Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.94 KB, 3 trang )
Làm sao để chăm sóc sức khỏe răng miệng ở
người cao tuổi
Dinh dưỡng hợp lý:
Các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin cho
cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng; chúng cũng có
tác dụng làm sạch răng sau khi ăn.
Nên ăn trái cây tươi thay cho bánh ngọt (dẻo, dính, dễ bám
và làm sâu răng). Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và
đánh răng ngay sau đó. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là
trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ, vì chúng là đồ ăn sống.
Việc ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản
ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần
ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu
lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong
miệng lên men, tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến
sâu răng.
Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ),
béo (dầu thực vật; hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động
vật), vitamin (trái cây), muối khoáng.
2
Phòng bệnh nha chu
Mảng bám vi khuẩn (do thức ăn thừa, khói thuốc lá gây nên)
là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Nếu không chải răng kỹ,
mảng bám sẽ dày dần và gây viêm lợi.