UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP TỐI ƯU CHUYÊN BIỆT NHẰM
NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN NHẢY XA “KIỂU NGỒI” CHO
HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS
MÔN: THỂ DỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: "Lựa chọn một số bài tập tối ưu chuyên biệt nhằm
nâng cao thành tích môn nhảy xa “kiểu ngồi” cho học sinh lớp 8 trường
Năm học 2014 – 2015
THCS".
1
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng với đối tượng là học sinh lớp 8 ở các trường trung học cơ sở
3. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Hương
Ngày 19 tháng 12 năm sinh 1973
Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng SP thể dục - Sinh.
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cộng Hòa
Điện thoại: 0979331577
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Gi¸o viªn: Tất cả giáo viên dạy Thể dục lớp 8 của các trường THCS
Häc sinh: Học sinh lớp 8 của các trường THCS
- Cơ sở vật chất: Sân tập thể dục, đường chạy đà, hố nhảy, thước đo
thành tích, ván giậm, cuốc, xẻng.
5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tuần 16, 17, 18, 19, 20, 21
năm học 2014 – 2015.
HỌ TÊN TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Vũ Thị Hương
2
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Giáo dục thể chất là một mặt không thể thiếu được trong mục tiêu đào
đạo và phát triển con người toàn diện, vấn đề tăng cường sức khỏe và thể lực
cho học sinh trở thành một nhiệm vụ cấp bách có ý nghĩa chiến lược của toàn
Đảng, toàn dân ta. Bồi dưỡng, rèn luyện sức khỏe và phát triển thể lực cho
học sinh tức là đã rèn luyện cho các em phát triển toàn diện, giúp các em hoàn
thiện dần những phẩm chất nhân cách cơ bản của con người và các em có
thành tích cao trong môn học với mong muốn cống hiến hết sức mình cho
thành tích thể thao của nước nhà, cho sự phồn vinh của dân tộc.
Muốn để các em có ý thức, có tinh thần tập luyện, dẫn đến sự phát triển
toàn diện cả về sức khỏe – Thể lực và có thành tích cao đối với môn học thì
vấn đề là người thầy( cô) phải biết chọn lựa những giải pháp tối ưu để học
sinh tích cực tập luyện và tập luyện có hiệu quả.Trên cơ sở đó tôi quyết định
nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm “Lựa chọn một số bài tập tối ưu
chuyên biệt nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa “kiểu ngồi” cho học
sinh lớp 8 trường THCS".
Trong sáng kiến này tôi đặc biệt quan tâm đên việc hướng dẫn học sinh
hiểu về kiến thức, kỹ năng nhảy xa " kiểu ngồi", một số kĩ năng tập luyện cơ
bản thông qua các bài tập thể lực và kỹ thuật chuyên biệt của nội dung tập
luyện cho hai giai đoạn chạy đà và giậm nhảy. Giải pháp của tôi tiến hành
như sau:
+ Hệ thống các bài tập cơ bản nhằm phát triển thể lực cho học sinh.
+ Hệ thống các bài tập mang tính chuyên biệt cho nội dung cần tập
luyện hai giai đoạn chạy đà – giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa “kiểu ngồi”.
+ Trang bị kiến thức giúp cho học sinh hiểu ý nghĩa mang tính then
chốt của hai giai đoạn chạy đà – giậm nhảy đối với việc ảnh hưởng tới thành
tích của môn học.
+ Đưa ra hệ thống tập luyện chuyên môn khoa học, phù hợp nhất giúp
người tập đạt được sự tiến triển về sức khỏe và nâng cao được thành tích của
môn học nhảy xa “kiểu ngồi”
3
+ Tổ chức cho học sinh tập luyện, phát hiện và giải quyết những tình
huống cụ thể trong quá trình tập luyện phát sinh.
+ Rèn kĩ năng tập luyện nội dung môn học.
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm học sinh: Nhóm A là
nhóm thực nghiệm, nhóm B là nhóm đối chứng. Giải pháp thực nghiệm trong
phạm vi 6 tuần, mỗi tuần 2 tiết ngoại khóa tại trường trung học cơ sở A.
Sau 6 tuần tập luyện cho thấy những tác động của bài tập đã mang lại
kết quả khả quan có sự tin cậy rõ rệt trong việc tăng cường tốt tới sức khỏe và
thành tích của học sinh. Nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao hơn nhóm đối
chứng thông qua thành tích tập luyện của các em. Thành tích của nhóm thực
nghiệm ( có giá trị TBC 3,27) cao hơn so với thành tích của nhóm đối
chứng( có giá trị TBC 2,99). Chúng ta thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa
thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng và sự chênh
lệch này hoàn toàn có ý nghĩa sau khi thực nghiệm. Điều này cho ta thấy việc
lựa chọn các giải pháp tập luyện cho môn học mà tôi đã lựa chọn đã mang lại
kết quả rất khả quan.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
4
Như chúng ta đã biết, sự nghiệp giáo dục của nước nhà ngày càng phát
triển thì việc bồi dưỡng và nâng cao trí lực là một trong những nhiệm vụ
chính trị cơ bản của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong những
năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, TDTT nói chung và
giáo dục thể chất nói riêng đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong lich sử
của mình, đê hòa nhập với thể thao khu vực và trên thế giới. Giáo dục thể chất
là một mặt không thể thiếu được trong mục tiêu đào tạo và phát triển con
người toàn diện. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, con người
mới trong thời đại hiện nay là con người không chỉ biết trau dồi về tri thức
khoa học, mà còn phải biết rèn luyện để tăng cường và nâng cao thể lực. Giáo
dục thể chất không chỉ có tác dụng bảo vệ củng cố, tăng cường sức khỏe cho
học sinh, nâng cao năng lực làm việc( trí óc và thể lực) cho các em, mà còn
thúc đẩy quá trình phát triển cơ thể – hợp với quy luật tâm sinh lí lứa tuổi và
giới tính, đồng thời còn là một trong những phương tiện có hiệu quả để giáo
dục đạo đức, thẩm mĩ và nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa cho các em, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường.
Qua những năm thực tế giảng dạy môn Thể dục trong trường trung học
cơ sở tôi nhận thấy nội dung học nhảy xa “kiểu ngồi” của học sinh lớp 8 là
một nội dung học quan trọng trong chương trình giảng dạy thể dục lớp 8. Nếu
học tốt phần học này sẽ giúp các em phát triển được các tố chất sức nhanh,
sức mạnh, đặc biệt là phát triển thể lực toàn diện, nâng cao thành tích nhảy xa
cho học sinh. Nhưng trong quá trình giảng dạy thực tế nội dung nhảy xa “
kiểu ngồi”, tôi thấy học sinh thực hiện các kĩ thuật còn rất hạn chế, chưa phát
huy được sức mạnh của toàn thân, đặc biệt là hai giai đoạn chạy đà – giậm
nhảy. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh trong tập luyện nội dung nhảy xa, nhằm phát triển thể lực và
nâng cao thành tích môn nhảy xa “ kiểu ngồi” tôi đã : “Lựa chọn một số bài
tập tối ưu chuyên biệt nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi –
cho học sinh lớp 8 trường THCS”. Tôi rất mong muốn có được sự trao đổi,
5
giúp đỡ về chuyên môn với các đồng nghiệp để giúp tôi lựa chọn được những
bài tập tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nội dung nhảy xa
“ kiểu ngồi”.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Bác Hồ có viết :"Giữ gìn dân
chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần đến sức khỏe mới
thành công... " - tháng 3 năm 1946 và Người đã chỉ rõ muốn có sức khỏe thì
phải tập luyện thể dục hàng ngày. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của ban chấp
hành trung ương Đảng đã khẳng định ; "Con người phát triển cao về trí tuệ
,cường tráng về thể chất ,phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là
động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của xã hội
chủ nghĩa"
Vì vậy Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và nhà
nước luôn quan tâm đến công tác giáo dục thể chất, đặc biệt là lĩnh vực giáo
dục thể chất cho thế hệ trẻ. Đảng ta cho rằng "Giáo dục thể chất luôn hướng
mục tiêu chủ yếu là bảo vệ tăng cường sức khỏe, góp phần đào tạo con người
phát triển toàn diện có sức khỏe dồi dào" .Để đáp ứng nhiệm vụ quan trọng đó
thì giáo dục thể chất là một nội dung không thể thiếu được trong sự nghiệp
xây dựng nước nhà.
Muốn thế hệ trẻ có sức khỏe đáp ứng nhu cầu của thời kì công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước, thì công tác giáo dục thể chất là một hoạt động
không thể tách rời trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Trong đó Điền
kinh là một trong những bộ môn cơ bản của giáo dục thể chất, đây là môn
học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển các tố chất vận động
như: sức nhanh, sức mạnh, trên hết là rèn luyện khả năng kiên trì vượt khó
vươn lên, đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Đặc biệt trong các bậc học môn
Điền kinh là một bộ phận cơ bản cấu thành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
Chính vì vậy đòi hỏi mỗi người giáo viên phải luôn cố gắng nghiên cứu, tìm
tòi vận dụng các bài tập, phương pháp giảng dạy phù hợp để không những
nâng cao chất lượng các môn điền kinh nói chung và nội dung nhảy xa nói
riêng mà còn góp phần giáo dục nâng cao sức khỏe – phát triển thể lực cho
học sinh, đồng thời phát hiện những nhân tố mới xây dựng đội tuyển của
trường tham gia thi đấu hội khỏe các cấp đạt thành tích cao, với mục đích như
6
vậy hàng năm cấp thị xã, tỉnh tổ chức các cuộc thi nhằm đánh giá công tác
giáo dục thể chất trong các nhà trường.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến:
- Tìm ra những bài tập khoa học nhất nhằm phát huy được sức mạnh của
toàn thân khi thực hiện kĩ thuật nhảy xa nói chung và từ đó “Lựa chọn một
số bài tập tối ưu chuyên biệt nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu
ngồi – cho học sinh lớp 8 trường THCS”. Nói riêng
- Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường THCS nhằm
giúp học sinh phát triển thể lực, tăng cường sức khỏe, để các em trở thành
những con người phát triển toàn diện về trí lực và thể lực.
2.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
- Phạm vi nghiên cứu ở học sinh đang học lớp 8 – nơi tôi công tác.
- Áp dụng với đối tượng là học sinh lớp 8 ở các trường THCS.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế.
- Phương pháp dạy thực nghiệm.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
- Phương pháp khảo sát, thống kê chất lượng trên các đối tượng học sinh.
- Phương pháp Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
3. Thực trạng của vấn đề:
3.1. Hiện trạng
Xuất phát từ thực tế hiện nay của nhà trường, chương trình giảng dạy
TDTT vẫn lấy thể dục cơ bản và các nội dung điền kinh làm nội dung chủ
yếu. Đó là những bài tập nhằm phát triển toàn diện thể lực, các bài tập điền
kinh đóng vai trò quan trọng vì điền kinh là môn ai cũng có thể luyện tập
được. Việc tập luyện các nội dung điền kinh góp phần rèn luyện ý chí, giáo
dục ý thức khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như mọi
hoạt động khác.Do đó việc tập luyện nội dung điền kinh ở trường THCS
không những để đáp ứng yêu cầu của chế độ RLTT mà còn góp phần phát
hiện bồi dưỡng nhân tài cho thể thao nước nhà. Hiện nay hoạt động giảng dạy
7
môn Thể dục chủ yếu ở trường THCS là môn điền kinh như: Chạy ngắn, chạy
bền, Nhảy cao, Nhảy xa …, trong đó Nhảy xa “ kiểu ngồi” là nội dung học
tương đối đơn giản, dễ phổ cập, được học sinh rất yêu thích. Việc giảng dạy
môn học này ngày càng chú trọng song các em học sinh khi tập luyện vẫn còn
mơ hồ giữa các bài tập chuyên biệt, đôi khi thích là tập, tập nhưng không chú
ý đến tính chuyên biệt, chuyên sâu của từng nội dung môn điền kinh do vậy
mà thành tích tập luyện của nội dung nhảy xa chưa được nâng cao. chính vì
vậy mà tôi đã chọn lọc những bài tập tối ưu nhất thông qua các bài tập chuyên
biệt rõ ràng, sát với nội dung luyện tập, giúp học sinh nắm được những mấu
chốt kỹ thuật cơ bản nhất nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, thể lực đặc biệt
là nâng cao thành tích cho nội dung môn học.
3.2 Giải pháp thay thế:
Trên thực tế, khi bắt đầu tìm hiểu xây dựng sáng kiến, tôi nhận thấy việc
lựa chọn các bài tập có tính chuyên biệt nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực và
thành tích cho môn học được rất nhiều đồng nghiệp và học sinh trong và ngoài
nhà trường quan tâm, để khắc phục hiện trạng nêu trên thì phương pháp hiệu quả
nhất là mỗi giáo viên phải chọn cho mình những giải pháp mang tính tối ưu nhất
phù hợp với nội dung, đối tượng, điều kiện giảng dạy thông qua tư duy, thực
hành, thử nghiệm, kiểm chứng kết quả của việc thực hiện. Với cá nhân tôi, tôi
lựa chọn giải pháp thử nghiệm các bài tập có chọn lọc mang tính chuyên môn
chuyên biệt để giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực và cải thiện đắc lực cho
thành tích thể thao của môn học. Trong giải pháp này, tôi đã lựa chọn một số bài
tập cơ bản mang tính chuyên môn cho nội dung học như sau:
*/ Hệ thống các bài tập chuyên môn chuyên biệt cho nội dung học:
+ Tổ chức cho học sinh luyện tập theo hệ thống mang tính khoa học từ
đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng.
+ Phát hiện, uốn nắn, sửa sai kịp thời cho các em học sinh trong quá
trình luyện tập.
+ Cho học sinh luyện tập tích cực các bài tập.
8
3.3 Vấn đề nghiên cứu:
Thực hiện hướng dẫn những động tác, bài tập bổ trợ những nội dung
kỹ thuật cơ bản có tác dụng nâng cao sức khoẻ, thể lực và thành tích cho học
sinh qua nội dung học Nhảy xa “ kiểu ngồi”.
3.4. Giả thiết nghiên cứu
Việc tổ chức, hướng dẫn một số động tác bổ trợ cần thiết giúp nâng cao
sức khỏe, thể lực và thành tích cho nội dung học Nhảy xa.
4. Các giải pháp và biện pháp thực hiện:
4.1. Khách thể nghiên cứu:
- Giáo viên: Nguyễn Thị A - Trường THCS A - Giáo viên trực tiếp
giảng dạy và nghiên cứu.
- Học sinh: Chọn 40 học sinh lớp 8, chia theo hai nhóm;
Nhóm thực nghiệm A: gồm 20 học sinh (10 học sinh nam và 10 học
sinh nữ)
Nhóm đối chứng B: gồm 20 học sinh (10 học sinh nam và 10 học sinh
nữ)
Ý thức học tập của hai nhóm học sinh này đều tích cực, chủ động, giới
tính phân bố ở hai nhóm tương đồng nhau. Thành tích trung bình của lần thực
hành khảo sát trước tác động có độ chênh lệch là không đáng kể.
4.2. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Nhóm A- thực
nghiệm và nhóm B - đối chứng. Lần kiểm tra thành tích đầu tiên trước khi có
tác động của các bài tập có thành tích như sau:
9
Bảng 1: Bảng kiểm chứng để xác định nhóm tương đương:
Thành tích kiểm tra trước tác động của học sinh nhóm đối chứng B
STT
Thành tích trước
Họ và tên
tác động
2,90
1
Nguyễn Thuỳ Dung
2
Nguyễn Hải Hà
2,65
3
Phạm Hồng Hạnh
2,80
4
Ngô Thị Hậu
2,30
5
Nguyễn Thị Huyền
2,52
6
Đào Phương Hà
2,80
7
Nguyễn Thi Thanh Hằng
2,90
8
Vũ Thị Hồng Hoa
3,10
9
Vũ Thị Anh Hồng
2,81
10
Nguyễn Thùy Linh
3,20
11
Nguyễn Minh Đức
3,21
12
Lê Quốc Hùng
3,30
13
Vũ Mạnh Hùng
2,91
14
Nguyễn Quốc Khánh
3,10
15
Nguyễn Đức Mạnh
3,00
16
Bùi Hoài Nam
2,80
17
Trần Văn Nghĩa
3,11
18
Nguyễn Hữu Kiên
3,30
19
Bùi Gia Phúc
3,00
Ghi chú
20
Trương Quang Quyền
3,54
Thành tích trung bình ( TTTB)
2,96 m
Thành tích kiểm tra trước tác động của học sinh nhóm Thực nghiệm A
STT
1
2
3
4
5
6
7
Thành tích trước
Họ và tên
tác động
2,82
2,65
2,81
2,32
2,49
2,81
2,90
Nguyễn Thi Vân Anh
Phạm Trang Anh
Vũ Ngọc Anh
Ngô Thúy Chinh
Đặng Cẩm Duyên
Hà Thị Hương Giang
Bùi Thị Hân
10
Ghi chú
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đỗ Thị Thu Hiền
Giang Quỳnh Hoa
Đoàn Việt Hoàng
Lưu Quốc Hùng
Hoàng Mạnh Huy
Phạm Duy Khánh
Đỗ Quang Long
Nguyễn Công Mạnh
Nguyễn Văn Nghĩa
Chu An Sang
Nguyễn Mạnh Tuấn
Phạm Ngọc Tùng
Vũ Minh Thanh
Thành tích trung bình ( TTTB)
3,11
2,80
3,20
3,20
3,30
2,90
3,12
3,00
2,81
3,10
3,30
3,00
3,53
2,95 m
Qua bảng kiểm chứng ta nhận thấy: Độ chênh lệch thành tích trung
bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không đáng kể. Từ đó kết
luận sự chênh lệch thành tích trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng là không có ý nghĩa, như vậy hai nhóm được coi là tương đương.
4.3. Quy trình nghiên cứu:
4.3.1. Thời gian thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiêm gồm 6 tuần: từ tuần 16 đến tuần 21
theo tuần thực học của nhà trường.
4.3.2. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, tập luyện
- Hố cát: 01 hố.
- Thước đo: 02 chiếc
- Ván giậm nhảy: 01 chiếc
- Đồng hồ: 02 chiếc
- Cuốc, xẻng: 01 chiếc
4.3.3. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thay thế cho việc học sinh tập luyện thông thường, tôi tiến hành thực
hiện giảng dạy cho 2 nhóm , mỗi nhóm gồm 20 em học sinh trường THCS A.
Nhóm A dạy theo các bài tập thực nghiệm tôi đã lựa chon, nhóm B dạy theo
các bài tập thông thường trong thời gian 6 tuần và kết quả đánh giá qua các
11
lần kiểm tra với thành tích đạt được của các em đã biểu hiện rõ độ tin cậy
của bài tâp.
Như chúng ta đã biết thành tích môn Nhảy xa phụ thuộc vào sự hoàn
thiện 4 giai đoạn kỹ thuật đó là:
a/
Chạy đà
b/ Giậm nhảy
c/ Trên không
d/ Tiếp đất
Trong đó 2 giai đoạn chạy đà và giậm nhảy là quan trọng nhất có vai
trò quyết định thành tích của người tập, do vậy tôi quyết định đi sâu nghiên
cứu và giải quyết tốt các yếu tố sau đây
* Giai đoạn chạy đà cần
- Tốc độ khi chạy đà sao cho người tập đạt được tốc độ cao nhất trước
khi thực hiên giậm nhảy.
* Giai đoạn giậm nhảy cần:
- Tốc độ giậm nhảy cần phải nhanh, mạnh, tích cực
- Góc độ giậm nhảy cần hợp lý giúp quỹ đạo bay của cơ thể được xa nhất
Muốn đạt thành tích cao trong nhảy xa điều quan trọng là chạy đà phải
chuẩn xác và giậm nhảy thật nhanh, mạnh, tích cực, người tập cần tận dụng
hết khả năng của mình một cách có hiệu quả để sao cho quỹ đạo bay của cơ
thể đạt được xa nhất.
*/Những bài tập tôi đưa ra được áp dụng phù hợp với các nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1:
Giúp học sinh hiểu đúng khái niệm, kỹ thuật của nội dung học Nhảy xa
“kiểu ngồi” và tác dụng của môn Nhảy xa với sức khỏe người học.
* Mục đích : Giúp các em nắm được kỹ thuật cơ bản của 4 giai đoạn
Nhảy xa “ kiểu ngồi”.
* Phương pháp dạy học:
- Giáo viên thị phạm kỹ thuật động tác
12
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh
- Phân tích giảng giải cho học sinh hiểu
- Cho học sinh tập luyện, Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh
Nhiệm vụ 2:
Dạy kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất cho nên tập luyện giai đoạn giậm
nhảy đúng sẽ góp phần không nhỏ nâng cao thành tích Nhảy xa “ kiểu ngồi”.
* Những bài tập mà tôi đã chọn để áp dụng đó là:
- Chạy đà tự do giậm nhảy nhảy xa (Giúp học sinh chọn chân giậm nhảy).
- Các bài tập bổ trợ cho sức mạnh của chân:
+ Nhảy lò cò trên chân giậm.
+ Nhảy bậc cầu thang trên chân giậm.
+ Nhảy dây cá nhân.
- Các bài tập kỹ thuật
+ Tập đặt chân giậm vào ván giậm nhảy.
+ Đi 1 - 3 - 5 bước đà giậm nhảy đánh tay.
+ Đi kết hợp với chạy đà 3 - 5 bước giậm nhảy bước bộ trên không.
+ Chạy đà 3 - 5 - 7 bước giậm nhảy bước bộ trên không.
+ Chạy đà 5 - 7 - 9 bước giậm nhảy bước bộ trên không.
-Trò chơi nhằm phát triển sức mạnh chân.
+ “ Lò cò tiếp sức”
+ “ Chạy tiếp sức”
Mục đích:
- Giúp học sinh thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy.
- Giúp học sinh phát triển sức nhanh, sức mạnh của chân.
Nhiệm vụ 3:
Dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà kết hợp với giậm nhảy, dạy kỹ thuật đo
đà – điều chỉnh đà.
Những bài tập được áp dụng:
13
- Tập xuất phát cao chạy nhanh 30m
- Chạy tăng tốc 20 m - 30m
Trong đó tôi đặc biệt lưu ý cho học sinh
+ Tốc độ chạy đà : Chạy giống tốc độ chạy cự ly ngắn ( Tốc độ tăng
dần đến bước cuối cùng thì phải đạt được tốc độ cao nhất)
+ Góc độ giậm nhảy phù hợp giúp cơ thể có được quỹ đạo bay xa nhất.
Mục đích:
- Giúp học sinh thực hiện tốt giai đoạn chạy đà.
- Phối hợp được chạy đà với giậm nhảy.
* Ngoài ra tôi cũng trang bị cho học sinh hiểu thêm kỹ thuật của 2 giai
đoạn: trên không và tiếp đất
- Cho học sinh đứng ở ghế băng giậm nhảy rơi xuống đất.
- Tập 1 – 3 - 5 bước giậm nhảy - tiếp đất.
- Tập các bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh cơ lưng- bụng.
- Nhiệm vụ 4:
Luyện tập hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật và nâng cao thành tích Nhảy xa
“ kiểu Ngồi’
- Kiểm tra - thi đấu Nhảy xa - đánh giá kết quả tập luyện.
* Lưu ý: Các nội dung trên cần được tiến hành như sau:
- Tổ chức cho học sinh nắm vững các khái niệm kỹ thuật và tập luyện
các bài tập theo đúng quy định của giáo viên.
- Giáo viên tổ chức đội hình tập luyện khoa học, hướng dẫn học sinh
luyện tập các bài tập phát triển sức nhanh, sức mạnh theo đúng quy trình
nhằm tăng cường thể lực, nâng cao thành tích cho học sinh.
- Giáo viên cần quan sát phát hiện sửa sai kịp thời cho học sinh.
Bảng xây dựng kế hoạch thực hiện các bài tập:
STT Bài tập
1
2
Kiểm tra ban đầu
Xây dựng khái niệm
Tuần1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6
x
x
x
14
x
Ghi
chú
3
đúng
Kỹ thuật giậm nhảy
Kỹ thuật chạy đà, giậm
4
nhảy, các bài tập, trò
5
6
chơi bổ trợ
Kỹ thuật trên không
Kỹ thuật tiếp đất
Hoàn thiện kỹ thuật,
7
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
chơi trò chơi bổ trợ.
Kiểm tra - đánh giá
4.4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
8
x
- Thông qua bài kiểm tra trước tác động ( Trước khi luyện tập)
- Thông qua bài kiểm tra sau tác động( Sau khi hoàn thành toàn bộ các giải
pháp).
5. Kết quả đạt được.
Thành tích kiểm tra sau tác động của học sinh nhóm đối chứng B
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Thành tích sau
Họ và tên
tác động
2,90
2,66
2,81
2,31
2,52
2,91
2,90
3,11
2,83
3,22
3,23
3,30
2,91
3,10
3,10
2,90
3,12
3,31
3,10
3,65
Nguyễn Thuỳ Dung
Nguyễn Hải Hà
Phạm Hồng Hạnh
Ngô Thị Hậu
Nguyễn Thị Huyền
Đào Phương Hà
Nguyễn Thi Thanh Hằng
Vũ Thị Hồng Hoa
Vũ Thị Anh Hồng
Nguyễn Thùy Linh
Nguyễn Minh Đức
Lê Quốc Hùng
Vũ Mạnh Hùng
Nguyễn Quốc Khánh
Nguyễn Đức Mạnh
Bùi Hoài Nam
Trần Văn Nghĩa
Nguyễn Hữu Kiên
Bùi Gia Phúc
Trương Quang Quyền
15
Ghi chú
Thành tích trung bình ( TTTB)
2,99 m
Thành tích kiểm tra sau tác động của học sinh nhóm Thực nghiệm A
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Thành tích sau
Họ và tên
Nguyễn Thi Vân Anh
Phạm Trang Anh
Vũ Ngọc Anh
Ngô Thúy Chinh
Đặng Cẩm Duyên
Hà Thị Hương Giang
Bùi Thị Hân
Đỗ Thị Thu Hiền
Giang Quỳnh Hoa
Đoàn Việt Hoàng
Lưu Quốc Hùng
Hoàng Mạnh Huy
Phạm Duy Khánh
Đỗ Quang Long
Nguyễn Công Mạnh
Nguyễn Văn Nghĩa
Chu An Sang
Nguyễn Mạnh Tuấn
Phạm Ngọc Tùng
Vũ Minh Thanh
Thành tích trung bình ( TTTB)
16
tác động
3,20
3,40
3,00
2,50
3,00
3,20
3,30
3,30
3,00
3,40
3,40
3,42
3,30
3,40
3,45
3,10
3,40
3,50
3,40
3,75
3,27 m
Ghi chú
So sánh thành tích sau tác động của
nhóm thực nghiệm A và nhóm đối chứng B
Nhóm
Kiểm tra trước
Kiểm tra sau
Tác động
tác động
tác động
Dạy học có lựa
Nhóm A( 20 hs)
Nhóm B( 20hs)
TTTB: 2,95 m
TTTB: 2,96 m
chọn
bài
tập
chuyên biệt
Dạy học với bài
tập thông thường
TTTB: 3,27 m
TTTB: 2,99 m
Như trên đã chứng minh rằng kết quả của hai nhóm thực nghiệmA và
đối chứng B trước tác động là tương đương. Sau khi luyện tập một số bài tập
tối ưu chuyên biệt ta thấy thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm A tăng
lên đáng kể so với thành tích ban đầu ( 3,27 – 2,95 = 0,32) và nhóm đối chứng
B sau khi luyện tập các bài tập thông thường thì thành tích cũng có nâng lên
so với thành tích ban đầu nhưng không đáng kể( 2,99 – 2,96 = 0,03). Như vậy
thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn thành tích trung bình
của nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà là do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng là ( 3,27 - 2,99 = 0,28 ) Giả thuyết của đề tài : Lựa chọn một số bài tập
tối ưu chuyên biệt nhất cho 2 giai đoạn chạy đà – giậm nhảy,nhảy xa
‘kiểu ngồi” làm tăng thành tích nhảy xa đã được kiểm chứng.
Bàn Luận:
* Ưu điểm: Kết quả của thành tích sau tác động của nhóm thực
nghiệm trung bình = 3,27 m . Kết quả thành tích tương ứng của nhóm đối
chứng có trung bình là 2,99 m. Độ lệch thành tích giữa hai nhóm là 0,28 m.
Điều này cho thấy, thành tích trung bình của 2 nhóm đối chứng và thực
nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có thành tích trung bình
cao hơn so với nhóm đối chứng. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch thành
tích trung bình giữa 2 nhóm không phải ngẫu nhiên mà có được mà phải do
tác động.
17
* Hạn chế: Nghiên cứu này nhằm phát huy khả năng phối hợp tốt giữa
giai đoạn chạy đà và giậm nhảy tạo ra sức mạnh tốc độ kết hợp với sức mạnh
chân giậm nhảy để chinh phục thành tích xa nhất.Song đòi hỏi giáo viên phải
có thời gian chuẩn bị chu đáo, phải tổ chức tốt, phát huy được tính tích cực
của học sinh.Về phía học sinh phải thực sự nghiêm túc tập luyện và tập luyện
theo đúng hướng dẫn của giáo viên đặc biệt là sử lý triệt để lượng vận động
mà giáo viên giao về nhà nhằm phát triển sức mạnh chân giậm nhảy là một
trong những yếu tố gần như quyết định thành tích của người tập, nếu không sẽ
chưa hẳn đạt được thành tích như vậy được.
6. Điều kiện để sáng kiện được nhân rộng.
6.1. Về nhân lực.
- Giáo viên dạy thể dục ở các trường THCS.
- Học sinh lớp 8 ở các trường THCS.
6.2. Về trang thiết bị kỹ thuật.
- Hố cát: 01 hố
- Thước đo: 02 chiếc
- Ván giậm nhảy: 01 chiếc
- Đồng hồ: 02 chiếc
- Cuốc, xẻng: 01 chiếc
18
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Với những kết quả và thành tích mà nhóm thực nghiệm đã đạt được ở
trên có thể khẳng định việc áp dụng
“Lựa
chọn một số bài tập tối ưu
chuyên biệt nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi cho học
sinh lớp 8 trường THCS" là khả thi và mang lại hiệu quả tích cực rõ rệt. tuy
nhiên để đạt được điều đó trong giảng dạy người giáo viên cần phải:
- Nhiệt tình, có tâm huyết thực sự, yêu nghề và luôn xác định được mục
tiêu nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục thể chất, với mục đích góp
phần nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho các thế hệ học sinh trong nhà
trường.
- Luôn tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu vận dụng các bài tập, phương pháp
giáo dục phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi để kích thích sự vận động, sáng tạo
của các em.
- Phải có sự tích lũy về chuyên môn, có hiểu biết rộng về lĩnh vực thể
thao, điền kinh, thường xuyên trao đổi với các em, giúp các em hiểu biết và
thêm yêu thích bộ môn.
- Phải có trình độ chuyên môn vững vàng đó chính là cốt lõi cơ bản để
thực hiện thành công, công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.
- Phát hiện các em có tố chất, năng khiếu bộ môn, xây dựng kế hoạch
huấn luyện cho đội tuyển thi đấu của trường, của các cấp.
- Việc tổ chức cho nhóm học sinh lớp 8 luyện tập bằng các bài tập
chuyên môn chuyên biệt giúp các em phát triển sức khỏe, thể lực, giải quyết
tốt sức mạnh chân giậm và khả năng phối hợp các giai đoạn chạy đà, giậm
nhảy đã góp phần nâng cao thành tích môn nhảy xa một cách rõ rệt, giúp học
sinh tập luyện môn học tích cực hơn, giúp các em say sưa và thêm yêu môn
học điều này chứng tỏ được ý nghĩa tích cực cũng như tính ưu việt mà sáng
kiến đã mang lại..
2. Khuyến nghị:
19
Đối với cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu chọn giải
pháp hữu hiệu đối với môn học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, chọn
được học sinh có năng lực cung cấp học sinh có năng khiếu về lĩnh vực TDTT
tham dự giải thi các cấp, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện.
Đối với giáo viên: Học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân,biết cách vận dụng hợp lí với
điều kiện thực tiễn cơ sở của trường mình nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy.
Riêng cá nhân tôi rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các
cấp lãnh đạo, sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu này của
tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám
ơn !
20
PHỤ LỤC
BÀI DẠY MINH HỌA
NHẢY XA
(Được thực hiện vào 2 tiết tuần 4 trong kế hoạch thực hiện bài tập)
Một số động tác bổ trợ kỹ thuật, phát triển thể lực, trò chơi: “lò cò tiếp
sức.Hoàn thiện và nâng cao thành tích kỹ thuật nhảy xa Kiểu ngồi .
A/MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được cách thực hiện các động tác bổ trợ kỹ thuật, phát triển thể
lực và đặc biệt biết cách phối hợp tốt giai đoạn Chạy đà - Giậm nhảy nâng cao
thành tích nhảy xa kiểu ngồi, biết cách thực hiện trò chơi “ lò cò tiếp sức”.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện cơ bản đúng các giai đoạn kỹ thuật nhảy xa “ kiểu ngồi” đặc
biệt phối hợp tốt giai đoạn chạy đà - giậm nhảy nhảy xa “ kiểu ngồi”.
- Thực hiện cơ bản đúng các bài tập bổ trợ kỹ thuật, các bài tập phát triển
thể lực , trò chơi “ Lò cò tiếp sức” là cơ sở cho phát triển sức mạnh chân giậm
nâng cao thể lực, thành tích cho học sinh.
3. Thái độ - hành vi:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào tập luyện hàng ngày, có tinh
thần tự giác, tích cực tập luyện trong và ngoài giờ học nhằm nâng cao sức
khỏe, phát triển thể lực và nâng cao thành tích môn học.
B/ ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm:
Sân trường THCS A
- Phương tiện:
+ Hố cát: 01;
+Thước đo: 02
+ Ván giậm nhảy: 01
+ Đồng hồ: 01
+ Cuốc, xẻng: 01
21
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Nội dung
Định
Phương pháp tổ chức
I/. Phần mở đầu.
Lượng
15-20’
1.Nhận lớp:
1 - 2 ph - ĐH : 2 hàng ngang.
- GV và HS làm nhận lớp, GV phổ
11-13’ biến nội dung, mục tiêu giờ học.
2. Khởi động:
- Do CS dẫn đầu chạy theo một
* Chung :
+ Chạy khởi động nhẹ
300m
hàng trên địa hình tự nhiên.
- ĐH :
nhàng.
+ Xoay các khớp : vai,
hông, gối, cổ tay cổ chân.
+ Ép dây chằng: dọc -
x
4L x 8n
x
x
x
x
x
x
x
4L x 8n
ngang.
x
x
x
x
x
x
X
- HS thực hiện theo nhịp hô của
+ Ép dẻo: Lưng, chân
30’’/ĐT cán sự.
* Chuyên môn :
- HS thực hiện tại chỗ theo hiệu
+ Chạy bước nhỏ, nâng cao 2lx15m
lệnh của GV
đùi, chạy đạp sau
+ Đá lăng trước – sau, đá 4x8n/ ch
lăng sang ngang
+ Nhảy lò cò trên chân
- Thực hiện theo hàng ngang.
15Lx2
giậm.
+ Bật cao
thu gối trên 2
5Lx3
chân
+ Tại chỗ bật xa.
5 Lx3
- GV gọi 2 - 4 HS thực hiện - GV
3. Kiểm tra bài cũ:
+ Đà 7 bước thực hiện bước 1 - 2 lần nhận xét cho điểm.
bộ trên không.
22
Nội dung
II/ Phần cơ bản
Định
Lượng
55 - 60’
Phương pháp tổ chức
1.Kỹ thuật nhảy xa kiểu
ngồi.
+ Trò chơi « chạy tiếp sức »
GV hướng dẫn và tổ chức cho
hs chơi trò chơi
3 hiệp GV tổ chức cho hs chơi trò chơi
x x x x x ------------------------0
x x x x x ------------------------0
x x x x x ------------------------0
x x x x x ------------------------0
15-20 m
X
O
HS chơi trò chơi tích cực, tự giác.
- HS thực hiện theo hàng theo hiệu
lệnh của GV.
+ Đà 1- 3 bước giậm nhảy
bước bộ trên không.
5 – 6L - ĐH :
x x x x x x x
x x x x x x x
X
- Lần lượt từng HS thực hiện vào
hố cát - đến hết
+ Đà 5 - 7 bước giậm nhảy
5 -6 L - Giáo viên luôn quan sát sửa sai
bước bộ trên không.
kịp thời cho học sinh.
- Làm mẫu khi học sinh mắc phải
sai lầm.
-GV Phân tích, giảng giải Những
mấu chốt cơ bản có tính quyết định
+ Kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi
thành tích nhảy xa” kiểu ngồi”
x x x x x x
x x x x x x
GV nhắc lại 2 giai đoạn kỹ
thuật quan trọng nhất :
*/ Chạy đà: Chạy đà tự nhiên
1-2phút
23
Nội dung
Định
Lượng
thoải mái và chú ý bước đà cuối
Phương pháp tổ chức
x
cần bước ngắn hơn bước trước
đó, bước đà cuối phải đạt được
- GV làm mẫu kỹ thuật nhảy xa
tốc độ nhanh nhất.
*/ Giậm nhảy: Khi giậm nhảy
nhanh, mạnh bằng gót, sau
1-2phút kiểu ngồi.
HS luyện tập. GV quan sát sửa sai
chuyển thành cả bàn, chú ý góc
cho HS.
độ giậm nhảy phải phù hợp.
HS mắc sai lầm khi thực hiện động
- Phối hợp kĩ thuật 4 giai đoạn
và nâng cao thành tích nhảy xa
7-10L tác, GV làm mẫu và phân tích cốt
lõi của động tác và yêu cầu học
sinh thực hiện lại.
kiểu ngồi.
- Gọi 2-3 học sinh nam, 2- 3 học
sinh nữ thực hiện
- Gọi học sinh nhận xét thành tích
tập luyện.
* Củng cố:
4-5phút - Giáo viên nhận xét bổ xung, rút
- Phối hợp kỹ thuật 4 giai đoạn
và nâng cao thành tích nhảy xa
kiểu ngồi.
+/ Trò chơi : “Lò cò tiếp sức”
kinh nghiệm cho buổi tập sau.
GV tổ chức cho hs chơi trò chơi
x x x x x ------------------------0
x x x x x ------------------------0
x x x x x ------------------------0
x x x x x ------------------------0
15-20 m
5 hiệp
X
O
HS chơi trò chơi tự giác, tích
- Chuẩn bị:
-Cách chơi : GV tổ chức,hướng
cực.
dẫn học sinh thực hiện.
- HS thực hiện theo khẩu lệnh của
GV hoặc cán sự lớp.
- ĐH :
24
x x x x x x x x x
Nội dung
Định
Lượng
Phương pháp tổ chức
x x x x x x x x x
X
*/ Thả lỏng.
4-5 phút
- Thả lỏng chân tay, toàn thân.
- Cúi thả lỏng.
III/ Phần kết thúc.
10 phút
- Trò chơi “ chim bay, cò bay”;
3’
Đội hình hàng ngang.
- Trò chơi “ nụ cười tắt ngấm”
3’
HS chơi trò chơi tích cực
GV tổ chức cho hs chơi
- Nhận xét ý thức học tập của
học sinh.
- GV nhận xét ngắn gọn, khen
- Đánh giá xếp loại giờ học.
những HS có ý thức tập luyện tốt,
- HDVN: Nhắc nhở học sinh về
nhắc nhở những HS chưa có ý thức
nhà ôn tập các động tác bổ trợ
tập luyện cần cố giắng.
và chuẩn bị cho giờ sau.
BTVN: Tại chỗ bật cao, lò cò
- GV giao bài tập về nhà cho HS.
trên chân giậm, lò cò ở cầu
thang.
25