Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.17 KB, 28 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp chỉ đạo nhằm đảm bảo chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non”
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý, chỉ đạo trong trường
mầm non
3. Tác giả:
Họ và tên:

Nguyễn Thị Thúy

Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 27/12/1962
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Phả Lại
Điện thoại: 0915368043
4. Đồng tác giả : Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường mầm non Phả Lại-Thị xã
Chí Linh.
Địa chỉ : Khu dân cư Phao Sơn- Phường Phả Lại – Thị xã Chí Linh _ Hải
Dương.
Điện thoại: 03203.881048.
7.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đội ngũ giáo viên, cơ sở
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng…..
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013-2014 đến học kỳ
I năm học 2014-2015
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ


(Ký và ghi rõ họ tên)

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1/ Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những nhân cách
đầu tiên của con người phát triển toàn diện về nhận thức,thể chất, ngôn ngữ,
tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được những mục tiêu trên nhiệm vụ của bậc
học mầm non là phải thực hiện song song hai nhiệm vụ chăm sóc và nuôi
dưỡng đó là nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc
chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời là một việc làm hết
sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào
tạo bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì vậy đòi hỏi chúng ta
phải có kế hoạch phát triển, bồi dưỡng nguồn lực con người với trí tuệ phát
triển tốt, có sức khoẻ tốt, có đạo đức trong sáng, lành mạnh … Nguồn lực này
sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta.
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn
nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nó liên quan từ
khâu sản xuất chế biến đến khâu tiêu dùng.
Nói đến an toàn thực phẩm đây là một việc làm không chỉ của riêng ai
mà nó đòi hỏi phải có tính liên ngành là trách nhiệm và việc làm của toàn xã
hội. Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non đóng vai trò
to lớn trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, vì trẻ mầm non
ăn bán trú tại trường. Do vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vai trò

quan trọng đối với sức khỏe trẻ thơ, nó góp phần nâng cao sức khỏe và trí tuệ
trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.
Xuất phát từ nguyên nhân đó là một cán bộ quản lý tôi chọn đề tài
nghiên cứu về “ Một số biện pháp chỉ đạo nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm trong trường mầm non”. Đây là trách nhiệm của người
trực tiếp chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, đồng thời nó
cũng là một thông điệp giúp cho toàn xã hội hãy quan tâm đến sức khỏe và
cùng nhau thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là trường mầm non là
2


nơi có tổ chức ăn bán trú.
2/ Điều kiện,thời gian,đối tượng áp dụng sáng kiến:
+Điều kiện áp dụng:
- Về nhân lực: Toàn bộ cán bộ giáo viên trong trường mầm non
- Về cơ sở vật chất trang thiết bị: Các bếp ăn trong trường, điều kiện về
cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác bán trú.
+ Thời gian : Từ năm học 2013-2014 đến học kỳ I năm học 2014-2015
+ Đối tượng áp dụng: các bếp ăn và các lớp trong trường mầm non.
3/ Nội dung sáng kiến:
Sáng kiến đã đưa ra số giải pháp hữu hiệu có tính khả thi mang lại lợi ích
thiết thực cụ thể sau:
- Đảm bảo an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại
trường
- Đảm bảo nâng cao sức khỏe của trẻ, trẻ được phát triển bình thường,
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ
- Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về nuôi dưỡng cho giáo
viên.
- Tuyên truyền tận dụng được sự giúp đỡ của các ban nghành và của phụ
huynh về kinh phí, để hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ cho bán trú.

4/ Kết quả đạt được của sáng kiến:
Qua việc áp dụng các biện pháp của sáng kiến trong nhà trường đã mang lại
những kết quả đáng khích lệ:
-Các bếp ăn ngày càng đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
bán trú.
- Ngày càng thu hút được đông cháu đến trường, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
đã giảm rõ rệt.
- Nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về vệ sinh an toàn
thực phẩm
- Ngày càng tạo được lòng tin trong nhân dân địa phương và nhận được
nhiều sự giúp đỡ của phụ huynh về kinh phí.
3


5/ Đề xuất kiến nghị để thực hiện sáng kiến:
-Giáo viên nuôi dưỡng cũng như giáo viên chủ nhiệm, cùng phối kết hợp
đồng bộ với nhà trường thực hiện tốt yêu cầu chiến lược Quốc gia về dinh
dưỡng.
-Tích cực tham mưu với ban ngành đoàn thể cũng như phụ huynh, đầu tư
kinh phí để phục vụ cho công tác bán trú ngày càng đầy đủ về cơ sở vật chất
đáp ứng yêu cầu chăm sóc trẻ.
-Cán bộ giáo viên trong nhà trường luôn học hỏi nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Sở giáo dục và đào tạo cũng như phòng giáo dục, luôn mở các lớp tập
huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ giáo viên tham gia để nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ.

4



MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1/ Hoàn cảnh nẩy sinh sáng kiến
Nhu cầu duy trì sự sống của con người đó là thực phẩm, thực phẩm
không những chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con
người phát triển, nhưng ngược lại chính thực phẩm có thể cũng là nguồn thực
phẩm tạo ra ngộ độc gây hậu quả cho con người, nếu như con người không tuân
theo nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn của
toàn xã hội. Vệ sinh an toàn thực phẩm nó liên quan từ khâu sản xuất chế biến
đến khâu tiêu dùng, chính vì vậy công tác này đòi hỏi tính liên nghành cao và
là việc làm của toàn xã hội. Đối với nghành giáo dục trong đó bậc học mầm
non có vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện nghiêm túc vệ sinh an
toàn thực phẩm, cơ sở mầm non là nơi tập chung đông trẻ ăn bán trú tại trường,
bản thân trẻ còn non nớt chưa chủ động và có ý thức được đầy đủ về dinh
dưỡng , do đó nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non thì hậu
quả sẽ xảy ra khôn lường. Chính vì lẽ đó mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
cần được các nhà quản lý chỉ đạo thực hiện nghiêm túc.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có
cuộc sống đầy đủ , sung túc hơn , trình độ dân trí cũng ngày càng được nâng
cao . Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc
biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào cho đúng mực để cho cơ thể phát
triển khoẻ mạnh học tốt, phát triển cân đối , các chất dinh dưỡng cung cấp cho
cơ thể có hiệu quả… Điều trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống cân đối ,
hợp lý, khoa học, nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng , những tiêu chuẩn đó đã
đầy đủ đối với trẻ trong cuộc sống hiện nay .Nhưng yếu tố đó chưa hẳn đã là
tiêu chí hàng đầu mà vấn đề không thể thiếu được là các chất đó phải đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu cung cấp, cho đến khâu tiêu dùng , chế
biến... Mà thực phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người , nếu sử
dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất rễ gây ngộ độc. Vì vậy
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con

5


người , góp phần nâng cao sức khoẻ phòng chống một số bệnh tật và đem lại
niềm vui cho mỗi gia đình và cộng đồng xã hội.
Những năm gần đây vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan
tâm đặc biệt của xã hội. Nhiều năm qua đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm
ở các địa phương , đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người.
Trường Mầm non là nơi tập chung đông trẻ nhỏ, chưa có ý thức về vệ sinh an
toàn thực phẩm, nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm ở các trường Mầm non thì
hậu quả thật vô cùng quan trọng nó liên quan đến tính mạng con người. Vì vậy
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải là vấn đề hàng đầu , là người cán bộ
quản lý trong trường Mầm non, vấn đề khiến tôi băn khoan trăn trở, là làm thế
nào để đưa bữa ăn của trẻ hàng ngày ở trường có đủ chất , đủ lượng, hợp vệ
sinh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu:
“ Một số biện pháp chỉ đạo nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
trường Mầm non” nơi tôi công tác.

2/ Thực trạng của vấn đề
2.1. Thuận lợi:
- Trường Mầm non nơi tôi công tác, là một đơn vị đã nhiều năm liền đạt
danh hiệu trường tiên tiến trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy trường
được công nhận trường có trẻ ăn bán trú có tỷ lệ đông và ổn định, tính đến thời
điểm hiện tại trường có trẻ ăn bán trú 100% tỷ lệ cao hơn năm học trước.
- Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ , khoẻ , năng động sáng tạo
nhiệt tình yêu nghề mến trẻ.
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đáp ứng phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng
bán trú tại trường.
- Có nguồn nước sạch đủ cho phục vụ bán trú. Có vườn rau tăng gia
sạch để giảm chi phí mua thực phẩm cho các cháu.

2.2. Khó khăn:
-Bên cạnh những thuận lợi không tránh khỏi những khó khăn ,đội ngũ
nuôi dưỡng tuổi đời cao, không chuyên ngành nuôi dưỡng vì hàng năm nhiều
khi thay đổi công việc.
6


-Bếp ăn còn một bếp diện tích chưa đảm bảo.
-Trường chưa tập chung tại một điểm nên việc kiểm tra đôi khi còn gặp
khó khăn.
* Khắc phục những khó khăn tận dụng những điều kiện thuận lợi của nhà
trường đưa ra những biện pháp , giải pháp, áp dụng đề tài nghiên cứu để việc
áp dụng đề án mang tính chất khả thi, vì vậy trước tiên tôi phải điều tra thực
trạng của nhà trường để có kế hoạch cụ thể và triển khai việc áp dụng đề tài.
2.3. Điều tra thực trạng năm trước : ( Năm học 2013-2014)
Để có kết quả chăm sóc nuôi dưỡng năm nay cao hơn năm trước thì việc
điều tra thực trạng nhìn lại để đánh giá kết quả của năm trước và có biện
pháp tốt cho năm sau là vô cùng quan trọng .
Vậy khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành điều tra cụ thể như sau :
2.3.1. Điều tra một số đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho bán trú.
2.3.2. Điều tra trình độ và sức khoẻ của cán bộ giáo viên nuôi dưỡng đủ
điều kiện
2.3.3. Điều tra kết quả số trẻ ăn bán trú .
2.3.4. Điều tra sức khoẻ của trẻ năm 2013-2014
2.4. Cụ thể kết quả một số vấn đề điều tra:
* Bảng 1 : Về một số trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho bán trú
Nội dung điều tra
Xoong Xoong

Khu


đựng

nấu

dùng

xay

thức

thức

Nước

thịt

ăn

ăn

máy

4

57

12

3


Năm học
Tủ

Bếp

Bình

lạnh

ga

nước

Bình ủ Máy
nóng

lọc
2013- 2014

4

6

15

6

Nhìn vào bảng điều tra thực trạng về cơ sở vật chất một số đồ dùng phục
vụ cho bán trú của năm trước tôi thấy còn một số hạn chế như:

-Bếp ga còn thiếu còn có khu chỉ có 1 bếp ga do vậy thời gian nấu ăn cho
7


trẻ còn chậm.
-Bình nước lọc chưa đủ cho số lớp trong trường.
-Bình ủ nước nóng cho trẻ vào mùa đông chưa đáp ứng nhu cầu của trẻ,
cả trường mới chỉ có 6 bình
-Nguồn nước máy còn một khu chưa có mà sử dụng nguồn giếng khoan.
*Bảng 2: Điều tra về trình độ sức khỏe của cán bộ giáo viên nuôi dưỡng,
số trẻ ăn bán trú và tình hình sức khỏe của trẻ.
Số cô
Năm
học

Số

được

Số



cấp

trẻ

nuô chứng
i


20132014
Tỷ lệ

8

chỉ

7

ra
lớp

450

87,5%

%

Trẻ ăn bán trú

Trẻ không ăn bán trú

Số

Cân

Số trẻ

Số


Cân

Số trẻ

trẻ

bình

< -2

trẻ

bình

<-2

440
97,7

thườn

thườn

g
420

20

10


g
3

7

95,5%

4,5%

2,3%

30%

70%

%
-Nhìn vào bảng điều tra tôi thấy số cán bộ giáo viên nuôi dưỡng chiếm

87,5% các đồng chí có đầy đủ sức khỏe, có chuyên môn về nuôi dưỡng.Có
chứng chỉ của chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh cấp.
-Số trẻ không ăn bán trú tại trường còn chiếm tỷ lệ 2,3%
-Số trẻ ăn bán trú tại trường tỷ lệ sức khỏe <- 2 chiếm 4,5%
-Số trẻ không ăn bán trú tại trường tỷ lệ sức khỏe <- 2 chiếm 70 %
Nhìn vào bảng điều tra ta thấy số trẻ đến lớp còn chưa cao, số trẻ không
ăn bán trú còn chiếm 2,3%, sổ trẻ suy dinh dưỡng nằm ở trẻ không ăn bán trú
cao hơn số trẻ ăn bán trú .
-Qua việc điều tra thực trạng về cơ sở vật chất cũng như vấn đề tình hình
huy động số trẻ ra lớp cũng như sức khỏe trẻ…của năm trước. Năm học 20142015 tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để đưa việc chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho trẻ là một việc làm không thể thiếu được, vì vậy việc nâng cao chất
8



lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trương mầm non là một việc làm hết sức
quan trọng.Với những giải pháp mà tôi đã nghiên cứu sau đây đã góp phần đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1 : xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kết
hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
* Xây dựng kế hoạch thực hiện:

-Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch, chỉ đạo giáo viên thực hiện
nghiêm túc các văn bản, về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cho giáo viên đi học
các lớp bồi dưỡng cô nuôi.
-Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp với các đoàn thể
trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là
đội ngũ cô nuôi, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các
bậc phụ huynh, kết hợp tuyên truyền dưới mọi hình thức như các góc tuyên
truyền trên lớp, tranh tuyên truyền những nơi phù hợp…
-Đưa nội dung an toàn thực phẩm vào chương trình giáo dục phù hợp với
từng chủ đề.
-Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc.
-Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn., phù hợp đặc điểm địa
phương và kinh tế của phụ huynh.
-Tăng cường mua sắm đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho bán trú và vệ
sinh an toàn thực phẩm trong trường.
-Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc điểm thực tế.Vào tháng 9 đầu năm
học nhà trường tổ chức họp toàn bộ hội đồng nhà trường và các đoàn thể nhất
là phụ huynh để thống nhất chế độ ăn uống , thực đơn ăn uống .
* Công tác tham mưu tuyên truyền:

-Đây là một việc làm mà tôi cũng như Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt
quan tâm,ngay từ đầu năm học,Ban giám hiệu đã khảo sát số trẻ đến lớp,kiểm
tra cơ sở vật chất,đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho bán trú,để có kế hoạch
9


mua bổ xungđồ dùng mới và đồ dùng thay thế…
-Mốn có dược đồ dùng trang thiết bị đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ
bán trú của trẻ,tôi đã tham mưu với lãnh đạo địa phương cũng như các ban
ngành đoàn thể đặc biệt là lực lượng phụ huynh hỗ trợ kinh phí, đồ dùng giúp
đỡ nhà trường mua sắm thay thế đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc trẻ,
góp phần đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các buổi hội thảo với phụ huynh nhằm
tuyên truyền kiến thức cho mọi người thấy được tầm quan trọng của công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đời sống con người .Tất cả đều được cha mẹ
học sinh cán bộ giáo viên nhiệt tình tham gia ủng hộ.
-Muốn cho công tác giáo dục trẻ đạt kết quả được tốt thì trước hết phải
huy động trẻ đến lớp đảm bảo đủ về số lượng. bằng công tác tuyên truyền vận
động, nhà trường đã có sự phối kết hợp với các đoàn thể địa phương để vận
động trẻ ra lớp, tuyên truyên về công tác chăm sóc giáo dục đặc biệt là ăn bán
trú tại trường, bên cạnh đó nhà trường đã lồng ghép với các buổi sinh hoạt 8/3,
các cuộc họp phụ huynh về nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm,ở các nhóm
lớp giáo viên xây dựng góc tuyên truyền về dinh dưỡng từ tranh ảnh báo, 10 lời
khuyên vàng về dinh dưỡng, các loại rau củ quả và các con vật, lồng ghép vào
các chủ đề môn học, giáo viên đựơc dự các lớp tập huấn, hội thi , hội giảng.
Năm qua nhà trường đã tổ chức thành công hội thi: “Bé khỏe bé tài năng”.Đã
được phụ huynh tham gia ủng hộ đạt kết quả tốt, qua hội thi giúp phụ huynh
hiểu thêm và đồng tình ủng hộ nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ.
Hơn nữa nhà trường rất chú trọng quan tâm đến bữa ăn hàng ngày của

trẻ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt. Bằng những việc làm cụ thể như
trên,chúng tôi nhận thấy các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc làm mà
chúng tôi làm,lực lượng hỗ trợ chúng tôi và cùng kết hợp, cộng tác với nhà
trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết qủa tốt, chính là phụ huynh
học sinh.
3. 2 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục:
10


Đấy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đây là một việc làm không thể
thiếu được nhằm phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, cơ sở vật chất đầy đủ là
góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy là một
người cán bộ quản lý, tôi đã có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi đến các ban
ngành, đến mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương của xã hội hóa giáo dục để
mọi người hiểu được xã hội hóa giáo dục vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi
của mỗi người mọi ngành. Từ đó mà họ đã hiểu được vai trò của công tác xã
hội hóa và cũng chính từ nguồn lực kinh phí đó đã phục vụ cho công tác chăm
sóc nuôi dưỡng ,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mặt khác nhà trường đã
biến nghị quyết thành hành động thức tế. Do vậy nhà nhà trường đã nhận được
sự hỗ trợ kinh phí của phụ huynh cũng như của các nhà tài trợ để mua sắm
trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú tương đối đầy đủ
3.3..Biện pháp hợp đồng thực phẩm
Ngày nay, khi các loại hoá học, hoá chất ngày càng đưa vào sử dụng
rộng khắp thì việc lựa chọn thực phẩm tươi sạch là việc làm khó, mắt thường
ta không thể nhìn thấy được, vì lợi ích trước mắt người sản xuất có thể dùng
bất cứ một hình thức nào để cho sản phẩm nhanh nhất , đẹp mắt, tươi tốt nhất ,
để đưa đến người tiêu dùng . Vì vậy việc hợp đồng sản phẩm rõ nguồn gốc là
một vấn đề vô cùng cần thiết để tránh các ngộ độc đáng tiếc xảy ra từ hoá chất.
Muốn làm được điều đó đầu tiên tôi phải lên thực đơn theo mùa, dựa vào
thực đơn đó để lên kế hoạch hợp đồng thực phẩm vào đầu năm học với người

bán hàng, mời khách hàng về ký cam kết hợp đồng thực phẩm như: thịt
cá,trứng ,rau củ quả…Nguồn cung cấp thực phẩm đó phải có đủ điều kiện cung
cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm,đảm bảo về giá cả phù hợp ổn định,hợp lý phù hợp với điều
kiện thực tế hiện tại của thị trường. Thực phẩm hợp đồng phải tươi sống, có
nguồn gốc rõ ràng và được kiểm tra mỗi khi giao nhận,nếu thực phẩm không
đảm bảo thì nhà trương kiên quyết cắt hợp đồng không hợp đồng nữa.
Người bán hàng phải là người làm ra mặt hàng mình đăng ký , biết giữ
đúng hợp đồng, đúng thời gian qui định thực phẩm phải tươi ngon không ẩm
11


mốc ôi thiu ….
Ví dụ: Trường tôi hợp đồng thịt, cá tôm hay rau củ quả… tôi đã mời
những khách hàng đó đến gặp gỡ ban giám hiệu để thỏa thuận đưa ra những
yêu cầu của nhà trường nếu khách hàng chấp thuận thì ký cam kết với nhà
trường về tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời cũng làm
hợp đồng đăng ký bán hàng cho nhà trường, nhà trường yêu cầu 3 tháng hợp
đồng một lần, nếu hợp đồng không đảm bảo yêu cầu sẽ hủy hợp đồng.
Với việc mua sản phẩm tận gốc như vậy thì giá cả ổn định , mặt hàng
đảm bảo , phụ huynh yên tâm hơn khi gửi con vào trường, hơn nữa tránh được
nguy cơ ngộ độc thực phẩm….
Khi chủ hàng đem sản phẩm tới giao cho nhà trường nhân viên nhà bếp
phải kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm , đồng thời ban giám hiệu thường xuyên
kiểm tra.
3.3.1.. Chọn mua thực phẩm an toàn:
Hàng ngày giáo viên nuôi dưỡng nhận thực phẩm, ban giám hiệu cũng
thường xuyên kiểm tra việc giao nhận thực phẩm.Người cán bộ quản lý phải
nhận thức được thế nào là thực phẩm an toàn và phổ biến nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên nuôi dưỡng về việc lựa chọn thực phẩm an toàn.

Để phổ biến hướng dẫn giáo viên nắm được và biết cách chọn mua. Những
kinh nghiệm đó đều được đúc rút từ một số tài liệu tham khảo liên quan đến vệ
sinh an toàn thực phẩm để trang bị cho mình vốn kiến thức , kết hợp với kinh
nghiệm thực tế của bản thân để có một số kinh nghiệm mua chọn thực phẩm
như sau :
-Chọn mua thịt lợn: Thịt tươi ngon là mặt cắt của thịt có màu hồng sáng,
bì mỏng mềm thớ thịt săn, độ đàn hồi tốt, cầm chắc tay ráo, mỡ màu trắng ,
mùi vị bình thường .
- Chọn mua thịt bò : Thịt bò tươi ngon là thịt cầm chắc tay, ráo, hơi rính,
thớ thịt mịn, màu đỏ tươi gân sáng, mỡ hơi vàng.
-Chọn mua gia cầm ; Chọn gà khoẻ mạnh, mào đỏ tươi chân thẳng
nhẵn , không đóng vẩy , hậu môn không ướt, nên chọn gà mái tơ lông mềm
12


mại, lỗ chân lông nhỏ thịt vàng.
- Chọn trứng : Trứng phải có vỏ màu sáng có một lớp màng mỏng nổi
lên những hạt giống như bụi phấn, không bóng, nếu thả xuống nước thì trứng
chìm nằm ngang dưới đáy chậu là trứng ngon.
-Chọn mua hải sản : chọn cá vây sáng óng ánh mắt cá sáng trong đầy
và sạch, mang các có màu đỏ tươi, không nhớp, thịt các có tính đàn hồi . Chọn
tôm ta lên chọn tôm vỏ có độ bóng sáng trong xanh , cứng và dai , không lên
mua tôm mềm gãy chân đầu.
-Chọn mua rau quả : Rau quả tươi là loại rau ngon không rập nát , lá có
màu sắc đặc thù của loai rau , không có mùi lạ .
Để có nguồn thực phẩm ngon đảm bảo an toàn , tôi có kế hoạch tuyên
truyền vận động giáo viên , phụ huynh phát triển nguồn thực phẩm ngay từ gia
đình giáo viên và phụ huynh cung cấp hợp đồng với nhà trường, hơn nữa tôi
phát đồng các lớp mỗi lớp đều có luống rau trong vườn rau của trường để cung
cấp rau sạch cho bếp ăn. (Hình ảnh 1và 2 )

3.3.2 Bảo quản thực phẩm:
Như chúng ta đã biết khi con người ta ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn có
thể gây bệnh nghiêm trọng nhất là trẻ em ,Để giảm bớt nguy cơ nhiễm độc thực
phẩm ngưòi quản lý nhà trường phải chỉ đạo đôn đốc giáo viên nuôi dưỡng
nghiêm túc thực hiện các qui định về bảo quản thực phẩm như sau:
-Thức ăn sống và thức ăn chín tuyệt đối không để lẫn với nhau, không để
thực phẩm sang ngày khác nếu không có tủ lạnh bảo quản. những thực phẩm
như mì chính , mắm muối, dầu , mỡ …phải để vào chai lọ đậy lắp để đúng nơi
qui định của nhà bếp , tránh ruồi muỗi, chuột … khi mùa đông rau hiếm do vậy
mà ta lên mua một số các loại quả như : bí đỏ, bí xanh, khoai tây, khoai sọ… để
trong thời hạn có thể cho phép . không được mua dư thừa thực phẩm để hôm
sau, bếp ăn nhất thiết phải có kho, dụng cụ có nắp đậy , có tủ lạnh, tủ chạn để
dụng cụ
3.4. Phòng nhiễm, khuẩn, nhiễm bẩn nơi chế biến và dụng cụ ăn uống:
Như chúng ta đã biết bữa ăn của trẻ được đảm bảo vệ sinh an toàn thì
13


chúng ta phải chấp hành và tuân theo những qui định như sau ;
+Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra đôn đốc tổ nuôi dưỡng vệ sinh
dụng cụ chế biến , vì dụng cụ chế biến là nơi vi khuẩn rất rễ xâm nhập , do vậy
nếu ta không thường xuyên liên tục vệ sinh hàng ngày trước khi chế biến thì
ngộ độc thực phẩm sẽ xảy ra , hơn nữa phải có dụng cụ chế biến thực phẩm
sống riêng , đồ chín riêng. Không để chung thực phẩm sống với thực phẩm
chín. Ví dụ khi ta thái thịt sống phải thái riêng thớt , thái đồ chín phải riêng dao
thớt. Dụng cụ như xoong, nồi , bát thìa phải rửa tráng nước sôi , để đúng nơi
qui định , phải có cửa đóng tránh bụi…
+ Bếp nấu ăn phải đủ ánh sáng và không khí , bếp phải qui định đúng
bếp một chiều , không có bụi , có đủ dụng cụ chế biến và dụng cụ ăn uống cho
trẻ, phải sử dụng nước sạch .Ngoài ra nhà bếp phải có bảng tuyên truyền 10

nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng hợp vệ
sinh….
+Bếp phải được trang bị bếp ga không gây độc hại cho nhân viên và khói
bụi cho trẻ..
+ Cọ rửa dụng cụ chế biến và dụng cụ ăn uống hàng ngày và sau khi sử
dụng , thùng rác , nước gạo … luôn luôn được thoát ra công thoát nước, các
loại rác thải được thải ra ngoài hàng ngày kịp thời.
+ Nhân viên phải mặc trang phục trong khi nấu ăn, đeo khẩu trang , đội
mũ khi chế biến , rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến., nhân viên
nhà bếp hàng ngày thay phiên nhau đến sớm để thông thoáng phòng cho không
khí lưu thông, kiểm tra các hệ thống điện , ga, trước khi họat động nếu có điều
gì không bình thường phải báo cho Ban giám hiệu để có biện pháp sử lý kịp
thời
+ Ngoài công việc vệ sinh bảo quản thực phẩm , vệ sinh dụng cụ chế
biến, hàng ngày phải vệ sinh xung quanh nhà bếp, nơi sơ chế, nơi chia ăn….
+ Khu nhà bếp phải tránh xa công trình vệ sinh , khu chăn nuôi, ngưòi
không nhiệm vụ không được vào bếp.
3.5.Vệ sinh môi trường, nguồn nước, chất thải:
14


Nước là một loại nguyên liệu không thể thiếu được và nó được sử dụng
nhiều công đoạn chế biến thực phẩm và sinh hoạt hàng ngày của con người
Nước nhiễm bẩn sẽ tạo nguy cơ không tốt đối với sức khoẻ của con
người đặc biệt đối với trẻ nhỏ .Nếu dùng nước an toàn trong chế biến thực
phẩm phải là nước giếng khoan ,nước máy .Nguồn nước cũng phải được kiểm
định và vệ sinh nếu có biểu hiện nước nhiễm khuẩn phải báo ngay cho cơ quan
y tế để điều tra và sử lý kịp thời , nếu nước bẩn sẽ gây ra ngộ độc thức ăn và
các chứng bệnh ngoài da. Nước uống cho trẻ là phải đun sôi kỹ đựng vào bình
có nắp đậy, hàng ngày bình nước được cọ rửa , mùa đông phải cho nước vào

bình ủ ấm cho trẻ uống.
Đối với trường bán trú có rất nhiều các loại chất thải khác nhau như :
nước thải ,khí thải, rác thải ….Nước từ nhà bếp, nước từkhu vệ sinh tự hoại,
nước thải từ thiên nhiên, các loại ni lông, giấy lộn, đồ sinh hoạt thừa như vỏ
sữa…Nếu không có biện pháp sử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Các loại
rác thải là nơi giúp các lọai vi trùng, côn trùng phát triển và sinh sống và đem
nguồn bệnh đến nơi để thức ăn gây lên các mầm bệnh, ngộ độc, Do vậy các
chất thải phải được đưa ngay vào thùng rác có nắp đậy, rác thải đựơc nhà
trường ký kết với ban vệ sinh môi trường hàng ngày đem đi xử lý. Trường có
cống thoát nước ngầm để không có mùi hôi, Khu vệ sinh luôn luôn được cọ rửa
hàng ngày .
Đặc biệt muốn giữ gìn được an toàn thực phẩm ,môi trường phải trong
sạch, chính vì vậy ,nhà trường thực hiện hưởng ứng xây dựng môi trường xanh
sạch đẹp, là một trong các tiêu trí hưởng ứng phong trào xây dựng “trường học
thân thiện học sinh tích cực” , nhà trường đã phát động đến mỗi cán bộ giáo
viên , toàn thể cha mẹ học sinh cùng nhau xây dụng môi trường xanh sạch đẹp,
mọi người đồng tình hưởng ứng, cho lên cảnh quan môi trường lớp học luôn
sạch đẹp có nhiều cây xanh .
Mọi ngưòi đều phải chấp hành bảo vệ cảnh quan môi trường, giáo dục trẻ
có ý thức bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, đồ chơi của trẻ đẹp và
an toàn, phát động mọi người từ cán bộ giáo viên ,nhân viên , phụ huynh , học
15


sinh, luôn chấp hành bảo vệ môi trường, đặc biệt là hưởng ứng “ xây dựng
trường học thân thiện – học sinh tích cực ”.
3.6. Kiểm tra quá trình chế biến:
Muốn đảm bảo tiêu trí về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu hợp đồng
thực phẩm đến khâu chế biến và sử dụng, một biện pháp không thể thiếu, nếu
như chúng ta chỉ đưa ra tiêu chí mà không thực hiện nghiêm túc, do đó vấn đề

kiểm tra đôn đốc và đánh giá hàng ngày của Ban giám hiệu là việc làm không
thể thiếu được, có như vậy việc thực hiện mới có hiệu quả. Tôi đã xây dựng kế
hoạch kiểm tra như sau :
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo ytế học đường
gồm :
+ Đ/c Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng .
+ Đ/c y tế của trường.
+ Đ/c thanh tra nhân dân.
+ Chi hội trưởng chi hội phụ huynh.
Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm và phòng chống một số bệnh thường gặp .
Theo sự chỉ đạo của trường ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng
ngày, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ…, cụ thể phân công cụ thể cho từng
thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch kiểm tra. Qua kiểm tra phát hiện những
ưu điểm và những tồn tại để kịp thời nhắc nhở.
-Kiểm tra chế biến thực phẩm, nhân viên nhà bếp phải rửa dụng cụ như
dao thớt sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn rêu mốc trên dao thớt .
-Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thức ăn
sống lẫn với thức ăn chín.
- Dụng cụ cho trẻ ăn phải rửa sạch để ráo nước trước khi dùng.
-Thường xuyên kiểm tra thực phẩm của các đối tác trước khi giao nhận
hàng ngày, phát hiện kỹ chất lượng thực phẩm kể cả số lượng.
-Đưa nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc
giáo dục hàng ngày trong nhà trường. ( Hình ảnh 3)
16


3.7. Phối kết hợp giữa cô nuôi và nhóm lớp:
Muốn có được con người phát triển toàn diện thì việc chăm sóc giáo dục
trẻ phải được tiến hành một cách tổng hợp và đồng bộ, trong đó việc giáo dục

thể chất chiếm vị chí vô cùng quan trọng, chính vì vậy phải có sự kết hợp chặt
chẽ giữa cô nuôi và cô dạy trên lớp.
+Cô nuôi phải chế biến thức ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm từ khâu hợp đồng thực phẩm đến khâu chế biến và cho trẻ ăn. Ngoài
những qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cô nuôi phải đảm bảo bữa ăn
của trẻ phải đủ chất và đủ lượng . Thay đổi thường xuyên các món ăn theo tuần
,theo mùa, lên thực đơn về các bữa ăn của trẻ. Ban giám hiệu thường xuyên
kiểm tra các bữa ăn hàng ngày của trẻ , thường xuyên nhắc nhở giáo viên phải
đậy vung cơm, canh…Giữ ấm về mùa đông, tránh ruồi muỗi lây bệnh….
Một việc quan trọng trong công tác chăm sóc trẻ, các bữa ăn của trẻ hàng
ngày phải để thức ăn lưu nghiệm trong lọ thuỷ tinh và để bảo quản trong tủ
lạnh, có tác dụng khi ngộ độc xảy ra, thì thức ăn lưu nghiệm đó giúp bác sĩ xác
định nhanh chóng và xem ngộ độc có phải từ thức ăn hay không, để có biện
pháp điều trị kịp thời. Tôi thường xuyên kiểm tra cả 2 bữa chính và phụ, để
theo dõi trẻ có ăn hết xuất không, bữa ăn của trẻ có đủ chất, đủ lượng không, có
đảm bảo vệ sinh hay không.
Với sự chỉ đạo chặt chẽ, kết hợp với sự năng động và trách nhiệm nghề
nghiệp, tôi luôn tìm tòi và trao dồi với giáo viên nuôi dưỡng giúp trẻ ăn ngon
miệng, ăn hết xuất, bữa ăn cân đối đảm bảo vệ sinh.
Giáo viên phải rèn cho trẻ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rửa mặt,
rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rèn các thói quen hành vi văn minh như
ăn không nói chuyện, không ho, ngáp, bốc thức ăn, biết để thức ăn rơi vãi vào
đĩa.…Biết vứt rác đúng nơi qui định, sử dụng đúng đồ dùng cá nhân.
Trong tiết dạy cô phải lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh trong
ăn uống để trẻ có được biểu tượng về dinh dưỡng, trong môn học
ví dụ: Môn khám phá khoa học: cô tổ chức cho trẻ quan sát theo từng
chủ đề , chủ điểm về các con vật hay các loại rau, hoa quả… để giúp trẻ biết
17



được các chất có từ động vật và thực vật, từ đó cô cung cấp cho trẻ kiến thức về
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức tuyên truyền bằng các hình
thức như kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, xây dựng góc tuyên truyền, viết bài
tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trẻ để phối hợp có hiệu quả.
Đưa nội dung giáo dục môi trường, an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt
động chung , nhằm giúp trẻ hiểu biết và có ý thức tham gia giữ gìn vệ sinh, giữ
gìn bảo vệ môi trường, rèn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi công cộng tạo môi
trường thân thiện trong nhà trường .
Thông qua hình thức kiểm tra đánh giá trên và dựa vào kết quả kiểm tra
đó hàng năm nhà trường đánh giá xếp loại thi đua tập thể, cá nhân, nhóm lớp
kịp thời.
Bên cạnh đó cô giáo sưu tẩm tranh ảnh về các lọai thực phẩm và chế độ
dinh dưỡng,cách phòng chống ngộ độc tại góc tuyên truyền của nhóm lớp,
nhằm giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh ăn uống … Phối kết hợp giữa cô nuôi và cô
chủ nhiệm, như vậy nó sẽ là một khối thống nhất và có hiệu quả cao trong việc
chăm sóc giáo dục và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. (Hình ảnh 4)
3.8. Theo dõi đánh giá trẻ trên biểu đồ và qua các đợt khám sức khoẻ định kỳ
Nếu không làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm
non, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, trẻ phát triển không hài hoà, không
cân đối về chiều cao, cân nặng, đó là dấu hiệu về sức khoẻ, để theo dõi kịp thời
sức khoẻ của trẻ, tôi chỉ đạo các lớp thực hiện đúng nội qui của phòng giáo dục
thị xã, cân theo dõi chiều cao, cân nặng, đánh giá sự phát triển của trẻ và có ý
nghĩa như sau :
+ Phát hiện sớm trẻ bị suy dinh dưỡng .
+ Theo dõi sự phát triển của trẻ.
+ Đánh giá chuẩn đoán tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ .
+ Có được thông tin chính xác đến gia đình của trẻ.
Qua theo dõi bằng biểu đồ và khám sức khoẻ định kỳ , giúp cô giáo nắm
bắt được tình trạng sức khoẻ của từng cháu trong lớp mình phụ trách , kịp thời
cùng cha mẹ trẻ có kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng theo đúng chế độ.

18


Hơn nữa nhà trường thường xuyên kết hợp với trạm ytế khám sức khoẻ định kỳ
cho trẻ để chuẩn đoán ngăn ngừa những bệnh thường gặp ở trẻ.
4/ Kết quả trước và sau khi thực hiện áp dụng sáng kiến:
4.1/ Bảng số 1: Về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng phục vụ bán trú
Nội dung điều tra
Năm
học
20132014
20142015
Số
tăng

Tủ

Bếp

Bình

Bình ủ

May

Xoong

Xoong

Nguồn


lạnh

ga

nước

nước

xay thịt

chia

nấu

nước

lọc

nóng

cơm

thức ăn

sạch

4

6


15

6

4

57

12

3

4

8

19

10

4

62

17

4

0


2

4

4

0

5

5

1

So sánh kết quả đã đạt được của năm học 2014-2015 tính đến thời điểm
này so với những năm trước , nhìn vào bảng so sánh kết quả ta thấy :
So với năm học 2013-2014 học kỳ I năm học 2014-2015 nhà trường đã
tham mưu mua sắm được một số đồ dùng phục vụ cho bán trú số lượng tăng
như sau:
-Mua sắm thêm được 2 bếp ga công nghiệp
-Mua thêm được 4 bình lọc nước
-Mua thêm 4 bình ủ nước nóng
- Mua thêm 5 xoong chia cơm và 5 xoong nấu ăn
- Làm mới cho một khu xử dụng nguồn nước máy đảm bảo toàn trương
xử dụng nguồn nước máy đạt 100%.
4.2.Bảng số 2: Kết quả điều tra về trình độ sức khỏe của cán bộ giáo viên nuôi
dưỡng,số trẻ ăn bán trú, tình hình sức khỏe:
Số cô


Năm

Số cô

được

Số trẻ

nuôi

cấp

ra lớp

Trẻ ăn bán trú
Số trẻ
Cân
<-2
bình

19

Trẻ không ăn bán
Số trẻ
Cân
<-2
bình


học


2013-

8

chứng

thườn

chỉ

g

7

450

thường

440

420

20

10

4

6


97,7%

95,5%

4,5%

2,3%

40%

480

468

12

0

0

0

100%

97,5%

2,5%

0


0

0

2014
Tỷ lệ

87,5%

60%

%
2014-

8

8

480

2015
Tỷ lệ

100%

%

Nhìn vào bảng so sánh kết quả sau khi áp dụng đề tài sáng kiến tôi nhận
thấy kết quả tăng rõ rệt so với năm trước cụ thể:

-Giáo viên nuôi dưỡng : Đã được nhà trường gửi đi tập huấn và được cấp
chứng chỉ đến thời điểm này được là 8/8 đ/c so với năm học trước tăng 12,5%
- Số trẻ năm học 2014-2015 tăng so với năm học 2013-2014 là 30 cháu
đặc biệt :
- Số trẻ ăn bán trú tại trường đạt tỷ lệ 100% .
- Số trẻ có sức khoẻ bình thường năm học 2013-2014 là 95,5% Nhưng
năm học 2014-2015 đạt 97,5 %
-Số trẻ suy dinh dưỡng năm học 2013-2014 là 4,5 % nhưng năm học
2014-2015 đến thời điểm này giảm còn 2,5%.
-Năm học 2014-2015 không còn trẻ không ăn bán trú mà số trẻ ăn bán
trú đạt 100%
4.3. Đối với đội ngũ giáo viên :
-Giáo viên tổ nuôi dưỡng cũng như giáo viên đứng lớp đều nắm vững
những nội dung cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, những nguyên nhân và
biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm .
-Biết chọn mua thực phẩm tươi sạch , các thao tác chế biến thực phẩm
theo đúng qui trình , lên thực đơn hợp lý …
20


-Biết vận dụng các nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào việc chăm
sóc nuôi dưỡng các cháu trong trường. Chính vì vậy phụ huynh tin tưởng và
gửi con vào trường đông hơn, số trẻ ăn bán trú đạt 100%.
-Các cháu luôn có một khẩu phần ăn ngon miệng , chất lượng dinh
dưỡng cân đối hợp lý, luôn thay đổi món ăn theo tuần , theo mùa , đảm bảo vệ
sinh , trẻ khoẻ mạnh tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm .Đặc biệt cán bộ giáo viên
làm tốt công tác này cho lên nhà trường không có trường hợp ngộ độc xảy ra.
5. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
+ Về nguồn nhân lực: Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu
nghề mến trẻ, luôn học hỏi kinh nghiệm trao dồi kiến thực nghiệp vụ.

+Về trang thiết bị: Ban giám hiệu làm tốt công tác tham mưu, do vậy
nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các ban nghành đoàn thể ,nhất là
lực lượng lòng cốt là phụ huynh về kinh phí để nhà trường mua sắm trang thiết
bị phục vụ cho công tác bán trú, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Từ những phương pháp chỉ đạo tốt trong quả trình thực hiện các biện
pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm tôi đã rút ra những kinh nghiệm sau:
- Người cán bộ quản lý phải có tâm huyết , có năng lực , nắm vững nội
dung kế hoạch chỉ đạo, xây dựng kế hoạch sát với thực tế mang tính chiến lược
lâu dài, tận tuỵ với công việc , luôn tìm tòi nghiên cứu, học hỏi , bao quát nhịp
nhàng giữa chăm sóc và giáo dục .
-Tăng cường kiểm tra, gần gũi với thực tế.
- Tích cực tham mưu làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục đầu tư cơ sở
vật chất đồ dùng trang thiết bị cho nuôi dưỡng.
- Làm tốt công tác tuyên truyền.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1-KẾT LUẬN:
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của toàn xã
hội hiện nay. Vai trò của người cán bộ quản lý một trường có tổ chức ăn bán trú
100% , thì đây là một trách nhiệm nặng nề mà đòi hỏi người cán bộ quản lý
21


luôn luôn năng động, sáng tạo và đầu tư có hiệu quả trong công tác xây dựng
và tiếp cận với tất cả các hoạt động trong trường mầm non.
Mục đích của đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn…Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải
quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ để
giúp trẻ có một sức khỏe tốt.
Qua nhiều năm thực hiện tổ chức chương trình chăm sóc giáo dục trẻ có
tổ chức ăn bán trú, bản thân tôi nhận thấy, đây là bài học giúp cho toàn thể cán

bộ giáo viên có một kiến thức cơ bản về mọi mặt, trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là cách giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong
trường mầm non. Vì vậy bản thân tôi đã không ngừng phát huy những thành
tích đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của mình để
cùng nhau đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với xu thế của xã hội
ngày càng phát triển trong đó có giáo dục mầm non.
Thường xuyên đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo có hiệu quả về công tác
chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Là một cán bộ quản lý tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa và chuyển tải những
kinh nghiệm vốn có của bản thân để trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp ở các
trường bạn. Tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng
đồng, thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.Với sáng kiến: “
Một số biện pháp chỉ đạo nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
trường mầm non” của tôi đưa ra đã đem lại hiệu quả thiết thực được áp dụng
trong nhà trường, đồng thời nó có thể áp dụng được trong tất cả các trường
mầm non trong toàn thị xã với những biện pháp tôi đã thực hiện ở trên.
2. KHUYẾN NGHỊ:
*Đối với Sở giáo dục và phòng giáo dục:
Hàng năm tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên những kiến thức cơ
bản về cách giữ vệ sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. đặc biệt
chú trọng tổ chức thông qua các hội thi, hội thảo... Bổ xung cung cấp tài liệu có
22


liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và một số biện pháp phòng chống ngộ
độc thực phẩm trong nhà trường.
Đầu tư cơ sở vật chất cho các bếp ăn, kết hợp với trung tâm ytế dự phòng
thị xã, có kế hoạch hàng năm phun thuốc diệt ruồi ,muỗi…
* Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non:

Hàng năm mở lớp tập huấn và đào tạo cho giáo viên mầm non về vệ sinh
an toàn thực phẩm và những vấn đề liên quan.
* Đối với nhà trường:
- Ban giám hiệu cần chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch có liên quan
đến vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phù hợp với điều
kiện thực tế.
-Tích cực bồi dưỡng chương trình trọng tâm đến chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên.
- Tích cực tuyên truyền làm tốt công tác xã hội hóa, tận dụng sự giúp đỡ
của phụ huynh cũng như của ban nghành.
-Huy động trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao nhằm giảm bớt tỷ lệ suy dinh dưỡng.
* Đối với giáo viên:
-Cần tích cực nghiên cứu tài liệu, học tập để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ
-Giáo viên nuôi dưỡng và giáo viên chủ nhiệm cần phối kết hợp để làm
tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Trong nhiều năm liên tục trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm
túc vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bản thân tôi
đã nghiên cứu và áp dụng những biện pháp và áp dụng những biên pháp chỉ
đạo giáo viên làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, làm tốt công tác đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, năm học 2013-2014 và học kỳ I của năm học
2014-2015 tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài:“Một số biện pháp chỉ đạo
nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm
non ”. Đã thu được một số kết quả bước đầu như đã nêu trên và được nhà
trường đánh giá, đề tài mang tính thiết thực có chất lượng được áp dụng ngay
23


trong trường và đạt kết quả tốt. Mặc dù bản thân tôi có rất nhiều những cố gắng
nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong hội đồng khoa học

các cấp góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn hảo hơn, góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tôi xin trân thành cám ơn!

24


Giáo viên nuôi dưỡng đang chế biến thực phẩm

25


×