Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến mang dân ca đến gần hơn cho trẻ MG 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.59 KB, 17 trang )

NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “ Sáng kiến mang dân ca đến gần hơn cho trẻ mẫu
giáo nhỡ 4 – 5 tuổi ”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ.
3. Tác giả:
Họ và tên
: Đào Thị Giang
Giới tính: Nữ.
Ngày tháng/năm sinh: 14/ 8 /1985.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Sao Mai.
Điện thoại: 0984 156 569
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Sao Mai- Số 9 Chu
Văn An – Nguyễn Trãi 2 – Sao đỏ - Chí Linh – Hải Dương.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Sao Mai- Số 9
Chu Văn An – Nguyễn Trãi 2 – Sao đỏ - Chí Linh– Hải Dương.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Có trường lớp mầm non, Trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi.
+ Các đạo cụ và trang phục âm nhạc.
+ Các bài hát dân ca gần gũi của các vùng miền.
+ Trẻ đi học đầy đủ.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9/2013 đến tháng
2/2015.
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Đào Thị Giang

1




TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Là một giáo viên mầm non, tôi đã nhiều năm được giảng dạy ở độ tuổi
Mẫu giáo nhỡ ( 4 - 5 tuổi). Tôi nhận thấy trẻ ở lứa tuổi này không có hứng thú
lắm với dân ca, trẻ thuộc rất ít những làn điệu dân ca, hoặc nếu có hát trẻ cũng
không hiểu được nội dung và không cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng
câu hát dân ca.
Trẻ thể hiện bài hát một cách vô cảm chứ không thể hiện được tình cảm
và tâm tình trong bài hát. Nếu như trẻ mầm non tiếp xúc với dân ca quá muộn
hoặc không được nghe dân ca thường xuyên thì khi trưởng thành trẻ sẽ thờ ơ
với dân ca, không yêu thích dân ca, trẻ sẽ coi dân ca như một thứ âm nhạc tầm
thường, trẻ sẽ không hiểu và không tiếp thu được tinh hoa của dân tộc, không
nắm bắt được những nét đẹp truyền thống mà cha ông ta đã để lại, lâu dần
truyền thống dân tộc sẽ bị bào mòn và đi vào quên lãng.
Chính vì vậy, điều làm cho tôi trăn trở là làm sao? Làm thế nào? Để dân
ca đến gần hơn với trẻ nhỏ, để dân ca trở thành một món ăn tinh thần không thể
thiếu với trẻ thơ, và làm sao để trẻ đến với dân ca bằng tình cảm chân thành,
tình yêu và sở thích thật sự. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu “ Sáng kiến mang
dân ca đến gần hơn cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi ”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Để sáng kiến của tôi được thực hiện trước hết phải có trường lớp Mầm
non, có trẻ và có môi trường giáo dục tốt.
Trong khoảng thời gian không dài từ tháng 9/ 2014 đến tháng 2/ 2015 tôi
đã áp dụng thành công sáng kiến trên lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4– 5 tuổi.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Trước hết phải khẳng định rằng sáng kiến mà tôi lựa chọn đang khá bất
cập trong xã hội hiện nay vì giới trẻ hiện nay có xu hướng du nhập quá nhiều

thể loại nhạc nước ngoài mà tỏ ra thờ ơ với thể loại nhạc dân gian truyền thống
của dân tộc.
2


Các biện pháp tôi đưa ra dễ thực hiện được trong điều kiện hiện nay của
các trường Mầm non, vì vậy trường nào cũng có thể áp dụng sáng kiến này.
Trước khi áp dụng sáng kiến tôi đã khảo sát trên trẻ lớp tôi. Với giải
pháp cũ thì những năm trước trong một năm học trẻ rất ít được tiếp xúc với dân
ca, nếu có thì một năm chỉ được làm quen được từ 1 đến 2 bài hát nghe nên sự
hứng thú, khả năng cảm nhận về dân ca của trẻ là vô cùng hạn chế.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến tôi liên tục đưa các bài hát dân ca
vào chương trình dạy, tôi lựa chọn những bài ngắn gọn, dễ học, dễ hát và
thường xuyên chọn các làn điệu dân ca khác nhau ví dụ như: Dân ca Bắc bộ,
dân ca Nam bộ, dân ca Thanh Hoá, dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca xá, dân ca
H’mông vào dạy và cho trẻ nghe hát.
Tôi luôn tìm tòi, sưu tầm những trang phục của các dân tộc tạo hứng thú
cho trẻ học bài, những trang phục đó phù hợp với các bài hát dân ca mà trẻ
được học và được nghe, ví dụ như: Áo bà ba, nón quai thao, khăn xếp, guốc
mộc, áo tứ thân, nón lá, trẻ vừa hát, múa, vừa được trải nghiệm nên trẻ tỏ ra vô
cùng thích thú vào các hoạt động của cô giáo.
3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến của tôi áp dụng rộng rãi cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong các trường
Mầm non.
Cách thức áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp trong sáng kiến tôi đã
trình bày rất chi tiết bằng các ví dụ cụ thể, nên giáo viên có thể áp dụng một
cách dễ dàng. Hơn hết, giáo viên cần hiểu rõ được tầm quan trọng của dân ca
đối với đời sống của con người Việt Nam.
3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
Nhờ áp dụng sáng kiến “ Sáng kiến mang dân ca đến gần hơn cho trẻ

mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi” mà trẻ lớp tôi rất hứng thú với làn điệu dân ca được
thể hiện trong phép so sánh đối chứng của sáng kiến. Bên cạnh đó, trẻ thuộc
được khá nhiều bài hát dân ca, hiểu và cảm nhận tốt về cái hay, cái đẹp của
truyền thống dân tộc, thêm yêu quý quê hương đất nước mình, yêu quý người
dân lao động.
3


Áp dụng sáng kiến giúp giáo viên hiểu sâu sắc hơn về việc cần thiết của
việc đem dân ca đến gần hơn với trẻ thơ.
Nhờ việc áp dụng sáng kiến đã giúp nhà trường, giáo viên và phụ huynh
xích lại gần nhau hơn, cùng nhau tạo dựng môi trường giáo dục tốt và gần gũi
hơn cho trẻ.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Áp dụng “ Sáng kiến mang dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu giáo nhỡ 4
– 5 tuổi” của tôi đã đem lại giá trị to lớn về mặt tinh thần cho trẻ, nhờ có sáng
kiến trẻ thêm yêu thích dân ca hơn, hiểu thêm về bản sắc của dân tộc, biết đặc
điểm riêng của từng vùng, từng miền và biết yêu quý quê hương đất nước
mình. Từ đó đã góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc truyền thống của dân tộc
Việt Nam.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
“ Sáng kiến mang dân ca đến gần hơn cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5
tuổi” của tôi nếu được áp dụng rộng rãi tôi tin chắc rằng bản sắc của dân tộc
Việt không những sẽ được bảo tồn, lưu giữ mà còn phát triển hơn nữa. Vì vậy
kính mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện để sáng kiến của tôi được mở rộng
trong các trường mầm non, để không chỉ riêng trẻ trường tôi thích và hứng thú
với dân ca mà tất cả các trẻ khác đều hiểu và cảm nhận được nét đẹp của làn
điệu dân ca Việt Nam.
Qua đây tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
Ban Giám Hiệu nhà trường mở các cuộc thi tìm hiểu về dân ca cho giáo

viên và trẻ cùng được tham gia nhằm mục đích giao lưu học hỏi, mở mang kiến
thức cho cô và trẻ.
Cung cấp tài liệu về dân ca Việt Nam cho giáo viên tìm hiểu để giáo dục
trẻ về truyền thống dân tộc Việt nam ta.

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4


1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước Việt Nam ta với hơn bốn nghìn năm lịch sử đã hình thành nền
văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong đó Âm nhạc là loại hình nghệ
thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn liền với cuộc sống, lao
động, sinh hoạt của con người và trở thành một nhu cầu thiết yếu. Đặc biệt dân
ca là một tinh hoa văn hoá đặc sắc, là linh hồn của dân tộc Việt Nam.
Đối với con người nói chung và đối với trẻ mầm non nói riêng thì âm
nhạc có vai trò vô cùng to lớn, âm nhạc gắn liền với trẻ ngay từ khi còn trong
bụng mẹ, giúp trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp của thế giới xung quanh, giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ, trao đổi và cảm nhận tình cảm với mọi người. Từ
những câu hát ru dân ca mộc mạc, gần gũi, đã dần dần nuôi nấng tâm hồn trẻ
thơ. Cũng chính vì thế, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, dân ca vẫn có
sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam, là nhịp cầu nối mỗi
chúng ta trở về với cội nguồn dân tộc.
Với những làn điệu dân ca trong sáng mượt mà, ta cảm nhận được cái
hay, cái đẹp, những đặc sắc của dân tộc từ đời này qua đời khác, chính vì vậy
mà dân ca cần được đến sớm với trẻ thơ, đây là lứa tuổi trong sáng, hồn nhiên,
vô tư, là lứa tuổi dễ uốn nắn nhất của đời người. Chính vì thế, nếu như dân ca
đến với trẻ quá muộn thì khi trẻ lớn lên, cảm nhận của trẻ về dân ca sẽ nông
cạn, thờ ơ và thiếu phần sâu sắc và tinh tuý.

Trong thực tế cho thấy, giới trẻ hiện nay thích nghe những dòng nhạc trẻ,
những bài hát sôi động có khi là cả nhạc ngoại. Đau lòng là những đứa trẻ tuổi
Mầm non cũng bắt chước hát những bài hát không phù hợp với lứa tuổi, bài hát
về tình yêu đôi lứa. Cũng từ đó mà trẻ cảm thấy dân ca là không mốt, không
hợp thời, không sành điệu…
Điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải đưa dân ca đến gần hơn cho
trẻ, đó là cách hữu hiệu nhất để trẻ yêu thích dân ca. Đó không phải là trách
nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Điều đó giúp trẻ
tiếp thu được nền văn hoá truyền thống một cách tích cực, phù hợp với hoạt
5


động của trẻ, thoả mãn nhu cầu tìm tòi ham hiểu biết của trẻ thơ về đời sống,
sinh hoạt dân gian.
Mặt khác, trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay, những bài hát
dân ca trong chương trình còn ít, chủ yếu trẻ chỉ được nghe dân ca qua hình
thức cô hát cho trẻ nghe, những bài hát đó lại qua dài, khó hiểu, không gần gũi
với trẻ nhỏ, trẻ khó tiếp thu, khó hình tượng được cái hay, cái đẹp và không hào
hứng lắm với dân ca.
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò của dân ca, là 1 giáo viên Mầm non, tôi
luôn trăn trở, tìm tòi các giải pháp để mang dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu
giáo. Qua những hiệu quả thực tế, tôi mạnh dạn chia sẻ sáng kiến của mình “
Sáng kiến mang dân ca đến gần hơn cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến.
Nghiên cứu về cách thức mang dân ca đến gần hơn cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4- 5 tuổi.
Giúp trẻ có hứng thú hơn với dân ca, truyền thống của dân tộc Việt, tạo
cho trẻ tình yêu quê hương, đất nước, tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam.
Giúp trẻ thích hát dân ca hơn, đồng thời trẻ có nhận biết về đời sống, sinh hoạt
dân gian của ông cha ta thời xưa, trẻ thêm tự hào về truyền thống dân tộc.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trên trẻ 4 – 5 tuổi trong trường Mầm non tôi
đang giải dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp quan sát đánh giá
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát
1.4.3. Phương pháp so sánh, đối chứng
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
1.4.5. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.

2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
6


Dân ca là thể loại âm nhạc cổ truyền của dân tộc, âm nhạc này có nhiều
làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người, do chính người dân tự sáng tác
theo tập quán, phong tục. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát
với cuộc sống lao động của con người. Những bài hát, ca khúc dân ca được
sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc của riêng tác giả nào.
Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng.
Dân ca mỗi nước, mỗi dân tộc hay mỗi vùng, miền đều có âm điệu
phong phú riêng biệt. Việt Nam là một quốc gia có nền văn hoá lâu đời, do đó
dân ca Việt Nam rất phong phú, đa dạng, kho tàng dân ca Việt Nam bao gồm
nhiều vùng miền, nhiều thể loại. Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá mà cha
ông ta để lại, ta phải biết trân trọng, giữ gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn
quý ấy.
Theo giáo sư Trần văn Khê – Một trong những cây đại thụ về nghiên cứu
âm nhạc dân gian nước nhà đã phát biểu trong một hội thảo: “Nhà nước nên
đưa làn điệu dân ca vào trường học, cần làm cho học sinh Việt Nam hiểu dân
ca nước ta là gì? Và dân ca nước ta hay như thế nào?”

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam thì giáo dục mầm non đặt
nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của con người. Trong đó dân ca
góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách, hình thành tình cảm
thiêng liêng của trẻ với đất nước. Chính vì dân ca có tầm quan trọng rất lớn như
vậy nên việc cần thiết là làm thế nào để trẻ thích dân ca, hứng thú với dân ca, vì
vậy tôi đã mạnh dạn chọn “ Sáng kiến mang dân ca đến gần hơn cho trẻ mẫu
giáo nhỡ 4- 5 tuổi ”.
3. Thực trạng của vấn đề:
“ Sáng kiến mang dân ca đến gần hơn cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi”
hy vọng sẽ giáo dục được cho trẻ am hiểu về nghệ thuật, bồi dưỡng tình cảm
với dân tộc, nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ, trẻ thêm yêu quý
quê hương đất nước.
3.1. Trong quá trình thực hiện tôi gặp phải một số thuận lợi sau:

7


Trường lớp khang trang, sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và
học của cô và cháu.
Đồ dùng dạy học: Trống, phách, đàn, đầy đủ.
Ban giám hiệu quan tâm, luôn ủng hộ giáo viên tìm tòi sáng tạo những
cái hay, cái mới trong giảng dạy.
Các câu dân ca được chọn lọc dễ đi vào lòng người nên trẻ dễ thuộc và
rất thích.
Bản thân tôi được đào tạo chính quy và đã có nhiều năm kinh nghiệm,
đặc biệt tôi đã có nhiều năm liền trực tiếp dạy lớp MGN (4- 5 tuổi).
Lớp tôi dạy trẻ ngoan ngoãn, thông minh, nhanh nhẹn, biết lắng nghe và
nghe lời cô giáo.
3.2. Khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện như sau:
Trong quá trình thực hiện bên cạnh nhiều thuận lợi tôi cũng gặp nhiều

khó khăn:
Trong lớp tôi thiếu thốn về trang phục và đạo cụ âm nhạc dân tộc.
Các bài hát dân ca mang tính chất vùng miền, không phù hợp với chất
giọng của các tỉnh. Các bài hát dân ca trong chương trình chủ yếu là những bài
hát nghe, những bài hát dạy trẻ còn rất hạn chế.
Trong quá trình dạy học giáo viên đôi khi còn ngại bổ sung và sử dụng
đồ dùng cho tiết học.
Lớp tôi phụ trách tổng số trẻ trai chiếm 2/3 cả lớp, chính vì thế mà trong
quá trình tiến hành dạy và học các cháu khá hiếu động.
Với những khó khăn và thuận lợi trên tôi đã tiến hành điều tra thực trạng
36 trẻ về sự hứng thú với dân ca của lớp tôi vào đầu năm của năm học 20142015 như sau:
Thời điểm

Tổng số

khảo sát

trẻ

Đầu năm

36

Nội dung khảo sát
Trẻ hứng thú
Trẻ không hứng thú
Số trẻ
%
Số trẻ
%

7

19,5 %

8

29

80,5 %


Qua bảng số liệu khảo sát trên chúng ta nhận thấy: Số học sinh không
hứng thú với dân ca còn rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 80,5 % tổng số trẻ được khảo
sát. Do đó tôi thấy cần phải nghiên cứu và tìm ra sáng kiến mang dân ca đến
gần hơn cho trẻ mầm non để trẻ có hứng thú với những làn điệu dân ca truyền
thống của dân tộc.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
Để trẻ 4- 5 tuổi yêu, thích và có hứng thú với những bài hát dân ca tôi đã
nghiên cứu ra các giải pháp, biện pháp sau:
4.1. Sưu tầm, lựa chọn các bài hát dân ca dễ thuộc, dễ học, phù hợp với
nhận thức của độ tuổi mẫu giáo nhỡ, phù hợp với chủ đề đang triển khai.
Do tính chất của dân ca của một số dân tộc là khó nhớ, khó hát, chính vì
vậy tôi phải chọn lọc những bài hát sao cho trẻ dễ dàng hát, dễ thuộc lời như:
VD: Bài “ Chim bay”

- Dân ca Khơ Me

Bài “ Lý cây bông” - Dân ca Nam Bộ
Bài “ Lý cây xanh” - Dân ca Nam Bộ
Bài “ Cò Lả”


- Dân ca Nam Bộ

Bài “ Inh lả ơi”

- Dân ca dân tộc Thái Tây Bắc.

Hoặc những bài hát như: “ Bắc kim thang”, “ Múa đàn”, “ Thật đáng
chê”, “ Chim sáo”, “ Lý con sáo gò sông”..
Ngoài ra tôi còn sưu tập những bài đồng dao được phổ nhạc của đồng
bằng Bắc Bộ, do tính chất của đồng dao là rất dễ nhớ, dễ thuộc, nó phản ánh rõ
nét cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân lao động, nói đến đồng dao
trẻ cảm thấy hứng thú, phấn khởi vì bản thân trẻ vốn dĩ đã thuộc một số bài
quen thuộc qua sự dạy dỗ của bà, của mẹ… Do đó những bài đồng dao được
phổ nhạc trẻ sẽ thuộc và tiếp thu một cách nhanh chóng.
VD: Bài “ Bà còng”, “ Cái Bống”, “ Gánh gánh, gồng gồng”, “ Rềnh
rềnh, ràng ràng”…
Mỗi bài dân ca ở các vùng miền khác nhau sẽ đem lại cho trẻ có được cái
nhìn mới lạ về mỗi miền khác nhau, trẻ sẽ so sánh, nhận thức được sự khác

9


nhau rõ nét của mỗi miền, chính vì thế lựa chọn được nhiều bài dân ca ở các
miền khác nhau thì sự hứng thú của trẻ càng được nâng cao hơn.
VD: Trong chủ đề “ Thực vật” cô giáo chọn dạy bài “ Lý cây xanh” hoặc
bài “ Lý cây bông” dân ca Nam Bộ thì khi hát cho trẻ nghe cô có thể hát cho trẻ
nghe bài: “ Lý cây Đa” của dân ca quan họ Bắc Ninh. Trẻ sẽ cảm nhận được sự
khác nhau của dân ca 2 miền, một bài hát chậm rãi của dân ca Nam Bộ, 1 bài
hát nhanh, thể hiện sự vui tươi, hớn hở, phấn khởi của người dân Kinh Bắc.

Qua 2 bài hát cô giáo phải chỉ cho trẻ thấy được ông cha ta ngày xưa rất yêu
thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, lạc quan, yêu đời, có niềm tin mãnh liệt
vào cuộc sống.
4.2. Giúp trẻ hiểu nội dung bài dân ca và giảng giải, giải thích từ khó.
Khi học hát dân ca, điều quan trọng là trẻ phải hiểu được nội dung của
bài hát qua giảng giải, giải thích của cô giáo, cô giáo giải thích ý nghĩa của câu
từ trong bài hát, nói lên được cái hay, cái đẹp của nội dung bài hát để trẻ hiểu
thêm được nét đẹp và sự phong phú của từng vùng miền. Đặc biệt trong dân ca
Việt Nam thường có những tiếng đệm như: í a, hò ơ, ơ, ối a, í, ì, i…Nhằm mục
đích thể hiện tình cảm, cảm xúc trong bài hát, bài hát trở nên truyền cảm hơn,
mềm mại hơn.
VD: Trong bài hát “ Cò lả” cô hát cho trẻ nghe, cô phải nói được nét đẹp
của miền quê, với cánh cò bay lả, có đồng lúa chín bao la, trong bài có tình cảm
yêu thương của con người với con người, từ đó trẻ thêm yêu quý hơn quê
hương đất nước mình, trẻ cảm nhận được nét đẹp của nông thôn Việt Nam ta
thời xưa.
4.3. Chuẩn bị trang phục đạo cụ phù hợp với nội dung bài hát dân ca để
trẻ múa và vận động minh họa.
Để trẻ thích hát dân ca thì việc thuộc lời, hay được nghe cô hát là vẫn
chưa đầy đủ. Để trẻ hứng thú với dân ca hơn nữa điều quan trọng là trẻ được
trải nghiệm, được hoá thân vào những nhân vật trong làn điệu dân ca, điều này
sẽ làm cho trẻ phấn khởi và sẽ khắc sâu những hình ảnh, những nét đặc chưng
của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam.
10


Chính vì vậy việc lựa chọn những trang phục cho trẻ khi học hát cũng
như khi biểu diễn là vô cùng quan trọng.
VD: Trong bài hát dân ca đồng bằng Bắc Bộ cô cần chuẩn bị cho trẻ váy
đụp, khăn đen, áo yếm. Hay trong dân ca Bắc Ninh cô chuẩn bị cho trẻ quần áo

tứ thân, nón quai thao, hay trong dân ca Nam Bộ cô chuẩn bị nón bài thơ, quần
áo bà ba, khăn rằn.
Nhờ có trang phục đẹp sẽ đem đến cho trẻ một hình ảnh chân thật và rất
riêng của từng vùng miền. Từ đó trẻ hiểu hơn về truyền thống dân tộc, thêm
yêu quê hương đất nước, cũng từ đó trẻ yêu thích dân ca hơn, say mê và thích
thú hơn với những làn điệu dân ca.
4.4. Dạy trẻ dân ca ở mọi lúc mọi nơi.
Có thể dạy dân ca không chỉ trong các tiết học Âm nhạc, mà có thể kết
hợp các bài hát dân ca trong các môn học khác.
VD1: Trong giờ học khám phá khoa học “ Tìm hiểu về con gà trống”, cô
có thể gây hứng thú bằng cách hát bài “ Gà gáy le te” và kết hợp động tác minh
họa cho trẻ hứng thú.
VD2: Trong giờ học toán về phép đếm, có thể cho trẻ giơ tay vừa đếm
vừa hát bài “ Rềnh rềnh, ràng ràng”, có thể thực hiện vào giờ củng cố của tiết
toán.
VD3: Trong giờ đón trẻ cô có thể bật nhạc về các bài hát dân ca của
nhiều vùng miền khác nhau để trẻ nghe và tạo không khí vui nhộn, rộn ràng
vào buổi sáng.
VD4: Trong giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ chơi nhiều trò chơi dân
gian: Trồng nụ, trồng hoa, nu na nu nống, tập tầm vông. Nhằm mục đích cho
trẻ được làm quen với nhiều trò chơi dân gian và trẻ sẽ kết hợp hát được một số
bài hát dân ca kết hợp vào trò chơi đó.
4.5. Kết hợp với phụ huynh học sinh tổ chức các hội thi và các hoạt động lễ
hội chô cô và bé.
Tích cực tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc
mang dân ca đến gần hơn cho trẻ mẫu giáo nói chung và mẫu giáo nhỡ nói
11


riêng đối với đời sống tinh thần và sự phát triển về mọi mặt của trẻ. Nhờ có dân

ca mà trẻ phát triển được khiếu thẩm mỹ, trí tưởng tượng, tinh thần lạc quan
vào cuộc sống, sống có trách nhiệm và yêu quê hương đất nước mình. Có thể
gợi ý cho phụ huynh sử dụng băng đĩa cho trẻ nghe và xem dân ca ở nhà, dạy
trẻ những bài hát dân ca đơn giản, những điệu hò, hát ru cho trẻ nghe. Có điều
kiện cho trẻ đi thăm quan bảo tàng dân tộc học, nơi lưu giữ nhiều nét đẹp
truyền thống của ông cha ta, nhờ đó mà trẻ am hiểu thêm về truyền thống dân
tộc.
Trường tổ chức các hội thi hát dân ca cho cô và trẻ, hưởng ứng phong
trào thi đua “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhà trường tổ chức hội
thi “ Cô và cháu hát dân ca” đem lại nhiều lợi ích to lớn nhờ đó trẻ được trải
nghiệm, được thử sức mình với các làn điệu dân ca và nhận được sự ủng hộ của
toàn thể phụ huynh trong trường. Từ đó trẻ thêm tự tin múa hát dân ca, trả lời
các câu hỏi liên quan đến dân ca, qua đó cũng là dịp để thể hiện sự quan tâm,
nhất trí, đồng lòng của nhà trường, phụ huynh đối với trẻ, mang lại cho trẻ
niềm vui và đầy ắp tiếng cười.
5. Kết quả đạt được:
Sau khi tôi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy tôi đã đạt được kết
quả như sau:
Trẻ thuộc nhiều làn điệu dân ca hơn.
Trẻ tỏ ra vô cùng hứng thú với những làn điệu dân ca, không những thế
mà khả năng cảm nhận các tác phẩm dân ca còn khá sâu sắc.
Trẻ thể hiện được tình yêu quê hương, yêu đất nước qua từng làn điệu và
trẻ hiểu được một số phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
Được khoác trên mình những bộ quần áo của dân tộc trẻ thêm tự tin hơn,
hứng thú hơn và thuộc nhanh hơn các làn điệu dân ca.
Bản thân tôi sau khi thực hiện sáng kiến này tôi biết thêm nhiều hơn các
bài dân ca để hát cho trẻ nghe.
Qua thời gian không dài để thực hiện đề tài : “ Sáng kiến mang dân ca
đến gần hơn cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi”. Tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có
12



sự hứng thú rõ rệt với dân ca, trẻ yêu thích dân ca hơn, thích lắng nghe nội
dung của các bài hát dân ca. Điều này làm tôi vô cùng phấn khởi vào kết quả đã
đạt được. Cụ thể hoá như sau:
STT

Thời gian

Tổng

Hứng thú

Không hứng thú

số trẻ

Số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ %

1

Trước khi thực hiện

36


7

19,5 %

29

80,5 %

2

Sau khi thực hiện

36

27

75 %

9

25 %

Sáng kiến trên tôi đã áp dụng trong lớp mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi tôi đang
phụ trách và sáng kiến áp dụng được cho tất cả trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi trong
trường mầm non.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Từ những biện pháp mang dân ca đến gần hơn cho trẻ mẫu giáo được áp
dụng tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Vì vậy để sáng kiến của tôi được
nhân rộng rãi cần có 1 số điều kiện sau:

Nhà trường mua sắm phong phú hơn nữa những bộ dụng cụ âm nhạc dân
tộc tuyền thống để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ.
Bản thân cô giáo phải luôn sưu tầm nhiều hơn nữa những làn điệu dân ca
của các vùng cho trẻ học và nghe. Luôn trau dồi kiến thức về âm nhạc dân gian
truyền thống nhằm am hiểu hơn nữa truyền thống dân tộc Việt Nam.
Các cấp lãnh đạo công nhận kết quả của sáng kiến và mở rộng sáng kiến
trong toàn trường và các trường khác.

13


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dân ca là vốn quý của ông cha ta ngàn xưa để lại, dân ca là hơi thở của
dân tộc, lưu giữ và bảo vệ dân ca là bảo vệ dòng máu trong cơ thể mỗi con
người Việt Nam. Dân ca là bức tranh phong phú, đa dạng về màu sắc, mỗi địa
phương đều có những nét đặc trưng rất riêng, thể hiện phong tục, ngôn ngữ,
giọng nói của từng vùng tổ quốc. Vì vậy dân ca ở bất cứ vùng, miền nào cũng
phải được trân trọng và cần được gìn giữ, bởi đó là những tinh hoa của dân tộc
Việt Nam ta được chắt lọc qua nhiều thế kỷ.
Với thế hệ trẻ hiện nay, các em không ngừng tiếp thu nền tinh hoa của
văn hoá thế giới nhưng không để đánh mất tinh hoa văn hoá của dân tộc thì
ngay khi từ nhỏ các em phải có vốn hiểu biết và hứng thú với dân ca. Vì vậy
mang dân ca đến gần hơn với trẻ là việc quan trọng nhất trong việc giữ gìn tinh
hoa của dân tộc. Làm theo đúng với lời dặn của Bác Hồ trước lúc đi xa: “ Đã
yêu tổ quốc mình, càng yêu tha thiết câu hát dân ca”.
Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện sáng kiến, bản thân tôi đã gặp
nhiều thuận lợi và không ít khó khăn. Khó khăn ở chỗ trường và lớp chưa có
nhiều trang phục dân tộc phong phú, các bài hát dân ca trong chương trình mẫu
giáo còn hạn chế, chủ yếu la bài hát nghe quá dài, khó hiểu đối với sự nhận

thức của trẻ. Lớp tôi các trẻ ngoan, nhưng tỷ lệ cháu trai quá đông nên đôi khi
còn nghịch chưa chú ý. Bên cạnh đó tôi gặp nhiều thuận lợi là tôi may mắn
được làm việc trong môi trường giáo dục tốt, trường tôi dạy có bề dày truyền
thống dạy và học, nhiều giáo viên biết đàn và hát nên tôi được học tập rất
nhiều, Ban giám hiệu trường tôi rất quan tâm và ủng hộ giáo viên tìm tòi, sáng
tạo những cái mới trong công tác giảng dạy, phụ huynh am hiểu, nhiệt tình với
công tác của trường, lớp.
Để sáng kiến của tôi được nhân rộng thì phải có sự đồng ý của Ban Giám
Hiệu nhà trường và sự góp sức của giáo viên, nhân viên trong toàn trường, bên
cạnh đó tôi luôn cầu thị được sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh trong
lớp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
14


2. Khuyến nghị
Để “ Sáng kiến mang dân ca đến gần hơn cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5
tuổi” có hiệu quả nhằm mục đích trẻ có hứng thú hơn với làn điệu dân ca qua
đó góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống Việt Nam như đã trình bày trong
phần hoàn cảnh ra đời của sáng kiến, tôi xin phép được đề xuất một số khuyến
nghị sau: Muốn trẻ hứng thú với dân ca, thích hát dân ca không hề đơn giản,
cần có sự hướng dẫn chỉ đạo đồng bộ của cấp trên đến nhà trường và đội ngũ
giáo viên đứng lớp.
Cần tìm được những bài hát, làn điệu dân ca cơ bản, gần gũi, phù hợp
với nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ.
Nên tổ chức các hội thi hát và tìm hiếu về làn điệu dân ca của cô và trò
cấp trường, cấp thị xã để cho giáo viên đều được tìm hiểu và tiếp cận nhiều hơn
với nhạc điệu dân ca.
Cần tổ chức các đợt chuyên đề, tập huấn cho đội ngũ giáo viên về dân ca
các vùng miền, bằng cách mời nhà nghiên cứu, nghệ sỹ chuyên hát về dân ca
đến giao lưu, trò chuyện để giáo viên được am hiểu rõ hơn về môn nghệ thuật

truyền thống này.
Nhà trường kết hợp với phụ huynh tổ chức cuộc thi sưu tầm các làn điệu
dân ca, các bài hát dân ca. Hoặc viết lời mới cho các làn điệu dân ca quen
thuộc.
Cuối cùng để dân ca đến gần hơn với trẻ Mẫu giáo nhỡ thì cần có sự vào
cuộc nỗ lực thực hiện của các cấp, các ngành, để lần điệu dân ca luôn là món ăn
tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của lớp trẻ hôm nay và mai
sau, dân ca được phát huy, lưu giữ và phát triển cùng nền văn hoá dân tộc.
Trên đây là “ Sáng kiến mang dân ca đến gần hơn cho trẻ mẫu giáo
nhỡ 4- 5 tuổi” của cá nhân tôi đã được áp dụng thành công trong lớp tôi đang
giảng dạy. Kính mong hội đồng khoa học của ngành xem xét, bổ sung và góp ý
kiến để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện. (Độ tuổi
4 - 5 tuổi). Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2005.
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo nhỡ
(4- 5 tuổi). Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Năm 2011.
3. Tạp chí giáo dục mầm non.
4. Sách “ Trẻ mầm non ca hát” ( Tuyển tập bài hát nhà trẻ, mẫu giáo) – Vụ giáo
dục mầm non nhà xuất bản âm nhạc.
5. Sách “ Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 45 tuổi”. Do nhà xuất bản giáo dục Việt nam sản xuất.

16



PHỤ LỤC
Tran
g
NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN.........................................1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN………………………………………..………...
…...2
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến……………………………………...…...2
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến…………………..…2
3. Nội dung sáng kiến…………………………………………………..…2
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến…………...……......4
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến…..….4
MÔ TẢ SÁNG KIẾN………………………………………..………..…….…5
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến………………………………………......5
2. Cơ sở lý luận của vấn đề…………………………………………......…7
3. Thực trạng của vấn đề……………………………………………...…...7
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện………………………………...…...9
5. Kết quả đạt được…………………………………………………..…..12
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng…………………………….....13
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………….………...…..14
1. Kết luận…………………………………………………..…………....14
2. Khuyến nghị………………………………………………...…..….….15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………....……16

17



×