Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.4 KB, 12 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1.Tên sáng kiến : “ Chăm sóc sức khỏe răng miệng” cho học sinh tiểu học
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Học sinh tiểu học
3.Tác giả :
Họ và tên :

Hoàng Thị Nhài

Nữ

Ngày tháng/ năm sinh : 04/07/1974
Trình độ chuyên môn : Trung cấp
Chức vụ, đơn vị công tác :

Nhân viên y tế - Trường tiểu học Sao Đỏ 2

Điện thoại : 0989.186.287
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Hoàng Thị Nhài
5.Đơn vị áp dụng sáng kiến : Trường tiểu học Sao Đỏ 2
6.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
- Về nhân lực : Cán bộ y tế chuyên trách
-Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, truyền thông , thực hành
7. Thời gian được áp dụng sáng kiến lần đầu : Từ năm học (2013 - 2014) cho
đến nay.
TÁC GIẢ
( ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN


Hoàng Thị Nhài

1


TÓM TĂT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến :
Chăm sóc sức khỏe bảo vệ sức khỏe ban đầu cho các em học sinh là
trách nhiệm chung của toàn xã hội. Bởi các em những chủ nhân tương lai của
đất nước, nguồn nhân lực vô cùng quí giá. Chúng ta những người thầy, người
cha, người mẹ cần phải quan tâm chăm sóc sức khỏe cho con em mình một cách
toàn diện, không chỉ ở trường mà ngay cả khi ở nhà. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
đạt hiệu quả tốt cũng chính là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn
diện học sinh trong trường học. Ngày nay xã hội phát triển đời sống được nâng
cao thì tình trạng sức khỏe răng miệng của các em cũng tăng theo, các nghiên
cứu và các cuộc điều tra về sức khỏe răng miệng của Viện Đào Răng Hàm Mặt
Quốc Gia đã chứng minh điều đó và qua kết quả khám sức khỏe cho học sinh tại
trường tôi trong 3 năm gần đây cho thấy tỷ lệ học sinh mắc các bệnh về răng
miệng ngày một tăng cao :
Năm 2012: 121 em mắc bệnh răng miệng = 13.2 %
Năm 2013: 315 em mắc bệnh răng miệng = 33.5 %
Năm 2014: 607 em mắc bệnh răng miệng = 66.3 %
Đó cũng chính là lý do tại sao tôi viết sáng kiến về “ Chăm sóc sức
khỏe răng miệng” cho học sinh tiểu học .
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến :
2.1.Điều kiện :
-Về nhân lực : có cán bộ y tế chuyên trách.
- Cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, truyền thông,
thực hành.
- Sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp .

2.2. Thời gian : Từ năm học ( 2013-2014) cho đến nay
2.3.Đối tượng áp dụng sáng kiến :
Đối tượng là học sinh tiểu học.

2


3. Nội dung sáng kiến :
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến :
Dựa trên những điều kiện thực tế, qua kinh nghiệm đúc rút từ thực tế của
nhiều năm công tác tại trường.Tôi đã viết sáng kiến này, sáng kiến của tôi nhằm
đưa ra các biện pháp giúp học sinh thay đổi nhận thức, hành vi của mình trong
việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.Từ đó các em có ý thức tự giác trong việc
chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân.Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt
cũng chính là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh
trong trường học.
- Khả năng áp dục sáng kiến :
Sáng kiến này giúp tôi thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe, giảng dạy cho học sinh , tạo sự hứng thú học tập của học sinh về việc
chăm sóc sức khỏe răng miệng.
- Lợi ích của sáng kiến :
Để chăm sóc tốt cho sức khỏe các em học sinh. Việc đổi mới phương
pháp truyền thông, giảng dạy là một vấn đề cần thiết. Việc đổi mới này sẽ giúp
các em thích thú, khám phá tìm tòi và ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe răng
miệng cho bản thân và cho cả gia đình.
4. Giá trị và kết quả đạt được của sáng kiến :
- Học sinh thấy được tầm quan trọng của răng miệng
- Học sinh đã có kiến thức hiểu biết về vệ sinh răng miệng .
- Học sinh đã có kiến thức về thực hành vệ sinh răng miệng .
- Học sinh đã tự ý thức được việc chải răng, chăm sóc sức khỏe răng

miệng
5. Đề xuất kiến nghị :
- Nhằm phục vụ tốt cho việc chăm sóc sức khỏe học sinh, tôi mong rằng
công tác y tế trường học luôn được quan tâm chỉ đạo hơn nữa của các cấp.
-Cán bộ y tế cần được tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ hơn.

3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến :
Trong những năm gần đây tỷ lệ học sinh mắc các bệnh về răng miệng
ngày một tăng cao. Đặc biệt là những nơi có điều kiện đời sống cao,để các em
đến trường có một sức khỏe tốt tập trung vào việc học tập. Được sự quan tâm
của Đảng và nhà Nước, trong những năm gần đây ngành Y tế và ngành Giáo
dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo triển khai việc chăm sóc
sức khỏe cho các em ngay từ khi còn ở bậc tiểu học. Nhờ đó mà công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh ngày một nâng cao.Có sức khỏe tốt sẽ
giúp các em học tập tốt và phấn đấu trở thành những chủ nhân tài tương lai
cho đất nước. Ngay tại trường nơi tôi công tác công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho các em luôn được quan tâm .Hàng năm vào đầu năm học nhà
trường đều tổ chức khám sức khỏe tổng thể cho các em học sinh toàn trường,
từ kết quả khám sức khỏe cho thấy bệnh răng miệng ngày một tăng cao :
Năm 2012: 121 em mắc bệnh răng miệng = 13.2 %
Năm 2013: 315 em mắc bệnh răng miệng = 33.5 %
Năm 2014: 607 em mắc bệnh răng miệng = 66.3 %
Còn theo kết quả điều tra về sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2011 cho
thấy hơn 85% trẻ em từ 6 đến 8 tuổi mắc bệnh sâu răng.Còn theo thống kê
của Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia: 99,4% dân số Việt Nam mắc các bệnh

răng miệng. Tỉ lệ sâu răng ở độ tuổi dưới 18 là gần 90% (với 2,84 chiếc răng
sâu/người). Khi các em có vấn đề về sức khỏe răng miệng có nguy cơ dẫn đến
tình trạng suy dinh dưỡng vì không ăn được. Ngoài ra các em không thể tập
trung trong lớp học, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời và đúng
cách, các em sẽ thường xuyên vắng mặt vì không đến lớp được do đau nhức
răng.Chưa kể đến mức độ nghiêm trọng của bệnh răng miệng hiện nay được
đánh giá tương tự như các bệnh mạn tính, có khả năng ảnh hưởng xấu đến
chất lượng cuộc sống ngay từ khi các em còn nhỏ cho đến tận tuổi già.
Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng các em mắc các bệnh về răng
miệng .Ngành Y tế nước ta đã và đang có những sách lược ứng phó. Một
4


trong những chiến lược được xem là hiệu quả nhất là sự đầu tư đến việc giáo
dục nâng cao kiến thức về sức khỏe răng miệng tại các trường học. Nhu cầu
đặt ra là phải làm thế nào để cải thiện tình trạng các em mắc các bệnh về
răng miệng. Từ thực tế tôi nhận thấy muốn cải thiện được tình trạng các em
mắc bệnh về răng miệng.Thì việc đầu tiên chúng ta cần phải làm cho các bậc
cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo, các em học sinh hiểu được tầm quan trọng
của việc chăm sóc răng miệng. Đó cúng chính là lý do tại sao tôi viết sáng
kiến về “ Chăm sóc sức khỏe răng miệng” cho học sinh tiểu học .
Sáng kiến này chỉ ra những điểm hạn chế trong kiến thức, thực hành về
vệ sinh răng miệng của học sinh, đồng thời đưa ra kiến nghị định hướng cho
công tác giáo dục truyền thông chương trình chăm sóc răng miệng tại các trường
học có hiệu quả trong việc vệ sinh răng miệng và đem lại sức khỏe tốt cho thế hệ
mai sau.
2. Thực trạng của vấn đề :
Bệnh răng miệng trong đó chủ yếu là sâu răng và viêm nướu là những
bệnh phổ biến của lứa tuổi học đường .Theo kết quả khám sức khỏe tại trường
tôi cho thấy tình trạng sức khỏe răng miệng của học sinh trong 3 năm gần đây

như sau :
Năm 2012: 121 em mắc bệnh răng miệng = 13.2 %
Năm 2013: 315 em mắc bệnh răng miệng = 33.5 %
Năm 2014: 607 em mắc bệnh răng miệng = 66.3 %
Còn theo kết quả cuộc “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” của
Viện Răng Hàm Mặt TP HCM thực hiện, tỷ lệ trẻ bị sâu răng trong nhóm tuổi
6-8 là 25,4% và tăng lên theo từng nhóm tuổi lần lượt là 54,6% ở nhóm 9-11
tuổi; 64,1% ở nhóm 12-14 tuổi và 68,6% ở nhóm 15-17 tuổi
Cuộc khảo sát cũng cho thấy một kết quả “đáng giật mình” là hai phần
ba số trẻ 6-14 tuổi không khám răng miệng thường xuyên dẫn đến 85% học
sinh tiểu học bị sâu răng và 100% học sinh không thực hiện đánh răng đầy đủ
3 lần một ngày. Những trẻ này thường lơ là, trốn đánh răng hay chỉ súc miệng
sơ qua bằng nước lã trước khi đi ngủ. Điều này rất đáng quan tâm vì việc vệ
5


sinh răng miệng kém sẽ tạo điều kiện gây nên bệnh sâu răng, ảnh hưởng đến
sức khỏe.
Sâu răng giờ đây trở thành căn bệnh phổ biến trong cuộc sống văn
minh hiện đại, các bậc phụ huynh dường như không chú ý mấy đến vấn đề vệ
sinh răng miệng cho trẻ. Trước những thực trạng đáng lo ngại như vậy, việc
chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ cần phải được xem là mối quan tâm hàng
đầu của các ông bố bà mẹ và không nên xem nhẹ bệnh sâu răng
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết
hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tốt và phấn đấu trở thành
nhân tài tương lai cho đất nước. Do vậy việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho
các em học sinh hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước. Đối
với trường chúng tôi cũng vậy việc chăm sóc sức khỏe cho các em luôn được ưu
tiên, hàng năm đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các em học sinh toàn

trường, từ những kết quả khám sức khỏe đó cho thấy tỷ lệ các em học sinh ở
trường tôi mắc các bệnh về răng miệng 3 năm trở lại đây ngày một tăng, Vậy lý
do là gì khiến cho tình trạng răng miệng của các em không được cải thiện mà
ngày một gia tăng? Tôi đã luôn đặt ra câu hỏi và tiến hành :
3.1Tìm hiểu về kiến thức của học sinh:
3.1.1 Kiến thức hiểu biết về vệ sinh răng miệng của học sinh:
- Phần lớn khi được hỏi các em đều biết chăm sóc răng miệng bằng cách
chải răng , nhưng chải như thế nào cho có hiệu quả thì các em lại ít nắm được.
- Kiến thức về khám răng định kỳ : Các em đều biết là phải đi nha sĩ,
nhưng khi hỏi các em cho biết chỉ đi khám khi có vấn đề về răng miệng
- Kiến thức về chất Flour: Khi được hỏi về tác dụng của Flour đối với
răng miệng một nửa số học sinh không hiểu về tác dụng của Flour . Còn bổ sung
Flour thì các em biết nhiều nhất là dùng kem đánh răng có chứa Flour.
- Kiến thức về những bệnh có liên quan đến vệ răng miệng : Phần lớn các
em đều biết là do vệ sinh răng miệng không tốt, và do ăn thực phẩm có đường.
Còn nhận biết được dấu hiệu về bệnh răng miệng nhiều nhất đó là biểu hiện :
6


đau răng,nướu sưng to và dễ chảy máu .Còn thế nào là nướu bị bệnh thì số ít các
em nhận biết được.
3.12. Kiến thức về thực hành vệ sinh răng miệng :
- Khi được hỏi về phương pháp chải răng đúng :Tôi thấy rằng số ít các em
thực hiện được, mà phương pháp chà ngang được sử dụng là chủ yếu, thời điểm
thực hiện chải răng đa số là buổi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng khi ngủ dậy.
- Khi được hỏi về thực hành khám răng định kỳ : Phần lớn là đi khám khi
răng miệng có vấn đề .
- Khi các em được hỏi về thói quen sử dụng thực phẩm có đường : Cho
thấy gần như ngày nào các em cũng dùng từ 1 đến 2 lần trong ngày vào bữa ăn
chính.

Vậy vấn đề của việc ngày một gia tăng tình trạng các em mắc các bệnh về
răng miệng chính là sự thiếu hụt kiến thức về vệ sinh răng miệng và kiến thức
thực hành về vệ sinh răng miệng. Dựa vào kết quả khám sức khỏe, qua tìm hiểu
học sinh tôi nhận thấy cần phải tăng cường kiến thức về vệ sinh răng miệng cũng
như kiến thức về thực hành vệ sinh răng miệng cho các em, bởi chỉ khi nào các
em hiểu rõ về tầm quan trọng của răng miệng, cũng như nắm rõ các kiến thức về
vệ sinh răng miệng, thực hành vệ sinh răng miệng thì khi đó tỷ lệ các em mắc về
các bệnh răng miệng mới được giảm xuống.
Giáo dục sức khỏe răng miệng là nghệ thuật truyền bá các kiến thức về
bệnh lý răng miệng, cách vệ sinh răng miệng, thực hành vệ sinh răng miệng từ
người cán bộ y tế đến học sinh. Làm thế nào để các em hiểu và làm thay đổi
hành vi một cách tích cực có lợi cho sức khỏe học sinh . Đây là một biện pháp dễ
thực hiện đạt hiệu quả cao đem nhiều lợi ích cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
Răng miệng tốt đồng nghĩa với sức khỏe tốt, bởi vậy duy trì thói quen bảo vệ
ngay từ nhỏ có tác dụng làm cho người ta khỏe mạnh và trường thọ. Tuổi học
đường là thời gian cho trẻ hoàn thiện các chức năng của mình cũng chính trong
thời điểm này có nhiều nguy cơ làm phát sinh các bệnh về răng miệng . Tuy
nhiên các bệnh về răng miệng có thể phòng tránh được nếu chúng ta hướng dẫn
cho các em cách phòng ngừa. Và để cuốn hút, giúp các em ghi nhớ, cũng như
7


thích thú trong việc tìm tòi hiểu biết các kiến thức về vệ sinh răng miệng, thực
hành về sinh răng miệng tôi đã tiến hành:
3.2 Truyền thông giáo dục sức khỏe :
Việc tổ chức truyền thông GDSK cho các em là vô cùng quan trọng, bởi
vì đây là một trong những nhiệm vụ mà cán bộ y tế phải tiến hành thường xuyên
, nhưng làm thế nào để các em hào hứng, chú ý, thích thú tìm tòi học hỏi, khám
phá để rồi thay đổi nhận thức, hành vi có ý thức tự giác trong việc chăm sóc sức
khỏe răng miệng mới là quan trọng, rút kinh nghiệm những từ năm trước thay

bằng việc viết bài đọc tuyên truyền cho học sinh trong các buổi chào cờ thì nay
tôi đã thay đổi bằng các hình thức khác :
- Truyền thông qua tranh, qua băng đĩa, mô hình, qua phim. Từ đó tôi xây
dựng nên một số tình huống có liên quan để các em tự nhận xét và phát hiện
cách giải quyết tình huống đó.
- Kết hợp với giáo viên mỹ thuật cho học sinh vẽ tranh chủ đề về chăm
sóc răng miệng.Nội dung của tranh phải thể hiện được việc cần phải chăm sóc
sức khỏe răng miệng.
- Tổ chức cho học sinh thực hành trực tiếp trên mô hình răng và các em
được thực hành ngay chính trên hàm răng của mình.Trong và sau quá trình thực
hiện có kết hợp hỏi đáp và nhận xét về các bước thực hiện chải răng của bạn đã
đúng chưa.
- Khi có kết quả khám sức khỏe : Tôi còn trực tiếp thông báo tới từng học
sinh về kết quả khám sức khỏe răng miệng của các em. Dựa vào kết quả về bệnh
lý răng miệng mà các em đang mắc .Tôi hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc,
phương pháp điều trị
- Ngoài các buổi truyền thông trước toàn trường. Tôi còn thực hiện trực
tiếp các tiết giảng ngay chính trong lớp học của các em vào tiết HĐNGLL, Các
bài giảng ngắn gọn giúp các em dễ hiểu dễ nhớ, nội dung phù hợp với từng khối:
* Khối 1:
+ Chải răng đúng cách
+ Tại sao chải răng
8


+ Khi nào chải răng
* Khối 2:
+ Chải răng đúng cách
+ Lực chọn và giữ gìn bàn chải
+ Thức ăn tốt cho răng

* Khối 3:
+ Chải răng đúng cách
+ Nguyên nhân sâu răng
+ Thói quen có hại cho răng
* Khối 4:
+ Chải răng đúng cách
+ Nguyên nhân, phòng ngừa viêm nướu
* Khối 5:
+ Chải răng đúng cách
+ Nguyên nhân, phòng ngừa viêm nướu, sâu răng
Thông qua các tiết học giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc
chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Từ những hoạt động động như vậy sẽ giúp các em thay đổi hành vi của
mình một cách tích cực có lợi cho cộng đồng. Chính vì vậy trong bài viết này tôi
mong rằng sẽ góp thêm một chút sáng kiến nhỏ của mình trong việc cải thiện
tình hình các em học sinh hiện mắc các bệnh về răng miệng ngày càng cao.
5. Kết quả đạt được :
Qua một thời gian thực hiện các hình thức truyền thông, đến nay tôi
nhận thấy các em học sinh đã thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc
sức khỏe răng miệng, chăm sóc răng miệng là điều mà các em phải thực hiện
thường xuyên lúc ở trường cũng như khi ở gia đình, trở thành thói quen của
các em .
Việc cung cấp các kiến thức giúp các em thay đổi hành vi, nhận thức
của mình , tự giác trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân .
6.Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng :
- Về nhân lực : có cán bộ y tế chuyên trách
- Trang thiết bị : Tranh , băng đĩa, tài liệu, mô hình ...
9



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận :
- Nắm bắt được tình hình sức khỏe của học sinh, ngay từ năm học này
tôi đã tiến hành các hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe. Ngoài ra tôi
còn trực tiếp tham gia giảng dạy trên lớp cho các em . Việc cung cấp các kiến
thức cơ bản cho học sinh về vệ sinh răng miệng, thực hành vệ sinh răng
miệng giúp các em thay đổi hành vi, nhận thức của mình, tự giác trong việc
chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân.
2. Khuyến nghị :
- Đối với cán bộ y tế : Từ trên thực tế và qua quá trình công tác bản
thân tôi nhận thấy nếu mỗi cán bộ y tế học đường luôn có ý thức rèn luyện và
tận tình với công việc thì chắc chắn việc tạo dựng một nền tảng sức khỏe cho
các em học sinh vững bước trên con đường học tập là không khó. Có sức
khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt để sau này trở thành người có ích cho xã
hội và là chủ nhân tương lai của đất nước.
- Đối với các đoàn thể trong nhà trường : Cần có sự phối hợp chặt chẽ
hơn nữa giữa Đoàn, Đội , giáo viên chủ nhiệm và phòng y tế nhà trường để
giúp công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh ngày một tốt hơn .
-Y tế trường học cần được quan tâm chỉ đạo hơn nữa của nhà trường,
các lãnh đạo cấp trên để hoạt động y tế trường học phát triển đi lên phục vụ
tốt cho việc phát triển toàn diện của học sinh
Trên đây tôi đã trình bày công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng cho
học sinh tiểu học. Một phần tôi mong đóng góp phần nhỏ của mình trong
việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của học sinh cả nói chung và học sinh
tiểu học nói riêng . Một phần khi trình bày ý kiến của mình tôi rất mong được
sự bổ sung, đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí giáo
viên, các đồng chí trong tổ.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Sao Đỏ, ngày 25 tháng 2 năm 2015


10


11


12



×