf,
thường lành tính, hầu như không có vỏ bào ác tính. Thường gặp ở phụ nữ mãn
kinh. U đặc, màu trắng vàng, u gồm những tế bào sàng, có không bào chứa lipid.
+ U xơ thường ở một bên buồng trứng. U đặc, hầu hết là lành tính
[14], [39].
1.3.4.4. Ung thư buồng trứng thứ phát
Ung thư di căn buồng trứng thường xuất phát từ đại tràng, vú, dạ dày, u
lympho... Thường di căn xuống cả 2 buồng trứng với 80% u xuất phát từ đài
tràng - dạ dày. Điển hình là u Krukenerg với hình ảnh các đám tể bào nhẫn chế
nhầy nằm trong mô đệm xơ giàu tế bào, u thường xuất phát từ ung thư dạ dày
[14], [39].
12
1.3.4. Lâm sàng
1.3.4.1. Triệu chứng cơ năng
Khối UBT không có triệu chứng nào là rõ rệt có trường kợp chỉ tức nặng
bụng dưới; rối loạn kinh nguyệt, có khi biểu hiện đau đầu nôn mữa hoặc không
có triệu chứng nào chỉ khi đi khám sức khoẻ, hoặc đi khám vì vô sinh tình cờ
phát hiện.vì vậy rất khó để có một triệu chứng điển hình nào cho bệnh lý khối
UBT và cũng chưa thấy sự biểu hiện lâm sàng rõ ràng nào cho một khối u biến
chứng ác tính, tuy nhiên người ta vẫn có thể Tổng kết lại cho thấy khối u được
phát hiện với những lý do:
- Do bụng to lên, sờ thấy u.
- Do rối loạn kinh nguyệt.
- Do đau vì chèn ép khối u.
- Số còn lại do bị cổ chướng yếu mệt, sút cân ,suy nhược.
1.3.4.2.Triệu chứng thực thể
- U nhỏ: Qua âm đạo thấy biệt lập với tử cung, bờ rõ di động hay dính.
- U to: Sờ thấy trên bụng ở vùng hạ vị hay cả vùng thượng vị nhẵn hay
lỗn nhỗn di động hay không.
- Chuẩn đoán phân biệt: Thận đa năng, có thai, cổ chướng (u túi tuyến
thành mỏng).
1.3.4.3. Triệu chứng toàn thân
Chỉ có khi u to bị chèn ép (khó thở, đau) u nội tiết (RL kinh, dậy thì sớm,
nam hay nữ tính hoá) hay đã ở giai đoạn tiến triển của u ác tính (gầy, hốc hác,
đau, mệt mỏi...).
Thường người ta dựa vào một số triệu chứng để giả định là ác tính:
- Tuổi: Trẻ hay sau mãn kinh.
- Suy sụp nhanh.
- Rối loạn kinh.
- Cổ chướng.
- Khối u Không di động.
13
- Đau.
- Sờ thấy các khối u khác ngoài u chính.
1.4. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
Nói chung vai trò của khám vùng chậu trong chẩn đoán ung thư buồng trứng vẫn
còn nhiều tranh cãi, kết quả thay đổi khác nhau theo từng nghiên cứu với các
tiêu chuẩn khác nhau. Nguyên nhân chính là triệu chứng giai đoạn đầu thường
thầm lặng, không rõ ràng, và chưa có dấu hiệu đặc trưng nào là phù hợp để chẩn
đoán phân biệt giữa u lành tính và u ác tính. Vì thế cận lâm sàng là phương tiện
hỗ trợ cần thiết để giúp cho chẩn đoán xác định.
1.4.1. Siêu âm
Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh được sử dụng thông dụng nhất
hiện nay để chẩn đoán khối u buồng trứng, đặc biệt giúp phân biệt giữa lành tính
và ác tính. Hiện nay có các loại siêu âm để chẩn đoán khối u buồng trứng như:
siêu âm 2D (qua đường bụng và âm đạo), siêu âm 3D, siêu âm 4D và siêu âm
Doppler.
Siêu âm giúp phân biệt khối u ở buồng trứng hay tử cung. Siêu âm giúp
đánh giá hình thái khối u, góp phần phân biệt khối u lành tính hay ác tính cũng
như phân loại u nang. Vì thế siêu âm trở thành một phương tiện tầm soát không
xâm hại phổ biến rẻ tiền và dễ chịu cho bệnh nhân trong đánh giá khối u buồng
trứng trước phẫu thuật.
Những dấu hiệu giúp chẩn đoán phân biệt u lành tính hay ác tính như:
đường kính khối u, bề dày vỏ u, số lượng vách và độ dày của vách ngăn, sự hiện
diện của u nhú tăng sinh, hồi âm dày và hồi âm hỗn hợp. Tuy nhiên, hiện nay
chưa có một hệ thống thật chuẩn nào để đánh giá khối u buồng trứng. Sự tương
quan giữa hình thái khối u và kết quả mô học vẫn còn mơ hồ.
Để góp phần tăng độ chính xác của khối u người ta đặt ra nhiều hệ thống
cho điểm về hình thái học, tuy nhiên vẫn chưa có một tiêu chuẩn thống nhất.
Những hệ thống cho điểm hay phân loại hình thái học của khối u buồng trứng
như phân loại của Trường đại học Tokyo - Nhật Bản, phân loại của Trường Đại
14
học Kentucky, thang điểm của schillinger… Phân loại dựa vào siêu âm 2D của
Trường Đại học Tokyo - Nhật Bản […].
1.4.2. Cắt lớp vi tính
Ở Mỹ, CLVT thường là kỹ thuật sử dụng đầu tiên trong phát hiện ung thư
buồng trứng. Bởi vì triệu chứng của ung thư buồng trứng thường biển hiện tiến
triển của bệnh và cũng thường không đặc hiệu. Các triệu chứng chính nghi ngờ
ác tính gồm dày thành nang, sự hiện diện chồi nhú và vách ở trong u, khối u
ngấm thuốc cản quang sau tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch.
Các dấu hiệu phụ như xâm lấn vào các cơ quan vùng chậu hoặc thành
chậu, di
căn phúc mạc, hạch lớn và gia tăng dịch khoang phúc mạc. CLVT cũng
được sử dụng trong đánh giá trước khi điều trị ung thư buồng trứng để xác định
mức độ của bệnh và đánh giá khả năng phẩu thuật tối ưu. Sự xâm lấn của khối u
vào cơ hoành và mạc treo ruột là những yếu tố đáng tin cậy cho dự báo phẫu
thuật chưa tối ưu. Các yếu tố khác cũng liên quan đến kết quả phẫu thuật không
tốt như: hạch lớn cạnh động mạch chủ bụng, khối u phát triển vào thành chậu và
niệu quản. CLVT dự đoán sự tối ưu trong phẫu thuật có độ nhạy 79% và độ đặc
hiệu 75%. Tuy nhiên độ chính xác khác nhau đáng kể giữa các tổ chức. Đối với
dự đoán chính xác giai đoạn, độ nhạy và độ đặc hiệu của CLVT là 50% và 90%
[26].
1.4.3. Cộng hưởng từ
Cộng hưởng từ ngày càng được sử dụng ở những bệnh nhân có khối u
buồng trứng do có độ phân giải cao hơn CLVT và siêu âm. Chuổi xung T1W và
T2W quan trọng trong đánh giá giải phẩu vùng chậu và đặc trưng của mô. Chuổi
xung STIR giúp chẩn đoán phân biệt tổn thương chứa mỡ và xuất huyết. T1 fat
sat có tiêm chất tương phản phát hiện các tổn thương đặc trưng nhờ gia tăng
mức độ tương phản của các nốt và vách bên trong khối u [41]. Mô ác tính hạn
chế khuếch tán trên chuỗi xung DWI [30].
15
Đặc điểm của các khối u buồng trứng được mô tả trong bảng dưới đây:
Hình 1.5. Đặc điểm một số khối u buồng trứng trên cộng hưởng từ [48]
1.4.4. Chất chỉ điểm huyết thanh
Các chất chỉ điểm huyết thanh CA 125 và HE4 thường được sử dụng
trong chẩn đoán và đánh giá tiến triển của ung thư buồng trứng. CA 125 là một
dấu ấn quan trọng trong phát hiện ung thư buồng trứng.
Khi nồng độ CA 125 trong ung thư buồng trứng tăng là bệnh tiến triển và
khi nồng độ CA 125 giảm là bệnh thoái triển, thông thường sau phẫu thuật nồng
độ CA 125 trở lại bình thường sau 3 tháng [y huế]. CA 125 tăng ở khoảng 80%
số phụ nữ bị ung thư buồng trứng và tăng khi lớn hơn 35U/mL, chỉ có 50 - 60%
bệnh nhân ung thư buồng trứng ở giai đoạn I tăng CA 125 do đó hạn chế khi phát
hiện ung thư ở giai đoạn sớm. CA 125 có độ nhạy 43,3% và 95% độ đặc hiệu
[33]. CA 125 có thể tăng ở một số các ung thư khác, ở một số bệnh lành tính và ở
một số trạng thái sinh lý. Vì vậy việc chẩn đoán phân biệt với các tình trạng này
là cần thiết. HE4 (Human epididymal protein 4) có độ nhạy 72,9% và độ đặc
hiệu 95% đối với ung thư buồng trứng, đặc biệt là ở giai đoạn I (giai đoạn không
triệu chứng) đã được đưa vào sử dụng trong lâm sàng. HE4 còn được sử dụng để
16
theo dõi diễn biến của bệnh, hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát sau phẫu thuật
của ung thư buồng trứng. Sự kết hợp xét nghiệm HE4 và CA 125 cho phép chẩn
đoán ung thư buồng trứng với độ nhạy 76,4% và độ đặc hiệu 95%.
Sự kết hợp xét nghiệm HE4 và CA 125 có thể giúp chẩn đoán phân biệt
giữa khối u lành tính hoặc ác tính vùng chậu hông chính xác hơn việc sử dụng
mỗi xét nghiệm đơn lẻ [33].
1.5. GIÁ TRỊ CỦA CLVT ĐA DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ
BUỒNG TRỨNG
1.5.1. Ưu điểm của CLVT đa dãy
Các phần phụ được nhìn thấy tốt hơn với MDCT nhờ làm giảm hiệu ứng
thể tích từng phần. Từ đó việc phát hiện các bệnh lý phụ khoa bằng MDCT thì
được chỉ định thường xuyên hơn. Nếu nghi ngờ bệnh lý tại chỗ hoặc lan tỏa của
khung chậu, thì MDCT có thể đánh giá có ảnh hưởng lên tử cung hay phần phụ
hai bên hay không, và những bất thường thì cũng được nhìn thấy tốt hơn với
MDCT […].
MDCT là một phương thức không xâm lấn xuất sắc để chẩn đoán một
khối u buồng trứng là lành tính hay ác tính.
MDCT cũng đóng một vai trò trong hướng dẫn chọc dò hay dẫn lưu các
loại dịch như mủ hoặc máu.
MDCT đã được sử dụng thành công cho phân giai đoạn và lập kế hoạch
điều trị cho bệnh ung thư buồng trứng. CLVT có lợi thế hơn khám lâm sàng
trong sự phân giai đoạn bệnh, đặc biệt là việc phát hiện dịch màng bụng, di căn
các cơ quan, và các hạch vùng chậu, hạch dọc động mạch chủ.
Siêu âm được xem là vượt trội hơn so với CLVT vì có thể quét ở cả hai
mặt phẳng ngang và dọc. Tuy nhiên, kĩ thuật tái tạo hai chiều hay ba chiều hiện
nay đã có trên MDCT. Sử dụng mặt cắt vành, mặt cắt dọc, kỹ thuật tái tạo đa
mặt phẳng (MPRs) được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn dữ liệu thu được từ
mặt phẳng ngang giúp cho đánh giá toàn diện giải phẩu vùng chậu phức tạp.
Ngoài ra với khả năng tái tạo đa mặt phẳng, MDCT vượt trội hơn siêu âm trong
phát hiện khối u bám dính thành ruột, hạch sau phúc mạc và di căn phúc mạc.
17
Là phương thức lựa chọn cho những bệnh nhân không thể chụp MRI vì có
đặt máy tạo nhịp tim hoặc một dụng cụ kim loại trong cơ thể, và cho người có hội
chứng sợ phòng kín. Được chỉ định rộng rãi hơn và ít tốn kém hơn MRI [….]
1.5.2. Hạn chế của CLVT đa dãy
Hiện nay, CT, MRI, siêu âm và được sử dụng để phát hiện và phân giai
đoạn bệnh ác tính phụ khoa. Mỗi phương thức có những hạn chế riêng của mình,
và không phương pháp nào có thể thế chỗ giải phẫu bệnh như các tiêu chuẩn
tham chiếu. […]
Những hạn chế chung của CLVT như nhiễm xạ, các chống chỉ định, các
tai biến khi dùng thuốc cản quang .v.v..
Cũng như những u khác, CLVT chỉ đánh giá được những hạch về kích
thước và bất thường độ cản quang. Bệnh lý về hạch vùng chậu được định nghĩa
là hạch lớn hơn 15mm theo trục ngang, những hạch > 10mm theo chiều ngang
cần được nghi ngờ […]. Di căn hạch vi thể có thể bị sót nếu kích thước hạch nhỏ
hoặc bình thường trên CLVT. Cả CLVT và MRI đều hạn chế trong sự phân biệt
giữa hạch di căn và hạch tăng sản nếu có cùng kích thước và hình dạng CLVT
khó phân biệt hạch lớn lành tính hay ác tính Tuy nhiên có một số dấu hiệu gợi
hạch ác tính: Một hay nhiều hạch lớn riêng biệt; nhiều hạch lớn liên tục; các
hạch lớn, hợp lưu tạo thành khối chung, xóa các cấu trúc xung quanh.
Phân biệt khối u với hạch bạch huyết lân cận cũng có thể khó khăn, nhưng
hầu hết trường hợp thì khối u BT chiếm chỗ phía sau bên của niệu quản, còn
hạch thì ở phiá trước giữa so với niệu quản […].
Độ nhạy của CT để phát hiện di căn phúc mạc được báo cáo là khoảng 8593%, trong khi đó giảm đến 20-25% khi đường kính phúc mạc di căn < 1 cm.
Điều này có thể được giảm thiểu bằng cách cắt lát mỏng, dùng kỹ thuật MPR.
1.5.3. Đặc điểm ung thư buồng trứng trên CLVT
Khi một khối u buồng trứng được phát hiện thì có hai vấn đề lớn được đặt
ra: một là xác định xem nó là lành tính hay ác tính, và sau đó nếu là ác tính thì
đánh giá mức độ của bệnh. Kawamoto và các cộng sự đề xuất các tiêu chuẩn
18
chính và phụ để xác định xem một khối u buồng trứng là lành hoặc ác tính. Nếu
tiêu chuẩn chính và thứ cấp được sử dụng, CT có độ chính xác lên đến 92% 94% chính xác trong việc xác định xem liệu một khối u buồng trứng là lành tính
hay ác tính. Các dấu hiệu nghi ngờ ác tính của một khối u buồng trứng trên
MDCT bao gồm:
Tiêu chuẩn chính
1. Kích thước khối u: đường kính tổn thương lớn hơn 4 cm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: tần suất ác tính rất thấp ở những nang
không vách, không chồi, có đường kính < 5 cm. Vì vậy những khối u dạng nang
này chỉ cần theo dõi định kỳ mà không cần phải phẫu thuật.
Nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận u càng lớn khả năng ác tính càng cao,
khối u lớn > 4 - 5cm được nhiều tác giả lưu tâm và mô tả nhiều. Hầu hết các ung
thư biểu mô buồng trứng có kích thước # 4-5cm. Với các khối u dạng nang có
đường kính > 10cm, tần suất ác tính chiếm đến 65%
2. Có chồi, ngấm thuốc mạnh sau tiêm thuốc cản quang
Đặc điểm này gợi ý nhiều đến khối u giáp biên ác tính hoặc ác tính.
Granberg và CS tìm thấy hình ảnh có chồi ở 20%, 62%, và 92% tương ứng của
khối u nang lành tính, giáp biên ác tính, và ác tính lúc làm mô bệnh học. Trong
một nghiên cứu CT và MRI, đặc điểm có chồi đã được tìm thấy ở 9% số u lành
tính, 67% của khối u giáp biên ác tính, và 38% các u ác tính.
3. Thành và hoặc vách dày >3mm
Ung thư nang tuyến (cystadenocarcinoma) chiếm 60% u nang buồng
trứng ác tính, thường có vách và thành. Nếu đứng riêng lẻ thì đây là một dấu
hiệu ít tin cậy vì còn có thể gặp trong bệnh lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng
(endometrioma), khối áp xe phức hợp, nang bọc màng bụng (peritoneal cysts),
và u lành tính như u nang tuyến xơ và u nang tuyến nhầy.
4. Cấu trúc hỗn hợp gồm một phần đặc và một phần nang, hoặc cấu trúc
dạng đặc chia thùy.
19
Đặc điểm khối u có phần đặc, không có thành phần mỡ, xơ là yếu tố dự
báo mạnh nhất của khối u ác tính. Ung thư nang tuyến (cystadenocarcinoma)
thường là cấu trúc hồn hợp nang và rắn, ít khi bị nhầm lẫn với các tổn thương
khác. Tuy nhiên các ung thư buồng trứng ít gặp khác như u Brenner, ung thư
biểu mô tế bào hạt… có thể xuất hiện chủ yếu là phần rắn.
5. Sự hiện diện của mạch máu khối u trên hình ảnh có tiêm thuốc cản
quang.
Tiêu chuẩn thứ cấp:
Giai đoạn đầu, ung thư buồng trứng được giới hạn trong buồng trứng.
Giai đoạn sau, vỏ khối u bị phá vỡ làm xâm lấn ra cấu trúc xung quanh.
Các vị trí xâm lấn tại chỗ hay gặp nhất: túi cùng trước và sau, đại tràng
sigma, mạc nối, ruột non, phúc mạc thành chậu, tử cung, vòi tử cung, dây chằng
rộng. Các tiêu chuẩn bao gồm:
1. Biến dạng đường bờ của tử cung.
2. ranh giới không đều hoặc không rõ giữa khối u với cơ tử cung.
3. Mất ranh giới mô bình thường giữa thành phần đặc của khối u và thành
đại tràng sigma hoặc thành bàng quang.
4. Khối u bao quanh hoặc xâm lấn trực tiếp vào đại tràng sigma.
5. Khoảng cách giữa khối u và thành chậu kế cận <3mm.
6. Mạch mách vùng chậu bị bao quanh hoặc bị chèn đẩy bởi khối u.
Ung thư buồng trứng sau đó có thể di căn theo đường phúc mạc, bạch
huyết, đường máu. Các dấu hiệu thứ phát của sự xâm lấn lan rộng của khối u đó
là phúc mạc, mạc treo, báng, hạch lớn. Như đã nói ở trên,các dấu hiệu thứ phát
này nếu kết hợp với các tiêu chuẩn chính sẽ làm tăng tính chính xác của CLVT
lên 92-94% trong việc chẩn đoán khối u buồng trứng là ác tính. So với kết quả
phẫu thuật và mô bệnh học, độ chính xác của MDCT là 90,7% và 90,7% để phát
hiện sự xâm lấn tại chỗ, 95,35% và 92,3% cho việc di căn các hạch bạch huyết,
và 89,2% và 89,2% đối với di căn phúc mạc.
20
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Năm 2005, Kinkel K và CS ghi nhận việc phân biệt khối u lành tính hay
ác tính của CLVT ở các bệnh nhân có khối u buồng trứng không rõ ràng trên
siêu âm độ với nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 81% và 87%.
Năm 2008, Tsili và CS cũng đã mô tả trong nghiên cứu của họ rằng
MDCT 16 lát cắt có thể phân loại u buồng trứng là lành tính và ác tính với độ
nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác lên đến 90%, 88% và 89,1%. Tuy nhiên một
nghiên cứu sau đó của Tsili và CS khi so sánh MDCT với MRI đã chỉ ra độ
nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao hơn trong phát hiện khối u ác tính lần lượt
là 90,5%, 93,7% và 92,9%. Kết quả nghiên cứu được cải thiện đó là do Tsili đã
sử dụng các lát cắt mỏng và các kỹ thuật tái tạo hình ảnh của MDCT.
Năm 2009, Fatima Mubarak và CS nghiên cứu trên MDCT cho kết quả độ
nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác lần lượt là 97%, 91%, 96% trong sự phân biệt
của khối u buồng trứng lành tính và ác tính, trong khi PPV và NPV tương ứng
là 97% và 91%.
Năm 2011, Nghiên cứu của Fatemeh Gatreh Samini và CS trên 95 ca có
chẩn đoán là u buồng trứng cho thấy MDCT 64 lát cắt phát hiện 70 ca (73,7%)
là ác tính với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính, âm tính và độ
chính xác lần lượt là 92,8%, 88,0%, 95,5%, 81,4% và 91,5%). Độ nhạy và độ
đặc hiệu của MDCT trong việc xác định xâm lấn tại chỗ tương ứng là 72,2% và
93,4%. Và độ nhạy, độ đặc hiệu của MDCT trong việc xác định di căn phúc
mạc, di căn gan là 81,8% và 93%. Đánh giá giai đoạn dự kiến đã được thống
nhất có ý nghĩa thống kê với các phẫu thuật (Cohen của Kappa (κ) = 0,891) và
kết quả mô bệnh học (κ = 0,858).
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng CT có thể đóng một vai trò quan trọng
trong việc mô tả khối u buồng trứng, nhấn mạnh đến giá trị của CT về sự phân
biệt lành tính hay ác tính so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như
MRI hoặc US. Độ nhạy và độ đặc hiệu của CT xoắn ốc có tiêm thuốc cản quang
được báo cáo là 88-90% và 88-89% để phân biệt ác tính và lành tính khối u ở
21
phần phụ theo nghiên cứu của Zhang J và CS năm 2008. Các giá trị 89-91%
(độ nhạy) và 88-93% (độ đặc hiệu) là khi sử dụng MRI theo nghiên cứu của
Sohaib và CS năm 2003 và nghiên cứu của Guerra năm; trong khi các kỹ thuật
khác nhau của siêu âm có độ nhạy 35-99% với mức giá thấp hơn các đặc theo
nghiên cứu của Van Trappen và CS năm 2007.
Nghiên cứu của Tsili và CS khi so sánh MDCT và MRI cũng đã cho thấy
mặc dù các giá trị của MRI tốt hơn một chút so với MDCT nhưng điều này
không có ý nghĩa thống kê ( độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của MDCT và
MRI lần lượt là 90.5%, 93.7%, 92.9%; và 95.2%, 98.4%, 97.6%)
22
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán
ung thư buồng trứng và được điều trị tại bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng
04/2015 đến tháng 06/2017.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng gợi ý ung thư buồng trứng.
- Kết quả CA125, siêu âm có tổn thương nghi ngờ ung thư buồng trứng.
- Kết quả giải phẫu bệnh làm mô bệnh học chẩn đoán ung thư buồng trứng.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư buồng trứng và được điều trị bằng
phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc các phương pháp khác trước đó.
- Bệnh nhân không đồng ý nghiên cứu.
2.1.3. Cỡ mẫu chọn: Mẫu thuận tiện. (N >=50).
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu
- Khoa phụ sản BVTW Huế
- Khoa ung bướu BVTW Huế
- Khoa CĐHA-TDCN tim mạch BVTW Huế
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Máy CLVT xoắn ốc Brilliance 64 lát cắt của hãng Philips tại khoa Chẩn
đoán hình ảnh-Thăm dò chức năng tim mạch BV TƯ Huế.
- Thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch non-ionic Ultravist 300 mgI/ml hoặc
Xenetix 300mgI/ml.
- Máy bơm thuốc cản quang tự động Stellant của hãng Medrad.
23