Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN giáo viên giỏi tiểu học Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng phát âm đúng cho HS lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.71 KB, 20 trang )

Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I.1.1. Cơ sở lý luận:
Trong các trường Tiểu học, bộ môn Tiếng Việt là một trong những bộ môn
quan trọng để tạo góp phần hình thành nhân cách của người học sinh trưởng thành
và hoàn hảo về mọi mặt. Bậc Tiểu học với tư cách là bậc học nền tảng, nó là chìa
khóa để học sinh mở ra cánh cửa kiến thức. Cấp 1 là nền, lớp 1 là móng, nền móng
có vững chắc thì các tầng xây lên mới vững chắc. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở
lớp 1 nhiều năm nhất là dạy học sinh dân tộc, tôi nhận thấy một điều rằng: việc rèn
kỹ năng " nghe nói, phát âm đúng, đọc, viết đúng" trong môn Tiếng Việt phải đều
tay, thường xuyên, không coi nhẹ kĩ năng nào, song trong các kỹ năng " nghe, nói,
phát âm đúng" là những kỹ năng học sinh phải có trước. Phát âm đúng giữ vị trí rất
quan trọng trong cuộc sống nói chung và trong học tập nói riêng. Phất âm đúng góp
phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Việt. Giúp các em biết
hướng tới cái đúng, cái hay, cái đẹp của cuộc sống.
- Nghị quyết TW4 khoá VII đã chỉ rõ “ Đổi mới PPDH ở tất cả các cấp học,
bậc học, kết hợp học với hành, học tập và lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên
cứu khoa học, gắn với trường và xã hội áp dụng những PPGD hiện đại để bồi dưỡng
cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”
- Nghị quyết TW 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới PPGD, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá
trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh,
nhất là sinh viên đại học”.
- Nghị quyết số 40 / 2000 / QH10 của quốc hội khóa X và chỉ thị số 14 /
2001/ CT- TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông
- Theo quyết định số 14/2007/QDD-BGD - ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học: “Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên tiểu học là căn cứ để giáo viên tự đánh giá và xác định nội


dung, kế hoạch phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, nhân cách
nhà giáo"
- Căn cứ Chỉ thị số 47/2008/ CT- BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành thực hiện cuộc vận
động: "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo"
- Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh: Phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học: bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học
tập cho học sinh”.
I.1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trần Thị Phượng
1
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
Thực tiễn vấn đề "Rèn luyện kỹ năng phất âm đúng cho học sinh lớp
Một" được nghiên cứu còn có những bất cập:
- Đối với giáo viên: còn có một số giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn
chính cách phát âm của mình cho chuẩn, dẫn đến rèn cho học sinh không có hiệu
quả. Chưa có cách sửa sai cụ thể, hoặc sửa chưa đúng cách nên học sinh không biết
cách phát âm đúng sửa như thế nào cho đúng.
- Đối với phụ huynh: Không có kiến thức hỗ trợ con em học quan tâm, chưa
chú ý đến việc giao tiếp với con nhỏ một cách hợp lý. Từ đó không biết điều chỉnh
cái sai cho con vì vậy mà các em phát âm sai ngay từ đầu ở với bố, mẹ.
Xuất phát từ những bất cập trên tôi quyết định tiếp tục nghiên cứu đề tài "
Rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1"
I. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Khắc phục tình trạng phát âm sai, đọc sai, hiểu sai vấn đề. Hướng cho học
sinh tới cái đúng, cái hay, cái đẹp của cuộc sống.
- Giúp các em thuận lợi trong học tập thành công trong giao tiếp.
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 1ở trường PTCS

nói riêng và cấp học nói chung.
I.3. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM:
I.3.1. Thời gian: Từ thời gian nào đến thời gian nào?
Từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2011 - 2012.
I.3.2. Địa điểm:
- Trường PTCS Đại Dực.
I.3.3. Phạm vi đề tài:
I.3.3.1. Giới hạn - đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1 - Trường
PTCS Đại Dực.
I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Trường PTCS Đại Dực - Tiên Yên - Quảng Ninh.
I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát:
- Học sinh lớp 1A.
I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra thực trạng, khảo sát chất lượng.
- Phương pháp quan sát dự giờ.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Kỹ thuật tư duy.
- Kỹ thuật đặt câu hỏi.
I.5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN - VỀ MẶT THỰC TIỄN:
* Cơ sở lý luận:
Trần Thị Phượng
2
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
Học sinh mới vào lớp Một là đối tượng chưa có kỹ năng phát âm đúng, các
em mới có một chút vốn về kỹ năng nói, theo bản năng tự nhiên, nhiều em nói còn
ngọng nghịu, nói chưa rõ tiếng. Âm thanh có khi còn méo mó, khó hiểu. Các em
theo mẫu của người thân, nếu người thân phát âm sai thì các em cũng bị ảnh hưởng

trực tiếp. ( Nêu một chút đặc điểm hSDT) ở phần này
- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp Một nhiều năm, tôi đã giành nhiều
thời gian để nghiên cứu tài liệu, sách báo nói về rèn luyện kỹ năng phát âm đúng
cho học sinh, tôi nhận thấy rằng có nhiều chuẩn phát âm, nhưng tôi đã hướng đến
cách phát âm theo tiếng nói, như phát thanh viên đài phát thanh chuyền hình Trung
ương.
Luyện phát âm chỉ có tính khả thi khi nó được tiến hành một cách tự nhiên, tự
nguyện, không đi ngược với quan niệm tình cảm, thói quen của những cộng đồng
học sinh nói tiếng địa phương và nó không buộc phải thực hiện những kỷ luật phát
âm quá khó đối với học sinh. Các em còn rất nhỏ, cùng một lúc không thể luyện tất
cả những kỹ năng cơ bản như "nghe, nói, đọc, viết" đúng. Từ đó dần dần cung cấp
cho các em vốn kiến thức ban đầu trong quá trình học tập.
* Cơ sở thực tiễn:
Dựa vào tâm sinh lý của học sinh lớp 1. Qua quan sát thực tế tình hình học
sinh lớp 1A. Qua giao tiếp tôi nhận thấy ở các em có nhiều hạn chế, nhiều em nói
ngọng và phát âm sai. Tôi chia các trường hợp phát âm lệch chuẩn chữ viết thành
hai nhóm: Nhóm lỗi phát âm và nhóm biến thể phương ngữ. Tôi chỉ luyện các
trường hợp được xem là các lỗi phát âm. Vì nhóm lỗi này gây cho người nghe cảm
giác người nói mắc lỗi như lẫn , vần, dấu cách phát âm này làm giảm hiệu quả giao
tiếp ít ra là ở cặp người nói, nghe nhất định nào đó.
- Loại bỏ cách phát âm không tự nhiên, hướng học sinh đến một giọng Bắc
trau chuốt hơn, chuẩn hơn, hay hơn.
VD: Đọc, phát âm đúng r, d, L gi, âng/ ưng/ ân; ênh/ inh/ anh, in
- Luyện cho học sinh đọc đúng chính âm. Tôi đã phối hợp nhiều biện pháp
cùng một lúc: Trước hết cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức nói,
đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt. Tập cho học sinh biết quan sát mặt âm , lời
nói của người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. Ngay từ
lớp 1 có nhiều học sinh đã biết quan sát mặt âm thanh của lời nói và có nhận xét
đúng: "Bạn Tuyết nói lo là sai".
- Tôi chữa lỗi phát âm cho học sinh bằng nhiều biện pháp: Biện pháp luyện

theo mẫu, biện pháp cấu âm và biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm và biện
pháp luyện âm đúng qua trung gian, biện pháp trò chơi. Tùy thuộc vào lỗi phát âm
sai của học sinh để luyện theo biện pháp thích hợp.
+ Biện pháp luyện theo mẫu: Giáo viên phát âm mẫu, học sinh phát âm theo.
+ Biện pháp cấu âm: Giáo viên mô tả cách cấu âm như vị trí của lưỡi , môi,
răng. Kiểm tra hơi phát ra, độ dung của mũi, thanh quản
+ Biện pháp chữa lỗi bằng trung gian: Là biện pháp chuyển từ âm sai về âm
đúng qua âm trung gian. Chữa lỗi về dấu thanh và đọc sai cao độ.
Trần Thị Phượng
3
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
II - NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
II.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề rèn luyện phát âm đúng cho học sinh lớp 1 đã có người nghiên cứu,
có nhiều sách báo, đài, tài liệu đề cập tới. Song do nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu
quả chưa cao. Nguyên nhân chính là biện pháp, cách rèn cho học sinh chưa đúng
cách, học sinh chưa biết sai ở chỗ nào và sửa như thế nào để phát âm đúng, đọc
đúng như mẫu của giáo viên. Chính bản thân giáo viên cũng chỉ có một cách sửa sai
duy nhất cho học sinh là luyện theo mẫu. Kể cả ở trong các tài liệu cũng chỉ chủ yếu
đề cập đến biện pháp này là nhiều. Từ đó dẫn đến kỹ năng phát âm đúng của học
sinh lớp 1 còn nhiều bất cập và hạn chế trong giao tiếp, viết sai chính tả, ảnh hưởng
đến kết quả học tập các môn khác như học ngoại ngữ sẽ khó khăn về phát âm.
Cùng hướng nghiên cứu "Biện pháp rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh
lớp 1" của những người đi trước. Tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Tiếp tục tìm
hiểu nguyên nhân thực trạng, có những biện pháp cụ thể giúp học sinh sửa sai và
biết cách sửa sai. Giúp học sinh thấy được ích lợi của việc phát âm đúng, đọc đúng
giúp các em thành công trong học tập và giao tiếp.
II.1.2. Cơ sở lý luận: Lặp lại cơ sở lý luận)
Biện pháp rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1A - Trường PTCS

Đại Dực.
+ Rèn kỹ năng: Trong quá trình dạy học, việc rèn kỹ năng cho học sinh là
không thể coi nhẹ vì nó quyết định trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh. Để có
được kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết, tính toán, giải toán ) đòi hỏi người giáo viên
phải có kế hoạch và năng lực bồi dưỡng cho học sinh bằng nhiều, hình thức,
phương pháp phù hợp với từng dạng bài cụ thể.
VD: Rèn cho học sinh kỹ năng phát âm, trước hết mẫu phát âm của giáo viên
phải chuẩn. Cách mô tả vị trí của môi, răng, lưỡi phải kết hợp vói làm mẫu để học
sinh quan sát. Tiếp đó cho học sinh thực hiện theo, giáo viên quan sát cùng làm mẫu
để sửa cho những em chưa đặt đúng vị trí của lưỡi. Bước tiếp theo là cử động lưỡi
rồi phát âm thành tiếng. Khi học sinh kiểm tra lại xem hơi phát ra như thế nào, độ
rung của mũi và thanh hầu như thế nào. Tiếp tục cho học sinh rèn cách phát âm
nhiều lần để nhớ cách phát âm và có ý thức luyện phát âm đúng mọi lúc, mọi nơi,
giáo viên sửa sai uốn nắn cho học sinh kịp thời, sửa sai bằng được, mỗi ngày sửa
một ít. Cho đến khi nào em đó phát âm đúng trong mọi môn học và khi giao tiếp.
Lúc này việc phát âm đúng của các em đã thành kỹ năng, kỹ sảo nó đã ăn sâu vào
nhận thức của các em một cách tự nhiên và có ý thức.
+ Phát âm đúng: Luyện cho học sinh đọc đúng chính âm, lấy chữ viết làm cơ
sở để xác định chuẩn mực ngữ âm Tiếng Việt. Lấy phương ngữ Bắc bộ (tiếng Hà
Nội) làm chuẩn mực. Đây là cách phát âm đúng chuẩn chữ viết còn gọi "phát âm
đúng chính tả". Đây là cách phát âm tối ưu để viết đúng chính tả Tiếng Hà Nội tiêu
biểu cho tiếng địa phương miền Bắc, là tiếng nói thanh lịch, đáng yêu. Vì vậy cách
phát âm hợp chuẩn chữ viết là căn cứ đầu tiên để đối chiếu giáo viên hướng cho học
sinh có cách phát âm đúng chuẩn. Mục tiêu là luyện cho học sinh vươn đến một
Trần Thị Phượng
4
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
tiếng nói dân tộc Việt thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Vì vậy tôi đã luyện phát
âm đúng cho học sinh trong diện rộng , học tập và giao tiếp.
- Trong quản lý hoạt động giáo dục có nhiều công trình nghiên cứu. Song do

thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa có nhiều, trình độ, năng lực còn hạn chế nên tôi
chỉ mạnh dạn nghiên cứu lịch sử vấn đề "Rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh
lớp 1". Giải thích một số thuật ngữ có trong vấn đề nghiên cứu. Từ đó tiếp tục
nghiên cứu nội dung và triển khai các nội dung cụ thể của vấn đề nghiên cứu.

Trần Thị Phượng
5
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
II.2.1. Thực trạng phát âm của học sinh lớp 1.
Ngay từ những ngày đầu tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1A tôi đã bắt tay
ngay vào việc nắm bắt tình hình chung của lớp:
Tổng số 7 em trong đó:
- Dân tộc: 7 em.
- Khó khăn về học tập: 7 em.
- Thuận lợi: Học sinh tập chung trên địa bàn Khe Lục đa số các em được học
qua mẫu giáo, độ tuổi đồng đều, sách vở đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
- Khó khăn: Trong lớp nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Có cả học sinh
khó khăn về học tập, không tiếp thu được kiến thức. Nhiều học sinh không được gia
đình quan tâm về học tập, vật chất
Sau khi điều tra tình hình của lớp tôi tiến hành khảo sát chất lượng phát âm
của học sinh bằng cách:
- Yêu cầu học sinh phát âm một số chữ cái dễ lẫn.
Ví du:
- Đặt một số câu hỏi đơn giản: Mẹ em làm gì? Nhà em ai nấu cơm? Ai dạy
em học?
- Đọc: pí pa pí pô. (giáo viên đọc rồi yêu cầu học sinh đọc cá nhân)
Kết quả khảo sát chất lượng phát âm đúng của học sinh như sau:
* Bảng 2: Khảo sát chất lượng phát âm của học sinh lớp 1A:
Tổng số

HS
Phát âm đúng % Phát âm sai % Ghi chú
7 2 28,6% 5 71,4%
II.2.2. Đánh giá thực trạng:
* Nguyên nhân dẫn đến học sinh phát âm sai nhiều:
+ Nguyên nhân chủ quan.
- Vốn từ ngữ Tiếng việt của học sinh lớp một chưa có nhiều, các em phát âm
theo bản năng tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp từ bố mẹ và người thân.
- 100% Có nhiều cácem giao tiếp bằng TMĐ ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ đó là
tiếng Dân tộc ít người, chuyển từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng phổ thông là ngôn ngữ thứ
hai nên rất khó với các em. Ngoài ra còn những em do tiếng địa phương còn bị ảnh
hưởng rất nhiều đến sự phát âm của các em.
- Học sinh thường hay học trước quên sau, vì ra khỏi trường học các em chỉ giao
tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc, không nói với nhau bằng TV
* Nguyên nhân khách quan
- Các em chưa được hướng dẫn cách phát âm cụ thể nên chưa biết cách phát
âm đúng.
Trần Thị Phượng
6
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
- Qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiếp tôi quan sát thấy: Giáo viên chưa có
biện pháp tối ưu để giúp các em luyện phát âm đúng mà chỉ nhắc chung chung "em
cong lưỡi lên, em thẳng lưỡi ra", và cho học sinh phát âm lại theo giáo viên. Nếu
chỉ rèn như vậy tôi thấy học sinh không thể biết sai ở chổ nào và sửa như thế nào
cho đúng.
* Kết luận: Từ việc tìm hiểu, điều tra thực trạng phát âm đúng của học sinh
lớp 1A, tìm hiểu nguyên nhân thực trạng, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu ra một số biện
pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai của học sinh, giúp các em có ý
thức phát âm đúng, giúp các em học tốt môn Tiếng Việt nói riêng và học tốt môn học
khác nói chung.

Trần Thị Phượng
7
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM ĐÚNG
CHO HỌC SI NH LỚP 1
III.3.1. Một số biện pháp rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1.
* Biện pháp 1: Hệ thống các lỗi học sinh phát âm sai.
Bảng những lỗi phổ biến học sinh lớp 1 phát âm sai:
STT Dấu thanh, âm, vần,
tiếng
Phát âm sai Phát âm đúng
1 b pờ bờ
2 ~ ngá ngã
3 l nờ l
4 n lờ n
5 p bờ pờ
6 uôm uông uôm
7 ong oong ong
8 âng ân - ưng âng
9 anh ăn anh
10 ênh ên ênh
11 inh in inh
12 bánh bắn bánh
13 xanh xăn xanh
* Biện pháp 2: Chữa lỗi bằng biện pháp cấu âm.
- Từ các lỗi phát âm sai của học sinh tôi đã nghiên cứu cách phát âm của
từng: thanh, âm, vần, tiếng bằng cách phát âm soi gương để quan sát vị trí của lưỡi
cử động ra sao, lưỡi đặt ở vị trí nào, rồi chuyển lưỡi như thế nào, răng, môi, sự kết
hợp của lưỡi, răng, môi.
- Khi hướng dẫn học sinh cách phát âm bằng biện pháp cấu âm này tôi đặc

biệt chú ý tới sự kết hợp cách mô tả với làm mẫu sao cho hài hòa, học sinh rễ hiểu
và bắt chước một cách chủ động.
+ VD: Dạy phát âm: p
Khi dạy âm p: học sinh phát âm sai thành b, hai âm này đều là hai phụ âm
đồng vị về mặt cấu âm: môi - môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính. P là phụ âm
vô thanh, b là phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng tôi làm như sau:
- Hướng dẫn học sinh đặt lòng bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh
quản và không thấy luồng hơi phát ra.
- Cho học sinh bậm môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn tạo âm/ p/ câm.
Trần Thị Phượng
8
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
- Cho học sinh làm như trên nhưng phát thành tiếng: pờ
- Cho trẻ đặt một tay lên thanh hầu và lòng bàn tay trước miệng, các em dễ
dàng nhận thấy được sự khác biệt giữa hai âm. Khi phát âm P dây thanh rung mạnh
và có luồng hơi từ miệng phát ra đập vào lòng bàn tay.
- Tiếp đó luyện cho học sinh đọc: "pa pa", "pí pa pí pô"
VD: Khi dạy bài: ong, ông.
- Bước 1: Cho học sinh nghe phát âm mẫu của giáo viên.
- Bước 2: Giáo viên mô tả vị trí của môi, răng, lưỡi cho học sinh quan sát rồi
yêu cầu học sinh thực hiện từng hình môi, giáo viên quan sát sửa cho các em qua
quan sát giáo viên làm.
- Bước 3: Cho học sinh phát âm ong (câm) để tiện quan sát, sửa độ tròn của
môi, độ mở của hàm dưới cho học sinh.
- Bước 4: Phát âm ong - yêu cầu học sinh sờ tay vào mũi, mũi không rung.
- Bước 5: Cho học sinh bịt mũi lại rồi đọc: ong, òng, óng, ỏng.
Còn khi phát âm vần oong: mũi sẽ rung, bịt mũi vào đọc "oong, oóng, oỏng"
sẽ không đọc được.
* Biện pháp 3: Sửa ngọng thông qua trò chơi:
- Ví dụ: Sửa nói ngọng l - đ: Giáo viên làm một số thẻ có nghi tiếng chứa "đ",

"l". Trong 1 phút, em nào bốc được nhiều thẻ và đọc, phát âm chính xác các tiếng
ghi trong thẻ là người thắng cuộc. Cùng trong thời gian đó, em khác tìm được nhiều
thẻ nhưng đọc và phát âm sai thì bị thua cuộc.
* Biện pháp 4: Biện pháp luyện theo mẫu.
- Tôi luôn chú ý chau chuốt cho giọng đọc mẫu của mình để khi phát âm mẫu
được rõ ràng, học sinh dễ nghe. Cho học sinh nghe mẫu của giáo viên rồi yêu cầu
học sinh phát âm.Sử dụng cả mẫu của học sinh đối với những học sinh phát âm
chuẩn để phát âm mẫu.
VD: Khi học sinh phát âm sai l với đ: Giáo viên đọc mẫu cho học sinh đọc
theo mẫu của mình. Một em trong lớp đọc chuẩn đứng trước lớp đọc, cho bạn đọc
theo.
* Biện pháp 5: Luyện phát âm qua trung gian - Sửa về dấu thanh và lệch
chuẩn về cao độ.
+ VD: Sửa cho học sinh từ thanh sắc về thanh ngã.
- Cho học sinh thảo luận cặp đôi cách phát âm thanh ngã (~).
- Học sinh phát âm cá nhân - Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn cách phát âm: GV phát âm mẫu cho học sinh nghe rồi
yêu cầu học sinh phát âm lại. Giáo viên quan sát, sửa sai.
- Cách sửa sai: Phân tích cấu âm.
+ Khi phát âm thanh ngã: Miệng mở hẹp tạo khe hàm vừa phải, mặt lưỡi đầy,
hai bên rìa lưỡi đẩy nhẹ vào mặt trong hàm dưới, hơi đẩy lên mũi.
- Đặt một bàn tay trước miệng không có luồng hơi phát ra, một bàn tay đặt
lên mũi thấy mũi rung nhiều.
Trần Thị Phượng
9
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
- Cho học sinh bóp chặt mũi rồi phát âm (ngã) sẽ không đọc được;
+ Khi phát âm thanh (sắc) miệng mở hẹp hơn tạo khe hàm hẹp, mặt lưỡi lõm
xuống. Đầu lưỡi và hai hàm khép lại rồi thổi hơi đẩy ra.
- Cho học sinh đặt một bàn tay trước miệng kiểm tra sẽ thấy luồng hơi thoát

ra.
- Cho học sinh bịt mũi lại rồi đọc (sắc) học sinh đọc được bình thường.
* Biện pháp 6: Xếp học sinh phát âm chuẩn ngồi kèm những em phát âm
lệch chuẩn để các em kèm cặp giúp đỡ nhau sửa sai cho bạn khi trao đổi, thảo luận.
* Biện pháp 7: Ngoài việc rèn phát âm đúng cho học sinh ở trong giờ học
vần mà còn phải kiên trì luyện cho các em ở mọi lúc, mọi nơi khi giao tiếp và rèn ở
các môn học khác. Rèn cho học sinh biết phát âm đúng một cách có ý thức. Các em
thấy được tác dụng của việc phát âm đúng, lịch sự của người Việt Nam.
II.3.2. Kết quả nghiên cứu.
* Bảng 4: Khảo sát lại chất lượng - Kỹ năng phát âm đúng của học sinh lớp
1A.
Tổng số HS Phát âm đúng % Phát âm sai % Ghi chú
7 5 71,4% 2 28,6%
So sánh chất lượng phát âm đúng của học sinh năm học 2009 - 2010 kết quả
như sau:
Tổng số HS Phát âm đúng % Phát âm sai % Ghi chú
7 4 57,1% 3 42,8%
Khi so sánh chất lượng đọc đúng của học sinh năm học 2010 - 2011 với năm
học 2011 - 20112, tôi thấy kết quả các em phát âm đúng được nâng lên rõ rệt. Chất
lượng đọc, viết, khả năng giao tiếp của các em cũng được lên rất tốt.
Trần Thị Phượng
10
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
III.1. KẾT LUẬN:
Qua quá trình dạy học và nghiên cứu về "Một số biện pháp rèn kỹ năng phát
âm đúng cho học sinh lớp 1A". Tôi nhận thấy một điều rằng: Mỗi giáo viên phải
thực sự yêu nghề, luôn quan tâm tới mọi đối tượng học sinh, để hiểu được các em.
Từ lời ăn tiếng nói, các kỹ năng cơ bản để giúp các em thành công trong học tập,
trong giao tiếp, tự tin trong cuộc sống. Để rèn cho các em những kỹ năng cơ bản,

mỗi chúng ta phải luôn luôn tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra nhiều biện pháp dạy học phù
hợp với từng phân môn, từng dạng bài cụ thể. Bằng chút kinh nghiệm nhỏ bé của
mình tôi đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học và học phân môn học
vần lớp một. Tôi đã kế thừa các phương pháp dạy học của những người đi trước,
tiếp tục tìm tòi nhgiên cứu biện pháp mới, các biện pháp này giúp học sinh nhận
biết và hiểu được tình trạng phát âm âm gì, các em tự kiểm tra và thấy được đọc thế
nào là đúng, khi phát âm sai các em thấy ngay sai ở chỗ nào vị trí của lưỡi hay độ
mở rộng của khe hàm, môi Từ đó các em làm chủ được cách phát âm của bản thân
và luôn có ý thức phát âm cho đúng ở mọi lúc, mọi nơi. Khi các em đã nhận thức
được tác dụng của việc phát âm đúng tức là kỹ năng phát âm đúng của các em đã
đạt được mức độ nhất định. Đây chính là điều kiện thuận lợi để cho giáo viên tiếp
tục bồi dưỡng cho các em ý thức rèn luyện thành kỹ năng, kỹ sảo. Các em biết chau
chuốt giọng phát âm chuẩn cho mình, vươn tới một giọng nói thanh lịch của người
Việt.
Công trình nghiên cứu của tôi là một vấn đề nghiên cứu của tôi là một vấn đề
nghiên cứu trong phạm vi nhỏ. Song tôi đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm
túc. Mặc dù kết quả đạt được còn hết sức khiêm tốn.
Để hoàn thành được đề tài này tôi đã nhận được sự góp ý kiến, rút kinh
nghiệm của đồng nghiệp trong tổ khối. Được sự giúp đỡ hướng dẫn của Ban giám
hiệu trường PTCS Đại Dực. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
cấp lãnh đạo.
III.2. KIẾN NGHỊ:
Qua nhiều năm trực tiếp dạy học lớp một, qua nghiên cứu nội dung chương
trình sách giáo khoa, nghiên cứu về những biện pháp rèn kỹ năng phát âm đúng cho
học sinh lớp 1A tôi có kiến nghị:
Đối với thầy, cô giáo: Thầy, cô giáo phải mẫu mực về mặt phát âm, nếu sai
phải kiên quyết sửa. Khi soạn bài phải xem xét, chọn lọc bài tập phù hợp với từng
đối tượng học sinh, mức độ thực hành từ dễ đến khó. Áp dụng các biện pháp rèn
luyện cho học sinh cần linh hoạt, hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu. Thường
xuyên quan tâm, kèm cặp học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.

Đối với học sinh: Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà. Tự giác, tích cực trong học
tập, tự rèn luyện phát âm hằng ngày. Say mê môn học, hăng hái sưu tầm vốn từ ngữ.
Rèn tính mạnh dạn, tập nói to, rõ rành, phát âm đúng. Chăm chỉ rèn luyện ở mọi
nơi, mọi lúc, có ý thức thi đua để vươn lên trong học tập.
Trần Thị Phượng
11
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
Đối với phụ huynh: Phải thường xuyên quan tâm hơn nữa tới việc học tập
của các em. Nhất là cách phát âm của con em mình. Vì bố, mẹ là người đầu tiên
chịu ảnh hưởng đến sự phát âm chuẩn của các em.
Đối với nhà trường:
Cần tạo điều kiện cho giáo viên về giáo như: có sách tham khảo cần thiết có
liên quan đến rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Tổ chức chuyên đề trong tổ chuyên
môn để nâng cao chất lượng giảng dạy. Khi hoàn thành chương trình mẫu giáo 5
tuổi trẻ phải nắm chắc tên gọi của các chữ cái. Học sinh cần được hướng dẫn cách
phát âm tối ưu ngay từ ngày đầu tiên của lớp một thật kỹ bằng biện pháp cấu âm,
biện pháp luyện theo mẫu.
Qua việc nghiên cứu đề tài này do năng lực có hạn, mặc dù bản thân tôi đã rất
cố gắng nhưng đề tài sáng kiến không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong
sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của ban giám hiệu nhà trường, các cấp quản lý giáo dục,
của hội đồng khoa học các cấp, chị em đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và tôi
có những kinh nghiệm bổ ích cho những năm học sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đông Ngũ, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Người viết đề tài

Trần Thị Phượng
Trần Thị Phượng
12
Mt s kinh nghim rốn k nng phỏt õm ỳng cho hc sinh lp 1

IV. PHN DANH MC TI LIU THAM THAM KHO - PH LC
IV.1. TI LIU THAM KHO:
1. Sỏch thit k bi ging Ting Vit 1 - NXBGD 2002.
2. Sỏch hng dn ging dy Ting Vit 1 - NXBGD 2002.
3. Giỏo trỡnh "Rốn k nng s dng Ting Vit". (o Ngc - Nguyn Quang
Minh) - NXBGD 1998.
4. Th gii trong ta: Hi ỏp dy hc Tiu hc. (Phú giỏo s, tin s - Lờ
Phng Nga) - XB 2003.
5. Giỏo trỡnh "Phng phỏp dy Ting Vit" tp 1. (Lờ A - Thnh Th Yờn M
- Lờ Phng Nga - Nguyn Trớ - Cao c Tin - NXBGD 1998).
6. Sỏch Ting Vit 1 - NXBGD 2002.
7. Dy - hc tớch cc cho hc sinh dõn tc trong mụn Ting Vit. (H Ni -
2007).
IV.2. THC NGHIM:
Kho nghim tớnh kh thi ca cỏc bin phỏp xut.
Giỏo ỏn s 1
Bài 52: ong - ông
Nhng kin thc HS ó bit Nhng kin thc HS cn bit
- Bit c, vit õm, vn, ting: o, ụ, n, g,
cai, tron, cõy, viờn.
- Luyn núi t 2, 3 cõu theo cỏc ch
ó hc.
- HS nắm đợc cấu tạo của vần ong,
ông, cách đọc và viết các vần đó.
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc
đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.
- Biết nói từ 2 3 câu theo chủ đề: Đá
bóng.
I. Mục tiêu.
- HS nắm đợc cấu tạo của vần ong, ông, cách đọc và viết các vần đó.

- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.
- Phát triển lời nói theo chủ đề: Đá bóng. (Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề đá bóng)
- Yêu thích môn học, say mê thể thao.
*TCTV: Con ong, vòng tròn, cây thông, công viên.
II. Chun b:
1. dựng.
- GV: Tranh minh họa cho từ ứng dụng, luyện nói.
- HS : B dựng ting vit.
2. Phng phỏp: PP trc quan, PP tho lun, PP m thoi, k thut t cõu hi.PP
luyn tp.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu. T iết1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* Khởi động: (5p) .
- Đọc bài: ôn tập - Đọc bảng con, đọc SGK.
Trn Th Phng
13
Mt s kinh nghim rốn k nng phỏt õm ỳng cho hc sinh lp 1
- Viết: cuồn cuộn, con vợn.
- Viết bảng con.
* Giới thiệu bài: (3p) .
- Treo tranh: ? Tranh vẽ gì?
* Giải nghĩa từ: Con ong, vòng tròn, cây
thông, công viên.
- Trao đổi, nói hiểu biết về tranh.
- Nghe, đọc từ.
* Hoạt động 1: (15p) Dạy vần mới:
+ Mục tiêu: Học sinh ghép, đọc đợc các
vần, tiếng, từ có chứa vần ong, ông.
* Dạy vần ong.
a. Nhận diện vần ong.

- GV ghi vần ong.
? Vần mới gồm mấy âm ghép lại ?
? So sánh vần on, ong giống và khác nhau
điểm nào?
- Yêu cầu đọc.
- Phân tích, ghép bảng. Ong
- Giống nhau â o, khác nhau vần on
có n, ong có ng.
- Đọc cá nhân, ĐT.
b. Nhận diện vần ong trong tiếng.
- Có vần ong cô ghép thêm âm v và dấu
ngã.
- Ghép tiếng võng trong bảng cài.
- Ghép bảng: võng
? Tiếng mới gồm có âm, vần và dấu gì?
- Yêu cầu đọc.
c. Nhận diện vần ong trong từ.
- HS trả lời
- Cá nhân, cả lớp.
- Cá nhân, tập thể.
- Có tiếng võng cô ghép thêm tiếng cái ở
trớc tiếng võng.
- Ghép bảng.
- Cái võng.
- Đọc từ mới. - Cá nhân, tập thể.
d. Ghi nhớ vần, tiếng, từ.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- Cá nhân, tập thể.
*Vần ông dạy tơng tự.
- So sánh 2vần ong, ông

- Giống: âm ng đứng cuối
- Khác: âm o, ô đứng đầu vần.
- Đọc ghi nhớ
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- Chỉ đọc bất kỳ cá nhân, tập thể.
* Hoạt động 2: (10p) Đọc từ ứng dụng.
+ Mục tiêu: Đọc và tìm ra tiếng có vần
ong, ông.
- Học sinh khá đọc.
con ong cây thông
vòng tròn công viên

- 2em đọc.
- HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc
tiếng, từ có vần mới.
- Cá nhân, tập thể.
- GiảI nghĩa từ:
* Hoạt động 3: (10p) Viết bảng.
+ Mục tiêu: Viết đúng độ cao và khoảng
cách của chữ.
Trn Th Phng
14
Mt s kinh nghim rốn k nng phỏt õm ỳng cho hc sinh lp 1
- Viết mẫu, hớng dẫn quy trình viết. - Tập viết bảng.
Tiết 2
* Hoạt động 4: (25p) Luyện tập.
+ Mục tiêu: Đọc đợc bài tiết 1, đọc đúng
câu ứng dụng và viết đợc bài trong vở tập
viết.
? Hôm nay học vần, tiếng, từ gì mới? - Vần ong, ông, tiếng, từ cái võng,

dòng sông.
a. Đọc bảng.
- Đọc bảng theo thứ tự, không theo thứ tự. - Cá nhân, tập thể.
* Đọc câu.
? Tranh vẽ gì? - Sóng biển
- Xác định tiếng có chứa vần mới, đọc
tiếng, từ.
- Luyện đọc các từ: sóng
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. - Cá nhân, tập thể.
* Đọc SGK.
- Cho HS luyện đọc SGK. - Cá nhân, tập thể.
b. Viết vở.
- Hớng dẫn HS viết vở
- Tập viết vở.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
* Hoạt động 5: (10p) Luyện nói:
+ Mục tiêu: Biết nói câu có đủ ý.
- Chủ đề: Đá búng.
- 2HS đọc tên chủ đề.
? Treo tranh, vẽ gì?
? Em thích xem đá bóng không, vì sao?
? Em thờng xem đá bóng ở đâu?
- Các bạn đang đá bóng.
- Luyện nói về chủ đề theo câu hỏi
gợi ý của GV.
* Hoạt động nối tiếp: (5p)
- Yêu cầu đọc lại bài
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trớc bài: ăng,
âng.


- 2HS đọc bài
* ỏnh giỏ tit dy:
- u im: Giỏo viờn cú s chun b bi tt, truyn th y kin thc
trng tõm, cú h thng khc sõu ni dung bi. S dng linh hot cỏc hỡnh thc dy
hc. Giỏo viờn ó bit vn dng khỏ tt phng phỏp dy hc mi "thy ch o, trũ
ch ng". Hc sinh tip thu bi ch ng, k nng phỏt õm ỳng ca hc sinh ó
t mc tt.
- Nhc im: Giỏo viờn cũn hay núi nhiu.
Trn Th Phng
15
Mt s kinh nghim rốn k nng phỏt õm ỳng cho hc sinh lp 1
Giỏo ỏn s 2
Bài 58: inh - ênh

- Bit c, vit õm, vn, ting: i, ờ, nh, t,
k, may vi, dong, lang, thụng, viờn, ng.
- Luyn núi t 2, 3 cõu theo cỏc ch
ó hc.
- HS nắm đợc cấu tạo của vần inh,
ênh, cách đọc và viết các vần đó.
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc
đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới
- Biờt noi t 2 3 cõu theo chủ đề: Máy
cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
I. Mục tiêu.
- HS nắm đợc cấu tạo của vần inh, ênh, cách đọc và viết các vần đó.
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.
- Biờt noi t 2 3 cõu theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
- Yêu thích môn học.

* TCTV: Đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ơng.
II. Chun b:
1. dựng.
- GV: Tranh minh họa cho từ ứng dụng, luyện nói.
- HS : B dựng ting vit.
2. Phng phỏp: PP trc quan, PP tho lun, PP m thoi, k thut t cõu hi.PP
luyn tp.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* Khởi động: (5p).
? Học vần giờ trớc học bài gì?
Đọc: Buôn làng, hải cảng, bánh chng, hiền
lành.
- Đọc bài SGK:
- Vần ang, anh
- Đọc cá nhân, cả lớp.
- 3 em đọc
- Viết bảng con: Buôn làng, hiền lành
- GV nhận xét cho điểm.
- Viết bảng con.
* Giới thiệu bài: (3p).
- Giới thiệu tranh: ? Tranh vẽ gì?
- Giải nghĩa từ: Đình làng, thông minh, bệnh
viện, ễnh ơng.
- H/s trao đổi về tranh, trả lời
- H/s đọc từ
* Hoạt động 1: (15p) Dạy vần mới.
+ Mục tiêu: Ghép, đọc đợc vần, tiếng, từ có
chứa vần inh, ênh.
+ Cách tiến hành:

* Dạy vần inh
a. Nhận diện vần inh.
- Ghi vần: inh
? Vần mới gồm mấy âm ghép lại?
- GV ghép
- Phân tích vần mới
- H/s ghép bảng vần inh
Trn Th Phng
16
Mt s kinh nghim rốn k nng phỏt õm ỳng cho hc sinh lp 1
- Giống nhau âm nh khác nhau âm
đầu a, i
- Cá nhân, tập thể.
b. Nhận diện vần trong tiếng.
- Có vần inh ghép thêm âm t và dấu sắc ở trên
đầu âm i
- Ghép tiếng tính trong bảng cài.
- HS ghép bảng cài.
? Tiếng mới gồm có âm vần và dấu gì?
- Đánh vần, đọc trơn
c. Nhận diện vần trong từ.
- Có âm t vần inh và dấu thanh sắc
- Cá nhân, tập thể.
? Có tiếng tính muốn có từ máy vi tính ta ghép
thêm tiếng gì?
- GV ghi bảng
? Từ mới gồm mấy tiếng ghép lại?
- Ghép thêm tiếng máy và tiếng vi
- Ghép từ máy vi tính
- Gồm ba tiếng ghép lại

- Đọc từ mới. - Cá nhân, tập thể.
d. Ghi nhớ vần.
? Vừa học vần, tiếng, từ gì?
- Đọc bài
- HS trả lời
- Cá nhân, tập thể
* Vần ênh dạy t ơng tự.
- So sánh vần inh với ênh
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
* Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng.
+ Mục tiêu: Đọc và tìm ra tiếng có chứa vần
inh, ênh.
+ Cách tiến hành:
- Ghi các từ ứng dụng. HS khá đọc
- Gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc
tiếng, từ có vần mới.
- 3 em đọc từ
- Cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: đình làng, ễnh ơng.
* Hoạt động 3: (10p) Viết bảng.
+ Mục tiêu: Viết đúng độ cao và khoảng cách
của chữ.
- Giới thiệu chữ viết mẫu
- Quan sát nhận xét chữ mẫu
- Viết mẫu, hớng dẫn quy trình viết.
- Nhận xét sửa sai
- HS viết bảng.
Tiết 2
* Hoạt động 4: (25p) Luyện tập.
+ Mục tiêu: Đọc lại đợc bài tiết 1 và đọc câu

ứng dụng, viết đợc bài trong vở tập viết.
+ Cách tiến hành:
a. Luyện đọc.
? Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ
gì?.
- Vần inh, ênh, tiếng, từ máy vi
tính, dòng kênh.
- Đọc bảng.
Trn Th Phng
17
Mt s kinh nghim rốn k nng phỏt õm ỳng cho hc sinh lp 1
- Cá nhân, tập thể.
* Đọc câu ứng dụng.
? Tranh vẽ gì?
- HS đọc câu.
- Cái thang dựa vào đống rơm
- Xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ - Luyện đọc các từ: lênh khênh,
kềnh.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- Cá nhân, tập thể.
* Đọc SGK.
- Cho HS luyện đọc SGK. - Cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
b.Viết vở.
- Hớng dẫn HS viết vở
- Tập viết vở.
- GV theo dõi uốn nắn t thế ngồi viết.
- Thu một số bài nhận xét
* Hoạt động 5: (10p) Luyện nói.
+ Mục tiêu: Nói đủ câu theo chủ đề: Máy cày,

máy nổ,
+ Cách tiến hành:
- Đọc tên bài
- Máy cày, máy nổ, máy khâu,
máy tính.
- Treo tranh, vẽ gì? - Máy cày, máy nổ
- Yêu cầu học sinh luyện nói .
* Hoạt động nối tiếp: (5p).
? Các em vừa học vần gì?
- Đọc lại bài
- Nhận xét giờ học
- Dặn về học bài xem trớc bài 59.
- Luyện theo câu hỏi gợi ý của
GV.
- Vần inh, ênh
- Cả lớp đọc bài
* ỏnh giỏ tit dy: Tit dy ó c Ban giỏm hiu nh trng, t khi t 1 d
gi v ỏnh giỏ: Hc sinh tip thu bi ch ng, cú k nng phỏt õm ỳng ca hc
sinh ó t mc tt. Giỏo viờn cú cỏc bin phỏp hng dn hc sinh phỏt õm
c th. Hc sinh bit cỏch sa sai mt cỏc ch ng bng bin phỏp cu õm v
luyn theo mu. Cỏc bin phỏp hng dn cho hc sinh phỏt õm ỳng ca giỏo viờn
ó em li hiu qu rt cao.
IV.3. PH LC:
Trn Th Phng
18
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1
STT Nội dung Trang
1 I. Phần mở đầu 1
2 I.1. Lý do chọn đề tài 1
3 I.2. Mục đích nghiên cứu 2

4 I.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2
5 I.4. Phương pháp nghiên cứu 2
6 I.5 Đóng góp về mặt lý luận về mặt thực tiễn 2
7 II. Nội dung. 4
8 II.1. Chương 1: một số lý luận về rèn kỹ năng phát âm đúng cho
học sinh lớp 1A:
4
9 II.1.1. Lịch sử đề tài: 4
10 II.1.2. Cơ sở lý luận: 4
11 II.2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu: 6
12 II.2.1. Thực trạng phát âm của học sinh lớp 1 6
13 II.2.2. Đánh giá thực trạng 6
14 II.3. Chương 3: Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho
học sinh lớp 1.
8
15 II.3.1. Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh
lớp 1.
8
16 II.3.2: Kết quả nghiên cứu: 10
17 III. Kết luận - Kiến nghị 11
18 III.1. Kết luận. 11
19 III.2. Kiến nghị. 11
20 IV. Phần danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục. 13
21 IV.1. Tài liệu tham khảo. 13
22 IV.2. Thực nghiệm. 13
23 IV.3. Phụ lục. 17
Nhận xét đánh giá của hội đồng trường













Trần Thị Phượng
19
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1

































Nhận xét đánh giá của hội đồng Phòng Giáo dục












Trần Thị Phượng
20
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1


































Nhận xét đánh giá của hội đồng UBND huyện
Trần Thị Phượng
21

×