Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số phương pháp phục hồi trẻ suy dinh dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.84 KB, 22 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức
khỏe trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chăm sóc và nuôi dưỡng
3. Tác giả: Nguyễn Thị Nhãn

Giới tính: Nữ

Sinh ngày 20 tháng 06 năm 1965
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ: Đại học sư phạm mầm non
Đơn vị công tác: Trường mầm non Đồng Lạc
Điện thoại: 01698143283
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Đồng Lạc
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Đồng Lạc
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Địa điểm để thực hiện áp dụng sáng kiến tại Trường MN Đồng Lạc.
- Đồ dùng cá nhân trẻ, đồ dùng dụng cụ chế biến phục vụ nuôi dưỡng, các tài liệu
có nội dung liên quan.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Áp dụng cho trẻ vào tháng 09/2014
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

(Ký tên)

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Nhãn
1



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy
dinh dưỡng trong trường Mầm Non”.
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Sức khỏe là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với mỗi con người nói
chung và đặc biệt với trẻ nhỏ nói riêng. Vì đối với trẻ đây là giai đoạn cơ thể trẻ
phát triển mạnh mẽ nhất, nhưng do chưa hoàn thiện nên còn non nớt, dễ bị nhiễm
bệnh, dễ đi đến phát triển lệch lạc, mất cân đối như: còi xương, béo phì, suy dinh
dưỡng... nếu không dược chăm sóc đúng đắn, phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển của trẻ. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển thể lực tốt nếu được chăm sóc một
cách hợp lý khoa học. Việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là một trong
những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay không chỉ của gia đình, nhà
trường mà còn là trách nhiệm của tòan xã hội.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Để thực hiện đề tài ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch trình bày ban
giám hiệu tạo điều kiện cho tôi áp dụng một số biện pháp “phòng chống suy dinh
dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng” trên tất cả nhóm lớp có trẻ
suy dinh dưỡng và phụ huynh học sinh, giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng trong
trường Mầm non tôi công tác từ tháng 9 năm 2014 dến tháng 2 năm 2015.

Điều kiện để tôi áp dụng sáng kiến:
2


- Có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dụng cụ chế biến phục vụ nuôi dưỡng
và đồ dùng, đồ chơi, môi trường cho trẻ hoạt động.
- Giáo viên nuôi dưỡng có trình độ, kỹ năng chế biến thực phẩm và chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ
3. Nội dung sáng kiến.

Tôi tiến hành điều tra thực trạng còn tồn tại trên cơ sở đó đưa ra một số giải
pháp như sau:
- Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng theo từng
nhóm nguyên nhân.
- Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng chế biến và phương pháp chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ.
* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
Chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng, từ đó có biện
pháp khắc phục tận gốc, là sự phối kết hợp đồng bộ của gia đình, nhà trường, giáo
viên nuôi dưỡng và giáo viên chăm sóc giáo dục, việc phòng chống suy dinh
dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng không phải là nhiệm vụ một
sớm một chiều mà phải thường xuyên, liên tục, hàng tháng, hàng quý, có kiểm tra
đối chứng để kịp thời bổ sung điều chỉnh cho phù hợp.
* Khả năng áp dụng:
Với đề tài này có thể áp dụng trong tất cả các trường mầm non có tổ chức
ăn bán trú tùy theo điều kiên, hoàn cảnh kinh tế của gia đình, nhà trường và địa
phương mình.
3


* Lợi ích của sáng kiến.
Giúp giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng, các bậc phụ huynh có kiến thức kỹ
năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn, hiểu sâu hơn về ý nghĩa việc phòng chống
suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng đối với sự phát triển của
trẻ. Biết cách xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
* Khẳng định giá trị của sáng kiến.
Tôi xin khẳng định các biện pháp này có thể áp dụng và triển khai cho tất cả
các trường mầm non có tổ chức ăn bán trú. Với tùy từng điều kiện của nhà trường,
khả năng của giáo viên và tình hình sức khỏe của học sinh trong trường mà mức

độ áp dụng sẽ có sự điều chỉnh thích hợp.
* Đề xuất và kiến nghị:
- Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho giáo viên nuôi dưỡng được tham gia các lớp
tập huấn về chế biến thực phẩm và nấu ăn cho trẻ.
- Tạo cơ hội cho giáo viên nuôi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn.
- Cung cấp thêm tài liệu có nội dung liên quan.

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Sức khỏe là một yếu tố vô cùng quan trọng của con người nói chung và trẻ
em nói riêng để tham gia vào các hoạt động như vui chơi học tập lao động. Chính
vì vậy mới có câu: “Có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có gì”.
Một đứa trẻ có sức khỏe tốt sẽ nhanh nhẹn, vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt
động, lĩnh hội các nội dung giáo dục một cách dễ dàng, thích giao lưu và dễ hòa
nhập. Những đứa trẻ có sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng thường chậm chạp, thiếu tự
tin, tiếp thu kiến thức kém. Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã triển
khai chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng rộng khắp từ gia đình nhà trường và toàn xã hội. Riêng bậc học mầm non trong những năm gần đây
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể thì việc phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ đã có nhiều bước tiến đáng kể nhưng kết quả vẫn
chưa được như kế hoạch đề ra. Chính vì vậy mà việc phòng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay
không chỉ của gia đình, nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
2. Điều tra thực trạng.
Mục đích của việc điều tra thực trạng là để nắm rõ được nguyên nhân dẫn
đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Từ đó có nhiều giải pháp hữu hiệu để phục hồi và
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
2.1. Về phía gia đình.

Trường Mầm non tôi công tác là một trường mà người dân sống chủ yếu
bằng nghề nông nghiệp, một số hộ kinh doanh buôn bán lẻ, tuy không còn nghèo
đói xong do công việc làm ăn vất vả nên họ ít có điều kiện quan tâm chăm sóc con
5


chu đáo, một số các bà mẹ thiếu kiến thức và cách nuôi con theo khoa học, hoặc
điều kiện kinh tế khó khăn nên phần nào ảnh hưởng tới bữa ăn của gia đình nói
chung, trẻ em nói riêng, một số gia đình lại chiều con quá mức như: cho trẻ ăn
theo ý muốn ăn quà vặt, ăn bánh kẹo trước bữa ăn , chỉ ăn một số loại thức ăn, ăn
quá nhiều chất đạm, hoặc lạm dụng việc uống sữa.
2.2. Về phía nhà trường
2.2.1. Đối với giáo viên nuôi dưỡng.
Có tổ chức ăn bán trú xong chưa có chế độ ăn riêng cho trẻ nhà trẻ và trẻ
mẫu giáo. Một số cô nuôi tính khẩu phần ăn còn chưa cân đối, chưa hợp lý giữa tỷ
lệ các chất sinh năng, tỷ lệ P động vật trong tổng số P còn thấp, tỉ lệ G cao, tỉ lệ L
thấp. Thực đơn chưa đa dạng phong phú dẫn đến trẻ chưa hứng thú với các món
ăn.
2.2.2. Đối với giáo viên trên lớp.
Giáo viên trên lớp vẫn coi trọng việc giáo dục hơn là công tác chăm sóc
nuôi dưỡng chỉ chú ý tới việc ép cho trẻ ăn hết suất chứ chưa chú ý đến việc tổ
chức sao cho trẻ ăn ngon miệng, ăn vui vẻ thích thú với các món ăn dẫn đến trẻ sợ
ăn hoặc ăn chậm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
2.2.3. Đối với trẻ.
Để nắm bắt được thực trạng trẻ suy dinh dưỡng trong trường tôi tiến hành
thu thập thông tin từ các nhóm lớp nắm bắt cụ thể số liệu tình hình sức khỏe của
trẻ trong trường , số liệu điều tra cụ thể như sau:
Thời

Nội dung Đối tượng


Tổng

gian

khảo sát

số trẻ

khảo sát

khảo sát
6

Phát triển bình
thường
Số trẻ
%

Suy dinh dưỡng
Số trẻ

%


9/2014

Cân nặng
Chiều
cao


Nhà trẻ

76

74

97.4

2

2.6

Mẫu giáo

347

338

98.6

9

2.6

Nhà trẻ

76

72


94.7

4

5.3

Mẫu giáo

347

340

98

7

2

Từ thực trạng trên cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn khá cao so với tỷ lệ
chung. Từ đó tôi đã xin ý kiến của ban giám hiệu kết hợp cùng giáo viên trên lớp
áp dụng “ một số biện pháp phòng chống trẻ suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe
cho trẻ suy dinh dưỡng” qua chăm sóc nuôi dưỡng tại trường Mầm Non.
3. Các biện pháp thực hiện.
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.
* Biện pháp:
Mỗi trẻ suy dinh dưỡng lại có một nguyên nhân khác nhau chính vì vậy mà
tôi đã gặp gỡ phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm của trẻ bị suy dinh dưỡng lấy
thông tin như cân nặng khi sinh, tình trạng sức khỏe, thói quen ăn uống ở lớp, chế
độ ăn ở nhà, quá trình tham gia các hoạt động giáo dục trong lớp... Khi đã có đầy

đủ thông tin về từng trẻ tôi tập hợp và phân loại các nguyên nhân và đề ra biện
pháp chăm sóc cụ thể cho từng nhóm nguyên nhân đó.
*Kết quả:
Tổng số trẻ bị suy dinh dưỡng là 22 trẻ.
- Trong đó 14 cháu suy dinh dưỡng do cung cấp thiếu chất dinh dưỡng do
chưa cân đối khẩu phần ăn.
- 7 cháu suy dinh dưỡng do hấp thu kém do mắc các bệnh về răng miệng và
nhiễm khuẩn.
7


- 1 cháu suy dinh dưỡng do bị sinh non, nhẹ cân.
3.2. Các biện pháp phục hồi, phòng chống suy dinh dưỡng theo từng nhóm
nguyên nhân.
3.2.1. Đối với nhóm cung cấp thiếu dinh dưỡng do chưa cân đối khẩu phần ăn.
* Biện pháp:
+ Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cách nuôi con theo khoa học:
Sau khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng tôi liền lên kế
hoạch mở các đợt tuyên truyền như viết bài tuyên truyền trên loa phóng thanh của
địa phương, mở các buổi hội thảo, xây dựng góc tuyên truyền, tổ chức các hội thi
như: “dinh dưỡng và sức khỏe trẻ thơ”, “mẹ và bé cùng làm nội trợ”, “bé khéo tay
hay làm”... Mục đích của việc tuyên truyền là giúp phụ huynh và các bà mẹ đang
mang thai hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ,
cách nuôi con theo khoa học:
- Không nên kiêng khem quá mức, nên cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất:
đạm,béo, bột đường, vitamin và muối khoáng( bữa ăn phải đa dạng, thay đổi, phối
hợp nhiều loại thực phẩm).
- Không cho con ăn quà vặt, ăn bánh kẹo uống nước ngọt trước bữa ăn.
- Cho trẻ ăn đúng giờ tạo không khí vui vẻ thoải mái trong bữa ăn.
- Bữa ăn không nên kéo dài quá 40 phút.

* Kết quả:
Phụ huynh đã hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe và sự
phát triển của trẻ. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng
và phục hồi sức khỏe cho trẻ. Biết cách phối hợp các loại thực phẩm để chế biến
8


thức ăn cho con em mình như: biết cách tô màu bát bột, chế biến phù hợp với từng
độ tuổi của trẻ, thay đổi quan niệm nuôi con không còn tình trạng kiêng khem quá
mức.

+ Đối với giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn
cân đối hợp lý (phụ lục ).
Tôi cùng chị em trong tổ nuôi dưỡng xây dựng thực đơn theo mùa, thay đổi
theo tuần,tận dụng thực phẩm sẵn có ở địa phương như: tôm, cua, trai, hến, lươn,
các loại đậu, đỗ, lạc vừng... tính khẩu phần ăn hàng ngày sao cho cân đối hợp lý:
Cân đối tỷ lệ Đạm “ P” : tỷ lệ % đạm động vật là 50->60%.
Cân đối tỷ lệ dầu mỡ “ L” : đối với trẻ em tỷ lệ L động vật và thực vật
50/50%.
Cân đối về bột đường G : cần cho trẻ ăn đủ và thường xuyên các loại ngũ
cốc và rau củ quả.
Việc tính khẩu phần ăn cho trẻ để biết được lượng kcal cung cấp cho trẻ
trong ngày đạt bao nhiêu % so với nhu cầu cần đạt, tỷ lệ kcal do các chất P-L-G
cung cấp có được cân đối hợp lý. Một số chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý sẽ giúp
cho quá trình tiêu hóa, vận chuyển trao đổi chất được tốt hơn.
Bản thân thường xuyên nâng cao kỹ năng chế biến các món ăn sao cho thức
ăn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, đa dạng về mầu sắc, thơm ngon về mùi
vị, phù hợp với độ tuổi. Ví dụ như đối với trẻ nhà trẻ, các cháu còn nhỏ cách chế
biến phải tỷ mỷ hơn, thức ăn cần nhỏ hơn, ninh nhừ hơn.
* Kết quả:

9


Bản thân đã biết cách lên thực đơn phù hợp, tính khẩu phần ăn cân đối hợp
lý, có kỹ năng chế biến phù hợp với từng độ tuổi, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
3.2.2. Đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn.
* Biện pháp:
Để kịp thời bổ sung năng lượng cho trẻ không để trẻ bị đói mới cho ăn hoặc
vẫn còn no lại cho ăn tiếp gây lên sự chán ăn ở trẻ thì tôi và chị em trong tổ nuôi
dưỡng luôn đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn, luôn đảm bảo cho trẻ ăn đúng
giờ. Đối với trẻ nhà trẻ khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn hơn. Vì vậy, ở độ tuổi
nhà trẻ và những trẻ bị suy dinh dưỡng, tôi huy động phụ huynh mang thêm sữa và
hoa quả chín để trẻ được ăn vào bữa xế chiều.

* Kết quả:
Phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng, tạo điều kiện để con em họ có thêm bữa phụ
trong ngày như mang thêm hoa quả chín, sữa, đóng góp thêm kinh phí.
3.2.3. Đảm bảo tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Biện pháp:
Tôi và các chị em trong tổ nuôi dưỡng thường xuyên đảm bảo tốt khâu vệ
sinh an toàn thực phẩm như: thực phẩm được mua đúng địa chỉ hợp đồng, rõ
nguồn gốc, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, không bị dập nát ôi thiu, kém chất
lượng, biết cách thay thế thực phẩm theo đúng nhóm, đúng định lượng, phù hợp
với thực phẩm sẵn có ở địa phương, thường xuyên thực hiện đúng chế độ vệ sinh

10


nhà bếp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng cụ chế biến, chế biến đúng quy trình, đúng
nguyên tắc bếp một chiều.

* Kết quả:
Đội ngũ cô nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh
cá nhân, vệ sinh chế biến và thực hành dinh dưỡng, không để sảy ra tình trạng mất
an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.3. Đối với nhóm suy dinh dưỡng do mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như
đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc răng miệng.
3.3.1. Tạo môi trường an toàn phòng chống nhiễm khuẩn.
* Biện pháp:
Đối với nhóm này tôi đã cùng kết hợp với giáo viên trên lớp luôn đảm bảo
ấm về mùa đông quyên góp kinh phí mua thảm trải nền, rèm cửa, mua bình ủ nước
nóng đảm bảo giữ ấm cho trẻ, trồng thêm nhiều cây xanh tạo môi trường xanh
sạch đẹp lấy bóng mát về mùa hè, đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống được đảm
bảo vệ sinh tuyệt đối, thường xuyên lau chùi đánh rửa khăn mặt ca cốc được luộc
bằng nước sôi đúng lịch. Kiểm soát, theo dõi quá trình hoạt động của trẻ không để
trẻ ra quá nhiều mồ hôi dẫn đến nhiễm lạnh. Thường xuyên vệ sinh răng miệng,
khuyến khích trẻ ăn thêm rau xanh, quả chín tăng sức đề kháng cho cơ thể.
* Kết quả:
Tỉ lệ trẻ bị nhiễm khuẩn giảm rõ rệt, sức đề kháng của trẻ được nâng lên, số
trẻ nghỉ học do ốm đã giảm đi, tỉ lệ bé chăm được đảm bảo.
3.3.2. Tạo hứng thú trong bữa ăn.
* Biện pháp:
11


Để giúp trẻ thấy thức ăn như một các gì đó thú vị, hấp dẫn, hàng ngày khi
đến giờ ăn tôi thường tranh thủ lên lớp trao đổi trò truyện cùng trẻ về các món ăn
mà trẻ sắp được ăn, ví dụ: đố các con biết hôm nay các con sẽ được ăn món gì?
Các con đã được ăn món đó bao giờ chưa? Sau đó tôi cũng cho trẻ biết cách chế
biến và tác dụng của món ăn đó đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể trẻ.
Đối với những trẻ kén chọn thức ăn hoặc trẻ ăn một loại thức ăn tôi cũng tìm cách

chế biến như xay nhỏ, trộn lẫn để trẻ không còn cảm giác sợ hãi, giúp trẻ ăn tất cả
các loại thức ăn một cách thoải mái.
* Kết quả:
Trẻ hứng thú hơn trong các bữa ăn, không còn tình trạng kén chọn thức ăn,
trẻ ăn ngon miệng và thích thú với các món ăn hơn.
3.4. Đối với nhóm trẻ suy dinh dưỡng do bị sinh non, thiếu tháng.
3.4.1. Xây dựng chế độ chăm sóc riêng.
* Biện pháp:
Đối với nhóm này cần phải có một chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tỷ mỷ hơn
ở lớp cũng như trẻ ở nhà. Tôi đã kết hợp với phụ huynh, giáo viên trên lớp bàn bạc
và đưa ra thống nhất cách chăm sóc trẻ theo một chế độ nhất định như:
Thời gian ngủ cho trẻ nhiều hơn, đến giờ ngủ tôi cho trẻ nằm riêng không
để những trẻ khác làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ăn đầy đủ các chất dinh
dưỡng chế biến dưới dạng lỏng, nhừ, phù hợp với khả năng hấp thu của trẻ,
khoảng cách các bữa ăn ngắn hơn, bổ sung thêm quả chín, rau xanh, sữa bột hàng
ngày, tạo môi trường sống an toàn vệ sinh sạch sẽ, hàng tháng cân, đo trẻ theo dõi
trên biểu đồ kịp thời khắc phục, điều chỉnh chế độ chăm sóc cho phù hợp.
* Kết quả:
12


Trẻ đã tăng cân hàng tháng, sức khỏe ổn định, phát triển bình thường, trẻ
tích cực tham gia vào các hoạt động, không có trẻ suy dinh dưỡng phát sinh thêm.
3.4.2. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động một cách phù hợp.
* Biện pháp:
Một chế độ ăn cân đối hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ tham
gia vào các hoạt động, nếu trẻ bị đói ăn không đủ chất, đủ lượng sẽ dẫn đến mệt
mỏi kém hoạt động và dẫn đến suy dinh dưỡng. Nhưng nếu chế độ ăn quá nhiều
mà không hoạt động thì lại dẫn đến thừa năng lượng gây béo phì. Chính vì vậy mà
tôi đã cùng giáo viên trên lớp xây dựng một chế độ hoạt động vui chơi phù hợp,

thực hiện đúng theo thời gian biểu, tăng cường các buổi đi dạo, đi thăm, hoạt động
ngoài trời, tích cực tổ chức các trò chơi vận động phù hợp với độ tuổi, có thi đua
khen thưởng kịp thời.
* Kết quả:
Từ đó trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, tác phong nhanh nhẹn, linh
hoạt, khả năng phối hợp giữa mắt và tay chân nhịp nhàng uyển chuyển. Đến bữa
trẻ ăn ngon miệng hơn.
3.5. Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức.
* Biện pháp:
Việc chăm sóc trẻ đã khó việc chăm sóc cho trẻ suy dinh dưỡng và phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ lại càng khó hơn đòi hỏi người giáo viên phải tâm
huyết với nghề, có kiến thức sâu rộng về dinh dưỡng. Vì vậy để nâng cao chất
lượng chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tôi đã không
ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu sách báo chuyên ngành,

13


rèn kỹ năng chế biến phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, từ đó có biện pháp cụ
thể cho việc thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn.
* Kết quả:
Qua việc tự học và tập huấn, bản thân tôi đã có một số kiến thức cơ bản về
việc phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng,
hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, có kỹ năng chế biến, xây dựng thực đơn, tính
khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi.
4. Kết quả.
Sau khi nghiên cứu, đề xuất áp dụng thực hiện đề tài “ Một số biện pháp
phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng”, qua
việc nuôi bán trú trong trường mầm non thì kết quả đạt được cụ thể như sau:
4.1. Đối với giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng:

100% giáo viên nuôi dưỡng được tập huấn về cách chế biến, hiểu rõ tầm
quan trọng của việc chăm sóc phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe
trẻ suy dinh dưỡng từ đó có ý thức học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn
hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ, từ đó áp dụng vào việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
biết cách lên thực đơn tính khẩu phần ăn cân đối hợp lý, khả năng chế biến thức ăn
cho trẻ ngày càng được cải tiến.
4.2. Đối với phụ huynh cộng đồng xã hội.
Hiểu được việc phải chăm sóc trẻ ngay từ khi bà mẹ mang thai. Biết áp
dụng nuôi con theo khoa học vào việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Biết cách phối kết
hợp nhiều loại thực phẩm trong bưã ăn nhằm phát huy hiệu quả dinh dưỡng của
thực phẩm. Phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường các biện pháp chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ .
14


4.3. Đối với trẻ
Sau khi áp dụng các biện pháp trên với tổng số 393 trẻ trong trường kết quả
cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Thời

Nội dung Đối tượng

Tổng

gian

khảo sát

số trẻ


khảo sát
2/2015

khảo sát

Cân nặng
Chiều
cao

Phát triển bình

Suy dinh dưỡng

thường
Số trẻ
%

Số trẻ

%

Nhà trẻ

76

76

100


0

0

Mẫu giáo

347

345

99.4

2

0.6

Nhà trẻ

76

75

98.7

1

1.3

Mẫu giáo


347

343

98.8

4

1.2

5. So sánh đối chứng.
Thời

Nội

Đối

Tổng

Phát triển bình

gian

dung

tượng

số trẻ

khảo sát

9/2014

khảo sát
Cân

khảo sát
Nhà trẻ

thường
Số trẻ
%

76

74

Mẫu giáo

347

Nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Mẫu giáo

nặng
Chiều
cao


2/2015

Cân
nặng
Chiều
cao

Suy dinh dưỡng
Số trẻ

%

97.4

2

2.6

338

98.6

9

2.6

76

72


94.7

4

5.3

347
76
347
76
347

340
76
345
75
343

98
100
99.4
98.7
98.8

7
0
2
1
4


2
0
0.6
1.3
1.2

15


Nhìn vào bảng so sánh trên cho thấy qua một thời gian áp dụng các biện
pháp vào việc chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức
khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng qua việc ăn bán trú tại trường sức khỏe của trẻ đã
tăng lên rõ rệt. Trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hứng thú tham gia vào hoạt động. Cụ
thể độ tuổi nhà trẻ đầu năm trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 2.6% nay không còn
nữa. Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi từ 5.3% nay còn 1.3%. Ở độ tuổi mẫu giáo
đầu năm trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 2.6% nay còn 0.6%. Trẻ suy dinh
dưỡng thể thấp còi 2% nay còn 1.2%. Như vậy, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở cả hai
thể giảm so với đầu năm là 6% – 7% .
6. Bài học kinh nghiệm
Để việc phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh
dưỡng là một việc làm hết sức cần thiết cho mỗi gia đình và trong các trường mầm
non. Qua một thời gian thực hiện đề tài tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm
sau:
- Cần nắm chắc kiến thức chăm sóc trẻ theo học nhất là giáo viên nuôi dưỡng
và các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.
- Hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng để có biện pháp phục
hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng.
- Có kiến thức và kỹ năng chế biến thức ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.

- Biết cách lên thực đơn và tính khẩu phần ăn cân đối hợp lý.
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

16


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trên đây là một số biên pháp nhằm phòng chống suy dinh dưỡng và phục
hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường.
Các biện pháp tôi đưa ra đã giúp cho các bậc phụ huynh, giáo viên chăm sóc
nuôi dưỡng hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng
và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng, từ đó có thêm kiến thức, kỹ năng
chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Các biện pháp trên được sử dụng phối hợp trong quá trình chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ bằng con đường khảo sát thực nghiệm sư phạm đã khẳng định việc
phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng đã
được nâng cao và đạt hiệu quả rõ rệt. Điều đó chứng tỏ rằng, một số biện pháp
phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng qua
việc ăn bán trú tại trường mầm non có tính khả thi cần được áp dụng trong tất cả
các trường mầm non với mục đích nâng cao sức khỏe cho trẻ nói riêng và chất
lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ nói chung.
2. Khuyến nghị
- Ban giám hiệu nhà trường bổ sung thêm đồ dùng, dụng cụ chế biến phục vụ cho
công tác nuôi dưỡng.
- Cung cấp thêm cho các cô những tài liệu về cách chế biến các món ăn cho trẻ
mầm non.

17



- Phòng giáo dục cần tổ chức cho giáo viên nuôi dưỡng được học tập chuyên
ngành nấu ăn và được đi tham quan các đơn vị làm tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng.
Với đề tài này, tôi hy vọng được góp phần công sức nhỏ bé của mình vào
chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Những gì đạt được còn rất khiêm tốn, là
nền móng cho những năm tiếp theo. Rất mong có sự đóng góp của hội đồng khoa
học để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học trẻ em.
2. Sinh lý học trẻ em.
3. Giáo dục học trẻ em.
4. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 24-36 tháng tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6
tuổi.
5. Vệ sinh an toàn thực phẩm (sở y tế chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm).
6. Hướng dẫn chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (bộ
giáo dục mầm non).
7. Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non (vụ giáo dục mầm non).
8. Tập san báo chí có nội dung liên quan.

19


PHỤ LỤC
Thực đơn mùa hè

Thứ 2
Trứng tráng
thịt.
Bữa trưa

Bữa phụ

Thứ 3
Thịt rim

Thứ 4
Thịt gà sốt

Thứ 5
Thịt bò xào

Thứ 6
Thịt viên sốt cà

đậu.

nấm.

rau củ.

chua.

Canh xương Canh tôm

Canh hến


Canh bí nấu

Canh cua nấu

nấu rau

nấu chua.

tôm thịt.

rau đay mồng

ngót.
Nước xoài.

nấu bầu.
Chuối tiêu.

Sữa đậu

Dưa hấu.

tơi.
Nước cam.

nành.
Bún riêu

Cháo cá rau


Súp thịt bò ngô

Bữa

Cháo trai

Chè sen đỗ

chiều

xương.

xanh.

Bữa trưa

cua.
Thực đơn mùa đông

cải.

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5


Thứ 6

Trứng tráng,

Thịt bò xào

Thịt rim tôm

Thịt gà xào

Thịt viên sốt

chả thịt.

rau củ.

nõn.

nấm.

cà chua.

su hào khoai

Canh tôm

Canh ngao

Canh xương


Canh cua nấu

tây cà rốt.

nấu cải

nấu chua.

bí đỏ

rau đay mồng

Canh xương

xanh.
Dưa hấu.

Sữa đậu

tơi.
Chuối tiêu.

Sữa tươi.

Nước cam.

nành.

Bữa phụ
Cháo lạc

Bữa chiều

non bí đỏ.

vừng rau

Xôi gấc.

Súp gà nấm

Cháo cá rau

rơm.

cải.

ngót.

20

Bún bò.


MỤC LỤC
TÓM TẮT SÁNG KIẾN..................................................................................................................................2
“Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng trong
trường Mầm Non”......................................................................................................................................2
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.................................................................................................................2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN......................................................................................................................................5
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.................................................................................................................5

2. Điều tra thực trạng.................................................................................................................................5
2.1. Về phía gia đình...................................................................................................................................5
2.2. Về phía nhà trường..............................................................................................................................6
2.2.1. Đối với giáo viên nuôi dưỡng............................................................................................................6
2.2.2. Đối với giáo viên trên lớp.................................................................................................................6
2.2.3. Đối với trẻ.........................................................................................................................................6
3. Các biện pháp thực hiện.........................................................................................................................7
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng......................................................................................7
3.2. Các biện pháp phục hồi, phòng chống suy dinh dưỡng theo từng nhóm nguyên nhân. .....................8
3.2.1. Đối với nhóm cung cấp thiếu dinh dưỡng do chưa cân đối khẩu phần ăn........................................8
* Biện pháp:................................................................................................................................................8
3.2.2. Đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn..........................................................................................10

21


3.2.3. Đảm bảo tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. ..............................................................................10
3.3. Đối với nhóm suy dinh dưỡng do mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như đường tiêu hóa, đường hô
hấp hoặc răng miệng................................................................................................................................11
3.3.1. Tạo môi trường an toàn phòng chống nhiễm khuẩn......................................................................11
3.3.2. Tạo hứng thú trong bữa ăn.............................................................................................................11
3.4. Đối với nhóm trẻ suy dinh dưỡng do bị sinh non, thiếu tháng..........................................................12
3.4.1. Xây dựng chế độ chăm sóc riêng....................................................................................................12
3.4.2. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động một cách phù hợp..................................................13
3.5. Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức.....................................................................................................13
4. Kết quả.................................................................................................................................................14
4.1. Đối với giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng:............................................................................................14
4.2. Đối với phụ huynh cộng đồng xã hội.................................................................................................14
4.3. Đối với trẻ..........................................................................................................................................15
5. So sánh đối chứng................................................................................................................................15

6. Bài học kinh nghiệm.............................................................................................................................16
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................................17
1. Kết luận. ...............................................................................................................................................17
2. Khuyến nghị..........................................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................19

22



×