Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn dạy mảng kiến thức so sánh số cho HS lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.85 KB, 25 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Dạy mảng kiến thức so sánh số cho học sinh lớp 1.
2. Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong chương trình dạy toán về số tự nhiên
cho học sinh lớp 1.
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Tú.
Ngày, tháng, năm, sinh: 27/9/1974.
Chức vụ: Giáo viên.
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cộng Hòa - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải
Dương.
Điện thoại: 01689059372.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường tiểu học Cộng Hòa.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 1B
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Áp dụng dạy trong trường Tiểu học ở Khối 1.
7.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013 - 2014.

TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Tú

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong chương trình học về số tự nhiên của môn Toán lớp 1 học sinh được


làm quen với đọc, viết số đến 100, cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100….
Qua quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh còn lúng túng ở mảng so sánh số tự
nhiên, có nhiều em là học sinh diện Năng khiếu vẫn làm nhầm, làm sai. Vậy làm
thế nào để học sinh nắm được đặc điểm, có kiến thức và kĩ năng của mảng kiến
thức này một cách chủ động và không nhầm lẫn khi gặp phải. Chúng ta ai cũng
biết học sinh lớp Một mới bắt đầu làm quen với việc học tập, muốn chơi hơn là
học. Theo chỉ đạo của cấp trên thì hai năm học gần đây không chấm điểm cho
bài làm của học sinh mà chỉ nhận xét nhẹ nhàng thì học sinh lớp Một, vốn hiếu
động có phần ỉ lại hơn. Vì vậy việc truyền thụ kiến thức cho học sinh có phần
khó khăn hơn. Tôi mạnh dạn nghiên cứu viết sáng kiến Dạy mảng kiến thức về
so sánh số cho học sinh lớp Một. Tôi đưa ra một số biện pháp để đồng nghiệp
cùng tham khảo.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng
2.1. Có cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phù hợp với bảng từ.
- Phạm vi kiến thức: Dạy về so sánh số cho học sinh lớp Một.
2.2. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ năm học 2013 - 2014 đến
nay.
2.3: Đối tượng áp dụng: Giáo viên giảng dạy lớp 1 và học sinh lớp 1.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1: Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
*. Phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Không gò bó, dập khuôn, không
tạo áp lực đối với học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh.
*. Cách dạy móc xích, mối liên quan giữa bài học về các số tự nhiên với
bài so sánh số tự nhiên. Dạy bài trước làm tiền đề cho bài dạy sau.
2


*. HS nắm chắc thuật ngữ toán học như: Liền trước, liền sau, tăng dần,
gảm dần, nếu, …HS có thói quen quan tâm tới dữ liệu đã cho của đề toán tìm ra
đáp án, Biết rút ra quy tắc cho mỗi dạng bài.

*. HS nắm chắc cấu tạo, vị trí và giá trị của số tự nhiên. Phát huy tính tích
cực cho học sinh, giúp học sinh đại trà nắm chắc kiến thức, học sinh Năng khiếu
phát huy được tư duy và óc sáng tạo.
3.2: Khả năng áp dụng sáng kiến:
- Áp dụng với đối tượng HS lớp Một trong các trường Tiểu học.
4. Kết quả đạt được của sáng kiến:
Bằng cách dạy lấy học sinh làm trung tâm, giảng dạy theo lối móc sinh,
tạo trò chơi trong học tập tôi thấy học sinh rất hứng thú trong mỗi tiết học. Các
em luôn chú ý việc đọc đề bài, tìm hiểu dữ liệu đã cho, đó là các con số, các
thuật ngữ toán học, các dấu… mà đề toán đã cho để làm bài. Hăng hái phát biểu
ý kiến của mình, mạnh dạn trình bày những ý hiểu của bản thân. Đặc biệt nhiều
em trình bày bài khoa học, sạch, đẹp. Một điều bất ngờ nữa mà sáng kiến mang
lại là các em sôi nổi, hào hứng, tìm tòi, sáng tạo trong cả các tiết học khác.
5. Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến:
Để dạy môn Toán nói chung và dạy mảng kiến thức so sánh số nói riêng
đạt kết quả cao cần:
- Trang bị cho giáo viên, học sinh bộ đồ dùng toán thực hành đồng bộ.
- Bộ đồ dùng có nam châm phù hợp với sử dụng bảng từ.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu, chuyên đề về môn
toán để tháo gỡ những vướng mắc trong mỗi giờ học.

3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Dạy và học Toán trong trường Tiểu học là một khâu quan trọng của quá
trình dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói về vị trí vai trò của bộ
môn Toán: “Trong các môn khoa học và kỹ thuật, toán học giữ một vị trí nổi
bật. Nó có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là một

môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp
suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết
các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Nó còn giúp chúng
ta rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác như: Cần cù và nhẫn nại, tự lực cánh
sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lý”. Để đáp ứng
những yêu cầu mà xã hội đặt ra. Giáo dục và đào tạo phải có những cải tiến,
điều chỉnh, phải thay đổi về nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng
dạy cho phù hợp để HS phải thực sự tích cực, chủ động tự giác, luôn tìm tòi, suy
nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Mặt khác môn Toán thiết thực
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học theo đặc trưng và khả năng của
môn Toán, cụ thể là chuẩn bị cho học sinh những tri thức, kỹ năng toán học cơ
bản cần thiết cho việc học tập hoặc bước vào cuộc sống lao động.
Trong môn Toán của bậc Tiểu học, việc học về số tự nhiên là một phần
kiến thức rất quan trọng. Học sinh dù xuất sắc hay bình thường, dù là bậc trí
thức hay người nông dân, là cán bộ hay công nhân lao động thì khi ra ngoài cuộc
sống không thể tách rời các con số. Thời gian dành cho học về số tự nhiên của
học sinh Tiểu học chiếm khá lớn, bắt đầu từ các số 1, 2, 3, … ở lớp 1, cho đến
các số lớn hơn ở lớp 4 là lớp tỉ. Tuy mảng kiến thức so sánh số tự nhiên không
chiếm nhiều thời lượng trong chương trình học Toán, nó cũng không phải là vấn
đề mấu chốt trong giải toán nhưng nó là cơ sở, là nền móng cho học sinh lĩnh
hội những tri thức toán học khác cao hơn, quan trọng hơn.
Lớp Một là lớp học nền móng của bậc Tiểu học, việc học Toán ở lớp 1
cũng chính là việc đặt những viên gạch đầu tiên cho mái nhà tri thức Toán học.
4


Một trong những viên gạch vững chắc đó chính là mảng kiến thức về so sánh số
tự nhiên. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Dạy mảng kiến thức
so sánh số cho học sinh lớp 1”
2. Cơ sở lí luận của vấn đề:

Đối với môn Toán lớp 1, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm
xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các em đi vào
thế giới kỳ diệu của toán học. Rồi mai đây, các em lớn lên, nhiều em trở thành
nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ… trở thành những người lao động sáng tạo trên
mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống, trên tay có máy tính xách tay, trong túi có
máy tính bỏ túi… nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên
đến trường học đếm và tập viết 1, 2, 3… học các phép tính, cộng, trừ… Các em
không quên được vì đó là kỷ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn thế nữa,
những con số, những phép tính ấy cần thiết cho suốt cả cuộc đời.
Đối với mảng kiến thức “so sánh số”, là một trong những mảng kiến thức
cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học. Thông qua việc học các con
số, so sánh các số để nắm được vị trí các số, các em sẽ được phát triển trí tuệ,
được rèn luyện kỹ năng tính toán. Nắm chắc mảng kiến thức này sẽ giúp các em
dễ dàng hơn trong việc học tập các mảng kiến thức khác của môn Toán ở lớp 1
nói riêng và ở các lớp trên nói chung.
3. Thực trạng của vấn đề.
3.1. Về học sinh
Khi bắt đầu những bài học đầu tiên của môn Toán lớp 1 về số tự nhiên thì
các em lĩnh hội những kiến thức vô cùng đơn giản chỉ là các số 1, 2, 3… biểu thị
cho số lượng đồ vật là một, hai hay ba mà thôi. Nghe rất dễ nhưng thực ra không
dễ chút nào, bởi thấy dễ thì cả cô và trò, kể cả phụ huynh đều rất chủ quan, nắm
bắt vấn đề một cách máy móc, thậm chí là hời hợt, bởi có 1 que tính ứng với số
1, hai que tính ứng với số 2…và cứ như vậy học sinh đọc xuôi, đọc ngược một
cách trôi chảy các số đã học và như vậy chúng ta nghĩ rằng đã thành công.
Thực tế tôi thấy đó mới chỉ là học vẹt mà thôi. Nhiều học sinh khi bắt đầu vào
5


học lớp 1 đã biết đếm, có thể biết viết các số đến 100, nhưng thực chất các em
không hề hiểu bản chất của những số và chữ số đó. Vì vậy khi có yêu cầu xếp

các số theo thứ tự từ bé đến lớn, hay từ lớn đến bé nhiều em đã rất lúng túng.
Các bài toán dạng điền dấu >, <, = vào ô trống hay điền số thích hợp vào ô trống
các em lại càng lúng túng hơn, nhiều em học sinh Năng khiếu vẫn làm sai.
3.2. Về đồ dùng dạy học:
Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, để học sinh học tốt “So
sánh số” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh hoạ.
Nhất là bộ que tính gồm các thẻ chục và các que tính rời, Các số và chữ số trong
phạm vi 10.
Trong những năm qua, các trường Tiểu học đã được cung cấp khá nhiều
trang thiết bị và đồ dùng dạy học đồng bộ để dạy cho cả cấp học, thống kê theo
danh mục thì số lượng có thể đáp ứng được yêu cầu trong dạy toán Nhưng chỉ
qua một, hai năm sử dụng đồ dùng bị cũ, mất, ...không đáp ứng được nhu cầu
dạy và học theo phương pháp đổi mới hiện nay. Hơn nữa bộ đồ dùng cũ, GV
phải sử dụng bảng cài vừa cồng kềnh lại không có tính khoa học, mất thời gian
mà không thu hút được sự chú ý của học sinh.
3. 3.Về giáo viên:
Phần lớn các đồng chí giáo viên đã bám sát nội dung, truyền thụ cho học
sinh đầy đủ nội dung kiến thức của mảng kiến thức so sánh số, nhưng hầu hết
giáo viên lại không chú ý đến vấn đề liên quan sâu sắc, mật thiết giữa việc học
các số tự nhiên với việc so sánh thứ tự số, điền số thích hợp… dạy bài nào biết
bài đấy, dạy đủ nội dung sách giáo khoa mà không tìm nội dung trọng tâm của
bài này để làm tiền đề cho bài sau.
Một số đồng chí giáo viên ngại tìm tòi kiến thức nâng cao trong bài. Gọi
là nâng cao, tưởng như vượt ra ngoài chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học,
nhưng thực chất chỉ là khắc sâu kiến thức cho học sinh mà thôi. Như khi dạy bài
các số 1, 2, 3. Nếu chỉ theo nội dung sách giáo khoa thì học sinh sẽ làm một
cách máy móc một con chim, một bạn gái, một chấm tròn có số lượng là một
6



viết là 1. tương tự với số 2 và số 3, tiếp theo học sinh luyện viết số và đếm từ 1
đến 3 và từ 3 đến 1. Nếu chỉ có vậy thì thật quá dễ với cô và trò. Chính vì vậy
mà không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Không phát triển
được tiềm năng cho những HS Năng khiếu. Theo tôi thấy để học sinh nắm chắc
hơn thì giáo viên cần hướng dẫn các em biết chỉ số lượng ít nhất là 1, chỉ số
lượng nhiều nhất là 3. đứng ngay sau số 1 là 2, đứng ngay sau số 2 là 3, đứng
trước số 3 là 2, đứng trước 2 là 1, ở giữa 1 và 3 là 2. Thay vì đọc 1, 2, 3 và 3, 2,
1 thì giáo viên yêu cầu đọc các số đã học theo thứ tự từ bé đến lớn hay từ lớn
đến bé. Điều đó giúp phát triển tư duy về số tự nhiên ngay từ ban đầu cho học
sinh lớp 1, cũng là tiền đề cho học các số lớn hơn sau này.
3.4. Những sai lầm và khó khăn thường gặp của giáo viên và học sinh
khi dạy và học mạch kiến thức: “So sánh số” ở lớp 1.
Về mặt nhận thức giáo viên còn coi việc dạy mảng kiến thức “So sánh số”
cho học sinh lớp 1 là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có
phương pháp giảng dạy có hiệu quả.
Kiến thức về số tự nhiên của học sinh lớp 1 thiên về học “vẹt” rất nhiều.
Từ khi chưa đi học thì bố, mẹ, ông, bà đã dạy đếm 1, 2, 3, … có em đếm được
đến 100 mà không hiểu về bản chất của những con số. Dù là mảng kiến thức
không khó, không phức tạp nhưng cũng có những thuật ngữ toán học cần lưu ý,
cũng có những mấu chốt cần quan tâm, giáo viên lại bỏ qua vấn đề này nên học
sinh lớp 1 còn lúng túng, còn làm sai khi gặp những dạng toán này.`
Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy mảng kiến
thức “so sánh số” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt.
Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sai phạm để nêu vấn đề.
Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các nhóm cũng
như các đối tượng học sinh trong quá trình học.
Chưa biết cách giúp HS đi sâu, tìm hiểu những thuật ngữ toán học, những
bản chất cơ bản có trong bài toán.
7



Khả năng kiên trì của học sinh lớp 1 trong quá trình học toán nói chung
cũng như học “So sánh số” nói riêng còn chưa cao.
3.5. Điều tra khảo sát
Khảo sát HS lớp 1C năm học 2013 - 2014
Đề bài: >, <, = ?
55 ….. 50

17 ….. 70

50 …. 49

34 …. 41

25 …. 52

85 …. 58

Sĩ số Điểm
35

9, 10
7, 8
5, 6

Số HS đạt/
tổng số
15/35
15/35
4/35


Dưới 5

1/35

Lỗi của HS trong bài khảo sát

Tỷ lệ%

Trình bày đúng, sạch đẹp
Trình bày còn bẩn, còn gạch xóa
Còn nhầm lẫn dấu, bài làm gạch

42,8
42,8
11,4

xóa.
Không biết làm bài

3,0

* Ưu điểm:
- Phần lớn học sinh biết cách so sánh và điền dấu.
- Học sinh ham học, có hứng thú học tập môn Toán, tích cực làm bài.
- Học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào làm toán.
* Hạn chế:
- Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp.
- Một số học sinh chưa có kĩ năng so sánh theo từng bước, chỉ quan sát
nhanh và vội vàng điền dấu, có em còn nhầm lẫn so sánh từ phải sang trái, có

em chỉ quan sát chung chung, cứ thấy bên trái có chữ số bé hơn hoặc có chữ số
lớn hơn là vội điền dấu chứ không quan sát xem chữ số là số chục hay đơn vị.
4. Các giải pháp và biện pháp thực hiện
Từ nhiều năm nay tôi được phân công giảng dạy lớp 1. Trong suốt những
năm học qua tôi tìm hiểu, ghi chép tập hợp những ưu điểm, thiếu sót của học
8


sinh trong lớp mình, lớp bạn mạch kiến thức về số tự nhiên, nhất là mảng kiến
thức về “So sánh số” tôi đã mạnh dạn trao đổi cùng bạn bè, đồng nghiệp trong
và ngoài trường về những ưu điểm và thiếu sót của học sinh lớp 1 nói chung
trong việc “So sánh số” đồng thời trao đổi, bàn bạc và để xuất một số ý kiến để
phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót của học sinh và giáo viên.
- Năm học 2013 - 2014 Tôi mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm đồng
thời tiếp tục tìm hiểu thêm những vướng mắc của học sinh cũng như của giáo
viên về “mảng kiến thức so sánh số tự nhiên” bổ xung thêm cách tháo gỡ, tích
lũy thêm kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế tiếp tục ở năm học 2014 - 2015.
4.1. Nắm bắt nội dung chương trình:
Để dạy tốt toán lớp 1 nói chung. “So sánh số” nói riêng, điều đầu tiên mỗi
giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa. Nhiều
người nghĩ rằng toán tiểu học và đặc biệt là toán lớp 1 thì ai mà chả dạy được.
Đôi khi chính giáo viên đang trực tiếp dạy cũng rất chủ quan và cũng có những
suy nghĩ tương tự như vậy. Qua dự giờ một số đồng chí giáo viên tôi nhận thấy
giáo viên dạy bài nào chỉ cốt khai thác kiến thức của bài ấy, còn các kiến thức cũ
có liên quan giáo viên nắm chưa thật chắc. Người ta thường nói “Biết 10 dạy 1”
chứ không thể “biết 1 dạy 1” vì kết quả thu được sẽ không còn là 1 nữa.
* Trong chương trình toán lớp 1 sang đến tuần thứ ba học sinh bắt đầu
tiếp cận với khái niệm so sánh các số trong phạm vi 10 và điền dấu >, <, = vào
chỗ chấm khi so sánh hai số đã cho. Mặc dù vậy thì ngay ở những tuần đầu tiên
khi học về nhiều hơn, ít hơn, các số 1, 2, 3… đã phải ngầm giới thiệu cho học

sinh về thứ tự và giá trị của mỗi số đã học.
* Ở các tuần học tiếp theo hầu hết các bài đều có liên quan đến mảng kiến
thức này, kể cả khi dạy các bài cộng, trừ trong phạm vi 10 hay 100 thì các bài
điền số vào chỗ chấm cũng rất cần mảng kiến thức này.
* Tuần 26 có bài “So sánh các số có hai chữ số” là bài duy nhất dạy về so
sánh các số có hai chữ số trong chương trình Toán lớp 1. Tuy vậy trong các bài
9


học tiếp theo luôn đan xen luyện tập dạng bài này và một số bài toán cũng cần
sử dụng đến mảng kiến thức này như: Điền số?
4. 2. Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học:
Như chúng ta đã biết, con đường nhận thức của học sinh Tiểu học là “Từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực
tiễn”. Đồ dùng thiết bị day học là phương tiện vật chất, phương tiện hữu hình
cực kỳ cần thiết khi dạy Toán cho học sinh lớp 1. Cũng trong cùng một đề toán
nếu chỉ dùng lời văn để dẫn dắt, dùng lời để hướng dẫn học sinh làm bài thì vừa
vất vả tốn công, vừa không hiệu quả và sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với dùng
đồ dùng thiết bị, tranh ảnh, vật thực để minh hoạ. Chính vì vậy rất cần thiết phải
sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học để dạy học sinh.
Ví dụ: Dạy bài: So sánh các số có hai chữ số. Khi so sánh 63 và 58. Nếu
chỉ nói miệng 6 chục lớn hơn 5 chục nên 63 > 58 thì HS cũng chỉ hiểu bài một
cách máy móc mà thôi. Nhưng nếu các em lấy 6 thẻ que tính và 3 que tính rời so
với 5 thẻ que tính và 8 que tính rời, các em sẽ hình thành được biểu tượng về số
chục và số đơn vị, từ đó dễ dàng nhận ra cần chú ý đến số chục trước khi so
sánh. Nhìn vào mô hình HS biết vì sao 63 > 58, có thể giải thích được.
Một số giáo viên còn ngại, hoặc lúng túng sử dụng đồ dùng dạy học khi
giảng dạy nói chung và khi dạy “So sánh số tự nhiên” nói riêng. Để khắc phục
tình trạng này, giáo viên cần có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp.
Cần đưa nội dung về sử dụng đồ dùng vào các buổi sinh hoạt chuyên môn để

thống nhất sử dụng đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học.
4.3. Các giải pháp dạy mảng kiến thức so sánh các số tự nhiên.
4.3.1. Vị trí, giá trị của mỗi số, chữ số trong dãy số tự nhiên.
Đây là kiến thức cơ bản, quan trọng khi dạy và học về số tự nhiên. Đối
với học sinh lớp 1 thì các em phải biết đọc, đếm, viết các số tự nhiên liên tiếp từ
0 đến 100. Nếu chỉ có vậy thì học sinh nào cũng có thể thực hiện được nhưng để
hiểu vấn đề một cách tường minh, rõ ràng thì nhiều em rất lúng túng. Bởi vậy
10


ngay từ khi học các bài về số tự nhiên như bài: Các số 1, 2, 3 và bài: Các số 1,
2, 3, 4, 5, … Các bài: Bé hơn, dấu <; Lớn hơn, dấu >; Bằng nhau, dấu =… đến
các bài: Các số có hai chữ số. Thì giáo viên luôn phải gieo vấn đề đề học sinh
nắm chắc trí, giá trị của mỗi số và chữ số trong dãy số tự nhiên.
Ví dụ: Sau khi hình thành cho học sinh biểu tượng về các số 1, 2, 3 giáo
viên khắc sâu kiến thức bằng cách:
Lần 1: GV đưa ra các đồ vật có trong bộ đồ dùng hoặc ngoài cuộc sống,
học sinh nêu số lượng.
Lần 2: giáo viên nêu số lượng, học sinh lấy đồ vật, yêu cầu học sinh thao
tác nhanh bằng cách tổ chức theo hình thức thi đua. (Lặp lại hoạt động này vào
giờ Toán tăng buổi chiều nhưng là học sinh với học sinh)
Lần 3: Giáo viên hỏi học sinh: Trong các số đã học số nào bé nhất? Số
nào lớn nhất? Số nào ở giữa 1 và 3? Khi giáo viên đặt câu hỏi thì đồng thời cũng
giúp học sinh chú ý, tích cực suy nghĩ và khắc sâu trong tâm trí các em về giá trị
và vị trí của mỗi số đã học. Sau đó thay vì cho học sinh đọc vẹt 1, 2, 3 và 3, 2, 1
thì giáo viên yêu cầu học sinh: Đọc các số đã học theo thứ tự từ bé đến lớn, từ
lớn đến bé.
Những hoạt động trên tuy nhỏ và tưởng như bình thường nhưng khi áp
dụng tôi thấy học sinh học rất sôi nổi, nắm bài cũng rất chắc chắn. Khi dạy các
bài tiếp theo tôi cũng làm như vậy. Tùy theo từng bài giáo viên bổ sung thêm

hoặc tìm các câu hỏi gợi mở để hướng học sinh nắm được vị trí, giá trị của số và
chữ số trong dãy số tự nhiên.
* Khi dạy bài: Các số có hai chữ số. Giáo viên không thể bỏ qua việc sử
dụng đồ dùng. Việc đầu tiên là cho HS lấy 2 thẻ que tính. Hỏi có bao nhiêu que
tính? Học sinh đã biết 2 thẻ biểu thị cho 20 que tính. Cho vài học sinh đọc; giáo
viên hỏi Số 20 có mấy chữ số? Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? sau đó yêu
cầu: Lấy thêm 1 que tính rời. Học sinh lấy 1 que tính. Giáo viên hỏi tiếp: Có bao
nhiêu que tính? Nhìn vào mô hình que tính học sinh dễ dàng nhận biết có 21 que
tính. Cho học sinh (HS) đọc cá nhân, đồng thanh. Lặp lại câu hỏi: Số 21 có mấy
11


chữ số? Số 21 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 21 liền sau số nào? Số nào liền
trước số 21? Tương tự như vậy với số 22, 23. Sau đó giáo viên (GV) hỏi: Cứ
mỗi lần thêm 1 que tính ta được một số mới liền sau số vừa tìm. Vậy liền sau số
23 là số nào? (Số 24), HS tìm các số đến 29. GV yêu cầu: Các số vừa tìm có
điểm gì giống nhau? (Giống nhau cùng là số có 2 chữ số, cùng có số chục là
hai). Vậy chúng khác nhau ở chỗ nào? (khác nhau số đơn vị). Hãy đọc các số đó
theo thứ tự từ bé đến lớn? Đọc các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Bước tiếp theo GV gắn que tính trên bảng từ (Bộ 2 thẻ và chín que tính
rời), hỏi HS có bao nhiêu que tính? Nhìn trên mô hình HS sẽ nêu được: Có 29
que tính. GV lấy thêm 1 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính? Đến đây rất
nhiều HS sẽ lúng túng, GV cho HS thấy 9 que tính thêm 1 que tính được 10 que
tính, đổi 10 que tính rời lấy 1 thẻ que tính, HS dễ dàng nhận ra có 30 que tính.
GV hỏi tiếp 30 liền sau số nào? (29), liền trước 29 là số nào? (30), 30 gồm mấy
chục và mấy đơn vị?; GV lấy tiếp 1 que tính rời hỏi có bao nhiêu que tính?
(31).Số 31 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 31 liền sau số nào? (30). Hãy tìm số
liền sau của 31? Cứ như vậy cho đến 50. Gọi 3 nhóm, mỗi nhóm 3 HS đọc nối
tiếp 20 -> 30; 31 -> 40; 41 -> 50. Hỏi những số nào là số tròn chục? Số tròn
chục có đặc điểm gì? Số nào có hai chữ số giống nhau? (22, 33, 44). Số 33 có

mấy chữ số? Số 33 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Hai chữ số 3 có gì giống và
khác nhau? (Giống: là hai chữ số 3, cách viết hai chữ số giống nhau. Khác nhau:
chữ số 3 đứng trước là 3 chục, chữ số 3 đứng sau là 3 đơn vị). Với cách dạy như
vậy ta đã ngầm cho HS thấy giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí đứng của
chúng. HS hiểu được vị trí, giá trị của mỗi số và chữ số trong các số tự nhiên thì
khi gặp các dạng bài điền dấu >, <, = ? hay các bài dạng điền số thích hợp vào
chỗ trống, các em sẽ nhanh chóng tìm được đáp án của bài.
- Trong các bài dạy mỗi GV cần nghiên cứu kĩ bài, lựa chọn đồ dùng cho
phù hợp, chỉ rõ khi nào cần thao tác của HS, khi nào cần thao tác của GV. Trong
giờ dạy lựa chọn câu hỏi gợi mở, kiến thức nâng cao phù hợp với nội dung bài,
phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, gợi trí tò mò, óc sáng tạo, phát triển tư duy
cho HS.
12


4.3.2. Dạy HS tìm hiểu các thuật ngữ toán học.
Trong mảng kiến thức về so sánh các số tự nhiên thì thuật ngữ toán học
không có nhiều, song cũng không thể coi nhẹ vấn đề này, bởi HS không hiểu
thuật ngữ toán học đồng nghĩa với việc các em không hiểu yêu cầu của đề bài.
Chính vì vậy trong mỗi đề bài GV nên tìm hiểu và khắc sâu cho HS về ý nghĩa
của các thuật ngữ toán học.
Ví dụ1: Tìm số liền trước của 40?
Vậy thuật ngữ toán học ở đề bài này là gì? Đó chính là “liền trước”. GV
đặt câu hỏi cho HS số liền trước là số như thế nào? HS sẽ lúng túng và không trả
lời đước. GV hỏi tiếp: Số liền trước là số đứng trước hay sau số đã cho? Đương
nhiên HS sẽ biết là nó đứng trước, GV hỏi tiếp: Vậy số liền trước lớn hơn hay
nhỏ hơn số đã cho? HS cũng sẽ phát hiện nó nhỏ hơn số đã cho? Nhỏ hơn mấy
đơn vị ? (1 đơn vị). GV kết luận số liền trước là số đứng ngay đằng trước số đã
cho và nhỏ hơn số đã cho 1 đơn vị. Vậy muốn tìm số liền trước ta làm thế nào? (
lấy số đã cho đếm bớt đi 1 đơn vị). Số 40 đếm bớt 1 đơn vị là bao nhiêu? (39),

Liền trước của 40 là bao nhiêu? (39). GV hỏi thêm số liền trước của 24, 46, 35.
Cho HS nhắc lại quy tắc tìm số liền trước “Khi tìm số liền trước, ta lấy số đã
cho đếm bớt đi 1 đơn vị” Khuyến khích HS học thuộc quy tắc này. (Tương tự
như vậy khi học về số liền sau). Cứ mỗi lần gặp dạng bài này lại yêu cầu HS
nhắc lại quy tắc thì sẽ in sâu, tạo thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS, các em sẽ không
bị nhầm lẫn giữa việc tìm số liền trước với tìm số liền sau của một số.
Ví dụ2: Xếp các số 3, 12, 21, 9, 20. theo thứ tự tăng dần.
Trong dạng toán này thì thuật ngữ toán học chính là “tăng dần”. Việc giải
nghĩa, tìm hiểu thuật ngữ này không khó, nhưng làm thế nào để khắc sâu nghĩa
đó cho một học sinh lớp Một thì cũng không dễ chút nào. Theo cách làm của tôi,
tôi hỏi HS: Bài yêu cầu xếp các số nào? Theo thứ tự nào? Theo con “Tăng dần”
là lớn dần lên hay bé dần đi? HS trả lời theo ý hiểu của mình. GV cần chốt
“Tăng dần ” Là lớn dần lên, đồng thời làm động tác bằng tay kết hợp lời nói:
Tăng dần là lớn dần, lớn dần lên. Vậy xếp theo thứ tự tăng dần là xếp theo thứ tự
13


nào? (từ bé đến lớn). Cũng tương tự như thế với dạng bài: Xếp theo thứ tự giảm
dần. Động tác biểu thị bằng tay của GV rất đơn giản nhưng lại để lại ấn tượng
sâu sắc, hình ảnh minh họa rõ nét trong tâm trí non nớt của mỗi học sinh lớp
Một.
Ví dụ3: Viết các số lớn hơn 9 và bé hơn 15.
Dạng bài này hơi khó với HS lớp Một. Tuy vậy nếu GV tỉ mỉ, kiên trì
hướng dẫn cho HS nắm rõ thuật ngữ “lớn hơn”, “bé hơn” thì HS cũng sẽ dễ
dàng làm được. Đầu tiên GV hỏi để làm rõ vấn đề của đề bài: Bài yêu cầu viết
các số như thế nào? (lớn hơn 9 và bé hơn 15), Các số lớn hơn 9 là những số
đứng trước hay đứng sau số 9? Các số bé hơn 15 là những số đứng trước 15 hay
đứng sau 15? HS trả lời được các câu hỏi của GV thì cũng đồng thời hiểu được
yêu cầu của đề bài. GV chốt lại: Tất cả các dạng bài này chính là viết các số ở
giữa hai số đã cho. GV lấy thêm một số ví dụ khác như: Viết các số lớn hơn 19

và bé hơn 23, hay viết các số bé hơn 25 và lớn hơn 20. GV củng cố bằng cách:
Khi HS tìm ra các số lớn hơn 9 và bé hơn 15 là các số: 10, 11, 12, 13, 14. GV có
thể hỏi thêm: cô viết thêm số 15, 16 có được không? Vì sao? Lúc này nhiều HS
sẽ biết câu trả lời và mạnh dạn trình bày ý hiểu của mình. Với lớp tôi đã dạy
theo cách này thì nhiều HS đã hăng hái giơ tay phát biểu suy nghĩ: “Không được
vì 15, 16 không bé hơn 15”, hoặc “ Không được vì 15, 16 thì bằng 15 và lớn hơn
15”. GV khen, tuyên dương những HS đó.
Cứ như vậy, bất kì dạng bài nào GV cũng giải thích bằng động tác, bằng
hình ảnh trực quan, bằng câu hỏi gợi mở và bằng các số liệu trái ngược với đầu
bài để HS phải suy nghĩ, phải rút ra được kết luận, quy tắc của mỗi dạng bài và
ghi nhớ sâu sắc, biến chúng thành kĩ năng, kĩ xảo của chính mình. Sau khi hiểu
cách làm, HS cần lặp đi lặp lại động tác tương. Phương pháp chủ yếu lúc này là
HS làm bài tập. Điều quan trọng là bài tập cần có hệ thống, bài đầu y hệt mẫu,
các bài sau nâng dần độ phức tạp.
4.3.3. Dạy học sinh tìm hiểu các dữ liệu của đề toán.

14


Hầu hết HS lớp Một rất lười tìm hiểu các dữ liệu của bài toán, không biết
cách tìm hiểu mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Nếu GV hỏi: bài cho
biết gì? Bài yêu cầu tìm gì? Thì cũng chỉ một số HS tìm, nêu. tất cả chỉ thoáng
qua không ghi lại dấu ấn trong trong mỗi HS, lần sau gặp dạng bài tương tự các
em vẫn lúng túng và nhầm lẫn mà thôi. Vậy ta cần phải làm gì? Theo suy nghĩ
của tôi là: Dạy học sao cho tất cả HS đều làm việc (Hay dạy học tổ chức làm
việc) là một trong những định hướng quan trọng của việc Đổi mới phương pháp
dạy toán ở Tiểu học. Đây là một cách dạy học tiên tiến, nó bám sát nguyên tắc:
“Dạy học thông qua các hoạt động bằng tay” của bản thân từng HS. Đây là cách
dạy học rất phát huy tối đa tính tích cực của HS.
Ví dụ: Số? 5 +


< 10

Nếu GV hỏi: Bài cho biết gì? Bài yêu cầu tìm gì? Số cần tìm phải như thế
nào? Trong lớp có thể chỉ vài HS suy nghĩ và giơ tay, GV gọi trả lời lại chỉ được
một vài em được trình bày. Số còn lại có thể lắng nghe, có thể đang suy nghĩ tới
những vấn đề khác chẳng liên quan gì tới bài học. Nhưng nếu GV ra lệnh: Giơ
bút chì. Đồng loạt cả lớp giơ bút chì. GV tiếp: Gạch dưới những điều đã cho
trong bài toán. (Cả lớp, nghĩa là mỗi HS đều phải chú ý đọc đề toán trong SGK
để tìm những cái đã cho rồi gạch dưới). Trong lúc này, GV đi xuống cạnh các
HS để đôn đốc các em làm việc, giúp đỡ các em kém. GV có thể đưa mắt nhìn
bao quát cả lớp, Hễ thấy HS nào không cầm bút chì gạch thì nhắc nhở em ấy
làm việc. Nhờ có lệnh làm việc bằng tay này mà những HS không chịu làm việc
sẽ bị lộ ra, do đó GV có thể kiểm soát được hoạt động của cả lớp. Trong quá
trình tìm, gạch chân những cái đã cho HS cũng đã phần nào hiểu được yêu cầu
của bài toán. GV hỏi: Đề bài cho dấu gì? (Dấu <), Dấu bé cho biết gì? (Bên trái
bé hơn bên phải). Đề bài yêu cầu bé hơn mấy? (10). Vì đã được tìm hiểu và gạch
chân nên HS nào cũng có thể trả lời được các câu hỏi trên của GV. Thay vì HS
phải thử chọn mất nhiều thời gian, GV yêu cầu: Mấy bé hơn 10. HS kể, GV ghi
bảng. Hỏi: Con chọn số nào điền vào ô trống? HS thi nhau chọn, rất nhiều em
chọn sai như: 5, 6, 7, 8, 9. Trong trường hợp này GV cứ điền số mà HS nêu vào
ô trống, sau đó yêu cầu cả lớp thực hiện 5 + 5 (6, 7, 8, 9) (Chú ý chỉ chọn 1 hoặc
15


2 số thôi), lúc này HS sẽ nhanh chóng phát hiện ra sai lầm của mình và ngay lập
tức tìm ra kết quả đúng. Gv chốt lại muốn tìm được kết quả đúng bước 1: Tìm
hiểu xem dấu đã cho là dấu gì? Số đã cho là bao nhiêu, rồi mới tiến hành tìm số
cần tìm. Tiếp theo GV đưa ra một bài khác tượng tự: 3 + … < 5. Yêu cầu HS
viết vào vở, gạch chân những điều đã cho trong đề toán, rồi tìm số thích hợp

điền vào ô trống. GV yêu cầu thực hiện trong thời gian 1 phút. Trong quá trình
HS làm GV đến cạnh các em bao quát, giúp đỡ HS kém. Sau khi hết thời gian
cho HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả lần nhau rồi báo cáo kết quả cho GV. GV
nghe, chốt lại kết quả của bài, tuyên dương những HS làm nhanh, trình bày bài
sạch sẽ, ghi lại tên những em làm chưa tốt để củng cố vào giờ sau.
Với cách làm này chúng ta vừa tạo hứng thú học tập, vừa phát huy hết khả
năng làm việc của mỗi HS, đồng thời hình thành dần thói quen tìm hiểu dữ liệu
của mỗi bài toán để tìm ra kết quả của bài toán. Nếu GV kiên trì, từng bài, từng
bài như vậy sẽ giúp HS hiểu không thể vội vàng, không thể chỉ đọc qua một lượt
mà cần phải suy nghĩ, cần phải dựa vào cái đã cho để đến với cái phải tìm.
4.3.4. Rút ra quy tắc và các bước thực hiện khi làm toán.
Ở các phần trên khi hướng dẫn HS tìm hiểu về vị trí, giá trị của mỗi số và
chữ số trong các số tự nhiên, tìm hiểu về thuật ngữ toán học cũng như tìm hiểu
dữ liệu của mỗi đề toán, tôi đều đã rút ra quy tắc chung để làm cho mỗi dạng
toán. Ở đây tôi xin đưa thêm ra vấn đề nữa trong mảng kiến thức so sánh số tự
nhiên như sau:
Ví dụ 1: >, <, =?
4 ….. 10

11 ….. 9

Đầu tiên GV để cho HS làm bảng con cả 2 phép tính trên, kiểm tra kết
quả sẽ thấy rất nhiều em điền sai. Điều tra tôi thấy nhiều em (Kể cả các bậc phụ
huynh) sai lầm là so sánh không theo thứ tự, dẫn đến mặc dù biết số nào lớn, số
nào bé hơn mà vẫn điền số sai. Quy tắc được rút ra ở đây là:
- So sánh từ trái sang phải.
16


- Số nào có nhiều chữ số hơn là số đó lớn hơn.

- Số nào có ít chữ số hơn là số bé hơn.
Ví dụ 2: >, <, = ?
45 …… 54

65 …. 67

Cũng với cách làm: cho HS làm hai phép tính trên vào bảng con, kiểm tra
chéo kết quả, báo cáo kết quả với GV. Nếu chưa rút ra được quy tắc, HS rất dễ
nhầm lẫn với việc nhìn phiến diện cho rằng số nào có chữ số lớn hơn là số đó
lớn hơn, điều đó dẫn đến việc lựa chọn dấu sai. Quy tắc được rút ra ở đây là:
- So sánh số chục trước, số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn, số
nào có số chục bé hơn thì số đó bé hơn. ( Không cần so sánh đến số đơn vị nữa)
- Nếu số chục bằng nhau thì so sánh số đơn vị.
Mỗi quy tắc trên không phải chỉ nói một lần mà qua mỗi bài tập GV lại
nhắc lại một lần qua việc đàm thoại với HS như: Phải so sánh từ đâu sang đâu?
So sánh cột nào trước? Khi nào thì ta phải so sánh số đơn vị? Qua vài lần đàm
thoại, thực hành trên bài tập HS sẽ tạo được con đường mòn dẫn tới tri thức toán
học cho HS.
Ví dụ 3: >, <, =?
2 + 3 …. 6 - 2
GV yêu cầu HS làm trên bảng con, kiểm tra, nhận xét, gọi vài HS trình
bày cách làm của mình ( Gọi HS kém trước rồi đến HS khá, giỏi). GV chữ bài
và rút ra kết luận:
- Bước 1: Tính kết quả.
- Bước 2: So sánh.
- Bước 3: Điền dấu.
Mỗi khi gặp dạng toán này GV yêu cầu HS nhắc lại: Muốn điền được dấu
con cần làm mấy bước? Là những bước nào?
17



Tôi thực hiện phương pháp này trong năm học 2013 - 2014 thấy rất hiệu
quả, năm học 2014 - 2015 này tôi tiếp tục thực hiện phương pháp này và đã
chứng minh được nó có hiệu quả rõ rệt.
4.3.5. Vận dụng và củng cố.
Cách củng cố tốt nhất, không phải là yêu cầu nhắc lại biện pháp bằng lời,
mà tạo điều kiện để HS vận dụng biện pháp. Thông thường là qua các đề toán,
để HS đọc lập thực hiện tính toán. Lúc này không nên cho các đề toán quá phức
tạp mà chỉ đơn giản sát với quy tắc vừa rút ra. Việc ôn luyện, củng cố những
biện pháp tính khác sẽ thực hiện vào giờ luyện tập.
Khi củng cố, có thể kết hợp kiểm tra trình độ hiểu quy tắc:
- Nếu HS thực hành đúng, diễn đạt được cách làm với lời lẽ khái quát,
giải thích được cơ sở lí luận, là biểu hiện nắm được biện pháp ở trình độ cao.
Ví dụ1: Số? 3 + … = 10.
HS lựa chọn điền số 7 và giải thích: Dấu bằng là bên trái bằng bên phải, 3
+ 7 = 10 nên con chọn số 7.
Ví dụ2: Số? 23 > …. > 25
HS điền số 24 vào ô trống và giải thích số điền vào chỗ chấm là số ở giữa
23 và 25 là số 24.
- Nếu HS làm đúng, nói được các bước làm trên ví dụ cụ thể coi như đạt
yêu cầu.
Ví dụ: >, <, = ?
56 …… 65
HS nêu cách làm: so sánh số chục trước, 5 chục bé hơn 6 chục, điền dấu
bé. Như vậy là HS đã biết vận dụng quy tắc, các bước thực hiện đã rút ra để vận
dụng vào làm bài tập.
4.3.6.Tổ chức trò chơi học tập

18



Thời gian tổ chức trò chơi cho HS vào cuối mỗi buổi học hoặc vào các
giờ toán (tăng) hay sinh hoạt tập thể, cụ thể là một số trò chơi sau:
* Trò chơi chạy số theo hiệu lệnh: GV có bảng gắn số (Khoảng 6 - 10 số)
lớn, nhỏ lộn xộn, cho mỗi học sinh cầm 1 bảng số. GV hoặc chủ tịch hội đồng tự
quản lệnh: Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn hoăc tăng dần, giảm dần… Các HS tự
quan sát số của nhau, trao đổi và chạy đổi chỗ cho đúng với thứ tự được yêu
cầu.
*Trò chơi hái hoa dân chủ: Trong lớp đặt 1 chậu cây, GV ghi các yêu cầu
toán mang tính chất đơn giản như điền dấu? số? hay số lớn nhất có một chữ số là
số nào? Số ở giữa 3 và 6 là số nào?... HS thi đua bốc thăm và trả lời câu hỏi của
đề toán. GV khuyến khích bằng các phần thưởng nho nhỏ như: tẩy, bút chì,
thước kẻ, cây kẹo mút.
*Trò chơi đoán số: GV ghi một số bất kì vào một tờ bìa, bí mật dán vào
lưng một HS (HS này không biết số được dán vào lưng mình), cho HS này quay
lưng xuống dưới lớp, Cả lớp nhìn số, đưa ra gợi ý để HS đó đoán ra số có trên
lưng mình. Ví dụ: GV ghi số 50. HS có thể gợi ý: Nó là số tròn chục. Nó liền
trước 51. Nó liền sau 49…
Các trò chơi vừa nêu trên rất dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian,
không tốn kém mà tạo hứng thú sôi nổi, phát huy hết khả năng vốn có của mỗi
HS, giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tự nhiên mà lại khắc sâu
kiến thức.
5. Kết quả đạt:
- Áp dụng sáng kiến này bản thân tôi thấy tự tin hơn trong dạy học, năng
lực chuyên môn cũng được nâng cao. Trong năm học 2014 - 2015 tôi đạt giải
Nhì Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp thị xã.
- Năm học 2013 - 2014 áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy và tiếp
tục tìm hiểu, bổ sung những kinh nghiệm thu được, thực hiện kiểm tra khảo sát.

19



Bảng kết quả kiểm chứng
(Qua thực nghiệm áp dụng sáng kiến)
Đề bài: >, < =?
45 ….. 54

12 + 3 …. 4 + 10

55 …. 66

19 - 5 …. 11 + 7

51 ….. 49

12 + 3 …. 3 + 12

Năm học

Sĩ số lớp

12 - 13
13 - 14

35
35

Kết quả thu được qua kiểm tra khảo sát cuối năm
Điểm 9, 10 Điểm 7, 8
Điểm 5,6 Điểm dưới 5

12em
20em
3em
0
20 em
14em
1em
0

Phân tích kết quả:
Nhìn bảng kết quả có thể nhận thấy tỷ lệ học sinh làm bài đúng và trình
sạch đẹp sau khi áp dụng sáng kiến với phương pháp dạy trước khi chưa áp dụng
sáng kiến đạt kết quả tương đối cao.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
- GV yêu nghề, tâm huyết với nghề, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong từng
bài dạy.
- Nhà trường có đầy đủ bộ đồ dùng đồng bộ cho GV, HS (Bộ đồ dùng có
gắn nam châm)
- Bổ sung cho mỗi phòng học một máy chiếu lắp cố định sẽ thu được kết
quả cao hơn, tiết kiệm thời gian hơn trong mỗi tiết dạy.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
20


1. Kết luận.
Người xưa nói: “Ngôn dị - hành nan” nói dễ làm khó. Tuy vậy tôi
khẳng định với các bạn đồng nghiệp. Trên đây là những điều hết sức tâm huyết
mà tôi thực hiện và thu được những kết quả khả quan trong năm học vừa qua.
Đối với học sinh lớp 1, các em thực sự là những mầm cây còn rất non nớt,

để có được một cây to, cây khoẻ, mỗi giáo viên dạy lớp 1 ngoài việc uốn nắn,
buộc tỉa phải biết chăm sóc để các em được phát triển một cách toàn diện. Đặc
điểm của các lối dạy học cũ là có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của
GV và hoạt động học của HS. Vậy nên tôi đưa ra sáng kiến này nhằm phần nào
đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Bằng cách giảng dạy như tôi đã trình bày ở trên tôi thấy HS rất hứng thú
trong giờ học toán. Các em đọc đề bài, suy nghĩ, tìm dữ liệu, nhớ quy tắc rồi
mới tìm cách giải. Hăng hái phát biểu những ý kiến của mình, mạnh dạn trình
bày những ý hiểu của bản thân. Đặc biệt nhiều em làm bài rất khoa học, không
những làm đúng, mà còn trình bày sạch, đẹp. Một điều bất ngờ nữa mà sáng
kiến mang lại là các em sôi nổi hào hứng tìm tòi, sáng tạo trong cả các tiết học
khác.
3. Khuyến nghị:
Tổ chức cho giáo viên những buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với
những chuyên đề thiết thực về Toán học ở lớp 1 để bổ trợ cho chúng tôi vốn
kinh nghiệm chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo tinh
thần đổi mới.
Tăng cường thiết bị dạy học như máy chiếu, bộ đồ dùng đồng bộ có gắn
nam châm, tranh ảnh gắn với bài toán, để tiện sử dụng, sử dụng khoa học, sinh
động hơn.
Tháng 2 năm 2015

PHỤ LỤC
21


GIÁO ÁN MINH HỌA
Toán: So sánh các số có hai chữ số
I. Mục tiêu.
- Bước đầu giúp HS biết dựa vào cấu tạo số để so sánh các số có hai chữ số.

- Nhận ra các số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm có 3 số.
- HS tích cực, có tính chính xác trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bộ thực hành toán.
III. Hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ.
- HS viết bảng con các số: 65, 71, 84, 90. (GV đọc số - HS viết)
- Đếm các số từ 20 đến 50, từ 50 đến 70, từ 70 đến 90.
2.Giới thiệu cách so sánh số 63 và 58
+ Yêu HS lấy 6 thẻ que tính và 3 que - HS thao tác theo yêu cầu của GV.
tính rời.
- Có bao nhiêu que tính?

- Có 63 que tính.

+ Yêu cầu lấy số trong bộ ĐD cài trên - HS lấy số 63.
bảng cài.
- 63 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị.

+ GV: Lấy tiếp 5 thẻ que tính và 8 que - HS thao tác theo yêu cầu của GV.
tính rời đặt về bên phải.
- Có bao nhiêu que tính?

- Có 58 que tính.

+ Yêu cầu lấy số trong bộ ĐD cài trên - HS lấy số 58.
bảng cài.
- 58 gồm mấy chục và mấy đơn vị?


- 58 gồm 5 chục và 8 đơn vị.

GV
- Hãy lựa chon dấu > hoặc dấu < hoặc - HS lựa chọn dấu.
dấu = đặt vào giữa hai số vừa tìm.
+. GV quan sát, chọn các cách lựa - Lớp quan sát, đưa ra lời nhận xét.
chọn của HS cho các em đứng trên bục
22


giảng.
- 6 chục như thế nào so với 5 chục?

- 6 chục lớn hơn 5 chục.

+. GV: Đúng. Ta chỉ cần so sánh số
chục, vì 6 chục lớn hơn 5 chục nên 63
> 58.
+ GV điền dấu: >, <, =? 25 .... 30.

- HS thao tác trên bảng cài.

=> KL: Khi so sánh số có hai chữ số, - HS tự tìm hai số khác cài trên bảng
ta so sánh số chục trước.

cài.

3.Giới thiệu 62 > 65
Tiến hành tương tự 63 và 58.

- Ta so sánh số nào trước?

- So sánh số chục.

- Hai số này có số chục như thế nào?

- Hai số 62 và 65 có số chục bằng nhau
và bằng 6.

- Nếu số chục bằng nhau ta làm thế - Ta so sánh đến số đơn vị.
nào?
- Vậy 2 đơn vị như thế nào với 5 đơn - 2 < 5
vị?
- Vậy 62 như thế nào với 65?

- 62 < 65.

=> Nếu số chục bằng nhau ta so sánh
số đơn vị.
+. GV yêu cầu HS làm trên bảng cài:
34 ..... 38; 36 ... 30;

37 .... 37.

- HS thao tác trên bảng cài.

GV nhận xét. Viết lại KL trên góc
bảng lớp.
- Khi so sánh số có hai chữ số ta so - So sánh từ trái sang phải.
sánh từ đâu sang đâu? So sánh số nào - So sánh số chỉ chục trước.

trước? Nếu số chục bằng nhau ta làm - Nếu sốchỉ chục bằng nhau thì so
thế nào. (Khuyến khích HS thuộc lòng sánh đến số chỉ đơn vị.
quy tắc này)
4.Thực hành.
23


Bài 1: >, <, =?
- Bài yêu cầu gì?

- … Điền dấu >, <, =? Vào chỗ chấm.

- Nêu cách so sánh các số có 2 chữ số?

- HS đọc lại quy tắc trên góc bảng.

+GV: làm tiếp cột 2, 3 trong SGK.

- HS làm cột 2 và 3 trong SGK. Kiểm

+. GV nhận xét, chữa bài.

tra chéo kết quả, báo cáo với GV. 2 HS
làm trên bảng lớp.

Bài 2: Khoanh vào số lớn nhất.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Bài 2 gồm mấy phần?


- Bài 2 gồm 4 phần: a, b, c, d

+ GV ghi lại phần a. 72, 68, 80.

- HS đọc các số của phần a.

- Các số trên đều có mấy chữ số?

- … có 2 chữ số.

- Hãy gạch chân số chỉ chục của mỗi - HS thực hiện.
số trong phần a.
- Hãy khoanh vào số lớn nhất của phần - HS khoanh. 1 HS khoanh trên bảng
a.

lớp.

- Vậy muốn biết số nào lớn nhất con - … dựa vào số chỉ chục.
dựa vào số chỉ gì?
- Nếu số chỉ chục bằng nhau con làm - … con so sánh số chỉ đơn vị.
thế nào?

- HS làm phần b, c, d vào SGK, 3 HS

+. GV nhận xét, chữa bài.

chữa bài.

Bài 3: Khoanh vào số bé nhất.


- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cách làm bài 3 giống cách làm bài

- … giống cách làm bài 2. HS tự làm

nào?

bài trong phiếu bài tập. 4 HS chữa bài.

+. GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Viết các số 72, 38, 64.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

a, theo thứ tự từ bé đến lớn: ……..
b, theo thứ tự từ lớn đến bé: ……..
- Bài 4 gồm mấy phần?

- 2 phần: a, b.

Thu chấm, chữa bài, nhận xét.

- HS tự làm bài vào vở. 2 HS chữa bài.

- Con làm thế nào để sắp xếp được thứ

- HS nêu cách làm: Con dựa vào số chỉ


tự các số này?

chục, có 7 chục, 3 chục và 6 chục, con
24


+ Nếu HS không nêu được cách làm

thấy 3 chục bé nhât, đến 6 chục, cuối

GV gợi ý bằng câu hỏi: Các số 72, 38,

cùng là 7 chục nên con xếp: 38, 64, 72.

64 có có các số chỉ chục là bao nhiêu?
Số nào có số chỉ chục bé nhất? rồi đến
số nào?...
5.Củng cố - dặn dò.
+. HS nhắc lại cách so sánh số có 2 chữ số.
+. Nhận xét giờ học. VN chuẩn bị bài sau.

25


×