Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nâng cao hiệu quả giờ dạy có thí nghiệm môn vật lí lớp 6 trường THCS minh sơn bằng phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.12 KB, 38 trang )

Nâng cao hiệu quả giờ dạy có thí nghiệm mơn Vật lí lớp 6 Trường THCS Minh Sơn
bằng phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học thí nghiệm- Đồn Bích Hạnh

MỤC LỤC
PHẦN

Mục lục

Danh mục chữ cái viết tắt

TRANG

1

2

1. Đặt vấn đề

3

2.Giải quyết vấn đề

5

2.1 Cơ sở lí luận

5

2.2 Thực trạng của vấn đề

6



2.3 Các biện pháp thực hiện

7

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

26

3. Kết luận

29


Tài liệu tham khảo

32

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt

Viết đầy đủ

THCS

Trung học cơ sở

GHĐ


Giới hạn đo

ĐCNN

Độ chia nhỏ nhất


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Q trình dạy và học tích cực địi hỏi phải có sự biến đổi khơng
ngừng cả về tư duy lẫn hành động của người dạy và người học. Trong
q trình đó khơng thể thiếu niềm đam mê khoa học. Đã là giáo viên bất
kể ai cũng đều mong muốn khơi dậy ở học sinh niềm đam mê đó, nhưng
làm thế nào? Đó là cả một thách thức, một q trình sáng tạo khơng
ngừng, địi hỏi chính bản thân người thầy trước hết phải có một niềm đam
mê lớn.
Cũng như hết thẩy các thầy giáo, cô giáo dạy bộ mơn Vật lí THCS
trong những năm học qua, tơi ln tìm tịi, từng bước thực hiện việc đổi
mới phương pháp giảng dạy, bởi tôi biết rằng phương pháp giảng dạy là
một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt kiến thức
tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa
học sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả,
phát huy trí lực của người học. Mỗi cấp học, mỗi bộ mơn đều phải có một
phương pháp giảng dạy đặc trưng, phải không ngừng đổi mới hoàn thiện


và đây cũng chính là một trong những yếu tố, động lực nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay.
Việc giảng dạy bộ mơn Vật lí THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh
một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản ở trình độ phổ thơng, bước đầu hình
thành cho học sinh những kĩ năng và thói quen làm việc khoa học; góp

phần tạo ra ở họ các năng lực nhận thức, năng lực hành động và các
phẩm chất về nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra; chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục tham gia lao động sản xuất, có thể thích ứng với sự phát triển
của khoa học - kĩ thuật, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học.
Mơn Vật lí có những khả năng to lớn trong việc rèn luyện cho học sinh tư
duy lôgic và tư duy biện chứng, hình thành ở họ niềm tin về bản chất khoa
học của các hiện tượng tự nhiên cũng như nhận thức của con người, khả
năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống.
Trong dạy học Vật lí việc làm các thí nghiệm Vật lí có tác dụng to
lớn trong việc phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với
phương pháp nghiên cứu khoa học vì qua đó các em được tập quan sát,
đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, điều đó rất quan trọng cho
việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh tham gia vào các
hoạt động thực tế. Đặc biệt việc thực hiện các thí nghiệm Vật lí là rất phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh đồng
thời còn rèn luyện cho học sinh không chỉ về mặt kiến thức đạt được mà
còn là những kĩ năng và thái độ ứng xử trong thực hành, rất cần thiết cho
việc học tập bộ mơn Vật lí ở các cấp trên.
Qua thực tế giảng dạy bộ mơn Vật lí tơi nhận thấy khi dạy và học
mơn Vật lí trong trường THCS có nhiều thí nghiệm làm khơng thành cơng
hoặc có thành cơng nhưng mất nhiều thời gian, dẫn đến giáo viên khơng
hồn thành bài dạy; học sinh không hiểu được kiến thức của bài học; chất
lượng dạy và học kém, hiệu quả thấp, làm học sinh mất lòng tin vào khoa
học. Bên cạnh đó vẫn cịn một số giáo viên lúng túng trong việc sử dụng
đồ dùng, cách bố trí, cách tiến hành thí nghiệm, hiểu chưa đúng về nội
dung mục đích của thí nghiệm. Trong 4 khối của THCS thì Vật lí lớp 6 là
khối lớp rất quan trọng vì học sinh lớp 6 mới được làm quen với bộ mơn
Vật lí, một mơn học hồn tồn mới mẻ khi học lên THCS. Đây là khối lớp
bắt đầu hình thành cho các em phương pháp học tập đặc trưng của bộ
môn trong đó kĩ năng tiến hành, phân tích kết quả của các thí nghiệm là

rất quan trọng. Nếu hình thành cho các em phương pháp tiến hành thí
nghiệm tốt thì khi học lên các lớp cao hơn các em đã có sẵn phương pháp
học tập đặc trưng của bộ môn, các em sẽ khơng lúng túng trong việc tiến
hành các thí nghiệm, từ đó giúp các em nắm bắt được kiến thức, kĩ năng
thơng qua thí nghiệm tốt hơn và nâng cao được chất lượng học tập bộ
môn.


Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của thí nghiệm Vật lí
lớp 6 trong việc đáp ứng mục tiêu của bộ mơn, cũng như khắc phục một
số những khó khăn khi tiến hành các thí nghiệm Vật lí ở trường THCS tôi
đã chọn đề tài“Nâng cao hiệu quả giờ dạy có thí nghiệm mơn Vật lí
lớp 6 Trường THCS Minh Sơn bằng phương pháp tổ chức các hoạt
động dạy học thí nghiệm” làm nội dung sáng kiến của mình.
Tơi thực hiện đề tài này nhằm mục đích giúp giáo viên : Hiểu mục
đích, cách khắc phục một số khó khăn và tổ chức tốt các hoạt động trong
một giờ học có thí nghiệm vật lí trong chương trình Vật lí lớp 6.
Nhiệm vụ của đề tài nêu và giải quyết một số vấn đề sau:
- Cơ sở lí luận.
- Thực trạng việc làm thí nghiệm của giáo viên và học sinh lớp 6ABC
trường THCS Minh Sơn
- Biện pháp thực hiện.
- Hiệu quả của sáng kiến.
Đề tài được tôi thực hiện với học sinh khối 6 trường THCS Minh
Sơn - Hữu Lũng Lạng Sơn. Thời gian thực hiện : Từ tháng 9 năm 2011
đến tháng 4 năm 2012. Với mong muốn đưa ra được phương pháp hướng
dẫn học sinh làm thí nghiệm có hiệu quả nhất tơi áp dụng phương pháp
nghiên cứu sau:
- Làm thử theo sáng kiến kinh nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh áp dụng kinh nghiệm để làm thí nghiệm.

- Nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm.
- Bổ sung sửa đổi phương pháp làm thí nghiệm.
- Viết thành sáng kiến kinh nghiệm.
Xuất phát từ lí do trên cũng như xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sau đây tơi xin
trình bày nội dung sáng kiến của mình.


2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Cơ sở lí luận chung
Các q trình vật lí chịu ảnh hưởng và tác động của nhiều yếu tố
khác nhau. Để nghiên cứu các mối quan hệ và quy luật của những yếu tố
tác động này, người ta phải tiến hành các thí nghiệm, trong đó các yếu tố
khơng bản chất và gây nhiễu phải được loại bỏ hoặc khống chế, đồng thời
chủ động tạo ra các yếu tố được coi là cơ bản và thay đổi chúng theo một
kế hoạch đã vạch ra từ trước để có thể rút ra những kết luận về các thuộc
tính hay quy luật bản chất của sự vật và hiện tượng vật lí. Như vậy thí
nghiệm vật lí trước hết là một nguồn thơng tin về thuộc tính của các sự vật
và hiện tượng vật lí; phải tìm cách tiến hành thí nghiệm vật lí để thu được
những thơng tin đúng đắn về đối tượng cần tìm hiểu. Thí nghiệm vật lí gắn
bó hữu cơ với tiến trình dạy học và phải nhằm mục tiêu là đạt tới những
nhận thức mới trong quá trình dạy học. Vật lý học là cơ sở của nhiều
ngành kỹ thuật quan trọng. Mơn Vật lý có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ,
qua lại giữa các mơn khác. Việc tổ chức dạy học theo phương pháp thí
nghiệm Vật lý THCS cần rèn luyện cho học sinh đạt được:
- Kỹ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập thông tin
và các dữ liệu cần thiết.
- Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến
hành các thí nghiệm đơn giản.

- Kỹ năng phân tích, xử lý các thông tin và các dữ liệu thu được từ các
quan sát thí nghiệm.
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý đơn
giản để giải quyết một số vấn đề trong thực tế cuộc sống.
- Khả năng đề xuất các dự đoán hoặc giả thiết đơn giản về mối quan hệ
hay về bản chất của các hiện tượng vật lý.
- Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán
hoặc giả thiết đã đề ra.
- Kỹ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngơn ngữ vật lý.
Khối lượng nội dung của tiết học Vật lý được tính tốn để có thời gian
dành cho các hoạt động tự lực của học sinh và đáp ứng những yêu cầu
sau:


- Tạo điều kiện để cho học sinh có thể quan sát trực tiếp các hiện tựơng
vật lý.
- Tạo điều kiện để cho học sinh thu thập và xử lý thơng tin, nêu ra được
các vấn đề cần tìm hiểu.
- Tạo điều kiện để cho học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết
vấn đề, tiến hành thí nghiệm, thảo luận kết quả và rút ra những kết luận
cần thiết.
- Tạo điều kiện để cho học sinh hiểu được nội dung chính của bài học
trên lớp.
- Tạo điều kiện rèn luyện kĩ năng quan sát cẩn thận, tỉ mỉ, kĩ năng lắp ráp
dụng cụ thí nghiệm chính xác và tác phong làm việc khoa học.
2.2.2. Yêu cầu của việc làm các thí nghiệm vật lí
- Thí nghiệm phải đảm bảo thành cơng.
- Thí nghiệm phải ngắn gọn một cách hợp lí.
- Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả lớp quan sát.
- Sử dụng các vật chỉ thị thích hợp.

- Thí nghiệm phải đảm bảo an tồn cho người và dụng cụ thí nghiệm.
- Phải phát huy được tác dụng của thí nghiệm.
- Phải xác định được quy trình dạy học theo phương pháp thí nghiệm: Hiểu rõ
mục tiêu, hiểu đầy đủ chức năng của từng dụng cụ thí nghiệm, hiểu được các bước
tiến hành và biết xử lí các kết quả thu thập được từ thí nghiệm …
2.2. Thực

trạng việc làm thí nghiệm của giáo viên và học sinh lớp 6ABC
trường THCS Minh Sơn
Được sự quan tâm, động viên chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu trong việc
sử dụng đồ dùng dạy học cũng như việc tổ chức các thí nghiệm sao cho có hiệu
quả nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Bản thân giáo viên luôn cố gắng sử dụng
những đồ dùng được trang bị sẵn, đồng thời tích cực làm thêm đồ dùng phục vụ
cơng tác giảng dạy, vì vậy đã có thói quen sử dụng đồ dùng dạy học trong từng bài
học, tiết học cũng như một số kinh nghiệm nhất định.
Đồ dùng dạy học được trang bị cho khối lớp 6 tương đối đầy đủ, cơ
bản đáp ứng được cho việc dạy và học của bộ mơn, nhưng có một số đồ
dùng bị hỏng kém chất lượng chưa được sửa chữa bổ sung nên gây khó
khăn cho giáo viên trong việc chuẩn bị dụng cụ và độ chính xác kết quả thí
nghiệm.
Về phía học sinh đa số các em ngoan, ý thức tốt có tư chất để nắm
vững cách làm thí nghiệm và làm thí nghiệm. Nhưng do mới từ tiểu học


lên còn bỡ ngỡ, các em chưa được làm thực hành nhiều trong các giờ
học, ít được làm quen với các đồ dùng dạy học dụng cụ thí nghiệm. Chính
vì vậy việc học tập theo phương pháp đặc trưng của bộ mơn vật lí, đặc
biệt là sử dụng dụng cụ và tiến hành thí nghiệm vật lí là một việc khó khăn
đối với các em. Một số học sinh khơng tập trung, còn ồn và làm việc riêng
trong khi giáo viên hướng dẫn làm thí nghiệm. Bên cạnh đó do chưa định

hình được ý đồ thí nghiệm, mục đích thí nghiệm và chưa chú ý đến kết
quả thí nghiệm dẫn đến các em chưa tập trung khi làm thí nghiệm.
Có tình trạng như trên theo tơi xuất phát từ những nguyên nhân:
Học sinh mới từ cấp tiểu học lên không được tiếp xúc với các dụng cụ thí
nghiệm nên khả năng thực hành của học sinh còn chưa cao và còn rất
lúng túng khi sử dụng, lắp ráp, tiến hành các thí nghiệm. Đặc biệt là các
em chưa có được phương pháp, chưa biết cách để thực hiện một thí
nghiệm vật lí từ đó các em chưa có sự tập trung chú ý cần thiết khi làm thí
nghiệm.

Qua khảo sát thực tế trước khi bắt đầu thực hiện đề tài tôi thu được kết
quả như sau:
Tổng số
học sinh

Lớp

6 A BC

Chưa làm được

Làm được thí nghiệm

72

thí nghiệm

SL

%


SL

%

19

26,4

53

73,6

Khảo sát chất lượng về học lực trước khi thực hiện đề tài:
Lớp
6ABC

Tổng số
học sinh
72

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

3

4,2

15

20,8

32

44,5

22

30,5


2.3. Biện pháp thực hiện
Như chúng ta đã biết lý luận phải gắn liền với thực tiễn, học phải đi
đôi với hành. Đối với môn khoa học thực nghiệm như mơn Vật lí, có thể
nói: "Trăm nghe khơng bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm".


Nếu khơng có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội kiến
thức khơng thể sâu sắc và bền chặt được. Vì vậy với mơn Vật lí việc tạo
điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thơng qua hoạt động thực
nghiệm cịn mang một sắc thái riêng của bộ môn. Cần tạo điều kiện để
học sinh tự tay làm thí nghiệm, tự mình quan sát, đo đạc và rút ra nhận
xét, kết luận (tức là được trải nghiệm trong thực tế), tạo điều kiện cho đa
số học sinh càng nhiều càng tốt được sử dụng thiết dạy học để hoàn
thành nhiệm vụ học tập. Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên cần căn cứ vào nội
dung kiến thức, điều kiện thiết bị, thời gian học tập và khả năng học tập
của học sinh trong lớp, cân nhắc lựa chọn nội dung tổ chức các hoạt
động học tập trong một giờ học đặc biệt là giờ học có thí nghiệm vật lí,
sao cho phù hợp với mục tiêu bài dạy đã đề ra, có như vậy một giờ dạy
Vật lí mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Từ thực tế cho thấy học sinh hồn tồn có tư chất để sử dụng
dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm do vậy giáo viên cần cung cấp,
hướng dẫn học sinh phương pháp thực hiện thí nghiệm để học sinh thấy
được khi làm một thí nghiệm hay quan sát một thí nghiệm thì cần chuẩn bị
những dụng cụ gì, mục đích ra sao, cần quan sát gì và rút ra được nội
dung kiến thức gì. Xuất phát từ lí do và thực trạng thực tế như đã trình bày
tơi đã nghiên cứu, làm thí nghiệm kiểm tra, áp dụng dạy thử nghiệm đối
với học sinh khối lớp 6 trường THCS Minh Sơn. Thấy có hiệu quả dạy và
học cao, tơi xin được trình bày các biện pháp đã thực hiện như sau:
2.3.1. Phân loại các thí nghiệm Vật lí

2.3.1.1. Thí nghiệm biểu diễn
Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do giáo viên trình bày ở trên lớp.
Căn cứ vào mục đích, có thể chia thí nghiệm biểu diễn thành 3 loại:
a) Thí nghiệm nêu vấn đề
- Thí nghiệm này nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu tạo ra tình huống có vấn đề
làm tăng hiệu quả của dạy học.
+ Ví dụ: Khi dạy bài “Sự nở vì nhiệt của chất khí” - Vật lí 6, trước khi vào bài mới
giáo viên tiến hành thí nghiệm thả quả bóng bàn bị bẹp (bẹp vừa phải và quả bóng
bàn khơng bị thủng) vào ca đựng nước nóng. Kết quả là quả bóng bàn phồng lên.
“Tại sao lại có hiện tượng đó? Để giải thích được, chúng ta đi vào nghiên cứu bài
mới.”
b) Thí nghiệm giải quyết vấn đề
Thí nghiệm thuộc bài này được thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra sau phần nêu
vấn đề. Bao gồm hai loại thí nghiệm:


+ Thí nghiệm khảo sát
Là thí nghiệm tiến hành nghiên cứu vấn đề đặt ra thơng qua đó giáo viên hướng
dẫn học sinh đi đến khái niệm cần thiết.
+ Thí nghiệm kiểm chứng
Là thí nghiệm dùng để kiểm tra lại những kết luận được suy ra từ lí thuyết.
c) Thí nghiệm củng cố:
Thí nghiệm thuộc loại này dùng để củng cố kiến thức đã nghiên cứu bao gồm cả
những thí nghiệm nói lên ứng dụng của kiến thức Vật lí trong đời sống và trong kỹ
thuật.
+ Ví dụ: Sau khi học xong bài “Đo thể tích vật rắn khơng thấm nước” - Vật lí 6,
học sinh đã biết cách sử dụng và biết cách dùng bình chia độ để đo thể tích. Ở câu
C5 và C6 giáo viên hướng dẫn học sinh về tự làm một bình chia độ và tìm hai vật
rắn để đo thể tích bằng bình chia độ làm được.
2.3.1.2. Thí nghiệm thực hành vật lí

Thí nghiệm thực hành Vật lí là thí nghiệm do tự tay học sinh tiến hành đưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
*Phân loại:
Với dạng thí nghiệm này có nhiều cách phân loại, tuỳ theo căn cứ để phân loại:
a) Căn cứ vào nội dung:
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
+ Thí nghiệm thực hành định tính.
Loại thí nghiệm này có ưu điểm nêu bật bản chất của hiện tượng. Ví dụ: Thí
nghiệm nghiên cứu sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí.
+ Thí nghiệm thực hành định lượng.
Loại thí nghiệm này có ưu điểm giúp học sinh nắm được quan hệ giữa các đại
lượng vật lí một cách chính xác rõ ràng. Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu về địn bẩy
để tìm ra mối quan hệ giữa OO1; OO2 và F2; F1.
b) Căn cứ vào tính chất
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
+ Thí nghiệm thực hành khảo sát.
Loại thí nghiệm này học sinh chưa biết kết quả thí nghiệm, phải thơng qua thí
nghiệm mới tìm ra được các kết luận cần thiết. Loại thí nghiệm này được tiến hành
trong khi nghiên cứu kiến thức mới.


Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu về rịng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn
như thế nào - Vật lí 6.
+ Thí nghiệm kiểm nghiệm.
Loại thí nghiệm này được tiến hành kiểm nghiệm lại những kết luận đã được
khẳng định cả về lí thuyết và thực nghiệm nhằm đào sâu vấn đề hơn.
c) Căn cứ vào hình thức tổ chức thí nghiệm
Có thể chia thí nghiệm thực hành thành 3 loại:
+ Thí nghiệm thực hành đồng loạt.
Loại thí nghiệm này tất cả các nhóm học sinh đều cùng làm một thí nghiệm,

cùng thời gian và cùng một kết quả. Đây là thí nghiệm được sử dụng nhiều nhất
hiện nay vì có nhiều ưu điểm. Đó là:
- Trong khi làm thí nghiệm các nhóm trao đổi giúp đỡ nhau và kết quả trung bình
đáng tin cậy hơn.
- Việc chỉ đạo của giáo viên tương đối đơn giản vì mọi việc uốn nắn hướng dẫn,
sai sót, tổng kết thí nghiệm đều được hướng dẫn đến tất cả học sinh.
Bên cạnh những ưu điểm, cịn một số hạn chế:
- Do trình độ các nhóm khơng đồng đều nên có nhóm vội vàng trong khi thao tác
dẫn đến hạn chế kết quả.
- Địi hỏi nhiều bộ thí nghiệm giống nhau gây khó khăn về thiết bị.
+ Thí nghiệm thực hành loại phối hợp: Trong hình thức tổ chức này học sinh
được chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm chỉ làm thí nghiệm một phần
nội dung trong thời gian như nhau, sau đó phối hợp các kết quả của các nhóm lại
sẽ được kết quả cuối cùng của đề tài.
Ưu điểm của loại thí nghiệm này:
- Rèn luyện cho học sinh ý thức lao động tập thể.
- Kích thích tinh thần thi đua làm việc giữa các nhóm.
Một số hạn chế của loại thí nghiệm này: Mỗi nhóm khơng được rèn luyện đầy
đủ các kĩ năng làm tồn diện thí nghiệm. Vì vậy cần khắc phục bằng cách cho các
nhóm luân phiên nhau làm lại thí nghiệm.
+ Thí nghiệm thực hành cá thể:
Trong hình thức tổ chức này các nhóm học sinh làm thí nghiệm trong cùng
thời gian hoặc cùng đề tài nhưng dụng cụ và phương pháp khác nhau.
- Ưu điểm của loại thí nghiệm này: Giảm được khó khăn về bộ thí nghiệm.


- Một số hạn chế của loại thí nghiệm này: Việc hướng dẫn của giáo viên rất phức
tạp. Vì vậy hình thức này địi hỏi tính tự lực cao nên chỉ thích hợp cho các lớp
trên.
2.3.2. Yêu cầu đối với từng loại thí nghiệm.

2.3.2.1. Đối với thí nghiệm biểu diễn
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thí nghiệm biểu diễn, bản thân tơi
ln có gắng thực hiện tốt các nội dung sau:
a) Thí nghiệm phải đảm bảo thành cơng
Nếu thí nghiệm thất bại học sinh sẽ mất tin tưởng vào bài học và ảnh hưởng xấu
đến uy tín của giáo viên. Muốn làm tốt được điều này, giáo viên phải:
- Am hiểu bản chất của các hiện tượng vật lí xảy ra trong thí nghiệm.
- Nắm vững cấu tạo, tính năng, đặc điểm của từng dụng cụ thí nghiệm cùng với
những trục trặc có thể xảy ra để biết cách kịp thời khi phải sửa chữa.
Muốn vậy giáo viên phải chuẩn bị kỹ càng, làm đi làm lại nhiều lần,
điều này là vô cùng quan trọng với một giờ dạy vật lí, bởi vì nếu thí nghiệm
thất bại sẽ phá vỡ tiến trình bài học gây tâm lí hoang mang thất vọng đối
với học sinh. Bên cạnh đó một điều khơng thể thiếu được là giáo viên phải
chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng,
phân tích kết quả thí nghiệm vận dụng các kiến thức có liên quan để đi
đến tri thức mới một cách logic.
Ví dụ: Khi dạy bài “Sự nở vì nhiệt của chất khí”. Xuất phát từ một
tình huống thực tế là một quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng, quả
bóng bàn có thể phồng trở lại như cũ. Một thí nghiệm tưởng như rất đơn
giản để tạo tình huống cho học sinh đầu giờ học, song nếu không chuẩn bị
chu đáo trước giờ lên lớp, giáo viên rất có thể khơng thành cơng với nhiều
lý do, chẳng hạn như: nếu giáo viên chọn quả bóng bàn với loại có vỏ q
dày, thì khi nhúng vào nước nóng sự nở vì nhiệt của chất khí trong bóng
có thể khơng đủ khả năng để quả bóng phồng trở lại. Hơn nữa vị trí tiến
hành thí nghiệm khác nhau cũng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thí
nghiệm. Điều này tơi cũng đã từng mắc phải, tiến hành thử thí nghiệm
trong phịng nghiệm rất thành cơng nhưng khi tiến hành trên lớp do nhiệt
độ trong phòng học lạnh hơn nhiều so với phịng thí nghiệm (thời gian dạy
bài học này là vào mùa đơng) nên nước nóng đổ ra nguội đi rất nhanh đặc
biệt nếu phòng học khơng kín gió, và kết quả thí nghiệm đã khơng được

như mong đợi. Vì vậy việc chuẩn bị một thí nghiệm chu đáo, có tính tốn
đến các yếu tố ảnh hưởng đến thí nghiệm là một vấn đề mà các giáo viên
dạy vật lý khi chuẩn bị bài dạy của mình khơng thể khơng lưu tâm. Cũng
từ thí nghiệm này có thể học sinh dự đốn rằng khơng phải chất khí trong
bóng bàn nóng lên, nở ra làm vỏ quả bóng bàn phồng trở lại, mà do vỏ


quả bóng bàn gặp nóng nở ra, vậy khi đó giáo viên xử lý tình huống này
như thế nào để thuyết phục với các em. Lúc đó giáo viên phải tiến hành
một thí nghiệm khác với một quả bóng bàn đã bị thủng (có thể dùi một lỗ
nhỏ) nhúng vào nước nóng. Khi đó nhựa quả bóng bàn vẫn nóng lên
nhưng bóng khơng phồng lên được.
b) Thí nghiệm phải ngắn gọn một cách hợp lí.
Nếu thí nghiệm kéo dài sẽ khó tập trung sự chú ý của học sinh và dễ cháy
giáo án. Muốn vậy giáo viên phải hạn chế tối đa thời gian lắp ráp thí nghiệm. Thí
nghiệm đảm bảo thành cơng ngay khơng phải làm lại. Nếu thí nghiệm kéo dài có
thể chia ra nhiều bước, mỗi bước coi như một thí nghiệm nhỏ.
c) Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả lớp quan sát.
Để làm tốt điều này, giáo viên cần phải:
- Chuẩn bị dụng cụ thích hợp, có kích thước đủ lớn, có cấu tạo đơn giản thể hiện
rõ được bản chất của hiện tượng cần nghiên cứu. Dụng cụ phải có hình dáng, màu
sắc đẹp, hấp dẫn học sinh, có độ chính xác thích hợp.
- Sắp xếp dụng cụ một cách hợp lí. Điều này biểu hiện:
+ Chỉ bày những dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm, không bày la liệt những dụng
cụ chưa dùng đến hoặc chưa dùng xong.
+ Bố trí sao cho cả lớp đều nhìn rõ. Muốn như vậy nên sắp xếp dụng cụ trên mặt
phẳng thẳng đứng. Nếu không được phải đem đến tận bàn cho học sinh xem. Giáo
viên cũng cần chú ý khơng che lấp thí nghiệm khi thao tác.
d) Sử dụng các vật chỉ thị thích hợp
Nhằm tập trung sự chú ý của học sinh về những điều cần quan sát. Thí nghiệm

phải có sức thuyết phục học sinh. Muốn vậy thí nghiệm phải rõ ràng, chặt chẽ để
học sinh không thể hiểu theo một cách nào khác, phải loại bỏ triệt để những ảnh
hưởng phụ, nếu không loại bỏ được thì phải làm thêm thí nghiệm phụ để chứng tỏ
ảnh hưởng phụ là khơng đáng kể.
e) Thí nghiệm phải đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ thí nghiệm.
Đối với các chất dễ cháy, nổ phải để xa ngọn lửa và nếu nó bốc cháy thì phải
dùng cát hoặc bao tải ướt phủ lên. Với những chất độc hại như thuỷ ngân thì phải
hết sức thận trọng khơng để vương vãi. Phải nắm vững tính năng, cách bảo quản
dụng cụ để không làm hỏng dụng cụ.
g) Phải phát huy được tác dụng của thí nghiệm biểu diễn.
Điều đó địi hỏi:
- Thí nghiệm phải được tiến hành hữu cơ với bài học, tuỳ vào mục đích của bài
học mà đưa thí nghiệm đúng lúc.


- Thí nghiệm phải tiến hành kết hợp với phương pháp giảng dạy khác nhất là
phương pháp đàm thoại và vẽ hình.
- Thí nghiệm chỉ có hiệu quả tốt khi có sự tham gia tích cực, có ý thức của học
sinh. Vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ:
+ Mục đích của thí nghiệm.
+ Các dụng cụ của thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm.
+ Cách tiến hành thí nghiệm
+ Học sinh trực tiếp quan sát và rút ra kết luận cần thiết.
2.3.2.2. Đối với thí nghiệm thực hành
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thí nghiệm thực hành, bản thân tơi
ln cố gắng thực hiện tốt các nội dung sau:
a) Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, đảm bảo đủ về số lượng,
chất lượng.
Điều này đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình thực hành ngay từ
đầu năm học lập kế hoạch sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, xác định cần dụng cụ

gì, số lượng bao nhiêu, cịn thiếu những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm
bằng cách đề xuất, kiến nghị nhà trường mua thêm hoặc tự làm hoặc hướng dẫn
học sinh tự làm. Cũng cần nói đến ở đây là việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trình chiếu hình ảnh, video về thí nghiệm đối với những thí nghiệm khơng có dụng
cụ hoặc đã hỏng không dùng được, tuy nhiên đây là biện pháp cuối cùng. Mặt
khác cần huy động được sự trợ giúp của cán bộ thiết bị và học sinh trong quá trình
chuẩn bị dụng cụ.
b) Trình tự tổ chức một thí nghiệm thựe hành
Tôi thường tiến hành theo các bước sau:
+ Xác định mục đích thí nghiệm
Giáo viên cần đặt vấn đề vào bài, gợi ý để học sinh phát hiện được nội dung kiến
thức cần nghiên cứu, từ đó tiếp tục gợi ý để học sinh nêu rõ mục đích của thí
nghiệm là gì để học sinh hiểu được và tập trung vào mục đích đó.
+ Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách bố trí.
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm cách bố trí thí nghiệm.
- Nêu những lưu ý khi sử dụng dụng cụ và thao tác thí nghiệm.
- Cho học sinh dự đốn hiện tượng xảy ra (nếu yêu cầu).
+ Tiến hành thí nghiệm
- Nêu trình tự tiến hành thí nghiệm: truyền tải các bước tiến hành chi tiết ngắn
gọn.


- Giáo viên thao tác mẫu.
- Phát dụng cụ cho các nhóm: Nhóm trưởng nhận dụng cụ, phân cơng nhiệm vụ
cho các thành viên.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Các nhóm học sinh tiến
hành thí nghiệm. Giáo viên theo dõi chung và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn, nếu
cần thì giáo viên u cầu cả lớp ngừng thí nghiệm để hướng dẫn, bổ sung. Cần
tránh trường hợp một số em chuyên làm thí nghiệm, một số em chuyên ghi chép.
+ Xử lí kết quả thí nghiệm

- Với thí nghiệm thực hành khảo sát: Cả nhóm cùng dựa vào kết quả thí nghiệm
để thảo luận tìm ra kiến thức mới. Với thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm, nhóm
(hoặc cá nhân) làm báo cáo kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả
thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm với lí thuyết đã học.
- Chú ý: Với những thí nghiệm có tính tốn: Mỗi học sinh tính tốn độc lập theo
số liệu đã thu được và so sánh trong nhóm để kiểm tra lại.
+ Tổng kết thí nghiệm:
- Giáo viên phân tích kết quả của học sinh và giải đáp thắc mắc.
- Cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau về ý thức, tác phong tham gia thực hành.
- Giáo viên rút kinh nghiệm về các mặt khi làm thí nghiệm của cả lớp.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh làm thực hành trước.
Để đạt được hiệu quả cao trong việc chuẩn bị, sử dụng và tiến hành thí
nghiệm đặc biệt là trong các giờ thực hành thay vì giáo viên phải chuẩn bị toàn bộ
dụng cụ và vận chuyển dụng cụ lên lớp tôi hướng dẫn học sinh làm thực hành
trước. Vào các buổi chiều trước những tiết học thực hành tơi đã cho một nhóm các
em đến lớp và phòng thiết bị tự chuẩn bị dụng cụ, hướng dẫn cách sử dụng dụng
cụ, như vậy đa số các em đã biết mục tiêu của giờ thực hành sắp học. Giáo viên
hướng dẫn học sinh việc lắp ráp, cách tiến hành thí nghiệm, những lưu ý về cách
sử dụng để đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ tránh hỏng hóc trên cơ sở đó
học sinh biết cách sử dụng dụng cụ và chủ động hơn trong giờ thực hành hôm sau.
Để thực hiện tốt công việc này, ngay từ đầu năm học trên cơ sở kiểm tra
khảo sát, phân loại học sinh tôi đã cho thành lập nhóm cốt cán mơn Vật lí ở mỗi
đơn vị lớp, đồng thời phân cơng nhiệm vụ cho các nhóm học sinh cứ đến tiết học
nào có thí nghiệm thì trước giờ vào lớp chịu trách nhiệm lên phòng thiết bị lấy đồ
nghiệm đã chuẩn bị từ hôm trước. Lớp trưởng chịu trách nhiệm phân cơng nhiệm
vụ cho từng nhóm lần lượt theo tuần.
Với cách làm như vậy sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng quan sát, đo lường
phổ biến và năng lực thực hiện những thí nghiệm vật lí tốt hơn trong giờ thực hành
đồng thời khích lệ được tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm. Giáo viên thì tiết
kiệm được thời gian chuẩn bị, vận chuyển. Thực tế khi tôi áp dụng biện pháp này



các em tỏ ra rất hứng thú, thích được tận tay chọn dụng cụ thí nghiệm và tích cực
hơn trong học tập.
2.3.4. Kiểm tra việc thực hành vận dụng của học sinh
Khi kiểm tra bài cũ hoặc trong bài kiểm tra 45 phút, đưa các câu hỏi dưới
dạng thực hành. Đối với những dạng câu hỏi này chỉ khi học sinh hiểu về thí
nghiệm, kết quả thí nghiệm các em sẽ trình bày được tuy nhiên đối với khối lớp 6
chỉ nên đưa những câu hỏi dưới dạng tái hiện để học sinh làm quen dần.
Ví dụ: Trong bài kiểm tra 45 phút của học kì I đưa ra câu hỏi về đo thể tích vật rắn
khơng thấm nước:
Cho một bình chia độ, một hịn đá cuội (khơng bỏ lọt bình chia độ), một cái bát,
một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích hịn đá cuội.
2.3.5. Cho học sinh tự đánh giá
Cho học sinh trong cùng một nhóm đánh giá lẫn nhau về ý thức, tác phong
tham gia thí nghiệm. Biện pháp này áp dụng đối với các bài thực hành, nhằm mục
đích làm cho học sinh tích cực, tự giác, chủ động hơn trong khi thực hành. Giáo
viên quan sát cả lớp nhưng cũng không thể bao qt từng học sinh cịn ở mỗi
nhóm học sinh biết rõ bạn nào tích cực, bạn nào khơng tích cực cho nên đánh giá
sẽ chính xác hơn. Giáo viên chuẩn bị sẵn phiếu tự đánh giá của học sinh và quy
định rõ điểm tối đa cho phần tự đánh giá là 3 điểm, điểm cho báo cáo thực hành là
7 điểm. Giáo viên căn cứ vào kết quả đánh giá của mỗi nhóm học sinh kết hợp với
quan sát của mình để quyết định cho điểm phần ý thức thái độ tham gia thực hành
của mỗi học sinh. Phiếu tự đánh giá này thu cùng báo cáo thực hành.
Mẫu phiếu tự đánh giá của học sinh:
PHIẾU QUAN SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH- TIẾT ... VẬT LÍ ....
Nhóm: …..Lớp.......

STT


Họ và tên

Ý thức, thái độ tham gia hoạt động (3đ)
Tham gia
Khơng
Tham gia
chủ
tham Tham gia động, tích cực, có
thụ động
gia
hiệu quả hiệu quả
(1đ)
chưa cao
(0 đ)
(3đ)
(2đ)

1
2
3
4

Chất
lượng

Tổng
điểm


5

2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin
Đây là biện pháp được áp dụng trong các bài thực hành đồng loạt, hoặc
trong các bài dạy mà thí nghiệm khơng có dụng cụ hoặc dụng cụ hỏng khơng có
độ chính xác (Ví dụ như bài: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt). Giáo viên thực
hiện thí nghiệm ảo hoặc cho học sinh xem video clip giới thiệu về thí nghiệm.
Biện pháp này giúp giáo viên đạt được mục tiêu kiến thức đề ra, giúp học sinh
quan sát được hiện tượng và rút ra được kết luận cần thiết.
2.3.7. Ví dụ một số thí nghiệm cụ thể trong chương trình Vật lí 6.
*)Ví dụ 1: Bài 4 “Đo thể tích vật rắn khơng thấm nước”
Thí nghiệm đo thể tích vật rắn khơng thấm nước.
a) Khó khăn khi học sinh thực hiện
Nhiều học sinh đổ nước vào bình tràn khi nước mấp mé miệng tràn
nhưng chưa tràn nước ra ngồi do cịn màng căng của nước với thành
bình. Nhúng vật vào để lấy nước tràn và coi phần nước tràn ra ngoài đó
bằng thể tích của vật.
Ngun nhân: Khi nước mấp mé miệng tràn nhưng chưa tràn nước ra
ngồi do cịn màng căng của nước với thành bình, nếu nhúng vật vào thì
nước phải dâng lên một chút mới tràn ra ngồi. Lấy phần nước tràn để xác
định thể tích của vật. Làm như vậy thì thể tích phần nước tràn ra bé hơn
thể tích của vật, dẫn đến sai số lớn trong phép đo.
b) Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo trình tự sau để khắc phục sai
sót trên:
+ Mục đích thí nghiệm
Lấy lượng nước tràn ra bằng bình tràn có thể tích bằng thể tích vật rắn
khơng thấm nước.
+ Dụng cụ
- Bình chia độ, bình tràn, dây buộc, 1 bình chứa, ca đựng nước, hịn đá
(khơng bỏ lọt bình chia độ). Kẻ bảng 4.1 vào vở.
+ Tiến hành thí nghiệm (giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm)
Bước 1: Ước lượng thể tích của vật (cm3), ghi kết quả vào bảng.

Bước 2: Đo thể tích của vật:
- Đổ nước vào bình tràn, đổ nước quá một chút cho nước thừa tràn ra
ngồi một chút.
- Để bình tràn đứng yên.


- Đặt bình chứa dưới vịi chảy của bình tràn.
- Buộc dây vào hịn đá và thả vào bình tràn, nước chảy từ bình tràn tràn
sang bình chứa.
- Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ (ca đong, chai lọ có ghi sẵn
dung tích).
Bước 3: Đọc kết quả và ghi vào bảng 4.1.
(Giáo viên thao tác mẫu theo các bước như trên cho học sinh quan sát)
+ Tổng kết thí nghiệm
Giáo viên nhận xét về kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh, nhận xét học
sinh biết cách đo thể tích vật rắn khơng thấm nước hay chưa.
*) Ví dụ 2: Bài 12 “ Thực hành: Xác định khối lượng riêng của
sỏi”
a) Một số khó khăn
Khi thả sỏi vào bình chia độ khơng đúng cách có thể làm vỡ bình. Do
sai số giữa các dụng cụ đo, giữa các nhóm dẫn đến kết quả có thể khơng
gần bằng với giá trị đúng.
b) Khắc phục
- Hướng dẫn học sinh cách thả sỏi vào bình chia độ: Nghiêng bình thả từ
từ vào.
- Công nhận kết quả gần đúng với giá trị thật.
c) Trình tự hướng dẫn học sinh:
+ Xác định mục đích của thí nghiệm
* Kiến thức : Biết được cách xác định khối lượng riêng của các vật rắn
không thấm nước. Áp dụng được công thức

* Kĩ năng
- Sử dụng được một số dụng cụ đo.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm để tiến thành thí nghiệm.
+ Chuẩn bị
* Dụng cụ:
- Cân đồng hồ GHĐ 5kg, ĐCNN 20g; bình chia độ ĐCNN 0,1 ml;
- Sỏi: Yêu cầu học sinh chuẩn bị rửa sạch, lau khô (học sinh chuẩn bị sỏi,
giáo viên kiểm tra từ hôm trước).


* Phiếu tự đánh giá của học sinh (theo mẫu ở trên) và phiếu giao việc
cho từng nhóm (Các bước tiến hành thí nghiệm).
+ Các bước tiến hành (yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để
trả lời).
Giáo viên thao tác mẫu và hướng dẫn học sinh theo các bước:
Bước 1: Chia sỏi làm 3 phần: 5 viên ghi số 1, 5 viên ghi số 2, 5 viên ghi số
3.
Bước 2: Đo khối lượng:
+ 5 viên số 1, ghi kết quả vào báo cáo.
+ 5 viên số 2, ghi kết quả vào báo cáo.
+ 5 viên số 3, ghi kết quả vào báo cáo.
Bước 3: Đo thể tích:
+ 5 viên số 1, ghi kết quả vào báo cáo.
+ 5 viên số 2, ghi kết quả vào báo cáo.
+ 5 viên số 3, ghi kết quả vào báo cáo.
Bước 4: Tính khối lượng riêng của sỏi theo cơng thức:

(3 lần đo)

Bước 5: Hồn thành báo cáo.

+ Xử lí kết quả thí nghiệm
Các nhóm có thể cho kết quả gần giống với giá trị thực, giáo viên yêu cầu
các nhóm báo cáo kết quả tính được. Từ đó rút ra nhận xét. Thống nhất
kết quả.
+ Tổng kết
- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp phiếu tự đánh giá và báo cáo thực hành.
- Giáo viên nhận xét về chung về tinh thần, thái độ và kĩ năng thực hành
và yêu cầu học sinh rút kinh nghiệm.

*) Ví dụ 3 : Bài 16 “Rịng rọc”
Thí nghiệm hình 16.3; 16.4; 16.5
a) Khó khăn


Thí nghiệm hình 16.4, thí nghiệm này khi đo lực cần phải để đầu móc
vật lên trên, đầu nâng lực kế kéo xuống phía dưới. Như vậy lực cần đo bị
sai. Nguyên nhân là do ngoài giá trị lực cần đo cịn có cả trọng lượng của
lực kế kéo giãn lị xo của lực kế.
Thí nghiệm ở hai hình 16.4 và 16.5, dây kéo có thể bị xoắn khi kéo quả
nặng dẫn đến kết quả đo khơng chính xác.
b) Khắc phục
Đối với thí nghiệm hình 16.4: treo ngược lực kế đứng cân bằng trên
giá, để cho lực kế đứng cân bằng, điều chỉnh cho kim lực kế cân bằng lại
ở vạch 0 rồi mới làm thí nghiệm. Trong thí nghiệm ở hình 16.4 và 16.5 sử
dụng dây kéo như dây dù, khơng dùng những dây kéo có tính đàn hồi.
c) Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm theo trình tự sau:
+ Mục đích thí nghiệm
So sánh chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp với khi sử dụng
rịng rịng cố định và rịng rọc động. Từ đó thấy được tác dụng của từng
loại ròng rọc.

+ Dụng cụ
Lực kế, khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc và dây kéo.
+ Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng:
- Bố trí thí nghiệm như hình 16.3.
- Đọc số chỉ của lực kế và ghi kết quả vào bảng 16.1.
Bước 2: Đo lực kéo vật qua rịng rọc cố định:
- Bố trí thí nghiệm như hình 16.4, kếo từ từ lực kế.
- Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào bảng 16.1.
Bước 3: Đo lực kéo vật qua rịng rọc động:
- Bố trí thí nghiệm như hình 16.5.
- Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào bảng 16.1.
(Các bước tiến hành thí nghiệm và bảng ghi kết quả của các nhóm giáo
viên chuẩn bị ra phiếu học tập và phát cho các nhóm)
+ Xử lí kết quả thí nghiệm
Từ bảng kết quả thí nghiệm yêu cầu học sinh so sánh:
- Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc
cố định. Rút ra kết luận về tác dụng của ròng rọc cố định.


- Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc
động. Rút ra kết luận về tác dụng của rịng rọc động.
*) Ví dụ 4 : Bài 21 “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”
*Thí nghiệm hình 21.1a, hình 21.1b
a) Nội dung thí nghiệm
Dùng lửa đèn cồn nung một thanh thép được gông chắc hai đầu trên
một giá. Một đầu của thanh thép được chốt bằng chốt gang, đầu còn lại
vặn chặt bằng đai ốc.
b) Mục tiêu thí nghiệm
Thơng qua thí nghiệm học sinh biết được về sự dãn nở vì nhiệt của

các chất rắn nếu bị ngăn cản sẽ gây ra một lực rất lớn.
c) Một số khó khăn
- Khi gông thanh thép lên giá vặn đai ốc không chặt.
- Để ngọn đèn cồn nung thanh thép không đúng vị trí ngọn đèn cồn toả
nhiệt cao nhất.
- Khi tắt đèn cồn thổi bằng miệng, hay dội nước…
- Học sinh chưa hiểu vì sao lúc này lại cho chốt ngang ở bên ngoài, lần
sau lại cho vào bên trong.
d) Khắc phục
Trước khi làm thí nghiệm cần phải chú ý học sinh một số việc sau:
- Trước khi đốt cồn nung thanh sắt cần vặn chặt đai ốc thanh thép.
- Phải để thanh thép cần nung ở 1/3 ngọn đèn cồn kể từ trên xuống để lấy
nhiệt cao nhất của đèn cồn cung cấp.
- Khi tắt đèn cồn không được thổi, dội nước… mà phải dùng nắp đèn cồn
đậy kín ngọn đèn cồn để tắt lửa.
e) Trình tự hướng dẫn học sinh
Khi nghiên cứu về lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt, giáo viên
phải yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa thu thập thơng tin để tìm hiểu
mục đích của thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí
nghiệm. Sau đó giáo viên bố trí thí nghiệm như hình 21.1 trong sách giáo
khoa, tiến hành thí nghiệm cho cả lớp quan sát, cụ thể các hoạt động có
thể tiến hành như sau :
- Hoạt động 1:Y/c hs đọc phần I /sgk( trang 65)


? Các em hãy cho biết thí nghiệm được tiến hành với mục đích gì? Nhằm
quan sát hiện tượng gì? ( Mục đích: Quan sát lực xuất hiện trong sự co
dãn vì nhiệt)
? Cần những dụng cụ gì để tiến hành thí nghiệm này? (cần 1 giá đỡ thí
nghiệm, 1 thanh thép, 1 ốc vặn, 2 chốt ngang, bông tẩm cồn, khăn khơ,

chậu nước)
? Thí nghiệm được tiến hành theo các bước nào? Quan sát cái gì trong
thí nghiệm? (Bố trí nghiệm như hình 21.1a, lắp thanh thép vào giá đỡ, đưa
chốt ngang vào một đầu và vặn ốc vào đầu cịn lại. Đốt nóng thanh thép,
quan sát hiện tượng xảy ra với chốt ngang)
- Hoạt động 2: Giáo viên giới thiệu dụng cụ, chú ý cho hs kiểm tra độ cứng
của chốt ngang rồi gv tiến hành thí nghiệm (đốt nóng khoảng 4’), học sinh
quan sát chốt ngang, ghi lại kết quả quan sát được
- Hoạt động 3: Giáo viên nêu câu hỏi :
? Các em quan sát được hiện tượng gì xảy ra với chốt ngang? (chốt
ngang bị gãy)
? Hiện tượng gì xảy ra với thanh thép khi nó nóng lên? Hiện tượng xảy ra
với chốt ngang chứng tỏ điều gì? (Thanh thép nở (dài) ra khi nóng lên. Khi
dãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn).
-Hoạt động 4: Gv giới thiệu thí nghiệm hình 21.1b, cho thanh thép nguội đi
bằng cách phủ lên nó bằng một khăn ướt, quan sát hiện tượng xảy ra với
chốt ngang.
+Trước khi tiến hành thí nghiệm, cho học sinh dự đốn hiện tượng xảy ra?
Nêu ngun nhân ? (dự đốn: chốt ngang có thể cũng bị gãy)
+Gv tiến hành thí nghiệm kiểm tra, học sinh quan sát, từ đó rút ra nhận
xét: Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép cũng có thể gây ra lực
rất lớn.
- Hoạt động 5: Yêu cầu học sinh rút ra kết luận chung về lực xuất hiện
trong sự co dãn vì nhiệt. Giáo viên chốt lại, nhấn mạnh: Sự co dãn vì
nhiệt, nếu bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
- Hoạt động 6: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh phóng to hình 21.2
và 21.3, nêu câu hỏi:
C5. Em quan sát ảnh chụp chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa có gì đặc
biệt? Tại sao phải làm như vậy?
C6. Hai gối đỡ của đầu cầu thép có cấu tạo giống nhau không? Tại sao

một gối đỡ của đầu cầu phải đặt trên các con lăn?


Học sinh vận dụng kiến thức vừa rút ra sau 2 thí nghiệm trên, suy nghĩ trả
lời:
C5 : Chỗ tiếp nối 2 đầu thanh ray có 1 khe hở. Vì khi trời nóng thanh ray
dài ra, do đó nếu khơng để khe hở sự nở vì nhiệt của đường ray bị ngăn
cản gây ra lực rất lớn làm cong đường ray.
C6 : Hai gối đỡ của đầu cầu thép có cấu tạo không giống nhau. Một đầu
được gối lên các con lăn tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà
khơng bị ngăn cản, tránh gây ra lực lớn có thể làm cong, nứt cầu.
- Tiếp theo giáo viên nêu câu hỏi gắn với một sự vật thực tế: Các em có
biết tại sao các tấm lợp nhà lại có dạng lượn sóng khơng? Nếu chưa học
bài học này rất nhiều học sinh đã trả lời để cho nước dễ chảy. Song bằng
kiến thức vừa học, với tư duy logic của mình, các em đã có thể trả lời để
cho tấm lợp có thể co dãn vì nhiệt mà khơng bị ngăn cản, tránh gây ra lực
lớn có thể làm nứt hoặc vỡ tấm lợp. Việc hs tự rút ra được kiến thức, tức
là tự phát biểu được: Sự co dãn vì nhiệt,nếu bị ngăn cản có thể gây ra
những lực rất lớn, sau khi học xong bài học này và có thể vận dụng giải
thích được các hiện tượng thực tế mà gv đưa ra như trên, chính là mục
tiêu của tiết học, làm được điều này là gv đã thành cơng với tiết dạy có thí
nghiệm vật lí của mình.
Như vậy có thể thấy trong mỗi tiết dạy có thí nghiệm vật lí, giáo
viên có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở những mức độ
khác nhau (có thể giáo viên thực hiện, có thể giáo viên điều khiển học sinh
thực hiện một vài phần, có thể để học sinh tự thực hiện hồn tồn...) Song
để phát huy hiệu quả các thí nghiệm, học sinh tự tìm tịi kiến thức một
cách chủ động sáng tạo, tự rút ra được kiến thức của bài học, thấy được ý
nghĩa thực tế của nó thì điều vô cùng quan trọng là giáo viên phải biết kết
hợp thí nghiệm với hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp, việc dạy học có thí

nghiệm vật lí phải tn theo quy trình cụ thể, đó là:
Cho học sinh thảo luận để hiểu rõ mục tiêu thí nghiệm và do đó tạo
ra hứng thú nhận thức ở hs-> Cho hs tìm hiểu đầy đủ các chức năng của
từng bộ phận trong dụng cụ thí nghiệm được sử dụng-> Cho hs thảo luận
về các bước tiến hành thí nghiệm, những yêu cầu cần quan sát hay đo
đạc trong mỗi bước thí nghiệm. Phải chuẩn bị bảng biểu hoặc biên bản
ghi chép các quan sát-> Xử lí các kết quả thu được từ thí nghiệm ...Từ đó
rút ra các kết luận về sự vật, hiện tượng hoặc q trình vật lí như là những
kiến thức mới. Có làm được như vậy theo tơi mới đạt được mục đích đặt
ra.
* Ví dụ 5: Bài 23 “Thực hành đo nhiệt độ”


a) Một số khó khăn
Khi học sinh vẩy nhiệt kế nếu cầm không chặt rất dễ rơi, vỡ nhiệt kế
thuỷ ngân rất nguy hiểm. Trong quá trình theo dõi sự thay đổi nhiệt độ
theo thời gian trong quá trình đun nước có thể bị vỡ bình chia độ và vẽ
đường biểu diễn mất nhiều thời gian.
b) Khắc phục
- Giáo viên yêu cầu học sinh đứng lên chú ý để không va vào bàn ghế
hoặc rơi vỡ. Dùng lưới tản nhiệt để tránh vỡ bình chia độ khi đun.
- Cho học sinh tự chuẩn bị dụng cụ và bố trí thí nghiệm từ chiều hôm
trước. Học sinh chuẩn bị báo cáo có kẻ sẵn các ơ vng để vẽ đường biểu
diễn.
c) Hướng dẫn học sinh
+ Xác định mục đích thí nghiệm
* Kiến thức : Biết cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế y tế.
* Kĩ năng
- Biết sử dụng các nhiệt kế thơng thường để đo nhiệt độ theo đúng quy
trình.

- Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.
+ Chuẩn bị
Dụng cụ cho mỗi nhóm: 3 nhiệt kế y tế, một nhiệt kế thủy ngân (hoặc
nhiệt kế dầu), bơng y tế, bình chia độ, giá thí nghiệm, phiếu tiến hành thí
nghiệm, phiếu tự đánh giá của học sinh.
+ Các bước tiến hành (yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để
trả lời).
* Đo nhiệt độ cơ thể:
Bước 1: Vẩy mạnh cho thuỷ ngân tụt hết xuống bầu.
Bước 2: Dùng bông y tế lau sạch bầu và thân nhiệt kế.
Bước 3: Tay phải cầm nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh
tay lại giữ nhiệt kế.
Bước 4: Chờ 3 phút lấy nhiệt kế ra đọc kết quả, ghi kết quả vào báo cáo.
Bước 5: Làm tương tự đo nhiệt độ của bạn khác, ghi kết quả vào báo cáo.
* Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong q trình đun
nước.
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình 31.1.


Bước 2: Đo nhiệt độ của nước, ghi vào báo cáo.
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nước. Cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ của nước
vào báo cáo tới phút thứ 10 thì dừng lại.
Bước 4: Dùng nắp đèn cồn đậy vào để tắt đèn.
+ Xử lí kết quả thí nghiệm
Học sinh dựa vào bảng kết quả sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong
quá trình đun nước vẽ đường biểu diến theo hướng dẫn trong sách giáo
khoa.
+ Tổng kết
- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp phiếu tự đánh giá và báo cáo thực hành.
- Giáo viên nhận xét về chung về tinh thần, thái độ và kĩ năng thực hành

và yêu cầu học sinh rút kinh nghiệm.

* Ví dụ 6 : BÀI SOẠN Tiết 14 - Bài 12 .
Thực hành : xác định khối lượng riêng của sỏi.
I) MỤC TIÊU:
- Kiến thức : + Biết cách xác định khối lượng riêng của vật rắn.
+ Biết cách tiến hành 1 bài thực hành vật lý.
- Kĩ năng: + Rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm (dụng cụ đo khối
lượng, đo thể tích)
+ Kĩ năng sử dụng cơng thức vật lý tính tốn.
- Thái độ : Rèn tính nghiêm túc, cẩn thận, chính xác cho hs. Tinh thần hợp
tác trong hoạt động nhóm.
II)
CHUẨN
- Mỗi nhóm:+ - Cân đồng hồ GHĐ 5kg, ĐCNN 20g; 1 cốc nước

BỊ:


×