Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.04 KB, 20 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho trẻ mẫu giáo”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục phát triển thể chất
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thắm - Nữ.
Ngày/ tháng/ năm sinh: 01/04/1980
Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non.
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường Mầm non Bến Tắm.
Điện thoại: 0989330856
4. Đồng tác giả ( nếu có ):
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm Non Bến Tắm
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường Mầm Non Bến Tắm
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, giáo viên
học sinh.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 2
năm 2015
HỌ TÊN TÁC GIẢ ( KÝ TÊN )

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Thắm

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến kinh nghiệm
Trong thời đại ngày nay thì khoa học phát triển cao ,cuộc sống đổi mới và
hiện đại từng ngày .Có lẽ vì thế mà vấn đề giảng dậy trong các nhà trường phải


là những kiến thức cơ bản ,sát với thực tế ,nó chính là chìa khoá để mở cánh cửa
khoa học .Chính vì vậy mà việc trang bị kiến thức cho các cháu là một vấn đề
quan trọng góp phần cho sự phát triển của đất nước.
Giáo dục thể chất trong các nhà trường nói chung và trường mầm non nói
riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp con người cường tráng về thể lực,
phát triển trí tuệ và tinh thần.
Trong quá trình thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ mầm non thì việc rèn
luyện thể lực một cách có hệ thống giúp cơ thể có khả năng đề kháng, chống lại
những biến đổi của môi trường và dịch bệnh, giúp duy trì sự bền vững trong nội
tạng cơ thể. Vận động còn góp phần làm cho xương phát triển bền chắc hơn, trẻ
sảng khoái hơn và trẻ trở lên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.
Có lẽ hiểu được giáo dục phát triển thể chất có tầm quan trọng là vậy, bản
thân tôi là một cán bộ quản lý của trường mầm non, tôi đã trăn trở suy nghĩ việc
giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo cũng là một trong những vấn đề
quan trọng trong trường mầm non. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp
chỉ đạo nâng cao giáo dục thể chấtcho trẻ mẫu giáo ”.
2, Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Với mong muốn hình thành cho trẻ thói quen thích tập thể dục để có một
cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ, trong sáng...phần nào đó giúp cho các đồng chí giáo
viên có thể thuận lợi hơn, tự tin hơn và có kết quả cao hơn khi tổ chức giáo dục
phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo. Có lẽ vì thế mà tôi đã chọn đề tài “Một số
biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo” để

2


nghiên cứu và được áp dụng từ thời điểm tháng 9/2014 đến tháng 2/2015 tại
trường mầm non nơi tôi công tác.
Để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thì cần phải có những điều kiện sau:
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng phải đầy đủ

- Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy có trình độ chuẩn trở lên.
3. Nội dung sáng kiến
Trong sáng kiến của tôi đã nêu ra được những thực trạng còn tồn tại, từ đó
tôi đã xây dựng được một số biện pháp như sau:
1. Tích cực nghiên cứu tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ
quản lý của bản thân.
2 Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo.
3.Cụ thể hóa nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu
giáo( Thể dục buổi sáng
4.Giáo viên cần xác định rõ các nội dung của tiết TD
5. Hướng dẫn giáo viên thực hiện dạy trẻ thể dục thể chất ở mọi lúc
mọi nơi và tích hợp vào các môn học,thể dục mọi lúc mọi nơi,thể dục trong
tiết học …)
6.Tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh
7. Xây dựng môi trường giáo dục phát triển thể chất cho trẻ
*Tính mới và sáng tạo của sáng kiến
Hưởng ứng chuyên đề “Giáo dục phát triển thể chất” cùng với sự mới mẻ của đề
tài nên tôi đã chọn đề tài này.
-Các biện pháp mà tôi đưa ra đều có thể đảm bảo tính mới và tính sáng tạo
3


Trên thực tế quan sát hàng ngày trẻ tham gia vào môn thể dục thì một số
trẻ còn lười tham gia vào hoạt động và nhút nhát hòa mình vào môn học thể dục.
Một số cô giáo còn dậy rập khuôn, chưa xử lý tình huống kịp thời và chưa dựa
vào thực tế trẻ của mình để lựa chọn hình thức tổ chức và lựa chọn bài dạy cho
phù hợp. Từ đó, tôi suy nghĩ tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo .Từ đó cung cấp cho giáo viên nhiều hình thức tổ chức
và các bài dạy phù hợp với lứa tuổi trẻ của mình. Trẻ hứng thú tham gia hoạt

động.
*Khả năng áp dụng sáng kiến
Biện pháp này có khả năng triển khai và áp dụng trên tất cả các lớp ở lứa
tuổi mẫu giáo trường mầm non nơi tôi công tác.
*Cách thức áp dụng: Trong mỗi một biện pháp thì tôi cũng đã trình bày cách
áp dụng, vì vậy giáo viên có thể dễ dàng thực hiện.
*Lợi ích của sáng kiến
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo nâng
cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo” sẽ có những lợi ích như
sau:
- Giúp cho giáo viên linh hoạt hơn khi lựa chọn hình thức tổ chức và lựa
chọn nội dung bài dạy phù hợp với thực tế trẻ lớp mình, đặc biệt là cô sẽ tự tin
hơn khi thực hiện bài dạy.
- Giúp cho trẻ thích ,hứng thú tham gia vào hoạt động để có một cơ thể
khỏe mạnh.
- Phụ huynh quan tâm sâu sắc hơn về vấn đề này và cùng kết hợp với giáo
viên và nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ
mẫu giáo.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
4


Khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng thể
chất cho trẻ mẫu giáo” thì sẽ có những hiệu quả đáng khích lệ: Giáo viên linh
hoạt hơn trong quá trình chọn hình thức tổ chức và lựa chọn các nội dung bài
dạy phù hợp với lứa tuổi trẻ, không đưa ra yêu cầu quá cao đối với trẻ,phù hợp
với thực tế. Đa số trẻ thích tham gia vào hoạt động thể dục, từ đó trẻ có một cơ
thể khỏe mạnh, thoải mái...
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
Để giáo viên có thể thực hiện một cách có hiệu quả cao trong quá trình

“Nâng cao hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non”, tôi xin
mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
+ Đối với cấp trường:
- Xây thêm phòng giáo dục thể chất
- Bổ sung thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ để giáo viên thuận lợi
hơn trong việc thực hiện hoạt động “Thể chất”
- Giáo viên tích cực học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, tích cực dạy để tình ra
những tồn tại của mình, từ đó có hướng khắc phục.
*Đối với phòng, sở giáo dục
- Tạo nhiều cơ hội để giáo viên có cơ hội trau dồi kiến thức và năng lực
của mình thông qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục thể chất.
- Cung cấp thêm tài liệu và giáo dục phát triển thể chất để giáo viên
nghiên cứu và học tập

5


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Giáo dục thể chất là một hoạt động cần thiết trong cơ thể mỗi con người.
Thông qua hoạt động này giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, phát triển trí tuệ,
phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Việc chăm sóc giáo dục cho trẻ nói chung và giáo dục phát triển thể chất
nói riêng là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì vậy, thông qua hoạt động này sẽ giúp
cho mỗi cơ thể phát triển về thể lực, trí tuệ và đạo đức trong mỗi con người. Để
thực hiện tốt mục tiêu đó thì thế hệ quan trọng nhất đặt nền tảng cho sự phát
triển sau này phải khẳng định đó chính là lứa tuổi mầm non, vì trẻ em chính là
tương lai của xã hội.
Thực tế trong trường mầm non thì những biện pháp giáo dục thể chất cho
lứa tuổi mẫu giáo luôn được quan tâm, nhưng do một số đồng chí giáo viên chưa

thực sự đi sâu vào nghiên cứu tiết dạy nên trong quá trình giảng dạy vẫn còn lựa
chọn những hình thức tổ chức và nội dung bài dạy chưa phù hợp với thực tế,
chưa phù hợp với độ tuổi.
Là cán bộ quản lý trong trường, hiểu được tầm quan trọng của giáo dục
thể chất là vậy và những bất cập tồn tại ở một số giáo viên, tôi đã trăn trở và đi
sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho trẻ mẫu giáo”.
2. Cơ sở lý luận
Bác Hồ kính yêu của chúng ta nói “Sức khỏe là vàng, lao động là vinh
quang”. Do đó, muốn giữ gìn sức khỏe mỗi chúng ta nên rèn luyện, thường
xuyen tập thể dục. Có lẽ vì thế mà đối với lứa tuổi mầm non thì việc chăm sóc
sức khỏe nói chung và giáo dục phát triển thể chất nói riêng chiếm một vị thể rất
quan trọng, nó là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người
xã hội chủ nghĩa.
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ‘’
6


Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, đặc biệt là giáo dục thể
chất cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng, bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ
thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang được hoàn thiện. Cơ
thể trẻ còn rất non yếu dễ bị phát triển lệch lạc mất cân đối. Nếu như không
được chăm sóc và giáo dục đúng đắn có thể gây nên những thiếu sót trong sự
phát triển cơ thể khó khắc phục.
Có lẽ vì thế, giáo dục thể chất ở lứa tuổi mầm non chiếm một vị thế rất
quan trọng, là phương tiện rèn luyện sức khỏe, như nghị quyết TW4 có ghi rõ
“Sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
3. Thực trạng vấn đề
+ Thuận lợi:

Trường chúng tôi là một trường đạt trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
mức độ 1.Tất cả giáo viên được quy tụ về một điểm trường .Được sự quan tâm
của cấp trên nhà trường cũng đã mua sắm trang thiết bị ,đồ dùng khá nhiều cho
các lớp
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ ,năng động và sáng tạo .Được sự
quan tâm của BGH các đồng chí luôn được dự giờ của đồng nghiệp để có cơ hội
trao đổi và nâng cao trình độ chuyên môn
+ Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi thì tôi thấy vẫn còn một số tồn tại như sau :
Tuy là đội ngũ giáo viên trẻ nhưng vẫn có một số giáo viên chưa thực sự
năng động trong vấn đề nảy sinh tình huống trong giờ dậy và còn lúng túng
trong vấn đề lựa chọn nội dung bài dậy
Một số các cháu chưa thực sự hứng thú khi tham gia vào môn học,lười
vận động …
7


Để có thể tiến hành sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo” đạt kết quả cao, tôi đã khảo sát thực
trạng ở trường tôi công tác nhằm đánh giá khả năng giáo dục thể chất hiện tại
của trẻ và mức độ dạy môn thể chất của giáo viên trướ khi thực hiện đề tài này
Bảng 1: Kết quả khảo sát học sinh về giáo dục phát triển thể chất.
Nội dung khảo sát

Số lượng trẻ

Trẻ nhút nhát ít hòa
mình vào môn học
Trẻ lười tham gia vào
môn thể dục

Trẻ không thấy thích
khi tham gia hoạt động

Tháng 9/2014
Số lượng
Tỷ lệ (%)

300

130

43,1

300

160

53,3

300

200

66,6

Bảng 2: kết quả khảo sát giáo viên về những kiến thức nâng cao giáo dục
phát triển thể chất 9/2014
Nội dung khảo sát
Biết xử lý tình huống kịp thời khi thực
hiện tiết dạy

Nắm một cách vững vàng phương pháp
tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ
Biết lựa chọn nội dụng bày dạy phù hợp
lứa tuổi, không đưa yêu cầu quá cao
Mạnh dạn, tự tin trước mọi người

Số lượng

Tháng 9/2014
Số lượng Tỷ lệ(%)

30

22

73,3

30

26

86,6

30

25

83,3

30


24

80

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Tích cực nghiên cứu tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ
quản lý của bản thân.
Là người giáo viên thì trước hết phải là nhà giáo dục có sự tác động tích
cực đến học sinh thông qua nhân cách của bản thân mình. Bên cạnh đó thì người
8


giáo viên phải có năng lực nghề nghiệp để kịp thời thúc đẩy sự phát triển của
học sinh.Bên cạnh đó thì người giáo viên cần phải có năng lực nghề nghiệp để
kịp thời thúc đấy sự phát triển của học sinh . Đối với giáo viên mầm non, đây là
năng lực quan trọng vì sự phát triển về mọi mặt của trẻ ở lứa tuổi mầm non rất
nhanh nhưng không đồng đều.
4.2. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo.
-Vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là một việc làm
thường xuyên, quan trọng, liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần của ban
giám hiệu nhà trường.
Với đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên mầm non mang tính đặc thù
về đối tượng và những sản phẩm lao động. Lao động của những người giáo viên
phức tạp và đầy khó khăn, nó là sứ mạng nặng nề để đào tạo ra những thế hệ
tương lai cho đất nước. Chính vì vậy mà đòi hỏi giáo viên phải trau đồi đạo đức,
thường xuyên học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đó là những nhu cầu
cần thiết của mỗi cái nhân người giáo viên.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh thì trước hết

giáo viên cần phải có nhận thức về những nội dung dạy trẻ. Để giúp giáo viên có
kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy thể chất cho trẻ thì việc xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn là một trong những việc làm không thể
thiếu.
Vào đầu năm học dưới sự chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi đã thành lập tổ
chuyên môn, chỉ đạo các tổ xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm và hàng
tháng để BGH nhà trường duyệt.
Trong kế hoạch kiểm tra HĐSP của 100% giáo viên tôi đi sâu xây dựng
các tiết thể dục để giáo viên có cơ hội được trải nghiệm, dự giờ nhiều lần, có cơ
hội cùng nhau rút kinh nghiệp sau mỗi tiết được dự giờ thao giảng, giúp giáo
viên dạy đạt kết quả cao hơn. Điều này làm cho trẻ có sức khỏe, tâm lý sảng
9


khoái, thoải mái và hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách thoải mái và
tự tin.
Đối với chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và giáo
dục phát triển thể chất nói riêng đều mang một đặc trưng là ở lứa tuổi này trẻ
“Học mà chơi, chơi mà học”. Trên thực tế có thể chỉ qua một trò chơi, một bài
hát...trẻ cũng đã được vận động, được nâng cao sức khỏe...Đối với trẻ mẫu giáo
thì việc xác định được các nội dung giáo dục thể chất cơ bản phù hợp với lứa
tuổi sẽ giúp cho giáo viên lựa chọn đúng được những nội dung bày dạy trọng
tâm để dạy trẻ.
4.3.Cụ thể hóa nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu
giáo( Thể dục buổi sáng ,thể dục mọi lúc mọi nơi,thể dục trong tiết học …)
4.3.1.Thể dục buổi sáng cần ghép với lời ca hay để trẻ hứng thú tham
gia vào tiết hoc
Có lẽ trong mỗi chúng ta ai cũng đều biết thể dục buổi sáng có tầm quan
trọng như thế nào? Nó giúp cơ thể sảng khoái và khỏe mạnh. Bên cạnh đó thì
đối với trẻ mẫu giáo, thể dục buổi sáng càng có ý nghĩa to lớn hơn trong việc

giáo dục và rèn luyện sức khỏe. Buổi sáng sau khi ngủ dậy, đến trường, trước
khi tham gia vào các hoạt động khác, trẻ được tham gia vào thể dục buổi sáng ở
trường khiến cho cơ thể sảng khoái, khỏe mạnh, vui tươi hứng thú tham gia vào
các hoạt động khác trong ngày.
Khi tham gia vào hoạt động thể dục buổi sáng giáo viên cần xác định
cho trẻ thực hiện cả 3 phần: khởi động, trọng động, hồi tĩnh.
*Giáo viên cần cho trẻ thực hiện đủ các kiểu đi: kiễng mũi chân, gót chân,
má chân...Sau đó trẻ về vị trí hàng dọc theo tổ để chuẩn bị tập bài tập phát triển
chung.
*Bài tập phát triển chung: Trước khi thực hiện bài tập thể chất cô giáo nên
trang bị các dụng cụ như: vòng, gậy, cờ...phù hợp với động tác để tạo sự hứng
10


thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động. Khi trẻ tập thành thạo tùy thuộc vào các
chủ đề mà giáo viên lựa chọn các bài hát để trẻ tập kết hợp với lời ca, giúp trẻ
thêm hào hứng khi tham gia vào hoạt động.
VD: Chủ đề trường mầm non: trẻ tập ghép với lời ca của bài “Trường chúng
cháu đây là trường mầm non”.
Chủ đề nghề nghiệp: trẻ tập kết hợp lời ca của bài “Cháu yêu cô chú công
nhân”
Cần sắp xếp các động tác đảm bảo lần lượt: tay, bụng, chân, bật. Các động
tác cũng cần phù hợp, không quá khó so với lứa tuổi.
Hồi tĩnh: Sau khi tập các bài tập phát triển chung, giáo viên không thể
quên cho trẻ đi bộ nhẹ nhàng, đó là phần hồi tĩnh. Chỉ đơn giản như làm động
tác chim bay, cò bay cũng đã giúp trẻ điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể
vào trạng thái yên tĩnh và bình thường.
4.3.2.Giáo viên cần chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho trẻ làm quen với
tiết thể dục
Trên thực tế một tiết học có đạt được những kết quả được hay không

chính là nhờ vào việc chuẩn bị tốt mọi mặt của giáo viên trước khi dậy trẻ .Đối
với tiết thể dục việc chuẩn bị đầu tiên của cô giáo đó chính là kỹ năng tập của cô
phải chính xác ,chuẩn …Ngoài việc chuẩn bị tốt kỹ năng tập giáo viên cần chú ý
chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan để tạo cho trẻ có sự hứng thú khi tham gia vào
môn học : VD : Với bài TD: Bật xa qua 5-6 vòng : Ở chủ đề nghề nghiệp ,giáo
viên cần chuẩn bị trang phục cho trẻ là quần áo bộ đội ,vòng .
Các con ạ ! Các chú bộ đội phải ngày đêm hành quân băng rừng ,lội suối
để giữ bình yên cho đất nước .Bây giờ các con sẽ làm những chú bộ đội phải
nhẩy qua 6 con suối đó là những chiếc vòng .Từ tình huống đó trẻ thích làm
những chú bộ đội và thích tham gia vào hoạt động
4.4. Giáo viên cần nắm chắc tiến trình các bước của tiết TD
11


+ Khởi động
Đối với giờ thể dục của lứa tuổi mẫu giáo thì giáo viên chủ yếu dùng hiệu
lệnh nhiều hơn khẩu lệnh.
Giáo viên có thể dùng xắc xô để làm tín hiệu gọi trẻ lại gần cô, giáo viên
đưa cánh tay ra thẳng trước mặt, trẻ đã biết tập hợp các hàng dọc theo tổ. Sau đó
giáo viên cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi.
Các kiểu đi mũi chân, gót chân, má chân thực hiện 2 mét, đi thường thực
hiện 5 mét. Kết hợp dạy đan xen chậm, nhanh, chậm và lại về vị trí hàng dọc
theo tổ để chuẩn bị chuyển sang phần trọng động.
+ Trọng động
*Giáo viên cần lựa chọn bài tập phát triển chung có động tác bổ trợ
phù hợp với vận động cơ bản
Khi thực hiện bài tập thể chất giáo viên cần lựa chọn các động tác phù
hợp với lứa tuổi và sắp xếp theo quy định: tay, bụng, chân, mặt... Tùy nội dung
của bài dạy mà giáo viên chọn động tác bổ trợ cho phù hợp. VD như bài “Ném
xa bằng một tay” thì khi giáo viên chọn động tác bổ trợ là động tác tay sẽ là

những động tác: tay đưa từ dưới lên cao. VD tay: xoay dọc thân và tập độngt ác
này nhiều lần hơn so với những động tác còn lại
Hoặc bài tập vận động cơ bản là: bật xa 30 đến 35 cm, thì độngt ác bổ trợ
sẽ là động tác chân. VD: đứng lên, ngồi xuống...và tập động tác này nhiều lần
hơn so với những động tác còn lại.
*Cần sáng tạo trong việc tạo tình huống cho bài tập : VĐCB
Việc truyền đạt kiến thức và kỹ thuật tập thể dục đến với trẻ là một trong
những vấn đề rất quan trọng, giáo viên cần phải tập chính xác và giải thích đúng
từng động tác làm cho trẻ hứng thú tham gia vào bài tập.
Ví dụ: Với bài: Đi trong đường hẹp
12


Giáo viên có thể nhắc nhở trẻ bằng tình huống: Các con ạ, đường đến nhà bạn
búp bê phải đi qua một con đường hẹp, các con đi cẩn thận, chú ý không được
chạm vạch. Nếu không sẽ bị ngã xuống suối đấy.
Trước khi gọi từng trẻ lên thực hiện giáo viên phải hỏi xem có trẻ nào thực hiện
được bài tập không, nếu như trẻ thực hiện đi qua đường hẹp rồi mà không chạm
vạch thì tôi thực hiện làm mẫu lần 2 và giải thích từng động tác cho trẻ.
“Các con ạ, vừa rồi cô thấy bạn A đã đi qua con đường hẹp rất là giỏi về
đến nhà bạn búp bê rồi đấy. Để đi đến nhà bạn búp bê một cách an toàn nhất
mời các con hãy chú ý nhìn cô và nghe cô giải thích nhé!”- Cô làm mẫu lần 2 và
giải thích. Tiếp đó giáo viên cần cho trẻ thực hiện đầy đủ dưới các hình thức :
Lần lượt trẻ ,Thi đua theo tổ ,cá nhân thực hiện chuẩn 1 lần …
+ Hồi tĩnh: sau khi trẻ tập hết lòng, hết sức vào các bài tập vận động cơ
bản giáo viên không thể quên đưa trẻ về trạng thái bình thường sau một quá
trình vận động liên tục thông qua phương pháp hồi tĩnh. VD chỉ đơn giản là 2
tay vẫy sang ngang làm những chú chim bay, cò bay cũng giúp trẻ điều hòa cơ
thể và trẻ về trạng thái bình thường sau một thời gian tham gia vào vận động.
*Nhận xét tiết học: Khi kết thúc tiết học giáo viên cần đưa ra những lời

nhận xét nhằm động viên khuyến khích trẻ lần sau cố gắng hơn, tránh chê trẻ mà
phải động viên khuyến khích.
VD: “Hôm nay cô thấy lớp mình, bạn nào cũng thực hiện được động tác
ném xa bằng một tay.
Có một số bạn ném chưa đúng tư thế lắm, nhưng cô hy vọng giờ sau bạn
nào cũng ném giỏi hơn, các con có đồng ý với cô không?
Cô cám ơn tất cả các con!” (Động viên khuyến khích trẻ giờ sau cố gắng
hăng say vào hoạt động để cô khen giỏi hơn).
4.5. Hướng dẫn giáo viên thực hiện dạy trẻ thể dục thể chất ở mọi lúc
mọi nơi và tích hợp vào các môn học
13


-Giáo viên cần chú ý tạo các tình huống trò chơi vào các hoạt động trong
ngày. Vì đối với trẻ nhỏ, trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc giáo
dục thể chất cho trẻ. Thông qua trò chơi, trẻ được rèn luyện các cơ, tham gia vào
hoạt động một cách thoải mái, không ép buộc, gò bó, làm cho trẻ khỏe mạnh.
VD: trò chơi “Cáo và thỏ”
Trẻ đọc được thơ “Trên bãi cỏ...” trẻ được vận động, đi, chạy...
Giáo viên có thể cho trẻ nghe hát bài có nội dung giáo dục thể chất trong
giờ đón trẻ. Qua bài hát, trẻ hiểu được tầm quan trọng của thể dục.
VD: với chủ đề “Thế giới động vật”, giáo viên cho trẻ nghe bài “Con cào
cào”, sau đó giáo viên hỏi “Muốn khỏe mạnh thì phải làm gì hả các con?”, qua
đó trẻ hiểu được: Muốn khỏe mạnh thì phải tập thể dục thể thao.
-Giáo viên có thể tích hợp giáo dục thể chất thông qua các câu truyện. Khi
cho trẻ làm quen với câu truyện “Tích chu”, giáo viên có thể tích hợp trò chơi
“Lấy nước cho bà” thông qua bài thể dục bật qua 5,6 vòng.
VD: sau khi đã thực hiện xong tiết dạy kể chuyện, phần cuối cô có thể
tích hợp: “VD: với bài Bật qua 5-6 vòng giáo viên sử dụng truyện Tích chu để
tạo hứng thú cho trẻ. Để bà có thể trở lại thành người, Tích Chu phải đi lấy nước

suối tiên cho bà uống. Đường lên suối tiên phải trải qua nhiều sông suối. Các
con hãy bật qua những con suối để lấy nước suối tiên giúp bạn Tích Chu nhé.
4.6. Tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nhắc nhở thế hệ các
nhà giáo phải hiểu được gia đình nhà trường xã hội đủ 3 yếu tố không thể tách
rời nhau. Có lẽ vì thế mà sự phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục thể
chất cho trẻ là một vấn đề quan trọng. Hiểu được vậy trong các buổi họp phụ
huynh đầu năm cần hướng cho giáo viên triển khai tới các phụ huynh hiểu được
tầm quan trọng của giáo dục thể chất đối với trẻ và trong thiết bị cơ sở vật chất
để dạy trẻ cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Có lẽ hiểu được tầm quan
14


trọng của giáo dục thể chất đối với con em mình nên các bậc phụ huynh đã rất
nhiệt tình trong việc ủng hộ tiền để mua trang thiết bị phục vụ môn thể dục.
-Mặt khác ,hưởng ứng chuyên đề “Giáo dục phát triển thể chất” dưới sự
chỉ đạo của cấp trên chúng tôi tuyên truyền tới các bậc phụ huynh thông qua hội
thi “.Bé tài năng khỏe ngoan..”, qua hội thi chúng tôi nhận được sự cổ vũ ủng hộ
nhiệt tình và đánh giá cao của các bậc phụ huynh và các tổ chức lực lượng xã
hội trong việc giáo dục một cách toàn diện Đức- trí- thể- mỹ cho trẻ.
4.7 Xây dựng môi trường giáo dục phát triển thể chất cho trẻ
Xây dựng môi trường giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng, nó góp
phần thực hiện đạt được những chỉ tiêu và kế hoạch đã đề ra. Tôi đã quan tâm
chú trọng đến công tác xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ.
Trước mỗi lớp học đều có bảng tuyên truyền về các trò chơi dân gian, các
nội dung được trang trí rất đẹp và gây được sự chú ý quan tâm của các bậc phụ
huynh khi đưa và đón trẻ.
-Trên sân trường, chúng tôi đã bố trí 2 gôn trên bãi cỏ để trẻ có thể thực
hiện được môn thể thao đá bóng.
- Sử dụng những lốp ô tô hỏng : Giáo viên đã dùng sơn để sơn những lốp

ô tô với muôn màu muôn sắc để làm cổng chui cho trẻ ,góp phần làm phong phú
và sáng tạo thêm những đồ dùng phục vụ cho chuyên đề giáo dục phát triển thể
chất
- Trên sân trường chúng tôi dùng sơn vẽ đường hẹp ,đường dích dắc ….đó
cũng chính là một số nội dung có trong kết quả mong đợi ….
- Khi thưc hiện đề tài nhà trường đã mua bổ sung thêm nhiều cơ sở vật
chất để đáp ứng với các bài thể chất ở trẻ mầm non
5. Kết quả đạt được

15


Xuất phát từ những cố gắng nghiên cứu tập san, tài liệu, và những kinh
nghiệm của bản thân và sự hợp tác của tập thể sư phạm nhà trường cùng với các
bậc phụ huynh đã giúp nhà trường đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong
việc: nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non như sau:
*Đối với trẻ
Nội dung khảo sát
Trẻ nhút nhát ít hòa
mình vào môn học
Trẻ lười tham gia vào
môn thể dục
Trẻ không thấy thích khi
tham gia hoạt động

Số
lượng

Tháng 9/2014
Số lượng

Tỷ lệ

Tháng 2/2015
Số lượng Tỷ lệ

300

130

43,1

256

85,3

300

160

53,3

266

88,6

300

200

66,6


259

86,3

*Đối với giáo viên
Nội dung khảo sát

Biết xử lý tình huống kịp
thời khi thực hiện tiết dạy
Nắm một cách vững vàng
phương pháp tổ chức giáo

Số lượng

Tháng 9/2014
Số
Tỷ lệ
lượng

Tháng 2/2015
Số
Tỷ lệ
lượng

30

22

73,3


28

93,3

30

26

86,6

29

96,6

30

25

83,3

29

96,6

dục thể chất cho trẻ
Biết lựa chọn nội dụng
bày dạy phù hợp lứa tuổi,
không đưa yêu cầu quá
cao

16


Mạnh dạn, tự tin trước
mọi người

30

24

80

28

93,3

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Để sáng kiến có thể nhân rộng ra, tôi thiết nghĩ:
- Trước hết, BGH nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể về nội dung
giáo dục phát triển thể chất trong nhà trường một cách cụ thể, đưa ra bàn bạc,
lấy ý kiến và xây dựng kế hoạch cho từng độ tuổi , nhóm lớp phù hợp.
- Đội ngũ giáo viên phải tích cực trau dồi, học hỏi chuyên môn nghiệp vụ
để nâng cao trình độ. Đặc biệt, phải tích cực đổi mới hình thức tổ chức để phù
hợp với thực tế trẻ lớp mình.- Giáo viên phải yêu trẻ, nhiệt tình tìm tòi những trò
chơi mới lạ, khơi gợi những tình huống mang tính tò mò để trẻ hứng thú tham
gia vào tiết học.
- Giáo viên cần hướng trẻ vào hoạt động thể chất một cách nhẹ nhàng và
thoải mái.và động viên trẻ một cách kịp thời
- Các bài vận động đưa ra phải phù hợp với lứa tuổi không được đưa ra
những yêu cầu quá cao so với trẻ.

- Tích cực rèn luyện trau dồi kiến thức để xứng đáng cới nhiệm vụ “ươm
mầm xanh” cho đất nước mà Đảng và nhà nước đã giao phó

17


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoạt động thể chất là hoat động mang tính tích cực giúp trẻ khỏe mạnh và
nhanh nhẹn. nó không chỉ phát triển thể lực mà còn giúp trẻ học được tính kỷ
luật và giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Có lẽ vì thế mà giáo dục thể chất cần
được tích hợp vào nội dung giảng dạy hàng ngày, vào các hoạt động…giúp cho
giáo dục phát triển thể chất có hiệu quả cao nhất.
Là hiệu phó trực tiếp chỉ đạo giáo viên trong trường mầm non tôi luôn ý
thức được rằng không phải mình định vị tại chỗ mà luôn luôn phải học hỏi ,bồi
dưỡng chuyên môn ,nâng cao trình độ để chỉ đạo giáo viên một cách có hiệu quả
và giáo viên linh hoạt trong đổi mới hình thức tổ chức để việc nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất cho trẻ đạt kết quả cao nhất để việc chăm sóc các thế hệ
2. Khuyến nghị và đề xuất

18


Giáo dục phát triển thể chất là hoạt động giúp trẻ phát triển tăng cường thể lực,
phát triển toàn diện đức, trí, thể, mĩ. Chính vì lẽ đó mà để thực hiện tốt nhiệm vụ
của môn học này tôi xin có một số ý kiến sau:
* Nhà trường: Tổ chức các tiết dậy mẫu cho tất cả giáo viên tham sự.
* Cô giáo: Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyện môn để thực hiện
công tác chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
* Phòng giáo dục:

-Thường

xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, hỗ trợ kinh phí mua sắm đồ

dùng thiết bị để phục vụ cho môn học ngày càng có kết quả cao hơn.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm kinh phí cho các trường
mầm non để mọi đơn vị đều có thêm đồ dùng để phục vụ hoạt động giáo dục
phát triển thể chất, đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời đại.
Trên đây là một số biện pháp nâng cao giáo phát triển thể chết cho trẻ mà
tôi áp dụng có hiệu quả. Mong rằng nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng
các cấp để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn nữa đề tài này.
MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
3. Nội dung sáng kiến.

Trang
1
2
2
2

4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.

3

5. Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng


3

kiến.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.

5
5
6
19


3. Thực trạng của vấn đề .

6

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.

8

5. Kết quả đạt được.

19

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.

20

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


21

3.1- Kết luận

21

3.2- Kiến nghị

21

20



×