Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn hiệu trưởng chỉ đạo các giải pháp thực hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.27 KB, 25 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: Hiệu trưởng chỉ đạo các giải pháp thực hiện công tác tự
đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) của trường tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lí
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Hữu Nhân

Nam

Ngày tháng năm sinh: 20/08/1970
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm QLGD
Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng -Trường tiểu học Nhân Huệ
Điện thoại: 03203881028
4. Đồng tác giả (nếu có)
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Hữu Nhân - Trường tiểu học
Nhân Huệ - Chí Linh - Hải Dương – ĐT: 03203.881.028.
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường tiểu học Nhân Huệ - Chí
Linh - Hải Dương – ĐT: 03203.881.028 .
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Các trường tiểu học có
nguyện vọng đăng kí tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Áp dụng lần đầu từ năm học
2013-2014.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP

(ký, ghi rõ họ tên)

DỤNG SÁNG KIẾN

-1-




TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đang chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW về vấn đề đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới
mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, trong đó có việc đẩy mạnh công tác
đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) ở các cấp học và trình độ
đào tạo nhằm tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục. Mặt khác nhằm
khẳng định vị thế, uy tín chất lượng giáo dục của đơn vị của nhà trường trong
những năm gần đây, tôi trăn trở nung nấu ý tưởng thực hiện các giải pháp thực
hiện công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Điều kiện, thời gian và phạm vi đối tượng áp dụng
- Điều kiện: Áp dụng trong các nhà trường tiểu học
- Thời gian: Từ năm học 2013-2014
- Đối tượng áp dụng: Với giáo viên và học sinh trong nhà trường
3. Nội dung sáng kiến
+ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Bản thân tự nhận thức, nâng cao năng lực quản lý, biết cách viết báo cáo
tự đánh giá tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng giáo
dục của nhà trường trong thời gian tới. Cách thức lưu trữ hồ sơ thông tin minh
chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá KĐCLGD của nhà trường tiểu học .
+ Khả năng áp dụng triển khai của sáng kiến.
Khả năng ứng dụng việc thực hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD đối
với tất cả các trường tiểu học nói chung và nhất là các trường đã được công nhận
là trường đã đạt chuẩn quốc gia nói riêng thì công việc này là rất thuận lợi.
+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến.
Các đơn vị nhà trường khẳng định bề dày thành tích, thương hiệu, uy tín,
chất lượng, hiệu quả giáo dục mà mình đang có, đang sở hữu. Từ đây giúp
cho nhà trường khẳng định chất lượng giáo dục với toàn xã hội, với các ngành

với lãnh đạo các cấp, với phụ huynh học sinh và đông đảo tầng lớp nhân dân.

-2-


Giải pháp mà tôi trăn trở thực hiện trong suốt gần 1 năm học 2013 -2014
đã gặt hái được những thành công. Theo Quyết định số 808/QĐ-SGD&ĐT ngày
19/8/2014 của Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương về việc thành lập Đoàn đánh
giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông. Nhà trường được đề nghị công nhận đạt cấp
độ 3.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Kiểm định chất lượng giáo dục là một giải pháp quản lí chất lượng
nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình
tổ chức giáo dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ
bản.
Qua việc tự đánh giá KĐCLGD trường tiểu học giúp các cơ sở giáo dục
nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường, để từ đó có biện pháp
nhằm cải tiến chất lượng giáo dục. Giúp cho các nhà quản lí giáo dục và Hiệu
trưởng trường tiểu học nâng cao nhận thức và hành động về công tác KĐCLGD
của trường để nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhờ có các giải pháp đồng bộ tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được
công sức của cán bộ giáo viên nhân viên dành cho mảng hoạt động KĐCLGD
vốn được quan niệm là mới và khó thực hiện.Công tác lưu trữ hồ sơ được thực
hiện bài bản và có hệ thống. Kết quả nhà trường được Giám đốc Sở giáo dục đào
tạo Hải Dương cấp Giấy chứng nhận “đơn vị đạt tiểu chuẩn chất lượng giáo dục
cấp độ 3”, theo QĐ số 1580/QĐ- SGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2014.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng.
PGD&ĐT công bố rộng rãi lộ trình tự đánh giá kiểm định chất lượng của
từng nhà trường trong kế hoạch và trang Web của PGD để các nhà trường chủ
động thực hiện. Mặt khác trong các hoạt động kiểm tra chuyên môn của

PGD&ĐT có kiểm tra mảng hoạt động kiểm định của đơn vị để có biện pháp chỉ
đạo tích cực. Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT sớm ban hành các văn bản bổ sung
nguồn kinh phí từ ngân sách giao và hướng dẫn chi cho công tác tự đánh giá
KĐCLGD ở cơ sở các nhà trường.

-3-


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Sự cần thiết của công tác tự đánh giá KĐCLGD
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ
một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, góp phần xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giáo dục ở các
cấp học và trình độ đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức
mới, nhất là tình trạng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009. Thực hiện Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đang
triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác đánh
giá kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) ở các cấp học và trình độ đào tạo
nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục.
Việt Nam đang bước vào thế kỷ XXI, giai đoạn hết sức quan trọng và
mang tính quyết định đổi mới giáo dục, tại Hội nghi lần thứ 8 Ban chấp hành
Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/ TW về vấn đề đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Chính vi vậy vấn
đề được đặt ra là: Để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới và nâng cao chất lượng

giáo dục là cần phải triển khai đồng bộ các hoạt động giáo dục nhằm đổi mới
căn bản toàn diện thì công tác tự đánh giá KĐCLGD là một hoạt động rất quan
trọng góp phần làm lên thành công đó, việc thu thập thông tin về chất lượng
dạy- học của nhà trường, trên cơ sở đó có các biện pháp cải tiến và nâng cao
chất lượng giáo dục. Mặt khác nhằm khẳng định vị thế, uy tín chất lượng giáo
dục của đơn vị của nhà trường trong những năm gần đây. Vì vậy, tự đánh giá
KĐCLGD của nhà trường hiện nay là công việc hết sức quan trọng mà trong đó
giải pháp nào để thực hiện tốt việc tự đánh giá KĐCLGD. Chính vì thế, bản thân
-4-


tôi chọn đề tài sáng kiến: “Hiệu trưởng chỉ đạo các giải pháp để thực hiện công
tác tự đánh giá KĐCLGD của trường tiểu học” nhằm góp phần vào việc tìm ra
lời giải đáp cho vướng mắc kể trên.
1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài không nghiên cứu toàn bộ công tác tự đánh
giá KĐCLGD phổ thông mà chỉ nghiên cứu giải pháp để thực hiện tốt công tác
tự đánh giá KĐCLGD của trường tiểu học theo Thông tư số 42/2012/TTBGDĐT ngày 23/1/2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Ban hành Quy định tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kì kiểm định chất lượng
giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên ”.
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp để thực hiện tốt công tác tự đánh giá
KĐCLGD trường tiểu học từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2013–2014 của
trường tiểu học nơi tôi công tác.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra những giải pháp
tốt để các trường tiểu học tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm
yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục và các
biện pháp thực hiện đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT
ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và đăng ký
KĐCLGD.

2. Cơ sở lý luận
Việc KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với
từng cơ sở giáo dục. Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để xã hội biết
và giám sát.
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá cơ
sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT
ban hành.
Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động tự xem xét, tự
kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá
-53


chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu,
xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng
các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục”
“Chất lượng giáo dục trường tiểu học” là sự đáp ứng các yêu cầu về
mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục tiểu học được quy định tại Luật Giáo
dục”.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học là yêu cầu và
điều kiện mà nhà trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo
dục
Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học là yêu cầu và
điều kiện mà nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu
chuẩn. Mỗi tiêu chí có 03 chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục.
Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học là yêu cầu và điều
kiện mà nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí.
Như vậy, tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD. Đó là
quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành để mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế
hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá theo từng tiêu chí. Tự đánh giá thể hiện
tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động
giáo dục theo chức năng nhiệm vụ được giao. Tự đánh giá là một quá trình liên
tục cần nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân
trong nhà trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai.
Các giải thích nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa
trên các thông tin, minh chứng cụ thể rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, bao quát đầy
đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Thực trạng của công tác tự đánh giá KĐCLGD trường.
3.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển trường.
Trường tiểu học nơi tôi công tác là ngôi trường đạt chuấn quốc gia sớm
của thị xã, trong những năm qua chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước
-6-


được khẳng định. Chất lượng giáo dục được cán bộ nhân dân địa phương và
đông đảo tầng lớp phụ huynh học sinh tin tưởng gửi gắm con em mình ở nhà
trường, được các cấp lãnh đạo khen ngợi, ngoài ra trong 5 năm gần đây nhà
trường đã được UBND thị xã Chí Linh 2 lần công nhận là đơn vị hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ năm học (năm học 2011-2012 và năm học 2013-2014) Nhà
trường còn được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia, trường học văn hoá,
trường học an toàn, trường học thân thiện và học sinh tích cực.
3.2. Điều tra thực trạng của nhà trường trong thực hiện công tác tự đánh
giá KĐCLGD
3.2.1 Những thuận lợi
Nhà trường có đầy đủ các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác tự đánh giá
KĐCLGD từ trung ương đến địa phương.
Đa số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có sự đoàn kết nhất trí,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và nhất là các thành viên Hội đồng tự

đánh giá có tinh thần trách nhiệm cao, biết phân tích, tổng hợp, đánh giá khách
quan chất lượng giáo dục của nhà trường.
Hội đồng tự đánh giá của trường đã xây dựng kế hoạch tự đánh giá một
cách khoa học cụ thể như: Phân công phân nhiệm từng thành viên, dự kiến chi
phí cho các hoạt động tự đánh giá, cơ sở vật chất phục vụ tự đánh giá, dự kiến
thông tin minh chứng cần thu thập, thời gian biểu hoạt động tự đánh giá ( phụ
lục 1+2 )
2.3.2 Những khó khăn và thực trạng hoạt động tự đánh giá KĐCLGD
Công tác tự đánh giá KĐCLGD là công tác hoàn toàn mới, được triển
khai và thực hiện với thời gian tương đối gấp rút nên dẫn đến những khó khăn
trong việc tổ chức các hoạt động trong quá trình tự đánh giá KĐCLGD ở cơ sở.
Có những thông tin minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá chất
lượng của đơn vị mà trước đây ngành giáo dục không quy định nên Hội đồng tự
đánh giá vừa tự đánh giá song song với việc bổ sung hoàn thiện các thông tin
minh chứng đó.

-7-


Các tiêu chí của một số tiêu chuẩn khi đối chiếu với thực tế nhà trường
đang thực hiện còn chưa sâu, chưa đầy đủ, chưa có bề dày ví dụ như số lượng
thành viên của tổ văn phòng còn ít, chất lượng hoạt động của tổ văn phòng chưa
thực sự bài bản, hệ thống thông tin minh chứng còn nghèo nàn sự sắp xếp, lưu
trữ chưa khoa học.
Số lượng nhân viên cán bộ viên chức còn chưa đủ loại hình như cán bộ Y
tế hoặc loại hình giáo viên tin học ngoại ngữ để dạy đủ các môn trong nhà
trường tiểu học.
Kinh phí cấp cho hoạt động tự đánh giá được quy định tại Điều 3 Điều 4
TT số 58/2011 của Bộ tài chính về công tác điều tra thu thập xử lí thông tin,
trong đó có công tác thu thập minh chứng điều tra bổ sung số liệu viết báo cáo

của quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, nhưng
trong thực tế nguồn ngân sách này không được bổ sung thêm mà chỉ năm chung
trong mục khoán chi ngân sách hằng năm để chi cho KĐCLGD.
Mặt khác hoạt động này cần có sự huy động các nguồn lực, nguồn kinh
phí khác hỗ trợ mới thực hiện hiệu quả, nên các nhà trường gặp nhiều khó khăn
để chi kinh phí cho các hoạt động có liên quan đến công tác tự đánh giá
KĐCLGD.
Chính vì những vấn đề còn khó khăn và thực trạng về công tác tự đánh
giá KĐCLGD của nhà trường như vậy nên bản thân tôi đã quyết tâm thực hiện
chỉ đạo đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt công tác tự đánh giá KĐCLGD của
trường tiểu học nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao về công tác
KĐCLGD của nhà trường.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông đã được Bộ GD-ĐT
hướng dẫn nhưng qua tự đánh giá KĐCLGD của trường trong năm học 20132014, tôi xin nêu những giải pháp, biện pháp thực hiện quy trình công tác này
một cách cụ thể như sau:
4.1. Công tác chuẩn bị tự đánh giá KĐCLGD trong 02 tuần (từ
19/8/2013 đến 30/8/2013)
-8-


Sau khi tập huấn các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT về
công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục cơ sở, Hiệu trưởng cần nghiên cứu để
nắm những yêu cầu cơ bản của công tác này nhằm xác định:
- Mục đích KĐCLGD của đơn vị.
- Quy trình KĐCLGD.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
- Điều kiện đăng ký KĐCLGD.
- Chu kỳ KĐCLGD.
Trên cơ sở những yêu cầu trên, Hiệu trưởng triển khai, tập huấn tổ chức

truyền tải các văn bản đến hội đồng giáo viên toàn trường các loại văn bản sau:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục ngày 25/11/2009
- Thông tư số 41 /2010/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2010 ban hành Điều lệ
trường tiểu học.
- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ GD-ĐT
Quy định về quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông,
cơ sở giáo dục thường xuyên.
- Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GD-ĐT
Quy định tiêu chuẩn đánh giá công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối
thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Thông tư số 67/2011/TT-BGDĐT ngày 30/12/2011 của Bộ GD-ĐT
Ban hành quy định về tiểu chuẩn đánh giá trường tiểu học.
- Công văn số 46/KT KĐCLGD- KĐPT ngày 15/01/2013 công văn về xác
định yêu cầu gợi ý tìm các minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường tiểu học và trường trung học.
- Công văn số 8987/BGDĐT /KT KĐCLGD- KĐPT ngày 28/02/2012
của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ
sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
Nội dung báo cáo các chuyên đề của SGD Hải Dương tổ chức trong các
lần tập huấn.
-9-


Hội đồng giáo viên nhà trường sau khi tiếp thu những văn bản trên sẽ
hiểu được tầm quan trọng của công tác tự đánh giá KĐCLGD tại cơ sở và mới
đồng thuận cung cấp những thông tin minh chứng, cũng như những đóng góp ý
kiến khách quan, trung thực của họ vào báo cáo tự đánh giá của Hội đồng tự
đánh giá nhà trường.
Hiệu trưởng triệu tập phiên họp của Ban lãnh đạo nhà trường gồm: Ban

giám hiệu, Chủ tịch Hội đồng trường, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn và Bí
thư Chi Đoàn trường để lấy ý kiến thành lập Hội đồng tự đánh giá cơ sở có 07
thành viên:
- Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng.
- 01 Phó Hiệu trưởng là Phó Chủ tịch Hội đồng.
- 04 cán bộ chủ chốt là Ủy viên Hội đồng.
- 01 thư ký Hội đồng nhà trường là Ủy viên và thư ký Hội đồng tự đánh
giá.
Sau đó, Hiệu trưởng ra Quyết định (Phụ lục 1) theo thẩm quyền để thành
lập Hội đồng tự đánh giá và thực hiện phân công:
- 01 nhóm thư ký có 03 thành viên (tổ trưởng tổ văn phòng là nhóm
trưởng).
- 05 nhóm công tác, mỗi nhóm có 02 thành viên, nhóm trưởng của các
nhóm công tác là thành viên của Hội đồng tự đánh giá.
Chủ tịch Hội đồng phân công cụ thể các thành viên Hội đồng tự đánh giá:
- Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm chính trước Phòng GD&ĐT về hoạt
động tự đánh giá, viết báo cáo phần đánh giá đặt vấn đề, tổng quan chung, kết
luận của báo cáo tự đánh giá và bản báo cáo tự đánh giá cuối cùng của nhà
trường. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng còn chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt
động tự đánh giá, điều động nhân lực, tài chính, tổ chức các cuộc họp của Hội
đồng tự đánh giá.
- Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng
phân công, giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý công việc khi Chủ tịch Hội đồng

- 10 -


vắng mặt, kiểm tra tiến độ công việc của các nhóm thư ký, nhóm công tác, góp ý
cho bản báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn và báo cáo chung.
- Ủy viên thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công, góp ý

cho bản báo cáo các tiêu chuẩn, tiêu chí và báo cáo chung.
Hội đồng tự đánh giá họp khoảng 10 lần trong suốt cả quá trình tự đánh
giá, có trách nhiệm phản biện, góp ý cho bản báo cáo các đánh giá sơ thảo và
báo cáo cuối cùng, tư vấn cho Chủ tịch Hội đồng khi xây dựng kế hoạch tự đánh
giá.
Nhiệm vụ của nhóm thư ký: chịu trách nhiệm thu thập các dữ liệu thông
tin minh chứng, in ấn các phiếu tiêu chí, bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của
trường, lập danh mục mã thông tin minh chứng, trình bày bản báo cáo tự đánh
giá.
Nhiệm vụ của các nhóm công tác: nhóm trưởng chịu trách nhiệm của
nhóm, cùng nhóm thư ký tìm các thông tin minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá
và tham gia phản biện báo cáo sơ thảo, báo cáo cuối cùng bản tự đánh giá của
trường cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: tự đánh giá tiêu chuẩn 1.
+ Nhóm 2: tự đánh giá tiêu chuẩn 2.
+ Nhóm 3: tự đánh giá tiêu chuẩn 3
+ Nhóm 4: tự đánh giá tiêu chuẩn 4.
+ Nhóm 5: tự đánh giá tiêu chuẩn 5.
Trong quá trình tự đánh giá báo cáo sơ thảo, các nhóm sẽ tham gia phản
biện với nhau: nhóm 1 phản biện nhóm 2, nhóm 2 phản biện nhóm 3, nhóm 3
phản biện nhóm 4, nhóm 4 phản biện nhóm 5 và nhóm 5 phản biện nhóm 1.
Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá xây dựng kế hoạch tự đánh giá của đơn vị
trong năm học 2013-2014 trong đó xác định cho được:
- Mục đích và phạm vi tự đánh giá.
- Hội đồng tự đánh giá có: Thành phần Hội đồng tự đánh giá, nhóm thư
ký, các nhóm công tác, nguyên tắc thực hiện công việc và nhiệm vụ cụ thể của
các thành viên Hội đồng.
- 11 -



- Dự kiến các nguồn lực cần huy động: Xác định các nguồn cơ sở vật chất
và tài chính cần huy động, từng hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục của
trường và thời gian được cung cấp, cơ sở vật chất phục vụ cho tự đánh giá.
- Công cụ tự đánh giá: Sử dụng bộ tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo
Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ GD-ĐT Quy định
về quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giao
dục thường xuyên và công văn số 46/KT KĐCLGD- KĐPT ngày 15/01/2013
công văn về xác định yêu cầu gợi ý tìm các minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học.
- Dự kiến các thông tin minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí.
- Thời gian biểu thực hiện tự đánh giá khoảng hơn 05 tháng từ 09/09/2013
đến ngày 22/02/2014 theo lịch trình cụ thể (Phụ lục 1).
- Tổ chức thực hiện tự đánh giá.
Kế hoạch tự đánh giá được thông qua và lấy ý kiến đóng góp của Hội
đồng tự đánh giá và Hội đồng giáo viên nhà trường.
4.2.Công tác tiến hành thu thập minh chứng, mã hóa minh chứng và
viết đề cương báo cáo tự đánh giá.
Đây là giai đoạn quan trọng của công tác tự đánh giá, Hội đồng tự đánh
giá vừa sắp xếp công việc hàng ngày vừa tập trung trí tuệ cao độ để tìm các
thông tin minh chứng và qua đó phân tích, tổng hợp, nhận xét đánh giá 05 tiêu
chuẩn, 28 tiêu chí và 84 chỉ số theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT và công
văn số 46/KT KĐCLGD- KĐPT về xác định yêu cầu gợi ý tìm các minh chứng
theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học.
4.2.1 Tiến hành thu thập minh chứng tư liệu, mã hóa minh chứng tiến
hành từ tuần 03 đến tuần 10 (9/09/2013 đến 26/10/2013)
Đầu tiên trong tháng 09/2013, các nhóm công tác khẩn trương thu thập
các thông tin minh chứng của từng tiêu chí theo sự phân công của chủ tịch Hội
đồng. Các thông tin minh chứng được lưu trữ trong hồ sơ của trường và hồ sơ
lưu trữ khác của văn thư và các bộ phận trong nhà trường theo 05 tiêu chuẩn của
trường đạt chuẩn quốc gia từ năm học 2008-2009 đến năm học 2013-2014. Các

- 12 -


nhóm công tác bắt tay vào sắp xếp phân loại thông tin minh chứng bám sát vào
yêu cầu của Công văn số 46/KT KĐCLGD- KĐPT ngày 15/01/2013 công văn
về xác định yêu cầu gợi ý tìm các minh chứng. Yêu cầu đặt ra là các thông tin
minh chứng khi đã tìm cần chú ý phải có đầy đủ của 05 năm học để chuẩn bị cho
từng tiêu chí.
Khi các nhóm tổ chức phân loại sưu tầm thông tin theo công văn số
46/KT KĐCLGD- KĐPT về xác định yêu cầu gợi ý tìm các minh chứng. Ngoài
các thông tin minh chứng được thu thập ở tại trường thì còn không ít những
minh chứng hiện tại còn nằm ở nhiều cơ quan cấp trên quản lí mà nhà trường
chưa lưu trữ đầy đủ như: Các phòng ban của thị xã Chí Linh, Phòng GD-ĐT
Chí linh, Ủy ban nhân dân xã, và Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp. Các
nhóm thống kê báo cáo lại số liệu các minh chứng cần thu thập ngoài nhà trường
để Chú tịch hội đồng phân công cán bộ giáo viên đi liên hệ sưu tầm xin tư liệu
minh chứng.
Sau khi có những thông tin minh chứng cơ bản, Chủ tịch Hội đồng và các
nhóm công tác thực hiện công tác mã hóa minh chứng theo hướng dẫn, việc
thực hiện mã hóa minh chứng là việc làm hết sức tỉ mỉ cẩn thận, các thành viên
hội đồng tự đánh giá ngồi lại cùng thảo luận, với phương châm các mã minh
chứng được mã hóa cố gắng thu gọn xếp sắp càng gọn trong ít hộp càng thuận
lợi khi tra cứu, ví dụ tiêu chuẩn 1 được sử dụng mã hóa từ H1 đến H5; tiêu
chuẩn 2 được sử dụng mã hóa từ H6 đến H7; tiêu chuẩn 3 được sử dụng mã
hóa từ H8 đến H9 ; tiêu chuẩn 4 được sử dụng mã hóa từ H10 đến H11; tiêu
chuẩn 5 được sử dụng mã hóa từ H12 đến H13.
Các chỉ số các thông tin minh chứng được mã rất cẩn thận ở tiêu chuẩn 1
thì khi khai thác ở các tiêu chuẩn khác rất thuận tiện. Do vậy khi mã hóa minh
chứng ở tiêu chuẩn 1 các chỉ số các minh chứng của từng tiêu chí được sử dụng
rất nhiều giúp cho khi viết báo cáo số liệu thêm chặt chẽ và đầy đủ, thuận tiện.

Có được bảng mã minh chứng Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các nhóm công
tác thực hiện phần viết báo cáo tự đánh giá theo tiêu chuẩn mà mình phụ trách.
Các nhóm công tác nghiên cứu bảng mã minh chứng, nghiên cứu cách viết báo
- 13 -


cáo đã được tập huấn, tự viết báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn của nhóm mình,
chú ý đến cách viết mô tả hiện trạng của các chỉ số, điểm mạnh và điểm yếu của
các chỉ số. Biện pháp cải tiến chất lượng, kế hoạch thực hiện, thời gian hoàn
thành và người thực hiện. Riêng nôi dung phần thông tin Cơ sở dữ liệu và tổng
quan chung của báo cáo tự đánh giá do Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo viết và
tổng hợp
Phần I: Cơ sở dữ liệu của nhà trường:
- Thông tin chung của nhà trường (trường, lớp, học sinh, nhân sự qua 05
năm học, danh sách cán bộ quản lý...).
- Cơ sở vật chất, tài chính, thư viện và tổng kinh phí từ các nguồn thu của
trường trong 05 năm gần đây.
- Giới thiệu tổng quan về trường (vài nét về sự hình thành và phát triển
của nhà trường; những thuận lợi và khó khăn của nhà trường; thực trạng đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường).
Phần II: Tự đánh giá:
- Đặt vấn đề.
- Tổng quan chung (Mục đích của tự đánh giá chất lượng giáo dục; bối
cảnh chung của nhà trường; một số phát hiện chính trong quá trình tự đánh giá;
các vấn đề trọng tâm của báo cáo tự đánh giá).
Các nhóm công tác nghiên cứu bảng mã minh chứng, nghiên cứu cách
viết báo cáo đã được tập huấn, tự viết báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn của nhóm
mình, chú ý đến cách viết mô tả hiện trạng của các chỉ số, điểm mạnh và điểm
yếu của các chỉ số. Biện pháp cải tiến chất lượng, kế hoạch thực hiện, thời gian
hoàn thành và người thực hiện.

Cách tiến hành đánh giá từng tiêu chí của tiêu chuẩn. Trong đánh giá từng
tiêu chí có 03 chỉ số bao gồm:
+ Mô tả hiện trạng của 03 chỉ số.
+ Điểm mạnh và điểm yếu của 03 chỉ số.
+ Kế hoạch cải tiến chất lượng của 03 chỉ số: Biện pháp cải tiến chất
lượng, kế hoạch thực hiện, thời gian hoàn thành và người thực hiện.
- 14 -


+ Tự đánh giá của từng chỉ số và tiêu chí.
Với mỗi nhóm công tác phần viết báo cáo tự đánh giá theo từng tiêu
chuẩn ( cần xác định đúng mục đích yêu cầu của mỗi tieu chí, tiêu chuẩn), chú ý
diễn đạt câu từ các nội dung phần mô tả hiện trạng, chỉ ra điểm mạnh điểm yếu,
đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng sát với phần nhận định điểm mạnh điểm yếu
đã nêu, tránh sự đánh giá chung chung hời hợt chưa khắc sâu được điểm mạnh
điểm yếu và chưa thể hiện rõ kế hoạch cải tiến chất lượng của mỗi tiêu chí.
Cách viết báo cáo tự đánh giá rất cần sự thông hiểu sâu vấn đề của người
viết về tiêu chí đó, qua đó mới thể hiện phản ánh khách quan đầy đủ những điểm
mạnh, những tồn tại cơ bản và kế hoạch cải tiến; có thống kê, so sánh đối chiếu
kết quả các tiêu chí và chỉ số đạt và không đạt trong từng tiêu chuẩn. Cần mô tả
và đánh giá sát với nội hàm của các chỉ số và các tiêu chí, thể hiện tính nhất
quán trong từng tiêu chí và giữa các tiêu chí với nhau.
4.2.2 Rà soát bổ sung các minh chứng, hoàn chỉnh bổ sung báo cáo tự
đánh giá, tiến hành từ tuần 11 đến tuần 23 (từ ngày 28/10/2013 đến
22/02/2014)
Trong thời gian này Hội đồng tự đánh giá: Xác định các vấn đề phát sinh
từ các thông tin minh chứng thu thập được. Xác định nhu cầu thu thập thông tin
minh chứng bổ sung các nhóm công tác. Ban thư kí tiến hành biên tập hoàn
chỉnh lại thành bộ báo cáo sơ thảo tự đánh giá có đầy đủ các thông tin cơ sở dữ
liệu, tổng quan chung, mở đầu và kết luận của các tiêu chuẩn, đánh giá mức độ

đạt, chưa đạt của tiêu chuẩn, được gọi là báo cáo dự thảo tự đánh giá lần 1.
Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá, các nhóm công tác
thực hiện phản biện báo cáo các tiêu chuẩn và tiêu chí của công tác tự đánh giá
KĐCLGD đã phân công cụ thể: Nhóm 1 phản biện nhóm 2; nhóm 2 phản biện
nhóm 3; nhóm 3 phản biện nhóm 4; nhóm 4 phản biện nhóm 5, nhóm 5 phản
biện nhóm 1 nhằm xem xét lại mức độ chính xác, khách quan và bổ sung phần
mô tả hiện trạng, bổ sung chỉ ra điểm mạnh điểm yếu, đè ra kế hoạch cải tiến
chất lượng sát với phần điểm mạnh điểm yếu đã nêu ở trên.

- 15 -


Sau khi các nhóm công tác đã thực hiện công tác phản biện, nhóm thư ký
chịu trách nhiệm tổng hợp, hoàn chỉnh báo cáo tự đánh giá để báo cáo Hội đồng
tự đánh giá của trường thẩm định. Hội đồng tự đánh giá họp để thông qua toàn
bộ báo cáo tự đánh giá đã được nhóm thư ký hoàn chỉnh và qua đó xác định lại
mức độ đạt, không đạt của từng tiêu chí của báo cáo, gọi là báo cáo dự thảo tự
đánh giá lần 2.
Báo cáo dự thảo tự đánh giá lần 2 được Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá
công bố trước Hội đồng giáo viên nhằm xin ý kiến đóng góp của tập thể về nội
dung, tính khách quan, về mức độ đạt, không đạt của các tiêu chí. Nhóm thư ký
tiếp tục hoàn thiện nội dung của báo cáo dự thảo tự đánh giá qua đóng góp ý
kiến của tập thể giáo viên để trở thành báo cáo dự thảo tự đánh giá lần 3.
Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá công bố báo cáo dự thảo tự đánh giá lần 3
trong nội bộ nhà trường để trở thành báo cáo tự đánh giá hoàn chỉnh của nhà
trường. Nhóm thư ký trang trí và đóng thành tập báo cáo tự đánh giá theo hướng
dẫn của Bộ GD-ĐT lưu ở phòng hội đồng nhà trường, để tất cả giáo viên có điều
kiện nắm bắt được kết quả tự đánh giá KĐCLGD của nhà trường.
4.2.3 Công bố rộng rãi báo cáo tiến hành trong tuần 24-25 (từ ngày
24/02/2014 đến 08/03/2014)

Hội đồng tự đánh giá nộp báo cáo tự đánh giá của trường đến Phòng GDĐT và công bố rộng rãi công khai trong trường. Toàn bộ bản báo cáo tự đánh giá
của trường dài 65 trang (không tính phần phụ lục). Hội đồng tự đánh giá tiếp tục
bổ sung hoàn thiện các nội dung chờ đón đoàn kiểm tra đánh giá ngoài của SGD
Hải dương về kiểm tra đánh giá.
5. Kết quả đạt được
5.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra những giải pháp
tốt để các trường tiểu học tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm
yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục và các
biện pháp thực hiện đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT

- 16 -


ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và đăng ký
KĐCLGD.
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp để thực hiện tốt công tác tự đánh giá
KĐCLGD trường tiểu học từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2013–2014 của
trường tiểu học nơi tôi công tác.
5.2 Tính mới tính sáng tạo
Bản thân tự nhận thức nâng cao năng lực quản lý chất lượng giáo dục của
nhà trường trong thời gian qua và tự đánh giá để cải tiến chất lượng quản lý các
hoạt động giáo dục trong thời gian tới nhằm tạo hiệu quả chất lượng giáo dục
cao nhất.
Cách thức lưu trữ hồ sơ thông tin minh chứng phục vụ cho công tác tự
đánh giá KĐCLGD của nhà trường tiểu học dựa trên nền tảng của việc xây dựng
hồ sơ trường đạt chuẩn quốc gia từng năm học.
Như chúng ta đã biết Hội nghi lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa
XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/ TW về vấn đề đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục. Do vậy bám sát tinh thần đó Bộ chỉ đạo chủ đề của các năm học tiếp

tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, muốn đổi mới và
nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết các nhà trường phải tự đánh giá công
tác KĐCLGD của đơn vị mình. Như trên đã nêu: Công tác tự đánh giá
KĐCLGD là công tác rất khó khăn, rất mới lạ đối với các nhà trường phổ thông
nói chung và trường tiểu học nói riêng, đòi hỏi nhiều thời gian và có các giải
pháp đồng bộ để thực hiện một cách có hiệu quả.
Công tác tự đánh giá KĐCLGD là công việc thường xuyên mà Hiệu
trưởng phải thực hiện hàng năm. Do đó, bản thân qua quá trình tự đánh giá chất
lượng giáo dục của trường tiểu học đã đưa ra giải pháp thực hiện công tác tự
đánh giá KĐCLGD của trường có những bước đi phù hợp với điều kiện thực tế
của mỗi trường nhằm thực hiện công tác này một cách khoa học và hiệu quả.
5.3 Khả năng áp dụng triển khai của sáng kiến
Với giải pháp “ Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt công tác tự đánh giá
KĐCLGD trường tiểu học”. Tôi nhận thấy khả năng ứng dụng cho việc thực
- 17 -


hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD của các trường tiểu học nói chung và nhất
là các trường đã được công nhận là trường đã đạt chuẩn quốc gia nói riêng thì
công việc này là rất thuận lợi. Giải pháp này được áp dụng và đạt hiệu quả cao
khi nhà trường làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ thông tin minh chứng. Đối với đơn
vị lưu trữ hồ sơ chưa tốt thì đây là điều kiện giúp họ tự ý thức và bổ sung sưu
tầm minh chứng để phục vụ tự đánh giá KĐCLGD.
5.4 Lợi ích thiết thực của sáng kiến.
Giải pháp “Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt công tác tự đánh giá
KĐCLGD trường tiểu học” mà tôi trăn trở chỉ đạo thực hiện trong suốt gần 1
năm học 2013 -2014 đã gặt hái được những thành công bước đầu, tháng 4 năm
2013 được Phòng GD-ĐT thị xã về thẩm định sơ bộ việc thực hiện công tác
đánh giá và KĐCLGD của trường và được đoàn ghi nhận tư vấn chỉ ra giúp nhà
trường tiếp tục củng cố bổ sung. Bên cạnh những góp ý tư vấn nhà trường được

Phòng GD-ĐT thị xã ghi nhận về công tác tự đánh giá KĐCLGD như sau:
- Nhà trường đã xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch tự đánh giá
KĐCLGD.
- Trường tổ chức triển khai quy trình tự đánh giá đúng theo đúng Thông
tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ GD-ĐT Quy định về quy
trình, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục
thường xuyên
- Báo cáo tự đánh giá thể hiện đầy đủ nội dung, các phiếu thu thập đều
thể hiện rõ các thông tin minh chứng.
- Hồ sơ tự đánh giá nhà trường lưu trữ đầy đủ, khoa học.
Theo Quyết định số 808/QĐ-SGD&ĐT ngày 19/8/2014 của Giám đốc
Sở GD&ĐT Hải Dương về việc thành lập Đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục
phổ thông. Nhà trường được chọn là đơn vị thứ 5 của thị xã được Sở GD&ĐT
Hải Dương về kiểm tra đánh giá ngoài cấp tiểu học.
Qua thời gian đánh giá ngoài tại đơn vị, Đoàn đã kết luận:
Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, đối chiếu với Quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học ban hành theo Thông tư số
- 18 -


42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ GD-ĐT Quy định về quy trình,
chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giao dục thường
xuyên.
Căn cứ theo Điều 31 Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012
của Bộ GD-ĐT trường đã được Đoàn đánh giá đạt cấp độ 3.
5.5.1 Hiệu quả kinh tế
Tự đánh giá KĐCLGD chỉ là bước đầu để xây dựng “văn hóa chất
lượng” tại đơn vị. Muốn xây dựng được điều này đòi hỏi công tác tự đánh giá,
găn với việc đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng phải được Hiệu trưởng chỉ đạo
thực hiện thường xuyên. Việc tự đánh giá còn cho phép nhận ra những điểm

mạnh và điểm yếu của nhà trường, để từ đó có biện pháp khai thác hoặc khắc
phục phù hợp nhằm cải tiến chất lượng hoạt động của trường trong thời gian sắp
đến. Qua giải pháp “Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện công tác tự đánh giá
KĐCLGD trường tiểu học”, giúp cho các nhà quản lí giao dục nói chung và đặc
biệt là Hiệu trưởng trường tiểu học nâng cao nhận thức và hành động về công
tác KĐCLGD của trường để chất lượng giáo dục ngày càng được thay đổi theo
chiều hướng tích cực nhất, tạo ra định hướng chất lượng trong nhà trường.
Nhờ có các giải pháp đồng bộ, sự chỉ đạo theo kế hoạch nhà trường tiết
kiệm được thời gian, tiết kiệm được công sức của cán bộ giáo viên dành cho
mảng hoạt động vốn được quan niệm là mới và khó thực hiện vì hệ thống hồ sơ
minh chứng và cách viết đánh giá về KĐCLGD.
5.5.2 Hiệu quả xã hội
Những năm gần đây, chất lượng giáo dục là một vấn đề luôn được xã hội
quan tâm vì tầm quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát triển nền
giáo dục Việt Nam. Việc KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả
nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả KĐCLGD được công bố công khai
để xã hội biết và giám sát.
Tự đánh giá KĐCLGD là một giải pháp quản lí chất lượng nhằm đưa ra
những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ chức giáo
dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ bản của hệ
- 19 -


thống giáo dục cũng như của các cơ sở giáo dục, KĐCLGD ở những nơi phát
triển đã trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc, thậm chí trở thành điều
kiện tồn tại của nhiều cơ sở giáo dục, nó mang tính xã hội rộng dãi
Bằng nhận thức và ý thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của công tác KĐCLGD,
bằng việc triển khai công tác KĐCLGD một cách tích cực, khách quan, trung
thực, toàn bộ các cơ sở giáo dục dần dần sẽ tạo ra được những chuyển biến mới,
hình thành "văn hóa chất lượng" trong mỗi cơ sở giáo dục, mỗi cán bộ quản lí

giáo dục, người dạy, người học để từ đó, chất lượng giáo dục được đảm bảo và
không ngừng được cải tiến, nâng cao.
6. Điều kiện áp dụng nhân rộng sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng phù hợp và thuận lợi với tất cả các trường tiểu
học, đối với những đơn vị đã đạt chuẩn quốc gia thì rất thuận lợi bởi các minh
chứng tiêu chuẩn, tiêu chí chỉ số của KĐCLGD nó được xây dựng trên cơ sở các
tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
Hiệu trưởng phải phổ biến tuyên truyền cho giáo viên nhận thức được
tầm quan trọng của việc tự đánh giá chất lượng giáo dục là điều kiện để nâng
cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay, tạo sự đồng thuận trong tập
thể giáo viên để đánh giá một cách khách quan, trung thực những việc đã thực
hiện trong thời gian qua và hướng tới những kế hoạch cải tiến công tác giáo dục
của trường trong thời gian sắp đến.
Nguyên tắc tập trung dân chủ đã được Hiệu trưởng và Hội đồng tự đánh
giá thực hiện nghiêm túc, cụ thể là: Hiệu trưởng đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện,
phát huy tối đa trí tuệ của Hội đồng tự đánh giá KĐCLGD của trường, từng lúc
công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí đã tự đánh giá và thực hiện quyền dân chủ của
các nhóm công tác qua tổ chức phản biện và lấy ý kiến đóng góp của tập thể
giáo viên trong báo cáo tự đánh giá.
Hiệu trưởng phải có kế hoạch chỉ đạo tổ văn phòng, các tổ chuyên môn và
các bộ phận khác trong nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,
lưu trữ, cập nhật một cách khoa học các văn bản thông tin minh chứng theo từng

- 20 -


tiêu chuẩn đánh giá mỗi năm học. Tuyệt đối tránh tình trạng đến thời điểm tự
đánh giá mới đi tìm thông tin minh chứng các năm học đã qua.
Trong quá trình tự đánh giá kiểm định của đơn vị phải có biên bản để theo
dõi và ghi nhận quá trình làm việc của Hội đồng tự đánh giá, đã có nhiều lượt

biên bản ghi nhận toàn bộ hoạt động của Hội đồng tự đánh giá của trường.

- 21 -


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua giải pháp thực hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD của trường tiểu
học, bản thân tôi nhận thấy sáng kiến mang lại những giá trị:
Kiểm định chất lượng giáo dục là một giải pháp quản lí chất lượng
nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình
tổ chức giáo dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ
bản của hệ thống giáo dục cũng như của các cơ sở giáo dục, KĐCLGD ở những
nơi phát triển đã trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc, thậm chí trở
thành điều kiện tồn tại của nhiều cơ sở giáo dục.
Qua việc tự đánh giá KĐCLGD trường tiểu học cho phép giúp các cơ sở
giáo dục nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường, để từ đó có
biện pháp khai thác hoặc khắc phục phù hợp nhằm cải tiến chất lượng hoạt động
của trường trong thời gian sắp đến.
Qua sáng kiến “Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện công tác tự đánh giá
KĐCLGD trường tiểu học”, giúp cho các nhà quản lí giáo dục nói chung và đặc
biệt là Hiệu trưởng trường tiểu học nâng cao nhận thức và hành động về công
tác KĐCLGD của trường để chất lượng giáo dục ngày càng được thay đổi theo
chiều hướng tích cực nhất, tạo ra định hướng chất lượng trong nhà trường.
Nhờ có các giải pháp đồng bộ, sự chỉ đạo theo kế hoạch nhà trường tiết
kiệm được thời gian, tiết kiệm được công sức của cán bộ giáo viên nhân viên
dành cho mảng hoạt động vốn được quan niệm là mới và khó thực hiện vì khối
lượng hệ thống hồ sơ minh chứng nhiều và cách viết đánh giá về KĐCLGD rất
chặt chẽ, cô đọng và súc tích.
Giúp cho công tác lưu trữ hồ sơ được thực hiện bài bản và có hệ thống,

qua hoạt động KĐCLGD mọi hoạt động, công việc của các bộ phận của các tổ
chuyên môn, của nhà trường được lưu giữ ngày càng khoa học, ngăn nắp, các số

- 22 -


liệu thông kê, số liệu hồ sơ lưu trữ được sắp đặt khoa học dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy
khi cần.
Kết quả nhà trường được Giám đốc Sở giáo dục đào tạo Hải Dương cấp
Giấy chứng nhận “đơn vị đạt tiểu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3”. Đây là
niềm vui vô cùng to lớn của thầy và trò trường phấn đấu trong nhiều năm qua.
2. Khuyến nghị
PGD&ĐT Chỉ đạo công bố rộng rãi lộ trình tự đánh giá kiểm định chất
lượng của các nhà trường trên các kế hoạch và trang thông tin trang Web của
PGD&ĐT. Mặt khác trong các hoạt động kiểm tra chuyên môn của PGD&ĐT
có kiểm tra mảng hoạt động kiểm định của đơn vị để có biện pháp chỉ đạo đồng
bộ , tư vấn chỉ đạo tích cực giúp cho các nhà trường thực hiện tự đánh giá kiểm
định chất lượng.
Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT cần ban hành các văn bản bổ sung giao
nguồn kinh phí từ ngân sách hàng năm cho các đơn vị đăng kí KĐCLGD và
hướng dẫn chi cho công tác tự đánh giá KĐCLGD ở cơ sở các nhà trường.
Trên đây là sáng kiến của tôi về việc giải pháp thực hiện công tác tự
đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) của trường tiểu học. Bài
viết này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
chân thành của hội đồng xét duyệt và bạn bè đồng nghiệp để được hoàn thiện
hơn.

Chí Linh, ngày 16 tháng 02 năm 2015
Người viết


- 23 -


KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN

KĐCLGD
GD-ĐT
CNH-HĐH

Kiểm định chất lượng giáo dục.
Giáo dục - Đào tạo.
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

- 24 -


MỤC LỤC
NỘI DUNG
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
MÔ TẢ SÁNG KIẾN

TRANG
1
2
4

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

4


2. Cơ sở lý luận của vấn đề
3. Thực trạng của vấn đề

5
6

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện

8

5. Kết quả đạt được

16

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

20
23

1. Kết luận

22

2. Khuyến nghị

23

- 25 -



×